Thứ Tư, 28 tháng 8, 2013

NGƯỜI PHẬT TỬ CẦN BIẾT-TẬP 2-3


ràng,  có  đâu  mà  lại  tranh  chấp  hơn  thiệt  để mang tiếng là bậc A La Hán mà tư tưởng vẫn bất đồng nhau. Theo chúng tôi thiết nghĩ, vấn đề bỏ những giới nhỏ nhặt, điều đó không khó đối với ông Ca Diếp và ông Phú Lâu Na, chỉ có người sau không hiểu mới có câu chuyện vô lý này.
Như  chúng  đã  biết,  từ  giới  luật  mà  sanh  ra chư  Phật  và  A  La  Hán,  ngoài  giới  luật  ra thì không  có  Phật  và  A  La  Hán.  Vậy  mà  giới  luật nào lại bỏ được? Giới luật là hành động đạo đức  của  chư  Phật  và  A  La  Hán,  dù  là  giới luật  nhỏ  nhặt  nhất  nó  cũng  là  hành  động đạo đức làm người, làm Thánh.  Chỉ có những người không hiểu giới luật, để chạy theo dục vọng thế  gian  bày  trò  bỏ  những  giới  nhỏ  nhặt  không hợp  thời,  để  tự tung, tự tác,  phá  giới,  phạm  giới, bẻ vụn giới mà không ai dám chỉ trích, chê trách, phê phán họ.
Người  muốn  tu  chứng  quả  A La  Hán  thì phải sống đúng giới luật, tức là phạm hạnh của một vị Thánh tăng, ngoài phạm hạnh của một vị Thánh tăng  ra thì không  thể  nào  chứng  quả  A La  Hán được.
Tóm lại, bậc A La Hán là bậc siêu nhân như trong kinh đã dạy, điều đó là đúng sự thật chứ không phải như các tổ hiểu theo trí hữu hạn, cho rằng  bậc  A La  Hán  còn  tranh chấp,  chỉ  có  Phật mới là hết tranh chấp.





PHẬT VÀ A LA  HÁN


Hỏi: Kính  bạch Thầy! Trong  sách Thầy giảng: “Phật  và  A La Hán  chứng  quả  như  nhau  (không có cao thấp)”. Thế sao về danh từ không chung là một lại còn tách bạch ra?
Đáp:  Phật  và  A  La  Hán  đều  chứng  quả  như nhau, nhưng Phật là người sáng lập ra đạo Phật nên  gọi  được  là  Phật,  còn  A  La  Hán  là  những người  tu  chứng  giải  thoát  như  Phật  nhưng  phải theo  giáo  pháp  của  đức  Phật,  vì  thế  nên  không được  gọi  là  Phật,  chỉ  được  gọi  là  A  La  Hán  mà thôi.
Vì  nếu  gọi  tất  cả  A La  Hán  là  Phật  thì cũng không  sao,  nhưng  lòng  người  muốn  phân  biệt danh từ A La Hán và Phật như vậy là vì họ muốn tỏ lòng tôn kính  đức Phật Thích  Ca Mâu Ni  hơn. Là vì đức Phật là người đã dầy công tu tập mới sáng lập ra đạo Phật và để lại cho loài người một giáo pháp đạo đức tuyệt vời, công ơn ấy rất lớn.
Phật  và  A La Hán  khác  nhau là  ở  những  chỗ mà  chúng  tôi  đã  nêu  ở  trên,  vì  thế  mà  danh  từ gọi Phật và A La Hán phải khác nhau. Cho nên Phật có thể gọi mình  A La Hán, nhưng A La Hán không thể gọi mình  là Phật được.
Đạo Phật duy  nhất chỉ có đức Phật Thích Ca  Mâu  Ni là  đấng  giáo  chủ,  ngoài  đức  Phật Thích  Ca Mâu  Ni  ra thì không  có  một  đấng  giáo chủ  nào  khác  cả,  nếu  có  một  đấng  giáo  chủ  nào


khác là do con người sau bịa đặt ra. Vì thế, trước và sau Phật thích Ca Mâu Ni  thì không có một vị giáo chủ nào cả.
Những  vị  Phật  độc  giác  là  phải  tự  mình  tìm lấy pháp tu hành, không theo một giáo pháp nào cả, nhưng  tu chứng giải thoát như Phật Thích  Ca Mâu Ni  có nghĩa là phải làm chủ sanh, già, bịnh, chết  và  chấm  dứt  luân  hồi  thì mới  được  gọi  là Độc Giác Phật.






