Thứ Hai, 12 tháng 8, 2013

những lời gốc phật dạy - tập 4-12



các bạn sẽ đến một vị Thầy đã chứng đạo, vị ấy sẽ  chỉ  dạy  cách  thức  vượt  qua những  chướng ngại khó khăn đó.
Vì  thế,  muốn  hành  trì tu  tập  thì phải nghe nhiều  như trong  kinh đã  dạy, nếu  không thưa  hỏi  và  nghe nhiều  thì sự  tu  tập  sẽ  không tiến bộ. Cho nên, trong sự hành trì pháp  nghe nhiều là một điều lợi ích lớn cho bước đường tu tập.  Vì  có  nghe  nhiều  tu  tập  mới  không  sai pháp. Vì thế, khi bắt đầu hành trì các bạn phải thưa hỏi một vị thầy đã tu tập xong, các bạn sẽ được nghe rất  nhiều  kinh nghiệm bổ  ích trong sự tu tập  của vị  Thấy ấy. Vì thế đức  Phật  dạy:
‚Trong sự thọ trì pháp, nghe nhiều được hành trì nhiều‛.
Bấy giờ chúng ta lắng nghe đức Phật dạy tiếp:  ‚Chúng  con xin hỏi Tôn  giả  Gotama, trong  sự  nghe  pháp,  pháp  nào được  hành trì nhiều?”.
‚ – Này Bharadvaja, trong  sự nghe pháp, lắng tai được hành trì nhiều”.
Lời dạy này  chắc  chắn  ai  cũng  hiểu,  cũng biết, vì nghe pháp  thì phải  lắng  tai  nghe, nếu không lắng tai nghe thì làm sao hiểu được. Mà không  hiểu  được  pháp  thì làm  sao thọ  trì,  cho



nên  lắng  tai  nghe  có  nghĩa  là  nghe  rất  kỹ, nghe không bỏ sót một nghĩa nào, một kinh nghiệm nào, nghe chăm chú.
Trước  khi  hành  trì pháp  thì phải  lắng nghe  rất  kỹ  những  pháp  hành,  những  hành động   tu  tập  nhờ  có  lắng  nghe  kỹ  nên  mới không tu tập sai pháp.
Trên  đây  là  những  bước  tu  tập  để  chứng đạt chân lí, mà mọi người tu hành phải lần lượt hành  trì đúng   theo   qui  trình  này.   Bấy  giờ chúng ta hãy  nghe đức Phật  dạy: ‚Chúng  con xin  hỏi Tôn  giả  Gotama, trong  sự  lắng tai nghe  pháp  thì   pháp  nào  được   hành trì nhiều?‛.
‚ –  Này  Baharadvaja, trong   sự  lắng tai nghe  pháp,  thân  cận  giao  thiệp được hành trì nhiều.  Nếu  không có  thân cận giao   thiệp thì   không   có   lắng   tai  nghe pháp.  Vì  có  thân cận  giao  thiệp nên  có lắng  tai nghe.  Do  vậy,  trong   sự  lắng  tai nghe,  thân cận  giao  thiệp được  hành trì nhiều‛.
Muốn lắng tai  nghe pháp  hành  mà  không thân  cận  giao thiệp  thưa  hỏi  thì làm  sao lắng tai nghe pháp được. Phải không các bạn?



