bất hạnh,
biết giúp đỡ người khốn
cùng trong cảnh hoạn nạn, v.v...
Làm quan là
nhờ không sát hại chúng sanh, giúp người thế
cô, yếu sức,
an ủi chia sẻ nỗi khổ đau của
mọi người, và
giúp người nghèo
khó học tập đến nơi đến chốn.
Dân chúng
Campuchia cất một
ngôi chùa vĩ đại Đế Thiên Đế Thích (một trong những kỳ
quan thế giới), nhưng
nước Campuchia có
giàu có hơn ai đâu. Họ vẫn lạc hậu, nghèo nàn và hung
dữ. Người phật tử chưa hiểu luật nhân quả nên tưởng mình thờ phụng và
đi lễ chùa
nhiều là giàu
có, làm quan. Nhưng
không ngờ, đó
là một hành động mê tín, lạc hậu.
Sự thờ phụng
đúng cách như thờ tổ tiên, ông bà,
và nếu có đạo Phật
thì nên thờ đức Phật
Thích Ca mà thôi.
Thờ nhiều tức là
thờ
đa thần mê tín. Thờ ông bà tổ tiên
là nhớ nguồn gốc của mình. Thờ Phật Thích Ca là nhớ ơn người chỉ dạy con
đường giải thoát không làm khổ mình, khổ
người, tạo nên một xã hội yên vui và hạnh phúc.
Thờ đức
thánh Khổng Tử là nhớ ơn người dạy đạo đức, tam
cương, ngũ thường, nhân,
nghĩa, lễ, trí, tín.
Mỗi sự thờ
cúng của chúng ta đều có ý nghĩa sâu sắc của tình người. Thờ thần tài, chúa
tiên chúa xứ, bồ
tát, tứ đại
thiên vương, thờ rồng
thì đó là mê tín, thờ cô hồn các đảng là mê tín.
Thờ cúng
cho đúng cách là người chánh
kiến, thờ cúng không
đúng cách là người tà kiến. Đi
chùa lễ bái,
cúng dường đúng cách là người chánh kiến. Đi chùa lễ bái, cúng dường không đúng
cách là người tà kiến. Người tu sĩ đệ tử Phật phải sáng suốt và đừng để những kẻ
tà sư, ngoại đạo lừa
đảo, đưa vào mê
tín, tà kiến, chẳng
lợi mình, lợi người, mà còn tạo nên một truyền thống của
dân tộc không tốt đẹp.
CÚNG KEM
Hỏi:
Kính thưa Thầy, có mộït gia đình bệnh
nhân ốm nặng nằm lâu ngày trên giường bệnh, mời
các cư sĩ đến
làm lễ cúng
bái, các cư sĩ
bày thêm phần mua
hoa quả, bánh, kẹo để cúng tế
kem (kem tức là cái miệng của bệnh nhân lúc còn trẻ, vì hoàn cảnh gia đình
nghèo túng, không có tiền mua thức ăn đầy đủ
nên thường nói dối là đã
ăn rồi, ngày
nay lúc sắp chết
phải cúng kem là vậy).
Kính thưa Thầy, đây có phải là hình thức mê tín, dị đoan không?
Đáp: Đúng vậy. Đây
là những trò
mê tín, dị đoan của một số thầy
phù thủy Bà La Môn. Người ta đâu nghĩ rằng có thân tứ đại này là thân vô thường,
liên tục thay đổi không lúc nào ngừng nghỉ. Do sự thay đổi mà thân nay bệnh,
mai đau,
chớ đâu phải quỷ thần bắt hoặc giáng
họa làm cho bệnh tật khổ đau đâu
mà cúng.
Thân tứ đại
là thân từ nhân quả sinh ra, nên khi có thân này khó có ai tránh khỏi sự bệnh tật,
khổ đau, tai nạn, vì nhân
đời trước chẳng
thiện, đời nay phải
chịu khổ đau. Đó
là nhân quả trả
vay, vay trả, chớ đâu
có ai quở trách
gây cho ta đau khổ.
Những kẻ
vô đạo đức đội lốt
làm thầy phù thủy
Bà La Môn, lợi dụng sự sợ
hãi và không hiểu biết được nhân quả nên bày ra cúng
tế, tụng niệm cầu khẩn,
van xin. Đó là những kẻ lừa đảo để kiếm tiền sống bằng cách vô lương tâm.
