Thứ Hai, 27 tháng 5, 2013

Ngũ độn sử triệt tâm pháp, bất nhập hóa cửu tinh kinh

Ngũ độn sử triệt tâm pháp, bất nhập hóa cửu tinh kinh
Ngũ độn sử gồm có: Tham, sân, si, mạn, nghi. Là 5 thứ nguy hiểm nhất của thế giới duy ngã. Nhưng tại sao Thống hóa lại cho thế giới duy ngã 5 thứ nguy hiểm đó? Như vậy 5 thứ đó bản chất gì, giá trị gì?
Khi trời sinh ra chúng ta và cho tất cả có cái biết thì phải cho chúng ta cái tham muốn, thích thú và sự đam mê. Và trời cho chúng ta cái biết thì phải cho chúng ta bản chất lửa để công luyện. Thì đó là cái công quyết chính của vũ trụ. Nhưng khi chúng ta mê lầm thì chúng ta lại tham muốn những chuyện không đúng với Công luật, quy luật và định
luật. Và không đúng tính chất tiến hóa của nó.
Nếu Trời cho chúng ta cái biết mà không cho sự tham muốn, thích thú và không cho lửa để công luyện, thì chúng ta sẽ không thành gì cả. Nếu chúng ta không thích thú gì hết thì thậm chí thiên đàng cũng không thích thú, giải thoát cũng không thích thú và nơi cực lạc cũng không thích thú. Nếu không thích thú như thế thì cuộc sống không có giá trị. Hoặc Trời cho tinh hoa mà không cho chúng ta lửa để công luyện thì cũng không thành được gì cả.
Như vậy Trời cho chúng ta cái biết thì chúng ta phải biết trãi nghiệm tri thức để tìm về nguồn cội hoặc xác định về chính nhân chính mạng của mình.
Nếu chúng ta có biết mà lại không giác ngộ thì bị sụp ngay vào ngũ độn sử. Là Tham Sân Si Mạn Nghi của cấp độ thấp kém mà không có thứ gì về tinh hoa trong đó. Đó là tham muốn những điều thấp hèn, si mê những điều thấp hèn và nóng giận những điều thấp hèn.
Nhưng thật ra Trời cho chúng ta cái biết là nhằm đem cái biết làm những điều cao quý. Đó là tham muốn những điều cao quý, si mê những điều cao quý và nóng giận bởi những điều cao quý. Thì đây là bản chất của chính nhân quân tử.
Thí dụ như: Nóng giận vì chính pháp, vì đại nghiệp, vì chúng sinh thì đó là bản lề của lương tâm. Còn nóng giận bởi cá thể, bởi bản ngã thì nóng giận đó là sân uế.
Như vậy ngũ độn sử là thuộc về thấp hèn, nếu đem ngũ độn sử mà hóa ngũ minh, thì đời đời không bao giờ hóa được. Vì ngũ độn sử là sự phân tán lớn nhất. Vì con người một khi mà nghi thì lại hồ đồ không chịu nghiên cứu trải nghiệm, không dùng trí thức để tìm hiểu sự việc mà lại nghi, như: nghi Trời, nghi Phật, nghi ông, nghi bà, nghi cha, nghi mẹ và nghi cả bản thân nó.
Một khi con người tham sân si càng lớn thì sự kiêu căng ngạo mạn của nó cũng càng lớn. Tức là lúc nào nó cũng thấy nó hơn người khác. Nên người trí thì thấy ta nhỏ, còn kẻ ngu thì thấy ta lớn.
Như vậy kinh quyết mà Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã giảng cho các tăng đoàn cấp cao mà Cha đã nghe là: Ngũ độn sử triệt tâm pháp và bất nhập hóa cửu tinh kinh.
Con người là có hạt tâm lý tính, là có tâm pháp là quý nhất. Mà chúng ta pha trộn ngũ độn sử trong đời sống đó thì tâm pháp sẽ bị triệt tiêu.
