Thứ Tư, 28 tháng 8, 2013

NGƯỜI PHẬT TỬ CẦN BIẾT -TẬP 1-1



NGƯỜI PHẬT TỬ CẦN BIẾT (NHỮNG ĐIỀU PHI PHẬT PHÁP) TẬP I




Sách này chỉ kính biếu, khơng bán! Quý phật tử hay bạn đọc cĩ nhu cầu thỉnh sách, xin vui lịng liên hệ Ban kinh sách của Tu Viện Chơn Như:

ĐT: (066) 389.2911 (Tu Viện Chơn Như)
098.809.4445 (Hà Nội) Web: http://chonnhu.net
Các thơng tin đính chính cĩ trên trang Web này


Trưởng Lão THÍCH THÔNG LẠC 

NGƯỜI PHẬT TỬ

CẦN BIẾT

TẬP I 

NHÀ XUẤT BẢN TÔN GIÁO
PL: 2556 - DL: 2012

  
LỜI NÓI ĐẦU
  
Tiếp  theo  hai  tập  Cẩm  Nang  Tu  Phật tập  I và  tập  II,  chúng  tôi  sưu tầm  từ  10 tập Đường Về Xứ Phật, Những Lời Gốc Phật Dạy I,  II,  III và  Giáo  Án  Tu  Tập  Cho Người  Cư Sĩ,   Đạo   Đức   Làm   Người,   Mười   Giới   Đức Thánh  Sa Di...  để  hoàn  thành  một  bộ  sách gồm 3 tập, sắp xếp theo đề mục để quí vị tiện việc  theo  dõi  và  tra cứu  sau này.  Chúng  tôi đặt tựa đề của bộ sách này là:

1- Người  Phật  Tử  Cần  Biết  tập  I (Những
Điều Phi Phật Pháp).

2- Người Phật Tử Cần Biết tập II (Những
Kinh Điển Không Phải Do đức Phật Thuyết).


4


3- Người Phật Tử Cần Biết tập III (Chánh
Pháp Của Đức Thế Tôn).

Việc  này  có  thực  hiện  được  hay  không, cũng còn tùy vào hoàn cảnh, tùy nhân duyên.

Tập sách Người Phật Tử Cần Biết - tập 1 (NPTCB  - I)  được  phác  họa  và  trình Trưởng lão Thông Lạc cách đây gần hai năm, nhưng vì nhân duyên chưa đủ, nên chúng tôi tạm ngưng. Nay chúng tôi có sửa chữa và bổ sung một số bài trước khi  gửi về trình Trưởng Lão lần này. Dĩ nhiên, tập sách nhỏ này chỉ trích ra một số rất ít các bài mà Trưởng Lão đã đề cập  đến  trong 10 tập  ĐVXP.  Chúng  tôi  rất mong được  các  huynh  đệ  trong các  nhóm  tu học Nguyên Thủy cùng tiếp tay với chúng tôi, trích thêm những bài viết của Trưởng Lão để giúp  đỡ  các  bạn  khác.  (* Nay  nhóm  tu sinh Tu  Viện  Chơn Như  xin  ấn  tống  vào  Mùa  An Cư  2548  này,  có  bổ  sung  một  số  bài  mà Trưởng Lão đã khai thị cho phật tử Khánh Hòa vào Tu Viện tham vấn Ngài, chúng tôi cũng sắp xếp các đề mục lại cho phù hợp với nội  dung  và  mục  đích  của  tập  sách  để  lưu hành  nội  bộ,  có  gì  không  phải  xin  quý  đạo hữu hoan hỷ bỏ qua).

Ước mong tập sách sẽ giúp phần nào cho các huynh  đệ hiểu rõ hơn về chánh pháp của


5


đức   Phật,   để   tránh   được   những   điều   phi Phật pháp, không làm những điều mê tín, cuồng  tín, phi  lý,  mất  công  sức,  thì giờ,  tiền bạc mà không có lợi ích gì cho đời sống, và hiểu  đúng  hơn  về  con  đường  tu hành  giải thoát  khổ  đau,  chấm  dứt  sanh  tử,  luân  hồi của đạo Phật.