Quý phật tử là đệ tử của Phật hãy cảnh giác, đừng để những tên thầy cúng lường
gạt, đừng nghe theo. Sống, chết, bệnh tật, tai nạn
đều do nhân quả, mình
đã gieo thì phải gặt,
chớ đừng có sợ hãi, đừng cầu cạnh, không ai phò hộ quý vị được
bằng chính quý vị. Cố gắng đừng làm khổ mình, khổ
người khác thì bệnh
tật, tai nạn sẽ lần
lần chuyển sạch, chừng đó quý vị làm chủ sự sống và chết, có đâu còn sợ bệnh
đau và khổ nạn.
Những việc
làm mê tín, dị đoan này đạo Phật không
bao giờ dạy, chỉ
có Đại thừa
Bà La Môn giáo mới có mà thôi. Các phật tử cần phải
đề cao cảnh giác, đừng để họ lợi dụng.
LỄ NHẬP NHÀ
MỚI
Hỏi:
Kính thưa Thầy, có gia đình mới cất nhà mới, ăn
khánh thành, một số bạn đạo hữu đến
tụng kinh làm lễ về nhà mới. Người chủ nhà lại mời thêm một ông Thầy cúng, ông
đến bảo mua một con ngựa bằng
giấy thật to,
khi tụng kinh cầu nguyện xong, lấy 38 đồng tiền chinh
để cắt giải, rồi ông Thầy ấy cưỡi ngựa giấy phi quanh nhà.
Thưa Thầy,
gia chủ này không phải là không hiểu đạo pháp, thường đi đây, đi đó để
hoằng dương Phật pháp,
thế mà làm những việc
như vậy có gọi
là cuồng tín không,
thưa Thầy? Hay tại vì lòng tham
muốn giàu sang, phúc, lộc hơn nữa, mà làm việc không đúng chánh pháp?
Đáp: Khi cất
được ngôi nhà mới, ăn
tân gia, mời bạn
bè thân hữu đến ăn mừng thì đúng, nhưng bày ra
tụng niệm thì không
đúng. Tại sao vậy? Tại vì
đó là
mê tín. Kinh Bát Dương (thuộc kinh sách Đại thừa) có dạy điều
mê tín này. Dùng
38 đồng tiền
chinh và một con ngựa giấy cưỡi phi quanh nhà, đó là kinh sách của ngoại đạo dạy
những điều mê tín lạc hậu.
Vì lòng tin không
đúng của con người,
nên bị kẻ khác lừa gạt bằng những
hình thức tà kiến.
Tại sao chúng ta theo đạo Phật mà không biết cái nào là chánh kiến, cái nào là
tà kiến, để lầm lạc
biến Phật
giáo thành tà kiến, biến
Phật giáo thành một thứ Phật giáo
mê tín, lạc hậu?
Từ đây về sau, quý
phật tử là đệ tử của Phật thì niềm
tin chánh kiến phải
sâu, không để kẻ
khác lừa
đảo, chẳng đem lại
ích lợi gì cho mình và cho cả
gia đình mình. Phải nói đây là một trò bịp bợm, gạt người bằng
những hình thức mê tín, xảo thuật.
Chỉ có những
người vô minh,
tham danh, tham lợi mới đi thỉnh những
kẻ tà sư, ngoại đạo làm điều chẳng ích lợi gì, như
trẻ con cưỡi ngựa chuối!
ÔNG TÁO
Hỏi: Kính bạch Thầy,
sắp đến ngày
23 Tết Âm lịch,
năm nào cũng vậy, mọi
nhà lo mua ba bộ mũ, hia, giày và một con cá chép sống
để cúng tiễn đưa ông Táo về Trời và ông Táo sẽ tâu trình với Ngọc
Hoàng các việc
làm ác, thiện
của gia chủ. Như vậy có
không, xin Thầy
chỉ dạy? Có người còn bảo, năm nào mà không mua mũ cho
ông Táo
thì đêm đến nằm mơ
thấy ông
Táo về đòi. Như vậy có đúng không
thưa Thầy?
Đáp: Ông
Táo là một
chuyện mê tín của
dân gian, mục đích là để răn người đừng làm điều ác, vì làm điều
ác là ông Táo sẽ
về chầu
Trời tố cáo tội
ác trong năm, rồi Ngọc
Hoàng sẽ cho giáng
họa và người làm
ác sẽ chịu
biết bao nhiêu đau khổ.
Mũ hia, áo
mão của ông
Táo giống như mũ
hia, áo mão của một vị quan phong kiến. Ông Táo không có thật, mà chỉ là một tưởng
tri của loài người, để khiến cho người
ta sợ mà
không làm điều ác.
