Thứ Hai, 12 tháng 8, 2013

những lời gốc phật dạy - tập 4-19



Oai  nghi  tế  hạnh  của  một  người  tu  sĩ

Phật  giáo  rất  cần  thiết  cho  đời  sống   phạm hạnh  và  chính  những  oai  nghi  tế  hạnh  ấy  đã giúp  cho người  tu sĩ  tỉnh thức hơn để  ly  dục ly ác pháp, để ngăn và diệt tất cả tham ưu trên thân, thọ, tâm và pháp. Do tu tập oai nghi tế hạnh để  ly  dục ly  ác  pháp, tâm mới được hoàn toàn  thanh  tịnh,  vì  thế  nó  mới  được  gọi  là  tu tập thiền xả tâm. Muốn tu tập thiền xả tâm thì phải nương vào những oai nghi mà đức Phật đã dạy như dưới đây:
Oai nghi thứ nhất đức Phật dạy: “Khi đi biết  mình đi”.  Vậy  oai  nghi  thứ  nhất  đi  biết mình  đi như thế nào?
Đi phải biết mình  đi, nhưng nếu biết mình đi  suông  thì không  có  ý  nghĩa  gì  của  sự  giải thoát mà đi trong chánh niệm, đi trong chánh niệm, tức là đi trong thiện pháp. Vậy đi trong thiện pháp là đi như thế nào?
Đi  trong  thiện pháp  là  đi không dậm  đạp lên  chúng  sanh,  là  đi  trong  tâm  ly  dục  ly  ác pháp. Đi như vậy mới gọi là đi biết mình  đi.
Đi  biết  mình  đi  là  biết  từng  bước  đi  của mình,  biết  rõ  ràng  khi dỡ  chân  lên  cũng  như lúc để  chân xuống, tâm tỉnh thức theo dõi từng



hành động của chân bước. Bước đi phải nhẹ nhàng thoải mái không chậm lắm, nhưng  cũng không  nhanh,  đi  vừa  kịp tâm  chú  ý  bước  chân đi, đi khoan thai như người vô sự, đi như người đi nhàn du nhưng đều biết rất rõ bước đi.
Người đệ  tử Phật dù  tu sĩ hay cư sĩ khi đi đều  phải  tỉnh  thức  trên  bước  đi.  Đi  biết  mình đi rất rõ ràng. Đó là phương pháp tu tập tỉnh thức để tâm được tỉnh thức. Tâm được tỉnh thức là  có  lợi ích  rất  lớn.  Nhờ  tu  tập  tỉnh  thức  đi mình  biết  mình  đi,  đó  là  hành  động  đi  nhưng tỉnh  thức  trên  hành  động  đi  được thì sẽ  tỉnh thức từng tâm niệm được. Tỉnh thức từng tâm niệm  được thì xả  bỏ  tất  cả  ác  pháp  và  tâm tham, sân, si dễ dàng.
Tỉnh thức là pháp tu tập đầu tiên của đạo Phật:  “Khi  đi biết  mình đi‛.  Đó   là  Chánh niệm tỉnh giác định, một loại định tâm trên bước  đi;  một  loại  định  phá  hôn  trầm,  thùy miên,  vô  ký  rất  tuyệt  vời,  nếu  người  nào  chịu khó  siêng  năng  tu  tập  hằng  ngày  thì sức  tỉnh thức càng ngày càng gia tăng, sự tu tập càng ngày  càng  tiến  bộ,  sự  ly  dục  ly  ác  pháp  càng ngày càng xả ly rất nhiều. Nhờ đó, tâm thanh thản,  an lạc và  vô  sự càng lúc  càng  chứng đạt,



trạng  thái  ấy  càng  chiếm  nhiều  thời  gian  dài
hơn.

Muốn   tu   tập   chứng   đạt   giải   thoát   thì không  gì  hơn  là  lo  tu  tập  Chánh  Niệm  Tỉnh Giác như đức Phật đã dạy: “Khi đi  biết  mình
đi‛.

Oai   nghi   thứ   hai   đức   Phật   dạy:   ‚Khi đứng biết mình đứng‛. Vậy đứng biết mình đứng như thế nào?
Đứng biết mình đứng, tức là đứng ngay thẳng biết mình đứng ngay thẳng, đứng cong vòng biết mình  đứng cong vòng, đứng một chân biết  mình   đứng  một  chân  hay  đứng  nghiêng biết  mình   đứng nghiêng,   hoặc  đứng   ẹo   biết mình  đứng ẹo v.v.. Đứng ở  vị trí nào biết vị trí
ấy.