NGŨ NHÃN CÒN QUÁ ÍT


Hỏi:  Vả  lại,  tu Tứ  Thánh  Định - chứng  Tam Minh  là  quả  vị  A La Hán.  Sao chỉ  nói  có  Thiên Nhãn  Minh  mà  không  nói  ngũ  nhãn  như  trong kinh Kim Cang (Nhục nhãn, tuệ nhãn... Phật nhãn?
Đáp: Phật tử nên phân tích rõ những danh từ dùng trong kinh sách Phật, nói Thiên Nhãn mà không  nói  Minh tức  là  chỉ  có  Thiên  Nhãn mà thôi, nhưng  nói Thiên Nhãn Minh thì có nghĩa khác.  Trong  Thiên  Nhãn Minh là một  trí tuệ  siêu  không  gian  và  thời  gian,  nên  nó  đầy  đủ cả  ngũ nhãn và  còn nhiều hơn nữa, mà kinh Kim Cang chỉ có nêu lên ngũ nhãn thật là quá ít.
Trong  Thiên  Nhãn  Minh  gồm  có:  giới  nhãn, định  nhãn,  tuệ  nhãn,  nhân  quả  nhãn,  vô  lậu


nhãn, nhục nhãn, thiên nhãn, Phật nhãn tức là A La Hán nhãn, tức mạng minh nhãn, Thánh đức nhãn,  đại  thần  lực  nhãn,  đại  uy  lực  nhãn,  đại minh lực nhãn v.v...






BỐ THÍ CỦA CẢI


Hỏi: Từ bố thí cho một người hiền bằng bố thí cho 100 người ác, đến thiết lễ (cúng đường) 1000 ức vị Tam Thế Chư Phật không bằng cúng dường một  vị  vô  niệm,  vô  trụ  và  vô  chứng.  Như  vậy  là như  thế  nào,  xin  Thầy  chỉ  dạy  cho  chúng  con được  rõ?
Đáp:  Đúng  là  kinh phát  triển  dạy  bố  thí phi đạo  đức,  chứ  kinh sách  Nguyên  Thủy  không  có dạy  như  vậy.  Quý  phật  tử  hãy  suy nghĩ  lời  dạy này  có  đúng  đạo  lý  không?  Bố  thí cho một  trăm người ác, phước báo bằng bố thí cho một người thiện.
Kinh sách phát triển dám lấy một người thiện mà so với một trăm người ác. Theo thiển ý  của chúng  tôi,  dù  lấy  một  ngàn,  một  vạn, một  triệu, mười  triệu  hay  trăm  triệu,  vạn triệu  cho đến  vô lượng  người  ác  cũng  không  thể  so sánh  với  một người  thiện,  vì thiện  và  ác  như   hai đường song  song,  không  thể  gặp  nhau   trên  một điểm nào cả thì làm sao so sánh được,  hễ có



cái thiện thì không có cái ác, có cái ác thì không có cái thiện. Thế sao các vị lại dùng thiện, ác mà so sánh  như  vậy,  đây  là  cách  tưởng  giải  để  lừa đảo  người  không  biết,  chứ  người  biết  thì kinh sách  phát  triển  sẽ  bị  lật  tẩy  ra  khỏi  môi  trường tôn giáo.
Đã  bảo  rằng Tam Thế Chư Phật,  có nghĩa  là ba đời chư Phật, Ba đời chư Phật là những người tu hành đã thành Phật trong quá khứ, hiện tại và vị lai, những người này đã giải thoát hoàn toàn, thế mà một ngàn vị Phật như vậy... không bằng một vị vô niệm, vô trụ, vô chứng.
Vậy chúng ta thử tìm hiểu một vị vô niệm, vô trụ,  vô  chứng  như  thế  nào  mà  các  nhà  Đại  thừa ca ngợi, tán thán như vậy.
Vô niệm như thế nào? Vô niệm là không có niệm   thiện,   niệm   ác   trong   đầu   (Chẳng   niệm thiện, niệm ác, bản lai diện mục hiện tiền), công án Thiền tông và kinh Pháp Bảo Đàn.
Vô  trụ  như thế  nào?  Vô  trụ  là  tâm  không  trụ bất cứ một nơi nào cả (Ưng vô sở trụ, nhi sanh kỳ tâm), kinh Kim  Cang.
Vô chứng là gì? Vô chứng là không thấy mình chứng  đắc,  còn  thấy  mình   chứng  đắc  là  chưa chứng đắc (Vô sở đắc) kinh Kim  Cang...
Theo  các  nghĩa  trên  đây,  chúng  ta  xác  định một người tu theo Đại thừa và Thiền tông khi thành   tựu   họ  hoàn   toàn   vô  niệm,   vô   trụ,   vô chứng,  là  một  người  được  cúng  dường  xứng  đáng hơn 1000 ức  vị Phật  trong  ba đời.  Như  vậy  vị vô


