Thứ Hai, 27 tháng 5, 2013

Điểm Triết

- Nếu cộng nghiệp đại thể là thiện nghiệp thì ắt phải sinh ra minh quân. Nếu cộng nghiệp đại thể là phát sinh ra nhiều ác nghiệp và bá nghiệp bất tương ưng, thì nhất định sẽ sinh ra một hôn quân.
- Hôn quân và minh quân sẵn sàng xuất hiện trong mọi cộng nghiệp đó và cùng hưởng phước hoặc cùng chịu tội riêng hoặc chịu chung. Thí dụ cộng nghiệp của tội chung là cùng nhau quyết giết một con người, thì tỉ lệ người chủ mưu phải chịu nặng nhất. Còn người cùng cộng sự thì tùy theo mức độ và cộng nghiệp thiện nghiệp cũng như thế.
- Việc mà thế giới cộng nghiệp đã trãi qua nhiều đời để kết tinh vì những chiến quốc phân hóa và đã tạo ra sự xung đột của nhiều đời kiếp thì có khả năng là sinh ra một bạo chúa để thống nhất các đất nước bị phân chia. Như trường hợp của Tần Thủy Hoàng đã ra đời và thực hiện gôm thu lục quốc.

Nếu xét về tội và công của Tần Thủy Hoàng thì Thống hóa sẽ xét về chu trình kín có thể thăng hoa hoặc giảm đi thì điều này thuộc về bí mật.(thí dụ: công 3 tội 7 hoặc công 7 tội 3). Nhưng đứng trên biện chứng pháp về một bạo chúa thì không thể nào có siêu thoát. Mà bạo chúa là để hành tung trên giá trị cộng nghiệp của đại thể và phân định giá trị cộng nghiệp của đại thể đối với bạo chúa.
Những ngôi sao Sát tinh vương sẽ xuất hiện trong bầu trời đen và trong mặt bằng của các ác tính, chứ không thể xuất hiện trong các ngôi sao kinh điển.
Thế giới mạt sẽ xuất hiện sự bất tương ưng với giá trị các ngôi sao không tương ưng. Đó là định luật chuyển động và hình thành của thành trụ hoại không, mà không thể tách những giá trị bất tương ưng để có những điều đó.
Nếu thế giới tương ưng thì được sinh xuất, thế giới bất tương ưng sẽ bị hủy diệt. Đó là định luật không thay đổi. Như vậy, nó phải có những mối quan hệ nhân duyên giữa chủ và thể, giữa vua và tôi hoặc giữa đầu não và hệ thống .
Như vậy, Thống hóa không áp đặt một bạo chúa nào đến để trị vì nhân loại, mà cộng nghiệp của chúng sinh đã hình thành ra nó.
Nếu cơ thể của chúng ta ăn phải những độc tố, thì chất độc ấy lâu ngày sẽ hình thành ung thư. Thì ung thư ấy là do chúng ta không tinh lọc từ thức ăn, chứ không phải là Thống hóa áp đặt đưa chất độc vào trong đời sống của thân thể chúng ta. Thì chúng ta không có quyền đổ thừa cho Thống hóa.
BỔ SUNG
10 CƠ SỎ NHÂN DUYÊN CỦA PHẬT
10 sở nhân duyên là 10 sở hóa mà đối với chư Phật ứng dụng để chuyển tải chính pháp vào đó. Như vậy, bản chất Công Luật là không bị ngại trong các sở nhân duyên đó. Nếu nghịch thì độ theo nghịch, thuận thì độ theo thuận. Đứng trên mặt bằng thì mười sở nhân duyên là đại diện cho bản chất tổng thể duy ngã.
Trong mười sở nhân duyên ấy khi chưa thành Phật thì tất cả đều là chúng sinh. Nên 10 sở nhân duyên là lợi khí ở trong chu trình thuận mà đối với chư Phật độ và có thể các bậc tôn giả độ.
Như vậy, chấp nhận 10 sở nhân duyên là chấp nhận mặt bằng của hệ thống chuyển hóa và thành lập cơ cấu hệ thống duy ngã.
- Từ mặt bằng hệ thống duy ngã nguồn gốc của ông bà cha mẹ để chúng ta tìm về với nguồn gốc của Thống hóa vũ trụ.
- Như vậy, nguồn gốc tối thượng của chúng ta là Thống hóa vũ trụ, đó là gốc thứ nhất.
Là con người thì phải có tổ quốc và ai là người khai sinh ra tổ quốc ấy để chúng ta thành lập thân thể trên đất nước đó. Ví dụ như chúng ta là người Việt Nam thì phải tôn vinh Thánh Tổ Hùng Vương, đó là gốc thứ hai.
Là con người thì phải có họ tộc, tức là tổ tiên ông bà cha mẹ của chúng ta, đó là gốc thứ ba.
Đó là 3 gốc chung một gốc. 3 gốc ấy để làm sáng tỏ chung của sự nghiệp cửu kinh. Vì dù cho có trăm ngàn họ tộc, thì mục đích đầu tiên là làm sáng tỏ cho tổ tiên của họ và tiếp đến là làm sáng tỏ tổ quốc của họ. Thì chúng ta thấy rằng trong cái chung nó luôn có giá trị của cái riêng và trong cái riêng nó có giá trị của cái chung. Như vậy, chính pháp rất hài hòa trong giá trị chung và riêng.
Như vậy, duy ngã đại thể hoàn toàn ở trong mười sở nhân duyên hóa và đạo tràng nhờ mười sở nhân duyên hóa đó mà thành lập được đại thể đạo tràng duy ngã đại thể.
Đối với Như Lai luôn coi trọng việc lo lắng và độ đàn cho tổ tiên ông bà cha mẹ, cô dì chú bác, anh chị em trong họ tộc của mình. Nên Như Lai nói nếu những nhân duyên thuộc họ tộc của ngươi mà ngươi không độ được, thì đối với chúng sinh chung chung không thuộc họ tộc thì làm sao ngươi độ.
Cho nên đây là một điều đích thực trong cuộc sống. Nếu chúng ta chưa làm được hoặc không làm được thì khó mà độ được chúng sinh.
Vì vậy nên 10 sở nhân duyên thuận thì việc hành giả của sở nhân duyên đối với hạt tâm lý tính sẽ ưng đậu trên phương diện trợ thủ và cấp thiết trên con đường chính pháp. Và nếu không có nghịch độ tận thì hành giả trên 10 sở nhân duyên đó được lập đạo tràng trên hệ thống duy ngã đại thể. Còn nếu mười sở nhân duyên nghịch thì chính tất cả hành giả đều phải kẹt ở mười sở nhân duyên và khó khăn khổ sở cũng từ đó mà ra.
