Thứ Hai, 13 tháng 5, 2013

cửu kinh minh triết 31


MỤC LỤC
STT TRANG
1. Thay lời tựa 1
2. THỐNG THỨC CHÂN QUANG KINH 4
3. HỆ THỐNG KINH QUỸ BẤT ĐOẠN 9
4. CHÂN TÍNH ÁNH SÁNG BẤT ĐOẠN SÁT NA TRONG HỆ THỐNG TAM THIÊN ĐẠI THIÊN THẾ GIỚI 16
5. THỨC THỐNG THẦN ĐẠI NGÃ ƯNG VÔ BIÊN SỞ 20
6. VẠN PHÁP QUY TÔN, ĐẠI HỒN BẤT BIẾN 26
7. TÍNH ÁNH SÁNG XẠ CHIẾU TRONG KHÔNG GIAN 3 CHIỀU 30
8. NGUYÊN LÝ PHÁP TÍNH BẤT DIỆT 34
Thay lời tựa
Trên con đường chín kinh của Công Luật. Nếu chúng ta đi trên con đường phẩm chất và hoàn thiện được chín kinh. Đem chín kinh vào đời sống của nhân loại; cũng như là cửu khiếu đồng lập, thân thể đồng ưng vậy. Vì tất cả những cơ cấu của cửu khiếu là cần thiết đối với giá trị hoạt động của con người. Nếu mất đi một căn nguyên nào đó thì con người đó gọi là con người tật nguyền, con người thiếu căn. Nếu chúng ta thiếu chín kinh ấy là thiếu khuyết về giá trị tri thức ánh sáng tổng thể, là chúng ta thiếu những phần tôn lập để đi trên con đường cơ bản vững chắc. Thì chúng ta phải thấy rằng: Không phải trước đây Đức Từ Phụ Thích Ca không nói được những điều đó, mà vì những thiên kỷ ấy nhân loại chưa già, hàm tàng tài nguyên của thế giới chưa hoàn chỉnh, vì nền khoa học tri thức của dân trí ở ngay thời đó chỉ bao nhiêu đó, nên Ngài phải nói bao nhiêu đó. Chứ đức Từ Phụ chúng ta thừa nói tất cả những kho tàng tổng thể của Trung Tâm Vạn Năng. Ngài thừa sức để nói tất cả những điều to lớn hơn chúng ta nói đây, mà Ngài không nói được. Cho nên Ngài ra đi mà lòng rất xót thương. Đến hôm nay Ngài vẫn gởi những thông điệp lớn, những sự hóa thân lớn để tiếp tục sự nghiệp của Ngài, chứ Ngài đâu có thua nhân loại. Đấng cứu thế sẽ không thua tất cả mọi sự phá thế. Đấng cứu thế không hàng phục và không sợ chết trước các loại Thiên ma Ba tuần. Đấng cứu thế sẽ hiến dâng và hy sinh những hạnh nguyện. Đó là bản chất bất biến của Đấng Thống hóa và Thống hóa hằng hữu như vậy, giá trị đó không thể thay đổi đối với đời sống của sự nghiệp cứu thế. Như vậy thì hôm nay chúng ta đang sống trong sự nghiệp cứu thế, đang sống trong sự nghiệp chân lý và đang hoàn thiện sự nghiệp chân lý đó để cho đời này, đời sau và mãi mãi được bền vững. Vì kho tàng cửu kinh minh triết là sự thật của toàn phần.
Như vậy, chúng ta làm theo Công Luật, làm theo qui luật, làm theo định luật và cái nhỏ nhất trong đời sống chúng ta là làm theo pháp luật, để có thể chế ngự giữa ranh giới xấu và tốt được trật tự để không bị hỗn loạn trong pháp luật đó. Chúng ta được an toàn là do chúng ta tôn vinh những nguyên tắc Công Luật.