Từ câu
chuyện dân gian
răn nhắc đừng
làm ác, biến dần
thành một phong tục, đến cuối
năm nhà nào cũng đều cúng
ông Táo, để
ông về tâu bớt những chuyện làm ác của mình, để ông
Trời không có gieo
tai họa. Câu
chuyện biến dần thành câu chuyện lo lót hối lộ. Từ câu
chuyện răn nhắc đừng làm
ác thì dần dần biến thành
phi công lý, phi đạo đức (hối lộ mũ hia, giày, quần áo, cá chép, cúng bái thần linh là một hình thức hối
lộ).
Nằm mộng thấy
ông Táo về đòi, đó là tưởng mộng chớ ông Táo đâu có thật. Người ta huyền thoại
nhiều câu chuyện về Táo quân “Một bà hai ông”,
bây giờ đã
thành một phong
tục truyền thống dân tộc, cứ đến ngày
23 tháng chạp nhà nhà đều cúng đưa ông Táo về trời.
Phật giáo
Đại thừa cũng
chịu ảnh hưởng, nhưng
lấy ngày đó
làm ngày lễ đưa
chư thiên về chầu trời. “Dân gian thì
đưa Táo quân, Phật giáo thì đưa chư Thiên về trời”!
Qua câu chuyện
ông Táo đã chỉ cho chúng ta thấy được Phật
giáo Đại thừa
có trí tuệ hay không
trí tuệ, điều này chắc ai
cũng rõ. Câu chuyện
mê tín dân gian
Phật giáo Đại thừa lại
biến thành
mê tín Phật giáo.
Bởi vậy Phật
giáo Đại thừa có
đáng cho chúng
ta đủ niềm
tin chăng? Phật giáo Đại thừa
đi đến đâu cũng viên
dung và viên
thông, lấy tất
cả các pháp của mọi tôn giáo và
sự mê tín của con người làm giáo pháp của mình. Cho nên, giáo pháp Đại thừa là
giáo pháp lượm lặt của các tôn giáo
khác, chỉ cần thay danh từ là biến thành giáo
pháp của mình.
Khi dân gian mê tín
cúng Táo quân thì Đại
thừa biến danh từ Táo
quân thành danh từ chư Thiên.
Nếu các nhà
nghiên cứu Đại thừa giáo xét kỹ, đừng kẹt trong danh từ thì thấy rất rõ giáo
pháp đóù chính là bã mía của các tôn giáo khác. Đó là đứng về nội dung, còn đứng về hình
thức thì Đại thừa giáo không
có gì đặc biệt, chỉ giống như chiếc áo nhiều mảnh vải kết lại mà thành.
CÚNG SAO, GIẢI
HẠN
Hỏi: Kính
thưa Thầy, ở khu vực con có
một gia đình, không hiểu
đi xem ở đâu có
ông Thầy ấy bảo tháng năm bị một
cái hạn phải nằm bệnh viện thập tử nhất sinh,
rồi đến tháng 11 cũng bị sao hạn
như vậy nữa.
Gia đình này sợ quá, mời
Thầy đến cúng sao giải hạn. Thưa Thầy,
như thế có giải hạn được không?
Cũng ở khu vực
con, có gia đình đó nghe được như vậy rất
ân hận là vì bố chị ta ốm nặng phải nằm
bệnh viện, mẹ chị không
chịu mời Thầy cúng sao giải hạn nên bố chị phải nằm bệnh
viện khổ sở. Xin Thầy vui lòng giải tỏa cho chúng con những điều
thắc mắc trên
đây, chúng con
xin được tri ân công đức.
Đáp: Như
các phật tử
đã biết, luật
nhân quả ai làm ác thì
phải thọ
lấy quả khổ,
ai làm thiện thì phải hưởng
phước báo, không
thể có thánh thần
chư Phật, chư Bồ Tát hoặc sao hạn nào cứu khổ hoặc giải hạn được.
Còn trong
sách ngoại đạo dạy, người nào tuổi năm ấy gặp sao La Hầu, Kế Đô, Thái Bạch thì
bị xung khắc tháng
giêng, tháng ba,
tháng bảy, tháng chín, tháng
năm, tháng mười một. Trong những
tháng ấy thường
gặp tai nạn, bệnh tật
thập tử nhất sinh.
