Thứ Tư, 28 tháng 8, 2013

NGƯỜI PHẬT TỬ CẦN BIẾT -TẬP 1-8


một.  Sau khi nàng  Công  Chúa  Ba đi  tu,  nhà  vua trở thành độc ác, ông nghĩ rằng: Các tăng trong chùa  quyến rũ con gái ông, khiến  ông khổ đau vì thương  nhớ  con, ông  căm  tức  ra  lệnh  cho quân lính vây chùa, giết tăng và đốt chùa.
Do hành động ác độc này, và  sự buồn rầu nhớ thương con nên ông mang bệnh và căn bệnh rất nặng, không có thuốc thang nào chữa trị được, đành phải chờ chết. Trong  lúc đó, có một vị tăng xuất  hiện  xin  trị  bệnh  cho vua. Sau khi xem xét bệnh tình, vị tăng kê toa, nhưng  còn thiếu hai  vị thuốc  là  mắt  và  tay  của  con người  được  đem nấu chung với các vị thuốc khác thì trị bệnh mới hết. Nhưng  mắt,  tay  phải  là  của  con nhà  vua thì mới hiệu  nghiệm,  còn  của  người  khác  thì không  hiệu nghiệm.
Hai   đứa  con  gái  đầu  đã  có  chồng  con  nên không  dám  hy  sinh  mắt,  tay  để  làm  thuốc  cho cha, vì thế nhà vua không còn hy vọng sống chút nào, chỉ còn chờ ngày chết mà thôi.
Tại động Hương Tích, nàng công chúa Ba được sứ  thần  đến  xin  mắt  và  tay  để  về  làm  thuốc  cho vua cha. Khi nghe cha bệnh nặng và xin mắt, tay, nàng bèn khoét mắt, chặt tay giao cho sứ thần mang về làm thuốc trị bệnh. Lúc bây giờ nàng đã thành Phật, nên mắt tay đều lành lặn trở lại như xưa.
Câu chuyện trên đây là câu chuyện cấu kết nhân  vật  giả  tưởng,  mới  nghe  qua thì tưởng  là


đạo đức, nhưng sự thật câu chuyện này là phi đạo đức nhân quả và rất nhiều điều tội lỗi:
1- Nàng Công Chúa Ba chịu ảnh hưởng Đại thừa  giáo  nên  bỏ  cha  đi  tu,  khiến  cho vua  cha buồn  khổ  thương  nhớ.  Đó  là  tội  thứ  nhất,  làm khổ cha già là  người  sanh thành, dưỡng  nuôi  lớn khôn, công lao trời biển đó, thế mà nỡ tâm, đành bỏ cha già đi tu, thật là vô đạo, đức bất hiếu thứ nhất.
2-  Nàng  Công  Chúa  Ba  đi  tu  theo  Đại  thừa giáo  theo  kiểu  bất  hiếu,  khiến  cho vua cha căm tức đốt chùa, giết tăng tạo tội ác tày trời, đó là hành động tội lỗi vô đạo đức thứ hai. Nếu Công Chúa Ba không bỏ đi tu thì người cha đâu có làm nên tội lỗi tày trời như vậy.
3- Chặt  tay  khoét  mắt  mình,  đó  là  làm  khổ mình,  tức là vô đạo đức với mình.  Vô đạo đức với mình  là tội vô đạo đức thứ ba.
4-  Dùng  thần  thông  lừa  đảo  người  (mắt  tay lành lặn như xưa), để mọi người tỏ lòng cung kính ngưỡng mộ đó là háo danh, là tội lỗi phi đạo đức thứ tư, không phải là người tu hành chân chánh của đạo Phật.
Tóm lại, bà chúa Ba được thờ tại chùa Hương Tích  với  một  lịch  sử  tội  lỗi  và  phi  đạo  đức  như vậy,  thì có  xứng  đáng  gì cho chúng  ta  thờ  phụng và  tỏ  lòng  tôn  kính  không?  Đó  chỉ  là  một  sự  mê tín trong  dân  gian  mà  tác  giả  dựa  vào  tư  tưởng của   Đại   thừa   vẽ   rắn   thêm  chân.   Vì  thế,   câu chuyện này vô đạo lý nhân quả của Phật giáo.


Phật giáo Nguyên Thủy không chấp nhận những câu chuyện huyền thoại phi đạo đức như trên,  đi  ngược  lại  với  đạo  đức  nhân  bản  - nhân quả của đạo Phật.






