Thứ Hai, 13 tháng 5, 2013

cửu kinh minh triết 25


DUY NGÃ, VẬT THỂ, HỆ THỐNG TỔNG THỂ LÀ CHUYÊN MÔN HÓA TRÊN MẶT TRẠNG HÀNH TINH

Duy ngã là biểu trưng cho đại thể chúng ta, trong chúng ta có tri thức ánh sáng, đó là cái biết. Thì cái biết là tính đại diện của Duy ngã. Nếu chúng ta không có cái biết thì đối với vật thể trở thành vô nghĩa, còn nếu chúng ta có cái biết thì vật thể trở thành có nghĩa. Như vậy vật chất được tri thức đại thể Duy ngã nhận chân khai thác, thí nghiệm, sắp xếp và ứng dụng. Thế nên tri thức Duy ngã trở thành tác phẩm và cơ cấu hệ thống ấy đã trở thành con người. Như vậy hệ thống và cơ cấu của tổng thể con người là có quyền đại diện cho tất cả các pháp, thì con người là hệ thống tổng thể của các pháp. Thế nên con người là chủ thể của vật chất, vì trong con người có tri thức ánh sáng là chủ thể hệ thống cơ cấu vật chất. Thí dụ như con mắt là vật chất nhưng có chủ thể là tri thức và tai, mũi, miệng, thân cũng như thế; dẫn đến tim, gan, tì, phế, thận và não bộ thần kinh cũng vậy. Như vậy là có cơ cấu hệ thống chủ thể, thì chúng ta có quyền nói con người là đại diện cho tất cả vạn pháp.
Như vậy con người là không tách rời vật chất, đó là một cơ cấu hệ thống. Thế thì Duy ngã- vật thể là hệ thống tổng thể của sự nghiệp chuyên môn hóa trên mặt trạng hành tinh.
Chúng ta thấy sự nghiệp chuyên môn ấy có ra là từ tổng thể của con người. Nếu đặt ra con người mà không có vật chất thì không phát triển được, không huân năng kết tập được những giá trị tinh hoa tổng thể và không có tính khai thác hợp chiếu của tâm vật hội tụ, của tính thể dung thông, hoặc của ý thức và vật chất tương quan. Thế thì tất cả những điều nói trên đã trở thành cơ cấu hệ thống chính thống mà vũ trụ Thống hóa đã ban tặng và không bao giờ lấy lại. Như vậy sự nghiệp chuyên môn đã trở thành một cặp bộ tất yếu của Duy ngã và vật thể.
Đối với Duy ngã- vật thể là không thể đóng khung trong những gốc độ của sự phân biệt đúng sai về tâm hoặc về vật, mà nó mang bản chất hội tụ khách quan. Như vậy cơ cấu hệ thống đối với tâm và vật, đối với Duy ngã và vật thể là hội tụ. Đó là bản nguyên, là sức mạnh của trung tâm hội tụ đã có cơ cấu hệ thống để hình thành ra hệ thống Duy ngã- vật thể. Như vậy Duy ngã- vật thể về khách quan là hội tụ, vì hội tụ nên mới hình thành ra những công trình chuyên môn. Nên hệ thống chuyên môn trên mặt trạng của hành tinh là biện chứng pháp đối với sự nghiệp Duy ngã vật thể và hệ thống tổng thể. Như vậy hành tinh có thể đại diện hệ thống tổng thể của ngân hà, thiên hà và thái dương hệ.
Còn nếu chúng ta bảo rằng phải cho thấy được hệ thống ngân hà, thiên hà thì mới làm được công việc chuyên môn. Thì Như Lai nói rằng: khi ngươi chưa làm được hết những gì trên hành tinh của ngươi thì ngươi không thể đi xa hơn được. Vì ngươi là hữu thể trong hệ thống lập trình Duy ngã đại thể, thì ngươi phải chịu luật của hành tinh hóa trong sự nghiệp chuyên môn hóa ấy. Nếu ngươi đi vào những hành tinh cao hơn thì cũng như thế, có nghĩa là hôm nay ngươi chuyên môn hóa trên hành tinh 68 thì trong tương lai ngươi chuyên môn hóa trên hành tinh 17, 15 hoặc 13. Hôm nay các ngươi chuyên môn hóa trên hành tinh dục giới thì bản vị của hành tinh dục giới là mọi sự tham muốn nhiều hơn các hành tinh thuộc về sắc giới. Thì các ngươi phải chuyên môn hóa như thế nào để tỉ lệ về sự biến đổi thấp hơn, thì đó là sự thành tựu của Cửu kinh chuyên môn hóa. Ví dụ như ta đưa ra một cặp bộ là sáng tạo, bảo tồn và hủy diệt, thì 3 phần này là bằng nhau ở lĩnh vực trung tâm. Nếu ngươi làm được 3 cái bằng nhau thì giống Ta, còn không bằng nhau như sáng tạo thì thấp hơn Ta, mà hủy diệt thì nhiều hơn Ta, hoặc bảo tồn thì không bằng Ta; tức ngươi chưa phải là hệ thống chân ngã của hệ thống Duy ngã trong đời sống của sự sáng tạo, bảo tồn và hủy diệt.
Như vậy đem Cửu kinh vào đời sống là nhằm để sáng tạo, bảo tồn và hủy diệt trong định luật sinh diệt bảo hòa. Tức là Ta thừa nhận sự hủy diệt của bảo hòa chứ không thừa nhận sự hủy diệt của hỗn độn, biến cố nghiêm trọng đối với hành tinh.
Nếu trong sự nghiệp của Duy ngã- vật thể, hệ thống tổng thể và đời sống chuyên môn hóa trên hành tinh mà đúng công trình Cửu kinh chuyên môn hóa, thì hành tinh sẽ có một tuổi thọ lâu hơn. Nên Như Lai nói: Sự nghiệp chuyên môn hóa là những công trình qui thuận đối với hệ thống tuần hoàn thuận và thực hiện những giá trị ánh sáng của Duy ngã đại thể vào đời sống vật thể. Đó là sự hợp tụ ánh sáng lớn đối với quần thể và chia cho các chi thể trong đời sống ánh sáng ấy, thành sức mạnh cường độ của ánh sáng Duy ngã trong hệ thống chuyên môn ấy.
