Thứ Tư, 28 tháng 8, 2013

NGƯỜI PHẬT TỬ CẦN BIẾT-TẬP 2-1



NGƯỜI PHẬT TỬ CẦN BIẾT (NHỮNG ĐIỀU PHI PHẬT PHÁP) TẬP II
Sách này chỉ kính biếu, khơng bán! Quý phật tử hay bạn đọc cĩ nhu cầu thỉnh sách, xin vui lịng liên hệ Ban kinh sách của Tu Viện Chơn Như:

ĐT: (066) 389.2911 (Tu Viện Chơn Như)
098.809.4445 (Hà Nội) Web: http://chonnhu.net
Các thơng tin đính chính cĩ trên trang Web này


Trưởng Lão THÍCH THÔNG LẠC
NGƯỜI PHẬT TỬ

CẦN BIẾT

TẬP II

NHÀ XUẤT BẢN TÔN GIÁO
PL: 2556 - DL: 2012
LỜI NÓI ĐẦU
Kính  thưa các  bạn  thân  mến!  Sau khi đọc  xong tập  sách  Người  Phật  Tử  Cần  Biết Tập  II (Những  kinh   sách  không  phải  Phật thuyết)   do   các   bạn   nhóm   Nguyên   Thủy Khánh  Hòa sưu tập từ  trong những  tập  sách của tu viện Chơn Như, để nối tiếp tập sách Người  Phật  Tử  Cần  Biết  Tập  I (Những  điều phi  Phật  pháp)  do nhóm  phật  tử  ở  Mỹ  sưu tập và ấn hành năm rồi. Vậy, hôm nay chúng ta đã  có  hai  tập  sách  Người  Phật  Tử  Cần Biết, và tiếp tục những tập III, IV, v.v... sẽ ra đời để chỉ  những cái sai và những cái không đúng  của Phật  giáo  quá nhiều  trong ba tạng kinh  sách như rừng, như núi.

4


Những  tập  sách  này  được  ra  đời  là  để chấn  chỉnh  lại  kinh  sách  Phật  giáo  và  cũng để nói lên cho mọi người biết rõ những kinh sách nào do Phật thuyết và những kinh sách nào không phải Phật thuyết, đó là mục đích để  loại  trừ  những  kinh   sách  tà  giáo,  ngoại đạo  đang  pha  trộn  trong  giáo  lý  của  đức Phật.

Kính  thưa các  bạn!  Trong khi  chúng  tôi viết  lời  giới  thiệu  tập  sách  này  thì được  đọc một tập sách tựa đề “Giặc Thầy Chùa” ở hải ngoại  gửi  về.  Khi  đọc  xong tập  sách,  chúng tôi  cứ  nghĩ rằng  quý  thầy  tu sai  pháp,  nên không làm chủ sanh, già, bệnh, chết mà thôi, chứ  đâu  ngờ  quý  Thầy  toàn  là  những  bậc tiền bối, chức sắc, lãnh đạo mà lại tệ hại đến mức này, để lại một vết nhơ cho Phật giáo muôn đời không bao giờ rửa sạch. Ai đọc tập sách Giặc Thầy Chùa mà không đau lòng khi thấy Phật giáo đã, đang bị các bậc tôn túc, Hòa thượng, Thượng tọa ra tay tận diệt Phật giáo bằng những hành động phạm giới, phá giới, bẻ vụn giới, sống phi Phạm hạnh.

Kính  thưa các bạn! Giáo pháp kiến giải, tưởng  giải  của  các  tổ  sư Trung Quốc  để  lại thật  là  một  tai  hại  to lớn,  chính  nó  đã  biến tu sĩ  Phật  giáo  trở  thành  những  cây  chùm gởi ăn bám vào mồ hôi nước mắt của phật tử,

5


tu hành chẳng ra gì mà lại còn làm những việc tồi tệ, chôn vùi và đánh mất giá trị Phật giáo, đến nỗi người ta gọi tăng, ni là “Giặc Thầy Chùa”. Đau lòng lắm các bạn ạ!