niệm, vô trụ, vô chứng là một vị Phật tối thượng, phước  báo  hơn gấp  1000 lần  Phật  Thích  Ca Mâu Ni.  Bởi  vì  đức  Phật  Thích Ca  Mâu  Ni sống còn niệm, còn trụ, còn tu chứng. Tại sao chúng ta biết như  vậy?
Tại  vì  đức  Phật  Thích  Mâu  Ni  dạy:  “ngăn  ác diệt ác pháp, sanh thiện tăng trưởng thiện pháp”, như vậy chứng tỏ đức Phật Thích  Ca Mâu Ni  còn niệm thiện, không như Thiền tông chẳng niệm thiện, niệm ác.
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni còn dạy chúng ta tăng thiện pháp, tức là còn trụ trong thiện pháp để  tăng  trưởng  nó  lớn  lên,  do đó  chúng  ta  biết đức Phật Thích  Ca còn trụ trong thiện pháp vì lợi ích cho chúng sanh. Còn chúng ta trụ trong thiện pháp là để không làm khổ mình  khổ người.
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni tự xưng mình tu chứng: “Ta thành chánh giác là nhờ tâm không phóng  dật”,  hay  khi chứng  đạo  đức  Phật  đã  nói lên bài kệ này:
“Thiên thượng thiên hạ Duy ngã độc tôn, Nhất thiết thế gian, Sanh, lão, bịnh, tử”
Đối   với   kinh  sách   Đại   thừa   và   thiền Đông  Độ,  thì đức  Phật  Thích Ca  Mâu  Ni là người chưa  vô niệm, vô trụ, vô chứng, tức là người chưa chứng đạo. Người chưa chứng đạo mà làm giáo chủ sáng lập ra Phật giáo, còn vô niệm, vô trụ, vô chứng lại không phải là giáo chủ.


Vậy  Phật  giáo  Đại  thừa  và  Thiền  tông  là  Phật giáo gì?
Dùø không có đối tượng ác pháp nhưng thiện pháp vẫn còn mãi mãi, vì thiện pháp là nền tảng đạo  đức  làm  người,  là  nền  móng  giải  thoát  của đạo Phật, cho nên  người tu sĩ đạo Phật nào cũng đều phải trụ vào đó để không làm khổ mình,  khổ người tức là tu giải thoát, tức là làm lợi ích cho chúng sanh.



Hỏi: Kính  bạch Thầy! Phật lịch 2.546 năm và
2.626  năm  (năm  2002  DL),   vậy  niên  lịch  nào đúng  và  niên  lịch  nào  sai,  xin  Thầy  dạy  cho chúng con biết?
Đáp: Tín đồ Phật giáo trong nước, cũng như ởû khắp thế giới đều không biết rõ ngày tháng năm sinh của đức Phật, vì lịch sử của đức Phật không có ghi chép cụ thể. Hiện giờ, tín đồ Phật giáo đều dùng Phật lịch 2.546 năm theo hệ Nam tông, chứ ít ai dùng 2.626 năm theo hệ Bắc tông.
Niên  lịch  Phật  giáo Bắc tông  không  đáng cho tín đồ Phật giáo tin tưởng, vì thế mà không dùng niên lịch Bắc truyền.
Mặc  dù  lịch  sử  chưa chứng  minh  được  Phật lịch năm nào đúng, sai, là vì không có sử liệu ghi chép  lại  chính  xác.  Cho nên,  năm  2.546 và  năm
2.626 đều  không  đúng.  Nhưng  hiện  giờ  chúng  ta dựa  vào  những  cuộc họp  Phật  giáo thế giới,  chấp nhận lấy năm 2.546 làm niên lịch Phật giáo. Bây


giờ  phần  đông  tín đồ  Phật  giáo  quen dùng  niên lịch Phật giáo năm 2.546 là đúng hơn 2.626 năm.



Hỏi: Thưa Thầy! Sự sai biệt giữa Nam tông và Bắc  tông  về  pháp  của  đức  Phật:  45  năm  theo Nam tông 49 năm theo Bắc tông. Thưa  Thầy, bên nào đúng?
Đáp:  Căn  cứ  theo  kinh sách  Nguyên  Thủy  là loại  kinh sách  gốc  của  Phật  thuyết,  nên  45 năm thuyết  Pháp  đúng  hơn.  Còn  49  năm  theo  Bắc tông  là  sai.  Vì  kinh sách  theo  Bắc  tông  do kiến giải của các tổ viết ra, nên có sự bóp méo sự thật, vì  thế  49 năm  thuyết  pháp  không  đúng.  Bởi  vì Bắc  tông  cho bộ  kinh Bát  Nhã  là  quan trọng,  là đệ nhất trong các kinh nên nói rằng đức Phật thuyết pháp cho hàng Bồ tát 20 năm mới xong bộ kinh này.
Vì  thế,  49  năm  thuyết  pháp  là  không  đúng theo lịch sử chân thật của Phật giáo.
Nếu chúng ta tính thời gian từ khi tu chứng và bắt  đầu  giảng  đạo  cho đến  khi Phật  nhập  Niết Bàn thì sẽ rõ thời gian.