BỔ SUNG
ÂM DƯƠNG TUẦN HOÀN CHUYểN HÓA TỔNG THỂ TINH HOA, THÀNH LẬP DUY NGÃ VạN PHÁP KINH
Duy ngã ở đây chúng ta có thể nói là tổng thể tinh hoa hóa. Thế thì các loài vẫn có được duy ngã. Vì có sự sống là có duy ngã, nhưng ở những cấp độ thấp như li vi duy ngã, vi tế duy ngã, tế tế duy ngã, nhân tế duy ngã và nhân tế duy ngã là biện chứng pháp của loài người.
Bảy bước chân của đức THích Ca Mâu Ni là biểu trưng cho thất đại hội hóa. Tại sao Ngài không bước 8 hoặc 9 bước mà lại bước 7 bước? Là vì Ngài muốn nói trọn vẹn tổng hàm hoa trong sự nghiệp hóa của thất đại và hoàn thành không tách thất đại hóa để có tổng thể tinh hoa.
Ngài đi trên hoa sen, nghĩa là lấy hoa sen làm biểu trưng. Vì Ngài đã thống nhất được tinh hoa hóa của giá trị cao nhất và đồng thời Ngài đã làm chủ được sn hóa đối với lĩnh vực Thống hóa.
Xét về liên tịch chiếu thì “chân không đại” là chúng ta thấy chữ đại mà không thấy được chân không. Tức chân không của đại, chữ đại ở đây là đại thể chân tính, hoặc đại chiếu chân tính, hoặc là đại thống chân tính, hoặc là vô cực thống chân tính, hoặc là bất biến thể chân tính. Thì đây là phần nhất nguyên.
Vậy loài người đã biểu trưng cho duy ngã đại thể và duy ngã tổng quan. Còn các loài kia thì còn trong cảm thọ và đang tiếp tụ tăng trưởng để đi đến chỗ tròn đủ của hạt nhân duy ngã, thì đó gọi là tăng trưởng độ của qui trình chuyển hóa của vạn pháp kinh.
Vạn pháp kinh không đơn giản là một đơn vị năng lượng tinh hoa hóa, mà là tổng năng lượng của giá trị tinh hoa để hình thành duy ngã vạn pháp.
Phần 1: Là nói rõ về hệ thống thống nhất của nhất nguyên.
Phần 2: Là phần hiện hữu trong đời sống của thế giới nhị nguyên.
Phần 3: Là từ duy ngã của hạ thừa đi dến trung thừa, thượng thừa và trở về Tâm Vật Hội Tụ Kinh để thống nhất giá trị tròn đủ của nhị nguyên và nhất nguyên.
Phần 4: Là âm dương tuần hoàn chuyển hóa tổng hàm hoa lập duy ngã vạn pháp kinh. Là phần trình bày rõ ràng về hệ thống cơ cấu của duy ngã chính pháp kinh. Tức vạn pháp ở đây là từ pháp tính hình thành ra pháp thể và có kinh quĩ thống nhất. Ví dụ kinh quĩ của thái dương hệ thì lấy mặt trời làm đại diện cho giá trị chủ thể của trung tâm và các hành tinh phải quay theo mặt trời để tồn tại. Ta thấy từ một hạt bụi, một hư lân, một vi trần đều có kinh quỹ, thì muôn sự, muôn việc trên đời này đều có kinh quỹ. Nói chung tất cả vạn pháp nằm trong hệ thống đều có kinh quỹ để tích tụ tinh hoa và chuyển động hóa tinh hoa để thành lập được hệ thống cơ cấu.
Khi ý thức còn ở chỗ đối đãi phân biệt là chưa trở về A lại da tổng thức còn bị kẹt trong ý thức mắt tai mũi miệng thân ý, thì hoàn toàn chưa có tổng thức. Khi chưa có tổng thức là chưa trình bày được giá trị hệ thống Thống hóa đối với thống thức chân quang, Trung Tâm Vạn Năng và oai âm dương vạn tỏa.
Nếu cho vũ trụ như một ông thần vĩ đại nhất, biến hóa và áp đặt tất cả mọi quyền của con người và thậm chí là bắt con vật phục vụ cho con người và con người phục vụ cho thượng đế. Sự áp đặt đó là phi chân lý trong hệ thống Thống hóa và bản chất bình đẳng đối với các loài không có. Chính vì vậy mà các loài thấp hơn loài người bị chết chóc và điêu linh do loài người tạo ra.
Nếu đứng trên minh triết của Công Luật thì có định luật hỗ tương trong hệ thống Thống hóa, tức trời đất sinh cỏ phải có con ăn cỏ, mà trời đất sinh con ăn cỏ phải sinh con ăn thịt. Đó là một hệ thống bảo trù có tính chất tồn tại trong sinh thái và tiến hóa trong tính ánh sáng của hạt tâm lý tính về mawtk lập tính. Dù lập thể có tan biến đi mà nó làm được công việc bảo trù và hỗ trợ làm y như hệ thống ấy, là làm tăng trọng giá trị lý tính. Thì hành động đó là hành động có giá trị trong cơ cấu hệ thống.
Về lực hấp dẫn tất yếu của giá trị hóa trong tính nguyên lý, thì dù mặt xấu hay tốt nó vẫn bảo lưu giá trị tinh hoa để tồn tại giá trị tinh hoa đó và hạt tâm lý tính theo đó mà được bốc sáng trong không gian và vũ trụ.
Đây là một trong những bài học có tính thuyết phục cao nhất trong đời sống của thế kỷ 21, là thế kỷ của Cửu Kinh Minh Triết và cửu trù hồng phạm, là một chân lý vĩ đại nhất của nền khoa học đại ngã, đối với khoa học thực nghiệm phải quay đầu trở về với Thống hóa để làm khoa học đúng nghĩa của nó và không bị biến đổi về nền khoa học đó, thì loài người mới được sống trên hành tinh này. Còn không là sẽ bị chết chóc và điêu linh bởi một nền khoa học đỏ quái ác.
17/9/ Canh Dần
Vạn Pháp duy tâm tạo – Đạo Luật duy tâm khai
Ta phải hiểu rằng tâm là một hệ thống trung tâm có thể chia 3 phần gọi là thượng – trung – hạ.
Chúng ta đã học duy tâm thượng Trung Tâm Vạn Năng – Duy tâm hạ ý thức tương tác.
Đạo luật duy tâm khai. Nếu sự khai hóa của trung tâm không có, liệu chúng ta có ý niệm, có tưởng thì có khai được hay không?
Bây giờ nói rằng Ngài Ngọc Đảnh ra khai đạo. Nếu như gốc của vũ trụ không có đạo, thì Ngài Ngọc Đảnh có khai đạo được hay không? Hoặc nếu gốc vũ trụ không có đạo thì Đức Thích Ca hoặc Đức Ki Tô ra khai đạo được hay không?