Kính   thưa  các  bạn!  Trước  cảnh  suy  đồi của tu sĩ  Phật  giáo như  vậy, các  bạn đã biết do nguyên nhân nào sinh ra không? Đó là những kinh sách không do đức Phật thuyết, mà  là  các  tổ  sư Trung Quốc  tự  thuyết,  rồi gán  cho Phật  thuyết  để  lừa  bịp phật  tử.  Các bạn có thấy không?

Những  tập  sách  Người  Phật  Tử  Cần  Biết ra đời, làm sáng tỏ và loại trừ những giáo lý mê  tín, ảo  tưởng  của  tà  giáo,  ngoại  đạo  ra khỏi   kinh   sách   Phật,   để   khởi   xướng   cho chương trình giáo dục, đào tạo đạo đức nhân bản - nhân quả không làm khổ mình, khổ người và khổ muôn loài chúng sanh; để biến cảnh sống thế gian thành cảnh giới Thiên Đàng, Cực Lạc; để đào tạo những bậc A La Hán tâm vô lậu hoàn toàn.

Những tập sách Người Phật Tử Cần Biết sẽ  vạch  trần  bộ  mặt  giả  dối,  lừa  đảo  của kinh  sách phát triển, làm sống lại con đường tu tập đạo đức giải thoát của Phật giáo.
Bộ  sách  này  có  lợi  ích như  vậy,  chúng  tôi xin giới thiệu cùng quý bạn, chúc các bạn dồi dào sức khoẻ và tu tập xả tâm tốt.



Ngày 12-01-2005
Kính  ghi
Tu Viện Chơn Như
Trưởng Lão THÍCH THÔNG LẠC



SỰ SAI BIỆT
GIỮA GIÁO PHÁP CỦA PHẬT VỚI ĐẠI THỪA (THIỀN, TỊNH, MẬT) VÀ BÀ LA  MÔN


Hỏi:  Kính  thưa Thầy!  Sự  sai  biệt  giữa  Bà  La
Môn giáo và Phật giáo như thế nào?

Đáp:  Giữa  Bà  La  Môn  giáo  và  Phật  giáo  có rất nhiều sự sai khác mà ít người để ý  đến như:
1- Phật giáo bình đẳng, không chấp nhận giai cấp, nên giai  cấp nào đến với Phật giáo đều được  hướng  dẫn  tu  tập  như  nhau,  và   đều  được chứng quả A La Hán không khác nhau. Trong  xã hội  Phật  giáo  không  có  giai  cấp  nào  cả,  chỉ  toàn là  những  người  giới  luật  nghiêm  chỉnh  gọi  là Hiền giả, đó là những bậc chưa chứng quả A La Hán,  còn  những  bậc  vô  lậu  chứng  quả  A La Hán gọi là Thánh giả, còn gọi là Trưởng Lão.
Ông  Ca  Chiên  Diên  là  người  sanh  ra trong giai   cấp  cùng  đinh,  được  Phật  tiếp  độ  tu  tập chứng quả A La Hán. Đó là đã phá giai  cấp trong xã hội lúc bấy giờ. Cho giới nữ xuất gia chứng quả Thánh  A  La  Hán,  đó  cũng  là  đập  phá  tư  tưởng trọng nam, khinh nữ của xã hội lúc bấy giờ.
Bà  La  Môn  chấp  chặt  bốn  giai  cấp  trong  xã hội, cho giai cấp mình  là trên hết. Chấp nhận với