Hỏi:    Kính  bạch  Thầy!  Trong  Giáo  Án...  tập
3, Thầy nói: Khi còn sống, mọi hoạt động của con người   đều “lưu lại” ở từ trường trong không gian, và  chỉ  người  nào  có  tưởng  thức  mạnh  mới  giao cảm được với tần số của từ trường ấy mà “thấy và


nghe được” những sự việc đã diễn ra của người chết.  Như  cô  Khang  bị  rứt  móng  tay... Tóm  lại, vậy  là  “có”  linh hồn  người  chết,  nhưng   người thấy,  người  không,  chứ  nói  “không  có”  linh hồn, thì mọi  người  không  ai  chịu  tin hết  Thầy  ạ!  Rồi họ đưa ra việc cầu hồn, thấy ma...
Thưa Thầy, hay là Phật nói không có linh hồn vì  nó  có  nhưng   không  thật;  hay  để  con  người không  nhớ  thương,  không  ỷ  lại,  nương  tựa  tha lực?
Đáp:  Không  phải  vậy,  không  phải  vì  lý  do nhớ  thương,  hay ỷ  lại  mà  đức  Phật  nói  không  có thế giới siêu hình,  mà thật sự hoàn toàn  thế giới siêu hình  không có. Trong  vấn đề linh hồn người chết  có  hay  không,  điều  này  đã  mang  nặng  một dấu ấn trong tâm của mọi người là có linh hồn người  chết.  Muốn  xác  định  cho rõ  ràng  điều  này, thì không  có  cách  nào hay hơn bằng  chính  người ấy phải tự nhập Tứ Thánh Định, an trú trong ấy, rồi dùng Trạch Pháp Giác Chi hướng tâm đến Thiên Nhãn Minh để quan sát thế giới siêu hình, thì chừng đó mới xác quyết chắc chắn, rằng người chết không còn có linh hồn tồn tại, hay là không có sự sống sau khi chết.
Ở  đây, Thầy đã giải thích rất nhiều về vấn đề thế giới siêu hình,  nhưng ai là người hiểu vấn đề này. Người tri âm khó gặp, tri kỉ  khó tìm. Người nghe được tiếng đàn của Bá Nha chỉ có Tử Kỳ mà thôi.  Nhưng  Tử  Kỳ  chết,  Bá  Nha  đập  nát  chiếc đàn.  Vì  trên  đời  này  còn  có  ai  nghe  được  tiếng


đàn  của  mình.  Thầy  cũng  vậy,  chỉ  có  người   nào tu chứng  quả A La Hán   mới  hiểu  được tiếng  nói của Thầy.
Thầy sẽ không phụ lòng những câu hỏi của các con, Thầy cố gắng trả lời cho các con hiểu.
Con  nên  hiểu,  thế  giới  mà  loài  người  đang sống là một thế giới sắc tướng, có sự sống, có vạn vật hiện hữu, thế màø đức Phật gọi nó thế giới tưởng thì chúng ta có tin không?
Thế  giới  của  chúng  ta  đang sống  không  phải do  “tưởng  uẩn  làm  ra”,  mà  do  duyên  hợp  lập thành.  Vì thế,  không  có một  vật  gì thường  hằng, luôn tan hoại theo thời gian năm tháng. Thế mà chúng ta điên đảo tâm, điên đảo tưởng, điên đảo tình, điên  đảo  kiến,  chấp  thủ  mọi  vật  là  có  thật, là ta, là của ta, v.v... Thế giới  hiện hữu  là không có  thật,  vì  thế  mọi  vật  thường  vô  thường.  Trên thế gian không có một vật gì là trường cửu, vậy  mà  mọi  người  cho  nó  là  có  thật  thì không phải đó là điên đảo  sao? Do cho nó có thật,  nên  mọi  người  làm  ra cho nhiều,  cố  làm  ra cho  nhiều  nên  làm  ra  nhiều  điều  ác.  Do  làm nhiều  điều  ác  nên  phải  thọ  chịu  những  quả  khổ đau.
Với  đôi  mắt  của  Phật  nhìn  mọi  vật  trên  thế gian  này,  như  bong bóng  nước,  như  hoa phù  du sớm nở, tối tàn, đóù là một bằng chứng thật sự. Vì thế,  đức  Phật  cho rằng  thế  giới  chúng  ta  đang sống  là  thế  giới  của  tưởng  tri.  Vậy  mà  có  ai  tin đâu.