Như vậy, chúng ta bèn niệm về vấn đề vạn pháp duy tâm tạo. Nhĩa là duy tâm thượng trung tâm vạn tạo, mà duy tâm hạ là ý thức tạo. Như vậy, ý thức tạo là nhân bản. Còn trung tâm tạo là chủ thể của nhân bản. Thế thì ý thức nhân bản tạo ấy phải có nguồn của hệ thống tạo. Nếu chúng ta làm lệch cái nguồn của hệ thống tạo, thì thứ tạo do ý thức tạo ấy có phải là chân tâm hay không? Thì ĐứcThích Ca bèn nói không phải là chân tâm . Vì sao? Vì ý thức tạo đã đi lệch làm sai biệt và không có tính chất về giá trị của lõi trung tâm, thì đó là vọng tâm. Như vậy, đất nước gió lửa là ý niệm, là tư tưởng chúng ta sinh nó ra. Hay là đất nước gió lửa là Trung Tâm Vạn Năng sinh nó ra.
Như vậy, sự nhầm lẫn của những người học Phật là do vọng tâm sinh ra đất nước gió lửa.
Vạn pháp duy tâm tạo, thì tâm nào tạo ra vạn pháp và tâm nào ngộ nhập vạn pháp?
Tâm tạo ra vạn pháp là tâm thuộc về đấng Tạo Hóa, còn tâm ngộ nhập vạn pháp là tâm của hệ thống duy ngã.
Nếu nói rằng đất nước gió lửa là do vọng tâm sinh ra. Thì Chư Phật đã sạch hết các vọng niệm, sạch hết các lậu hoặc và hoàn toàn đã trở về chân tính, thì được Ngài cũng không có mất đất nước gió lửa và đất nước gió lửa cũng không mất trong đời sống nhân loại này.
Như vậy, ta hiểu như thế nào về cái vọng tâm sinh ra đất nước gió lửa mà đức Phật muốn nói?
Khi ta cọng tâm thì đất nước gió lửa không mất, mà lại rất ràng buộc về tâm pháp ta và đồng thời chuyển thành dòng nghiệp cực mạnh, để biến đổi giá trị sự thực của ta nhỏ lại. Nhưng khi ta trở về chân tâm thì vạn pháp cũng không mất và không ràng buộc ta, mà ta lại làm chủ được vạn pháp. Thì vạn pháp lại trở thành phương tiện cho chân tâm.
Như vậy, khi ta vọng tâm thì đất nước gió lửa vẫn là đất nước gió lửa và khi ta trở về chân tâm thì đất nước gió lửa cũng vẫn là đất nước gió lửa, vì đất nước gió lửa là tính khách quan của hệ thống pháp là giá trị tổng hàm hoa siêu sắc năng của hệ thống pháp. Hệ thống pháp ấy không bao giờ mất vì sao? Vì Trung Tâm Vạn Năng luôn tồn tại vĩnh viễn trong đời sống của vũ trụ và không bao giờ hũy diệt. Trung Tâm Vạn Năng không hũy diệt thì đất nước gió lửa cũng không có hũy diệt và tất cả tổng hàn hoa cũng không hũy diệt.
Như vậy, vọng tâm hay chân tâm nó chỉ có những trạng thái chuyển hóa và hình thành giá trị ràng buộc và không ràng buộc thuộc về tâm pháp ta, đất nước gió lửa cũng như thế.
Đứng trên khách quan thì đất nước gió lửa là nền hóa của duy ngã mãi mãi trong 3 thời kỳ quá khứ-hiện tại-vị lai không bao giờ tắt đoạn.
Ta đặt ra nếu sụp mất đi đất nước gió lửa thì hệ thống duy ngã sẽ không còn trên đời này nữa. Thế thì diệu lý vô cùng kỳ diệu của đấng Thống Hóa cũng bị đứt đoạn giá trị hóa và hệ thống Thống Hóa không còn giá trị trên đời này và cũng không có giá trị trong hệ thống vũ trụ của sự nghiệp vô cùng.
Thì chúng ta bèn thấy rằng duy tâm thượng Trung Tâm Vạn Năng tạo, duy tâm hạ ý thức tương tác vạn pháp. Chính sự tương tác vạn pháp đó mà trở về thống nhất cái tạo nguyên lý và không lệch cái tạo nguyên lý ấy thì chúng ta được chân tâm.
Sự nghiệp tu chính là tìm về gốc của vũ trụ. Như 28 Tổ và tất cả các vị Thiền sư là tìm về gốc của vũ trụ và không có một người tu sĩ nào mà không tìm về gốc của vũ trụ. Tuy nhiên có nhiều phương pháp tìm khác nhau, song tất cả cũng tìm về gốc vũ trụ là chính.
Tại sao tìm về gốc ấy? Vì gốc ấy sinh hóa ra vạn loại trong đó có chúng ta. Nếu không tìm về gốc đó thì chúng ta sẽ bị mất gốc. Như vậy, Như Lai nói “vạn pháp duy tâm tạo, đạo luật duy tâm khai”, thì chính cái gốc vũ trụ ấy tạo. Nhưng thường thì chúng sinh lại cố chấp là cái tâm của mình tạo ra, hoặc khai ra là hoàn toàn sai lệch.
Thí dụ có mặt trời chiếu sáng thì mới có năng lượng cho chúng ta thu hút, chứ con người không thể tạo ra năng lượng ấy được. Thế thì sự khai đạo này là dựa vào gốc của vũ trụ đã có đạo, thì con người mới đứng ra khai. Cũng như trong trời đất đã có nguồn nước từ gốc đổ về, thì con người nhân đó mà khai ra nhiều nhánh, nhiều kênh, nhiều lạch…
Nhưng lấy gì để khai? Lấy cái biết để khai. Cái biết là ý thức đại diện cho cái tâm. Như vậy, duy ngã đại thể là con người mang cái biết đến để khai ra nguồn nước đó. Còn các loài vật chưa có ý thức tương tác thì không thể khai ra được.
Như vậy, con người có ý thức tương tác thì mới khai được nguồn nước đó. Tức là khai thác tất cả những thứ mà vũ trụ đã có. Vũ trụ vô hạn nên con người tha hồ khai thác theo năng lực trí tuệ lớn hoặc nhỏ và khai mãi mà không bao giờ hết nguồn của vũ trụ. Đó là đạo luật duy tâm khai.
Nếu ta cố chấp “vạn pháp duy tâm tạo, đạo luật duy tâm khai” là con người tạo và con người khai. Nếu chấp như vậy thì duy ngã trở thành chủ thể. Thì hóa ra Phật có trước vũ trụ sao? Hoặc là ta có trước cha mẹ ta sao? Nếu nói ngược như vậy thì Như Lai đã trở thành Thống Hóa rồi. Nhưng thật ra Như Lai là chất liệu của đấng Thống Hóa chứ không phải Như Lai là đấng Thống Hóa của 3 kinh trục. Cũng như chính Cha đây là sản phẩm của 3 kinh trục, chứ Cha không thể là 3 kinh trục được.
