Thứ Tư, 28 tháng 8, 2013

NGƯỜI PHẬT TỬ CẦN BIẾT -TẬP 1-11


mang theo, khi gặp quỷ sứ tra xét đưa cuốn kinh này  ra,  quỷ  sứ  biết  đó  là  đệ  tử  của  Phật  không tra xét  và  không  buộc  tội.  Người  nào  đến  chùa được  làm  lễ  quy y Tam  Bảo thì được phát  cho lá phái hay tờ điệp. Khi chết một tờ đem thiêu đốt cháy thành tro than, đem bỏ xuống giếng hoặc mang ra sông bỏ, một tờ xếp nhỏ để vào lòng bàn tay người chết mang đi. Làm như vậy có đúng không, thưa Thầy? Mong Thầy chỉ dạy cho chúng con được rõ.
Đáp:  Điệp  phái  quy  y  Tam  Bảo  là  do Phật giáo bị phân chia ra làm nhiều bộ phái, các tổ muốn biết số người theo Phật giáo bao nhiêu nên lập ra Điệp phái.
Khi truyền giáo từ Trung Quốc sang Việt Nam, các tổ Đại thừa biến tờ Điệp phái thành loại giấy thông  hành  cho người  chết.  Khi xuống  Địa Ngục, nhờ những tờ điệp phái này  mà vua Diêm Vương cùng  quỷ  sứ  giảm  khinh  tội  trạng  và  sớm  được đầu  thai. Nếu  ai  không  có  giấy  này  thì không được giảm tội, và có thể ở tù chung thân không được  đi  đầu  thai. Đây  cũng  là  một  sự  lừa  đảo, lường gạt của các nhà sư Đại thừa, để lôi cuốn người  khác  theo  tôn  giáo  mình.  Cũng  như  thời Pháp thuộc cai trị ở Việt Nam,  người dân bản xứ nào được giấy tờ giặc pháp cấp nhập quốc tịch Pháp thì hưởng mọi quyền lợi, và không bị bắt bớ tù tội. Cho nên, người nào được làm lễ quy y Tam Bảo là được “nhập quốc tịch Thích  Ca”, và quỷ sứ vua Diêm Vương không hành phạt.


Thật  là  một  điều  bất  công,  phi  đạo  lý.  Sống trên  dương gian  chuyên  làm  điều  ác,  chỉ  cần  có giấy Điệp phái của các thầy Đại thừa, thay Phật cấp  cho là  khỏi  bị  tù  tội!  Các  nhà  Đại  thừa  đã biến   Phật   giáo   thành   một   tôn   giáo   mê   tín, chuyên lừa đảo lường gạt người khác, bằng những điều mê tín, lạc hậu, phi đạo đức. Trong khi đức Phật xác định, kẻ nào giết hại chúng sanh, trộm cắp, tà dâm, vọng ngữ, uống rượu sẽ bị đọa  Địa  Ngục.  Thế  mà  các  nhà  Đại  thừa  đi ngược lại lời dạy của đức Phật, làm một điều gian xảo, chỉ cần có giấy chứng điệp là thoát tội Địa Ngục.
Các  nhà  Đại  thừa  lại  còn  dạy  rằng,  khi trẻ con mới sanh đem vào chùa quy y Phật sẽ không bị tà ma, quỷ quái bắt làm cho đau bịnh, hay hoặc trẻ mới sanh đem đến chùa quy y Phật sẽ được mạnh giỏi và không bị đau ốm, nhờ chư Phật phù hộ cho mạnh giỏi. Trên đây là những điều mê tín mà  quý  Thầy  trong  các  chùa  thường  dạy  tín đồ như vậy, để thu hút tín đồ thường đến chùa cúng bái, chỉ cần dạy bảo những điều mê tín đó là các thầy chẳng tu hành gì, ngồi không mà ăn (ngồi trong mát ăn bát vàng).
Khoảng mười năm gần đây, có xuất hiện một loại  kinh nhỏ  bằng  gói  thuốc  hút  có  tên  là  kinh Kỳ  Cầu.  Trong  kinh Kỳ  Cầu  dạy,  nếu  có  quỷ  sứ hay vua Diêm Vương tra hỏi, thì đưa kinh Kỳ Cầu ra liền  mới  không  bị tra hỏi và  được đi tái sanh, không sa Địa Ngục:


“Mạng chung số thác
Quỷ sứ hỏi cầu
Đã có Kỳ Cầu
Diêm Vương tra hỏi
Đứng lại mà nói
Đã có Kỳ Cầu”   (trang 2,3)
Đó  là  một  loại  mê  tín, phi  đạo  đức.  Nếu  làm tội  lỗi,  tức  là  làm  ác,  thì chỉ  có  làm  việc  thiện mới chuyển hóa được, để thoát khỏi cảnh khổ hay là  cảnh  Địa Ngục,  chứ  không  phải  có  Kỳ  Cầu  là tiêu  tai thoát  nạn.  Thật  là  những  tà  giáo  Đại thừa bày nhiều điều phi đạo đức.
Kinh Kỳ  Cầu  là  một  loại  kinh tà  giáo,  ngoại đạo,  mượn  danh  Phật  pháp  để  lừa  đảo  tín đồ Phật giáo làm việc mê tín, lạc hậu. Kinh Kỳ Cầu giống  như  giấy  thông  hành  của  giặc  Pháp,  cấp cho những người dân bản xứ trong vùng chúng đã chiếm trong thời chiến tranh. Trong kinh này còn dạy, nếu ai có kinh này thì chư Phật mới biết mà cứu độ:
“Chẳng có Kỳ Cầu
Phật mới biết đâu
Lâm chung cứu độ”   (trang 9)
Đúng  là  một  loại  kinh tà  giáo,  chỉ  cần  cuốn kinh chớ  không  phải  cần  tấm  lòng  giải  thoát. Trong khi ấy,  đức  Phật  dạy  phải  ly dục,  ly ác  pháp  thì tâm  thanh tịnh,  tâm  thanh tịnh tức là Tịnh Độ hay là Cực Lạc:
“Chư ác mạc tác
Chúng thiện phụng hành


Tự tịnh kỳ ý
Thị chư Phật giáo”   (Kinh Pháp Cú)
“Tự  tịnh  kỳ  ý”  tức  là  tâm  ly dục,  ly ác  pháp, tức là Tịnh Độ hay Cực Lạc hiện tiền. Làm ác thì phải chịu tội, thọ khổ, thọ tai ương, chớ không có ai cứu mình được. Phải dứt trừ làm các điều ác, thường  làm  các  điều  thiện  thì vạn tội  tiêu  trừ, chứ đâu phải tụng kinh mà được vạn tội tiêu trừ.
“Tụng kinh kỳ cầu
Vạn tội tiêu thiên” (trang 4)
Họ còn nói, cần mang theo trong người để đi đường  đều  có  thần  nhân  ủng  hộ  lúc  sống  cũng như khi chết (bỏ kinh vào ngực áo người chết):
“Kinh bỏ túi áo Để mà hộ thân Đi xa về gần
Tiên thần ủng hộ” (trang 15) “Đến ngày lâm chung
Con cháu có lòng
Bỏ vào trong ngực
Thiên trừ tống thực
Phật độ về tây” (trang 15)

Đấy là những giọng lừa đảo, dối gạt người, khiến cho những người ngu si, mê muội tin tưởng.
Tóm lại, từ tờ Điệp phái biến thành bùa hộ mạng  trị  bệnh  trẻ  con, đến  “giấy  thông  hành”  đi đường  là một  sự  lừa  đảo của  giáo pháp  Đại  thừa, mà  trong  các  chùa  hướng  dẫn  phật  tử.  Đây  là giáo dục tín đồ mê tín, lạc hậu, để dễ bề móc tiền một cách công khai  mà pháp luật nhà nước không



bắt tội cướp giựt tài sản công dân.  Làm điều ác tâm còn đầy đủ tham, sân, si, nếu được về Tây  Phương thì  Tây  Phương không  còn  là Cực  Lạc  mà  là  Địa  Ngục,  vì bọn  người  này  sẽ về đó trộm cắp lung tung.
Kinh này viết ra chỉ gạt người vô minh, người còn lạc hậu, mê tín chứ làm sao gạt những người tu  sĩ  chân  chánh  đệ  tử  của  Phật  được.  Tại  sao vậy?  Tại  vì  toàn  bộ  đệ  tử  của  Phật  được  dạy  về đạo  đức  nhân  quả,  nên  không  có  một  giáo  pháp mê  tín nào  lường  gạt  được.  Chỉ  có  những  người chưa học đạo đức nhân quả thì dễ bị kẻ khác lừa đảo.  Là  một  tín đồ  Phật  giáo,  chúng  tôi  rất  đau lòng  khi gặp  những  cuốn  kinh  này  mạo  danh Phật giáo, dạy dân gian làm những điều phi đạo đức.
Cuối cùng, các con hãy cảnh giác, tờ Điệp phái là  một  giấy  chứng  thật  các  con  đã  quy  y  theo Phật, chớ không phải là bùa hộ mệnh và cũng không phải là giấy thông hành. Đó là cách thức lừa đảo của quý thầy Đại thừa.
Các con nên nhớ, tự quy y Phật, tự quy y Pháp, tự quy  y Tăng, tức là không cần phải giấy  tờ  chứng  điệp  gì hết.  Nếu  lòng  của  các con  hướng  về  Phật,  Pháp,  Tăng  để  tìm đường thoát khổ của cuộc đời, thì khi thực hành, với tất cả  tâm  thành,  các  con sẽ  thấy  sự  giải  thoát  thật sự.  Đó  là  các  con đã  quy y Phật,  Pháp,  tăng  rồi. Đời  sau người  ta  muốn  kiểm  tra xem  số  tín đồ


Phật  giáo  đã  quy  y  được  bao nhiêu  mới  bày  ra điệp phái.