Những loại
kinh sách này là những loại
kinh sách phi đạo đức, dạy
người làm điều
mê tín lạc hậu. Làm
sao cúng bái sao hạn
mà giải hạn
tai ách được? Nếu giải hạn tai ách được thì thế gian này còn gì là công bằng,
công lý? Kẻ làm ác cứ việc cầu cúng nhiều
thì tiêu tai giải hạn, không còn khổ
đau nữa, và họ tha hồ
làm ác, giết hại người vô tội được sao? Một người bị bệnh tật khổ
đau hoặc tai nạn đâu phải ngẫu nhiên
mà có, chính
do hành động bất
thiện làm khổ kẻ khác mà phải trả
quả. Do hành động làm ác của mình, thời
tiết nhân duyên đủ thì phải thọ
quả khổ, chớ
đâu phải có ai làm cho họ khổ mà phải cầu cạnh kẻ khác giải hạn, giải khổ cho.
Những loại kinh sách
mê tín do những kẻ
gian xảo viết ra lừa đảo kẻ khác, để làm tiền một cách bất chính.
Người hiểu luật
nhân quả thì những thầy cúng
sao giải hạn
không lừa đảo
được . Ngược lại, không
hiểu luật nhân
quả dễ bị kẻ
khác lừa
đảo bằng nhiều
hình thức mê tín
khác nhau.
Quý phật tử
là đệ tử của Phật, phải sáng suốt đừng để những kẻ tà sư, ngoại đạo đội lốt tu
sĩ Phật giáo làm mất uy tín
Phật giáo. Hãy chỉ
thẳng cho mọi người
biết không ai giải
hạn, tiêu tai, tiêu nạn, mà
chính tự mình giải nó, nghĩa là mình đừng làm khổ mình, khổ
chúng sanh, khổ người khác, thì chẳng có tai nạn gì cần phải giải.
Quý phật tử
hãy tu tập tâm bất động trước các pháp. Khi tâm bất động trước các pháp thì
không ai lừa đảo quý vị được, và quý vị
sẽ không còn bị ảnh hưởng mê tín của những tà sư, ngoại đạo bịa ra.
MỜI NGƯỜI CHẾT
VỀ DỰ CÚNG
Hỏi:
Kính thưa Thầy, như Thầy đã dạy cho
chúng con biết, người
chết khi tắt thở
là tiếp tục tái sanh luân hồi (chết đây sanh kia), tức
là chết là bắt đầu
cho sự sống. Hàng
năm cứ đến
ngày giỗ và đến ngày Tết, lại ra mồ mả ông bà cha mẹ đã chết hàng 50 năm
mời về ăn tết với con cháu. Như vậy có đúng không, thưa Thầy?
Đáp: Đây
cũng là một tục lệ mê tín dân gian, nhưng
nói lên được
tình nghĩa của
con người (người sống đối với người
chết). Bởi vì người ta không rõ người chết là mất hết, tan rã sạch, chỉ
còn lại
hành động nhân
quả, nghiệp thiện,
ác tiếp tục tương ưng với
nhân quả thiện, ác mà tái sanh luân hồi (có thân mới).
Người ta tưởng
rằng người chết là xác thân chết,
nhưng linh hồn thì còn
bất diệt mãi,
luôn luôn sống dưới mồ. “Sống có nhà, thác có mồ”, tức là người chết thì
linh hồn sống dưới mồ.
Ngôi mồ chỉ là một đống đất, chẳng
có ai trong đó cả. Di
tích đời người
cuối cùng là
ngôi mộ, là một nắm đất
hôi thối, tàn tạ và
khô cằn mà người sống dành cho
người chết.
“Sống có
nhà, thác có mồ”. Câu tục ngữ
này nói lên tình nghĩa
người nhớ ơn người, nhất
là tinh thần dân tộc Việt Nam:
“Chim có tổ,
người
có tông”.
Đạo thờ phụng ông
bà, tổ tiên
cũng từ tình cảm con người mà
ra. Vì thế, đến ngày
tư, ngày tết, ngày
giỗ, những người
còn sống nhớ công
ơn ông bà, tổ tiên,
cha mẹ, đến mộ mời những người ấy về ăn tết, như lúc họ còn
đang sống với con cháu cho vui.
Tin tưởng
như thế cũng chẳng có hại gì cho ai, miễn
là không có
gây phiền hà cho
người khác, và toàn gia họp mặt vui vẻ,
nhắc lại công hạnh, phước đức của
ông bà, cha mẹ
lúc còn sống,
để con cháu nghe mà bắt chước.
SỐNG DẦU
ĐÈN, CHẾT KÈN TRỐNG
Hỏi:
Kính thưa Thầy, lúc nhà có người chết,
phải mời
trống kèn đến thổi kèn
và đánh trống ầm
ĩ, linh đình, làm
cho người chết lẫn
người sống quên đi sự đau buồn kẻ ở, người đi. Tục ngữ có câu: “Sống dầu
đèn, chết kèn trống”. Thưa Thầy, lại có người bảo: “Thổi kèn trống gọi ma về rủ
vong đi, như vậy có đúng không, thưa Thầy?