Chúng ta phải giác ngộ chỗ này, để tính vững chắc của chân lý sẽ mãi mãi không thay đổi trong muôn đời sau. Còn nếu hiểu theo nhị thừa và căn cứ trên tam tạng mà không hiểu được chỗ thậm thâm vi diệu pháp đó thì rõ ràng là oan cho Đức Phật Thích Ca.
Như vậy, Đức Phật Thích Ca hiện nay vẫn còn phải chịu oan. Chính vì vậy mà thiền sư Tuệ Trung Thượng Sĩ mới nói rằng: “Phật Phật Phật bất khả kiến, pháp pháp pháp bất khả thuyết. Muốn biết Phật tâm, chúng sinh tâm. Đợi đến đương lai Di Lặc quyết.”
Như vậy, vấn đề này nhân loại cũng đã bàn cãi rất nhiều mà vẫn chưa xong. Chỉ có những vị chân tu đã vào được tứ thiền thì mới chứng thấy được bản lai diện mục. Ta phải hiểu bản lai diện mục không phải là vô minh, mà là gốc của sự nghiệp hóa. Thì bản lai diện mục là Trung Tâm Vạn Năng.
Hôm nay ta học hệ thống cửu kinh là để ta có mặt bằng của minh triết, để giải quyết những vấn đề chủ thuyết còn nhiều mâu thuẩn của duy tâm, duy vật, duy linh.
Như đức Phật ngài nói vật chất vô thường, là nói cho cái hạng người còn quá đam mê vật chất. Đối với công đức thì không hề quan tâm đến, mà vật chất thì lại quá chắt chiu. Nên đức Phật nói vật chất vô thường là nói cho hạng người đó. Đó là nói theo kiểu pháp môn.
Hôm nay ta phải lấy sức mạnh của Cửu Kinh Minh Triết và nền khoa học đại ngã tổng quan và sức mạnh của đại trí huệ cường độ ánh sáng chuyên môn hóa của Cửu Kinh Minh Triết mới khuất phục được loài người trong thế kỷ 21 này.
Duy tâm thượng Trung Tâm Vạn Năng tạo, là ta thừa nhận có thiên tạo. Như đất nước gió lửa là thiên tạo, núi sông là thiên tạo, hành tinh là thiên tạo.
Duy tâm hạ ý thức tương tác tạo, là nhân tạo. Là nhân bản hóa cái gốc của thiên tạo mà ra. Thí dụ như con người làm ra chiếc máy bay là bắt chước từ thiên tạo đã tạo ra con chim. Nên nhân tạo là nhân bản hóa cái gốc của thiên tạo ra.
Như vậy, thế giới loài người đã công chứng là có thiên tạo và đồng thời cũng công chứng là có nhân tạo. Thế thì hiệp thông giữa công chứng thiên tạo và nhân tạo là hoàn toàn có thực trong đời sống của vũ trụ quan và nhân sinh quan.
Nếu khép kín về nhân tạo thì ta thấy con người là tạo ra những thứ mà thiên đã tạo rồi và con người lập lại hoặc sao chép cái nguyên bản gốc của thiên tạo đó.Ví dụ như con chim có trước máy bay.
Như vậy, ý thức tương tác phải theo hệ thống thiên tạo, là theo về nguồn gốc của định luật, qui luật và Công Luật vũ trụ thì mới có thể tạo ra được.
Như ta tạo ra một cái nhà thì ta không thể lấy hư không tạo được, mà phải lấy tất cả những chất liệu của vũ trụ đã tạo ra rồi sắp xếp lại để dựng lên thành ngôi nhà. Thì đó thuộc về ý thức tương tác.
Thế nên ta xác định vạn pháp duy tâm tạo, thì không đơn thuần là nhân bản có thể tạo ra tất cả. Mà là Trung Tâm Vạn Năng tạo, còn nhân bản chỉ có sao chép bắt chước của vũ trụ mà thôi.
Thật ra con người chỉ bắt chước ở một mức độ nào đó thôi, chứ không thể làm được cái nguyên bản chất liệu mà Thống Hóa đã làm. Ví dụ như con người không thể tạo ra nguyên tử năng lượng, vì tính duy nhất và độc lập của giá trị hóa đối với đấng Thống Hóa thì không ai có thể cướp quyền trung tâm. Thì đó cũng là độc tôn.
Như vậy, cái tâm của con người là thuộc về ý thức tương tác, là hội nhập vạn pháp. Nếu hội nhập đúng thì được hưởng thụ, được giải thoát, được trở về. Còn hội nhập sai thì chịu trầm luân mãi trong 6 đường sinh tử.
Còn “đạo luật duy tâm khai” cũng giống như thế. Như vậy, 2 câu này ghép lại thành đạo pháp và đạo pháp đã vốn có sẵn trong trời đất và loài người. Và có sẵn trong muôn vật, muôn sự, mà không có thứ gì không có đạo và pháp.
Như vậy, đạo pháp không phải chỉ có ở trong chùa mới có. Mà đạo pháp là tổng thể hóa tinh hoa. Đạo pháp là có trong tất cả nơi nào có sự sống. Đạo pháp là có trong tất cả mọi sự chuyển động trong tuần vũ này.
Hôm nay, minh triết đã làm sáng tỏ về đạo pháp là đạo pháp tròn đủ của giá trị hóa đối với tổng thể vũ trụ quan và nhân sinh quan. Như vậy, đạo pháp là quỹ đạo của vũ trụ, quỹ đạo của muôn loài và pháp là pháp tính hóa pháp thể và phương pháp hóa pháp thể và tất cả các thứ trên đời này đều có phương trình pháp và hóa pháp.
Ta phải hiểu đạo pháp không có cục bộ trong thời gian và không gian của bên này bên kia, hoặc bên đông- tây- nam- bắc, hoặc nhà anh và nhà tôi. Mà ta phải hiểu theo minh triết là tất cả loài người đều có đạo pháp, nhưng đạo pháp còn biên bìa, đạo pháp còn đi vào thịt, đạo pháp còn đi vào xương, vào máu và đạo pháp đi vào cốt lõi tinh hoa. Đạo pháp ta có thể gọi chung, là tất cả đều nằm trọn vẹn trong và ngoài, trên và dưới không chỗ nào mà không có đạo pháp.
Thí dụ như một cái cây thì gồm có võ cây, giác cây, lõi cây. Nhưng tất cả được gọi chung là cái cây.