NGƯỜI PHẬT TỬ CẦN BIẾT - TẬP 2

tinh thần trọng nam, khinh nữ của xã  hội. Đó là sự khác biệt giữa Phật giáo và Bà La Môn giáo.
2- Phật giáo không chấp nhận có thế giới siêu  hình, thế  giới  siêu  hình  chẳng  qua chỉ  là hình  bóng  của  thế  giới  hữu  hình  của  con người mà thôi.
Cái nhìn  của Phật giáo thiết thực, cụ thể hơn, nên khẳng định thế giới siêu hình  là thế giới của tưởng tri, chứ không phải là thế giới của liễu tri.
Bà La Môn chấp nhận có thế giới siêu hình, nên không giống đạo Phật phi thế giới siêu hình, nên đạo Phật thực tế hơn.
3- Đạo Phật không chấp nhận tụng niệm, Bà La Môn chấp nhận tụng niệm.  Đức Phật dạy: “Này Bà La Môn, một người tụng niệm chú thuật giỏi mà phạm giới, còn tham lam, trộm cắp, còn vọng  ngữ,  tà  dâm,  thì người  ấy  có  xứng  đáng  là Bà La Môn không?”. Xin các bạn trả lời.
Một  người  không  tụng  niệm,  không  vi  phạm giới luật, không giết hại, trộm cắp, tà dâm, vọng ngữ, thì người ấy là người có xứng đáng là Bà La Môn không? Do sự so sánh này giữa tụng niệm và không  tụng  niệm,  giữa  trì giới  và  không  trì giới, mà  chúng  ta  biết  rất  rõ  đức  Phật  không  chấp nhận  tụng  niệm.  Thế  mà  đạo  Phật  bây  giờ  đi ngược  lại  đạo  Phật  ngày  xưa. Đạo  Phật  ngày  xưa có  tiến  bộ  hơn  đạo  Phật  bây  giờ,  còn  đạo  Phật bây giờ lùi lại hơn cả  những thế kỷ lạc hậu ngày xưa.



10

Trưởng Lão THÍCH THÔNG LẠC

Như  vậy,  đạo  Phật  có  sự  sai khác  với  đạo  Bà La  Môn.  Nhưng   hiện  nay,  các  chùa  tuy  mang danh  là  Phật  giáo,  mà  thật  sự  là  chùa  Bà  La Môn.  Vì  tứ  thời  tụng  niệm  ê  a,  tiếng  chuông, tiếng  mõ  vang  rền.  Còn  chùa  Phật  giáo  không tụng niệm, chỉ ngày đêm chuyên cần tu tập ngăn ác,  diệt  ác  pháp,  đó  mới  chính  là  sự  công  phu tu tập của Phật giáo. Đó là sự sai khác giữa Bà La Môn và Phật giáo.
4- Bà La Môn chấp nhận có tướng tốt mới thành một Bà La Môn, còn Phật giáo thì không chấp  nhận  tướng  tốt,  nên  đức  Phật  dạy:  “Người có  tướng  tốt  mà  còn  tham  lam,  trộm  cướp,  tà dâm, vọng ngữ, còn ăn uống phi thời, còn cất giữ tiền bạc thì chưa thành một Bà La Môn”. Kinh sách  phát  triển  thường  ca ngợi  32 tướng  tốt,  80 vẻ đẹp của đức Phật, nhưng đức Phật không chấp nhận, mà bài bác tướng tốt của Bà La Môn. Như vậy  các  bạn  nghĩ  sao? Ba mươi  hai  tướng  tốt,  80 vẻ  đẹp  có phải là  của  Phật  giáo không? Đó  là sự khác biệt giữa Bà La Môn và Phật giáo...
5- Phật  giáo  nương  vào  tự  lực  của  mình, Bà  La  Môn  giáo  nương  vào  tha  lực  của  thần quyền. Có rất nhiều kinh sách tự nhận là của đạo Phật  như kinh Pháp  Hoa (phẩm  Phổ  Môn),  kinh Quy Ngươn, kinh Vô  Lượng  Quang, kinh Di  Đà... nhưng lại dạy nương tựa vào tha lực giống kinh sách Bà La Môn giáo.
6- Phật  giáo  không  khổ  hạnh,  chỉ  tu tập xả  tâm,  Bà  La  Môn  khổ  hạnh  như:  đứng  một