TUẦN THẤT


Hỏi: Kính  bạch Thầy, khi nhà có người chết, trong chùa quý Thầy dạy làm tuần thất, cho đến
7  thất,  tức  là  49  ngày,  thường  tụng  kinh  Địa
Tạng  Vương.  Vậy  thưa Thầy,  có  lợi  ích  gì  cho người  chết  và  những  người  còn  sống  trong  gia đình  không, thưa Thầy?
Đáp: Xưa, đức Phật đã không chấp nhận thế giới  siêu  hình,  thì làm  gì có  linh hồn  người  chết mà cầu siêu làm tuần thất, tụng kinh Địa Tạng.
Kinh Địa Tạng Vương là một loại kinh mê tín của  Đại  thừa  giáo,  do các  Tổ  biên  soạn  ra dựa theo sự mê tín của những người dân còn lạc hậu, tin rằng người chết có linh hồn, nên kinh này đặt ra  Bồ Tát Địa Tạng xuống Địa Ngục giải cứu những linh hồn tội lỗi.
Nếu  ai  tụng  kinh này  và  cúng  bái,  tế  lễ  sẽ được  ngài  Địa Tạng  cứu  khổ  thoát  khỏi  vòng  lao lý ở Địa Ngục. Khi người mới  chết linh hồn  được quỷ  sứ  bắt  về  hành  tội,  do  lúc  ông  bà  ở  trên dương thế làm điều ác đức, nên chết xuống Địa Ngục bị hành  xử đủ mọi  cực hình.  Nên khi trong nhà  có  người  chết  phải  đến  nhờ  quý  thầy  Đại


thừa  đến  tụng  kinh cầu  siêu,  mà  thường  là  đem kinh Địa Tạng Vương ra tụng để cầu ngài cứu họ thoát  cảnh  Địa Ngục.  Mỗi  thất  đều  có  cúng  dâng lên hương hoa, trà quả cùng những thực phẩm bánh  trái,  cơm canh cúng  chư Phật,  và  cầu  ngài Địa Tạng xuống Địa Ngục giải cứu. Suốt trong 49 ngày  được  cúng  bái  như  vậy  thì vong linh người chết sẽ khỏi tội đi tái sanh.
Làm  như  kinh sách  Đại  thừa  dạy  như  vậy  là làm  một  điều  phi  đạo  đức.  Nhờ  có  làm  tuần  và tụng kinh Địa Tạng trong 49 ngày mà tiêu tội ư? Tức là trong  49 ngày  những người thân còn  sống rước  Thầy  tụng  kinh và   mua  lễ  vật  cúng  bái... Đây là hành động phi đạo đức.
Trong kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện dạy: “Như có người nào sắp mạng chung, hàng thân quyến  trong nhà  nếu  có  một  người  vì người  bịnh sắp chết đó mà niệm lớn tiếng danh hiệu của một đức Phật, thời người chết đó trừ năm tội lớn vô gián,  các  nghiệp  báo  khác  điều  tiêu  sạch  cả” (kinh  Địa Tạng,  trang 133).  Lời  như  trong  kinh này là một lời dạy phi đạo đức rất lớn, lừa đảo những người mê tín, lạc hậu.
Luật nhân quả là một đạo luật công bằng và công lý, làm sao lại có Bồ tát hoặc đức Phật  nào  dám  giải  cho  kẻ  làm  ác?  Kẻ  làm điều  cực  ác  nên  mới  đọa  vào  Địa Ngục  vô  gián, thế  mà  chỉ  cần  có  một  người  niệm  giúp  thì cũng thoát  ra khỏi  Địa Ngục  vô  gián,  như vậy  có  phải là  lời  lừa  đảo  người  không?  Thảo  nào  có  nhiều


người đem công đức tụng kinh này, hoặc làm đàn tràng  thỉnh  mời  các  sư về  tụng  niệm,  để  cầu  cho người thân thương của mình  thoát cảnh Địa Ngục và tất cả các nghiệp báo khác điều tiêu sạch.
Kinh sách  Đại  thừa  dối  gạt  người  bằng  nhiều hình  thức  mê  tín, khiến  cho con người  hao tài, tốn của rất nhiều về vấn đề cúng bái, tụng niệm, cầu an, cầu siêu, mà chẳng có ích lợi gì thiết thực cho người còn sống và người chết.
Đây  là  một  đoạn  kinh lừa  đảo,  dối  gạt,  làm hao tốn  tiền  của  con người:  “Có  thể  họ  vẽ,  cho đến  dùng  vàng,  bạc,  đồng,  sắt  đúc  nắn  hình tượng  Địa Tạng  Bồ  Tát  đốt  hương  cúng  dường, chiêm lễ ngợi khen, thì chỗ người đó ở có 10 điều lợi ích. Những gì là mười?
- Một là đất cát tốt mầu.
- Hai là nhà cửa an ổn mãi mãi.
- Ba là người chết được sanh lên cõi trời.
- Bốn là người còn sống hưởng sự lợi ích.
- Năm là cầu chi cũng được toại ý cả.
- Sáu là không có tai họa về nước và lửa.
- Bảy là trừ sạch việc hư hao.
- Tám là dứt hẳn ác mộng.
- Chín là khi ra, lúc vào có thần hộ vệ.
- Mười là thường gặp bậc thánh nhân”.