“Vạn pháp duy tâm tạo, đạo luật duy tâm khai”, thống nhất đạo pháp trong cái nguồn vô tận của vũ trụ quan và nhân sinh quan, không có nơi nào mà không có đạo pháp của chư Phật, Bồ Tát, Thánh nhân và không có nơi nào mà không có đạo pháp của Thống Hóa. Và không có nơi nào mà không có đạo pháp của duy ngã đại thể , trên mặt bằng hóa nhiều chiều hướng khác nhau đều thống nhất trong đạo pháp vũ trụ và nhân sinh đều trở thành một gốc.
9/4/2010
BẢN NGÃ
Chúng ta thấy trong 3 tạng kinh Đức Như Lai nói về cái sâu sắc của chúng sinh tướng, nhân tướng, thọ giả tướng và ngã tướng. Tất cả những cái đó nó tập hợp lại thành sức mạnh của bản ngã. Chúng ta có thể nghị luận.
Ở đây Như Lai hoàn toàn phủ nhận về vấn đề kim cương. Bởi vì kim cương không bao giờ kết tinh ở chỗ này. Nếu nói kim cương kết tinh ở nhân tướng, ở thọ giả tướng, chúng sinh tướng và ngã tướng. Bởi vì những cái càng nghiêm trọng thì tính kim cương kết tinh rất lâu. Chúng ta nặng về nhân tướng, chúng sinh tướng, thọ giả tướng, ngã tướng, nên trãi qua hàng triệu năm mà chưa có kết tinh. Chúng ta nặng về cái này thì từ con người nó giảm xuống tới A tu la không bao giờ kết tinh. Cho nên Như Lai có quyền nói mọi biến cố ý thức từ bản ngã mà ra, hoàn toàn chính xác!. Chính xác ở mức độ triệt để. Như vậy, chúng ta đốn phá bản ngã như thế nào, triệt tiêu bản ngã như thế nào? Ở trong Bảo Đàn Kinh nói như thế này: Bản ngã là thứ gọi là lầm lẫn, bản ngã là thứ mặt trái của sự thật, không có chân tướng của sự thật. Bản ngã là do sự cố chấp lầm lẫn, thật ra người ta nói duy ngã đại thể, thì bản ngã là mối chốt của nó. Nhưng thật ra nó phải tiếp tục hóa chân ngã. Nếu giữ duy ngã đó mà kẹt ở bản ngã, thì hoàn toàn không có gì hết, trở thành con số không. Bởi vì nó biến đổi quá, biến đổi từ duy ngã đại thể đến tam đồ lục đạo, thì thành con số không. Cho nên chúng ta thấy mọi biến cố ý thức phát sinh từ bản ngã. Mọi biến cố của con người và con người sinh từ bản ngã, bởi cái đó gần như là cái chính. Ví dụ như thọ giả tướng, chúng sinh tướng hay nhân tướng thì 3 cái đó nó tập hợp cho ngã tướng. Cho nên ngã tướng đức Phật sắp xếp cho nó cái thứ 4. Mọi biến cố ý thức từ bản ngã mà ra. Điều này chúng ta có thể nghị luận cho sạch được không? Nếu bất cứ người nào ở trong địa vị thiền sư, thì tính bản ngã thấp. Có nhưng rất thấp, vì sao? Là vì còn kẹt trong chúng sinh tướng, thọ giả tướng và nhân tướng trong đời sống đó, thì ngã tướng ở mức độ nhứt định. Ngã tướng nhẹ đi hoặc bản ngã nhẹ bớt đi cái bản ngã về ngã tướng ấy. Một khi làm nhẹ bớt bản ngã và ngã tướng ấy thì tự nhiên tất cả những ý thức được ổn định. Đó chúng ta phải phân tích chỗ đó!
Cho nên chúng ta phải thấy rằng mọi biến cố ý thức từ bản ngã mà ra. Như vậy, biến cố ý thức của chúng ta có liên quan đối với đời sống chung quanh thuộc về nhân tướng, có liên quan thuộc về chúng sinh tướng, có liên quan chung quanh thuộc về thọ giả tướng. Như vậy, những cái đó nó hằng theo chúng ta như cái chuỗi và kết chuỗi với nhau. Càng phát sinh bản ngã thì càng nguy hiểm. Thường trong đời sống này hay chấp ta là lớn, chấp ta là lớn hơn người khác, cứ như vậy mà chấp, thì cuối cùng đổ ra biến cố. Cho nên mọi biến cố ý thức có liên quan đến người khác, cũng từ phát sinh bản ngã mà ra. Cho nên trong Bảo Đàn nói cái lý nhân quả là tất yếu mà chúng ta nhân từ duy ngã chưa hóa chân ngã thì chưa chắc chắn. Mặt bằng của chúng ta là duy ngã đại thể chưa hóa được chân ngã. Duy ngã đại thể còn nguyên bản ngã mà chưa hóa, còn nguyên vẹn chưa kết tinh. Chưa kết tinh thì chừng nào chúng ta được giải thoát. Giải thoát là người ta xa lìa được tất cả cái bại thủ, những cái thủ hữu vô lý, những cái thuộc về ý thức phân biệt vô lý, người ta lại nhẹ nhàng ở tâm thức họ, một điều quan trọng nhất là họ được thuần nhứt tâm pháp. Người ta xa lánh tất cả các pháp bất tương ưng. Và ở đây trong đời sống còn nói chuyện về bất tương ưng, hay nghị luận về bất tương ưng, hay hành vi bất tương ưng, tiếp tục còn nhiều hơn nữa. Chính vì vậy mọi xáo trộn trong đời sống của ý thức tràn ngập. Nhiều khi nó làm cho đời sống bị ngập ngừng trong đời sống tu học, trong sự che chắn tu học. Vì bản ngã đó mà không thỏa mãn được những gì cho mình. Chính ngay bản ngã đó làm cho đời sống không bao giờ thỏa mãn, chỉ có dâng tràn các nghiệp lực lớn. Các dòng chảy về nghiệp càng đổ ra khủng khiếp. Thỏa mãn bản ngã đồng nghĩa với mang đầy các nghiệp lực nặng nề nhất, phủ phê nhất. Cho nên không ai dám thỏa mãn bản ngã. Chúng ta thỏa mãn những cái thuộc về sạch tất cả các lậu hoặc để ổn định bản ngã hóa chân ngã để thành tựu chính vị. Trong hệ thống chính vị thì không ai có thể nói bản ngã là chính vị. Bản ngã có thể nói là nguồn gốc tập hợp tất cả các pháp bất tương ưng có thể xảy ra trong bản ngã. Khi đã hóa chân ngã thì mọi cái trở về tròn, không mắc dính một thứ gì, nó tự tại vô ngại, đời sống của nó mang tính chất ổn định, dung trãi chứa nhóm một sức mạnh rất vĩ đại trong đời sống chân ngã đó. Còn bản ngã luôn luôn có những đời sống mâu thuẫn, cái kia, cái nọ bị rào đón bao vây sự mâu thuẫn đó. Mâu thuẫn rất nhiều thứ mà chúng ta không biết, thậm chí phải đốt đi, giết đi làm cho nó tàn lụi, không cho nó tồn tại những cái đó.