Tại sao Duy ngã là chủ thể của chuyên môn? Vì Duy ngã là bản vị của siêu năng quang, đa năng quang và bản vị của đặc năng.
Về đặc năng thì đặc năng của loài người cao hơn, chính vì vậy mà siêu năng và đa năng của loài người cũng cao hơn. Chính từ giá trị hữu thể của nó đã có được tính đặc năng, đa năng và siêu năng nên huy động phát minh được giá trị 3 chiều và thành lập được chiều thời gian và không gian rộng khắp và thực hiện những công trình thuận theo giá trị hóa đối với mặt trạng hành tinh.
Thực hiện Cửu kinh chuyên môn hóa là trở về gốc của Thống hóa để thực hiện công trình chuyên môn hóa. Như người Duy vật là lấy từ ngọn để chuyên môn hóa, nên đánh đổ giá trị bản vị thống nhất của Duy ngã đại thể và không thừa nhận Duy ngã đại thể là cứu cánh, mà thừa nhận Duy vật là cứu cánh. Đó là sự khác biệt của giá trị hệ thống vì Duy vật không thể là cứu cánh mà chỉ là nền tảng hóa của giá trị cứu cánh đối với Duy ngã đại thể.
Thực hiện công trình tuần hoàn thuận là đi từ gốc đi ra, còn đi từ ngọn về gốc là không xác định được gốc, thì cũng sẽ lầng quầng trong ngọn đó; tức là chuyên môn hóa trên ngọn thì cũng đồng nghĩa với sự phá hoại tất cả những lập trình của giá trị gốc.
Như vậy xin ai hãy giác ngộ về hệ thống Thống hóa đối với Duy ngã vật thể và xác định hệ thống tổng thể của sự nghiệp chuyên môn hóa đối với Duy ngã đa quan, đa năng và đặc năng. Đó là sự thông suốt của giá trị sự nghiệp chuyên môn, là đứng trên hệ thống Duy ngã vật thể và hệ thống tổng thể. Thừa nhận giá trị hệ thống tổng thể, thừa nhận Duy ngã vật thể và thừa nhận tất cả những giá trị tổng thể ấy mới có thể thực hiện công trình chuyên môn trên mặt trạng hành tinh, làm lành mạnh hóa hành tinh. Đem lại mọi phương tiện điều kiện tốt đẹp nhất đã có, đi theo một quy trình chuyên môn hóa thuận để đem lại sự hạnh phúc cho Duy ngã đại thể và các loài.
Sự bảo tồn đối với các loài, các loài được tồn tại thì Duy ngã đại thể được hạnh phúc. Nếu các loài mà triệt tiêu thì Duy ngã sẽ bị tan biến và hoàn toàn không đứng trên Duy ngã vật thể để thực hiện công trình chuyên môn hóa trên mặt trạng hành tinh.
Như vậy chúng ta đã tìm ra được phép biện chứng và siêu chứng của giá trị gốc. Biện chứng và siêu chứng của giá trị gốc đã được thống nhất trên hệ thống Cửu kinh hóa chuyên môn. Và thực hiện những công trình tổng thể về hệ thống chuyên môn ấy vào khắp cùng các mặt trạng hành tinh, nơi nào có hành tinh là nơi ấy có sự nghiệp chuyên môn hóa. Thế thì tri thức khoa học xanh là chủ thể chuyên môn hóa vật lý, còn khoa học đỏ là sự phá hoại, là sự biến đổi của hệ thống Duy ngã đại thể, nên có thể xếp nó vào các loài thấp hơn Duy ngã đại thể. Như vậy bèn chuyên môn hóa Duy ngã đại thể thành chân ngã để thực hiện công trình khoa học xanh. Đối với xanh hóa tri thức ánh sáng và xanh hóa về thềm dịp lục ánh sáng quang và công suất bảo hòa đối với mặt trời và hành tinh, cùng bảo hòa các năng lượng hành tinh, khai thác toán học và không thể lạm phát giá trị hành tinh đối với các vật lý cao cấp.
Ví dụ như dùng những nhiên liệu hóa thạch thì không thể lâu dài, vì cuối cùng nó để lại Cacbonioxit trong không gian giới định của hành tinh. Đối với bầu khí quyển là mênh mông bao la, không có giới định thì mới phóng thoát tất cả những chất Metan và cacbonioxit ra khỏi hành tinh ấy. Còn trong vòng độ của khí quyển thì khí quyển sẽ bị tan chế và đời sống sẽ không còn tồn tại trên trái đất nữa.

Phần nghị luận:
Ngài bảo ông Chơn Ngọc Biện Hộ trình bày.
Ông Chơn Ngọc Biện Hộ: Thưa Cha, chúng con vô cùng khuất phục trước quyền năng của đấng Thống hóa. Thống hóa đã hình thành ra tất cả muôn loài vạn vật, là biện chứng hóa cho giá trị siêu năng, đa năng và vạn năng của Thống hóa. Như vậy tất cả những sự sống trên hành tinh thế giới đều đi theo những quy luật định luật tất yếu mà con người không thể phá vỡ nó. Duy ngã đại thể được tiến hóa là dựa trên mặt bằng của vật thể và hệ thống tổng thể mà vạn năng đã hình thành. Nếu Duy ngã mà tách rời vật thể thì hoàn toàn sẽ bị sụp đổ và không bao giờ tiến hóa được. Như vậy hệ thống đặc năng của tất cả muôn loài cùng những hệ thống lập thể luôn luôn có sự tương quan nhất định đối với Duy ngã. Mà Duy ngã phải ứng dụng bằng những định luật tất yếu trong những quy trình thuận của Vận luật tuần hoàn chu kinh thì Duy ngã mới có thể thăng hoa hạt tâm lý tính và trở về với nguồn gốc.
Bài học hôm nay là Duy ngã, vật thể, hệ thống tổng thể là sự nghiệp chuyên môn hóa trên mặt trạng hành tinh, là hoàn toàn chính xác tuyệt đối. Vì Duy ngã là có hạt tâm, nếu hạt tâm tách rời vật thể thì Duy ngã sẽ bị sụp đổ ngay chỗ này và Duy ngã không thể thực hiện được một công trình gì hết.