(Kinh Địa Tạng, trang 155)

Trên đây là những lời nói xảo trá. Làm gì có chuyện  vẽ  hình  đúc  tượng  Bồ  Tát  Địa Tạng,  thờ cúng mà đất ở đó lại tốt mầu. Đất xấu là đất xấu, chỉ  có  bón  phân,  đổ  rác  mục  thì đất  mới  có  mầu


mỡ, trở lại. Còn đất tốt là đất tốt, đất phù sa nên mới tốt, chứ đâu phải thờ hình tượng bồ tát Địa Tạng  mà  tốt  được.  Thật  là  kinh sách  gạt  người, chỉ có người mê muội mới tin nó mà thôi.
Từ cuốn kinh Địa Tạng, chúng ta suy ra tất cả những  cuốn  kinh khác  cũng  đều  là  loại  kinh xảo trá  lừa  đảo  gây  mê  tín cho người.  Đây  là  một đoạn kinh nói láo nhất, chúng tôi xin  trích ra để quý vị nghiên cứu: “Chiêm lễ hình  tượng của Địa Tạng Bồ Tát và đọc tụng kinh bổn nguyện này tự nhiên  được  rốt  ráo  xa  lìa  biển  khổ,  chứng  đạo Niết  Bàn  an  vui,  vì  thế  nên  được  ủng  hộ  một cách lớn lao như thế” (trang 154, kinh Địa Tạng).
Muốn lìa biển khổ của cuộc đời để chứng đạo Niết Bàn đâu phải là một việc dễ làm. Biết bao nhiêu  người  tu  hành  bỏ  cả  công  sức  vô  cùng,  vô tận  mà  chưa  chắc  đã  đạt  được.  Xưa,  đức  Phật Thích  Ca sáu năm khổ hạnh gần như muốn chết, sau đó  nhờ  49  ngày  miên  mật  mới  chứng  được Niết Bàn. Vậy mà trong kinh này dạy:  “Chỉ cần chiêm  lễ  và  tụng  niệm  kinh bổn  nguyện  thì tự nhiên giải thoát biển khổ thế gian, chứng đạo Niết Bàn”. Thật là kinh đại vọng ngữ!
Nếu  được  như  trong  kinh này  dạy  thì Bồ  Tát Địa Tạng  Vương  là  hiện  thân  cho  sự  phi  công bằng  và  công  lý,  là  hiện  thân  của  ma vương, của ác pháp.
Tóm  lại,  đạo  Phật  chủ  trương  không  có  linh hồn nên làm tuần thất là mê tín. Kinh Địa Tạng là kinh Bà La Môn, ngoại đạo dạy những điều phi


đạo  đức  và  lừa  đảo.  Nhìn  vào  cuốn  kinh có  hình Địa Tạng  Vương  cỡi  con sư tử  lông  xanh,  hình ảnh ấy phản lại đạo đức từ bi, bình  đẳng của đạo Phật. Một vị tu sĩ mà bắt con vật chở mình  đi thì còn nghĩa lý gì là tu sĩ đạo Phật. Hình  ảnh đó là bắt  loài  thú  làm  nô  lệ,  đó  là  hình  ảnh  giai  cấp vua chúa.
Không có linh hồn thì cầu siêu cho ai, cầu như vậy  có  ích  lợi  gì?  Xin  quý  phật  tử  cứ  đọc  kinh sách của Phật giáo Nguyên Thủy rồi suy ngẫm, đừng để mắc lừa tà giáo khác.






CHẾT GIỜ TỐT, XẤU


Hỏi: Kính  bạch Thầy, trong gia đình  nào có người chết rất quan trọng là giờ phút lúc tắt thở. Họ đến nhờ ông thầy cúng xem người chết lúc đó giờ tốt hay xấu, giờ trùng hay không trùng, nếu ông thầy nói chết được giờ tốt không có trùng thì gia  đình  yên  tâm,  nếu  ông  thầy  bảo  giờ  xấu  có trùng  thì ông  thầy  ấy  cho bùa  yếm  để  trong gia đình không có người chết nữa. Như vậy có đúng không, thưa Thầy?
Đáp: Không đúng con ạ! Đó là những kinh sách  mê  tín lạc  hậu  của  người  xưa, khi đời  sống con người còn lạc hậu, dân trí chưa cao, kiến thức khoa học chưa có, tầm hiểu biết không nhìn  rộng,