Cho nên hôm nay chúng ta nghị luận trong Bảo Đàn Kinh Như Lai nói một câu là: Mọi biến cố ý thức từ bản ngã mà ra. Chúng ta căn cứ trên 4 tướng, thì ngã tướng là nặng nhất, bản ngã là nặng nhất. Chúng ta hãy xác định mọi biến cố ý thức từ bản ngã mà ra.
Ngài bảo Ông Thống trình bày
Ông Chơn Quốc Chính Thống trình bày:
Phương ngôn của minh triết Phật giáo, con người đã đúc kết thành câu: Đạo Phật là đạo trí tuệ, nhằm mục đích phá trừ cái lầm lẫn và sự lầm lẫn đây có 2 mặt, cái pháp chấp và cái ngã chấp. Nó là cái ngàn đời khi lên duy ngã đại thể thì con người rơi vào 2 cái chấp đó, còn tự thân của các pháp vốn là tính công bản tự tính rất tròn đủ, rất viên dung chứ không có pháp và ngã trong đó. Đó là tính nguyên lý và chuyển động của công bản tự tính của hệ thống Cửu Kinh Minh Triết, cho nên mới có vạn pháp. Như vậy, trong tự tính của vạn pháp luôn luôn đều có tính chân ngã, đó là tính khách quan triệt để không bao giờ sai lệch. Nhưng khi hình thành và phát triển lên duy ngã nhân bản bắt đầu có ý thức về con người bị lầm về nhân bản duy ngã. Con người bắt đầu hình thành ra 2 cái chấp: pháp chấp và ngã chấp. Đó là 2 rào cản muôn đời mà không đưa chúng ta trở về với chân tính chân ngã. Hằng ngày chúng ta hình thành cái bản ngã của lầm lẫn, không phải cái bản ngã của tự tính công bản . Cho nên hành giả muốn đi trở về với chân ngã thì chúng ta phải soi chiếu lại chính bản thân mình và thấy được chân ngã. Và chúng ta phải thấy pháp chấp và ngã chấp là cái lầm lẫn. Cái lầm lẫn này nhân bản ngã mà hình thành ra. Bởi vì do chỗ đó kinh triết có nói rằng: Một niệm sanh tâm khởi, bách vạn chướng môn khai. Bản ngã sinh ra không thõa mãn được, sinh ra tham sân si, sinh ra tam dộc. Sinh ra muôn trùng chướng ngại, không cho ta trở về tính chân ngã. Do đó hành giả muốn trở về chân ngã không gì khác hơn nên quay về với chính mình, loại trừ đi pháp chấp và ngã chấp, thì tất nhiên chúng ta trở về với chân tính, thì trước mắt chúng ta mọi sự đều sáng tỏ, không còn ngăn ngại một thứ gì. Bởi vì chúng ta chỉ thấy được cái bóng mà không thấy được thực hình. Cái bóng ở chỗ tướng, cái bóng ở vạn pháp đang trong qui trình chuyển hóa, mà chúng ta không thấy được sự chuyển hóa dó. Cho nên muôn đời chúng ta chưa có cửu kinh, cũng như miệng nói công bản mà chúng ta không trở về với công bản. Bởi vì do 2 rào cản pháp chấp và ngã chấp che chắn chúng ta. Hai mặt pháp chấp và ngã chấp làm chướng ngại nhất. Nếu chúng ta bị pháp chấp, ngã chấp thì bị ngăn che tính tri kiến của Như Lai. Chúng ta không nên xem thường. Chúng ta nên quay trở lại từ tâm chúng ta để trừ tất cả những hoặc lậu, thì lúc bấy giờ chúng ta mới có vô ngã.
Ngài dạy:
Nói tóm lại Như Lai nói vô ngã là nét bàn mà bản ngã là địa ngục là mặt bằng của nó. Như vậy, bản ngã là mối chốt của địa ngục. Càng nghiêm trọng về bản ngã thì địa ngục trước sau nó cũng sẽ hình thành trong bản ngã đó. Cho nên mọi sự khổ đau cũng hình thành từ bản ngã, không hình thành từ chân ngã. Như vậy, chúng ta xác định về kinh thừa trong 3 tạng kinh Như Lai nói về chữ ngã rất nhiều. Duy ngã, bản ngã, chân ngã, đại ngã. Chữ ngã ở đây nó gắn kết rất nhiều cụm từ khác nhau, ý nghĩa khác nhau. Như vậy, từ bản ngã chuyển qua chân ngã là một trong những hệ thống ly tâm, gần như là cả một hệ thống công phu không phải bình thường. Chúng ta không công phu, thì không bao giờ có chân ngã, không bao giờ kết tinh chân ngã. Cho nên chữ chân ngã ở đây là loại trừ được bản ngã mới có chân ngã. Mà chân ngã cũng có nghĩa là vô ngã. Như vậy, chân ngã là giá trị của nét bàn, còn bản ngã mà nghiêm trọng là nền tảng của địa ngục, đó là phát nguyên dẫn đến địa ngục. Nếu một ông vua có bản ngã sẽ làm hại đến dân. Bản ngã có thể đi ngược lại tất cả các dòng pháp tốt, phá tán tất cả mội cơ cấu hệ thống. Chính ông vua có bản ngã thì toàn dân phải khổ đau, chính ông vua có bản ngã thì toàn bộ quân thần phải xa biệt, sụp đổ cả ngai vàng. Cho nên nói bản ngã là tiền thân của địa ngục cũng được. Nhưng chúng ta lại thấy bản ngã là nền để hóa. Nếu ai chuyên luyện về chân ngã, vô ngã, thì nhứt định từ bản ngã ấy mà sinh ra thiên đàng, sinh ra giải thoát.
Như vậy, chúng ta khẳng định bản ngã là móc nối, một là chúng ta trở về, hai là chúng ta bị sụp đổ theo dòng nghiệp mà chúng ta phát tác có thể gây ra. Điều này trong đa số chúng ta nghe biết mà không làm được. Cho nên Như Lai nói rằng: Mọi ý thức biến động từ bản ngã mà ra. Rất rõ ràng như vậy. Cho nên từ bản ngã sinh ra tham sân si, từ bản ngã sinh ra tật đố, từ bản ngã sinh ra lục dục thất tình, từ bản ngã sinh ra sự phân biệt- đối đãi- kiến chấp, cũng từ bản ngã sinh ra tất cả mọi thứ trái ngược với chính pháp. Cho nên chúng ta thấy mọi ý thức biến động ở đây của mình và người khác nói chung là trong phạm trù ý thức biến động, hể ai có ý thức là có biến động từ bản ngã mà ra. Chúng ta nói về kinh điển có nghĩa là tất cả nhân loại trên thế gian đều có ý thức. Nhưng mà cái ý thức ấy từ bản ngã không ở đâu cả. Bản ngã càng lớn thì ý thức biến động càng to, bản ngã càng nhỏ thì ý thức biến động càng nhỏ. Như vậy, mọi ý thức biến động cũng từ bản ngã mà ra rất đúng.