Tháng 5 năm 2004
Kính  ghi
Tu Viện Chơn Như 
CHƯƠNG I:

ĐẠO PHẬT VÀ GIỚI LUẬT 
NGƯỜI PHẬT TỬ CẦN BIẾT - TẬP 1



TÔN GIÁO VÀ KHOA HỌC


Hỏi:  Kính   thưa Thầy,  tại  sao các  chùa,  các đền,  các  đình  làng  và  các  tôn  giáo  ở  mỗi  miền đất nước trên quả địa cầu này, tuy đều phát triển theo đời sống khoa học và vật chất lên cao so với các thế kỷ trước, số lượng hình  thức thờ cúng mọc lên  quá  nhiều,  số  tín đồ  cũng  đông  đúc  tăng lên... sự cầu xin khấn lạy trời đất quỷ thần hằng năm   cũng   vô   kể...   theo   thế   gian   mà   nói   là “thịnh”...  Ấy  thế  mà  tại  sao không  xoay chuyển nổi  sự  vận  hành  của  thiên  nhiên  như:  bão  lụt, hạn hán, sâu bọ phá mùa màng, chuột bọ phá phách, thời tiết  thất  thường  nóng  lạnh, không có nhà  khoa  học  nào  điều  chỉnh  được...  bịnh  tật ngày càng phát triển bịnh “nan y”. Các nước khoa học  tân  tiến  hiện  đại  phát  triển,  cấy  được  Gen, nên  người  còn  sống  bèn  mổ  ra  lấy  lục  phủ  ngũ tạng thay thế cho người bịnh, v.v...
Kính  thưa Thầy,  vì  nguyên  nhân  gì  mà  trái đất này chịu nghiệt ngã trong cuộc sống của loài người  đến  như  thế  này  ạ?  Những  việc  làm  trên của các nhà khoa học hay sự cầu khấn của tín đồ các  tôn  giáo  có  tác  dụng  hay không  có  tác  dụng mà  kết  quả  thảm  khốc  cho loài  người  trên  hành tinh này vậy?
Đáp: Câu hỏi này có hai phần rõ rệt:

1- Vật chất khoa học

2- Tâm linh tôn giáo

8

Trưởng Lão THÍCH THÔNG LẠC

Khoa học vật  chất  có một bước tiến  triển  khá xa để phục vụ đời  sống con người,  nhưng  vì khoa học  không  chịu  nhận  thức  đạo  đức  nhân  quả  là một  đạo luật công bằng và công lý, nên khi phát minh ra một vật dụng gì để phục vụ con người thì lại quên hành động đạo đức nhân quả. Do đó, khi áp dụng khoa học vào sản xuất thành phẩm để nâng  cao đời  sống  của  con người  thì thải  ra chất độc làm cho môi trường sống chung của con người bị ô nhiễm. Do môi trường sống chung bị ô nhiễm nên thời tiết không ôn hòa, khí hậu bất thường, thường  xảy  ra  thiên  tai bão  lụt  liên  miên  và  đủ mọi loại bịnh tật.
Khoa  học  mà  không  có  đạo  đức  là  khoa  học giết  người,  giết  người  một  cách  kinh khủng,  vì khoa  học  làm  đảo  lộn  môi  trường  sống,  làm  đảo lộn  tâm  lý  con người,  biến  con người  thành  ác thú.  Bởi  thế,  khoa  học  mà  không  có  đạo  đức  là một  tai họa  rất  lớn  cho loài  người.  Điều  này  đã xác định qua những thế kỷ gần đây, khi khoa học phát  triển  đã  diệt  con người  bằng  mọi  cách,  từ bịnh  tật,  tai nạn  giao thông, đến  súng  đạn,  bom, bom vi  trùng,  thuốc  khai  hoang, bom nguyên  tử, v.v... Bom nguyên  tử  đã  diệt  con người  trong  hai thành phố ở Nhật Bản một cách quá kinh khiếp, và  đến giờ này dân Nhật Bản vẫn còn phải gánh chịu hậu quả chưa dứt của khoa học.
Xưa  ông  bà  chúng  ta  di  chuyển  bằng  đi  bộ, cưỡi voi, cưỡi ngựa, xe bò, xe ngựa, xe trâu, vì thế tai nạn giao thông không xảy ra, và con người không mất mạng một cách vô lý. Nhưng  thời đại