THỜ CÚNG ĐÚNG CHÁNH PHÁP


Hỏi: Thờ cúng như thế nào cho đúng chánh pháp?
Đáp: Thờ cúng đúng chánh pháp là thờ đúng đạo  nghĩa  làm  người.  Vậy,  thờ  cúng  đúng  đạo nghĩa làm người là thờ cúng như thế nào? Thờ cúng đúng đạo nghĩa làm người tức là hành động cung kính,  tôn  trọng,  tỏ  lòng  nhớ  tưởng,  biết  ơn của mình  với người đã khuất bóng.
Ví dụ  1: Thờ  cúng  tổ  tiên,  ông  bà,  cha mẹ  là một  hành  động  đạo  nghĩa  để  tỏ  lòng  cung kính, tôn  trọng,  nhớ  tưởng  đến  ân  đức,  công  lao  khó nhọc  của  những  người  này  đã  gây  dựng  một  gia đình  êm  ấm,  một  dòng  họ  tốt  đẹp,  một  xã  hội đoàn kết, một đất nước phồn vinh  thịnh trị. Đó là thờ cúng đúng chánh pháp. Còn nếu như thờ cúng tổ tiên, ông bà, cha mẹ là để linh hồn của những người  đã  khuất  bóng  này  về  hưởng  của  dâng cúng, hay về để phù hộ cho con cháu mạnh khỏe,



bình  an,  thì đó  là  thờ  cúng  không  đúng  chánh pháp. Đó là thờ cúng theo mê tín, lạc hậu.
Ví dụ 2: Thờ cúng đức Phật  Thích  Ca Mâu  Ni là  để  tưởng  nhớ  công  lao  của  người  đã  tìm ra chân lý, giúp con người thoát bốn sự đau khổ của kiếp làm người. Đó là thờ cúng đúng chánh pháp. Còn ngược lại, thờ cúng Ngài để Ngài phù hộ cho tai qua, nạn khỏi, bịnh tật tiêu trừ, thì đó là thờ cúng không đúng chánh pháp, là mê tín, lạc hậu. Đó là thờ cúng theo kiểu Đại thừa, biến chùa, nơi tu hành của tăng, ni và  cư sĩ, trở thành nơi hành hương mê tín.
Thờ cúng đúng chánh pháp là phải thờ cúng những nhân vật có thật, là những con người được sanh ra và lớn lên trên hành tinh này, đã làm lợi ích cho gia đình, xã hội, tổ quốc và loài người.
Thờ cúng đúng chánh pháp không được thờ cúng  những  nhân  vật  huyền  thoại,  những  nhân vật tiểu thuyết, những nhân vật bịa đặt ra như: Phật Di Lặc, Phật Di Đà, Quan Thế Âm, Thế Chí, Tề Thiên Đại Thánh, Sa Tăng, Bát Giới, Nhiên Đăng  Cổ  Phật,  Tỳ  Lô  Giá  Na Phật,  Phật  Tỳ  Bà Thi, v.v... Tất cả những nhân vật này là những nhân   vật   huyền   thoại,   tiểu   thuyết.   Thờ   cúng những  nhân  vật  này  là  thờ  cúng  mê  tín. Cho dù thờ  cúng  có  thiêng  cũng  chỉ do tâm  của  chúng  ta mà  có  thiêng,  chứ  riêng  các  vị  này  chẳng  có thiêng gì cả, vì nó là những nhân vật không có thật.