Chúng  ta lại  một  lần  điên  đảo  nữa,  cái hình bóng của thế giới hiện tượng hữu hình tưởng tri này lại cho là thế giới siêu hình.
Ví dụ: Một cuộn băng video thu những ảnh núi sông,  nhà  cửa,  người  và  vạn vật  đang sinh  hoạt nhảy múa. Với những hình  ảnh này chúng ta cho đó là thế giới siêu hình  sao?
Những  hình   ảnh  núi  sông,  đất  đá,  cây  cỏ, người và thú vật trong băng video hiện ra và hoạt động  được  là  nhờ  dòng  điện,  đầu  máy  và   màn hình.
Còn thế giới siêu hình  cũng vậy, nó được hiện ra  và  hoạt  động  là  nhờ  tưởng  uẩn  của  chúng  ta bắt gặp và lập thành, chứ nó không có thật.
Con cũng nên biết và phân biệt tưởng cho rõ ràng. Tưởng có hai phần cụ thể:
1- Ý thức tưởng, là chúng ta dùng ý  thức mà tưởng  tượng  ra  một  vật  mà  vật  đó  không  có  ở trước mắt.
2- Tưởng thức tưởng, là do năng lực hoạt động  của  tưởng  uẩn,  khiến  cho những  hình  ảnh của  thế  giới  sắc  tướng  hiện  hữu  của  loài  người đang sống, đã được lưu lại trong không gian trở thành sống động, khiến cho mọi người chưa đủ trí tuệ  sáng  suốt,  đang  sống  trong  điên  đảo  tâm, điên đảo kiến, điên đảo tưởng, điên đảo tình, mới cho những  hình  ảnh  ấy  là  có  thật  thế  giới  siêu hình  thật.  Vì  thế  mới  có  việc  cầu  cơ, cầu  hồn, thấy ma, thấy quỷ, v.v...


Hỏi: Kính bạch Thầy! Phật giáo Đại thừa có phải là Phật giáo chánh thống không?
Đáp:  Phật  giáo  Đại  thừa  không  phải  Phật giáo  chánh  thống,  mà  là  Phật  giáo  theo  kiểu pháp  kiến  giải  của  Bà  La  Môn.  Hay  nói  cách khác,  Phật  giáo  Đại  thừa  là  đạo  Bà  La  Môn  lấy tên  Phật  giáo  để  lừa  đảo  tín đồ  Phật  giáo.  Cho nên,  nghĩa  lý  của  toàn  bộ  kinh sách  Đại  thừa  là giáo pháp của Bà La Môn chính gốc.



Hỏi: Kính  bạch Thầy! Thiền Đông Độ có phải là Phật giáo hay không?
Đáp: Thiền Đông Độ không phải là Phật giáo mà  là  Lão  giáo  Trung  Hoa (Tiên  đạo).  Tư tưởng Lão Trang Trung Hoa phát triển, có những điểm tương đồng với tư tưởng kinh sách phát triển Đại thừa  giáo  Ấn  Độ.  Vì  thế,  sau này  Phật  giáo  Đại thừa đồng hoá tư tưởng Lão giáo, lấy tên gọi là “Phật   giáo   Tối   Thượng   thừa”,   hay  còn   gọi   là “Thiền tông”. Chủ trương của Thiền tông kết hợp Lão giáo và Đại thừa, nên thường gọi là “Thiền Giáo đồng hành”.
Phật giáo Đại thừa là Phật giáo Bắc truyền, thuộc Bà La Môn giáo và  Ấn Độ giáo kết hợp và phát triển theo tưởng giải tạo ra. Cho nên, những tư tưởng trong kinh sách là tư tưởng của hai giáo phái  này.  Tư tưởng  của  hai  giáo  phái  này  mang tính chất  trừu  tượng,  mơ hồ,  ảo  giác  và  đầy  dẫy


sự mê tín, v.v... lấy thế giới siêu hình  làm nơi an trú cuối cùng.



Hỏi:   Kính    bạch   Thầy!   Trong    sách   Thầy thường hay nói là người muốn tu hành giải thoát thì phải  thực  hiện  không  làm  khổ  mình,   khổ người,  cắt  ái  ly  gia,  ly  dục,  ly  ác  pháp,  hướng thiện, tăng trưởng thiện, ly ác, diệt ác pháp, xả tâm,  v.v...  còn  sách  của  thầy  Thanh   Từ  thì coi “Bát  Nhã  Tâm  Kinh”  là  cứu  cánh,  tức  là  lấy  cái nhìn  mọi sự đều “không” để tu. Theo con hiểu thì hai pháp đều có thể hỗ trợ cho nhau. Từ cái nhìn mọi  sự  đều  không  hướng  tới  ta không  làm  khổ mình,  khổ  người,  ly  dục,  ly  ác  pháp...  cũng  đâu có mâu thuẫn gì? Vậy mà con thấy trong sách của Thầy  có  nói  là  Đại  thừa  hay Đông  Độ  là  xuyên tạc giáo lý của Phật tổ, mong Thầy giải thích cho con hiểu!
Đáp: Kinh sách Nguyên Thủy của đức Phật và Kinh sách  Đại  thừa  tưởng  giải  về  lý  thì giống nhau, nhưng kinh sách Đại thừa không có pháp hành, không có lối sống đúng;  thường sống phạm giới, phá giới luật Phật và sống trong ô nhiễm, nhưng khéo lý luận thấy mọi pháp đều không, thì đó  là  sự  lừa  đảo  bằng  ngôn  ngữ  để  che mắt  tín đồ.   Thấy   các   pháp   đều   “không”,   sao  quý thầy lại không sống “không”? Vì thế, các thầy Đại thừa sống ô nhiễm, có chùa to Phật lớn, vật chất đầy đủ, ăn uống phi thời, mặc y áo sang đẹp, đắt  tiền  giống  như  nhà  giàu,  đi  ra  thì như  vua