9

NGƯỜI PHẬT TỬ CẦN BIẾT - TẬP 1

ngày nay, khoa học phát minh xe cộ chạy bằng cơ giới,  tốc  độ  càng  nhanh  thì tai nạn  giao  thông càng tăng. Do thế chúng ta nên biết, những sáng tạo khoa học của loài người để phục vụ cho con người thì con người phải kèm theo trách nhiệm bổn  phận  đạo  đức,  có  thế  thì sự  sáng  tạo  của khoa  học  là  một  điều  lợi  ích  rất  lớn  cho  loài người.  Bằng  ngược  lại,  nếu  con  người  thiếu đạo đức mà lo sáng tạo khoa  học thì con người đã tự mình tự sát mà không hề hay biết.
Tóm lại, khoa học là sự phát minh phục vụ đời sống  của  con người  rất  thực  tế,  nhưng  đạo  đức nhân quả làm người, hành động có trách nhiệm đạo  đức  còn  thực  tế  hơn và  lợi  ích hơn khoa học rất  nhiều.  Nếu  khoa học  không  có  mà  con người có đạo đức thì cuộc sống cũng được an lành, hạnh phúc hơn, tuy vật chất không nhiều và đời sống thiếu  tiện  nghi,  nhưng  lại  yên  ổn  và  an vui.  Có khoa học mà không có đạo đức thì tai họa sẽ xảy ra  cho con người  vô  cùng  vô  tận,  bằng  chứng  lũ lụt,  thiên  tai, động  đất,  những  bịnh  tật  thời  đại nan  y, v.v...  Nếu  có  khoa  học  mà  có  cả  đạo  đức nhân  quả  nữa  thì đời  sống  con người  hạnh  phúc biết bao.
Về tôn giáo thì trên hành tinh này có biết bao nhiêu  tôn  giáo,  hằng  ngày  các  tín đồ  trên  hành tinh này  không  lúc  nào  mà  không  cầu  khấn,  và tốn hao cho sự cầu khấn này cũng nhiều. Thế mà tai nạn  vẫn  đổ  lên  đầu  con người.  Như  vậy,  tôn


10

Trưởng Lão THÍCH THÔNG LẠC

giáo  chẳng  qua chỉ là  lừa  đảo  con người  mà  thôi. Bởi  theo  luật  nhân  quả,  không  có  một  tôn  giáo nào cứu khổ con người được, mà chính  hành động đạo đức của con người mới cứu khổ cho họ được.
Cho nên,  tôn  giáo  nào  ra đời  mà  chỉ  dạy  cho con người có đạo đức nhân bản nhân quả là tôn giáo  không  lừa  đảo,  là  đem lại  lợi  ích thiết  thực cho con người. Còn ngược lại, dạy cầu khấn ban phước, có Thiên Đàng, Cực Lạc, Niết Bàn, Địa Ngục, v.v... là sự chỉ dạy phi đạo đức, dối gạt, lừa đảo, phản khoa học, không thực tế, không logic.
Cho nên  hiện  giờ,  mới  nhìn  vào  tôn  giáo  và khoa  học,  thì thấy  chúng  dường  như  mang  hạnh phúc đến  cho con người,  nhưng  sự  thật  thì chúng đem tai họa đến lại nhiều hơn. Thế nên, làm một việc  gì đều  phải  có đạo đức; đạo  đức là  hàng  đầu trong cuộc sống của loài người, nếu thiếu đạo đức thì con người phải chịu khổ đau muôn vàn.






ĐẠO PHẬT VÀ GIỚI LUẬT


Hỏi:  Kính  bạch  Thầy,  tại  sao tu sĩ  Phật  giáo hiện  giờ  không  giữ  gìn  giới  luật,  sống  phi  giới luật,  sống  bẻ  vụn  giới  luật.  Như  vậy,  con đường tu của  họ  sẽ  đi về  đâu? Và  có ích lợi  gì cho kiếp sống tu hành của họ?


