Thứ Bảy, 11 tháng 5, 2013

cửu kinh minh triết 8


CÔNG BẢN LÀ TRUNG TÂM CHÍNH LUẬT HÓA XÃ HỘI

Chúng ta xác định về tính duy nhất và thống nhất trên tính duy nhất ấy, thì xác định công bản là trung tâm chính luật xã hội hóa và xã hội hóa công bản điều hợp chuyên môn.
Đối với các thể chế đã đi qua từ phong kiến đến tư bản, cộng sản…nhưng nếu xác định tính duy nhất của hệ thống tổng thể về nhân sinh quan và vũ trụ quan, thì xác định con đường công bản là trung tâm chính luật hóa xã hội và xã hội hóa công bản điều hợp chuyên môn.
Như vậy, về mặt bằng của nhân sinh quan và vũ trụ quan thì chúng ta sẽ lấy công bản làm chủ thể về mặt xã hội hóa.
Ngài bảo ông Chơn Quốc Chính Thống hãy nói về phạm trù công bản là trung tâm chính luật xã hội hóa và xã hội hóa điều hợp chuyên môn.
Ông Chơn Quốc Chính Thống: Thưa Cha, đối với xã hội hóa thì lịch sử đã đi qua rất nhiều hệ thức, tuy nhiên những hệ thức ấy chưa giải quyết được mục đích cuối cùng của nhân loại, vì những hệ thức ấy chưa nói được tính tròn đủ, chưa trở về được trung tâm, nên chưa thể giải quyết được những khao khát của con người là trở về nền tảng của công bằng để phát triển, đó là mục đích tối thượng của nhân loại. Thì duy chỉ có công bản mới thực là trung tâm chính luật xã hội hóa. Bởi vì đó là thực tướng của vạn vật và đó cũng chính là nền tảng của trung tâm để đem lại sự công bằng cho xã hội.
Đối với tư bản là người ta đã đi về tự do cá nhân mà quên đi giá trị của xã hội công bằng, nên xã hội ấy luôn luôn có đấu tranh. Khi tự do cá nhân thái quá nó dẫn đến hệ quả là lủng đoạn đi nền công bằng của xã hội, từ đó nó hình thành ra hệ thức xã hội chủ nghĩa để mục đích đem lại sự công bằng. Tuy nhiên xã hội chủ nghĩa đã chối bỏ đi chủ tính của Trung tâm vạn năng, nên không thể có công bằng xã hội được.
Đối với công bản là gốc chung của sự công bằng, thì trở về công bản mới điều hóa được về mặt hệ thức, nên công bản chính là trung tâm, là nền tảng, cũng là bản chất đem lại sự công bằng. Nếu nói về hệ thức thì lấy công bản làm trung tâm chính luật hóa xã hội, chứ không thể lấy tư bản hoặc cộng sản, vì nó chỉ biên bìa mà thôi.
Như vậy, trở về công bản cũng là trở về với nền tảng thực để chuyên môn hóa và đem lại sự công bằng, thì chính công bằng ấy là nền tảng phát triển và có liên hệ với 3 kinh trục đó là âm dương phối hợp cả vạn loại.
Ngài dạy, công bản là trung tâm chính luật hóa xã hội. Ở đây không phải không thừa nhận các luật về xã hội hóa, nhưng chúng ta phải thấy công bản là chính luật. Vì sao? Vì đứng trên khách quan cái gì không công bằng là sẽ bị nghiêng đổ và đảo lộn. Từ trạng thái cực vi cho đến cực đại, thì mọi biến cố trong cực vi, cực đại một khi mất công bằng thì tất cả đều bị biến cố, bị đảo lộn, bị phân biến, bị triệt tiêu. Thế thì chúng ta không lấy cái triệt tiêu đó làm chính, mà lấy cái tồn tại để phát triển làm chính. Như vậy, trở về công bản là trở về cái chính của sự tồn tại, đó là trở về sự công bằng để được tồn tại.
Định nghĩa về công bản: Bản là gốc, còn công là công bằng, công lý, công luật và công cũng là cái chung. Nên xác định công bản là gốc của sự công bằng. Thì công bản là đại diện trung tâm của sự sống. Vì muôn sự, muôn việc trên đời từ cực vi đến cực đại, từ đất nước cho đến con người nơi nào mất cân bằng là nơi đó bị triệt tiêu và nơi nào có công bằng thì mới có sự sống, đó là lý tất yếu, là định luật rất khách quan. Nên mới nói công bản là trung tâm chính luật hóa xã hội. Ở đây bản chất công bản hoàn toàn có thực trong đời sống của vũ trụ quan và  nhân sinh quan, thì con người phải quay về công bản để thực hiện về tính tất yếu và lý tất yếu của công bản, để đem lại mọi hạnh phúc cho nhân loại mà không phải cầu mong gì cả.
Như con người chúng ta khi quay về điều tiết việc ăn uống và cân bằng đời sống âm dương thì chúng ta sẽ được khỏe mạnh. Còn nếu chúng ta bỏ mọi sự cân bằng, để đi làm những việc không cân bằng thì cũng giống như từ công bản chúng ta bỏ gốc chính luật để nhảy ra làm tư bản, làm cộng sản. Thực ra mẹ của nó, cha của nó là công bản của tất cả các pháp, của tất cả mọi chế độ. Vì sao? Vì các chế độ, hể nơi nào có sự công bằng thì nơi đó có sự bền vững và có hạnh phúc, mà nơi nào mất sự công bằng, thì nơi đó có nhiều biến cố. Như vậy, chúng ta xác định tính duy nhất  của hệ thống công bản đối với công bản hóa xã hội thì đó là tính tất yếu mà không thể khác được.