Ví  dụ: Đứng  trước  cổng  nhà  người  biết đứng trước cổng nhà người hay đứng trước gian hàng  người  ta  buôn  bán  thì biết  đứng  trước gian  hàng  người  ta  buôn  bán,  hay  đứng  ở   chỗ có người khác phái, đứng chỗ người điên, người hung  dữ,  chó  dữ,  bò  dữ   v.v..  đều biết  rất  rõ ràng.
Cho nên,  khi đứng  biết  mình  đứng,  đứng đúng chỗ, đúng nơi, đúng lúc v.v.. Khi đứng yên



biết thân mình  đứng yên, biết thân mình  đứng ngay  thẳng,  mắt  nhìn   xuống  cách  chỗ  đứng
2m50,  biết  thân  mình   rung  động   theo  từng nhịp hơi thở ra vào rõ ràng.
Khi đứng  yên  mắt  không  nhìn  qua, nhìn lại, không liếc dọc, liếc ngang chỉ nhìn  về phía trước, chỉ đứng biết mình đứng, đứng trong sự thân rung động của hơi thở. Người tu sĩ hay người cư sĩ Phật giáo mà đứng được như vậy thì mới gọi đứng biết mình  đứng.
Oai  nghi  thứ  ba đức  Phật  dạy:  ‚Khi liếc ngó  hai bên  biết  mình liếc  ngó  hai bên‛. Như quý vị  đã  biết oai nghi thứ nhất đức  Phật dạy về thân hành hai  chân của quý  vị  là  đi và đứng mà quý vị đã được học xong. Còn oai nghi thứ ba đức Phật dạy thân hành mắt của quý vị. Khi quý  vị  nhìn  hay liếc  ngó  hai  bên  thì phải biết  mình  liếc  ngó  hai  bên.  Như  vậy  nhìn  liếc ngó hai bên biết mình  nhìn  liếc ngó hai bên để làm gì?
Nhìn  liếc ngó hai bên biết mình  nhìn  liếc ngó hai bên tức là tỉnh thức trong từng hành động  của  mắt,  mắt  nhìn  mắt  liếc  đều biết  rất rõ mắt nhìn,  mắt liếc trong chánh niệm, tức là nhìn  liếc ngó một cách ngay thẳng chánh trực, không  nhìn   chăm  chăm  vào  mặt  người  khác




làm  cho  họ  ngại  ngùng,  không  liếc   xéo  liếc ngang người làm cho người khác khó chịu. Cho nên,  một  người  tu  theo  Phật  giáo  bao giờ  cũng giữ  mắt  trong  chánh  niệm,  liếc  ngó  nhìn  vật khác  người  khác  đều  mang  lại  một  ánh  mắt hiền  dịu với  một  lòng  yêu  thương  và  tha  thứ những lỗi lầm của người khác.
Muốn được tỉnh thức trong từng cái nhìn, cái  ngó,  cái  liếc  thì chúng  ta  phải  tu  tập  tỉnh thức với đôi mắt. Mắt làm điều gì chúng ta nên biết  mắt  đang  làm  điều   đó.  Đó  là  chúng  ta đang tu  tập  tỉnh  thức  của  mắt.  Tập  tỉnh  thức của mắt tức là tu tập tỉnh giác. Nhờ tu tập tỉnh giác như vậy nên khi nhìn  mọi vật chúng ta không bị dính mắc chấp đắm, không bị lôi cuốn vào ác pháp và lòng ham muốn; nhờ tu tập tỉnh thức như vậy nên tâm chúng ta luôn luôn được thanh  thản,  an lạc  và  vô  sự.  Vì  thế,  chúng  ta nhớ  ghi  lời  dạy  này  để  áp  dụng vào  đời  sống của  chúng  ta  hằng  ngày:  ‚Khi liếc  ngó  hai bên biết mình liếc ngó hai bên‛.
Oai  nghi  thứ  tư  đức  Phật  dạy:  ‚Khi co, duỗi, cúi,  ngước‛. Vậy khi co, duỗi, cúi, ngước là những hành động gì của thân?