11

NGƯỜI PHẬT TỬ CẦN BIẾT - TẬP 1

Người tu sĩ giữ gìn giới luật nghiêm túc, sống đúng Phạm hạnh, thiểu dục tri túc, phòng hộ các căn đầy đủ, con đường tu của họ sẽ đi về đâu? Và có ích lợi gì cho kiếp sống của họï cũng như cho nhân  loại  và  đạo  pháp?  Cúi  mong Thầy  chỉ  dạy cho chúng con được rõ.
Đáp: Như Thầy đã dạy, giới luật là một pháp môn  tu  hành  của  đạo  Phật,  chớ  không  phải  là pháp  luật  của  một  quốc gia. Cho nên, các  bộ  giới luật do các Tổ biên soạn thành một  bộ pháp luật của  Phật  giáo,  hơn  là  một  pháp  môn  tu  tập  để tâm được vô lậu.
Pháp môn Giới luật cùng với pháp môn Thiền định  và  pháp  môn  Trí tuệ  được  gọi  chung có  tên là “Tam Vô Lậu Học”. Tam vô lậu học là ba pháp môn  tu  tập  không  còn  lậu  hoặc,  tức  là  ba pháp môn  tu  tập  sẽ  chấm  dứt  đau khổ  của  kiếp  người, hay  nói  cách  khác  là  pháp  môn  làm  chủ  sanh, già, bịnh, chết của đạo Phật.
Ba pháp môn vô lậu này kỳ thật chỉ là một pháp môn duy nhất, nhưng chia làm ba giai  đoạn tu tập:  Giới - Định - Tuệ.  Trong ba giai đoạn này, chỉ có giới luật là giai đoạn quan  trọng nhất  và  tu tập  khó  nhất,  trên  đường  tìm cầu đạo giải thoát theo đạo Phật.
Bởi thế, người nào tu hành mà không giữ gìn giới  luật,  không  tu  giới  luật,  không  sống  đúng giới luật, thì có tu suốt đời cũng tu chẳng tới đâu, chỉ  còn  tu  danh,  tu  lợi,  tu  tưởng  mà  thôi  (chẳng bao giờ có giải thoát thật sự).

12

Trưởng Lão THÍCH THÔNG LẠC

Nếu không tu giới luật mà tu thiền định, thì thiền định đó là tà thiền, định tưởng. Nếu không tu giới luật mà tu trí tuệ, thì trí tuệ đó là tà tuệ, kiến  giải  tưởng  giải,  là  trí tuệ  tích  lũy,  là  nước miếng, nước bọt hí luận của người xưa, thêm râu, thêm  ria, vẽ  rắn  thêm  chân.  Từ xưa đến  giờ,  các Tổ  chỉ  lặp  đi,  lặp  lại  lối  mòn  của  nhau, chỉ  dùng từ hiện đại cho lạ tai mà thôi, chớ lối mòn vẫn là lối mòn, không thể nào lối mòn là đường quang lộ được.
Như trên Thầy đã dạy, giới luật là pháp môn quan trọng nhất trong Tam Vô Lậu Học. Cho nên, vì  lợi  ích  chúng  sanh,  vì  muốn  thoát  ra  sự  đau khổ của kiếp người, đức Phật đã dạy: “Vì hạnh phúc,  vì  lòng  thương  tưởng  đệ  tử,  những việc ấy ta đã làm xong, vì lòng thương tưởng ta đã dạy các ngươi”.
Đây  là  một  bài  kinh mà  đức  Phật  đã  khéo nhắc  nhở  cho các  vị  Tỳ  kheo tu  tập  giới  luật,  vì giới luật rất quan trọng trên đường cầu đạo giải thoát.  Bài  kinh “Ước  Nguyện”,  trong  Trung  Bộ tập 1, trang 79, Phật dạy:
“Này các thầy Tỳ kheo, hãy sống đầy đủ giới hạnh,  đầy  đủ  giới  bổn,  sống  phòng  hộ  với  sự phòng  hộ  của  giới  bổn,  đầy  đủ  oai  nghi  chánh hạnh, thấy sự nguy hiểm trong các lỗi nhỏ nhặt, chơn chánh lãnh thọ và học tập các học giới”.
Đoạn  kinh này  là  lời  dạy  khuyên,  nhắc  nhở của  đức  Phật  thấm  thía  vô  cùng,  một  lời  khuyên từ  cõi  lòng,  vì  thương  tưởng  chúng  sanh  đang