Cho nên, sự thân cận giao thiệp với thiện hữu tri thức là điều cần thiết cho bước đường tu tập  hành  trì để  đạt  đến  mục  đích  chân  lí cứu cánh là một điều cần thiết.
Kính  thưa các bạn! Trong  đời tu hành của các  bạn  mà  không  có  thiện  hữu  tri thức  thân cận  thì các  bạn  đã   chịu  thiệt  thòi  rất  nhiều trên đường tu tập. Các bạn đừng nghĩ rằng cứ dựa vào kinh sách là  các bạn biết cách thức tu tập.  Hầu  hết  những  danh  từ  trong  kinh sách mà  các bạn tự  hiểu thì kiến giải  ấy  sẽ đưa các bạn  vào  chỗ  chết,  chỗ  bệnh  tật,  điên  khùng, loạn thần kinh v.v.. Nếu không chết, không bệnh tật thì các bạn tu hành chẳng tới đâu, chỉ sống  trong  tưởng  mà  thôi.  Rồi  đây,  các  bạn cũng  chạy  theo  danh  lợi giống  như  người  thế tục nhưng với chiếc áo tôn giáo.
Cho nên, thiện hữu tri thức là người đã tu tập xong. Còn những học giả dù  họ có cấp bằng tiến  sĩ  Phật  học  mà  tu  hành  chưa đến nơi  đến chốn,  họ  vẫn  là  ác  tri thức,  sẽ  hướng  dẫn  các bạn vào  con đường  phí  công  phí  sức,  uổng  phí một  đời  người,  chỉ  còn  muợn  sắc  áo  tôn  giáo làm  cuộc  sống  danh  lợi, ngồi  mát  ăn  bát  vàng thì có  nghĩa  lý  gì, là  một  tu  sĩ  Phật  giáo,  có đức, có hạnh, có giới luật tinh nghiêm.



Trong cuộc đời tu hành gặp được một bậc thiện hữu tri thức là khó, gặp được chánh pháp cao minh chỉ rõ chân lí của loài người cũng không phải dễ. Cho nên, kinh Pháp Cú dạy:
‚Hạnh phúc thay đức Phật ra đời!‛

‚Hạnh   phúc    thay   giáo    pháp    cao minh!‛
Sanh đồng thời với một người tu chứng chân lí đâu phải dễ và gặp được họ là một hạnh phúc  vô  cùng  to  lớn.  Phải  không  các  bạn?  Do vậy  đức  Phật  dạy: ‚Trong sự  lắng  tai nghe, thân cận giao thiệp được hành trì nhiều‛.
Bấy giờ chúng ta hãy nghe đức Phật dạy tiếp:  ‚Chúng  con xin hỏi Tôn  giả  Gotama, trong   sự  thân cận  giao  thiệp, pháp  nào được hành trì nhiều?‛.
‚ –   Này  Bharadvaja,  trong   sự   thân cận  giao  thiệp, đi  đến  gần  được hành trì nhiều. Nếu không đi  đến gần thì  không có thân cận giao thiệp. Và vì có sự đi đến gần nên  có  thân  cận  giao  thiệp‛. Cũng  như quý Phật tử ở  tận miền Bắc xa xôi hay có người còn ở   xa hơn nữa, ở   tận bên Mỹ, bên  Úc, bên  Đức, bên  Pháp,  ... vậy  mà  họ  phải  về  Việt  Nam  lên




tận  tỉnh  Tây  Ninh  để  tìm Thầy  thưa  hỏi  pháp tu hành. Đó là sự đi đến gần.
Kính   thưa   các   bạn!   Lời   đức   Phật   dạy không  sai:  ‚Trong sự  thân  cận  giao  thiệp, đi đến gần được hành trì nhiều‛.
Bởi  vậy  những  lời  Phật  dạy  rất  cụ  thể, thiết thực, không có bày vẽ những điều mơ hồ trừu tượng như kinh sách Đại Thừa và Thiền Tông. Chính  đức  Phật  là  người  đã  dạy  cho con người  bốn  chân  lí lần  đầu  tiên  trên  thế  gian này, chưa bao giờ có một tôn giáo nào có bốn chân lí này.  Bài kinh ấy khéo nhắc nhở  chúng ta  phải  đặt  trọn  lòng  tin nơi  chân  lí của  loài người,  ngoài  chân  lí này  ra thì không  còn  có một chân lí nào khác nữa. Nhưng  nếu nói được lời này, thì phải chứng đạt chân lí này. Khi chứng đạt được những chân lí này thì mới dám tuyên bố: ‚Chỉ đây  là  sự  thật,  ngoài  ra đều sai lầm‛.
Chúng  ta  hãy  nghe  tiếp  đức   Phật  dạy:
‚Chúng  con xin hỏi Tôn  giả Gotama, trong sự  đi  gần,  pháp  nào được  hành trì nhiều?‛.
‚ –  Này  Bharadvaja, trong  sự  đi  gần lòng tin được hành trì nhiều. Nếu lòng tin