Đáp: Trong
kinh sách Nguyên Thủy của đạo Phật không có dạy điều này. Thổi kèn đánh trống ầm ĩ, để quên
đi sự đau buồn
(của cảnh tử biệt,
sanh ly,
kẻ ở, người
đi), để an ủi
tinh thần của
người còn sống
thì đúng, còn rủ ma về gọi vong đi thì không đúng (mê tín). Nếu đứng về góc độ
thế gian, thổi kèn đánh trống ầm ĩ để
quên đi sự đau buồn kẻ mất, người đi thì được tha thứ, còn rủ ma về gọi
vong đi, thì không
được tha thứ.
Đó là tưởng tri thuộc về mê tín,
dị đoan.
Theo đạo Phật,
khi một người chết thì các duyên
tan rã hết,
không còn tồn tại một vật gì, làm sao người chết có đau buồn? Chỉ có
người còn sống thương nhớ,
thấy mọi kỷ niệm của
người chết còn lại thì lòng đau như muối xát.
Theo tinh thần
tự lực của Phật giáo, mọi người đều nên trang bị một sự hiểu biết thấu suốt các
pháp thế gian này đều do duyên hợp tạo thành. Thế nên mọi vật đều bị luật vô
thường chi phối, thường xuyên thay đổi, biến dịch, có
thành phải có hoại,
có sanh thì có
chết. Vì thế,
con người sống trên thế gian này, không ai tránh khỏi điều đó (sanh
tử). Người đệ tử của Phật đều phải
chuẩn bị
cho mình một tinh thần
vững chắc, với một
trí tuệ thông suốt lý
nhân quả, để ứng dụng đối
phó trực tiếp
trước mọi cảnh
tai ương, bịnh tật, gian nan, hiểm nguy mà không hề sợ hãi, sờn lòng.
Trước cảnh ly tan hoặc sum họp cũng chẳng buồn, chẳng vui; trước
cảnh tử biệt, sanh ly cũng chẳng thương
khóc nức nở. Với trí tuệ
nhân quả của đạo Phật, mọi sự việc
trên đời này xảy ra trước
mắt họ, họ đều thấy
rõ ràng: “Các
pháp là vô thường,
nay còn, mai mất
là lẽ đương nhiên của các pháp duyên hợp”.
Vì đã chuẩn bị
tinh thần vững chắc với sức định
tĩnh và trí tuệ
nhân quả, luôn
luôn sống trong chánh niệm (niệm
thiện), người đệ tử của Phật thản nhiên
trước mọi tình huống.
Không làm khổ mình, khổ người,
thì trước cảnh sanh ly, tử biệt cần gì
đến trống kèn ầm ĩ.
Đám ma mà làm giống
như đám hát,
thật là một việc làm không đúng cách.
Nếu chúng
ta là những
đứa con hiếu tử thì
trống kèn làm
sao vui cho được khi mà
mất cha, mất mẹ.
Chúng ta nên giữ im lặng để hồi tưởng lại
công ơn sanh thành,
dưỡng dục của mẹ cha. Một
người con hiếu được
theo học đạo Phật, khi cha mẹ mất hoặc có người thân mất là một
điều nhắc nhở rất lớn cho họ. Phải làm sao, bằng cách nào giúp cha mẹ hoặc những
người thân của mình thoát vòng sanh tử, luân hồi, chấm dứt sự khổ
đau của kiếp người.
Hiểu biết sự báo hiếu của đạo Phật,
người con phải tu tập đạt
được cứu cánh
giải thoát, có đầy đủ đạo hạnh để
làm gương sáng và hướng dẫn cho
cha mẹ tu hành, theo giáo pháp và đường lối của đạo Phật. Người con phải có một ý
chí sắt đá, một nghị lực kiên cường,
một lòng dũng cảm quả
quyết, để thực hiện con đường của đạo Phật rốt ráo, để
làm tròn bổn phận của người con hiếu (công ơn sanh thành của mẹ cha
nuôi con lớn khôn rất là vất vả,
như trời, như biển). Nên nhớ, vì muốn nuôi con lớn khôn nên người, không
thua kém ai, cha mẹ phải
nhiềâu lần
làm điều ác, giờ đây
đã trở thành nghiệp
lực, nghiệp lực ấy theo
vô minh tiếp tục
tái sanh luân hồi,
thọ biết bao nhiêu
là thứ khổ đau của kiếp làm người, ngàn đời, muôn kiếp
chẳng bao giờ dứt.