Khi chúng con xác định bài học này thì chúng con càng tôn vinh và đời đời tôn vinh tuyệt đối đấng Thống hóa. Vì Thống hóa đã cho vô lượng hạt tâm từ cực vi đến cực đại đều có một sự sống bình đẳng trong sự nghiệp tiến hóa và tiến hóa trong định luật sáng tạo, bảo tồn và hủy diệt, tức hủy diệt để bảo tồn và sinh lại. Chính định luật bất diệt này là hoàn toàn khách quan như một nguyên tắc tất yếu, vì thế mà Duy ngã đại thể được thăng hoa Hạt tâm lý tính đến đỉnh cao là thành tựu Pháp thân thực tướng và trở về nguồn gốc của vạn năng.
Ngài dạy. Như vậy về mặt lập thể thì sự nghiệp chuyên môn hóa của Cửu kinh là thực hiện những công trình của sáng tạo, bảo tồn và hủy diệt ấy. Không cho sự chênh lệch và giữ vững được trung tâm của giá trị Thống hóa đối với sự sáng tạo bảo tồn và hủy diệt không bị mất cân đối.
Nếu thực hiện chuyên môn của khoa học đỏ là đem lại sự hủy diệt lớn hơn, thì đó là sự khác biệt đối với định luật và quy luật của đấng Thống hóa, là sự đau thương của trái tim đấng Thống hóa, của Người Mẹ vô cùng, của những Trung tâm âm suất và dương suất khổng lồ vũ trụ quan và của các lỗ đen đối với vũ trụ quan. Các lỗ đen đối với vũ trụ quan không có nghĩa là giết hại, mà là tiêu trưởng giá trị tổng thể tinh hoa và phát sáng cường độ để sinh hóa vũ trụ vô cùng và lòng yêu thương vô cùng đối với nhất nguyên tụ âm dương vạn tỏa và nhất nguyên hóa vạn tỏa âm dương.
Người Mẹ và người Cha của vũ trụ đã hoàn chiếu ánh sáng quang vinh và tối linh cho sự nghiệp của Duy ngã- vật thể, hệ thống tổng thể trong sự nghiệp chuyên môn hóa mặt trạng hành tinh. Trong định luật đã nói rõ những cái chết vinh quang là sự hóa thân, là thăng hoa với tính chất giá trị hóa đối với hạt tâm lý tính, chớ nào đâu có sự đau thương đối với sự hủy diệt, mà trong đời sống làm những cầu nối để đưa con đến đỉnh vinh quang.
Trong sự nghiệp chuyên môn của những người thực hiện công trình hóa thuận đối với Vận luật tuần hoàn và kính yêu đấng Thống hóa một cách tuyệt đối, thì những hạt tâm ấy đời đời được chuyển động trong vũ trụ và thường được ở những hành tinh cao cấp. Thì chúng ta hãy truyền sự nghiệp ánh sáng của đấng Thống hóa trong trái tim bất diệt của Duy ngã đại thể, vậy duy ngã vật thể, hệ thống tổng thể là sự nghiệp chuyên môn hóa trên mặt trạng hành tinh.
Ngài bảo ông Chơn Quốc Chính Thống trình bày.
Ông Chơn Quốc Chính Thống: Thưa Cha, chủ tính và chủ thể của Thống hóa vũ trụ vạn năng đã có một sự hợp tụ tuyệt đối nên đã hình thành tâm và vật luôn luôn nằm trong quy trình của hợp tụ tâm vật nên mới có tác phẩm của Duy ngã. Đó là tính khách quan mà Thống hóa đã trình bày trên mặt trạng của hành tinh.
Ngài dạy. Duy ngã là có hệ thống cơ cấu tổng thể. Nhưng một khi con người cho Duy vật là cứu cánh, là đảo lộn hệ thống cơ cấu. Như vậy những chủ thuyết một chiều, hoặc là phản ứng các chiều và làm các chiều bị đảo lộn, thì những chủ nghĩa ấy không thuộc về hệ thống. Tức là mất pháp chính thống thì các hệ thống cặp bộ quan trọng trong đời sống chuyên môn hóa sẽ bị gãy từng nhịp, từng nhịp liên tục và nó sẽ bị chết liên tục theo đó.
Bây giờ chúng ta hãy đi sâu và làm sáng tỏ đề tài Duy ngã, vật thể, hệ thống tổng thể là sự nghiệp chuyên môn hóa trên mặt trạng hành tinh. Thì đây là kinh quyết của hệ thống chuyên môn về phần hạ tầng. Khi ta làm sáng tỏ được phần này thì tất cả những sự bốc sáng của thượng tầng sẽ về với chúng ta.
Ông Chơn Quốc Chính Thống: Thưa Cha, Duy ngã- vật thể là một hệ thống tổng thể. Tổng thể của tự thân chủ quan và tổng thể của khách quan. Và chính giá trị tổng thể ấy thì chúng ta làm sáng tỏ lên giá trị của Duy ngã là nền tảng chuyên môn hóa hành tinh.
Ngài dạy, chúng ta làm sáng tỏ về Duy ngã đại thể hồi lưu ánh sáng minh quang.  Nếu người chủ thể mà không sáng tỏ thì công trình vật thể cũng không sáng tỏ. Vì vật thể là sáng tỏ theo tính khách quan và không sáng tỏ về tính chủ quan. Như vậy chúng ta phải có tính sáng tỏ của chủ quan, nhưng phải có sự tương phản của giá trị khách quan đối với vật thể, thế giới nhị nguyên.
Nếu chúng ta phá bỏ tính ánh sáng khách quan của vật chất, thì đồng nghĩa với vi phạm giá trị hóa đối với sự nghiệp Công Luật. Còn nếu mất chủ thể ánh sáng của Duy ngã đại thể thì đồng nghĩa không biết vật chất là gì cả.
Ông Chơn Quốc Chính Thống nói tiếp: Thưa Cha, như vậy mục tiêu của Duy ngã là trang nghiêm hóa hành tinh về lập thể và thăng hoa hóa về hạt tâm lý tính. Đó là mục tiêu tối thượng của tác phẩm Duy ngã.