không sinh  thì   không  đi  đến  gần.  Và  vì lòng  tin sinh  nên  có  đi  đến  gần;  do  vậy trong  sự  đi  đến  gần,  lòng  tin được  hành trì nhiều‛.
Đọc đến lời dạy  cuối  cùng  này,  chúng  ta thấy  lời   dạy  của  đức  Phật  rất  cân  nhắc  kỹ lưỡng  tuyệt  vời,  chứ  không  phải  như  quý  Phật tử thời nay, cứ nghe ai nói gì thì tin ngay liền, chỉ   cần   gắn   nhãn   hiệu   Phật   thuyết   là   tin, nhưng ngoài nhãn hiệu Phật thuyết trong ấy toàn là thứ đồ giả mạo.
Kính  thưa  các  bạn!  Lòng tin như  thế  nào là  tin đúng  (chánh  tín)?  Lòng tin như thế  nào là tin sai (tà tín)?
Ở đây chúng ta nghe đức Phật đã dạy rõ ràng:  Phải  tìm một  vị  Thầy,  tâm  không  còn tham pháp, sân pháp, si pháp, tức là giới luật phải  nghiêm  chỉnh,  tâm  phải  bất  động  trước các  pháp  và  các  cảm  thọ.  Đời  sống  phải  ba y một bát, thiểu dục tri túc, sống không nhà cửa, không gia đình v.v..
Những lời dạy trong kinh này đem ra làm tiêu  chuẩn  xét  duyệt  lại  các  tu  sĩ  Phật  giáo hiện  nay  thì họ  chưa đủ   tiêu  chuẩn  cho quý phật  tử  tin tưởng  là  vị  thiện  hữu  tri thức  của



mình.  Họ không  phải  là  người  hướng  dẫn  các bạn đi trên con đường tu tập giải thoát; họ chỉ được  lời nói trên ngôn ngữ, còn sự sống hằng ngày  và  hành  động   đạo   đức  đâu  có  khác  gì người thế tục, cũng chùa to, Phật lớn, cũng ăn uống ngủ nghỉ phi thời v.v.. Những hành động sống  này  cũng  đủ  tố  cáo  họ,  tâm  còn  đầy  rẫy tham  pháp,  sân  pháp  và  si  pháp,  nghi  pháp, mạn pháp.
Đối  với  những  vị  Thầy  tâm  còn  như  vậy làm  sao quý  phật  tử  có  lòng  tin nơi  họ  được. Nếu quý Phật tử có lòng tin nơi họ như vậy thì quí Phật tử là những người tin mù quáng không theo lời Phật dạy.
Tại  sao đức  Phật  đã  dạy  rõ  như  vậy,  mà quý Phật tử vội tin những người Thầy như vậy, họ chỉ là những học giả, giỏi chắp vá nhiều tư tưởng  Đông  Tây  triết  học,  đạo  học,  y  học  và khoa học, vật lý học v.v.. còn tu hành chẳng ra gì. Lối sống của họ có gì hơn quý Phật tử ở  chỗ nào? Hay họ chỉ hơn quí Phật tử là chỗ học tập, nghiên  cứu  kinh tạng.  Do chỗ  học  tập,  nghiên cứu  kinh tạng  họ  chỉ  nói  được chứ  thực  hành đúng như pháp thì họ chưa làm được. Chưa làm được có xứng đáng gì cho quý Phật tử tôn kính là thầy.