Nếu ta nói ngũ độn sử đọa địa ngục, hoặc đọa ngạ quỷ và súc sinh là còn xa. Nhưng cái gần gủi nhất là ngũ độn sử triệt tâm pháp là gần nhất và cụ thể nhất. Như vậy mỗi chúng ta đều có hạt tâm tâm pháp, nhưng nếu ta hình thành ngũ độn sử là nó tức khắc triệt tâm pháp ta ngay lúc bấy giờ chứ không phải đợi chờ xuống địa ngục. Thế thì nguy cơ triệt tâm pháp là làm hao mòn tri thức hiểu biết, làm hao mòn giá trị sống của tính và thể, tâm và vật trong đời sống duy ngã ấy tự nhiên triệt tiêu. Khi tâm pháp triệt tiêu thì sự mơ ước đến cửu kinh minh triết là không bao giờ có. Vì tâm pháp quá nhỏ nên không bao giờ thấy được thống thức chân quang, trung tâm vạn năng, và không bao giờ thấy được pháp tính của duy ngã đại thể, hoặc duy ngã vạn pháp. Thậm chí là không thấy vận luật tuần hoàn, định luật nhân quả cùng tất cả mọi thứ trong đời sống này thì tất cả đối với nó trở thành người mù.
Một khi nó hình thành tham sân si mạn nghi càng lớn thì tâm pháp bị triệt tiêu càng nhỏ, có thể là triệt tiêu đến cái nhỏ nhất là cực vi của đơm đốm hoặc các loài cheo chút đau khổ. Rồi từ đó muốn trở thành người lại thì là quá khó.
Hôm nay muốn thăng hoa tâm pháp và muốn gìn giữ tâm pháp cho vững chắc để thể nhập vào cửu kinh minh triết và hoàn chiếu được ánh sáng thống thức chân quang một cách rõ ràng trong vũ trụ thì chúng ta hãy phát triển lòng tham muốn theo quy trình thượng, si mê theo quy trình thượng, nóng theo quy trình thượng. Và nghi thì ta chuyển thành chiêm nghiệm để hình thành tri thức tốt nhất. Thì mạn của chúng ta trở thành chánh mạng và đã kết tinh được sức mạnh của Bát chánh đạo ở trong chánh mạng đó, thì chúng ta sẽ hình thành được ngũ minh. Và cửu kinh minh tinh dần sẽ được hiện bày trong chân tâm của chúng ta.
Ngũ độn sử là 5 sức mạnh sai xử khiến chúng ta đi làm những chuyện bậy bạ. Nếu có ai đó sai xử mình đi làm chuyện đó thì đó là thuộc về bên ngoài. Không đáng sợ. Nhưng cái bên trong của chính mình, đó là ngũ độn sử của chính mình. Một khi nó đã hình thành rồi thì nó sai khiến mình hơn tất cả ai sai khiến. Chính vì thế mà nó hay xử thế giới duy ngã đi vào cái thế giới đen tối và mất dần hạt tâm lý tính.
Như vậy ngũ độn sử là sức mạnh của nghiệp lực và nó làm triệt tiêu về nguồn ánh sáng tâm pháp của chúng ta. Thí dụ một người uống rượu hôm nay say mèm, nhưng rồi ngày mai tỉnh lại. Nhưng ngũ độn sử khi nó đã hình thành trong ta thì ta không bao giờ tỉnh nổi.
Như nếu có người hỏi đức Từ phụ: Thưa Ngài, nếu trong đời sống này mà con không tham thì lấy gì mà sống để sinh tồn? Ngài trả lời: Tại sao ngươi không tham những điều đúng để ngươi được sống mà ngươi lại đi tham những điều sai để được sống. Điều vô lý là ngươi tham những điếuai để được sống thì không bao giờ có. Mà tham những điều đúng để được sống thì mới có trên đời này. Thì sân si mạn nghi cũng như thế.
Sân không đúng là sân vì một quyền lợi cá nhân nào đó, mà ta lại nổi sân lên rồi đánh đập người khác. Nếu sân đúng thì có lẽ là ta sẽ can thiệp vào những sự áp bức của người khác. Chứ không lại đi ăn hiếp một người khác yếu hơn mình, thì điều đó là không đúng rồi.
Một khi ta chuyển hóa được tham sân si vào quy trình thượng thì ta sẽ dưỡng nuôi được tâm pháp và cửu tinh kinh cũng tức khắc có liền, chứ không phải là mời gọi. Vì bản chất cửu kinh nó đã hằng có trong trái tim và khối óc của tất cả chúng ta, có trong thế giới duy ngã và có trong tổng thể tinh hoa. Nhưng đánh mất nó vì chúng ta làm ngược đi những định luật, quy luật của vũ trụ.