Hôm nay chúng ta học Công Luật là nhằm mục đích giải quyết những vấn đề mâu thuẫn. Cái mâu thuẫn của các chiều hướng đối nghịch nhau giữa tâm và vật, chính cái đối nghịch đã tạo ra sức phản ứng, thì hôm nay chúng ta có con đường trung tụ để giải quyết những vấn đề mâu thuẫn đó trong đời sống của thế giới loài người. Chúng ta có Thống Thức Chân Quang Kinh để giải quyết về Trung Tâm Vạn Năng Kinh. Chúng ta có Trung Tâm Vạn Năng Kinh để giải quyết về Âm Dương Vạn Tỏa Kinh. Chúng ta có Âm Dương Vạn Tỏa Kinh là có đôi tay khổng lồ của Thống hóa để chuyển vận thành một tuần luật lớn. Chúng ta có Vận Luật Tuần Hoàn Chu Kinh, chúng ta có Duy Ngã Vạn Pháp Kinh, chúng ta có Tâm Vật Hội Tụ Kinh và chúng ta có Đại Thừa Tạng Kinh, Trung Thừa Tạng Kinh và Tiểu Thừa Tạng Kinh. Trong đó chứa nhóm rất nhiều pháp môn và những phương tiện rất khéo léo đầy tròn để giúp cho chúng ta từ tiểu cấp đi đến trung cấp và đại cấp, để chúng ta được hóa thân trong ánh sáng vô cùng của vũ trụ.
Minh triết giống như mặt trời sẽ giúp cho chúng ta thấy mọi sự vật được rõ ràng, từ cái nhỏ nhất như cây kim sợi chỉ. Làm cho chúng ta không còn lầm lẫn nữa. Còn khi không có mặt trời thì chúng ta thấy theo trừu tượng, thấy theo ám thị mơ hồ và thấy theo tư tưởng diễn biến phát sinh những cái không thực. Như vậy chỉ có minh triết mới giúp cho chúng ta đi đến con đường đích thực một cách rõ ràng, mà không còn sống trong sự mê mờ và ảo vọng.
Hôm nay chúng ta ở trong Hồng Ân Công Luật, trong hàng Thần sĩ và Chân sĩ, chúng ta phải học Thống Thức Chân Quang Kinh, Trung Tâm Vạn Năng Kinh, Oai Âm Dương Vạn Tỏa Kinh, Vận Luật Tuần Hoàn Chu Kinh, Duy Ngã Vạn Pháp Kinh, Tâm Vật Hội Tụ Kinh. Những kinh đó là những bộ kinh mang tính chất hoàn toàn hào phóng, rộng lớn vô cùng vì nó không nói ở một chiều, mà tất cả những kinh sở ấy nói bằng sự hợp tụ. Chứ không nói biên bìa ở một góc độ, không nói vật bỏ tâm, không nói tâm bỏ vật. Mà nói Duy ngã là tính thể tương tác, Trung Tâm Vạn Năng hợp chiếu siêu sắc thể và sắc thể. Trung Tâm Vạn Năng là hợp tụ của siêu thể và thể. Thể ở đây là siêu thể tinh hoa thể, chớ không phải là thể không, mà là siêu sắc thể, lập thành muôn hình muôn thể, như vậy từ siêu sắc thể mà ra.
Trong vũ trụ không có cái không, mà chỉ có cái có tương đối và cái có tuyệt đối mà thôi. Chính vì cái có tuyệt đối đó, sinh ra cái có tương đối và cái có tương đối là có trách nhiệm phải trở về với tuyệt đối. Vậy vũ trụ không có cái tương đối, mà có tương đối là lập thành trong hóa sinh, để giải quyết những vấn đề cân bằng của sự nghiệp tiến hóa và đi đến sự chắt lọc của giá trị vô cùng. Cái tương đối đó là bản lề của giá trị hóa sinh và kết tinh tinh hoa của chân tính vô cực. Như vậy, giữa tuyệt đối và tương đối tuy hai là một, tuy một là hai.
Một kho tàng kinh điển bao la vô tận, đang nằm gọn trong chân thức chúng ta, vì chúng ta chưa khai quật đó thôi. Với những giá trị tiểu trí, trung trí, đại trí đều có thể khai quật được nó, vì bản chất giá trị kinh điển đã ở tự tính và tính ở kinh điển. Như vậy, kinh điển và tự tính đã hợp tụ bằng sức phát triển, để đi đến lớn mạnh mà người ta gọi là đại trí huệ Bát Nhã, hay là đại trí huệ Kim Cương, hay là đại trí huệ Cự Nhật Đại Quang, hay là đại trí huệ Chân Tính Rực Rỡ Quang Minh. Đó là những tên gọi tuy khác nhau nhưng cùng một ý nghĩa.