Bài  kinh này  đã   xác  định cho  các  bạn thấy  lòng  tin mù  quáng  của  các  vị  Bà  La Môn ngày xưa, ngu si hộ trì một chân lí ảo tưởng. Vì lòng  tin mù  quáng  hộ  trì chân  lí không  căn  cứ vào  chỗ  nào  vững  chắc,  chỉ  tin là  tin theo những người tu tập chưa đạt được những gì giải thoát.  Tin  chỉ  biết tin theo  lời  Thầy  Tổ  nói  từ người trước đến người sau đều tu hành chưa chứng  đạt  chân  lí chỉ  hô  hào  lường  gạt  người khác:  ‚Chỉ  đây  là  sự  thật, còn  ngoài  ra  là sai lầm‛.
Hiện giờ,  kinh sách  Đại  Thừa  cũng  chủ trương như vậy, cho những lời Phật dạy là Tiểu thừa,  là  ngoại  đạo, cấm  tín đồ  không  được  đọc và  không  được tu  theo  (giới  cấm  Bồ  Tát).  Có một  số Phật  tử không hiểu rõ  ý  Phật  dạy, nên dựa vào  bài  kinh Canki này  cho Thầy  Thông Lạc  chê  kinh Đại  Thừa  sai  là  Thầy  Thông  Lạc sai. Có lẽ quý Phật tử không đọc hết bài kinh hoặc  đã đọc  hết  mà  không  hiểu nghĩa,  nên vội vàng chỉ trích Thầy Thông Lạc bằng câu:  ‚Chỉ có  Thầy  Thông  Lạc  là  đúng, còn  ngoài  ra là sai lầm‛. Nếu Thầy Thông Lạc tu hành chứng đạt  chân lí mà  nói câu  này là  đúng, còn Thầy  Thông  Lạc  tu  hành  chưa chứng  đạt  chân lí mà nói câu này là sai lầm.



Kính  thưa các bạn! Trong  kinh sách Nguyên  Thủy  Phật  thường  dạy  cho người  mới tu: ‚Thấy lỗi mình đừng thấy lỗi người‛, nhưng khi đã  tu chứng đạt chân lí mà thấy cái sai của người khác không dám nói là người hèn nhát, là người xu nịnh v.v.. như trên đã nói.
Trong  bài  kinh này,  đức  Phật  cũng  dạy khi chúng  ta  là  người  mới  hộ  trì chân  lí và chân  lí được  chúng  ta  hộ  trì thì đừng  nên  nói:
‚Chỉ có đây là sự thật, còn ngoài ra  đều là sai  lầm‛.  Câu  này  ám  chỉ  nói  về  những  vị  Bà La Môn tin mù quáng. Còn ở  đây đức Phật dạy chúng  ta  muốn  có  lòng  tin thì phải  xét  duyệt một   vị   Thầy  dạy  đạo,   giới  Luật   có   nghiêm chỉnh  không?  Tức  là  sống  có  li dục  li ác  pháp không?  Có  chứng  đạt  được chân  lí chưa?  Nếu một vị Thầy sống không li dục li ác pháp, tâm chưa hết  tham, sân,  si thì chúng ta không nên tin lời dạy  của  họ.  Họ là  người  nói  láo,  dù  họ giảng kinh nào chúng ta cũng không nên nghe. Trừ ra họ được một vị Thầy đã  chứng đạt được chân  lí,  hướng  dẫn  họ  thuyết  giảng  theo  kết quả trong khuôn khổ tu tập và được dạy những gì được nghe vị Thầy đã chứng đạt chân lí dạy.
Để   tóm  lại  bài  kinh này  chúng  ta  lắng nghe đức  Phật  dạy:  ‚Chúng  con đã  hỏi Tôn



giả Gotama về hộ  trì chân lí. Tôn giả Gotama đã trả lời về hộ trì chân lí, chúng con tùy hỉ  và  chấp nhận,  và  do vậy  chúng con hoan hỉ. Chúng con đã hỏi Tôn giả Gotama  về   giác   ngộ   chân lí.   Tôn   giả Gotama  đã  trả lời  về  giác  ngộ  chân lí, chúng con đã tùy hỉ và chấp nhận. Do vậy chúng con hoan  hỉ. Chúng con đã hỏi Tôn giả  Gotama về  chứng đạt  chân lí.  Tôn  giả Gotama đã  trả lời  về  chứng đạt  chân lí, chúng  con  tùy  hỉ   và  chấp nhận  do  vậy chúng  con  hoan  hỉ.  Trong   sự  chứng đạt chân lí,  chúng  con hỏi Tôn giả  Gotama về pháp  nào được  hành trì nhiều.  Trong   sự chứng đạt  chân lí Tôn  giả  Gotama đã  trả lời  pháp  nào được  hành trì nhiều  chúng con tùy hỉ và chấp nhận, do vậy chúng con hoan  hỉ. Chúng con hỏi Tôn giả Gotama về bất cứ một điều gì. Tôn giả Gotama đã trả lời các điều ấy, chúng con tùy hỉ và chấp nhận, do vậy chúng con hoan  hỉ.
Thưa Tôn  giả  Gotama, xưa  kia chúng con biết  (sự  phân  biệt)  như sau: ‚Và  ai là những  Sa  Môn  trọc đầu  tiện  nô,  hắc   nô, sanh từ gót chân của Phạm thiên? Và ai là