Ở  đây đức Phật dạy về thân hành: co là co tay, co chân; duỗi là  duỗi tay, duỗi chân; cúi là cúi đầu, cúi cổ; ngước là ngước đầu, ngước cổ.
Ở  đây đức Phật dạy tỉnh thức trong mỗi thân  hành  từ  cái  co tay  cũng  phải  biết co tay; từ  cái  co chân  cũng  phải  biết co chân,  biết  rất rõ  ràng  và  cụ  thể  từng  hành  động  của  thân không được bỏ sót, không được quên hành động nào.  Khi duỗi  tay  duỗi  chân  cũng  đều biết  rất rõ  ràng.  Đây  là  phần  hoạt  động  của  tay  chân còn  về  phần  đầu  cổ  thì đức   Phật  dạy  cũng không  bỏ  sót  một  hành  động  nào,  khi cúi  đầu cúi  cổ  cũng  như  khi ngước  đầu  ngước  cổ  đều phải tỉnh thức không được quên, phải luôn luôn nhớ từng hành động cúi ngước. Bởi co, duỗi, cúi, ngước là những hành động của thân nên đức Phật gọi là pháp Thân Hành Niệm tức là lấy hành động của thân làm niệm để tu tập tỉnh thức,  để  tu  tập  định tỉnh,  để  tu  tập  Tứ  Thần
Túc.

Các  pháp  môn  tu  hành  theo  Phật  giáo phần  nhiều  là  lấy  thân  hành  làm  pháp  tu  tập cho nên,  co duỗi cúi  ngước  đều  là  pháp  môn  tu hành của Phật giáo. Vì vậy, người nào quyết tu để làm chủ sanh, già, bệnh, chết và chấm dứt luân  hồi  ngoài  niệm  Thân  Hành  thì chẳng  có



pháp nào niệm hơn được. Cho nên hành động cúi,  ngước,  co, duỗi  là  pháp  môn  tu  hành  của quý vị. Quý vị hãy nhớ kỹ đừng quên pháp môn này,  nó  là  chiếc  phao  đưa quý  vị  qua bờ  bên kia.  Vì  thân  hành  lúc  nào  cũng  có,  nên  sự  tu tập của quý vị sẽ được liên tục không có gián đoạn, nhờ  thế  sức  tỉnh  của  quý  vị  rất  cao. Sức tỉnh giác rất cao giúp quý vị xả tâm ly dục ly ác pháp  dễ  dàng.  Tâm  ly  dục ly  ác  pháp  sạch  thì quý vị chứng đạt chân lí.  Cho nên, Thân Hành Niệm  là  pháp  giúp  quý  vị  từ  bắt  đầu  vào  đạo cho đến khi chứng đạo.
Oai nghi thứ năm đức Phật dạy: ‚Khi đắp y, mang bát‛. Đắp y, mang bát nghĩa là gì?
Đắp y tức là mặc áo cà sa, áo vấn theo người  Ấn  Độ  mặc;  mang  bát  tức  là  mang  một cái thố có nắp đậy dùng để đựng cơm và thực phẩm. Cái thố này được đặt trong một cái túi bằng vải nên khi có  đi đâu thì mang đi. Nghĩa của  câu  này  là  khi mặc  áo  phải  biết  rõ  từng hành  động  đang mặc  áo;  khi mang  bát  đi  xin cơm cũng  vậy đều  phải biết rõ ràng từng  hành động mang bát từ bắt đầu đi khất thực cho đến khi ngồi  lại  ăn  cơm không  được quên,  không được nhớ chuyện khác chỉ nhớ rõ từ hành động



của thân mang bát đi khất thực cho đến lúc về ăn cơm như trên đã nói.
Đây là một phương pháp tu tập tỉnh thức trên thân hành niệm của quý vị. Quý vị phải siêng  năng  tập  ngay  trên  thân  hành  mặc  y mang bát, có nghĩa là quý vị đừng quên  những hành động nhỏ  nhặt  nào trên thân  của quý  vị. Quý vị đều phải tu tập trên đó. Nhờ tu tập trên thân hành đó  sức tỉnh thức của quý vị càng lúc càng  tăng.  Sức  tỉnh  thức  của  quý  vị  càng  tăng thì xả  tâm  càng  rốt  ráo.  Xả  tâm  càng  rốt  ráo thì con đường tu tập của quý vị sẽ đến nơi đến chốn.
Như vậy tu theo Phật giáo chỉ có tu theo thân hành niệm của mình  mà thôi, nhờ có thân hành niệm mà thân hành niệm lúc nào cũng có trong thân nên sự tu tập tỉnh thức rất dễ  dàng không  có  khó  khăn  không  có  mệt  nhọc.  Sức tỉnh  thức  đạt  được  thì tâm  định tỉnh  đâu  còn khó  khăn.  Tâm  định  tỉnh  đạt  được thì thiền định có khó gì mà không nhập được.
Oai nghi thứ sáu đức Phật dạy: Khi ăn, uống thuốc men đều phải nhẹ nhàng, phù hợp với  oai  nghi,   phải  khéo  tìm  phương tiện từ bỏ năm ấm cái, cho đến đứng, ngồi, nằm, thức, ngủ, nói năng hay  im lặng đều