Con đường từ nhân tế phật tính mà trở về kết tinh kim thể chân tính, thì nó gần hơn từ li vi phật tính đến nhân tế phật tính, con đường đó xa trùng trùng. Chúng ta đã đến được đây, đang ngồi đây bằng con người có 6 căn, là chúng ta đã đi trên con đường cát bụi, đi trên con đường của âm dương vạn tỏa mà đến đây. Như vậy, chúng ta đã đi qua những con đường tiến hóa bằng những nguyên tắc, những định luật tất yếu đó mà đến được đây làm con người, thì thời gian đó là thời gian của ánh sáng vô cùng xa. Chúng ta có quyền tự hào về giá trị thành đạt của nhân bản phật tính. Chúng ta là nhân bản duy ngã đại thể cao cấp; Chúng ta phải tự tin, phải có hào khí và sức mạnh để tiếp tục hình thành trong sự nghiệp tu chính, vì từ đây chúng ta trở về nhất thể kim tính không còn bao lâu nữa, đó gọi là trí huệ tư lượng pháp và giá trị chuyên tu đặc thù trong sự hóa thân đó, để có sự kết quả của nhân bản đại thể trong duy ngã cao cấp.
Chúng ta không có quyền bản ngã sinh ra đốn mạt về giá trị giai cấp để hiếp đáp những người khác; nhưng ta có quyền hào khí, hào khí là sức mạnh hóa thân trong sức mạnh cứu độ và đem lại hạnh phúc cho các cấp độ thấp. Vì vậy, sự nghiệp tu học là cực kỳ quan trọng đối với chúng ta, vì đó là chiếm lĩnh kho tàng và hóa thân trong kho tàng. Khi chúng ta trả tất cả những thứ mượn thì chúng ta được trọn vẹn kho tàng đó, được nắm giữ kho tàng một cách vững chắc để hóa thân vào vũ trụ mà không mất một thứ gì và cũng không có một thứ gì để lo âu nữa, vì chúng ta đã có đủ tất cả các pháp nhiệm mầu ở trong một tâm đó. Chúng ta trả cái thô, lấy cái tế, trả cái vỏ, lấy cái hạt, trả cái hiện thể, lấy cái siêu thể. Như vậy, con đường tu học của chúng ta sẽ trả những thứ nhỏ hơn của số mượn và được những cái vô cùng của số vốn liếng mà chúng ta đã có. Đó là phép tính công luật luyện, mà trong sự nghiệp học công luật chúng ta phải nhớ điều này. Phải tự tin mạnh mẽ về giá trị công luật, phải luôn luôn sâu sắc, bảo trì, kiên cố và tâm quyết thì mới có thể dắt tay nhau đồng dõng trên con đường hóa công luật một cách tốt đẹp nhất. Giữa nam cũng như nữ phải luôn luôn hỗ tương, giúp đỡ cho nhau nhiều hơn là tranh chấp với nhau và làm thiệt hại nhau; nếu làm được như vậy thì Tam Thế Phật Quang đã có trong đời sống của chúng ta. Cho nên vô lượng quang mà cả vũ trụ có, mà toàn thể tri thức ánh sáng của nhân loại có và có trong tam giới của dục giới, sắc giới, vô sắc giới và kể cả chúng sinh ở trong đời sống vô lượng quang, chính nó cũng thèm khát ánh sáng như chúng ta vậy. Vì các con đường quỹ đạo ánh sáng luôn luôn chuyển động trong đời sống của vạn vật. Ánh sáng là quỹ đạo chuyển động, là trật tự hóa đời sống và đem lại mọi hạnh phúc của ánh sáng trong đời sống đó. Như vậy, các tầng lớp từ thực vật đến động vật, từ hữu tình đến vô tình đều thèm khát ánh sáng, ưa chuộng ánh sáng và chuyển động trong các con đường quỹ đạo ánh sáng, trung tính chứa nhóm ánh sáng ấy để đi đến vô lượng quang Như Lai.