Ngài bảo Ông Chơn Ngọc Biện Hộ trình bày.
Ông Chơn Ngọc Biện Hộ: Thưa Cha, Công bản là trung tâm chính luật hóa xã hội, vì công bản là gốc của sự công bằng. Chúng ta thấy rằng vạn pháp kinh từ cực vi cho đến cực đại, trong tất cả muôn loài luôn luôn phát triển trong tính công bằng để được tồn tại. Thì đời sống của kinh quĩ vạn pháp không thể tách rời sự công bằng chính luật của Thống Hóa mà có thể sống được.
Ngài dạy, không thể tách rời trung tụ hạt nhân, mà trung tụ hạt nhân là bản vị của công bản. Như vậy, vạn pháp mà phân tán ở trung tụ, tức là bị loại trừ các hạt trung tụ thì vạn pháp sẽ bị tan biến. Thế thì về phần lý thì bản nguyên của giá trị công bản đã có hệ thống trung tụ. Nếu chúng ta cắt đoạn giữa tâm và vật ra làm hai phần là đã đánh mất con đường công bản trong đó. Nên bản lai của giá trị công bản là Tâm vật hội tụ kinh, là sự thống nhất của tính hội tụ, là đỉnh cao của hệ thống tổng tụ, đó là mặt bằng của giá trị công bản trung tâm.
Ông Chơn Ngọc Biện Bộ: Thưa Cha, công bản là trung tâm chính luật, vì tính Công Luật là luôn luôn chuyển động và hóa trong định luật, qui luật tất yếu và rất công bằng. Vì tính khách quan của công bản là luôn luôn thuận theo những định luật, qui luật để hóa; mà hóa trong con đường trung tụ bảo hòa, nghĩa là không lệch tả và không lệch hữu.
Ngài dạy, như tư bản là thừa nhận tính hấp dẫn của cá nhân và tôn vinh sự phát triển của giá trị nhân bản. Nhưng ở đây nói là: Muốn có sự vững chải trên con đường phát triển thì lấy công bản hóa tư bản, có nghĩa là lấy cái chung của sự công bằng để hóa cho mọi cái riêng được điều hợp. Như vậy, người ta thực hiện những công trình chuyên môn hóa về xã hội thì người ta không thể tách công bản ra để mà hóa xã hội. Vì nếu tách công bản thì nó sẽ lệch qua tư bản, lệch qua cộng sản. Tức là một cái chung chung triệt tiêu và một cái riêng riêng phân hóa, thì nhất định xã hội đó không thể tồn tại. Vì vậy mà tư bản phải sửa đổi là tiến lên tư bản hiện đại. Tức là nó làm giàu cho những công trình phúc lợi, từ hạ tầng đến cao tầng để nó giải quyết những vấn đề mâu thuẩn về giai cấp giữa người quá giàu và người quá nghèo. Nó giải quyết bằng cách là: Đem tất cả sự giàu có ấy ban ngược lại cho những người nghèo. Thì đó gọi là điều hợp hóa giữa người giàu và người nghèo và kéo gần lại giữa người giàu và người nghèo trở thành cộng đồng cuộc sống trong hệ thống công bản.
Ông Chơn Ngọc Biện Bộ: Thưa Cha, như vậy nhân loại phải đi con đường công bản trung tâm chính luật hóa. Bởi vì công bản là điều hợp giữa cái riêng và cái chung. Tức là đưa cái riêng ấy trở về trong những tính định luật, qui luật khách quan để trở về hội tụ trong cái chung và đem cái chung ấy mà phân chia đều cho tất cả mọi cái riêng. Thì giữa riêng và chung được điều hợp và trở thành thống nhất trong sự nghiệp phát triển và tiến hóa để đạt đỉnh cao nhất là hóa tâm tâm pháp linh quang, hóa vật vật dựng kim lầu trang nghiêm.
Ngài dạy, Như vậy công bản đã có trong hệ thống chuyên môn của hệ thống xây dựng và các hệ thống kiến trúc về các loài và khế hợp trong giá trị công bản của định chiếu về sự công bằng đối với vật lý và các công trình cao tầng đều mọc lên từ sự công bằng. Từ những phương tiện hóa về tốc độ cao, thì cũng không tách rời công bản hóa của trục để thực hiện những công trình bay cao, bay xa và có thể vượt thời gian và không gian. Như những công trình Hải dương học, không gian học, đối với những con tàu của những đĩa bay đều lấy trục trung tâm mạng lưới của công bản để thực hiện những công trình vượt tuyến đến đỉnh cao của giá trị quang vinh. Nếu tách về tính khách quan của công bản ấy thì cái nhà bị nghiêng đổ, cái xe bị đão lộn và tất cả mọi vật lý không thể tồn tại trên thế gian này.
Tính duy nhất của hệ thống công bản là chính luật hóa của trục và không có biên độ để cứu sống và ổn định mọi biên độ từ trục và các trục hóa sự biên độ để hợp chiếu quang vinh đối với xã hội hóa.
Nếu ta nói khác đi về tính duy nhất và không xác định tính duy nhất của hệ thống công bản, thì chúng ta đã lọt vào những biên độ nguy hiểm nhất và xa lìa con đường trung tâm là nguồn gốc đã sinh chúng ta ra và chúng ta được tồn tại trên mặt trạng hiện hữu của các hình thể khác biệt trong đời sống của duy ngã đại thể .