13

NGƯỜI PHẬT TỬ CẦN BIẾT - TẬP 1

sống trong cảnh khổ mà chẳng biết đường nào ra. Trên thế gian này, chỉ còn có con đường duy nhất “Giới, Định, Tuệ” để tu tập, thoát ra sự đau khổ của kiếp người. Không thể có con đường thứ hai nào  khác  được.  Phật  đã  biết  rất  rõ  điều  này,  vì trên bước đường tầm sư học đạo Ngài đã trải qua sáu   năm   gian   khổ,   nhưng   vẫn   không   tìm  ra đường giải thoát. Bốn mươi chín ngày dưới cội bồ đề trầm tư và nhập Tứ Thánh Định, chứng Tam Minh, Ngài đã tự tìm ra chơn pháp; chơn pháp ấy là  thầy  của  Ngài,  dẫn  đường  Ngài  đi  đến  đích thoát khỏi sanh, già, bịnh, chết. Chơn pháp ấy là
gì?

Chơn pháp  ấy  là  “Giới,  Định, Tuệ”.  Ngài  luôn luôn nhắc nhở chúng ta với lòng tha thiết yêu thương  chúng  ta  như  con một:  “Hãy  sống  đầy đủ  giới  hạnh,  đầy  đủ  giới  bổn,  sống  phòng hộ với sự phòng hộ của giới bổn, đầy đủ uy nghi chánh hạnh, thấy sự nguy hiểm trong những lỗi nhỏ nhặt, chơn chánh lãnh thọ và học tập các giới học”. Thế mà người tu sĩ Phật giáo hiện giờ lại xem thường giới luật, oai nghi chánh hạnh không có, xem thường trong các lỗi nhỏ  nhặt,  phạm  giới  không  biết  xấu  hổ,  chẳng bao giờ  lấy  giới  phòng  hộ  sáu  căn,  sống  ăn  uống phi thời, nam nữ trai gái kề cận chẳng biết đó là tai họa khổ đau, chẳng biết đó là con đường sanh tử luân hồi.
Bài  kinh Ước  Nguyện,  đức  Phật  đã  xây  dựng nó trên nền tảng đạo đức nhân quả. Ngài không


14

Trưởng Lão THÍCH THÔNG LẠC

dạy chúng ta “cầu nguyện” mà dạy chúng ta “ước nguyện”. Muốn ước nguyện được thành tựu sở  nguyện  thì phải sống  đúng  giới  luật.  Giới  luật là thiện pháp; do nhân thiện pháp thì quả của thiện pháp là ước nguyện của chúng ta viên mãn. Ví dụ: Một người có bịnh tật, tai nạn đã xảy đến hoặc tai nạn bịnh tật chưa xảy ra, nhưng ước nguyện  bịnh tật  tai nạn sẽ chấm dứt và  bịnh tật tai nạn  sẽ  không  xảy  ra, thì người  ấy  phải  sống đầy đủ giới hạnh, đầy đủ giới bổn, sống phòng hộ với  sự  phòng  hộ  của  giới  bổn,  đầy  đủ  uy  nghi chánh hạnh, thấy sự nguy hiểm trong các lỗi nhỏ nhặt,  chơn  chánh  lãnh  thọ  và   học  tập  các  học giới,  thì ước nguyện  sẽ  thành  tựu.  Nếu  ai giữ gìn giới  luật  đúng  như  vậy  thì tai nạn,  bịnh  tật  sẽ qua  và   không  xảy  đến.  Như  vậy,  Ngài  đã  dạy chúng ta tu tập giải thoát trên nền đạo đức nhân quả, lấy hành động thiện làm gốc, diệt trừ mọi hành động ác và lòng ham muốn.
Trong  bài  kinh Ước  Nguyện,  đức  Phật  dạy  ta ước nguyện: “Mong rằng ta được mọi người thương  mến,   yêu   quý,   cung   kính,  và   tôn trọng.  Mong  rằng  ta được  các  vật  dụng  đầy đủ không thiếu hụt. Mong rằng những người bố thí cúng dường các vật dụng sẽ được quả báo và lợi ích lớn. Mong  rằng những  bà con huyết thống với ta, khi bịnh tật tai nạn chết, mệnh  chung  với  tâm  hoan  hỷ,  an  lạc,  được quả báo và lợi ích lớn”.