THỐNG THỨC CHÂN QUANG KINH
(Đêm 4/4 – Bính Tuất, vườn Viên Giác)
Đấng Thống hóa siêu cực, chính siêu cực ấy là chân thể ánh sáng, là tổng thể tinh hoa, nếu giải thích về khoa học là siêu linh quang, siêu sắc thể. Đó không thể nói là có sự khởi thủy, vì nơi ấy không có biên độ nên không có sự khởi thủy; vì tính chất và giá trị là ưng vô biên sở; vì không có cơ sở nên không có khởi thủy. Khởi thủy tức là bắt đầu có con số một, còn ở trong sự viên mãn về giá trị chân tính vô cùng thì không có sự khởi thủy, chính vì không có sự khởi thủy nên gọi là tuyệt đối Chân Quang Kinh.
Tại sao chúng ta dùng danh từ Thống hóa? Thống hóa là vì tính tối linh đã có đủ mọi giá trị tổng hợp về siêu sắc thể, tức là những chất thể tinh hoa, không có thứ tinh hoa nào mà không có trong Thống hóa đó. Nhưng sự hiện bày của cơ quan sắc thể, thì phải qua giai đoạn gọi là đại luật. Đại luật ở đây là tập hợp sức mạnh của Trung Tâm Vạn Năng. Còn vượt trên Trung Tâm Vạn Năng thì không thuộc về đại luật, mà gọi là siêu cực. Như vậy chúng ta không thể chối bỏ chân tính siêu cực của không biên giới ấy, vì chân tính ấy không có giới hạn. Cái không giới hạn tức là thuộc về phi vật thể.
Vì sao phi vật thể là không có giới hạn? Vì nó là siêu sắc, là ánh sáng tối linh. Tính nó là pháp thân chân tướng của chủ thể và vật thể. Chỗ này chúng ta bèn gọi là Đấng Thống hóa, còn ở Thiên Chúa thì gọi là Thượng Đế và Chúa Cha.
Chúa Cha là gì? Chúa Cha là vì tất cả mọi hệ thống có đầu và có quyền thừa, có hệ thống lãnh đạo từ cấp cao nhất của trung tâm đến hạ cấp của các loài đều có chủ thể, mà người đứng đầu chủ thể thì trên hết tất cả mọi chủ thể của các hóa thân chủ thể, thì Thống hóa là chủ thể tổng trì, ấy gọi là Chúa Cha. Dụ như tất cả những hệ thống từ thiên hà, hành tinh đến các quốc gia đều phải có đầu lãnh đạo mà các ông vua ấy không thể ngoài ánh sáng tuyệt đối của đấng Thống hóa, nên Đấng Thống hóa gọi là Cha chung của muôn loài. Chữ Cha ở đây là vì nơi ấy vượt trên nguyên lý, nơi ấy đẻ được nguyên lý và hình thành nguyên lý, chớ không phải nơi ấy là nguyên lý. Nơi ấy là vô cấu chân tính siêu tạng, là lập thể của không hình thái, là siêu hình thái, siêu sắc thái. Vì vậy đây không gọi là sự khởi đầu của ông này sinh ra bà kia, hoặc bà kia sinh ra ông nọ, mà sắc thể ánh sáng của siêu sắc thể, thì trong đó có tính thể âm và dương vậy. Chính vì vậy nên không thể gọi là đàn ông hay đàn bà, mà vượt trên giá trị của nam và nữ, vượt trên giá trị của âm và dương, để tổng hợp siêu sắc thể ánh sáng chân quang hình thành âm và dương vậy.
Như vậy, từ trung tâm linh quang mới có âm và dương, thì tất cả mới bắt đầu có nam, có nữ. Chứ tự tánh của Đấng Thống hóa thì vượt trên nam nữ, mà tổng thể và siêu sắc thể ánh sáng của tính nam nữ đã có. Sự hoàn mãn và viên giác của tính chân thể kim cương, cũng như tính bát nhã mà Như Lai đã nói, thì Thống hóa cũng là tối thượng của tính bát nhã vậy. Cho nên vô trí vô diệt, ở chỗ Thống hóa không có trí diệt, không có đắc sở, không có lập thành, cũng không có sinh trụ, không có di diệt, không có trước sau, cũng không có biên đối, không có giới tuyến. Cũng vô trí, vô ý diệt, thậm chí vô nhãn nhĩ tỉ thiệt thân ý, ở đó không có nhãn nhĩ tỉ thiệt thân ý. Thống hóa là vượt trên như vậy, mới gọi là: Thống Thức Chân Quang Kinh.