Thần Sông, Thần Núi, Thổ Công, Thổ Địa, Thần Hoàng, Bổn Cảnh, Thủy Long, Long Vương, Hà  Bá,  Diêm  Vương,  Ngọc  Hoàng,  Thượng  Đế, Nam  Tào,  Bắc  Đẩu,  v.v... đều  là  những  nhân  vật giả tưởng không có thật. Nếu thờ cúng những vị này  là  thờ  cúng  mê  tín, lạc  hậu,  là  thờ  cúng không đúng chánh pháp.
Sự  thờ  cúng  mê  tín, không  đúng  chánh  pháp làm  hao tài,  tốn  của  mà  không  có  ích lợi  gì cho mình,  cho mọi  người,  cho xã  hội,  v.v...  và  không nói lên được ý  nghĩa cao đẹp của lòng biết ơn sâu xa của  chúng  ta,  phải  không  các  bạn?  Thờ  cúng như vậy  là  vô  minh,  là  ngu si,  bị  người  khác  lừa đảo làm tiền mà không biết, tức là tiền mất, tật mang.
Muốn  thờ  cúng  đúng  chánh  pháp  thì các  con nên nhớ kỹ: “Bệnh tật, tai nạn là do hành động   thiếu   đạo   đức   làm   khổ   mình,   khổ người  của  chúng  ta tạo  ra”.  Nếu  muốn  cho bệnh tật, tai nạn không xảy ra thì luôn luôn phải sống  đúng  đạo  đức  làm  người,  không  làm  khổ mình,  khổ  người,  chứ  không  phải  thờ  cúng  mê tín,  cầu   khấn,   van  xin   với   Thánh,   Thần,   chư Phật, chư Bồ Tát  mà  tai qua, nạn  khỏi,  bệnh  tật tiêu trừ được ư!
Thờ  cúng  đúng  chánh  pháp,  trong  tinh thần đạo lý, đạo nghĩa, ân đức và lòng hiếu sinh làm người,  thì không  được  giết  hại  sinh  linh làm  cỗ bàn linh đình.  Ngày ấy, chỉ nên cúng tế hoa quả, thực phẩm thực vật, tránh những sự khổ đau của


sinh  linh, máu  đổ,  thịt  rơi  của  loài  động  vật.  Có như vậy, thì ơn nghĩa của chúng ta đối với những người quá cố mới tròn đầy nghĩa tình đạo lý làm người.
Ngày ấy, nếu các con cúng tế bằng sự giết hại sinh  linh, làm  cỗ bàn linh đình,  tiếng  kêu la  đau đớn  của  loài  vật  trong  tuyệt  vọng,  trước  những lưỡi  dao  sắc  bén  của  những  con  người  ác  độc, những sự giãy giụa, run rẩy của loài vật để mong thoát  chết  nào  có  được  đâu.  Đôi  mắt  chúng  long lanh nhìn  vào những con người, như tha thiết cầu xin  tha  cho mạng  sống.  Nhưng  con người  như vô tình, nào  để  ý   đến.  Họ  chỉ  biết  ăn  uống,  nhậu nhẹt vui chơi thỏa thích mà thôi.
Đạo đức  ân  nghĩa  không  thể  lấy  sự  giết  hại, lấy  sự  chết  chóc  và  lấy  sự  đau khổ  của  sinh  linh mà  nói  lên  được  ân  nghĩa  sao?  Đạo  đức  ân nghĩa thì phải lấy sự an vui, hạnh phúc của muôn loài, dâng lên cúng tế những bậc tiên hiền, thánh đức, tổ tiên, ông bà, cha mẹ của chúng  ta, thì mới  có  ý  nghĩa  tỏ  hết  lòng  tri ân chân thành. Đó là sự thờ cúng đúng chánh pháp, nên ghi nhớ và cố gắng nhẫn nhục, tùy thuận, vui lòng  mà  thực  hành  cho  đúng  chánh  pháp  của Phật, để  mang đầy  đủ ý  nghĩa  cao đẹp  của  người đệ tử Phật, phải không hỡi các con?
Đến đây, Thầy xin  dừng bút, kính  lời thăm và chúc  các  bạn  vui,  mạnh,  tu  tập  xả  tâm  tốt,  và sống một đời sống đạo đức làm người không làm khổ mình,  khổ người và khổ tất cả chúng sanh.



GỬI HÀI CỐT, CHÔN CẤT TRONG KHUÔN VIÊN CHÙA


Hỏi: Kính  thưa Thầy, người con báo hiếu đưa xác hay hài cốt  người  thân  về chùa có lợi  ích gì? Quý  Thầy  trong chùa  nhận  hài  cốt  và  an  táng trong đất chùa có lợi ích gì?
Chúng  con xin  Thầy  từ  bi  chỉ  dạy  cho chúng con được rõ.
Đáp:  Theo phong tục mê  tín của  dân  tộc  Việt Nam xuất phát từ trong các chùa, cho rằng người chết được chôn trong đất chùa, hoặc gửi nắm tro tàn  trong  tháp  hài  cốt,  hằng  ngày  linh hồn  sẽ được  nghe  kinh, nhờ  đó  được  siêu  thoát  lên  cõi Cực Lạc, Thiên Đàng... Do lòng thương yêu và sự hiếu hạnh, khiến cho người ta không còn sáng suốt,  nên  nghe quý  thầy,  quý  cô  trong  chùa  bảo sao làm  vậy,  chứ  không  có  tư  duy, suy nghĩ  chín chắn.  Vì  thế,  sự  tin tưởng  thiếu  thực  tế,  mơ hồ, không trí tuệ của một số phật tử đã làm giàu cho các chùa, và biến các chùa trở thành nhà mồ, trở thành một nơi sinh hoạt mê tín, chứ không còn là nơi tu hành của tăng, ni và nam, nữ cư sĩ.
Ở thành phố đất hẹp người đông, vì thế chùa muốn  kinh doanh  làm  tiền  phật  tử  bằng  sự  lừa đảo mê tín như chúng tôi đã nói ở trên. Chùa nào hiện giờ cũng xây tháp hài cốt. Khi có thân nhân chết, người ta đem thiêu xác  gửi vào chùa, và  khi