phải nhiếp tâm không cho tán loạn. Ấy là những  oai  nghi  mà  các  thầy tỳ  kheo  cần phải  giữ  gìn đầy  đủ‛.  Lời dạy  thứ  sáu  này rất rõ ràng trong tất cả thân hành của mình, luôn luôn phải tỉnh thức từng hành động trong sinh hoạt hằng ngày của sự sống.
Cho nên, phải lưu ý từ hành động ăn uống hằng ngày đến uống thuốc thang trị bệnh đều phải nhẹ nhàng vén khéo, ăn không chậm lắm mà  cũng không  nhanh  lắm, ăn như thế nào để vừa đủ  quan sát từng hành động nhai nuốt một cách  cụ   thể  rõ  ràng  mà  không  bỏ  sót  hành động nhai nuốt nào cả. Đó là ăn uống trong oai nghi  tế  hạnh  của  người  tu  sĩ,  tức  là  ăn  uống trong  phạm hạnh.  Ăn  uống  trong  phạm hạnh tức là ăn uống luôn luôn loại trừ năm ấm cái không để năm ấm cái chi phối tâm mình.
Ví  dụ: Ăn  uống  còn  lo  cho thân  được đủ chất bổ dưỡng, được đầy đủ  dưỡng chất vitamin A, B, C, D, E... đó là ăn uống bị năm ấm cái chi phối.  Vì  thế  đức   Phật  dạy:  ‚ăn   uống  phải khéo tìm phương tiện  từ  bỏ  năm ấm  cái‛. Trong  vấn  đề  ăn  uống  chúng  ta  quên  lời  Phật dạy nên ăn uống đều lo bảo dưỡng thân ngũ ấm cho mập cho khỏe là sai. Trên bước đường tu hành  chúng  ta rất  tâm  đắc  lời  dạy này:  ‚Khi



ăn, uống thuốc men đều phải nhẹ nhàng, phù   hợp  với   oai   nghi,    phải   khéo   tìm phương  tiện từ bỏ năm ấm cái‛. Không phải vì cái  thân  bổ  khoẻ;  không  phải  uống  thuốc  vì cái  thân  hết  bệnh.  Ăn  uống  và  thuốc  thang  là để  giúp cho thân bình an, nhờ có cái thân bình an mới  tu  tập  đúng  chánh  pháp  của  Phật,  nhờ tu  tập  đúng  chánh  pháp  của  Phật  mới  thoát khỏi  kiếp  sanh  tử  luân  hồi  đầy  muôn  vàn  sự khổ đau. Cho nên, lời dạy này quý vị hãy gắng ghi vào trong  lòng đứng quên.
Đức Phật nhắc tiếp những hành động oai nghi về thân hành trong sự tu tập hằng ngày: “Cho  đến  đứng,  ngồi,  nằm, thức,  ngủ,  nói năng hay   im  lặng   đều   phải   nhiếp   tâm không  cho tán  loạn‛.  Quý  vị  có  nghe lời dạy này không?
Khi đứng biết mình  đứng, đứng đúng vị trí đứng rất tỉnh thức, biết rất rõ. Ngồi biết rất rõ tư thế mình  đang ngồi, ngồi  trên ghế hay ngồi xếp bằng, ngồi bán già hay kiết già, ngồi thẳng chân  dưới  đất  hay  ngồi  trên  giường,  ngồi  dựa lưng trong vách hay ngồi không dựa lưng trong vách đều biết  rất rõ, ngồi có thoải mái hay không   thoải   mái   v.v..   Nằm   cũng   vậy,   nằm ngữa,  nằm  nghiêng,  nằm  sấp,  nằm  kiết tường