Ngài dạy. Đúng như vậy! Chuyên môn về mặt lập thể là trang nghiêm quốc độ, về mặt tính là thành tựu chính vị kết tinh kim cương chân tâm. Chuyên môn là sự hoàn chiếu được giữa trong và ngoài, là hoàn chiếu giữa tính vật chất và tính Duy ngã.
Ngài bảo ông Chơn Hiếu Đàn Lâm trình bày.
Ông Chơn Hiếu Đàn Lâm: Thưa Cha, nói về giá trị hóa tổng thể của vũ trụ quan hóa nhân sinh quan, thì trong đó có giá trị tổng thể của siêu năng, đa năng và đặc năng. Tính đặc năng quan của Duy ngã đại thể là tinh thần giác ngộ tuyệt đối về giá trị hội tụ của tâm và vật, và rạch ròi giá trị giữa gốc và ngọn, giữa phương tiện và cứu cánh, thì ta mới thấy được khoa học thực tướng của vũ trụ quan đối với nhân sinh quan. Thì tinh thần giác ngộ tuyệt đối là không phân hóa mà trở về giá trị hội tụ, thì chỉ có ánh sáng Cửu kinh minh triết mới giải quyết về đời sống nhân loại đi đến hội tụ và hạnh phúc.
Ngài bảo ông Chơn Minh Ứng Hội trình bày
Ông Chơn Minh Ứng Hội: Thưa Cha, Duy ngã là tổng tinh hoa đầy đủ của tâm và vật, còn vật thể là phương tiện để cho Duy ngã hóa chân ngã. Thì tính vạn năng đã cho Duy ngã được tính đa năng và siêu năng. Về phần vật thể thì Duy ngã đã làm nên những công trình khoa học và kỳ quan. Thành công đó đã chứng minh chân tính bên trong đã được sáng tỏ, thì phương tiện đó đã đưa Duy ngã đạt đến mục tiêu cuối cùng của nó là cứu cánh, giải thoát và trở về với trung tâm vạn năng bất biến.
Ông Chơn Kiên Trung Hạnh xin hỏi: Thưa Cha, như con người có được tính đa năng, linh năng và đặc năng thì tại sao con người không thể biết trước được những biến cố về động đất trong vũ trụ, mà loài voi nó lại có được điều đó?
Ngài dạy: Đối với các loài là Thống hóa cho nó những cơ quan đặc năng để bảo tồn về sinh luật của các loài, nhằm để nó tồn tại. Như đặc năng con voi là biết trước được những biến cố xảy ra trên mặt đất để nó di chuyển đi nơi khác an toàn, hoặc như con chim thì đặc năng của nó là có đôi cánh bay được. Nhưng đặc năng của các loài là luôn luôn giới hạn trong lập thể và lập tính. Còn đặc năng và siêu năng của con người là thuộc về cao cấp. Vì con người có thể tiến lên bác học, siêu nhân và vĩ nhân. Như vậy con người từ giới hạn có thể đi đến vô cùng. Nhưng con voi muốn đi đến vô cùng là phải tiến lên nấc thang của con người, rồi mới đi đến vô cùng được.
Như vậy Trung tâm vạn năng vô quái ngại hóa từ cực vi đến cực đại, thì sự quí trọng thay! đối với các loài trong hệ thống từ thực vật đến động vật; Chúng ta triều mến và thương yêu sao đối với đấng Thống hóa vạn năng. Tức là mọi sự ngọt ngào của những hương vị tuyệt vời nhất đều có trong các loài và những cơ động từ phức tạp cho đến đơn giản nhất đều có trong các loài. Và hạnh phúc thay! đó là sự chuyển hóa và hình thành của sự thăng hoa. Chúng ta hãy thấy cái nhỏ nhất là hạt trần và hư lân, thì sự vinh quang thay! Hư lân vẫn tồn tại mãi mãi trong vũ trụ không bao giờ tan biến.
Vinh quang thay! ánh sáng Duy ngã đại thể là mặt bằng của biện chứng pháp trên mọi ánh sáng để thực hiện những công trình chuyên môn hóa tương lai.
—{–

23-02-Canh Dần

TÂM PHÁP TỐI THẮNG VÀ NGHIỆP VỤ CHUYÊN MÔN

Tâm pháp tối thắng và nghiệp vụ chuyên môn là 2 thể trạng gắn liền mà không tách rời nhau thì mới có sự nghiệp chuyên môn chính thống. Thường thì con người chỉ biết về nghiệp vụ chuyên môn mà không biết quay về với tâm pháp tối thắng. Vì vậy nên nghiệp vụ chuyên môn ấy có khả năng bị lật đổ và tạo nên dòng nghiệp lớn. Nhưng khi con người giác ngộ về tâm pháp tối thắng là chủ thể của nghiệp vụ chuyên môn, thì nghiệp vụ chuyên môn ấy trở thành những phương tiện chính thống và đi vào hệ thống cửu kinh minh triết. Chúng ta phải xác định rõ chỗ này để thấy rõ về Thiên Ma ngũ thông và Như Lai vô lậu tận thông. Như Lai vô lậu tận thông là đã đạt đến trình độ tâm pháp tối thắng và hoàn toàn thắng phục được vạn tâm, vạn pháp mà không bị chi phối bởi vạn tâm và vạn pháp.
Như vậy đây là một thể trạng thực tướng, nhưng nếu nặng về nghiệp vụ chuyên môn và cho rằng nghiệp vụ chuyên môn là chủ thể, là con đường cứu cánh, hoặc nó là đích thực của giá trị đời sống của tính cứu cánh thì hoàn toàn nghiệp vụ chuyên môn ấy không có tính cứu cánh. Vì sao? Vì nghiệp vụ chuyên môn nó vẫn là nghề nghiệp, dù cho chuyên môn ở các công trình vĩ đại nhất có thể là không gian học, hoặc là toán học ở cấp độ cao nhất mà không trở về tâm pháp tối thắng thì các hệ thống chuyên môn ấy đều có thể biến đổi.