Ngài bảo ông Minh phát biểu
Ông Chơn Minh Ứng Hội trình bày: Mọi sự biến động của ý thức do bản ngã sinh ra, vì bản ngã con người chấp tất cả chung quanh mình, bản thân của mình đều là của ta. Vì thế ta sinh ra bảo thủ, ái nhiễm. Đó là nguyên nhân tạo ra hoặc lậu, nghiệp lực cũng đều từ bản ngã sinh ra. Vì vậy khi ta chấp ngã thì ta không thể nào hóa được chân ngã, tạo ra nghiệp lực ràng buộc tâm thức chúng ta, làm tổn hại cho mọi người xung quanh, làm tâm thức chúng ta càng ngày càng biến thức và rơi vào tội lỗi có thể hóa vào tam đồ chịu mọi sự khổ đau, đày đọa nặng nhẹ cũng đều từ bản ngã nhiều hay ít. Vậy chúng ta phải quay về cới chân ngã bằng cách phải có tình thương rộng rãi, bao dung. Nói chung trong tứ vô lượng tâm là phương án để chúng ta diệt đi bản ngã, trong sự lầm lẫn đó trở về chân ngã để được ân phước, phước báu đi đến giải thoát. Vì vậy, khi duy ngã mà lầm lẫn, có thể đi xuống tà ngã phải chịu khổ đau, còn khi chúng ta giác ngộ biến bản ngã thành chân ngã thì được giải thoát.
Ngài dạy: Ở trong đời sống Như Lai, Ngài đưa ra pháp hóa trị rất cụ thể, không phải diệt bản ngã một cách dễ dàng. Diệt bản ngã thì phải biết tháo mối nào. Như mối từ thân là luôn luôn chấp thân này của chúng ta. Nhưng Như Lai nói thân này là thân mượn, thân bất tịnh, hoàn toàn cửu khiếu bất tịnh, lục căn bất tịnh, thân thể chúng ta rất dơ bẩn, đang sống nhưng chết trong 3 ngày thì hôi thúi cực kỳ, chôn gấp không thể để được. Nhưng thân chúng ta là thân mượn, là cái bóng của hạt tâm lý tính, nên nó không thiệt. Vì vậy Như Lai bèn dạy cho môn sinh niệm thân bất tịnh, cho nên thân bất tịnh không phải là thân vàng, thân ngọc, không phải là bất biến thể trường lưu mãi mãi. Đây là thân mượn, chúng ta coi như mượn. Còn tâm là tư tưởng ý niệm chúng ta rất vô thường, vô thường đến nỗi mới nói cái này quay ra nói cái khác, có lúc nói thuận, có lúc nói ngược. Tâm vô thường thì hành vi vô thường, ý niệm rất vô thường, thì chúng ta phải niệm tâm vô thường. Tức phải xác định tâm rất vô thường, thì chúng ta mới lần lần quay về chỗ thường trụ. Nếu chúng ta không xác định vô thường, thì khó có thể tìm con đường về thường trụ. Không xác định tâm vô thường, thì chúng ta sống trong vô thường, niệm trong vô thường, nghĩ vô thường không bao giờ trở về chân thường. Ở đây quan trọng Như Lai muốn tháo gỡ. Bây giờ niệm thọ là khổ, còn quan niệm của người tham lam thì niệm thọ là sướng, mọi sự tham lam chất chồng thêm tội lỗi. Phải chừng mực, còn tham lam vô độ thì cuối cùng sẽ bị triệt tiêu. Cho nên đức Như Lai nói niệm thọ là khổ, càng thọ nhiều, càng khổ nhiều. Không phải thọ nhiều là sướng nhiều. Ở đây Như Lai cần một sự qui túc, qui túc có nghĩa là đủ, mà Ngài không cho dư, dư cũng tạo ra khổ, thiếu cũng tạo ra khổ. Cho nên Ngài nói qui túc các pháp, tức tròn đủ các pháp là đủ, không bị tư tưởng mơ hồ dư hoặc thiếu, như vậy thọ là khổ. Đúng vậy! Có nghĩa chúng ta thọ những điều chân chính ít khổ hơn thọ những điều không chân chính. Như Lai nói các ngươi cứ thọ những điều chân chính, thì mức độ khổ sẽ giảm, còn thọ nhận những điều không chân chính thì khổ gia tăng. Cho nên hai mức độ thọ nhận chân chính thì ổn định, thọ nhận không chân chính thì gia tăng mức độ khổ đau. Ngay cả việc ăn chơi trác tán thì cũng sinh ra sự khổ đau, không sinh ra sự an lạc. Ví dụ như nghiện nhậu sinh ra khổ đau, không bao giờ sinh ra hạnh phúc, cứ quay theo vòng tua, hết tua này quay theo tua khác. Cho nên Như Lai đưa ra phương pháp niệm: Niệm thân bất tịnh, niệm tâm vô thường, niệm thọ thì khổ và niệm các pháp đều không phải của ta, các pháp đều hư biến, trôi dạt. Nó luôn luôn không ổn định. Như vậy, niệm pháp vô ngã để dứt trừ bản ngã, đó là một sự hóa trị có tính khoa học.
Như Lai đưa ra bài học này. Niệm pháp vô ngã để dứt trừ mọi ý thức biến động sẽ dần dần giảm xuống. Cho nên mọi ý thức biến động phát sinh từ bản ngã. Vậy chúng ta đã ổn định được bản ngã, thì tất cả mọi sự khổ đau cũng từ từ giảm xuống. Con người mà sống không bản ngã thì hạnh phúc và sung sướng hơn, ổn định hơn, làm việc lúc nào cũng thoải mái hơn. Chúng ta phát sinh bản ngã càng nhiều thì mức độ dồn nén càng lớn và sinh biến nhiều ý thức mưu đồ bất tương ưng cũng từ bản ngã mà ra. Mọi ý đồ xấu không tốt cũng từ bản ngã mà ra. Cho nên bản ngã là mối chốt khiến con người đi đến trầm luân.