Khi đã hiểu
rõ Phật pháp,
như lời Phật
đã dạy, nếu trong
nhà có người
chết, chúng ta hãy
làm lễ an táng đơn giản, không kèn, không trống, không thầy chùa tụng kinh, niệm
Phật, cũng không ai hộ niệm cho ai cả.
Hãy tiếp tay với gia đình
có người chết,
đồng lo chôn cất hoặc
thiêu đốt càng sớm
càng tốt, để
lâu mùi hơi
hôi thúi làm mất vệ sinh,
ô nhiễm môi
trường sống của con người.
Khi trong
nhà có người chết, ta nên tổ chức đám ma âm thầm, lặng lẽ, để hồi tưởng lại những
công ơn,
khi người còn sống.
Việc ma chay cần
phải bỏ bớt, đơn giản, để người sống khỏi lo lắng nhiều, những
việc cúng bái
có tính cách mê
tín, dị đoan thì cần
dẹp sạch, cốt
sao cho giản dị nhất,
khi đám tang xong
không nợ nần
ai hết. Tẩm liệm thây người chết
đừng cột bó như đòn bánh Tét. Hãy để
người chết nằm trong quan tài như người
nằm ngủ, phủ vải lại nhẹ nhàng, đừng
chèn nhét rơm rạ
như ép
dầu, rồi đậy nắp áo quan lại một cách giản dị, tự nhiên,
v.v... Bạn bè, thân quyến đến phúng điếu chia buồn, chẳng nên làm ầm ĩ, đánh trống
thổi kèn làm mất vẻ trang nghiêm,
thanh tịnh, không
đúng cách đám
ma, mà còn làm hao tốn tiền bạc vô ích.
Một đám tang
trong âm thầm, lặng lẽ, trang nghiêm
có ý nghĩa
của sự chết
hơn là một
đám tang ầm ĩ
kèn trống, tiếng
hò hét, tụng
niệm giọng cao, giọng thấp
trầm bổng như
ca, ngâm, vịnh, hát. Thể hiện những điều này không đúng cách đám
ma, mà là một
đám hát, một
trò chơi của những người không có
sự ưu sầu.
Vì người chết
không thể sống lại được,
dù để bao lâu cũng không sống, tốt
hơn ta nên an táng sớm chừng nào tốt chừng
nấy, để giữ vệ sinh chung cho mọi người, nhất là những người
thân trong gia đình, và còn lo những việc khác nữa.
Phật dạy,
thân người bất tịnh hôi thúi, do bốn đại:
đất, nước, gió, lửa hợp
thành, nên khi chết đất, nước, gió, lửa tan rã, đất trở
về đất, nước trở về nước, gió trở về gió, lửa trở về lửa; thọ, tưởng, hành, thức
thì tan biến theo nghiệp lực nhân quả, người chết chẳng còn một chút xíu nào cả.
Thổi kèn,
đánh trống để gọi ma về rủ vong đi, thì bọn
ca hát cũng thổi kèn đánh
trống, sao ma không về dẫn
linh hồn họ đi?
Đó là một sự bịa đặt vô căn cứ, thiếu thực tế, chúng ta
không chịu suy tư, nghe đâu tin đó, bảo sao làm vậy, thấy ai làm xu hướng
làm theo, chẳng
biết đó là bị kẻ khác lừa đảo.
Khi đức Phật
còn tại thế,
Ngài cảnh giác
các đệ tử của mình, thậm chí ngay
lời Phật dạy, Ngài còn bảo: “Đừng tin lời ta nói, mà hãy suy nghiệm lời ta nói
có lợi ích thiết thực cụ thể hay không, rồi hãy tin”.
Thật ra từ ngàn
xưa đến giờ, Tổ tiên của
chúng ta đã để lại cho chúng ta một gia tài trong đó sự mê tín chiếm một nửa.