15

NGƯỜI PHẬT TỬ CẦN BIẾT - TẬP 1

Trên đây là những ví dụ ước nguyện trong bài kinh, muốn được toại nguyện cho mình  cho người thì chỉ  tu  tập  và   giữ  gìn  giới  luật  nghiêm  túc. Kinh Phật đã dạy như vậy, thế mà kinh sách Đại thừa  lại  dạy  cúng  tế,  cầu  khẩn,  tụng  kinh, niệm chú,  niệm  Phật,  cầu  an, cầu  siêu  để  được  tai qua nạn  khỏi,  bịnh  tật  tiêu  trừ  (do chư Phật,  Bồ  Tát từ bi  gia hộ).  Tất  cả  tu  tập  của  Đại  thừa  đều  cầu tha  lực  (tam  bảo  gia  hộ),  cho  đến  những  ước nguyện cho mình,  cho người cũng đều dựa vào tha lực. Còn ngược lại, kinh sách Nguyên Thủy dạy tự lực. Muốn lợi mình,  lợi người thì người ấy phải tự mình tận lực sống đúng giới hạnh, nghĩa là phải sống đúng thiện pháp, không được sống trong ác pháp.
Nói chung, Phật dạy con người muốn có cuộc sống  an vui,  hạnh  phúc  thì phải  sống  có  đầy  đủ đạo  đức không  làm  khổ  mình,  khổ  người,  thì ước nguyện  đó  sẽ  được  toại  nguyện.  Qua  bài  kinh Pháp  Môn  Căn  Bản,  ta  thấy  rõ  Phật  giáo  không đi dẫm lại lối mòn của các tôn giáo khác, tự mình vạch ra  một  lối  đi  độc  đáo,  tự  lực,  chính  xác,  cụ thể, không mơ hồ, để giải quyết kiếp sống con người  thoát  ra  cảnh  khổ,  tạo  cuộc  sống  thế  gian con người thành một Thiên Đàng.
Để  chiến  thắng  sự  ưa thích  dục  lạc  thế  gian, sự  không  ưa  thích,  sự  bất  toại  nguyện,  và   sự khiếp đảm, sợ hãi, Phật dạy: “Này các Tỳ kheo, nếu Tỳ kheo có ước nguyện: Mong rằng ta nhiếp  phục  lạc  và  bất  lạc,  chớ  không  phải