Đối với chúng ta là người Công Luật thì phải đặt vấn đề tâm pháp tối thắng trước nghiệp vụ chuyên môn. Và tâm pháp tối thắng vẫn là chủ thể của nghiệp vụ chuyên môn. Chúng ta phải xác định rõ chỗ này để thấy đâu là Thiên ma 3 tuần và đâu là Như Lai chính thống.
Như vậy trong mặt bằng của duy ngã đại thể thì cũng chia ra 2 phần là tâm pháp tối thắng và nghiệp vụ chuyên môn là 2 thể trạng rất cần thiết trong đời sống của duy ngã đại thể. Nhưng mà lấy tâm pháp tối thắng làm chủ thể cho nghiệp vụ chuyên môn, và hoàn toàn nghiệp vụ chuyên môn bị khuất phục bởi tâm pháp tối thắng. Vì sao? Vì nghiệp vụ chuyên môn không tách rời hiểu biết và không tách rời tri thức ánh sáng để thực hiện nghiệp vụ chuyên môn. Nhưng khi tri thức ánh sáng còn phải chịu các vòng độ chuyển động biến đổi, thì nhất định chúng ta sẽ mất tính cứu cánh trong đời sống của thế giới nhị nguyên.
Như vậy đứng trên hệ thống cửu kinh minh triết thì nghiệp vụ chuyên môn vẫn là nền tảng, nhưng muốn đạt được giá trị cứu cánh trong nghiệp vụ chuyên môn ấy thì con người phải trở về với tâm pháp tối thắng và tùy theo tăng độ và thành tựu giá trị chính vị trong hệ thống chính thống ở mức độ nào, thuộc về quả gì của tâm pháp tối thắng đối với sự nghiệp chuyên môn.
Phần nghị luận:
Ngài bảo ông Chơn Ngọc Biện Hộ trình bày.
Ông Chơn Ngọc Biện Hộ: Thưa Cha, tâm pháp tối thắng là chủ thể quyết định cho sự nghiệp chuyên môn chính thống. Thì đây là một phẩm kinh rất quan trọng đối với mặt bằng duy ngã đại thể. Như Cha đã khai thị cho chúng con đã thấy được. Nếu con người chúng ta lệch tâm, hoặc lệch quĩ đạo của trung tâm thì hoàn toàn không dung thông và thống nhất được tâm pháp. Thì không thể thực hiện được sự nghiệp chuyên môn mang tính cứu cánh.
Như vậy con người muốn thực hiện sự nghiệp chuyên môn đi vào quĩ đạo chính thống và đem lại hạnh phúc cho nhân loại, thì con người phải thực hiện sự nghiệp tu chính để thống nhất được tâm pháp. Con hiểu rằng về tính chủ quan của con người là phải luôn luôn hướng về chân tâm ánh sáng và thành đạt được những giá trị cao nhất của hạt tâm lý tính thì mới có được một hạt tâm tròn đủ. Đó là thống nhất giữa tâm và pháp. Mà pháp ở đây là nói về tính khách quan của tất cả những định luật, qui luật và công luật. Như vậy giữa hạt tâm chủ quan của chân tính được thống nhất cùng tất cả những định luật, qui luật và Công Luật của Thống Hóa và đi thuận theo vận luật tuần hoàn chu kinh để tiến hóa trong những định luật đó thì nhất định chúng con sẽ có những tâm pháp tối thắng. Và tâm pháp tối thắng đó là chủ thể để quyết định cho sự nghiệp chuyên môn được trọn vẹn và chính xác, đúng đắn và vô lệch. Thì sự nghiệp chuyên môn ấy mới đem lại hạnh phúc cho con người trên mặt trạng nhị nguyên.
Ngài dạy, như vậy sự nghiệp chuyên môn hoàn toàn trở thành phương tiện và bản chất của nó là phương tiện. Thì tâm pháp tối thắng là nguồn ánh sáng tổng tụ để quyết định hệ thống chuyên môn. Một khi con người không giác ngộ, không thấy được giá trị tâm pháp tối thắng mà lại vọng động cho rằng sự nghiệp chuyên môn là tính cứu cánh rồi chạy theo nó thì hoàn toàn đã bị sụp đổ trong tính chuyên môn ấy. Và đồng thời có thể biến đổi giá trị tính chuyên môn ra các dòng nghiệp nguy hiểm nhất. Ví dụ như các nhà bác học mà họ không về tâm pháp tối thắng để thực hiện công trình chuyên môn thì tất cả những chuyên môn ấy sẽ bị giới hạn, hoặc bị biến đổi rất lớn trong đời sống nhị nguyên.
Nên thường là những ai cho rằng sự nghiệp chuyên môn là cứu cánh và chạy theo nó thì hoàn toàn sẽ bị gãy nhịp, nhất là ở giai đoạn biến cố. Vì mất tâm pháp tối thắng thì cũng không thể giữ được sự nghiệp chuyên môn và đồng thời chuyên môn ấy sẽ biến đổi thành những dòng nghiệp nguy hiểm nhất. Mà đối với các thế giới nhị nguyên đều bị trầm luân trong các hệ thống ấy.
Ngài bảo ông Chơn Quốc Chính Thống trình bày.
Ông Chơn Quốc Chính Thống: Thưa Cha, con xin chứng minh có 3 vấn đề để nói lên tâm pháp tối thắng là chủ thể của sự nghiệp chuyên môn.
Thứ nhất: Về nguyên lý Thống Hóa 3 kinh trục nếu không có tâm pháp tối thắng thì không bao giờ có thế giới và loài người hôm nay. Thì thế giới loài người mà cụ thể là duy ngã vạn pháp hoặc là duy ngã nhân bản là tác phẩm hoàn chỉnh nhất trong thế giới nhị nguyên, mà các trí thức kinh điển cho rằng đây là kỳ quan vĩ đại nhất của vũ trụ.
Thứ hai: Đối với mặt bằng nhị nguyên thì hạt tâm lý tính tính ánh sáng, đó là chủ thể của tất cả các hệ thống chuyên môn.