những  người  hiểu biết  Chánh pháp.  Thật sự Tôn giả Gotama đã làm sống dậy nơi lòng  con ái  kính Sa  Môn  đối với  Sa  Môn, lòng tin kính Sa Môn đối với Sa Môn. Thật vi diệu thay  Tôn giả Gotama! Thật vi diệu thay  Tôn giả Gotama!  …‛.
Đoạn  kinh trên  đây  tóm  lược với  ý  nghĩa rất đầy đủ  để chọn cho mình  một vị Thầy xứng đáng  là  một  bậc  thiện  hữu  tri thức  hướng  dẫn trên đường tu tập giải thoát quá tuyệt vời. Là người  Phật  tử  phải  biết chọn cho mình  một  vị Thầy  xứng đáng đừng đụng đâu tôn kính  đó  là không đúng. Cho nên, ở  đây đức Phật đã chỉ thẳng  và  vạch  trần  bộ  mặt  thật  của  những người tu sai pháp dùng tôn giáo lừa đảo người.
Lời  kết  luận của cư sĩ Bà La  Môn Bharadvaja đã  nói lên được ý  nghĩa sâu sắc về một   vị   Thầy   đáng   ái   kính,   đáng   tin  kính:
‚Thật  sự  Tôn  giả  Gotama đã  làm  sống  dậy nơi  lòng  con  ái  kính Sa  Môn đối  với  Sa Môn, lòng tin kính Sa Môn đối với Sa Môn. Thật vi diệu thay,  Tôn giả Gotama! Thật vi diệu  thay,  Tôn  giả  Gotama! …‛. Còn  ngược lại  với  những  vị  Thầy  nào  không  được ái  kính và  tin kính  như  trong  đoạn kinh  này  đã  dạy:
‚Và  ai là  những  Sa Môn trọc  đầu,  tiện  nô,



hắc  nô,  sanh  từ  gót  chân của  Phạm thiên?‛.  Đoạn  kinh này  đức  Phật  dùng  những danh  từ  rất  nặng,  để  chỉ  cho những  người  tu chưa chứng chân lí mà vội ra làm Thầy dạy người  tu  tập:  ‚Sa Môn Trọc   Đầu,  tiện  nô, hắc nô, sanh từ gót chân của Phạm thiên‛. Các Thầy Đại Thừa hiện giờ không thể còn che giấu ai được  sự lừa đảo và giả dối của các Ngài về  giới luật  và  tu  tập.  Nếu  Phật  tử  nào  đã  đọc bài kinh này thì sẽ phát hiện rõ ràng: đâu mới là  pháp  chân  chánh,  và  đâu  mới  là  pháp  sai lầm;  đâu  là  thiện  hữu  và  đâu  không  phải  là thiện  hữu.  Đó   chính  là  lời  xác  định của  đức Phật, của những người đã tu chứng đạt chân lí, còn ngoài ra những người tu chưa chứng đạt chân lí thì không được nói câu này.



Â


THÍCH HỘI HỌP


LỜI PHẬT DẠY

‚Này   Ananda,  nếu   Tỳ   kheo  nào thích thú trong hội chúng của mình, hân hoan  trong   hội  chúng  của  mình, hoan   hỉ   trong   hội   chúng   của   mình, thích thú trong  hội chúng của người, hân hoan  trong  hội  chúng  của  người, hoan hỉ trong hội chúng của người, có thể   là   một   vị   chứng  đắc  tùy   theo  ý muốn,  chứng đắc  không khó  khăn, chứng đắc không mệt nhọc, viễn ly lạc, độc cư lạc, an tịnh lạc, chánh giác lạc, sự kiện như vậy không xảy ra‛.
(Kinh Trung  Bộ tập III trang 302-303, kinh Đại không)