thấy  xa  được.  Con  người  thời  ấy  bản  chất  còn mang tính thú vật, chưa biết đạo đức là gì, chỉ đi lượm trái cây rừng hoặc đào rễ cây mà ăn.
Cho nên trước những hiện tượng thiên nhiên thời  tiết  thì họ  không  thể  nào  hiểu  được,  nên đành dùng tưởng tri để hiểu. Do tưởng tri để hiểu thì những cái không hiểu được đã biến thành một thế giới siêu hình.  Từ tưởng tri thế giới siêu hình, họ mới tưởng tri ngày, tháng, năm để hoàn thành lịch và  dịch số chiêm tinh. Do chỗ không thấu rõ hiện tượng thiên nhiên vũ trụ, nên các nhà tôn giáo  và  triết  gia sản  xuất  ra biết  bao nhiêu  loại kinh sách tưởng để thuyết minh các hiện tượng siêu hình.
Hiện tượng siêu hình  ngày nay đã biến thành một  tai họa  rất  lớn  cho con người  trên  thế  giới; muốn  phá  bỏ  nó  thật  là  điều  nan  giải.  Nó  đã  in sâu vào tâm khảm và truyền từ thế hệ trước đến thế  hệ  sau những  cái  không  đúng  sự  thật,  chỉ  là tưởng mà thôi, những cái tai hại cho con người vô cùng  to  lớn  từ  đời  này  đến  đời  khác,  những  cái phi  đạo  đức  đã  đưa con người  đến  chỗ  hung  ác, gian  xảo  hơn  loài  cầm  thú,  dùng  mọi  cách  lừa đảo, lường gạt. Báo công an đã tường thuật không biết  bao nhiêu  là  mánh  khóe  cưỡng  đoạt  tài  sản của kẻ khác, chỉ cần 100 ngàn hay 1 triệu đồng là xem mạng sống con người không ra gì. Những kẻ đầu  trộm,  đuôi  cướp  này  chỉ  mua một  cuốn  sách tử  vi  xem  ngày  tốt,  xấu  rồi  đi  trộm  cướp,  giết người lấy của, mà không bị ai bắt thì cần gì phải đi lao động khó nhọc mà chưa chắc đã có tiền như


đi ăn trộm, ăn cướp. “Một đêm ăn trộm bằng ba năm  làm”,  đó  là  tục  ngữ  dân  gian  đã  dạy  như vậy.
Trên cuộc đời thứ nhất là danh, thứ hai là lợi. Các  nhà  triết  học  đua nhau  đưa ra triết  thuyết này triết thuyết khác đủ mọi thứ mọi loại, phần nhiều đều nằm ở trong tưởng thức mà luận ra, không  thực  tế,  mơ  hồ,  trừu  tượng,  khi áp  dụng vào  đời  sống  con người,  vốn  đã  khổ  đau lại  càng khổ đau hơn. Như thuyết hiện sinh, thuyết vô ngã của Đại thừa giáo, thuyết hữu ngã của thiền Đông độ,  thuyết  vô  sản  của  Kark   Marx,   thuyết  hữu thần của các tôn giáo khác, thuyết âm dương của Trung  Quốc,  thuyết  luân  hồi  tái  sanh  của  Phật giáo Đại thừa và  các tôn giáo khác, v.v... đều đưa con người  quay  cuồng  trong  các  học  thuyết  đảo điên và điên đảo.
Thuyết  âm  dương của  Trung  Quốc  mới  có xem giờ  tốt,  xấu,  coi  cung mạng  xung khắc  trong  càn, khảm, cấn, chấn, tốn, ly, khôn, đoài. Họ lý luận rằng  con người  khi chết,  cũng  như  lúc  sanh  ra phải ở trong một cung nhất định. Các nhà học giả thời nay đua nhau nghiên cứu triết thuyết trừu tượng  này,  và  đã  tốn  biết  bao nhiêu  tâm  lực  và giấy  mực.  Nhưng  nó  có  đem  lại  lợi  ích  cụ  thể thiết thực cho loài người đâu, chỉ toàn là luận thuyết để mà cầu danh và  càng làm thêm rắc rối cho tư tưởng con người.
Những loại triết thuyết này đưa ra biến thành một  cuộc  nội  chiến  trong  tâm  của  mọi  người.  Có