11

NGƯỜI PHẬT TỬ CẦN BIẾT - TẬP 2

chân, ngồi kiết già nhiều giờ khiến cho thân mỏi mệt và đau nhức, ăn quá ít, mùa Đông nằm trong nước  lạnh,  làm  cho  thân  chịu  nhiều  khổ  đau... Phật giáo không làm khổ mình như vậy, những pháp môn của Phật giáo thường tu tập pháp xả tâm. Sống một đời sống thanh thản, an lạc và  vô sự.  Đó  là  sự  sai  khác  giữa  Phật  giáo  và  Bà  La Môn giáo.
7- Thiền  Phật  giáo  tu tập  chế  ngự  và  xả tâm, nên có bảy năng lực Giác Chi xuất hiện, giúp  cho hành  giả  nhập  các  định  và  thực  hiện Tam Minh. Ngược lại, thiền Bà La Môn tu tập ức chế, không xả tâm, không ly dục, ly ác pháp, nên rơi  vào  thiền  định  tưởng.  Đó  là  sự  sai khác  giữa đạo Phật và Bà La Môn.
8-  Bà  La  Môn  chấp  có  đấng  Giáo  Chủ, Phật giáo không chấp có đấng Giáo chủ. Người ta tôn xưng đức Phật lên làm đấng Giáo chủ, nhưng đức Phật chỉ xem mình  là một Sa môn sống đúng phạm  hạnh,  chứ  không  phải  như  những  Bà  La Môn  phạm  giới,  phá  giới,  bẻ  vụn  giới,  chuyên cúng tế, cầu siêu, cầu an, v.v...
Xin  quý  vị nên  đọc lại  kinh Pháp  Cú, sẽ  thấy đức  Phật  xác  định  Bà  La  Môn  đúng  và   Bà  La Môn sai, rồi suy ngẫm ra mới thấy đạo Phật được mọi  người  suy  tôn  thành  đạo  Phật,  chứ  không phải tự   đức Phật thành lập ra đạo Phật như các tôn giáo khác.
Đức Phật khi tu xong, Ngài chỉ mong đem giáo pháp  chân  thiện  mỹ  của  mình,  làm  lợi  ích  cho

12

Trưởng Lão THÍCH THÔNG LẠC

mọi  người,  khiến  cho mọi  người sống  biết  thương nhau,  đem  lại  hạnh  phúc  cho nhau,  không  còn làm khổ mình,  khổ người nữa, đấy là ước nguyện của Phật cũng đủ lắm rồi, chứ Ngài đâu có nghĩ rằng  ngày  nay  Phật  giáo  một  tôn  giáo  thật  sự như vậy. Một tôn giáo ngoài sự ước muốn của đức Phật.
Những điều chúng tôi nói trên đây là một sự thật,  hãy  nghe  lời  dạy  cuối  cùng  của  đức  Phật trước  khi nhập  Niết  Bàn:  “Sau khi  Ta nhập  diệt các  thầy  Tỳ  kheo hãy  lấy  giới  luật  và  giáo  pháp của  Ta làm  thầy”.  Lời  dạy  này  rõ ràng  đạo  Phật không  phải  là  một  tôn  giáo,  mà  là  một  môn  học về đạo đức nhân bản - nhân quả, có phương pháp học tập và rèn luyện hẳn hoi. Như vậy, đạo Phật và  Đạo Bà  La  Môn  không  giống  nhau,  khác  xa nhau mọi mặt.
9-  Bà  La  Môn  với  Phật  giáo  khác  nhau một trời một vực.  Bà La Môn xây  dựng có tiểu ngã  và  đại  ngã.  Đại  ngã  là  bản  thể  của  vạn hữu ví  như  nước  biển;  tiểu  ngã  là  thể  tánh  của  mỗi sinh  vật  ví  như  giọt  nước.  Khi một  chúng  sinh chết  thì thể  tánh  ấy  giống  như giọt  nước  rơi  vào biển cả thì chỉ còn là một khối nước.
Ngược  lại,  Phật  giáo  cho thế  giới  hữu  sắc  và vô sắc đều là thế giới tưởng, không có một vật gì thường hằng, vĩnh viễn, luôn luôn vô thường thay đổi  từng  sát  na. Vạn  vật  sinh  ra trong  vũ  trụ  do các duyên hợp thành, nên khi tan hoại thì không còn một vật gì tồn tại. Thân, tâm con người đã là