16

Trưởng Lão THÍCH THÔNG LẠC

lạc  và  bất  lạc  nhiếp  phục  ta. Mong  rằng  ta sống  luôn  luôn  nhiếp  phục  lạc  và  bất  lạc được   khởi   lên.   Mong   rằng   ta  nhiếp   phục khiếp đảm và sợ hãi, chớ không phải khiếp đảm  và  sợ  hãi  nhiếp  phục  ta. Mong  rằng  ta sống  luôn luôn  nhiếp  phục  khiếp  đảm  và sợ hãi  được  khởi  lên.  Tỳ  kheo  ấy  phải  thành tựu viên mãn giới luật, kiên trì nội tâm tịch tĩnh,   không   gián   đoạn   thiền   định   (tỉnh thức) thành tựu quán hạnh (vô lậu) thích sống tại các trụ xứ không tịch (độc cư)”.
Lời dạy trên đây rất cụ thể cho người tu muốn nhiếp  phục  tâm  ham  muốn  và  sợ  hãi,  thì chỉ  có giới luật và bốn pháp định: định chánh niệm tỉnh giác, định niệm hơi thở (không gián đoạn thiền định)  nội  tâm  tịch  tĩnh  (định  sáng  suốt)  thành tựu quán hạnh (định vô lậu) và  thích sống tại các trụ xứ không tịch (độc cư).
Trong   bài  kinh  Ước  Nguyện,  đức  Phật  dạy nhập bốn Thánh định rất rõ ràng và dễ dàng không có khó khăn. Muốn nhập Bốn Thánh Định này  thật  ra  không  khó  khăn,  không  có  ức  chế tâm như các nhà học giả kiến giải dạy, chỉ cần sống   đúng   giới   hạnh   và   tu   tập   các   pháp   Tứ Chánh Cần, Tứ niệm Xứ để xả tâm cho thật sạch (không còn tham, sân, si, mạn, nghi nữa), thì khi ra lệnh nhập thiền định nào thì nhập ngay thiền định ấy:
“Này  các  thầy  Tỳ  kheo,  nếu  Tỳ  kheo  có ước   nguyện:   Mong   rằng,   Tỳ   kheo   theo  ý

17

NGƯỜI PHẬT TỬ CẦN BIẾT - TẬP 1

muốn, không khó khăn, không có mệt nhọc, không có phí sức, ta chứng được bốn thiền thuộc tăng thượng tâm hiện tại lạc trú, Tỳ kheo ấy phải thành tựu viên mãn giới luật, kiên  trì nội  tâm  tịch  tĩnh  (sáng  suốt  định) không   gián   đoạn   thiền   định   (thân   hành niệm nội ngoại), thành tựu quán hạnh (định vô lậu), thích sống tại các trụ xứ không tịch (độc cư)”.
Nếu người nào muốn tu tập thiền định đạo Phật, nhập bốn Thánh định, làm chủ sanh, già, bịnh, chết, không có khó khăn, chỉ cần thành tựu viên mãn giới luật, tức là sống đúng giới luật. Xét ra,  từ  khi đức  Phật  nhập  diệt  đến  giờ,  không  có ai nhập được bốn Thánh định, chỉ vì không thành tựu viên mãn giới luật.
Nếu đã có người tu sĩ nào viên mãn giới luật, sống đầy đủ chánh hạnh, thì ngày nay Phật pháp đâu có bị ngoại đạo biến thể như thế này. Phật giáo ngày nay đã trở thành một tôn giáo hỗn tạp, mang đủ thứ pháp môn của ngoại đạo (84 ngàn pháp  môn),  mà  còn  tự  xưng  những  danh  từ  ngã mạn cống cao (Đại thừa, Tối Thượng thừa, v.v...).
Như  Phật đã dạy  trong bài  kinh Ước Nguyẹân, là phải có đức hạnh làm người, sống không làm khổ  mình,  khổ  người  và  khổ  chúng  sanh.  Muốn đem lại  sự  giải  thoát,  an  lạc  và  hạnh  phúc  cho nhau trên hành tinh này, thì: “Hãy sống đầy đủ giới hạnh, đầy đủ giới bổn, sống phòng hộ sáu  căn  với  sự  phòng  hộ  của  giới  bổn,  đầy