Ông Chơn Ngọc Biện Hộ nói tiếp: Thưa Cha, công bản là bản chất của hội tụ và con đường ấy mới đưa con người đi đến đỉnh cao của định chiếu quang minh và trở về với trung tâm vạn năng. Tức con đường công bản là vô lệch, không bị tắt đoạn và hư cấu trong tất cả những qui trình hệ thống hóa. Đó là tính duy nhất của công bản, nên đã trở thành chính luật hóa xã hội , thì con đường này sẽ đưa nhân loại đến đỉnh cao của tiến hóa là trở về với Tâm vật hội tụ kinh.
Ngài dạy, vì con đường công bản là thừa nhận cấp tiến hóa của các giai cấp và cứu rỗi các giai cấp bởi sức mạnh của công bản hóa và tập hợp tất cả những siêu đức hóa ở nền tảng công bản ấy, mà cứu rỗi tất cả những giai cấp thấp đồng thời chia bang các hệ thống trong trung tâm công bản để điều hợp được mức sống và đời sống của cá nhân và tập thể.
Ngài hỏi ông Chơn Hoàng Quang Quân về nguyên tắc tính điều hợp của công bản như thế nào?
Ông Chơn Hoàng Quang Quân: Thưa Cha, về nguyên tắc tính điều hợp là dựa trên gốc công bằng. Như tất cả những hệ cơ lý hoạt động đều dựa trên tính chất công bằng để hoạt động và tồn tại.
Đối với tư bản và cộng sản không thể xóa bỏ được giai cấp, mà công bản thì luôn luôn làm hòa được các giai cấp và hình thành được giai cấp cứu thế.
Ngài dạy, như vậy không thể lấy tư bản hoặc cộng sản làm chính luật. Vì tức khắc sẽ tan biến trong quá trình thời gian phát triển của 100 năm, hoặc vài trăm năm nếu không thay đổi nó. Nó sẽ dãy chết và không tồn tại trên mặt trạng hành tinh, vì nó mất công bằng. Cả những chế độ phong kiến mất sự công bằng nhân loại cũng bị triệt tiêu. Một ông vua mất công bằng thì tất cả những quân thần bị chết ngợp và toàn dân phải khô xác hình. Một ông vua có sự công bằng và có sự trân trọng về phép công bằng là yêu thương và tôn vinh công lý của sự công bằng trong sự sống của nhân loại, thì mới ban trãi tất cả những giá trị trong sự sống ấy thì nhân loại mới được hạnh phúc. Như vậy lý công bản là lý tất yếu, luật công bản là chính luật thông tri của một giá trị chung mà không thể thay đổi nó được. Nếu ai thay đổi công bản thì đồng nghĩa là thay đổi mọi vận hội của sự công bằng đối với lực lượng và sức mạnh của âm dương vạn tỏa.
Đối với phép trung tụ của Âm dương vạn tỏa và tính ánh sáng vô biên thường chiếu không tắt đoạn, thì không ai có thể thay đổi được nó và cũng không ai thay đổi được phép trung tụ để được tồn tại vĩnh viễn trong đời sống của siêu thể. Và cũng không ai thay đổi được luật công bằng để được tồn tại trong đời sống này.
Ngài hỏi ông Chơn Hiếu Đàn Lâm: Như thế nào là chính luật?
Ông Chơn Hiếu Đàn Lâm: Thưa Cha, nhân loại đi qua trong quá trình lịch sử và phát triển giữa cái riêng và cái chung có tính bất cập và thái quá, từ đó không được chính luật hóa và trong xã hội hóa không được công bằng cho cả nhân loại. Nền công bản ra đời của Cha là sự kết tinh và nhìn nhận giữa cái riêng và cái chung mà đưa ra một giá trị công bản hóa chuyên môn. Phàm công bản thì phải có thánh đức, mà thánh đức thì phải có giá trị của tâm đức. Thì lấy giá trị tâm đức ấy mà điều hợp về vật chất. Mà muốn điều hợp về vật chất thì phải đứng trên tinh thần là đem lại lợi ích chung cho cộng đồng xã hội và nhân loại. Thì đó mới có thể điều hợp được giá trị công bản của sự phát triển chung cho cả nhân loại.
Ngài dạy, Như Lai nói điều hợp trên định luật tiến hóa và tiến hóa của trọng tính giá trị hóa trong đời sống của chúng phải được đầy đủ. Nếu nó không được đầy đủ giá trị trọng tính thì sức điều hợp của công bản không tác động vào vật thể, thì vật thể ấy bị triệt tiêu.
Công bản điều hợp là trọng tính giá trị chất lượng của hóa trong giá trị chung của trung tụ đối với các vật lý không bị biến đổi trong giá trị trung tụ ấy. Tài thay! những nhà điều hợp công bản xã hội hóa đã làm cân bằng mọi tế bào đời sống của xã hội và không cho các tế bào ấy thái quá và bất cập ở mức độ phát triển thì chính nó được thăng hoa trong sự nghiệp công bản và xã hội hóa công bản ổn định.
Quan niệm của công bản thì vũ trụ quan là mẫu số, nếu chiết lập của giá trị hành tinh thì hành tinh là mẫu số. Nếu từ hành tinh mà chiết lập các tổ quốc, các đất nước thì nó cũng có mẫu số và tài nguyên giá trị tổng thể của mẫu số ấy, là tất cả những năng lực của khách quan và chủ quan được hợp thành tổng thể, để từ đó lấy tổng thể ấy mà điều hợp cho tất cả các nhân thể và các hệ thống phân thể.
Đối với vũ trụ là không có tranh chấp, thì tính công bản là tính không tranh chấp giữa cái chung và cái riêng. Vì công bản là điều hợp và không nghiêng lệch giữa cái chung thái quá, hoặc cái riêng bất cập, nên xã hội công bản không có tranh chấp. Nếu nghiêng lệch về cái chung thái quá hoặc ngược lại, thì nhất định sẽ có tranh chấp và đấu tranh, có đấu tranh là có còn và mất thì sự xáo trộn máu và nước mắt của nhân loại trên hành tinh này sẽ chảy mãi mà không bao giờ chấm dứt.