Thứ ba: Đối với tâm pháp tối thắng mà hiện nay Cha đang có đây là quyết định cho sự nghiệp chuyên môn trong thế giới nhị nguyên. Bởi chính tâm pháp tối thắng là tinh hoa toàn thiện nhất để quyết định về sự an lành cho nhân loại. Còn đối với Thiên ma 3 tuần và tất cả những con người dù là tri thức nhưng nếu họ chưa trở về với tri thức kinh điển. Thì chuyên môn ấy hoàn toàn sẽ làm xé nát và đảo lộn thế giới nhị nguyên này. Vì nó hoàn toàn làm cho những ý niệm ma quỉ và luôn luôn nó chuyển động lệch lạc của tâm vô thường và ý biến động trong nghiệp thức cưu mang.
Như vậy đây là một đề kinh nói lên tính thành tựu của Cửu Kinh Minh Triết, vì muốn chuyên môn hóa hành tinh thì chúng ta phải trở về Tâm vật hội tụ kinh. Có nghĩa là thành tựu tâm pháp tối thắng.
Ngài dạy, tâm pháp tối thắng là thắng pháp nghịch biến và đối xứng các pháp không nghịch biến và tương ưng với các pháp của sự chuyển động hóa mà không ly trục thì mới có sự nghiệp chuyên môn trọn vẹn.
Định nghĩa của tâm pháp tối thắng: Là thắng phục các pháp, điều ngự các pháp và không cho các pháp đi theo những quy trình nghịch thì chúng ta mới có một sự nghiệp chuyên môn hoàn hảo.
Nếu tâm pháp không đứng trên tinh thần tối thắng thì nhất định sẽ bị dòng chuyển động của các hệ thống lập thể và biến đổi không cùng tận ấy có thể tạo ra sự lũng đoạn về tâm pháp và cuối cùng tất cả những hệ thống chuyên môn có thể đi lệch quĩ đạo và đi vào con đường chết.
Như vậy sự nghiệp chuyên môn không thể tách rời tâm pháp tối thắng để tồn tại sự nghiệp chuyên môn trên mặt bằng duy ngã đại thể và trong thế giới nhị nguyên. Vì vậy, nếu nhân loại không có tâm pháp tối thắng mà làm sự nghiệp chuyên môn, thì chuyên môn ấy nhất định sẽ đi lệch và đó không thuộc về Cửu Kinh Minh Triết.
Ngài bảo ông Chơn Hoàng Quang Quân trình bày.
Ông Chơn Hoàng Quang Quân: Thưa Cha, con xác định rằng muốn có được tâm pháp tối thắng, thì nghiệp vụ chuyên môn ở chiều thuận chính là nền tảng vững chắc nhất để đạt được tâm pháp tối thắng. Thí dụ như các nhà tiến sĩ khoa học người ta luôn luôn cải tạo được thiên nhiên và làm tất cả những công trình có lợi cho nhân loại, thì đây chính là nền tảng để đi về tâm pháp tối thắng.
Ngài dạy, chúng ta phải hiểu rằng: Tâm pháp tối thắng và nghiệp vụ chuyên môn là 2 thể trạng thống nhất với nhau mà không  thể tách rời nhau. Nếu chuyên môn ở một đơn vị nhỏ nhất thì vẫn có giá trị của tâm pháp tối thắng trong đơn vị nhỏ nhất đó. Như vậy chúng ta không thể tách rời ra, vì nếu ta làm nghiệp vụ chuyên môn mà không có tâm pháp tối pháp, thì chừng nào mới đến tâm pháp tối thắng? Nhưng khi ta làm nghiệp vụ chuyên môn theo sự hiểu biết và giác ngộ của chiều thuận thì đó là một ý niệm tư tưởng tối thắng, là trí huệ tối thắng. Còn một khi ta đem tư tưởng ảo tưởng để làm chuyên môn thì không có tâm pháp tối thắng và chuyên môn đó sẽ bị sụp đổ. Vì vậy mà người ta thường nói với nhau rằng: “Muốn làm gì thì phải có cái tâm”. Như vậy thì bản chất gắn liền của tâm pháp tối thắng đối với sự nghiệp chuyên môn là không tách rời nhau. Thì không thể nói: để tôi làm công việc chuyên môn thì mới có tâm pháp tối thắng; hoặc để tôi có tâm pháp tối thắng thì mới làm công việc chuyên môn, thì cả 2 đều không được.
Như vậy tâm pháp tối thắng và nghiệp vụ chuyên môn là 2 thể trạng luôn luôn gắn liền nhau từ chuyên môn thấp nhất cho đến đỉnh cao nhất cũng như thế. Thì chúng ta mới có con đường cửu kinh chuyên môn hóa.
Ngài hỏi ông Chơn Minh Ứng Hội: Nếu làm nghiệp vụ chuyên môn mà không có tâm pháp tối thắng thì chuyên môn ấy như thế nào?
Ông Chơn Minh Ứng Hội: Thưa Cha, nếu nghiệp vụ chuyên môn mà không có tính ánh sáng và mục đích cứu cánh thì chuyên môn ấy là hủy diệt. Vì vậy các nhà khoa học nếu làm được chuyên môn mà đem lại lợi ích cho nhân loại thì thuộc về tâm pháp thù thắng và chuyên môn đó sẽ được tồn tại.
Ngài dạy, thí dụ như ông Nobel đã đưa ra giải Nobel Hòa Bình. Có nghĩa là: Nếu ai làm được những điều tốt lành cho nhân loại, thì người đó là có tâm pháp thù thắng. Còn nếu làm ngược lại thì không có tâm pháp thù thắng và có thể xảy ra chiến tranh. Thì giải Nobel là đại diện cho tâm pháp thù thắng trong hệ thống chuyên môn.
Như vậy chuyên môn là nhằm phục vụ và đem lại lợi ích cho nhân loại, nhưng con người lại dùng nó để đánh giết nhau thì hoàn toàn không có tâm pháp thù thắng. Vì thế nếu chuyên môn mà tách rời tâm pháp thù thắng thì chuyên môn ấy tỉ lệ cứu rất nhỏ mà tỉ lệ hại rất lớn. Thí dụ như một nhà giáo hoặc một bác sĩ thì chuyên môn của họ cứu người là chính, còn việc ổn định đời sống kinh tế cho mình là phụ. Nhưng nếu không có tâm pháp tối thắng thì họ sẽ làm ngược lại. Tức là họ lấy ổn định kinh tế cho mình là chính, còn việc cứu người là phụ. Như thế thì nó đã tách rời ra giữa tâm pháp tối thắng và nghiệp vụ chuyên môn, nên chuyên môn ấy trở thành ảo. Như vậy những ai đem ý niệm tư tưởng ảo để làm chuyên môn, tức là chạy theo dòng nghiệp để làm chuyên môn, thì hoàn toàn bị sụp đổ trong hệ thống chuyên môn và chuyên môn không có tính cứu cánh.