13

NGƯỜI PHẬT TỬ CẦN BIẾT - TẬP 2

không thật  thì không còn có một  vật gì, một  thế giới  vô  hình  ảo  ảnh  nào  là  chân  thật  cả.  Vì  thế đạo Phật là đạo vô ngã chứ không hữu ngã. Mà cũng không phải vô ngã theo kiểu Đại thừa và Thiền  tông  (vô  ngã  mà  còn  có  Phật  tánh,  còn  có cõi  Niết  Bàn,  Cực  Lạc  Tây  Phương,  vô  ngã  mà còn có Ngọc Hoàng, Thượng đế), vô ngã thì không có  Đại  ngã  và  Tiểu  ngã,  v.v...  Đó  là  những  sự khác biệt giữa Phật giáo và Bà La môn.






KINH SÁCH ĐẠI THỪA KHÔNG PHẢI PHẬT THUYẾT


Hỏi: Kính  bạch Thầy! Con có mấy quyển kinh như   Lương   Hoàng   Sám,   kinh   Phương   Quảng, kinh  Địa Tạng  Vương, kinh  Dược  Sư, kinh  Diệu Pháp   Liên   Hoa,  v.v...  Những   quyển   kinh   này chùa nào cũng có lịch tụng niệm hàng năm theo khoá  lễ.  Vậy  những  quyển  kinh  này  có  phải  là kinh  của  đức  Phật  hay không? Xin  Thầy  chỉ dạy cho chúng con được rõ.
Đáp:  Những  kinh sách  mà  con đã  hỏi  không phải  do Phật  thuyết,  mà  do các  Tổ  soạn  viết  ra sau này,  theo  kiến  giải  của  từng  bộ  phái.  Mỗi  bộ phái  khi được  thành  lập  và  trọn  quyền  nắm  giữ bộ phái của mình,  thì các Tổ biên soạn viết kinh sách  theo  sự  vay mượn  của  giáo  pháp  ngoại  đạo.

14

Trưởng Lão THÍCH THÔNG LẠC

Trong  lúc  đức  Phật  còn  tại  thế  thì Ngài  đã  rống lên tiếng rống con sư tử, dẹp sạch các hệ tư tưởng lường gạt người bằng sáu mươi hai lý luận, làm chấn động cả đất trời (Ấn Độ thời ấy).
Sau khi đức Phật tịch, không ai còn nắm được giềng mối và quyền lãnh đạo tăng đoàn, thì đã bị các tổ sư ngoại đạo vì danh, vì lợi nên phân  chia Phật giáo làm 20 bộ phái. Mỗi người chiếm lĩnh một  nơi,  rồi  soạn  viết  kinh sách  theo  sáu  mươi hai  lập  luận  của  ngoại  đạo.  Vì  thế,  kinh sách phát  triển  mà  con đã  kể  ở  trên  không  phải  là kinh sách  của  Phật,  mà  là  kinh sách  phát  triển bị  Bà  La  Môn  ngoại  đạo  hóa.  Kinh sách  ngoại đạo  hóa  ngày  nay  không  còn  mang  tánh  chất Phật  giáo  Nguyên  Thuỷ,  chỉ  còn  một  số  danh  từ do đức  Phật  dạy  mà  thôi,  nội  dung  toàn  là  của ngoại đạo.
Cho nên,  từ  khi Phật  giáo  chia  ra  làm  nhiều bộ  phái  thì sự  tu  tập  và  đời  sống  đức  hạnh  của người tu sĩ không còn thấy nữa. Chỉ toàn là tu sĩ danh  lợi,  chạy  theo  thế  giới  siêu  hình,  cúng  bái, tụng niệm, như trong các chùa có lịch tụng niệm các  kinh này  hằng  năm,  tháng  để  cầu  an,  cầu siêu  cho tai qua, nạn  khỏi...  Đó  là  kinh sách  của ngoại  đạo  Đại  Thừa  đã  dạy  mê  tín, không  đúng đạo đức nhân quả, dạy những điều phi đạo đức. Các con nếu muốn thì giữ lại để làm kỷ niệm một thời vàng son của  loại kinh sách  này. Nó đã dẫn dắt  bao nhiêu  thế  hệ  người  tu  hành  đi  trên  lộ trình mê  tín, và  kết  quả  chỉ  uổng  một  đời  tu  mà thôi,  chẳng  giải  thoát  được  gì. Phật  giáo  chỉ  còn