chúa tiền hô, hậu ủng, thế mà nhìn  mọi pháp đều không thì con có tin là không chăng? Nói “không” mà  lại  “có”  và  còn  chạy  theo  cái  có  thì chúng  ta có tin lời nói của họ không? Từ chỗ không có một chiếc xe đạp, khi làm trụ trì một thời gian thì cả xe hơi họ cũng có.
Còn  kinh sách  Nguyên  Thủy  dạy  các  vị  tu  sĩ phải  sống  đúng  Phạm  hạnh,  không  có  chùa  to Phật  lớn,  đời  sống  chỉ  có  ba y một  bát,  ăn  ngày một bữa, mặc y áo thô xấu, mà còn phải luôn luôn cảnh  giác  phòng  hộ  sáu  căn  bằng  Giới  luật,  để giữ  gìn  đức  hạnh  của  một  bậc  Thánh  tăng.  Đối với  tu  sĩ  Nguyên  Thủy,  như vậy  chưa được  gọi  là ly dục,  ly ác  pháp,  mà  còn  phải  thực  hành  ngày đêm  liên  tục  “ngăn  ác,  diệt  ác  pháp”  để  khắc phục tâm tham, sân, si, mạn, nghi của mình  bằng các pháp định như: Định Niệm Hơi Thở, Định Chánh  Niệm  Tỉnh  Giác,  Định Sáng  Suốt,  Định Vô Lậu, v.v... Có sống không ô nhiễm, có thực hiện  các  pháp  định  như  vậy, thì mới  có  thể ly dục, ly ác pháp, mới không làm khổ mình, khổ người.
Nếu  một người  quyết  tâm  tu hành  để cầu giải thoát,  mà  cứ  nhìn  các  pháp  định  như  vậy,  đều thấy  nó  là  không,  thì đó  là  một  lối  ức  chế  tâm, một lối chịu đựng, không phải là giải thoát. Nếu bảo rằng các pháp đều không thì chúng ta thử lấy cây đánh vào thân ta thì có cảm giác đau không? Nếu không đau là không, còn có đau là có, còn có đau mà  mà  nói  đau mặc  kệ  nó,  đó  là  người  vô


minh,  người  ngu si,  người  chai  lỳ,  v.v...  Bởi  vậy, tổ  Sư  Tử  ngu  si  mà  chết  oan  mạng,  cũng  do “không”  của  Đại  thừa  mà  ra  nông  nỗi  này  (Ngũ uẩn giai không).
Kinh sách của Đại thừa xuyên tạc giáo pháp của đạo Phật là Tiểu thừa, Thanh  Văn, ngoại đạo, cấm  không  cho tín đồ  Phật  giáo  tu  tập,  còn  gọi những  người  tu  theo  giáo  lý  Nguyên  thủy  của Phật là “tiêu nha bại chủng, chồi khô mộng lép”.
Tứ Diệu Đế  là một chân lý của  đạo Phật bất  di bất  dịch,  không  ai thay được  chân  lý ấy, thế mà Đại thừa dạy:  “Vô khổ, tập, diệt, đạo”. Tu  mà thành cây, đá thì tu làm gì? Bởi vậy,  từ  khi có  sự  hý  luận,  chỉ  biết  các  pháp  cả thiện  lẫn  ác  đều  “không”  là  trở  thành  cây,  đá. Đạo Phật dạy:  “Ngăn ác diệt ác,  sanh thiện tăng trưởng   thiện”.   Thiện   là   pháp   không   làm   khổ mình,  khổ người, pháp không làm khổ mình,  khổ người  là  pháp  giải  thoát,  là  đạo  đức  nhân  bản làm người; còn nếu thấy các pháp thiện cũng là “không”  thì trở  thành  cây,  đá,  tu  mà  thành  cây, thành đá thì tu làm gì?
Bởi  vậy,  từ  khi có  sự  hý  luận  của  ngài  Long Thọ,  “Trung Quán  Luận”  là  một  tai hại  rất  lớn cho tín đồ  Phật  giáo,  từ  thế  hệ  này  đến  thế  hệ khác chỉ toàn là ăn thứ bánh vẽ. Cho nên, không một vị tu sĩ nào đạt được giải thoát, đến khi chết không có vị nào mà không đau khổ cả, họ đều lăn lộn, trăn trở trên giường bịnh một cách khổ đau không thua gì người thế tục.