gối  tay  mặt  hay  gối  tay  trái  đều biết  rất  rõ cách thức nằm. Người tu sĩ Phật giáo chỉ chọn cách nằm kiết tường là tốt nhất, vì xưa kia đức Phật  gọi  nằm  kiết  tường  là  nằm  dáng  con sư tử.  Người  nằm  biết  mình  nằm,  biết  rõ  mình nằm  với  tư  thế  nào,  đó   là  tỉnh  thức  trên  sự nằm, còn quên không biết là thiếu tỉnh thức.
Khi thức phải biết mình  thức, thức đang nghĩ ngợi những điều gì hay không nghĩ ngợi, đều phải biết rất rõ ràng, đó mới gọi là thức. Thức mà không biết tâm mình đang nghĩ một điều  gì  thì người  ấy  chưa phải  là  người  đang thức mà người đang mê hay nói cách khác là người ấy đang chạy theo dục lạc, danh, lợi, sắc, thực,  thùy  của  thế  gian.  Cho  nên,  thức  phải tỉnh thức hoàn toàn biết từng tâm niệm, từng cảm thọ khi xảy ra đều biết ngay liền.
Ngủ phải biết mình  đang ngủ, hầu hết mọi người  khi ngủ  không  biết  mình  đang ngủ,  chỉ khi thức dậy mới biết mình  đang ngủ, đó là mê, vì  vậy  tu  tập  như  thế  nào  ngủ  mà  biết  mình đang  ngủ  thì đó  mới  là  hết  mê.  Có  đúng  như vậy không quý vị?
Ngủ mà biết mình đang ngủ là một điều khó, người không tu tập theo Phật giáo thì không làm được điều này. Không làm được điều



này là người chưa đủ sức tỉnh thức. Cho nên, người  tu  tập  theo  Phật  giáo  thường  tác  ý  câu:
‚Thân  ngủ  tâm  phải  tỉnh  thức”,  nhờ  có  tác ý câu này nên thân nằm yên ngủ mà tâm vẫn tỉnh thức biết rõ thân đang ngủ.
Khi nói  năng  mình  phải  biết  mình  đang nói  năng  điều  gì. Nói  thiện  hay nói  ác,  nói  lời ôn  tồn,  nhã  nhặn,  êm  dịu hay nói  lời  hung dữ chửi  mắng,  mạt  sát,  mạ  lị người.  Biết  rất  rõ từng lời nói khi mình  phát ngôn, nên khi phát ngôn không có phát ngôn bừa bãi. Luôn luôn sử dụng lời  nói  ái  ngữ  đến  với  mọi  người.  Sống được với  ngôn  ngữ  như  vậy  mới  gọi  nói  năng biết mình  nói năng.
Khi im  lặng  biết  mình  im  lặng  nghĩa  là phải  tỉnh  thức  hoàn  toàn  lúc  nào  cần  im  lặng thì im  lặng  và  lúc  nào  cần  nói  thì nói,  không thì im  lặng,  đáng  nói  thì nói,  không  đáng  nói thì im  lặng.  Đó  là  sự  tỉnh  thức  trong  sự  im lặng mà đức Phật đã dạy: “Nói năng hay im lặng  đều  phải  nhiếp  tâm  không cho  tán loạn.  Ấy  là  những  oai  nghi  mà các  thầy tỳ kheo cần phải giữ gìn đầy đủ‛. Đúng vậy, người  đệ   tử  của  Phật  phải  tu  tập  tỉnh  thức trong  các  oai  nghi  như:  đi,  đứng,  nằm,  ngồi, liếc,  ngó,  co, duỗi,  mặc  y, mang  bát,  ăn  uống,



nói  nín,  im  lặng  v.v..  đều   phải  trong  chánh niệm,  có  tỉnh  giác  như  vậy  mới  gọi  là  đầy  đủ oai nghi tế hạnh của một vị  đệ tử Phật.





Ý NGHĨA  VỀ BỘ SÁCH NHỮNG LỜI GỐC PHẬT DẠY

Kính thưa các bậc tôn túc Tăng, Ni và quý Phật tử bốn phương!
Kính   thưa  quý  vị!  Sau khi đọc  xong  bộ sách Những Lời Phật Dạy quý vị đã nghĩ gì về những lời Phật dạy trong bộ sách này?

Trước tiên chúng tôi xin quý vị hãy bình tâm, tỉnh trí tư duy và lắng nghe những lời dạy trong kinh sách nguyên thủy do Phật thuyết trong bộ sách này và những lời dạy trong kinh sách phát triển do các Tổ biên  soạn.