Trong cuôïc sống, ngoài sự hiểu biết của ý
thức (hoặc tri thức ở học đường),
con người dùng tưởng
mà tạo ra, bây
giờ đã biến nó thành một truyền thống (thế giới siêu hình) thật sự, muốn bỏ nó hiện giờ đây đâu phải dễ. Lợi dụng lòng mê tín này, con
người sản xuất ra tôn giáo, để dựng lên một thế giới mê tín siêu việt hơn, độc đáo
hơn, tối thượng
hơn, cao hơn các thế giới siêu
hình khác, khiến
cho con người với trí hữu hạn
không thể hiểu
rõ được nên đắm
mê tập
trung theo tôn
giáo đó, trở
thành một giáo phái
có uy quyền có thế lực. Từ đó, lớp mê tín cũ
chưa bỏ lại chồng
thêm một lớp
mê tín mới, trên đầu và
đôi vai phải đội, mang,
cõng biết bao nhiêu thần
linh, ma, quỷ, rồi
bây giờ phải đội thêm một ông Ngọc
Hoàng, Thượng Đế, Tiên, Thánh, Chúa, Phật, v.v...
Bây giờ là
thời đại khoa học hiện đại, dân trí con người
đã nâng lên
khá cao, thế mà giới trí thức hiện nay có kiến thức sâu
rộng về khoa học vẫn bị thế giới siêu hình lừa đảo một cách đáng thương
và đáng trách.
Đạo Phật ra đời
quyết đập tan,
phá sạch thế giới
siêu hình, để
đưa con người thoát ra khỏi
vòng mê
tín lẩn quẩn. Trong
thời điểm của đức
Phật, con người còn
đang sống trong
những bọâ lạc, dân trí trình độ
còn thấp kém, khó nâng cao sự hiểu biết,
mặc dù giáo
pháp của Ngài dạy rất rõ
và xác định cụ thể về thế giới siêu
hình,
nhưng người
ta vẫn không
tin, nên sau khi Ngài tịch, các đệ
tử của Ngài, nhất là những người tu chưa chứng
đắc, họ đã
thêm bớt vào
giáo pháp của Ngài, biến thành
một giáo pháp
mê tín và sản xuất ra có vô lượng
cõi siêu hình.
Bốn mươi
chín năm thuyết pháp, thời gian quá ngắn, Ngài chưa kịp đập tan và phá sạch thế
giới siêu hình thì Ngài
lại thị tịch,
để lại một sự
nghiệp rất khoa học, một đạo đức tuyệt vời, mà không có vị đệ tử nào thừa kế.
Ngài phải đành di chúc lại cho người
sau: “Hãy lấy giáo
pháp và giới luật của ta làm
thầy”. Nhưng giáo
pháp và giới luật của người còn đó, người theo đạo Ngài thì chẳng tu
theo, mà lại tu
theo giáo pháp
và giới luật của ngoại đạo. Bây giờ, giáo pháp của Ngài đã trở thành
giáo pháp mê tín, còn Ngài thì trở thành ông thần phò trợ, ban phước lành cho
chúng sanh. Chùa là nơi cúng bái, tụng niệm, cầu an, cầu siêu, cầu phước, cầu tự,
v.v... Chùa cũng là nơi tập ngồi thiền trị bịnh, biến thiền định của Phật thành
một thứ thiền dưỡng sinh trị và ngừa bịnh, thật là đau lòng.
Mục đích của
Ngài là muốn
con người thật sự hiểu, hiểu thật rõ cái thế giới mà con người
đang sống. Chính vì lầm chấp thế giới hữu
hình và thế giới siêu
hình là thật
có mà con người
tạo biết bao nhiêu nhân ác, để rồi
gặt lấy quả khổ và tiếp tục mãi mãi
luân hồi sanh tử. Ngày
nay, tất cả mọi
người, kể cả những người
không phải là tín
đồ Phật giáo, ai ai cũng cho những hình
thức mê tín là của Phật giáo, thật là đau lòng, xót dạ. Biết
nói làm
sao bây giờ, vì các
bậc tôn túc Thầy Tổ của chúng ta ngày xưa đã làm như vậy. Đọc
lại những lời Phật dạy năm
xưa trong kinh Nguyên Thủy, ta mới
thấm thía đến rơi nước mắt. Tâm nguyện của Ngài muốn đem lại cho loài người một
sự hiểu biết chân thật. Vâng, chỉ có sự hiểu biết chân thật
con người mới không
còn khổ đau nữa và chấm dứt luân hồi. Nhờ hiểu biết
chân thật người ta sẽ không
còn bị lường
gạt được về thế
giới hữu hình và siêu hình nữa.
Hồi tưởng
lại cách đây
2542 năm (Tính
từ năm 1998, là
năm Thầy viết bộ ĐVXP)
có một con người vĩ đại xuất
hiện ra đời,
chỉ vạch cho con
người biết rõ rằng không
có thế giới
siêu hình thật sự, chỉ có thế giới
tưởng của loài người mà thôi. Một số bài kinh trong tạng kinh Nguyên Thủy của Phật giáo
đã xác định
rõ ràng như: Kinh Tứ
Diệu Đế, kinh Thập
Nhị Nhân Duyên, kinh Ngũ Uẩn, kinh Pháp Môn Căn Bản,
v.v... Trong những bài
kinh này, lời nói của đức Phật
rất hùng hồn và quả quyết: “Thế giới siêu hình không có, chỉ có thế giới tưởng
mà thôi”.