Như vậy, điều hợp công bản trong giá trị hóa đối với chính luật về vấn đề tứ hòa giai cấp hóa và hóa các giai cấp đồng tương trong sự nghiệp cứu thế, là biết yêu thương mình bởi những nguồn sống của giá trị trung tâm đối với máu và nước mắt ấy đều là từ Thống Hóa mà ra. Máu và nước mắt từ Thống Hóa mà ra thì tại sao chúng ta chia bang những máu và nước mắt một cách vô lý để xúc phạm đến công lý của công bản và đời sống trung tâm của vũ trụ quan và nhân sinh quan.
Ngài bảo ông Chơn Minh Ứng Hội trình bày.
Ông Chơn Minh Ứng Hội: Thưa Cha, Công bản là trung tâm chính luật hóa xã hội. Vì công bản là tính tất yếu của sự công bằng từ trung tâm và vạn pháp được ổn định trong sự công bằng đó. Trong sự sống từ xã hội đến gia đình và cá nhân nếu mất đi sự công bằng thì đồng nghĩa với tan rã và khổ đau. Vì thế mà lấy công bản làm trung tâm chính luật hóa xã hội để làm hòa các giai cấp, ổn định và phát triển các giai cấp đi đến sự tiến hóa cao nhất trên con đường trung tụ công bản.
Ngài dạy, như vậy chúng ta hoàn toàn không đặt nặng về cái riêng và đồng thời cũng không đặt nặng về cái chung. Mà ta đặt nặng cái trung tâm công bản trên cái chung và riêng đó để giải quyết những vấn đề thuộc về cái chung và riêng. Như vậy, phép tiến hóa trong giá trị công bằng được rỗi đi là nhờ tứ hòa giai cấp hóa. Là lấy sự bảo hòa các giai cấp và lòng yêu thương của người lãnh đạo đối với giai cấp và đổ xuống giai cấp thấp nhất để rỗi đi những sự đau khổ của họ, thì chính đó là lấy ân báo oán thì oán tiêu tan. Cho nên trong bản nguyên của giá trị công bản thì Như Lai nói là: Không có máu và nước mắt trong công bản và không có một cuộc đấu tranh nào để chảy máu và nước mắt của nhân loại trên hành tinh này. Vì sao? Vì Như Lai ra đời với một lòng yêu thương vô hạn đối với các giai cấp và đồng thời tìm con đường rỗi của các giai cấp làm hòa giải các giai cấp để thực hiện một giai cấp cứu thế thống nhất. Điều đó rất được vì thừa nhận tính bình đẳng của nhân bản về các cấp độ tiến hóa được đứng trong vai trò chung của ngôi nhà cứu thế, mà ngôi nhà được sủng ân với giá trị bình đẳng và làm rỗi đi đối với đấng Thống Hóa, mà các giai cấp đều là con cái của Ngài. Ví như một gia đình có 5-7 người con thì những người con ấy hoàn toàn không bằng nhau giữa trình độ, năng lực và tài sản của cải. Thế thì người cha muốn giải quyết về cái không bằng nhau của những người con ấy, thì phải có một giá trị kho tàng để giải quyết cho những đứa con bị suy yếu và lần lần nâng đỡ nó lên ngang bằng với những đứa con đi trước. Như vậy, người cha phải giải quyết về những giá trị điều hợp của sự công bằng mang tính chuyên môn của hệ thống lý và sự. Tức là chuyên môn hóa lý và sự, đó là sự nghiệp kinh bang và lý kinh bang. Lý kinh bang là lý tất yếu của công bản ban; sự kinh bang là sự ban cho mà không nuối tiếc giá trị ban cho đối với các hệ thống cần được ban. Thế thì kinh bang tế thế được ra đời trong hệ thống công bản.
Như vậy, chúng ta khẳng quyết rằng công bản là một định luật qui chiếu và tuần chuyển trên giá trị ánh sáng và các mặt trời được soi rọi cho tất cả những hành tinh và hành tinh quay theo mặt trời để được tồn tại. Bởi sự công bằng và ổn định từ gốc đến ngọn nên tất cả được xanh tươi trong giá trị công bằng. Nên nói rằng: Mất sự công bằng thì sẽ bị héo khô và triệt tiêu.
Như vậy, chúng ta xác định là: Tính duy nhất của giá trị công bản là giá trị tập hợp tổng thể tinh hoa hóa vạn pháp và thành lập vạn pháp trong hệ thống công bản ấy.
Hãy luôn nói về công bản chính lý và chính luật trong giá trị hóa của tư bản và cộng sản. Hãy kêu gọi tất cả những biên bìa tập hợp về trung tâm, để xã hội hóa được nâng đỡ hơn trong đời sống của trung tâm công bản và công bản như một chiếc cân công lý, là lực ly tâm mạnh nhất của giá trị trung tụ đối với 2 cánh giữa tư bản và cộng sản. Hãy tập hợp về trung tâm để được hợp chủng, chúng sẽ được bình an và ổn định trên con đường trung tâm. Đó là công bản trung tâm chính luật hóa xã hội và xã hội hóa công bản điều hợp chuyên môn.