gửi  nắm  tro tàn  như  vậy  thì phải  tốn  bao nhiêu tiền đóng vào, và còn phải cúng dường tiền cho chùa rất nhiều hằng năm. Nếu thân nhân không cúng  dường  tiền  thì hũ  hài  cốt  ấy  sẽ  bị  dẹp  vào chỗ  khuất  lấp,  còn  ai  cúng  dường  tiền  nhiều  thì hũ hài cốt sẽ được để trên chỗ sang trọng trong tháp.
Trong  chùa, các Thầy thường bảo nhau: “Tháp hài cốt là núi tiền, là những mẩu ruộng mầu mỡ xài  hoài  không  hết!”.  Đúng  vậy,  nhà  chùa  hiện giờ  lấy  hài  cốt  của  thân  nhân  phật  tử  làm  con tin, để  làm  tiền  một  cách  phi  nhân  nghĩa,  phi đạo đức.
Ví  dụ:  Nhà  chùa  muốn  làm  một  việc  gì  thì nhắm vào những phật tử có gửi hài cốt hoặc chôn thân  nhân  trong  đất  chùa,  họ  kêu  gọi  đóng  góp làm  từ  thiện,  hoặc  xây  cất  chùa  và  bất  cứ  một việc gì trong chùa.
Nghe kinh được  siêu  thoát  về  Cực  Lạc,  Thiên Đàng đâu không thấy, mà chỉ thấy những người còn sống phải gánh một gánh nặng của tôn giáo mê tín. Cho nên chùa nào có đất rộng làm nghĩa địa, hoặc xây tháp hài cốt là chùa đó giàu to, giàu mà  không  phí  sức  lao  động  chút  nào  cả.  Như  các con  đã  thấy,  tệ  nạn  lừa  đảo  phật  tử  hiện  giờ trong các chùa rất lộ liễu.
Bây giờ, Thầy sẽ hỏi quý phật tử, quý vị cứ vui lòng nói thẳng, có sao nói vậy, đừng tự dối mình:
Hiện  giờ,  quý phật  tử thường  đến  chùa  không những nghe thuyết pháp mà còn ngồi thiền, tụng


kinh, niệm  Phật,  niệm  chú,  lạy  hồng  danh  sám hối, v.v... thế mà quý vị có thấy ai đã được lên Thiên  Đàng,  Cực  Lạc  chưa?  Có  thấy  hết  khổ chưa?  Có  thấy  sự  giải  thoát  chưa?  Quý  vị  cứ thành thật trả lời xem.
Trong  lúc  quý  vị  còn  sống  mà  còn  chưa biết được Cực Lạc, Thiên Đàng ở đâu? Có hay không có? Huống là người chết, họ còn nghe thấy được những  gì.  Nếu  quả  chăng  nghe  kinh  mà  được sanh về Cực Lạc, Thiên Đàng, thì người ta tu làm gì cho cực khổ phải không quý vị? Đó là những mánh   khóe   lừa   đảo   của   kinh  sách   Đại   thừa, chúng ta nên cảnh giác.
Với tinh thần tình cảm đạo nghĩa của cuộc sống dân tộc Việt Nam: “Sống cái nhà, thác cái mồ”,  người  sống  dù  nghèo  hay  giàu  đều  phải  có một ngôi nhà, dù là nhà tranh vách lá, chòi, lều... cho đến nhà lầu, vila, biệt thự... cũng vẫn là một cái nhà mà thôi. Vì đạo nghĩa làm người, nên khi chết  còn  lại  nắm  xương hoặc  nắm  tro tàn,  người ta xây một ngôi mộ nho nhỏ đủ để vùi lấp nắm xương và  nắm  tro trong  lòng  đất  mẹ  quê  hương, để  đánh  dấu  ghi  khắc  một  kỷ  niệm  thăng  trầm của  một  đời  người.  Nơi đây  là  để  ghi nhớ lại  cho con cháu,  cho người  sau một  ân  nghĩa  khó  quên. Chứ  người  chết  còn  gì  nữa,  chết  là  mất  đi  một kiếp  người.  Nơi  đây  là  nơi  để  cho con cháu  tập hợp,  nhắc  lại  những  thành  tích  của  tổ  tiên,  ông bà, cha mẹ.  Nơi đây  là nơi để cho con cháu đừng quên   nắm   xương   tàn   của   những   người   thân thương.