những  người  cuồng  tín, tin một  cách  mù  quáng, biến mình  thành những công cụ cho những triết thuyết sai khiến. Đó là những tín đồ hăng say, điên  khùng  xông  vào  cái  chết,  và  giết  người  như cỏ rác mà chẳng xót thương.
Năm, tháng, ngày, giờ tốt, xấu, đó là một triết thuyết về luật âm dương, đưa con người đến chỗ mê tín tận cùng, mỗi khi làm việc gì cũng xem ngày, giờ tốt, xấu và tuổi tác có hợp hay không. Hiện giờ ai cũng biết đó việc mê tín, lạc hậu, phi đạo đức, vậy mà người ta không thể bỏ được tập quán,  thói  quen  này,  ngay  kể  cả   người  có  học thức, có kiến thức về khoa học.
Đạo đức  nhân  quả  đã  xác  định,  kẻ  làm  ác  dù có  xem ngày,  giờ,  tuổi  tác  tốt,  xấu  khi cất  nhà, dựng vợ, gả chồng cho con cái, hoặc xem giờ an táng,  hoặc  xem  tuổi  tác  người  chết  tránh  trùng tang,  liên  táng,  bằng  mọi  cách  mua bùa  về  yểm cho tai qua, nạn  khỏi,  bệnh  tật  được  triêu  trừ  và hưởng được phước báo đầy nhà, thì chẳng bao giờ được. Nếu được thì đó là một điều vô đạo đức, không công bằng và công lý.
Người ta sanh ra ở đời phải chấp nhận luật nhân quả. Nếu ta làm điều thiện thì ngay đó tâm ta  được  an vui,  thanh  thản,  đó  là  phước  báo  của mình  làm ra, còn nếu mình  làm ác mà cầu phước báo  thì chẳng  bao giờ  có  được,  dù  cho  những bậc xem ngày, giờ tốt, xấu giỏi như Trương Lương,  Tiêu Hà, Khổng Minh, Quỷ Cốc Tử, cũng  không  tránh  khỏi  luật  nhân  quả.  Cho


nên Trương Lương phải ẩn bóng, Tiêu Hà bị chết, Khổng Minh thất bại trong việc chấn hưng nhà Hán.
Xét  cho cùng,  từ  xưa cho đến  nay,  có  mấy  ai xem  ngày,  giờ  tốt,  xấu  mà  làm  nên  sự  nghiệp đâu. Làm nên sự nghiệp đều do nhân quả thiện của mình.  Người xưa nói:  “Tích  ác phùng ác, tích thiện  phùøng  thiện”,  làm  ác  gặp  khổ,  làm  lành gặp phước an vui, thanh thản.






GIỜ HẠ HUYỆT


Hỏi:  Kính   bạch  Thầy,  khi  linh cữu  đưa  ra khỏi nhà, vào lúc hạ huyệt có phải xem giờ không thưa Thầy? Người mới chết có cần phải cúng cơm
49 ngày mới thôi không thưa Thầy?

Đáp: Theo sự mê tín, lạc hậu của những người xưa thường sống  trong tưởng thức, nên dễ bị ảnh hưởng  của  sách  vở  mê  tín, phi  đạo  đức  của  nền văn  minh  Trung  Quốc,  cho nên  xem giờ  tốt,  xấu rồi  mới  được  chôn  cất  để  không  ảnh  hưởng  xấu đến con cháu sau này.
Phật giáo truyền sang qua Trung Quốc, thấy dân chúng ở xứ này đang tin tưởng vào ngày, giờ, năm, tháng, tuổi tốt, xấu của những người giàu tưởng tượng, nên cũng chế ra những  loại sách  vở mê  tín để  bói  toán,  xem số  mạng,  vận  nước  tốt,


xấu. Những nhà thiên văn, địa lý dựa vào luật âm dương, tạo  ra  sách  vở  chiêm  tinh, bói  toán,  dịch số, như Châu Văn Vương sống trong tù bảy năm ở Vạn Lý Gia soạn bộ dịch số, Quỷ Cốc Tử, Tôn Tử, Trương Lương, Khổng Minh, đều là những tay bói toán  thần  kỳ,  biết  trước  những  sự  việc  xảy  ra. Thế  mà  Châu  Văn  Vương  không  tránh  khỏi  7 năm tù ăn thịt con, Trương Lương vào núi ở ẩn, Khổng Minh tan mộng phục hưng nhà Hán.
Tất cả những sự thành bại trong đời người đều do nhân  quả,  không  có  nhà  chiêm  tinh bói  toán nào giải quyết được luật nhân quả, không thể nào xem giờ tốt, xấu cất nhà, hạ huyệt, an táng mà tránh khỏi luật nhân quả.
Nếu  là  chiêm  tinh gia,  tiên  tri mọi  việc,  sao quý vị không xem giờ tốt xấu để cãi lại luật nhân quả  số  phận  của  mình,   để  mình   giàu  sang  và quyền  cao quan  tước  trọng.  Cớ  sao lại  đi  ngồi ngoài hè đường phố, hoặc mở phòng xem bói, chiêm  tinh, tử  vi,  hoặc  ẩn  náu  trong  chùa,  mang hình  thức  tu  sĩ  Phật  giáo  làm  chuyện  phi  Phật, phi  pháp,  phi  đạo  đức,  lừa  đảo  tín đồ  bằng  cách xem ngày, giờ tốt, xấu như các nhà Nho lỗi thời. Đúng  là  không  biết  nghề  nào  làm  ăn,  mượn  ba thứ sách mê tín, dị đoan để gạt người nhẹ dạ.
Phần nhiều những hạng người có học Nho như các  Thầy  đồ  Nho,  học  hành,  thi cử  thất  bại,  và các ông Thầy chùa, tu chẳng ra tu, mượn chiếc áo Tỳ  kheo làm  những  điều  mê  tín, lường  gạt  người bằng  những  trò  bịp  bợm  xem ngày,  giờ  tốt,  xấu,