CHÚ GIẢI:
Kính thưa các bạn! Các bạn có đọc và nghe lời Phật dạy trong đoạn kinh này không? Tỳ  kheo  nào  ưa  thích  hội  họp,  ưa  thích  nói



chuyện trong nhóm của mình, trong nhóm của người  khác,  thì Tỳ  kheo ấy  tu  hành  không  có kết quả, chỉ tu chơi uổng phí một đời tu hành.
Kính   thưa  các  bạn!  Tu  chơi  thì đi  tu  để làm  gì. Phải  không  các  bạn?  Tu thì phải  thật tình tu,  tu  thì phải  hết  sức  mình  để  mang  lại sự lợi ích lớn cho mình,  cho người.
Cho nên, những tu sĩ Phật phải lấy hạnh độc  cư làm  cuộc  sống  của  mình;  phải  lấy  hạnh độc  cư làm  ngọn  đuốc  soi đường  cho mình  đi; phải  lấy  hạnh  độc  cư phòng  hộ  sáu  căn  giúp cho thân  tâm  bất  động  thanh  tịnh;  phải  lấy hạnh  độc  cư làm  căn  cứ  địa  để chiến  đấu  với giặc  sanh  tử  luân  hồi;  phải  lấy  hạnh  độc  cư biến mình thành con tê ngưu một sừng sống không  hề  sợ  hãi,  khiếp  đảm  bất  cứ  một  trở ngại nào.
Người  tu  sĩ  đạo  Phật  có  thành  tựu  được đạo giải thoát là nhờ hạnh độc cư. Hạnh độc cư bị  phá  vỡ  thì con đường  tu  của  các  bạn  sẽ  là con đường cùng và đời sống của các bạn đời chẳng ra đời, đạo chẳng ra đạo.
Kính  thưa các bạn! Các bạn đừng lầm lạc độc  cư của  đạo  Phật  với  độc  cư của  ngoại  đạo. Độc  cư của  đạo  Phật  là  giới  luật,  là  đức  hạnh. Cho nên  ‚Im lặng  như Thánh‛  là  giới  hạnh



trầm  lặng  của  bậc  Thánh  Hiền  biết  sống  im lặng  như  Thánh  để  lắng  nghe  các  ác  pháp  và các  cảm  thọ;  để  lắng  nghe tâm  bất  động  trước mọi  hoàn  cảnh,  mọi  sự  việc  đang  diễn  biến không ngừng theo  qui luật  nhân quả. Cho nên, im  lặng  như  Thánh  là  để  lắng  nghe  bốn  chỗ thân, thọ, tâm và các pháp của các bạn đang thanh thản, an lạc và vô sự hay đang bị chướng ngại. Nếu thân, thọ, tâm và các pháp đang bị chướng  ngại  pháp  thì các  bạn  phải  sử  dụng ngay liền Chánh Niệm Tỉnh Giác hay Định Niệm  Hơi  Thở  để   nhiếp  phục  tức  là  đẩy  lui chúng ra khỏi thân, thọ, tâm, pháp  để  đem lại sự   bình   an  cho  nó.   Như   vậy,   im   lặng   như Thánh chính là đang tu tập pháp môn Tứ Niệm Xứ.  Người  đang tu  tập  pháp  môn  Tứ  Niệm  Xứ thì  đâu   còn   thời   gian   rảnh   rỗi   mà   đi   nói chuyện, mà thích hội họp. Người không biết tu tập  Tứ  Niệm  Xứ  mới  đi  nói  chuyện,  mới  phá hạnh độc cư. Cho nên, độc cư là giới hạnh, giới đức   để  tu  tập  Tứ   Niệm  Xứ.  Tứ   Niệm  Xứ  và hạnh  độc  cư hai  pháp  có  liên quan mật  thiết như  cánh  tay  mặt  và  cánh  tay  trái.  Hai  pháp này rất quan trọng trong sự nghiệp tu tập tâm bất động trước các ác pháp và các cảm thọ. Như vậy,  độc  cư có  tầm  quan  trong  sự  nghiệp  tu hành của các bạn, các bạn cần nên lưu ý!