18

Trưởng Lão THÍCH THÔNG LẠC

đủ uy nghi chánh hạnh, thấy sự nguy hiểm trong các lỗi nhỏ nhặt, chơn chánh lãnh thọ và tu học các  học giới thì được  toại nguyện, mãn nguyện làm người có đạo đức đầy đủ”.
Nếu muốn thành tựu những đức hạnh của bậc Thánh nhân và thực hiện thiền định làm chủ sự sống   chết   của   bậc   chơn  nhân,   thì  người   đời thường  ưa thích  tu  thiền  định,  nhưng  họ  không biết thiền định nào đúng, sai, cứ nghe thiền định là  tu  theo,  nhắm  mắt  tu  đùa,  tu  không  cần  suy nghĩ,  phân  biệt  là  đúng,  sai,  phải,  trái.  Họ  đã mất  công  sức  tu  hành  lại  còn  mất  tiền  mất  của, bỏ  đời  sống  thế  gian,  bỏ  vợ,  bỏ  con, bỏ  cha, bỏ mẹ,  bỏ  thân  bằng  quyến  thuộc,  v.v... chỉ vì muốn thoát khỏi mọi sự đau khổ của cuộc đời, để trở thành bậc Thánh nhân. Nhưng họ tu sai đường, Thánh nhân đâu không thành, giải thoát đâu không thấy, ngẫm lại cuộc đời mình  mà đau lòng, bị các nhà tôn giáo lừa đảo mà không dám nói ra. Họ  tự  an  ủi  mình  là:  “Cần  phải  tu nhiều  kiếp, kiếp  này  chưa xong thì kiếp  khác  tu nữa,  vì đức Phật Thích  Ca ngày xưa còn tu vô lượng kiếp mới thành Phật cơ mà”. Câu nói này là câu an ủi nhất của  những  người  bị  lừa  đảo,  tu  lạc  tà  pháp,  cố bám víu vào một hy vọng hão huyền để mà sống, được kinh sách Đại thừa dạy...?
Trong bài kinh Ước Nguyện, đức Phật dạy: “Tùy   theo  ý     muốn,   không   có   khó   khăn, không có mệt nhọc, không có phí sức, ta chứng  được  bốn  thiền,  thuộc  tăng  thượng


19

NGƯỜI PHẬT TỬ CẦN BIẾT - TẬP 1

tâm  hiện  tại  lạc  trú”.  Như  vậy,  thiền  định  tu tập  đâu  có  khó  khăn  gì,  thế  mà  người  tu  thiền thời  nay  lại  tu  quá  khó  khăn,  tu  mãi  cả  hai  ba chục năm, nhưng không thành tựïu. Các Tổ như ngài  Đại  An  12 năm,  Diệu  Cao Phong  30 năm, mà chỉ có triệt ngộ những công án mà thôi, còn làm  chủ  sanh  tử  thì chẳng  biết  gì, tâm  sân  hận thì vẫn còn cao ngút. Giải thoát đâu không thấy, làm chủ sanh, già, bịnh, chết đâu không thấy, chỉ thấy  được  mồm  mép  bén  nhạy  đối  đáp  như  gió thổi  (cơ phong). Còn  một  số  người  nữa  lại  tu  vào các  loại  thiền  khác,  xuất  hồn,  khí  công,  Yoga, Mật  tông  luyện  bùa,  niệm  chú,  bắt  ấn,  v.v... Các tu  sĩ  này,  thay  vì  tu  tập  giải  thoát,  họ  lại  tu  để làm thầy trị bịnh, trừ tà, ếm quỷ, hoặc tập luyện dưỡng sinh, tức là thiền định biến thái thành phương pháp ngừa bịnh.
Thiền định thời nay biến dần thành phương pháp  ngừa  bịnh  (dưỡng  sinh),  chớ  đâu  phải  là thiền  định  làm  chủ  sự  sống  chết  như  thời  đức Phật. Nhìn  sự tu hành của Phật giáo hiện giờ, chúng  ta  thấy  thật  xót  xa! Thiền  định  của  Phật thì dẹp  qua không  tu,  mà  lại  tu  thiền  của  ngoại đạo, chỉ vì thiền của ngoại đạo không có giới luật nghiêm  túc,  đời  sống  theo  dục  lạc  dễ  dàng,  ăn uống ngủ nghỉ phi thời!!!...
Do tu mãi không kết quả, họ chạy sang tu các pháp môn khác như Tịnh Độ, “vừa tu Thiền vừa niệm Phật”, như các tổ Vĩnh Minh, Vân Thê, Từ Vân, v.v... Có người chuyển sang Tịnh Độ hẳn, chuyên  ròng  niệm  Phật,  cầu  vãng  sanh Cực  Lạc,

20



0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!