KHI TU THIỀN
CỦA PHẬT, NGHĨ GÌ VỀ LÝ BÁT NHÃ
(Trích từ trang Web: nguyenthuychonnhu.net
Giáo án Tu Tập - Tập 1 năm 2000)

Khi đức Phật tại thế, rất nhiều đệ tử của Ngài tu hành chứng đạt, từ khi Ngài nhập diệt cho đến ngày  nay, số  người  viên  mãn  đạo  quả  giải  thoát là hiếm thấy. Hỏi Các qúy Thầy về vấn đề này, được các quý Thầy trả lời là phải tu nhiều đời, nhiều kiếp.
Phải chăng cứ phải tu như vậy  mới thành tựu được đạo Phật?
Vậy  thì đạo  Phật  ra đời  có  lợi  ích gì cho con người,  khi mà  không  giúp  cho con người  thoát  ra khỏi những nỗi khổ đau sanh tử và luân hồi ngay trong hiện tại, mà phải chờ đến nhiều kiếp sau.
Có người bảo tại vì chưa thể nhập được vào trí tuệ  Bát  Nhã,  nên  người  tu  mới  khó  thành  như vậy. Lý Bát Nhã ư?
Nghĩ  lại  hồi  năm  trước  khi còn  là  tu  sĩ  Tịnh độ,  Thiền  tông,  hàng  ngày  chăm  chỉ  tụng  kinh, bái  sám,  cuối  mỗi  thời  kinh A Di  Đà,  Phổ  Môn, hay  ngồi  thiền  xong lại  đọc  tụng  Bát  Nhã  Tâm Kinh, đọc nhiều đến nỗi không cần giở sách cũng có thể đọc tụng vanh vách, rõ ràng không sai một chỗ. Thuộc nằm lòng như vậy, mà vẫn không hiểu


Bát  Nhã  Tâm  Kinh ý   nghĩa  ra sao, và  tu  tập bằng cách nào để thể nhập được vào nó.
Hỏi các quí Thầy thì được trả lời đó là tính không  của  vạn hữu  gọi  là  chân  không  diệu  hữu, có nghĩa là từ tính “không” này sinh ra muôn vật muôn  sự,  để  rồi muôn  vật  muôn  sự lại  trở  về với tính không này. Bát Nhã Tâm Kinh chính  là bài kinh chỉ  về  tính không  của  tâm,  cũng  chính  là tính  không   của   vạn   hữu.   Được   hiểu   như  vậy, nhưng hỏi thế nào để thể nhập vào nó thì các quý thầy  cũng  không  thể  trả  lời  được.  Chỉ  biết  giải thích ý  nghĩa của bài kinh là như vậy thôi.
Ta thử đọc lại ý  văn của bài kinh đó xem sao? Bài kinh viết:
“Có  một  ngài  Bồ  tát  (người  đang  tu,  chưa thành   Phật)   khi   ngồi   tự   tại   quán   một   cách chuyên  sâu  bằng  trí tuệ,  soi  vào  năm  uẩn,  thì thấy  năm  uẩn  đều  mang  tính không,  liền  thoát hết thảy mọi sự khổ ách.
Xá lợi tử ơi! (xá lợi là cốt Phật, xá lợi tử là chỉ về  sự  giác  ngộ  là  Phật  tính ở  mọi  người)  Sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc, sắc tức là không, không tức là sắc; thọ, tưởng, hành, thức cũng đều như vậy.
Xá lợi tử ơi! Cái tướng chân không của các pháp ấy không sinh,  không diệt, không dơ, không sạch,  không  thêm,  không  bớt.  Bởi  thế  cho nên, trong chân không ấy không có sắc, thanh, hương, vị,  xúc,  pháp;  không  có  mắt,  tai,  mũi,  lưỡi,  thân, ý;  cũng  không  có  ý  thức  giới;  không  có  vô  minh;


cũng  không  có  cái  gọi  hết  vô  minh;  không  khổ, tập, diệt, đạo; không chứng cũng không đắc, bởi chẳng có gì gọi là đắc cả.
Bồ  tát  ba đời  nương vào  trí tuệ  Bát  Nhã  thời được  đắc  quả  giải  thoát.  Vậy  trí tuệ  Bát  Nhã  là chú đại thần, là chú đại minh, là chú vô thượng, là  chú  vô  đẳng  đẳng,  chân  thực  bất  hư.  Nên  có bài  chú ấy là: “Yết đế, yết  đế, ba la yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết tế,  tát bà ha”.
Có người dịch tạm bài chú là: “Tiến lên, tiến lên,  hãy  cố  gắng  tiến  lên  đến  bờ  giác  ngộ  bằng trí tuệ lớn”.
Những  ngày  trước,  khi đọc  tụng  Bát  Nhã,  tôi có một khao khát vô cùng, cái khao khát của một một người mong được chứng ngộ lý Bát Nhã, cũng giống  như  một  người  đang bị  cơn đói  lả  dày  vò, nhìn  thấy chiếc bánh dành cho mình  để ởû trước mặt,  vậy  mà  cố  với  tay  để  lấy  mà  không  bao giờ lấy được.
Sau này, khi theo học với một vị đạo sư đã đắc quả giải thoát, tôi mới tự nhận ra chiếc bánh đó chỉ  là  một  chiếc  bánh  vẽ  ở  trong  mộng  và  muốn thể nhập vào tính không của vạn hữu cũng chỉ là ảo mộng mà thôi.
Chắc  có  người  bảo  rằng  tôi  dám  khinh  chê kinh Phật. Không  dám  đâu!  Lời  của  Phật  sao lại dám  khinh  chê.  Ngài  là  hiện  thân  của  trí tuệ  vô thượng  và  của  đức  hạnh  từ  bi.  Chỉ  vì  muốn  cứu mình,  cứu  người  ra  khỏi  bốn  nỗi  khổ  lớn:  sinh, già,  bịnh,  chết,  mà  Ngài  từ  bỏ  giàu  sang, danh