Như xã hội ngày nay có rất nhiều người làm nghiệp vụ chuyên môn mà không có tâm pháp tối thắng, nên hậu quả là đem lại mọi sự đau khổ cho nhân loại này.
Ngài hỏi ông Trí Bình: nghiệp vụ chuyên môn có tách rời tâm pháp tối thắng không?
Ông Trí Bình: Thưa Cha, con người muốn làm điều gì, thì trước tiên phải có cái tâm định chiếu thì việc làm đó sẽ đem lại lợi ích cho mọi người. Còn nếu tâm mình vọng tưởng, bị lệch lạc thì việc làm đó sẽ không có kết quả và sẽ gây hại cho mình và cho người.
Tâm pháp tối thắng và nghiệp vụ chuyên môn con ví dụ như một cái cây, thì tâm pháp tối thắng là gốc cây, còn nghiệp vụ chuyên môn là cành ngọn. Nếu ta đi từ gốc lên ngọn thì rất vững chắc. Còn nếu ta đi từ ngọn về gốc thì mất nền tảng của gốc. Thì chắc chắn sẽ bị ngã đổ khi gặp giông tố.
Ngài khen: Hay lắm!
Ngài hỏi ông Chơn Lê Phụng Thi: Nếu nghiệp vụ chuyên môn không thống nhất tâm pháp tối thắng thì chuyên môn đó có đem lại hạnh phúc cho nhân loại không?
Ông Chơn Lê Phụng Thi: Thưa Ngài, nếu chuyên môn mà tách rời tâm pháp tối thắng thì chuyên môn đó họ chỉ làm lợi ích cho bản thân họ mà không có sự lợi ích cho cộng đồng xã hội.
Ngài dạy, như vậy bài học này là hiện thực hóa trong đời sống của tâm và vật, và phân giải hệ thống thống nhất giữa tâm và vật. Thì bài này thuộc về kinh 6. Tức là tâm pháp tối thắng và nghiệp vụ chuyên môn là sự thống nhất mà không ly thoát tính thống nhất ấy thì mới có tối thắng trong sự nghiệp và có một sự nghiệp chuyên môn ổn định trong sự nghiệp tối thắng.
Ta đưa ra một cái cây cành nhánh xanh tươi, thì cành nhánh ấy luôn gắn liền với gốc và gốc cây gắn liền trong phần tinh hoa tổng thể của địa đại. Như vậy ta có thể đưa tính đại diện về tổng thể siêu sắc năng là gốc và hệ thống lập thể là ngọn. Thế thì tất cả những hệ thống lập thể là từ gốc đó mà ra.
Bây giờ Ta nói các lập thể mà tách rời hệ thống tổng thể tinh hoa của đất thì các hệ thống lập thể ấy sẽ không còn tồn tại trên hành tinh này.
Chúng ta thấy rằng tất cả những bài học đều nói lên tính hội tụ giữa tâm và vật. Có nghĩa là tâm pháp tối thắng và nghiệp vụ chuyên môn đã được thống nhất. Như vậy nếu chuyên môn ở lĩnh vực nào thì thành công ở lĩnh vực đó. Nếu thống nhất về nghiệp vụ chuyên môn giáo dục thì thành công về giáo dục, hoặc nếu thống nhất về nghiệp vụ chuyên môn công nghiệp thì thành công về công nghiệp… Cho đến các hệ thống chuyên môn về văn hóa, chính trị, quân sự đều được thành công cả.
Như vậy, một tướng tài thì người ta có tâm pháp tối thắng với chiến lược quân sự. Thế thì ông Khổng Minh là tâm pháp tối thắng với chiến lược và các kế sách cao nhất.
Như vậy tâm pháp tối thắng và nghiệp vụ chuyên môn đối với trường Cửu kinh minh triết là đã được thống nhất trong Tâm vật hội tụ kinh. Vì Tâm vật hội tụ kinh là kinh quyết định cho tính toàn khai và sự nghiệp tổng thể của hệ thống Duy ngã đại thể.
Bài học này nhằm giải quyết những vấn đề thuộc về ảo, thuộc về dòng nghiệp ảo lầm lẫn của ý thức phân biệt và giải quyết về sự nhìn nhận trái ngược đối với hệ thống Thống hóa và sự nghiệp chính thống hóa trong đời sống chuyên môn hóa của Cửu kinh minh triết.
Như vậy, Cửu kinh minh triết là giải trình, giải mã và giải phóng. Nghĩa của giải trình là trình bày tổng thể, nghĩa của giải mã là tất cả những mã số ẩn và ẩn sâu trong đời sống của các hệ thống bí sô thuộc về mật thể của ánh sáng siêu sắc năng. Thì được giải mã trong hệ thống Cửu kinh minh triết và bày tỏ sự thống nhất của hệ thống chính thống nhằm giải phóng tất cả những vấn đề ảo tưởng. Như vậy, Cửu kinh minh triết là hệ thống chính thống và thống nhất của hệ thống chính thống đối với đời sống của nhị nguyên và nhất nguyên.

¯ Lời Phụ Nguyên điểm thị
Vọng tức là cái bóng, nhưng vì có hình nên mới có bóng. Thì chúng ta phải bắt cái bóng trở về với hình thể của nó, rồi từ đó chúng ta mới trở về cái gốc hóa hình vạn pháp, là chúng ta trở về sự sống thật của chính ta. Nếu chúng ta tiếp tục vọng là chúng ta tiếp tục nỗi trôi bềnh bồng và lăn xoay theo định nghiệp, chịu luân hồi sinh tử.