Kính   thưa  các  bạn!  có  người  bảo  rằng: chúng  tôi  không  chấp  nhận  hạnh  độc  cư, tu  là phải  có  đối  tượng  để  xả  tâm,  tu  mà  không  có đối  tượng là  tu tập  ức chế tâm. Với ý  kiến này có đúng không các bạn?
Với  ý  kiến này  chỉ  là  người  mới  bắt  đầu tu tập những đức hạnh nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng để tập sống đạo  đức nhân bản - nhân quả,  sống  không  làm  khổ  mình,  khổ  người  và khổ cả hai. Đây là giai đoạn tu tập của người cư sĩ  còn  sống  trong  gia  đình,  còn  tiếp  duyên  với xã hội, còn giao thiệp với mọi người; còn lao tác mọi  việc  vì  cuộc   sống  của  mình,   của  những người  trong  gia  đình  thì không  thể  tu  tập  như người tu sĩ được.
Chừng  nào  bước  vào  giai  đoạn tu  tập  thứ hai,  vì giai  đoạn tu  tập  thứ  hai  này  thì không giống như ở giai đoạn thứ nhất các bạn ạ!
Khi bước  qua giai  đoạn thứ  II thì nhẫn nhục,   tùy   thuận   và   bằng   lòng   đã   nhuần nhuyễn, nên đối với pháp này chỉ còn là một phản ứng rất tự nhiên, vì thế nhẫn nhục mà không  nhẫn  nhục,  tùy  thuận  mà  không  tùy thuận tức là không có chỗ còn ức chế chịu đựng của tâm nữa. Vì thế, bằng lòng không còn là bằng  lòng  gượng  ép   làm  vui  lòng  người  trước



nghịch  cảnh  của các  ác pháp.  Nghịch  cảnh của các  ác  pháp  không  tác  động  được thân,  tâm người đã tu tập nhuần nhuyễn những đức hạnh nhẫn nhục, tùy thuận và bằng lòng.
Giai đoạn thứ hai là giai đoạn lập đức lập hạnh của những bậc Thánh Tăng, Thánh Ni và Thánh  cư sĩ.  Đó  là  sống  với  những  đức  hạnh ăn,  ngủ,  độc   cư. Ăn,  ngủ,  không  phi  thời  có nghĩa tu hành lập đức Thánh hạnh này tức là làm chủ được ăn và ngủ, khi ăn, ngủ không phi thời thì mới sống Thánh hạnh độc cư. Chính nhờ  Thánh  hạnh  độc  cư  mà  tâm  họ   không phóng dật.
Có người cho rằng nhẫn nhục, tùy thuận, bằng  lòng  là  không  phải  giới  luật.  Họ đã  hiểu sai.  Nhẫn  nhục,  tùy  thuận  bằng  lòng  là  giới đức, giới hạnh và giới hành của một tu sĩ Phật
giáo.

Có bao giờ các bạn nghe và đọc kinh sách nói  đến   đức  nhẫn  nhục,  đức  tùy  thuận,  đức bằng lòng chưa? Đó là những đức hạnh của những bậc Thánh, chứ không phải người phàm phu mà sống được.
Khi các bạn quyết tâm tu hành để  tìm cầu sự giải thoát mà các bạn thích hội họp nói chuyện  là  các  bạn  không  lập  đức  hạnh  độc  cư,



dù  các  bạn  có  tu  pháp  nào,  cũng  chẳng  có  lợi ích gì cho các bạn cả, và có thể tâm trí của các bạn còn tệ hại hơn nữa.
Trong  bài  kinh này  tuy  lời  cảnh  giác  đơn giản nhưng rất thấm thía: ‚Này  Ananda, nếu Tỳ kheo nào thích thú trong  hội chúng của mình,  của   người,   hân   hoan   trong    hội chúng của mình, của người, hoan  hỷ trong hội chúng của mình, thích thú trong  hội chúng  của  người,  hân hoan  trong   hội chúng của người, hoan  hỷ trong  hội chúng của người, có thể là một vị chứng đắc tùy theo   ý   muốn,   chứng   đắc   không  có   khó khăn,  chứng đắc  không có  mệt  nhọc,  viễn ly lạc,  độc  cư lạc,  an  tịnh lạc,  chánh giác lạc, sự kiện như vậy không xảy ra‛.
Tóm lại, đoạn kinh này người không sống đúng hạnh độc cư, không phòng hộ sáu căn, thường để  tâm phóng dật thì sự tu hành chẳng có  kết  quả  gì,  chỉ  uổng  công  mà  thôi.  Tâm tham,  sân,  si  bị  ức  chế  nên  dẫy  đầy  sự  ham muốn dục lạc thế gian. Do đó, càng tu tập thì chùa  càng  to,  Phật  càng  lớn;  càng  tu  tập  vật chất càng nhiều, hạnh ba y một bát đâu còn nữa?  Cũng  từ  nơi  sống  không  phòng  hộ  sáu căn,  sống  không  giữ  gìn  hạnh  độc  cư, sống  ăn