vọng,  đi  tìm đường  giải  thoát  cho mình  và  cho mọi người.  Vì thế, lời  nói của Ngài là chân lý, là hiện  thực,  làm  sao lại  dám  khinh  chê.  Lời  dạy của Ngài đáng để cho chúng ta phải kính  trọng, ngưỡng mộ, học hỏi và tu tập, để noi theo gương hạnh của  Ngài. Có  một  câu chuyện  làm  tôi  thấm thía đức hạnh từ bi của Phật. Câu chuyện đó như sau:
Có  một  vị  đệ  tử  của  Phật  suy nghĩ:  “Không biết thế giới là vô thường hay thế giới là thường còn? Như Lai có tồn tại hay không tồn tại sau khi chết?”
Người  đó  mang câu  hỏi  này  đến  để  hỏi  Phật, và nếu  đức Phật  không trả lời  những  câu hỏi đó làm  cho vị  ấy  được  thỏa  mãn  thì vị  ấy  sẽ  không sống  đời  sống  Phạm  hạnh,  trở  về  hoàn  tục.  Khi vị ấy đến gặp đức Phật, đức Phật nói: “Ta nào có nói với người thế giới là vô thường hay thế giới là thường còn, Như  Lai có tồn tại hay không tồn tại sau khi chết thì người mới theo Ta sống đời sống Phạm  hạnh.  Nếu  có  ai  có  ý  nghĩ  ấy,  thời  này, người ấy sẽ chết vẫn không được Như Lai trả lời.
Ví như có một người bị mũi tên bắn, có tẩm thuốc  độc.  Bạn  bè  và  bà  con mời  một  thầy  thuốc khoa mổ xẻ đến lấy mũi tên ra và săn sóc. Nhưng người ấy không cho rút mũi tên khi nào người ấy chưa biết  được  người  bắn  mũi  tên  là  ai,  cao hay thấp, béo hay gầy, thuộc giai cấp nào và ở đâu. Người ấy không cho rút mũi tên ra, khi người ấy chưa biết được cây cung được làm bằng loại gỗ gì,


mũi  tên  được  làm  bằng  thứ  gì. Người  ấy  sẽ  chết mà vẫn không được biết gì.
Cũng vậy, dầu cho có quan điểm thế giới là vô thường  hay  thế  giới  là  thường  còn,  Như  Lai  có tồn  tại  hay không  tồn  tại  sau khi  chết,  thời  vẫn có sinh, già, bịnh, chết, sầu, bi, khổ, não...”
Chính  vì  vậy  mà  đức  Phật  đã  không  trả  lời câu  hỏi  của  vị  đệ  tử  kia, mà  đức  Phật  chỉ  giảng dạy  sự  đoạn  tận  ngay  trong  hiện  tại  những  nỗi khổ ấy.
Qua câu  chuyện  trên,  chúng  ta  thấy  đức  Phật rất  thực  tế,  Ngài  không  nói  lý  luận,  nếu  lý  luận ấy  không  nhằm  vào  mục  đích  giải  thoát.   Mọi người  khi đến  với  Ngài,  bằng  những  ví dụ,  bằng những lời lẽ cụ thể, dễ hiểu. Ngài chỉ dạy thẳng vào vấn đề, để mọi người dễ nhận ra chân lý đâu là khổ, đâu là nguyên nhân gây ra khổ, và đâu là con đường diệt khổ, để bản thân có thể giải thoát ra khỏi những nỗi khổ đau.
Những  năm  trước,  đọc  tụng  Bát  Nhã  thuộc nằm lòng như vậy, mà chẳng thấy nếm được mùi vị giải  thoát. Nếu  có ai đụng nhằm vào,  làm trái ý  nghịch lòng là nổi sân liền, hoặc gặp những chuyện  bất  toại  nguyện  trong  cuộc  đời  là  đau buồn khổ đau.
Quay trở  lại  bài  Bát  Nhã  Tâm  Kinh để  xem xét bản kinh có đúng của Phật thuyết ra hay không? Nếu đúng là của Phật thuyết, thì bao giờ  đức  Phật  cũng  chỉ   dạy  cách   thức  tu hành cho mọi người.



0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!