Tất cả những kinh quỹ của các khế lập về lục căn, không thuộc về Thống thức chân quang, mà đó là hệ thống của trung tâm linh quang bắt đầu ở trong vạn thù mới lập căn và hình thành tất cả. Như vậy, Thống hóa là chúa của các hệ thống lập căn. Chúng ta tôn vinh Thống hóa bởi không có một ông khác sinh ra Thống hóa. Thì Thống hóa ấy mới gọi là toàn diện giá trị chân tính vô cấu, mà không có một đất nước nào phân định về giá trị của đấng Thống hóa. Vì Ngài là chủ thể của các đất nước, các thiên hà và thái dương hệ. Còn nếu Ngài bị biên độ của giới hạn, trong giá trị viên mãn của tổng thể tinh hoa đó, thì Ngài cũng không làm chủ được đất nước nào, và cũng không sinh đẻ được đất nước nào cả. Chỗ này là chỗ nhân loại không thể giải thích bằng minh triết được, mà phải nói thần học. Nhưng ở đây, chúng ta dùng Thống Thức Chân Quang Kinh đại ngã, nhằm thiết lập hệ thống của tầng cao để giải quyết vấn đề gọi là tối thượng. Đó cũng là một trong những chìa khóa mà chúng ta phải cần mở ra, tức gọi là Thống hóa Thống Thức Chân Quang Kinh, hay gọi là Thống hóa Đại Ngã Chân Quang Kinh.
Nếu chúng ta đưa chữ Thần vào sự nghiệp của tự tính Thống hóa, thì gọi là Thức thống thần đại ngã ưng vô biên sở. Chữ thống thần ở đây không phải là độc thần, không phải là duy thần, mà thống thần là trùm chiếu ánh sáng tối linh, mà không hạn chế ánh sáng tối linh trong biên địa của các pháp giới và mười phương, kể cả thiên hà và vũ trụ. Tôi nói đây nếu nói sai tôi bị mất cái đầu, mất luôn cả thân hình tôi trong trời đất này. Vì tôi thấy được chân tính ấy, cũng như Như Lai đã thấy được chân tính của 12 nhân duyên gọi là: Vô minh minh thị chiếu, ánh sáng diệu diệu chiếu, viên mãn hóa thân chung, đại ngã ưng thần lai, khắp cùng vạn pháp hữu, không có chỗ nào không có tính của đại ngã cả. Đó là một tạng kinh mà chúng ta tôn vinh nhất, mà đầu môi chúng ta bắt đầu đọc tụng: “Kính lạy Đấng Thống hóa siêu cực”, có nghĩa là: Trong sự cực độ của vô cực không biên giới không có cái không, mà có cái toàn siêu, siêu sắc thể và ánh sáng tổng thể tinh hoa được kết tụ vô cùng không biên giới đó. Nếu không có như vậy thì sẽ không thiết lập được trung tâm linh quang và không hình thành quyền oai của âm dương vạn tỏa kinh vậy.
Như vậy, tất cả mọi đời sống năng lượng của chúng ta, kể cả ánh sáng mà chúng ta sống đây cũng không thoát ra Âm dương vạn tỏa kinh. Nếu thủy điện hôm nay mà không có Âm dương vạn tỏa kinh thì cũng không làm được. Dù ta có đem hàng triệu thứ máy móc cũng không làm được cái điện năng đó. Vì điện năng ấy có là từ nguồn vô cùng của trung tâm vũ trụ có, nên ta mới dùng hệ thống máy móc để phát huy về giá trị nguồn năng lượng đó. Chứ không phải cái máy đơn giản đó mà phát ra nguồn điện đó được. Nếu đất nước gió lửa mà không giáp khắp hư không, lửa không có khắp cùng thì chúng ta lấy đâu có lửa, không phải tự nhiên ta chà chà nó ra lửa, mà lửa đã có giáp khắp hư không! Điện năng âm dương cũng giáp khắp hư không!
Như vậy, chân lý về sự thật của Thức Thống Thần Đại Ngã, của Thống Thức Chân Quang Kinh, hoàn toàn đúng đắn, hoàn toàn là minh triết, là kinh điển vậy.