Như quý vị đã  biết đức Phật dạy chúng ta một  phương  pháp  sống  đạo   đức làm  người  để đem lại  cho chúng  ta  có  một  đời  sống  an  vui hạnh phúc, làm chủ bốn sự khổ đau của kiếp người:  sinh,  già,  bệnh,  chết.  Nhất  là  sự  giao tiếp với mọi người bằng một đạo đức  nhân bản không  làm khổ  mình,  khổ  người  và  khổ  cả  hai (Chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành hoặc ngăn ác diệt ác, sinh  thiện tăng trưởng thiện). Một phương pháp sống mang đến những lợi ích



thiết  thực  cho  loài  người,  nếu  ai  sống  đúng pháp  như  lời  đức  Phật  đã   dạy  thì có  lợi  ích ngay liền, sống được  đến đâu  là  có  lợi ích đến đó.  Hiện tại  trong  đời  này  đã   có  người  sống đúng đạo đức và làm chủ được bốn sự đau khổ: sanh, già, bệnh, chết, đã  chứng minh  một cách cụ  thể  rõ  ràng;  còn  ngược  lại  giáo  pháp  trong kinh sách  phát  triển  do các  Tổ biên  soạn  thì chắc quý vị đều biết  rõ và chứng minh ngay cả bản  thân  của  quý  vị,  gần  suốt  một  đời  người từng tu tập trong giáo pháp ấy mà bốn sự đau khổ  luôn  luôn  làm  cho  quý  vị  chẳng  an.  Có đúng như vậy không quý vị?

Suốt một thời gian dài 2550 năm sau khi đức  Phật  thị  tịch,  giáo  pháp  của  Người  đã  bị pha trộn  và  thay  đổi  khiến  cho những  thế  hệ sau  và   mãi   mãi   về   sau  không   còn   ai   biết phương  pháp  nào  để sống  đạo  đức không  làm khổ mình,  khổ người và khổ cả hai, để  làm chủ bốn sự khổ đau của kiếp người.

Hôm  nay,  chúng  tôi  ghi  lại  những  dòng chữ này là để  cùng với quý vị tâm sự và chia sẻ những  nỗi  mất  mát  to  lớn  cho đời  sống  tu  sĩ của  mình  và  cho các  thế  hệ  tu  sĩ  con cháu  của chúng ta sau này.



Kính   thưa   quý   vị!   Chúng   ta   là   những người con Phật đứng trước cảnh này chúng ta phải làm gì? Làm những gì cho con cháu của chúng  ta  sau này.  Chúng  ta  hãy  sáng  suốt  và bình  tĩnh, đừng kiến  chấp mà phải nhìn  thẳng một sự thật “GIÁO PHÁP NÀO LỢI ÍCH  CHO  LOÀI NGƯỜI VÀ GIÁO PHÁP NÀO CÓ HẠI CHO CON NGƯỜI”.  Vì sự sống  bình  an và  hạnh  phúc  của loài người chúng ta mạnh dạn thẳng thắn dựng cái  đúng,  dẹp bỏ  cái  sai  để   làm  lợi  ích  cho muôn người, cho sự sống trên hành tinh này.

Kính  thưa các bậc tôn túc, Tăng Ni và quý Phật tử bốn phương! Vì lợi ích cho nhiều thế hệ con cháu của chúng ta về sau đã, đang và sẽ tu theo Phật giáo. Trách nhiệm bổn phận của những  người  đi  trước,  chúng  ta  thấy  biết  sự thật  sai  trái  trong  giáo  lý  của  Phật  giáo  hiện giờ quá rõ ràng, không đúng lời Phật dạy. Thế mà chúng ta im lặng, không dám nói, lại còn chấp  nhận  cái  sai,  vô  tình làm  ngơ để  cho con cháu  của  chúng  ta  lầm  đường,  lạc  lối,  đã   bỏ cuộc   đời,  bao  công  sức  và  tiền  của  để   được những gì trong những giáo lý này.

Chúng  ta  biết  rất  rõ  tình trạng  giáo  lý Phật giáo hiện nay sẽ đưa Phật giáo đi về đâu? Vậy  mà  chúng  ta  không  dám  nói  ra những  sự



thật  để  giúp  đỡ  cho những  người  sau tu  theo Phật giáo không còn lầm lạc thì thật là tội nghiệp cho họ vô cùng.

Tuy  không  nói  ra chúng  ta  đã  biết  khoa học  ngày  càng  phát  triển  mạnh  mẽ  và  chứng minh  những  sự  thật  trên  hành  tinh sống  này có  hay  không  có  thế  giới   siêu  hình   thì liệu chừng  những  giáo  lý  trừu  tượng  ấy  còn  có  tồn tại được hay không?