Mỗi  năm  chỉ  có  một  lần  về  thăm  mồ  mả  tổ tiên,  ông  bà,  cha mẹ,  là  chúng  tôi  cảm  thấy  có một  điều  gì thương  nhớ  bùi  ngùi  trong  tâm  hồn của chúng tôi. Bởi vậy, đối với người Việt Nam có một tình nghĩa sâu sắc khó quên, những nấm mồ của  tổ  tiên,  ông  bà,  cha mẹ  còn  đó  là  tình cảm con người không bao giờ phai nhòa.
Có  những  dân  tộc  khi chết  đi,  họ  đem thiêu đốt  và  lấy  tro đem đổ  xuống  biển,  bảo  rằng  đem tro đổ xuống biển cho mát mẻ. Thế khi thiêu xác sao không bảo rằng nóng? Việc an táng này có lợi nhưng  cũng có hại. Lợi là con cháu khỏi quét mả (tảo mộ), hại là lòng người ân nghĩa dễ quên, con cháu sau này không còn chỗ để nhớ tưởng tổ tiên, ông  bà,  cha mẹ,  vì đã  ném  tro xuống  biển  làm  ô nhiễm  môi  trường  sống.  Như  chúng  ta  đã  biết, trên hành tinh này con người có nhiều kiểu an táng,  tùy  theo  bản  năng,  tình cảm  của  mỗi  dân tộc nên chia ra làm bốn cách an táng:
1- Địa táng

2- Hỏa táng

3- Thủy táng

4- Điểu táng

Những dân tộc có tình cảm sâu xa như dân tộc Việt Nam, Trung Hoa thì địa táng, xây mồ mả giữ gìn nơi an nghỉ cuối cùng của những người thân thương của mình.
Những  dân  tộc  ít tình cảm  hơn  như  dân  tộc Campuchia  thì hỏa  táng  lấy  tro đựng  trong  một cái ghè để dưới gốc cây lâm vồ, giống như cây đa


ở nước chúng ta. Người  Campuchia  để tro hài cốt của ông bà cha mẹ như vậy rất thiếu vệ sinh, gây ra  môi  trường  ô  nhiễm,  khiến  cho con người  dễ bịnh đau.
Những  dân  tộc  ít tình cảm  hơn  nữa  như  dân tộc Tây Tạng thì họ điểu táng, khi người chết, họ đem vào rừng cắt ra từng miếng thịt nhỏ, quăng ném khắp nơi để cho loài chim bay đến ăn thịt.
Cách   thức   điểu   táng   gây   ra  môi   trường   ô nhiễm  ghê  gớm,  mùi  tanh,  hôi,  thối  bốc  ra khắp cả  một  vùng  rừng  núi,  khiến  cho không  ai  dám đến  nơi  đó.  Tục  lệ  điểu  táng  là  một  việc  làm thiếu vệ sinh, gây ô nhiễm, khiến mọi người dễ sanh bịnh tật khổ đau.
Thủy táng là những người dân sống trên sông nước, họ không có địa táng, hỏa táng hoặc điểu táng, khi có người chết, họ an táng bằng cách neo vào quan tài  một  tảng  đá to, dùng  thuyền  chở  ra giữa  dòng  sông  rồi  họ  dứt  dây,  quan  tài  từ  từ chìm  xuống  đáy  sông.  Lại  có  một  số  người  sống ven biển như dân tộc Đại Hàn, người chết họ đem thiêu  xác,  rồi  lấy  tro đổ  xuống  biển,  đó  cũng  là loại  thủy  táng,  thủy  táng  bằng  tro.  Loại  thủy táng nào cũng thiếu vệ sinh, gây ra môi trường ô nhiễm cho cuộc sống của con người.
Trong  bốn  loại  an  táng,  thì loại  địa  táng  là tình cảm  thiêng  liêng  nhất  của  loài  người,  vì không  thấy  thi thể  của  người  thân  của  mình  bị hủy hoại một cách tàn nhẫn. Vả lại, địa táng còn lưu  lại  dấu  tích  sau cùng  để  con cháu  tưởng  nhớ,