Nhưng tại
sao trong tạng kinh Nguyên
Thủy còn có những
bài kinh nói về thế giới
siêu hình? Khi đức Phật
nói về thế giới siêu
hình, 33 cõi Trời, cõi Địa Ngục, cõi chư Thiên và cõi
Ngạ Quỷ, là nói đến cảnh giới
tưởng của con
người, chớ Ngài đâu có nói đó là
cảnh thật. Vì thế Ngài xác định: “Tưởng tri chớ không phải là liễu tri”.
Bây giờ, quý
vị đã rõ rồi phải không? Vậy từ đây
quý vị còn
mê tín nữa không?
Còn tin theo kinh sách Đại thừa nữa
không? Tuy nói như vậy, nhưng tin hay
không tin là tùy
quý vị, chúng tôi chẳng
có quyền và chẳng có trách nhiệm
gì cả trong vấn đề mê tín dị
đoan. Mất tiền, mất của là mất tiền của của quý vị,
chớ chúng tôi chẳng có hao tốn gì cả. Nói để cùng nhau suy ngẫm
cuộc sống con người đâu đúng, đâu sai, đâu tà, đâu chánh, đâu thật, đâu giả, v.v... để cho
mọi người sống an
vui, hạnh phúc,
không làm khổ
mình, khổ người. Và đó cũng là tâm nguyện của chúng tôi.
BÀ CHÚA BA
Hỏi:
Kính bạch Thầy, câu chuyện Công Chúa
Ba (chùa
Hương Tích) có thật hay
là chuyện huyền thoại để răn đời,
mà từ xưa tới nay, mỗi năm vào đầu
xuân, không biết
bao nhiêu người đổ về
chùa tham quan vãng cảnh.
Điều này theo con nghĩ, vãng cảnh đẹp thiên nhiên là
đúng, nhưng ngoài ra, đa số lại đi chùa
cầu xin tài lộc, cầu tự... là do
lòng tin của mọi người
đối với Bà Chúa Ba qua đức nhẫn nhục và lòng hiếu hạnh.
Vua cha đã làm nhiều điều ác độc, nhưng
nhờ cô con gái thứ ba tu thành chánh quả, dùng tay mắt
của mình
làm thuốc chữa
trị bịnh cho cha, làm như vậy
có trái luật
nhân quả thiện,
ác không thưa Thầy?
Đáp: Câu
chuyện Bà Chúa Ba là câu chuyện truyền
thuyết huyền thoại,
chứ không phải chuyện thật, câu chuyện này cũng giống
như câu chuyện Quan Âm Thị Kính vậy.
Những nhân vật trong truyện là những nhân vật tiểu thuyết
giả tưởng của một tác giả xưa, chịu ảnh hưởng Nho giáo và Phật giáo Đại thừa.
Câu chuyện này là
câu chuyện tội lỗi, phi đạo đức của Phật giáo Đại thừa, mà từ lâu
chưa có ai vén bức màn
đen tối này lên, nên mọi người
đều lầm tưởng
Bà Chúa Ba tu hành đã thành Phật.
Câu chuyện này là
câu chuyện phi đạo đức đệ nhất trong
giáo lý Đại thừa.
Trang Vương
là một nhà
vua vào thời Đông Chu liệt quốc bên Trung Hoa, tương đương
ở Việt Nam vào thời Hùng Vương, vì xét qua lịch sử khi Trưng Vương
nổi dậy chống
quân xâm lăng
vào thời nhà Đông Hán. Như vậy, câu chuyện này xảy ra trong lúc nước ta
còn trong giai đoạn bộ lạc.
Vua
Trang Vương có ba người con gái,
hai đứa con lớn đã lập gia thất, chỉ còn
đứa con gái út thứ ba là Diệu Thiện
chưa lập gia đình.
Vì thế nhà vua
rất thương cô
gái út, nên
khi nghe Diệu Thiện
muốn đi tu là
ông tìm mọi cách
ngăn cản. Trước khi Bà
Chúa Ba đi
tu, nhà vua rất
sùng kính Phật giáo,
ông rất hiền
lành, sống có đạo
đức, lấy chánh pháp trị dân, thương dân như con
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!