15

NGƯỜI PHẬT TỬ CẦN BIẾT - TẬP 2

là cái tên, thực chất chẳng có gì là của Phật giáo cả.





TƯỢNG PHẬT QUÁ NHIỀU


Hỏi: Kính  bạch thầy! Chùa nào cũng có rất nhiều tượng Phật, phía trước là thờ Tam  thế chư Phật,  Di  Đà,  Quan  Âm,  Thế  Chí,  kế  là  Ngọc Hoàng, Nam  Tào,  Bắc Đẩu, hai bên  là ông  thiện và ông ác.
Đối diện trước chánh điện là tượng hộ pháp, phía bên tả chùa thờ Quan Thánh Đế Quân, năm vị vua Diêm Vương, Quan Âm Thị Kính,  bên hữu thờ Bà Lê Sơn Thánh Mẫu, hay bà Chúa Tiên, Chúa  Xứ,  kế  đó  là  năm  vị  vua Diêm  Vương, tức là Thập Điện Diêm Vương, trước chánh diện là bàn  thờ  Phật  Mẫu  Chuẩn  Đề  18 tay, Tiêu  Diện Đại  Sĩ,  phía  sau chùa  thờ  cô  hồn,  các  đảng  và còn có chùa thờ bộ xương đầu ông cọp.
Đáp:  Một  ngôi  chùa  đúng  đắn  của  Phật  giáo thì chỉ  có  thờ  một  đức  Phật  duy nhất.  Đó  là  đức Bổn  Sư Thích  Ca Mâu  Ni,  vì  Ngài  là  người  đầu tiên  đã khai  sinh  ra Phật  giáo, còn  tất  cả  những vị Phật khác đang được thờ cúng trong chùa là do các Tổ tưởng tượng ra để truyền bá đạo Phật. Nói cho đúng hơn, trên đường truyền bá, các Tổ đã bị ảnh  hưởng  của  ngoại  đạo  và  đã  lượm  những  đức