Vũ trụ đã cho ta cái biết để ta tiến hóa và một khi ta tiến hóa đi lên thì ngũ độn sử cũng không hình thành được trong ta. Nên nói rằng: Ngũ độn sử là không có thực tướng. Vì do ý thức lầm lẫn mà hình thành ra tham sân si mạn nghi thấp hèn đó, và tạo ra sử nghiệp. Nếu sử nghiệp ở cấp hạ thì nó có kết quả của cấp hạ. Còn nếu chúng ta chuyển hóa được ngũ độn sử này lên cấp thượng thì nó có kết quả của cấp thượng. Đó là điều công bằng của vũ trụ và đó là công lý, là định luật mà chúng ta không bao giờ thay đổi nó được.
Thế thì chúng ta đừng bao giờ sợ ngũ độn sử, vì ngũ độn sử nó không có thực tướng.
Đức Phật nói: Nếu ngươi ở trong đời sống của ngũ độn sử thì ngươi nghèo cả tâm lẫn vật, nghèo cả tâm pháp vì ngươi không có phúc âm nên tất cả đều bỏ ngươi. Nhưng khi ngươi chuyển qua cấp thượng thì tất cả tâm cùng vật đều tập hợp về ngươi. Thì sự giàu có là do ngươi có đủ những âm đức phúc báu, nên ngươi làm ít lại được nhiều. Thì bây giờ người lại tiếp tục đem những phúc âm đó cho người khác thì phúc âm lại được hồi trả tiếp và cứ như thế mà được nhân lên. Vì một khi ta cho người khác tức là gieo. Mà phép biện chứng trong định luật nhân quả là gieo một hạt lúa được một dé lúa, gieo một hạt bắp được 1 trái bắp… Như vậy nó đã trình bày lên cấp nhân của giá trị hóa một cách rõ ràng thì chúng ta hãy lập thượng để được nhân lên. Thế thì ta giàu có là do những giá trị công năng của chính ta hóa ra chứ không phải do ngũ độn sử hóa ra.
Ta phải biết rằng: Định luật nhân quả luôn chuyển động trong đời sống của chúng ta thì mọi tốt lành và xấu xa nó luôn luôn báo ứng rất mạnh trong đời sống của thế giới duy ngã về con người và con người, xã hội và xã hội. Tất cả những thứ đó nó rất rạch ròi rõ ràng. Thì chúng ta phải thực hiện việc chuyển hóa ngũ độn sử vào cấp thượng.
Như vậy chuyển hóa ngũ độn sử lên cấp thượng thì mọi phúc âm được phát triển, mọi tâm pháp được thăng hoa từ tính chất đến vật chất đều được sung mãn.
Đối với chư Phật rao giảng pháp thực tướng để hóa giải pháp lầm lẫn. Chư Phật rao giảng pháp ánh sáng để xóa tan những tối tăm của ý thức lầm lẫn.
Vì lầm lẫn mà bị luân hồi nhân quả, vì lầm lẫn mà bị sa đọa và trầm luân, thì đây là một điều đáng sợ nhất.
Dẫu có chiết 1000 lần ta cũng không sợ, nhưng ta sợ bị sa đọa vào địa ngục thì khó bề ra được. Vì vậy chúng ta là hiện hữu của một con người, một hạt giống, một sự sống thì chúng ta phải quyết tâm trên con đường tu học để đạt được mục đích cứu cánh giải thoát.
Nếu nói về thànhvà bại thì dẫu có thành ông vua hay ông quan cũng chưa phải là thành. Mà thành ở đây là thành tự chính vị, giải thoát ra khỏi tam giới và cứu độ được chúng sinh từ kiếp này đến kiếp khác.
Như hôm nay sự thành tựu của chúng ta là thành tựu trong hệ thống chính vị, thì mới tồn tại trong công án và có thể hóa thân đến bất cứ một thế giới nào hoặc một quốc gia nào để cứu độ chúng sinh một cách tự tại, vông cự thì đó là sự thành tựu.