cung mạng, sao hạn, để khiến người khác sợ hãi, bỏ  tiền  ra  cúng  bái,  tế  lễ  và  tiền  tổ,  tiền  sư, đủ mọi thứ để rồi tiền mất, tật mang. Luật nhân quả rất  công  bằng  và  rất  cụ  thể,  nếu  ai làm  điều  ác, dù xem ngày, giờ tốt, xấu cũng không tránh khỏi tai họa, nếu  ai làm  một  việc lành,  dù chẳng  xem ngày, giờ tốt, xấu, chẳng cúng sao hạn  mà phước báo vẫn cứ đến.
Xưa, đức Phật dạy:  “Nếu một người làm ác, như  cục đá ném xuống hồ, dù cho tụng kinh niệm  chú,  cầu  khẩn  cho cục đá  nổi  lên  thì nó chẳng bao giờ nổi. Nếu một người làm thiện,  giống  như   những  giọt  dầu  nổi  trên mặt  nước,  dù  không  cần  tụng  kinh,  niệm chú và cầu khẩn, giọt dầu vẫn nổi, không ai làm nó chìm được”.
Theo đạo Phật, chết là nên thiêu đốt, và  chôn cất  không  cần  phải  xem  ngày,  giờ  tốt,  xấu,  vì thây  người  chết  bất  tịnh,  uế  trược,  hôi  thối,  để lâu sình ra truyền nhiễm những bịnh tật khổ đau cho người còn sống.
Không  có  giờ,  ngày  nào  là  tốt  hay  xấu.  Tốt xấu  là  do hành  động  thiện  ác  của  con người  tạo ra để  rồi  thọ  lấy  tai nạn,  bịnh  tật,  khổ  đau, chớ không  phải  người  chết  nhằm  giờ,  ngày  xấu,  hoặc hạ huyệt vào giờ, ngày xấu mà con cháu, những người  thân  trong  gia  đình  xảy  ra  tai nạn,  bịnh tật.  Đạo Phật  không  hề  có  chủ  trương  sự  mê  tín như vậy. Đạo Phật xây dựng tôn giáo mình trên một nền đạo đức khoa học, phá vỡ những điều mê


tín mù  mờ,  dị  đoan, tưởng  tượng  của  những  loại kinh sách phản khoa học, phi đạo đức, v.v...
Đạo Phật  chủ  trương  ai làm  ác  người  ấy  chịu quả,  chứ  không  có  kẻ  này  làm  mà  người  khác chịu. Đạo Phật không có dạy rằng cha giết người mà con bị tù tội, cha ăn trộm mà con bị chặt tay. Quý phật tử hãy  tin nhân  quả, và  sống  cho đúng nhân  quả,  đừng  làm  khổ  mình,   khổ  người,  thì cuộc đời sẽ được an vui và  hạnh phúc, không bao giờ  có  tai nạn,  bịnh  tật  nan  y  xảy  đến.  Chết muốn chôn giờ nào, ngày nào cũng đều tốt, vì ngày, giờ là thời gian tự nhiên của vũ trụ, không  bao  giờ  có  tốt,  xấu.  Nếu  lúc  nào  chúng ta  cũng  làm  thiện,  làm  lành,  thì hà  tất  phải  sợ những tai nạn, bịnh tật.
Xem ngày, giờ tốt, xấu để chôn cất là những người  lạc  hậu,  mê  tín, bị  kẻ  khác  lừa  đảo,  tiền mất chẳng ích lợi gì. Hãy mạnh dạn, đừng sợ hãi, bất chấp mọi thử thách, lúc nào cũng làm lành, không  làm  khổ  mình,  khổ  người  rồi  mọi  sự  tốt đẹp sẽ đến với mình.









LỜI BẠT

(Trích Lời Nói Đầu ở bộ sách
Đường Về Xứ Phật)








“Người  đi tu mà không học là tu mù, người  có học  mà  không  tu  như  cái  tủ  đựng  kinh sách”. Người tu có học hiểu mà không thưa hỏi kinh nghiệm của thiện hữu tri thức, tự kiến giải, tự tu thì cũng giống như người đi lạc trong rừng sâu chẳng biết đường ra, trăm ngàn người đều tu sai, tu không  tới nơi  tới chốn. Tự kiến  giải  tu, tu tập chưa tới đâu vội đem ra hướng dẫn người khác tu hành,  thì cũng  giống  như người  mù,  dắt  một  bầy mù  đi.  Tất  cả  đều  có  thể  sa hầm,  lọt  hố  và  chết chìm nhau cả đám.
Tất cả  những người tu theo đạo Phật hiện giờ đều  đang đi  trên  lộ  trình này,  đang lạc  vào  mê hồn  trận  của  kiến  giải,  tưởng  giải.  Ngôn  ngữ danh  từ  không  đủ  để  diễn  tả  chính  xác  những trạng  thái  kinh nghiệm  tu  hành.  Một  khi muốn hành  động  tu  tập  thân  tâm  một  điều  gì thì cần phải  thưa  hỏi  rất  kỹ,  đừng  vội  vàng  nghe những lý  thuyết  suông  của  người  khác,  và  cũng  đừng  tự