Như vậy, bản chất của công bản có chuyên môn. Vì sao? Vì tính khách quan của chuyên môn là phải công bằng, nên người ta thường nói với nhau rằng: “ làm thứ gì cũng phải công bằng”. Một tiếng nói thông thường của nhân gian ở tất cả những hệ thống vật lý và tâm lý mất công bằng thì chính nó đã phá hoại rồi. Một khởi niệm mất công bằng là cuộc sống ấy tức khắc sẽ mất công bằng. Một giá trị điều hợp mất công bằng về vật lý, như điều hợp về ăn uống, ăn mặc và điều hợp từ tế bào, từ chân lông đến ngón tay, ngón chân. Điều hợp cuộc sống từ giá trị trong và ngoài và luôn luôn tuân thủ theo luật tuần hoàn công bản để thực hiện được con đường công bản đại hóa.
Như vậy, các con hãy làm công bản trước tư bản và cộng sản. Nếu con làm trước những giá trị chế độ ấy thì con đã rước mọi sự đau khổ của nhân loại trên bàn tay con. Thế thì trời của kinh bang, nước của kinh bang, đất của kinh bang và lẽ sống tất yếu của tài nguyên kinh bang và công suất hóa về ngân khố kinh bang. Tất cả những giá trị ấy vì chính nghĩa nên tập hợp sức mạnh để cho mà không tiếc, vì chính nghĩa nên bang mà không thay đổi. Vì chính nghĩa cứu rỗi mà không bao giờ chấm dứt sự cứu rỗi ấy, thì công bản đã trở thành duy nhất cứu tinh của nhân loại.
Đối với công bản là không tách rời hệ thống cửu kinh, vì công bản là biện chứng pháp của tâm vật hội tụ. Con đường tâm vật hội tụ là trọng tâm của công bản hóa xã hội, cũng là hệ qui chiếu tổng thể của giá trị hóa công bản.
Hỡi những phép thuật trên trời dưới đất đều bị khuất phục bởi công bản hóa và thực hiện những công trình công bản hóa. Cây công lý và cây công luật cũng dựng tại công bản, thì tòa án cũng dựng tại công bản mà ra.



5/4/Canh Dần

CÔNG BẢN NGUYÊN LÝ, ÂM DƯƠNG ĐẠI CHÍ,
VẬT LÝ BÁCH KHOA, BẢO HÒA TÂM VẬT

Chúng ta đã học bài Công Bản là trung tâm chính luật xã hội hóa – xã hội hóa Công Bản điều hợp chuyên môn. Thì đó là tính nguyên tắc. Nếu chúng ta thay đổi chủ thuyết hoặc một minh triết không thuộc Công Bản để thực hiện một công trình đại hóa về mặt bằng của nhân sinh. Như Duy ý chí, nghĩa của Duy ý chí là Duy bản ngã, bản năng hay có thể nói là sự nhận lầm của các chiều hướng khác biệt mà không nhìn nhận con đường trung tâm. Hoặc nhìn nhận con đường trung tâm mà không hoàn chỉnh nó nên đã có độ lệch. Và chính độ lệch đó đã tạo ra sự mâu thuẫn. Ví dụ như chế độ phong kiến là “thừa thiên thế trị”. Nhưng khi một con người thừa thiên thế trị mà không nắm bắt được kinh vũ của Thiên công hoặc là “quần kinh chi sở tụ”, tức là chưa trở về Công Bản nguyên lý thì chính con người ấy cũng đã đánh mất Công Bản trong chính họ và từ đó đẻ ra bất công. Về tính bất công khách quan trong xã hội đó đã có rồi, lại thêm bất công chủ quan của người cầm quyền thì lại càng nguy hiểm thêm.
Nên chúng ta xác định về tính công lý nó luôn luôn là Công Bản và Công Bản thì nguyên tắc của nó là công lý. Nên Công Bản là nguyên lý hoặc sự công bằng là nguyên lý. Nên ta nói: nguyên lý Công Bản, chứ không thể nói nguyên lý tư bản hoặc nguyên lý cộng sản được. Vì vậy đối với Công Bản là không có duy ý chí. Vì Công Bản là bản chất của nguyên lý, thì tính khách quan nó là Âm dương đại chí. Vật lý bách khoa. Nghĩa của bách khoa là chuyên môn, mà không có chuyên môn nào tách rời Âm dương vạn tỏa để có. Nên đứng trên trung hòa của giá trị Công Bản về nguyên đại thì bản chất của Âm dương nguyên đại, hay Công Bản nguyên đại cũng từ âm dương vạn tỏa mà ra. Như vậy bách khoa không tách rời âm dương. Cho nên bảo hòa tâm vật. Vậy bảo hòa tâm vật cũng là mặt bằng của giá trị Công Bản. Và Công Bản trồng trên mặt bằng của bảo hòa tâm vật, chứ không trồng ở trên mặt bằng của Duy tâm hoặc của Duy vật. Mà trồng trên mặt bằng của Duy ngã đại thể, mà khi trở về Tâm vật hội tụ thì cây Công Bản sẽ được phát triển và trổ hoa kết trái Công Bản.
Đề kinh này được bổ sung thêm để chúng ta xác định về tính chất Công Bản, và rộng mở giá trị công bản hóa xã hội trong các lĩnh vực chuyên môn. Cho chúng ta xác định được Công Bản là sức mạnh đại hóa. Biết rằng chúng ta lấy Cửu kinh minh triết để đại hóa. Nhưng thật ra người ta rút tất cả những tinh hoa Cửu kinh ra để thực hiện Công Bản hóa xã hội.
Như vậy chúng ta được quyền nói Công Bản là trung tâm chính luật hóa xã hội. Xã hội hóa Công Bản điều hợp chuyên môn. Vì nếu thiếu vắng giá trị Công Bản trong đời sống của nhân loại thì về mặt vật lý, về mặt tâm lý đều bị nghiêng đổ và có thể phát sinh ra nhiều cuộc đấu tranh ghê gớm.