Như thế giới này đến thời kỳ đầy đủ phúc âm do cộng đồng cộng nghiệp của chúng sinh được hưởng. Mà hàng trăm vị thánh sẽ ra đời để làm tất cả những tốt lành cho nhân loại. Như vậy phúc âm của nhân loại là nền tảng để chư Phật và các vị Thánh hóa thân để thiết lập cao tầng trong sự nghiệp duy ngã đại thể. Như đất nước chúng ta đã trãi qua mấy nghìn năm đau khổ rồi thì chắc chắn rằng chúng ta sẽ có một ngày vinh quang. Và sau cuộc phá hoang lập nguyên các Thánh sẽ ra đời nhiều hơn để tiếp tục thực hiện sự nghiệp Công luật đại hóa.
Ta phải thấy tâm pháp thế giới duy ngã là hàm chứa tổng thể tinh hoa cửu kinh minh triết. Từ tâm pháp đó mà mở ra một chân trời lớn nhất. Mà Đức Phật nói là: Tâm pháp hóa vạn năng, hay tâm pháp hóa chân kinh, hay tâm pháp chuyển tải ly tâm kết tinh niết bàn, hoặc tâm pháp có thể hình thành được pháp tính vô biên và hình thành duy ngã vạn pháp. Tâm pháp nó quan trọng như vậy nên khi thế giới duy ngã bị sụp đổ tâm pháp thì bản chất của thế giới duy ngã không còn nữa vì đã đánh mất đi nền tảng cửu kinh.
Như vậy chúng ta phải có một lập trình chuyển hóa tham sân si mạn nghi vào chu trình thượng. Thì lúc bây giờ ngã mạn sẽ trở thành chánh mạng. Nghi ngờ sẽ trở thành nghi thức và trãi nghiệm, chiêm nghiệm thấu đáo về tâm thức. Và đồng thời lấy nghi thức đó để thực hiện những công trình đúng đắn nhất của vũ trụ.
Tham lam sẽ trở thành tham tri, tham chiếu, tham độ, tham hóa và lòng tham ấy luôn luôn tràn đầy trong vũ trụ và không bao giờ mất. Nếu có mất là mất đi mọi sự tham muốn thấp hèn, mọi sự si mê thấp hèn và nóng giận thấp hèn mà thôi.
Nóng giận sẽ trở thành tam muội và nhờ lửa tam muội ấy mà nung đúc, kết tinh trở thành bất diệt và có được một pháp thân quang minh rực rỡ.
Như vậy nếu chúng ta hóa tham sân si qua chu trình thượng thì ta sẽ có ngũ minh, và có cửu tinh kinh. Và
chúng ta sẽ có pháp tạng vô biên, chúng ta sẽ có tâm pháp hội tụ.
Như vậy phần kinh này đã được tinh kết giữa hệ thống tâm pháp và cửu tinh kinh, bằng sức mạnh hóa ngũ độn sử qua chu trình thượng, đó là mục đích cao nhất. Ngũ độn sử là hoàn toàn không có thực tướng. Ngũ độn sử là thuộc về tất cả những hoặc nghiệp và lầm lẫn loại lớn đã cấu thành nó và nó sẽ triệt tiêu tâm pháp chúng ta, nếu chúng ta không chuyển hóa hó. Còn nếu chúng ta chuyển hóa nó qua chu trình thượng thì sẽ có ngũ minh. Như vậy thì nhân quả có rõ ràng trong pháp tính này. Chúng ta hãy đọc tụng và thực hành kinh này thì tâm pháp chúng ta sẽ được an.
Còn nếu chúng ta cầu an nhưng tâm pháp lại không an. Mà lại bắt Đức Phật làm cho mình an, thì đó là vô lý, thì việc cầu an đó trở thành vô tưởng.
Thế thì nếu chúng ta học các pháp này và biết làm an cho chính mình thì hay hơn là cầu an mà tâm không được an.
Như vậy một con người còn cấu kết rất nhiều ngũ độn sử mà lại cầu an, thì an đó trở thành không có. Mà Đức Phật an ủi cho con người ấy nương theo sự cầu an đó may ra có thể tăng trưởng được một chút ít về tâm pháp đó thôi. Chứ thật sự được an là phải chuyển hóa được ngũ độn sử đó một cách thiết thực mạnh mẽ thì mới thực sự được một sự an lành.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!