16

Trưởng Lão THÍCH THÔNG LẠC

Phật,  thần  thánh  này  của  dân  gian,  lôi  lên  bàn thờ để làm vui lòng những người dân địa phương, nhờ thế mà họ mới cúng dường.
Các  Tổ  truyền  đạo  vì  danh,  vì  lợi,  nên  các Ngài tiếp nhận tất cả  mọi sự mê tín dân gian và các  tôn  giáo  khác.  Thế  là  Phật  giáo  chân  chánh trở thành Phật giáo hỗn tạp đa thần, đa pháp môn,  bỏ  mất  nguồn  gốc  Phật  giáo  chân  chánh. Còn Phật giáo chân chánh thì xả bỏ danh, lợi và bỏ  tất  cả,  chỉ  còn  ba y một  bát,  đời  sống  xin  ăn bữa  đói,  bữa no thật  là vất vả. Các Tổ theo Phật giáo  chân  chánh  không  chịu  nổi,  cho  nên  các Ngài  bẻ  vụn  giới  để  mà  sống,  phạm  giới  để  hòa hợp với dân gian, với mọi sự mê tín, cúng bái, tế lễ,  cầu  siêu,  cầu  an, v.v... (giết  chúng  sanh tế  lễ) như các tín ngưỡng khác để dễ bề lừa đảo mọi người và lường gạt tín đồ.
Cho nên,  sau khi đức  Phật  tịch,  những  người đệ  tử  tu  chứng  thì vào  núi  rừng  ẩn  bóng  rồi  tịch mất, còn  lại những đệ tử tu hành  chưa chứng thì tâm danh lợi tham đắm còn nhiều, nên phân làm nhiều bộ phái như chúng tôi đã nói ở trên, chiếm lãnh  một  giáo  đoàn  rồi  tự  do phát  triển  mọi  thủ thuật điêu ngoa, xảo trá, lừa đảo bằng lối lý luận theo  kiểu  62  luận  chấp  của  ngoại  đạo,  để  tạo danh, tạo lợi. Từ đó, kinh sách phát triển viết ra rất nhiều cuốn, cuốn nào cũng lý luận trên mây xanh  mà  tu  hành  chẳng  ra  gì;  chỉ  có  xây  dựng chùa  to,  Phật  lớn,  những  ngôi  tháp  vĩ  đại.  Tu sĩ ăn  uống, ngủ nghỉ,  sống  như một  ông  quan to, đi ra thì có tiền hô, hậu ủng, xe cộ rầm rộ.

17

NGƯỜI PHẬT TỬ CẦN BIẾT - TẬP 2

Tu sĩ  hiện  giờ  thì giàu  có  hàng  tỷ  bạc,  trong lúc  dân  chúng  tín đồ  quá  nghèo,  cơm không  đủ ăn,  áo  không  đủ  mặc;  dành  dụm  đồng  nào  thì đi đem cúng chùa để được phước, để được siêu thoát, chỉ nuôi hy vọng như vậy mà bị kẻ khác lừa đảo một cách rất đáng thương.
“Cúng dường xây chùa, đúc chuông, tạc tượng Phật, xây tháp và cúng dường chư Tăng sẽ được phước báo vô lượng”. Nhờ lời phỉnh gạt này mà chùa  nào  chùa  nấy  đều  xây  dựng  hàng  tỷ  bạc, biến   cảnh   tu   hành   thành   nơi   thắng   cảnh   du ngoạn của mọi người.
Chùa thờ càng nhiều Phật thì thu lợi càng to: mỗi tượng Phật cúng một đồng, 10 tượng cúng 10 đồng, 100 tượng cúng 100 đồng. Vì tư lợi như vậy nên  chùa  nào  cũng  đua nhau thờ  nhiều  Phật,  đó là hình  thức làm tiền. Người dân mê tín, cứ nghĩ rằng  mình   cúng  và   lạy  nhiều  tượng  Phật,  nhờ nhiều  ông  Phật  phò  hộ  thì tai qua, nạn  khỏi  dễ dàng  hơn,  cho  nên  thấy  tượng  nào  cũng  thắp hương,  lễ  bái.  Còn  cúng  và  lạy  có  một  ông  thì được sự phù hộ ít và có thể tai nạn đến. Lợi dụng sự mê tín mà các chùa để thật nhiều hình  tượng, nhất  là  chùa  có  ống  thẻ  xin  xăm  xóc  quẻ,  cúng sao, giải hạn thì phật tử lại cúng càng nhiều.
Nói một cách khác, chùa thờ nhiều tượng Phật là có mục đích tạo sự mê tín để lừa đảo lường gạt tín  đồ   cúng   bái   nhiều.   Nhưng   chính   sự   thờ phượng này, quý thầy trong các chùa  cũng không hiểu  đó là sự mê tín, sự lừa  đảo, mà chỉ biết  xưa