Như vậy, từ cấp tứ Thánh vô sinh đến Bích chi Phật, muốn hóa thân vào sự nghiệp kinh bang thì lấy Công Bản làm nôi mối cho sự nghiệp kinh bang. Vì Công Bản là thực tưởng hóa kinh bang. Công Bản là chấn hưng đại cuộc, chấn hưng đại thể và chấn hưng cả đất nước. Nên Công Bản là trung tâm chính luật hóa xã hội. Và xã hội hóa Công Bản điều hợp chuyên môn. Như vậy đề tài kinh mang tính khẳng quyết cho tính chân lý bất diệt đối với giá trị Công Bản. Đó là: Công Bản nguyên lý, âm dương đại chí, vật lý bách khoa, bảo hòa tâm vật. Đúc kết những giá trị đó thì chúng ta thấy rằng cây Công Bản đã được mọc và trổ hoa kết quả trên bảo hòa tâm vật, chớ không phải đứng trên một chiều của tâm hoặc vật mà có thể phát triển được cây Công Bản ấy.
Hôm nay chúng ta học hệ thống Cửu kinh, thâm nhập và nhuần thấm Cửu kinh là nhằm để thực hiện công trình Công Bản. Vì cái thành quả lợi ích cuối cùng của con người là hạnh phúc thì cũng nhờ sự công bằng mà ra. Nếu ta đặt nền tảng của Công Bản là nguyên lý trên nền tảng đại chí của âm dương, thì tất cả vật lý đều ổn định từ âm dương. Nhưng nghĩa âm dương ở đây không phải là vô tâm, mà là siêu tâm hoặc hữu tâm, hoặc vạn tâm, hoặc thông tâm, hoặc chính tâm, hoặc thánh tâm. Thì ở mặt bằng của biện chứng pháp là bảo hòa tâm vật. Chính sự bảo hòa tâm vật đó là mặt trạng chung của giá trị Công Bản và cây Công Bản được trồng ở đây.
Như vậy những chủ thuyết đi một chiều như Duy linh, Duy tâm,… thì cây Công Bản không có đất mà dựng võ, nó sẽ vắng mặt trong đời sống của thế gian. Nhưng nếu đi theo con đường Tâm vật hội tụ, thì vùng đất này nhất định sẽ trồng được cây Công Bản.
Công Bản là chủ thể của ứng lực tương sản. Nghĩa là không cho lệch lạc với mọi giá trị sản phẩm của đời sống giai cấp. Nó phải được tương quan và không cách biệt giữa cao quá và thấp quá. Nên Công Bản là chủ lực hay là chủ thể của tương sản hóa nhân bản.
Tương sản ở đâu? Tương sản ở trọng lực giá trị phẩm và chất đối với giá trị tiến hóa nhất định của nhân bản mà đời sống nó không bị cướp đi chính của nó, mà còn được cho thêm khi nó yếu. Đó là ứng lực tương sản với giá trị hóa trong đời sống của nhân bản đại thể. Còn nếu bảo rằng những chủ nghĩa khác ứng được tương sản, thì không!. Vì những cái chung bị triệt tiêu và đồng thời những cái riêng thì sự tham cố vô vị của những con người vô đạo đức, họ có trí, có quyền hơn người và họ có những thời cơ hơn người, thì họ có thể dùng những tham trước vô độ đó mà bắt những người khác nô dịch cho họ, để họ được giàu có trên xương máu và nước mắt của người khác.
Xã hội nô dịch vì nó không có tương sản. Vì con người quá nghèo nàn nên mới đi làm tôi tớ và chịu mọi sự bắt nạt và áp bức của người khác. Đó là những ma lực, áp bức bởi bản ngã của sự giàu có, ma lực áp bức bởi giai cấp giữa cao và thấp. Nên Công Bản là một chủ thể để phát huy toàn lực làm tương sản hóa cho đời sống nhân bản. Và chính bộ máy Công Bản sẽ quyết định cho giá trị kinh bang. Nên Như Lai nói: Hãy đến với những giai cấp thấp nhất để tỏ ra sự kinh bang của đấng Thống hóa. Vì bản chất của đấng Thống hóa là sự toàn bang của cực vi và cực đại. Và trọng tính của đấng Thống hóa không bao giờ làm lệch giá trị kinh bang trong đời sống của vạn hữu. Vì vậy chúng ta đứng trên giá trị ánh sáng của trung tâm, thì chúng ta dựa giá trị kinh bang của trung tâm và dựa trên sức mạnh của âm dương kinh bang vạn tỏa. Đó là dựa trên trọng lực của sự hội tụ và phát xuất giá trị tổng thể để phát sinh về kinh bang.
Người ta nói sự công bằng là biện chứng pháp của tình yêu. Người nào có công bằng là có tình yêu, có đạo đức và nhân ái. Người nào có công bằng là có lẽ phải trên mọi lẽ phải. Vì họ đã được công bằng với mình và người khác. Nếu con người không công bằng với chính họ thì cũng không bao giờ công bằng với mọi người. Và tất cả những lệch lạc về mất sự công bằng ấy có thể xảy ra những sự oán ghét và đau thương.
Ngài bảo ông Chơn Kiên Trung Hạnh trình bày.
Ông Chơn Kiên Trung Hạnh: Thưa Cha, Công Bản sẽ đem đến mọi sự công bằng cho con người, quốc gia và xã hội. Nếu làm một vị nguyên thủ quốc gia mà luôn luôn lo lắng và nâng đở các tầng lớp thấp trong xã hội. Như ông Thaksin Shinawatra (cựu thủ tướng Thái Lan) trước kia đã làm được điều đó và đã được giai cấp nông dân đồng tình ủng hộ. Nhưng ngày nay nhà cầm quyền mới lại không quan tâm đến điều đó. Vì thế mà đất nước Thái Lan thường xãy ra chiến tranh. Như vậy Công Bản sẽ làm được điều mà đại đa số con người đang khát khao, đó là tình yêu thương và bình đẳng giữa người và người thì đất nước sẽ được bình an hạnh phúc.