ngủ phi thời, sống không đúng Phạm  hạnh, không  thiểu  dục  tri túc,  không  ba y  một  bát, sống  trụ  thế  tăng,  không  du tăng  khất  sĩ.  Vì thế,  Thánh  hạnh  giải  thoát  của  tu  sĩ  đã  đảo lộn, biến tu sĩ Phật giáo thành tu sĩ Bà La Môn thật là đáng thương. Tu theo Phật giáo, trở thành  tu  sĩ  ngoại  đạo  mà  không  biết  chỉ  có mang danh từ ‚Phật giáo Đại Thừa‛.
Các bạn hãy lắng nghe đoạn kinh này mà suy ngẫm  con đường  tu  tập  của  mình,  ở    giai đoạn thứ nhất: ‚Này  Ananda, như sự  an trú này đã được Như  Lai toàn giác ngộ, tức là sau  khi   không tác   ý   với   tất   cả   tướng, chứng đắc và an trú nội không, và nếu này Ananda, trong  khi   Như  Lai an  trú  trong an  trú này nếu có những Tỳ kheo, Tỳ kheo Ni,  nam  cư  sĩ,  nữ  cư  sĩ,  quốc  vương,  đại thần ngoại  đạo,  đệ  tử  của  ngoại  đạo  đến yết  kiến.  Trong   khi   ấy  này  Ananda, Như Lai với  tâm  hướng đến  viễn  ly,  thiên về viễn  ly,  nặng về  viễn  ly,  sống  độc  cư hoan hỉ  trong  dục lạc  làm  cho đoạn  tận  tất  cả các pháp dựa trên các lậu hoặc, an trú nói lên tại chỗ ấy những lời thuần túy liên  hệ đến khích lệ‛.



Rút  ra từ  kinh nghiệm  tu  hành  của  đoạn kinh này  các  bạn  thấy  khi an  trú  trong  giới hạnh độc  cư, phòng  hộ sáu  căn  thì không được nói chuyện tiếp duyên với bất cứ một ai, không tác  ý  một  tướng  nào  cả  thì mới  được gọi là  an trú  bất  động  tâm  (nội  không)  đoạn  kinh dạy rất  rõ:  ‚Khi Như Lai an trú  trong an trú này nếu  có  Tỳ  kheo  tăng,  Tỳ  kheo ni,  nam cư sĩ, nữ cư sĩ, quốc vương, đại thần, ngoại đạo   đệ   tử   của   ngoại   đạo   đến   yết   kiến. Trong  khi  ấy  Như  Lai với  tâm  hướng đến viễn  ly…  làm  cho đoạn  tận  tất  cả  các  pháp dựa trên các lậu hoặc‛.
Có  sống  với  hạnh  độc  cư như vậy  các  bạn mới an trú được tâm bất động (nội không), mới đạt  được chỗ  ly dục  ly ác  pháp  hoàn  toàn,  mới viễn  ly trọn  vẹn  các  ác  pháp  đang  tác  động trong giai đoạn tu tập thứ nhất, thứ nhì và mới sung mãn được  Tứ Niệm Xứ.
Các  bạn  nên  nhớ  những  lời  Phật  dạy  ở trên để viễn ly tất cả các ác pháp và các dục. Muốn viễn ly tất cả các ác pháp và các dục mà không nhờ hạnh độc cư thì các bạn rất khó mà viễn ly nổi.





0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!