khó  quên  tổ  tiên  dòng  giống,  duy  trì và  truyền thống một nền đạo đức ân nghĩa sâu dày.
Địa táng là một sự giữ gìn vệ sinh môi trường sống  rất  tốt,  nhưng  nó  không  được  trọn  vẹn  vệ sinh  bằng  hỏa  táng  cộng  địa  táng.  Nhưng  hỏa táng  thì  tình cảm  thiêng  liêng  của  con  người không cho phép chúng ta làm, và  chúng ta không thể không đau lòng được trước cảnh thiêu xác người thân.
Nếu  hỏa  táng  đem tro hài  cốt  người  thân  vào chùa, điều này có 4 cái hại:
1- Mê tín (nghe kinh và siêu thoát).

2- Thiếu  vệ  sinh  môi  trường,  vì  nắm  tro tàn vẫn  còn  bốc  mùi  hôi,  khét  khó  chịu,  và  để  khơi khơi  trên  bàn  thờ  tỏa  ra  mùi  uế  trược,  bất  tịnh ghê gớm.
3- Tốn hao tiền bạc, phải cúng tế trong nhà chùa,  nhà chùa  lợi  dụng  tro hài cốt  kêu  gọi  đóng góp mọi thứ khi chùa cần xây dựng, làm từ thiện, hoặc tổ chức cúng tế, lễ lộc, v.v...
4- Nắm  tro tàn  hài  cốt  của  người  thân  là  con tin của  nhà  chùa  để  họ  làm  tiền  phật  tử,  nếu phật  tử  nào  không  có  tiền  cúng  chùa  thì tro hài cốt ấy được đẩy lui vào hốc tháp, có khi bị dẹp bỏ, nếu con cháu không cúng dường tiền cho chùa.
Nấm mồ trong  đất  chùa cũng vậy, cũng  chỉ là con tin để chùa làm tiền mà thôi. Vì thế, chùa có mả  mồ  nhiều,  có  tháp  tro hài  cốt  to  thì chùa  ấy giàu, quý phật tử có thấy điều này không?


Quý  vị   có  thân  nhân  được  chôn  trong  đất chùa,  thì quý  vị  đừng  lấy  làm  vinh   hạnh,  nhà chùa  họ  kinh doanh lừa  đảo  quý  phật  tử  đó.  Bán đất chôn thì quá đắt (tấc đất tấc vàng), chứ họ chẳng  cho quý  vị  đồng  nào  cả.  Họ  cắt  cổ  quý  vị tới  chết  chưa thôi,  mà  còn  cắt  cổ  con cháu  của quý  vị  nữa,  được  đem  tro hài  cốt  vào  chùa  thì phải có một số tiền mặt, và từ đó về sau, khi nhà chùa có bất cứ chuyện lớn chuyện nhỏ nào, thì họ cũng đều kêu quý phật tử.
Quý vị đừng tưởng rằng, thân nhân được chôn trong đất chùa, hoặc nắm tro tàn hài cốt được đặt vào ngôi tháp xinh  đẹp của chùa là linh hồn được nghe kinh, được siêu  thoát về cõi Cực Lạc, Thiên Đàng, Niết Bàn, v.v... Không chắc đâu quý vị ạ! Điều này quý vị đã bị lừa đảo lọt vào mê tín. Một đời tu hành của chúng tôi hết sức giữ gìn giới luật nghiêm  túc,  thực  hiện  pháp  ly dục,  ly bất  thiện pháp  không  lúc  nào  nghỉ  ngơi,  thế  mà  chúng tôi đi tìm cái Thiên Đàng, Cực Lạc, Niết Bàn...  cũng  chẳng  thấy  ở  đâu  mà  có,  chỉ  có là ở chỗ trạng thái tâm bất động trước các pháp lúc chúng tôi còn đang  sống. Còn người chết  rồi  thì còn  chi  nữa  mà  nghe kinh, mà  siêu thoát.  Chết  rồi  chỉ  còn  nghiệp  lực  tái  sanh  luân hồi   vào   thân   nghiệp   khác   còn   chi   nữa.   Nắm xương  tàn  trong  lòng  đất  và  nắm  tro tàn  trong tháp  còn  có  nghĩa  lý gì trong cuộc sống  này  nữa. Thôi  hết  rồi,  nếu  lúc  sống  không  tu  thì đến  khi chết rồi còn gì mà nghe kinh, siêu thoát được.