Ngài dạy, Thế thì xã hội hóa là mục tiêu của Công Bản. Nhưng nhân loại trên hành tinh này đã thiếu vắng biện chứng Công Bản từ lâu rồi, còn nếu có Công Bản thì không có tính đại trà, và chưa có quần kinh chi sở tụ của Công Bản trong vũ trụ và nhân sinh. Như vậy vũ trụ và nhân sinh là chưa đủ sức mạnh để thực hiện những công trình Công Bản hóa hành tinh. Nếu đem ông Nghiêu Thuấn ra để nói rằng đây là một trong những tiêu điểm Công Bản sáng nhất, thì đó chẳng qua là một giai đoạn khởi đầu rồi bị tắt đi; rồi đất nước và dân tộc, hành tinh và thế giới thì cứ đi theo những dòng nghiệp trôi chảy mà không bao giờ dừng lại, thì cao trào Công Bản cũng chưa có. Nên đức Quan Thế Âm nói rằng: “Sự phục nguyên đại hóa Công Bản, phá hoang lập nguyên Công Bản và thực hiện Công Bản hóa đại thể”. Đây là vận hội Công Bản hóa, tức là Xuân Vương và vận kết Công Bản hóa. Thì có thể nói là trục Công Bản chuyển động đến một thời kỳ mà sự bất công đã dãy đầy trên thế giới, chính từ đó mà tri thức của loài người phát sinh ra sự công bằng mạnh mẻ nhất, thì đây là tri thức Công Bản hóa. Như tất cả những nhà tài phiệt người ta đem của cải của mình để cho những người nghèo và phát dậy những lực từ thiện mạnh mẻ nhất, thì đó là sự khởi đầu của những nét Công Bản đã phát sinh ở thời kỳ này.
Nếu ở trên mà không làm được gì cho ở dưới thì cái ở trên đó trở thành vô nghĩa, nhất định sẽ bị thanh lọc ở thời kỳ này. Chính vì ở trên không đáp ứng được cho ở dưới nên sự khát vọng về giá trị công bằng của nhân loại trên hành tinh này là rất lớn trong thời kỳ vận khai. Nên nói rằng: Vận hội công bản hóa và Xuân Vương Công Bản quang đối với giá trị trục chuyển và hình thành giá trị phá hoang lập nguyên để thực hiện Công Bản hóa. Tức là biện chứng pháp về sức mạnh của mười phương đối với hệ thống Thống hóa, là thay đổi cuộc vận trong chu trình phá hoang lập nguyên để thực hiện Công Bản hóa Xuân Vương. Thì đây là một trong những đề tài lớn mà loài người đang chờ đợi.
Trở về Công Bản là để giải quyết giữa cái chung và cái riêng. Nếu ta nghiêng về cái chung thì triệt tiêu cái riêng, còn nếu nặng về cái riêng thì phát sinh ra nhiều giai cấp. Như vậy trở về Công Bản là làm cái cân công lý cho cái chung và cái riêng, và làm trung tâm để điều hợp cho cái chung và cái riêng. Thì đất nước và nhân bản đại thể trên đất nước ấy sẽ được hòa hợp trong cái nôi Công Bản đó. Tức là lấy cái chung để thể hiện cái tương sản hóa trong đời sống của cái riêng, và lấy cái riêng để bổ sung và ứng dung vào giá trị chung để bảo tồn một đất nước. Như vậy cái chung và cái riêng được bảo hòa và không phân lập nhau, thì Công Bản là trọng tính giá trị công lý đối với các tòa án trong chính đại sự nghiệp. Nên Công Bản là chính tòa án trong đại sự nghiệp, và Công Bản sẽ lột xác được tất cả những sự bất công trong đời sống của xã hội, mới thực hiện được xã hội hóa Công Bản và đồng thời Công Bản hóa điều hợp chuyên môn.
Như vậy Công Bản là con đường của trung tâm, không còn biên bìa và lệch lạc giữa 2 cánh. Vậy 2 cánh ấy có được công bằng hay không là nhờ con đường tim, con đường tâm, con đường trục và con đường chính luật. Nên Công Bản là trung tâm chính luật hóa tất cả những biên bìa, và Công Bản sẽ thu gôm lại tất cả những biên bìa biến đổi của xã hội hóa và làm cho xã hội hóa được ổn định nơi đường trung tâm này.
Đây là kinh điển vì nó không loại giá trị của trục Công Bản vũ trụ quan. Vì nó đứng trên quần kinh chi sở tụ. Tức là tất cả những kinh quĩ đều tụ về một gốc để phát xuất từ gốc đó mà làm cho sức mạnh chung quanh được hưng phát, nên mới nói là Công Bản trung tụ.
Đối với Cộng Sản là quốc hữu hóa, là phân tụ giá trị nhân bản. Tức là nhân bản bị mất các quyền sở hữu hóa, thì các tụ kết về năng lực đời sống nhân bản dần dần bị triệt tiêu.