18

Trưởng Lão THÍCH THÔNG LẠC

bày  nay  làm,  tổ  tổ  tương  truyền.  Quý  thầy  chỉ biết làm theo các tổ, chứ quý thầy không ý thức rằng  việc  làm  của  mình  là  mê  tín, là  lừa  đảo  tín đồ.  Các thầy  cũng  tin tưởng  mê tín như các  phật tử; tin rằng có chư Phật, Bồ tát gia hộ;   tin rằng có  linh hồn,  có  Phật  tánh,  có  thế  giới  siêu  hình, có  thần,  thánh,  tiên,  Phật,  chư Bồ  tát,  ma, quỷ; tin rằng  có  cõi  Địa Ngục,  Thiên  Đàng,  Cực  Lạc, Niết Bàn và các cõi Phật, có 10 phương chư Phật, chư  Bồ  tát  vô  lượng  vô  biên,  v.v...  Tất  cả   mọi người,  không  riêng  gì tín đồ  Phật  giáo,  đều  đang sống trong tưởng thức. Còn quý thầy là những người  tu  sĩ,  đang  giữ  gìn  giới  luật  mà  vẫn  phải sống trong tưởng thức như những người chưa biết giới  luật.  Thế  là  quý  thầy  truyền  dạy  lại  sự  mê tín của  mình  (được  thầy  tổ  truyền  thừa),  chứ  quý thầy không có tội lừa đảo lường gạt người khác. Thầy tổ dạy sao thì cứ dạy lại cho người khác như vậy.
Thật  là  một  người  mù  dẫn  đám  người  mù  đi, rồi  mỗi  người  mù  trong  đám  người  mù  lại  dẫn đám người mù khác đi. Cuối cùng, không có một người nào sáng mắt, toàn là mù, vì mù nên phải xóc thẻ làm thầy mù. (Trích ĐVXP 6 và 7)











19

NGƯỜI PHẬT TỬ CẦN BIẾT - TẬP 2



TỆ NẠN MÊ TÍN, CẦU CÚNG, LỄ HỘI VÀ NHỮNG KINH SÁCH LỪA ĐẢO, MẠO DANH PHẬT THUYẾT



Hỏi:  Kính   bạch  Thầy!  Ở   nước  ta (VN)  hiện nay, tệ nạn mê tín, dị đoan như cầu siêu, cầu an, xin xăm, bói quẻ, xem ngày giờ tốt xấu, cúng sao, giải hạn, lên đồng, nhập xác... đang là hiểm họa, tệ  nạn  xã  hội  là  một  gánh  nặng  của  con người. Kính  bạch Thầy, để đẩy lùi những tệ nạn này ra khỏi loài người và làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn, chúng con cần phải làm những gì?
Đáp: Muốn đẩy lùi tệ nạn mê tín, dị đoan thì người  cư sĩ  đệ  tử  của  đức  Phật  phải  sáng  suốt nhận định, thông suốt những gì mà đức Phật đã dạy,  đừng  quá  vội  tin vào  những  người  khác,  hễ nghe nói Phật thuyết bất cứ cái gì cũng vội vàng tin ngay liền, tin như vậy  là tin mù quáng, dễ bị kẻ khác lừa đảo, đó là một bằng chứng thật sự, hiện  giờ  các  tệ  nạn  mê  tín xảy  ra  chung quanh trong các ngôi chùa là do phật tử quá tin theo các thầy  tổ  của  mình.  Thầy  tổ  của  mình  đang  chịu ảnh hưởng của tà giáo, ngoại đạo, đã biến trở thành những người đang dối trá, mượn sắc áo của Phật  giáo  để  kinh doanh tôn  giáo,  làm  giàu  trên mồ hôi nước mắt của tín đồ.


20



0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!