Đức Thích Ca Mâu Ni Ngài nói tuyệt đối là đúng hoàn toàn, vì Ngài có con mắt thống quang đại ngã để nhìn rõ về vạn pháp, nghĩa là Ngài đã thành tựu thông suốt về sinh tử minh. Ngài đã thấy được tất cả các pháp hữu lậu và vô lậu, Ngài đã hoàn chiếu và dung chứa được ánh sáng tròn đủ của các pháp hữu lậu và vô lậu. Ngài đã làm chủ được tất cả các pháp hữu lậu và vô lậu. Chúng ta phải theo con đường này là con đường Ngài đã phán quyết: “Ngưu quốc sắc lữ thành đạt” và con đường mà đức Thích Ca đã phán quyết về duy ngã vạn pháp kinh. Con đường này là con đường duy nhất của nhân loại, nhân loại sẽ đi trên con đường cửu kinh minh triết để tiến đến đỉnh cao của nền văn minh thế giới.
Ngoài cửu kinh minh triết thì khó có thể đưa nhân loại đến nền văn minh thế giới, vì sao? Vì từ xưa đến nay nhân loại hô to văn minh nhưng chẳng qua là văn minh của cái vỏ, văn minh ở một chiều chứ chưa có nền văn minh tròn đủ của tính chất và giá trị cho một nền văn minh tổng thể. Như vậy, cửu kinh minh triết là đem lại một nền văn minh tổng thể và đời sống của toàn thể đại thể. Cửu kinh minh triết là mang tính đại hóa toàn khai. Như vậy, đến một thời kỳ cấp thượng trong sự nghiệp hóa từ hạ qua thượng, từ phá hoang qua lập nguyên, từ xé bỏ sự cân bằng của ý thức về cộng sản và tư bản và các vận động về sử nghiệp của nhân loại ở trong mỗi thời kỳ, thì đến đây là thời kỳ nguyên đại lớn nhất đúng như lời đức Mẹ Quan Thế Âm đã dạy cho chúng ta. Chúng ta làm công việc này là công việc của một nền tảng Tổ phụ, là xây dựng và kết tập một bồn kinh lớn. Khi xong kho tàng này, chúng ta để lại cho những vị đại Thánh là những chính vị rất cao, cũng giống như các vị tổ Ca Diếp hay tổ Đạt Mạ vậy. Các Ngài sẽ đến để tiếp tục sự nghiệp này, để đem đến sự vinh quang to lớn hơn nữa.
Sự nghiệp Phá Điền là tính chất công án hóa liên trùng, là một sự chuẩn bị rất đầy đủ, tức là ai đi trước, ai đi sau, ai đi tiền phong, ai đi hậu duệ nó đã rõ ràng ở trong Công Luật này rồi. Cho nên Mẹ chia phân cho ngũ Thánh thì tính bền vững là 5 trăm năm và 1 ngàn năm chính pháp. Như vậy chính pháp này sẽ được loan tỏa cả vùng Đông Nam và dần dần đi khắp cùng cả thế giới.
Trong tương lai, núi Bia trở thành một ấn tích, có thể nói núi Bia là nguyên lý khởi điểm cho ánh sáng minh triết đầu tiên trên đất nước Việt Nam này.
Chúng ta phải thấy rằng đức Thích Ca Như Lai đã đưa 3 tạng kinh ra và hoàn toàn đúng đắn như vậy nên mới tồn tại hơn 2500 năm rồi. Còn cửu kinh minh triết chúng ta ra đời thì phải có một tuổi thọ tương đương chứ không bao giờ có chuyện mất đi. Vì cửu kinh minh triết không phải là một đoàn xiếc đi từ nước này qua nước kia để xiếc xong rồi đi nghỉ, nó cũng không phải là ảo thuật mà là một công trình siêu hiện thực trong đời sống của chân tính ánh sáng có tính minh triết hóa kinh điển. Nó đã hóa lập được những công trình biện chứng và xây dựng trên đất nước, xây dựng trên một vùng địa linh có tính ấn tích giống như thời đức Phật Thích Ca ở tại thế, xây dựng đạo tràng ở tại Kỳ Xà Quật vậy. Thì giá trị lập địa mang tính chất kinh điển ấy sẽ tồn tại cho đến lâu đời, điều đó hoàn toàn tuyệt đối. Như vậy, đoàn người chúng ta đang đi trên con đường gọi là Tổ Phụ Bồ Lai Kinh.
Bồ Lai Kinh là gì? Là kinh đã trở lại lập bồ và bắt đầu lập tổ trở lại, vì thời kỳ mà đức Từ Phụ đã đi qua của chu trình quay bánh pháp và đã đến một thời kỳ mà nền khoa học hiện đại ra đời cùng nhiều chủ thuyết phân hóa, hệ thức bị manh nha, chiến tranh ở đại loạn, địa cầu bị hoang mạt. Thì mới có phá hoang lập nguyên để lập tổ phụ, để thực hiện một công trình đại hóa và từ đó là bắt đầu một niên đại mới. Đó là ý chỉ của Công Luật vũ trụ cùng Thống hóa. Nên mới thiết lập ra đại bí tướng. Việc đại bí tướng xuất hiện là có một đại sự nhân duyên, có một tổng sử về Công Luật hóa trong lịch sử và có một kỷ nguyên sử trong quá trình lịch sử thì mới có lập bí tướng. Nên Mẹ nói: “âm dương bào tạng là biểu tượng Châu Á, duy nhất thế giới”. Lập âm dương bào tạng là lập bí tướng để làm con dấu. Nhưng lập cửu kinh minh triết là lập đại tràng kinh để tổng bồ kinh được xuất hiện. Còn lập địa linh nhân kiệt là lập pháp khí cả hàng tỉ năm trãi qua để chuẩn bị cho sự nghiệp này.
Đây là vùng địa linh mang tính tam bửu mà Mẹ đã nói: Địa linh tam bửu là địa linh quan trọng nhất trong các địa linh. Núi Chúa là thượng thanh, núi Bia là ngọc thanh, biển hồ là thái thanh. Địa linh này cũng được gọi là địa linh tứ lam, tức là hội tụ của 4 quần thể gồm: biển, núi, sông, đồng. Được gọi là hải lam, sơn lam, giang lam và điền lam.
a

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!