Kính  thưa các bậc tôn túc và quý Phật tử khắp nơi trên toàn cầu! Muốn đem lại những sự lợi ích thiết thực của Phật giáo cho con cháu nhiều  thế  hệ  của  chúng  ta  sau này,  chúng  tôi xin  các  bậc  tôn  túc  và  quý  Phật  tử  khắp  nơi cùng với chúng tôi hãy siết chặt tay nhau, đừng phân  chia  hệ phái  này,  hệ  phái khác;  mà  phải xem nhau như con một  nhà  từ  đức  Phật  Thích Ca Mâu Ni sinh ra; phải bình tĩnh sáng suốt nhận  xét  rõ  nền  đạo  đức  nhân  bản  của  Phật giáo. Một nền đạo đức  nhân bản của Phật giáo sống không làm khổ mình, khổ người đem lại hạnh  phúc  an vui  cho loài  người  rất  tuyệt  vời mà trên hành tinh sống này không có một tôn giáo  nào  có  được  nền  đạo   đức lợi ích  lớn  như vậy.



Ngày  mai,  nếu  trên  hành  tinh này  còn  có một  tôn  giáo  tồn  tại  được và  được mọi  người kính  trọng thì tôn giáo ấy là nền đạo đức nhân bản  của  loài  người.  Còn  tất  cả  những  giáo  lý mê tín, trừu  tượng, thần  quyền,  ảo  giác...  sẽ bị khoa học  làm  sáng  tỏ  thì những  giáo  lý  ấy  rơi rụng như lá vàng mùa thu và những tôn giáo ấy sẽ không còn đất đứng trên hành tinh này. Nếu chúng  ta  không  sáng  suốt  cứ  theo  lối  mòn  của kinh sách  phát  triển  thì chúng  tôi  quyết  chắc rằng Phật giáo cũng không tồn tại. Phật giáo không  tồn  tại  trên  hành  tinh này  là  một  điều thiệt thòi rất lớn cho loài người.

Kính  thưa các bậc tôn túc và quý Phật tử khắp  nơi  trên  toàn  cầu!  Nếu  ngay  từ  bây  giờ quý  vị  không  chuẩn  bị  dựng lại  nền  đạo  đức nhân bản của Phật giáo mà còn duy trì giáo pháp  phát  triển  thì chúng  tôi  e rằng  sẽ  không còn thời gian kịp nữa.

Phật giáo đã có sẵn nền đạo đức ấy. Vậy chúng ta là tín đồ  của Phật giáo, chúng ta hãy buông  xuống  những  kiến chấp  lầm  lạc  trong giáo lý Phật giáo hiện nay, để cùng nhau chung lưng  đấu  cật,  tay  nắm  lấy  bàn  tay  cùng  xây dựng lại  nền đạo đức  ấy  giúp  cho loài  người có



một  cuộc   sống   bình   an,  biến  cảnh  thế  gian thành cảnh Thiên đàng, Cực lạc.

Kính  thưa các bậc tôn túc và quý Phật tử khắp  nơi  trên  toàn  cầu!  Bộ  sách  Những  Lời Phật  Dạy  chúng  tôi  đã dùng  những  lời  lẽ  quá mạnh  bạo  khiến  cho các  bậc  tôn  túc  và  quý Phật  tử  bắt  buộc  phải  chú  ý  những  sự  sai  trái của  kinh sách  phát  triển  và  những  lời dạy của đức  Phật  trong  kinh sách  nguyên  thủy  để  các bậc tôn túc và quý Phật tử cùng với chúng tôi cảm  thông  nhau,  cùng  chung  nhau  gánh  vác một việc lớn là làm sáng tỏ những gì của Phật giáo đang bị dìm mất.

Ước  nguyện  của  chúng  tôi  mong  sao các bậc  tôn  túc  và  quý  Phật  tử  cùng  với  chúng  tôi hợp  tác  soạn  thảo  giáo  trình tu  học  tám  lớp
‚BÁT  CHÁNH  ĐẠO‛. Từ lớp  Chánh  kiến,  Chánh tư duy cho đến lớp  Chánh định để  hoàn thành chương trình giáo dục đào tạo những bậc chứng đạt  chân  lí như  thời  đức  Phật  ngày  xưa. Nhất là  dựng lại  nền  đạo  đức  nhân  bản  nhân  quả sống không làm khổ mình,  khổ người và khổ cả hai để loài người bớt những nỗi khổ đau.