Còn bây giờ nếu nói có một ông Thượng Đế, thì dĩ nhiên người ta sẽ hỏi ông nào sinh Thượng Đế ra. Mà phải nói như tôi đây, thì không có ông nào sinh ra cả. Bởi vì tôi nói lên tính tuyệt đối, bởi trong cái vô cùng ấy không có cái vô cùng nào sinh ra vô cùng. Vô cùng thì dĩ nhiên là không có giới hạn của giá trị vô cùng, thì làm sao vô cùng sinh vô cùng. Mà chỉ có vô cùng sinh ra trung tâm. Vì vô cùng là nghĩa lý không còn dùng từ ngữ vô cùng nữa, mà vô cùng phi vô cùng. Có nghĩa là cũng không thể dùng từ ngữ vô cùng được nữa, ta tạm dùng thôi.
Hôm nay tôi khải bày về Chân Quang Kinh đó, để chúng ta nắm được kinh vượt trên nguyên lý và sinh ra nguyên lý. Các vị không nên lầm gọi Thống Thức Chân Quang Kinh là nguyên lý; vì đó là chủ của nguyên lý, chứ không phải nguyên lý; nên mới gọi là không chỗ bàn nghĩ. Nhưng nếu chúng ta bảo rằng không có nơi ấy, thì sẽ không có trung tâm linh quang và không có nơi ấy là không có chúng ta, không có muôn loài, không có vạn hữu, không có pháp giới, không có chi chi cả, một hạt bụi cũng không có luôn. Như vậy thì đây là một ngôn ngữ, mà chúng ta tạm mượn ngôn ngữ, để nói đến cái vô giá. Cái vô giá là không có cái giá nào để nghị luận, cũng không có cái ngôn ngữ nào để nghị luận, cũng không có bất cứ một loại tiếng nói nào ở trong thế giới này và muôn thế giới khác để nghị luận. Như vậy đây không phải là đức tin, nhưng nó trình bày cái không thể trình bày mà buộc phải trình bày. Vì sao? Vì buộc phải trình bày để sự vô cùng ấy sinh ra nguyên lý và bắt đầu từ nguyên lý con số một mới đến con số tỉ và trở về con số một để rồi trở về vô cùng, mà con số một không bị biến đổi.
Như vậy, thầy trò chúng ta tuyệt đối khuất phục đấng Thống hóa siêu cực đại luật thiên công, và đại luật thiên công bắt đầu cho Trung Tâm Vạn Năng và vượt trên siêu cực ấy, thì sự gắn kết của ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai không tách rời ngôi thứ ba, như một ngón tay của ba lóng tay gắn liền với nhau, thành một dòng máu chuyển động trong ngón tay đó.
Chúng ta là phần lóng của thứ ba và được khép kín che chở, chuyển tải trong sự siêu lượng thể của hành tinh vũ trụ, và thiên hà trở về sự thống nhất, để mãi mãi và không bao giờ mất ở trong đời sống đó. Nếu chúng ta đạt được nhất thể là không bao giờ bị mất ở trong đời sống đó, chẳng qua bị bềnh bồng trôi nổi, bị lăn trôi theo dòng nghiệp của sự lầm lẫn, của sự mê mờ mà thôi. Chứ thật ra vũ trụ đã có tính Công Luật, quy luật và định luật của vũ trụ như vậy rồi, và không bao giờ có thể khác được. Cái khác là do ý niệm vọng động của chúng ta, là do giàu chất vọng tưởng của chúng ta trong sự hiểu biết, mà đấng Thống hóa mười phương đã cho ta sự hiểu biết, trong đó có sự hiểu biết của ảo giác. Nếu chúng ta đánh dẹp được mọi ảo giác tư tưởng thì chúng ta sẽ trở về chân tính siêu xuất của ánh sáng tự tính, và không còn bị ảo giác tư tưởng nữa. Đó là thực tướng pháp thể ánh sáng của Trung Tâm Vạn Năng, kết hợp tinh hoa siêu sắc thể với Thống hóa trở thành một chớ không còn hai nữa. Lúc bây giờ chúng ta không còn bị chi phối và cũng không bị giảm trừ, bởi chúng ta cũng không lấy thêm cái gì của đấng Thống hóa, vì Thống hóa đã cho đủ tất cả.