nghĩ  cho rằng  mình  đã  hiểu,  rồi  cứ  theo  sự  suy nghĩ  hiểu  đó  mà  tu  tập  thì chẳng  bao giờ  có  kết quả. Hãy bắt đầu tu tập từng bước một, không vội vàng,  không  nôn  nóng,  mỗi  bước  tu  tập  là  mỗi kết  quả  cụ  thể.  Tu tập  như  vậy  càng  ngày  càng thấy  tiến  bộ  rõ  rệt,  không  sợ  bị  tà  giáo,  ngoại đạo phỉnh gạt mình.  Nhận thức được điều ấy giúp cho mình  vững  niềm  tin ở  pháp  môn  mình  đang tu chính  là pháp môn của đức Phật, không còn sợ sai  nữa.  Tu sai  lạc,  nhất  là  đi  vào  chỗ  thiền  ức chế  tâm  rất  là  nguy hiểm  có  khi bị  điên  khùng, tẩu hỏa nhập ma. Đường tu bị dậm chân tại chỗ không tiến bộ, tu mãi chẳng đi đến đâu, chỉ uổng phí một đời tu, chẳng lợi  gì cho mình,  nói gì đến lợi ích cho người.
Trong giai đoạn Phật giáo hiện nay, người ta bảo rằng Phật giáo có tám mươi bốn ngàn pháp môn (84.000). Nếu không vấn đạo rõ ràng, chúng ta  sẽ  bị  Đại  thừa  giáo  lừa  đảo  bằng  câu  này: “Pháp  pháp  đều  vô  ngại  và   dung  thông”.  Theo như Đại thừa thì pháp nào cũng của đạo Phật, người có duyên với pháp môn nào tu cũng đều tốt, cũng được giải thoát, cũng được giác ngộ tùy theo căn  cơ của  mỗi  người  có  thấp,  có  cao, nên  pháp môn  tu  hành  cũng  vậy.  Thế  là  hiện  giờ,  tất  cả mọi  người  ai  cũng  tin lời  nói  này.  Không  ngờ, nhiều  người  bỏ  hết  sự  nghiệp,  gia  đình,  vợ  dại, con thơ,  cha già,  mẹ  yếu  và  cả  cuộc  đời  mình  để đi  tu,  cuối  cùng  chẳng  thấy  gì là  giải  thoát  sanh tử,  luân  hồi,  làm  chủ  tâm  tham,  sân,  si,  mạn, nghi và phiền não của mình.  Bởi vậy, kẻ nào cho


tất cả các pháp môn tu cũng đều tốt, cũng được, cũng  thiện,  cũng  được  giải  thoát,  cũng  chấm  dứt đau khổ và  luân hồi, thì đó là kẻ nông nổi, u mê, không  biết  tai hại  về  sau như thế  nào,  không  trí tuệ,  thiếu  nhận  xét, nhắm  mắt  tin càng, tin bừa, để rồi phải ân hận về sau. Thử hỏi, nếu các pháp  tu đều  tốt,  đều  thiện,  đều  tu tập  có kết quả giải thoát như  nhau,  thì đạo Phật ra đời để làm gì? Có phải bằng dư thừa không?
Chúng  ta  còn  nhớ,  khi xưa  đức  Phật  tu  các pháp  môn  của  ngoại  đạo,  nhập  đến  Phi  Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ định, nghiệm xét lại thấy thân tâm  mình  không  giải  thoát.  Sáu  năm  trời  khổ hạnh, Ngài tu tập mọi loại pháp môn ức chế tâm, nhất  là  pháp  môn  hơi  thở,  Ngài  nín  thở  ức  chế tâm tối đa, tưởng chừng như Ngài sắp chết. Nhận thấy pháp môn này không giải thoát, nên Ngài chuyển  qua pháp  môn  ức  chế  thân  khổ  hạnh  tối đa, ngày ăn bảy hạt mè hoặc một ít cháo đậu. Cơ thể  vì  tiết  thực  nên  kiệt  quệ,  Ngài  đi  hết  nổi. Nhờ bát sữa dê, phục hồi cơ thể, Ngài tỉnh táo và tư duy, biết  các pháp ức chế thân  tâm không thể tu tập  đi đến giải thoát  được, Ngài từ bỏ và  viễn ly các pháp đó.
Ngài  đã  ra đi,  tự  mình  tìm ra một  giáo  pháp, một đường lối, một đạo lộ tu tập riêng đi đến giải thoát cứu kính,  làm chủ sanh, già, bịnh, chết. Lục Sư ngoại đạo và các tôn giáo khác thời bây giờ không có pháp môn này, một giáo pháp chỉ có 49 ngày  tu  tập  nhiệt  tâm,  quyết  chí  xả  ly,  lìa  tâm



0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!