Chúng tôi xin  góp ý  với quý phật tử, chúng ta là dân Việt Nam, với tinh thần đạo đức ân nghĩa sâu  dày  và  tình cảm  khó  quên  với  truyền  thống: “Cây  có cội  nước có  nguồn”,  hay: “Ăn  quả nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ người đào giếng”. Dân tộc Việt Nam có cái nhìn sự sống và chết không khác:  “sống  cái  nhà,  thác  cái  mồ”.  Với  tinh thần truyền thống đạo lý này, cụ Nguyễn Du nói:
“Tiết thanh minh trong lúc tháng ba, Chị em ta rủ nhau đi tảo mộ”
(Thanh  minh trong tiết tháng ba, Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh)
Đó là một tục lệ truyền thống tốt đẹp của con người. Hằng năm đến ngày này, mọi người đều về thăm và quét dọn sạch sẽ mồ mả của tổ tiên, ông bà, cha mẹ... đó là một hành động tình nghĩa đạo đức  làm  người.  Làm  người  không  thể  không  có được đạo nghĩa  này, nếu không có đạo nghĩa  này thì không xứng đáng làm người. Nếu đã thiêu xác cha mẹ gửi vô tháp nhà chùa, muốn vào thăm thì quý vị cũng phải có lễ lộc cúng bái... chứ không lẽ đi  không  coi  sao được.  Và  thăm  như vậy  thì đâu còn có nghĩa là đi tảo mộ.
Đi   vào  chùa  thăm  tro  hài  cốt  của  cha  mẹ không  còn  ý  nghĩa  như  đi  tảo  mộ  ngày  xưa nữa, nó chỉ có nghĩa là đi cúng Phật, lễ bái mà thôi. Ngày tảo mộ là ngày con cháu tụ họp về đông đủ, nói lên tinh thần đạo đức ân nghĩa, khiến cho giòng  họ  không  còn  xa lạ,  con cháu  gần  gũi  với


nhau  hơn,  do đó  gia  tộc  có  một  tinh thần  đoàn kết chặt chẽ.
Ngày nay, đất hẹp người đông, nên người ta thiêu  xác,  lấy  tro bỏ  vào  hũ,  đem gửi  vào  chùa làm mất ý  nghĩa truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Theo chúng tôi thiết nghĩ, nhà chùa là nơi thanh tịnh, trang nghiêm để tu hành, chứ không phải nghĩa địa, nhà mồ, mà người tín đồ  có  thể  đem sự  bất  tịnh  vào  đó,  làm  cho ô  uế môi trường sống chung của chỗ tu hành.
Thành phố hiện giờ có rất nhiều chùa, mỗi chùa đều có nơi để tro hài cốt người chết, mùi hôi của  chất  tro này  bốc  lên  và  lan  rộng  khắp  cùng trong  thành  phố,  làm  cho bầu  không  khí  ở  đây rất ô nhiễm, khiến cho người dân thành phố dễ bịnh  hơn  dân  chúng  ở  nông  thôn.  Ở   thành  phố chỉ  có  nhà  chùa  thì được  lợi,  mà  dân  thành  phố thì chịu  thiệt  thòi.  Theo  sự  suy nghĩ  của  chúng tôi, nhà chùa nên tổ chức một nghĩa địa cách xa thành  phố,  do phật  tử  tại  chùa  hùn  nhau  mua một khu đất, rồi tất cả thân nhân của các phật tử chùa  đó  chết  đều  được  đem về  chôn  cất.  Nhưng nhà chùa không được bán, không được lấy tiền dù ít dù nhiều của một người nào cả, vì đó là khu đất chung của phật tử, của chùa đó. Cũng giống như bên đạo Thiên Chúa, nơi nhà thờ nào họ cũng tổ chức  một  nghĩa  địa,  để  tất  cả  những  tín đồ  chết đều  được  đem vào  đó  chôn  cất  như  một  tập  thể mồ mả của tín đồ Thiên Chúa.