Còn nói vô cơ sinh hữu cơ của Mac về duy vật biện chứng. Thì chúng ta đừng hiểu như vậy, đừng hiểu theo khách quan của vô cực sinh ra thái cực mà không giải thích về giá trị của vô cực sinh ra thái cực như thế nào? Nói giống như hệ số là từ vô sinh một, một sinh hai, hai sinh ba… Nếu nói theo hệ số của luật vận, thì điều đó cũng không nói được. Về vấn đề hệ số thì chúng ta đã hiểu rồi, chẳng hạn như quy trình của ba dương hai âm, quy trình của bảy dương tám âm, quy trình của một dương hai âm… và quy trình của con số 9 là cả âm và dương.
Chúng ta đừng hiểu Thượng Đế như một vị thần khổng lồ, có quyền sinh ra tất cả chúng sinh bằng một phép lạ theo kiểu gọi là hà hơi, đừng hiểu như vậy, đừng hiểu theo kiểu dịch lý mà không rõ bày về dịch lý, mà phải hiểu bằng minh triết, bằng kinh bản của Thống Thức Chân Quang Kinh như tôi đã nói đây.
¯ Hoàn lưu Thống thức chân quang trong tính biện chứng nhân bản thực dụng
Khi ta biết được sự vô cùng đó, mà chúng ta không trở về để ăn cái tinh hoa đó, để ly tâm kết tinh tinh hoa đó, để nạp chiếu tinh hoa đó và hoàn chỉnh giá trị tác phẩm của tinh hoa đó, thì chúng ta sẽ không có tinh hoa đó. Chứ không phải chúng ta hiểu nghĩa vô cùng là đã được đâu. Hiểu vô cùng thì chúng ta phải quý được cái giá trị của tổng thể tinh hoa và tổng thể tinh hoa đã an bày trong chúng ta. Thì chúng ta phải hoàn chỉnh cái tổng tinh hoa đó để trở thành kim thể chân tướng và giá trị bất hoại của tinh hoa đó. Bây giờ, chúng ta mới được cái quyền sống đời đời trong vũ trụ mà không bị biến đổi. Tức là có hệ thống, vậy hệ thống đó là gì? Hệ thống đó là chúng ta đi theo con đường Công Luật của cửu kinh minh triết, đi theo lực ly tâm chuyển hóa kết tinh tinh hoa vạn pháp và hình thành chân tâm kim cương, mới có thể ở đời đời trong sự vô cùng đó, và cùng vô cùng mãi mãi mà không bị biến đổi. Nếu chúng ta không làm được, thì chúng ta sẽ không đạt được sự vô cùng và đồng thời chúng ta bị phân biến trong sự tận cùng kia. Mà phân biến trong sự cùng tận thì coi như chúng ta trở thành cực vi đấy. Cái khổ não của cực vi là không phải hạnh phúc, sung sướng, mà là sự mất mác vô cùng to lớn trong giá trị tinh hoa tổng thể.
Đây là phần gút! Có nghĩa chúng ta là hạt tâm, duy nhất chỉ có con đường quay về, chứ không có con đường tiếp tục quay đi. Chúng ta quay lưng đi với sự nghiệp Công Luật là chối bỏ giá trị tự tính của chúng ta. Khi chối bỏ tự tính của chúng ta, đồng nghĩa với mất giá trị chủ tính của Thống hóa. Như vậy nếu mất cả hai thì có lẽ chúng ta sẽ trở thành cực phân của sự thẩm sâu và tăm tối. Cái tăm tối mà chúng ta không thể chấp nhận, thì chúng ta phải trườn lên để hút lấy ánh sáng tinh hoa của Thống hóa, ánh sáng ấy tuyệt hằng trong sự nghiệp chung. Tất cả những hạt tâm ai cũng có quyền hút, hút cho hết sự vô cùng ấy, để hạt tâm bốc bay vào vũ trụ và chúng ta sẽ là con cái của chủ thể vũ trụ vậy.
Thánh kinh viết tất cả những yết đế và giá trị của Công Luật Như Lai đã hoàn bị một tằng pháp, như một sự hoàn lưu và không còn cách nào khác nữa, sự hoàn lưu ấy là con đường của đi lên và con đường của trở về, mà trở về một cách siêu hữu và thực hữu. Chứ không phải trở về trong sự nông nổi, mênh mông bao la như những cái vô tưởng mà chúng ta đã từng vô tưởng.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!