Ngài bảo ông Tri trình bày
Thưa ông, mọi biến cố lầm lẫn cũng từ bản ngã mà ra, đólà hoàn toàn chính xác. Trong 4 tướng đó nếu chúng ta bị lầm lẫn càng nhiều, thì chúng ta bị đau khổ càng nhiều như lời ông dạy. Cũng như chúng ta tưởng thọ là tốt và bị lầm lẫn khi người khác có được mà ta không được sẽ sinh ra phiền muộn đau khổ gây hại đến bản thân người và ta. Chính ta lầm lẫn nhân tướng, chúng sinh tướng, thọ giả tướng và ngã tướng nên mới chịu nhiều đau khổ.
Ngài dạy, chúng ta quay lại 3 thừa tạng, Như Lai làm nền tảng cho các cấp độ chuyên tu, thì 3 thừa tạng này cực kỳ vĩ đại, cực kỳ thang hóa, Ngài chia ra nhiều phương thang rất cơ bản, mà chúng ta thấy rằng những phương thang của Ngài nếu ai chịu uống thuốc đó thì nhứt định chúng ta sẽ lành bệnh. Thí dụ: Uống thuốc Thất Bồ Đề Chi, uống thuốc Tứ Diệu Đế, uống thuốc Thập Nhị Nhân Duyên, uống thuốc Tứ Niệm Xứ, uống thuốc Tứ Vô Lượng Tâm. Những phương thang này đức Như Lai đã nghiên cứu. Chúng ta chịu uống thuốc này thì chúng ta sẽ lành bệnh tâm, bệnh thân. Bệnh thân tất cố nhiên rồi, bởi vì bệnh thân nó thay đổi bên ngoài, không có gì phải sợ; còn bệnh tâm thì nó thay đổi bên trong rất đáng sợ, vì nó thay đổi hạt tâm, những cái bên ngoài không có gì chúng ta giữ nó, mà giữ được hay không là giữ hạt tâm, mà biến cố hạt tâm đã quay 90 độ, đang đi vào sự biến cố của hạt tâm thì rõ ràng chúng ta bị mất gốc. Cho nên đức Như Lai không sợ mọi sự cố bên ngoài, mà sợ nhất là sợ biến cố bên trong. Như vậy, mọi ý thức biến động cũng từ bản ngã mà ra. Nên Như Lai mới bảo chúng ta trở về ổn định, muốn ổn định thì chúng ta phải hóa, hóa trị bản ngã . Một khi hóa trị được bản ngã thì không mất mà lại hóa ra chân ngã , đòng thời chúng ta thành tựu chân ngã. Trong chân ngã Như Lai nói nó kết tinh tinh hoa, hiện thị chân tâm, phát sinh vô lượng huệ, thì ánh sáng phát sinh từ chỗ này. Cho nên khi trở về chân ngã là thể hiện trí huệ bát nhã, trí huệ cao minh, trí huệ vượt trên mọi trí huệ bình thường trong đời sống của thế giới này. Nếu chúng ta cứ học kinh rất là lớn, chẳng hạn Cửu Kinh Minh Triết kết tinh công bản, hay công bản là hiện thân của kinh ban thiên vạn hóa kinh bang. Chúng ta học kinh lớn, kinh cực kỳ vĩ đại. Nhưng tất cả các thứ kia chúng ta không làm xong, thì chúng ta học kinh này là để nghe thôi, còn không bao giờ làm được bởi vì chúng ta cứ thăng cấp công bản lên ở cấp 3, cấp siêu học là công bản kết tinh từ cửu kinh . Nhưng khi kết tinh từ cửu kinh rồi thì hiện thân của công bản là thiên vạn hóa kinh bang, không ai nói tư bản hoặc cộng điền là kinh bang. Vì con đường thiên vạn hóa kinh bang là con đường trở về trục, con đường trở về trung tâm thì mới có thiên vạn hóa. Ở biên bìa, ở độ lệch, ở chỗ không phải là trung tâm chúng ta sẽ hóa không được, thì đừng nói thiên vạn hóa. Bây giờ chúng ta xác định công bản không còn đứng riêng trên một hệ thống nữa, mà chính công bản hóa thân từ cửu kinh mà ra, ta có thể nói công bản kết tinh từ Cửu Kinh Minh Triết và công bản là hiện thân của thiên vạn hóa kinh bang.
Chúng ta học bài này mà đem bản ngã ra làm được không? Người đem bản ngã ra làm công bản là không bao giờ đem cái không công bằng để làm sự công bằng, bản ngã vốn không công bằng, bởi nó lấy về cho nó trước, toan tính cho nó trước thì làm sao làm công bản. Cho nên đem chân ngã làm công bản thì được, đem bản ngã là công bản thi không. Đem bản ngã làm tư bản, cộng sản là được. Vì nó là biên độ hữu thủ trong giá trị hóa của các pháp và nó hoàn toàn chưa về trung tâm. Nó làm được nhưng biến giải về phân biến của xã hội rất lớn. Người mà làm công bản được, tức tập trung chân đức sức mạnh của giá trị tâm đức. Tập trung giá trị tâm đức tức trở về với chân ngã. Đây là một vấn đề khó. Cho nên nói cấp cao của minh triết. Cấp cao của sự nghiệp Công Luật, cấp cao của duy ngã đại thể, cấp cao của sự hóa thân trong chính vị, thì cái này hoàn toàn khó. Chúng ta càng học thì chúng ta thấy quay trở về đây thì hoàn toàn khó không phải dễ. Không lý chúng ta chấp nhận đi trên con đường phân hóa. Chúng ta là duy ngã đại thể mà chấp nhận đi con đường phân hóa, thì đồng nghĩa không có chân lý. Vì nó tan biến và không bao giờ bảo lưu được vì nó không có chân lý. Như vậy, chúng ta phải tìm ra được một con đường đi vào sự nghiệp bảo trì. Như vậy, công bản là sự nghiệp bảo trì là đúng. Vì nó hoàn toàn bảo trì, không đi lệch, đi đúng trên cán cân, đi đúng trên trung tâm thì nó bảo trì. Cũng như hôm nay nền khoa học đỏ hoàn toàn không có bảo trì gì hết, mà chẳng qua phát triển đến mức độ thành trụ hoại không, một lúc nào đó thì nó hoại và trở lại không. Nhưng mà công bản thành trụ hoại không của sự ổn định. Công bản vẫn chịu luật thành trụ hoại không nhưng ổn định. Đối với tất cả những chủ nghĩa khác thành trụ không ổn định hai lẽ sống khác nhau. Ví dụ một người sống theo con đường tu học cũng chịu luật sinh tử, nhưng sinh tử bệnh lão ổn định và sinh tử bệnh lão biến động hai cái khác nhau. Người tu học có hạt tâm lý tính ổn định cái sinh tử đó, có trí huệ để ổn định sinh tử đó, biết sâu rộng để ổn định sinh tử đó. Chúng ta hoàn toàn vô minh không biết gì hết, thì sinh tử trở thành khủng bố, sinh tử trở thành hoảng hốt là vì nghiệp.


0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!