Nhà chùa chúng ta cũng nên tổ chức như vậy, nhưng  không  được  bán  lấy  tiền  như  trên  chúng tôi đã nói, bán lấy tiền là làm mất ý  nghĩa đạo lý của  tôn  giáo.  Các  nhà  chùa  ở  miền  Bắc  đã  làm sai, không đúng tinh thần đạo đức làm người, đến người  chết  mà  chúng  ta  không  dành  cho họ  một tấc  đất  để  gửi  nắm  xương tàn  hay  sao?  Vậy  mà các  chùa  sao nỡ  nhẫn  tâm,  làm  tiền  người  chết sao đành? Để xác định điều này, người chôn trong đất chùa  cũng  như gửi tro hài cốt vào tháp  trong chùa  thì chẳng  có  ích lợi  gì về  mặt  tôn  giáo,  mà còn  có  hại  là  con cháu  phải  tốn  tiền  bạc đủ  mọi thứ,  nếu  nhà  chùa  kêu  đóng  góp,  thì chắc  quý  vị phật tử không thể nào từ chối được.
Theo Phật giáo Nguyên Thủy, sống không tu tập  ngăn  ác,  diệt  ác  pháp,  đến  khi chết  chôn trong đất chùa cũng như chôn trong các nghĩa địa khác.  Chôn  và  gửi  tro hài  cốt  trong  đất  chùa  là làm  con tin cho nhà  chùa.  Người  con hiếu  chôn hay gửi tro hài cốt cha mẹ vào chùa để được theo Phật nghe kinh, siêu thoát là điều mê tín.
Nhà chùa nhận chôn và tro hài cốt vào đất chùa  là một lợi  ích rất lớn, đó là kinh doanh hài cốt  con người  để  làm  giàu  bất  chánh,  đây  là  cái sai thứ nhất.
Nhà chùa đã biến nơi tu hành thành nơi nhà mồ,  nghĩa  địa,  nơi  thực  hiện  sự  mê  tín của  dân gian, đây là cái sai thứ hai.
Tóm lại, vì lợi ích vệ sinh trong môi trường sống  chung  và   đạo  nghĩa  làm  người  trong  tinh


thần  dân  tộc  Việt  Nam,  “sống  cái  nhà  thác  cái mồ”,  thì mỗi  nhà  chùa  đều  nên  có  một  nghĩa  địa riêng, cách xa nơi sinh hoạt tu học của tăng ni và cư sĩ. Nơi đó, tất cả  tín đồ Phật giáo khi chết đều được  an  táng  mà  không  phải  tốn  hao một  đồng một xu nào cả.


































CHƯƠNG IV:

SINH ĐẺ, TANG MA,
CẬN TỬ NGHIỆP



TỤNG KINH ĐỊA TẠNG, SANH, TỬ ĐỀU ĐƯỢC NHƯ  Ý


Hỏi: Kính  thưa Thầy, trong kinh Địa Tạng có nói,  khi  sanh nở  không  được  sát  hại  để  tìm vật bổ dưỡng cho sản mẫu ăn, mà phải biết trai giới, chí thành trì tụng kinh này, hoặc niệm danh hiệu ngài  Địa Tạng  một  muôn  biến,  v.v... Đại  khái  là khi  sanh cũng  như  lúc  tử...  đều  được  lợi  ích như
ý...

Như  vậy, chúng con thành tâm trai giới và trì tụng  kinh  Địa Tạng  cùng  niệm  danh  hiệu  của Ngài  một  muôn  biến,  để  cầu  cho con của  chúng con đặng  thông  minh  được  không?  Và  như  vậy thì sự  tương ưng nhân  quả  sẽ  giải  thích như  thế nào? Và kinh Địa Tạng có phải là kinh Phật không? Chúng con cúi xin Thầy khai thị.
Đáp:  Kinh Địa Tạng  là  một  loại  kinh mê  tín của Đại thừa, những điều trong kinh này dạy đều là  ảo  tưởng,  không  thực  như:  “Muốn  sinh  con dễ nuôi,  kiếp  sau không  sinh  làm  thân  gái,  không sinh  vào  hàng  bần  tiện,  tướng  hảo  xinh  đẹp... hoặc  đem  chén  nước  trong để  trước  tượng  một ngày một  đêm bưng lấy  uống, một  phen ngủ  dậy đặng  thông  minh,  v.v...  rồi  kinh  ấy  dạy  không được  sát  hại...  phải  chí  thành  cúng  dường  trì tụng kinh Địa Tạng cùng tán thán công đức... và niệm  danh  hiệu  Ngài  Địa Tạng  một  muôn  biến



0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!