Những lời nói mạnh bạo, thẳng thắn trong bộ sách Những Lời Phật  Dạy này  như roi quất



vào lưng; như tiếng sét vang rền làm thức tỉnh mọi kiến chấp như bị đổ nhào. Cho nên, trong những  lời  nói  này  có  những  điều  chi  sơ  sót không bằng lòng thì xin  các bậc tôn túc và quý Phật  tử  hãy  vui  lòng  lượng thứ  cho.  Vì  nếu không nói thẳng nói mạnh như vậy thì ai hiểu kinh sách phát triển là sai.

Cuối cùng, chúng tôi xin gửi lời thăm và chúc  quý  vị  dồi  dào  sức  khỏe.  Sau cùng  chúng tôi  xin  thành  thật  biết  ơn các  bậc  tôn  túc  và quý  Phật  tử  khắp  nơi  trên  toàn  cầu  đã   hiểu được lòng chúng tôi.

Kính  ghi
Trưởng lão Thích Thông Lạc


--------



HẾT


 Â



MỤC LỤC


Lời nói đầu .......................................................... 5
Chánh đạo, tà đạo ............................................ 15
Từ bỏ tâm tham................................................ 57
Cái thấy, cái nghe, cái cảm thọ,...  ................. 67
Nhiếp phục thân tâm ....................................... 76
Pháp môn tác ý ................................................ 88
Lời di chúc cuối cùng........................................ 94
Bốn thần túc ................................................... 111
Bốn pháp chứng đạt làm chủ sanh tử .......... 117
Kinh sách Đại thừa không phải...           .............. 125
Tại sao đức Phật biết nấm độc mà ăn .......... 133
Mắt chư Thiên ................................................ 142
Bát chánh đạo ................................................ 147
Tẩm liệm năm trăm lớp vải .......................... 153
Pháp và luật là vị đạo sư ............................... 157
Xá lợi chỉ là mảnh xương vụn ....................... 159
Không tánh ..................................................... 161
Lòng tin phải có căn cứ ................................. 174
Hộ trì chân lý ................................................. 187
Giác ngộ chân lý............................................. 192
Tâm còn tham, sân si là thuyết pháp...   ..... 196



Chứng đạt chân lý .......................................... 202
Thích hội họp .................................................. 234
Pháp hành Tứ niệm xứ .................................. 242
Hủy bỏ những học giới nhỏ nhặt................... 259
Làm trụ trì nên cảnh giác ............................. 267
Phạm hạnh của đức Phật ............................... 271
Ái ngữ .............................................................. 276
Kinh Phật mà hiểu sai nghĩa là một...   ....... 281
Có phải toàn bộ giáo pháp của Phật là...  .... 286
Tánh biết ......................................................... 295
Tự tại sanh tử ................................................. 302
Thắng trí đoạn trừ sắc, thân tứ đại là...           .... 308
Thắng trí đoạn trừ ba cảm thọ vào...  .......... 312
Những người mù ............................................. 319
Xá lợi ............................................................... 327
Danh và lợi ..................................................... 337
Người tu sĩ cần phải ghi nhớ ......................... 339
Có bảy pháp hằng ngày cần tu tập ............... 349
Có sáu oai nghi người tu sĩ cần phải...   ....... 361
Ý nghĩa về bộ sách Những lời Phật dạy....... 375

NHỮNG LỜI GỐC PHẬT DẠY-TẬP IV

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC





NHÀ XUẤT BẢN TÔN GIÁO Phường Yên Hòa – Q.Cầu Giấy - Hà Nội ĐT: (04) 37822845 - Fax: (04) 37822841

Chịu trách nhiệm xuất bản: Nguyễn Công Oánh Biên tập: Trần Xuân Lý
Bìa & Trình bày: Ngọc Phúc

Sửa bản in: Ngọc Phúc


Đối tác liên kết: TU  VIỆN CHƠN NHƯ
Điệnthoại: 066.3892911 - 0988094445

Email: chonnhu.info@gmail.com






Số lượng in: 2.000 bản, khổ: 13 x 20,5 cm
In tại CTY  CỔ PHẦN IN KHUYẾN HỌC PHÍA NAM
(Tp.HCM. ĐT: 38164415)
Số xuất bản: 1171-2010/CXB/110-248/TG


0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!