Nên bản chất Công Bản là không làm triệt tiêu giá trị chung và giá trị riêng mà làm cho giá trị riêng và chung được thống nhất trên một đồ quĩ quốc gia. Về các hệ thống thực nghiệm những công trình đồ quĩ quốc gia đối với nhân bản và quốc gia. Còn gọi là: Công suất phát triển về giá trị đồ quĩ và thực hiện công suất ấy từ tính thể của hệ thống thống nhất đối với quốc gia. Như vậy Công Bản là tính thống nhất cao nhất. Vì nó luôn luôn quan tâm chăm sóc và làm sự công bằng nên nó tập hợp được tất cả mọi giá trị chung.
Ngài bảo ông Chơn Quốc Chính Thống trình bày.
Ông Chơn Quốc Chính Thống: Thưa Cha, trong đề kinh thứ 2 nói về: Công Bản nguyên lý, âm dương đại chí, vật lý bách khoa, bảo hòa tâm vật. Qua đề kinh đã chứng minh rằng: Công Bản đó là chủ lý, chủ sự, chính luật và tất cả mọi vấn đề vạn pháp là từ gốc của chủ lý và nguyên lý ấy mà sinh và hóa.
Như vậy kho tàng Cửu kinh của Cha và Tam thừa tạng của đức Từ phụ là nhằm khai thị cho chúng ta ngộ nhập được tính lý của Công Bản, đó là tâm vật hội tụ kinh.
Tuy nhiên trong quá trình tiến hóa con người đã trãi qua nhiều hệ thức khác nhau như phong kiến, Tư bản, Cộng sản và cuối cùng đỉnh cao của nó chắc chắn là trở về Công Bản. Vì Công Bản là giá trị toàn hữu của tâm và vật.
Ngài dạy: Thế thì Công Bản đại hóa kết tinh tinh hoa vật lý và tinh hoa siêu lý. Tinh hoa siêu lý là chân tâm kim cương. Còn tinh hoa vật lý là kim cương, vàng và ngọc.
Nên đức Phật nói: Nơi nào mất sự công bằng thì nơi đó không có hóa và không kết tinh được tinh hoa. Như vậy nơi nào có sự công bằng nhiều thì hóa nhiều và kết tinh tinh hoa càng cao; nơi nào có sự công bằng ít thì hóa ít và tỉ lệ kết tinh tinh hoa cũng ít. Như vậy phép biện chứng của Công Bản là nhằm để thực hiện công trình đại hóa tâm vật và kết tinh tinh hoa. Thế thì đất nước được vinh hoa và con người có mạnh mẻ vui tươi hạnh phúc là nhờ Công Bản hóa. Như vậy chúng ta xác định về tính duy nhất là Công Bản nguyên lý, âm dương đại chí, vật lý bách khoa, bảo hòa tâm vật. Thì bài 2 này là hệ phụ đạo cho giá trị Công Bản là trung tâm chính luật hóa xã hội.
Đề tài kinh là tính chất tất yếu của minh triết kinh điển. Đề tài kinh là đích thực của giá trị nghĩa lý, để xác định tính nghĩa lý và đồng thời đi trong chân lý ấy.
Ngài bảo ông Chơn Ngọc Biện Hộ trình bày.
Ông Chơn Ngọc Biện Hộ: Thưa Cha, đề kinh này Cha đã khai thị rất rõ và chúng con hiểu rằng: Công Bản chính là nguyên lý vì Công Bản sinh ra từ gốc công bằng của âm dương vạn tỏa. Và Âm dương đại chí, thì chí này là sức mạnh vĩ đại và thống nhất của âm dương đã hóa sinh ra tất cả vạn pháp, trong đó có hệ thống vật lý từ cực vi đến cực đại không thể thoát ra ngoài hệ thống âm dương mà có, cũng như không thể thoát ra ngoài nguyên lý Công Bản mà có. Như vậy nhân bản Duy ngã muốn trở về Công Bản là phải đi con đường của Tam tạng kinh trường lớp, cũng như con đường Cửu kinh minh triết, để thành tựu giá trị cuối cùng của Tâm vật hội tụ kinh, thì chúng ta mới có bảo hòa tâm vật. Như vậy giá trị tuyệt đối là chúng ta phải trở về với bảo hòa tâm vật thì mới thành tựu trọn vẹn giá trị Công Bản tự tính của mình.
Ngài bảo ông Chơn Phát Đạo Quang trình bày.
Ông Chơn Phát Đạo Quang: Thưa Cha, lý tất yếu của Công Bản cũng ví như thực địa, còn tất cả những thứ có mặt trên hành tinh nếu muốn tồn tại thì phải cấm sâu vào thực địa ấy thì mới được bền vững, còn tách rời thực địa thì bị triệt tiêu.
Ngài dạy: Tóm lại, nếu xã hội phát triển bắt đầu từ kinh tế Tư bản thì sự biến cố chênh lệch của người giàu và người nghèo, đó là sự phân hóa của thái quá và bất cập trong đời sống kinh tế đối với các hệ thống nhân bản trong đất nước. Thì có khả năng sẽ bị biến đổi ghê gớm kể cả hành tinh và thế giới loài người. Nếu bắt đầu từ kinh tế Cộng sản quốc hữu hóa thì lần lần bị triệt tiêu và cuối cùng là ngã gục. Như vậy 2 sự bắt đầu đó đều có kết quả hoàn toàn không tốt. Còn nếu bắt đầu từ kinh tế Công Bản, khi xã hội phát triển thì mức độ bảo hòa ở giai đoạn đầu từ cực vi, cực tiểu; giai đoạn 2 bảo hòa cực trung và đến thời kỳ thứ 3 là bảo hòa cực đại. Vì sao? Vì đi trên con đường Công Bản là luôn luôn thu liễm kinh tế trong hệ thống Công Bản điều hợp, là tuyệt đối không làm thiếu đi hoặc dư đi. Thì chính điều đó mà được bảo an hệ thống nhân bản trên hành tinh này.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!