Thứ Hai, 12 tháng 8, 2013

những lời gốc phật dạy - tập 4-16

Â


TỰ TẠI SANH TỬ


LỜI PHẬT DẠY

‚Này các Tỳ kheo, Tỳ kheo có đầy đủ tín, đầy đủ giới, đầy đủ văn, đầy đủ thí, đầy  đủ  trí tuệ.  Vị ấy  nghĩ:   ‚Mong rằng với  sự  đoạn  trừ  các  lậu  hoặc,  với thắng trí Ta  chứng ngộ,  chứng đạt  và an  trú  ngay  trong   hiện tại  tâm  giải thoát vô lậu!‛.
Vị ấy với sự đoạn trừ các lậu hoặc, với  thắng trí chứng ngộ,  chứng đạt  và an  trú  ngay  trong   hiện tại  tâm  giải thoát, tuệ giải thoát vô lậu. Này các Tỳ kheo,  các  Tỳ  kheo  này  không sinh  ra một  nơi  nào,  không sinh  ra   một   chỗ
nào‛.
(Kinh Trung  Bộ tập III trang 289, kinh Đại Hành Sanh)


CHÚ GIẢI:

NHỮNG LỜI GỐC PHẬT DẠY – TẬP IV


Kinh Đại Hành Sanh là một bài kinh mà  đức  Phật  đã  xác  định vị  trí thế  đứng  vững chắc  giáo  pháp  của  mình  là  sự  an  trú  trong hiện  tại  tâm  giải  thoát,  tuệ  giải  vô  lậu.  Mục đích  giải  thoát  là  phải  tu  tập  đến  chỗ  tâm  vô
lậu  này  thì không  còn  tái  sanh,  dù  bất  cứ  nơi
đâu.  Cho nên,  đường  lối  của  đạo  Phật  đã  xác định rõ  ràng  khi đạt  đến  mục  đích này  không sanh  nơi  nào,  không  có  chỗ  nào  để  tái  sanh. Bài kinh này xác định rõ đạo Phật không có cảnh  giới  nào  để  sinh:  ‚Tỳ  kheo này không sinh  một  nơi  nào,  không sinh  ra  một  chỗ nào‛.  Như  vậy  cảnh  giới  Niết  Bàn,  Cực  Lạc, Phật tánh không phải là chỗ của Phật đến.
Trong  kinh Đại  Hành  Sanh  đức  Phật  đã đưa ra từ cõi người làm vua chúa cho đến 33 cõi Trời,  không  có  cõi  nào  là  chỗ  đức  Phật  đến. Chỗ  đức  Phật  đến  chỉ  là  nơi  tâm  vô  lậu.  Chỗ tâm  vô  lậu  là  chỗ  bất  sanh,  bất  diệt: ‚Mong rằng  với  sự  đoạn  tận  các  lậu  hoặc‛.  Như vậy, rõ  ràng những  gì kinh sách Đại Thừa xây dựng lên mọi cảnh giới đều không đúng nơi đức Phật đến.
Nếu  người  có  trí một  chút  đọc đoạn  kinh này  là  biết  rõ  mình  tu  đến  đâu,  còn  tái  sanh

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC


hay  đã  hết  tái  sanh.  Và  còn  tái  sanh  về  đâu, nơi đâu, đều biết rõ ràng.
Tâm nguyện của người tu sĩ Phật giáo không  cầu  về  cõi  Cực  Lạc  Tây  Phương,  Niết Bàn, hay kiến tánh thành Phật, hoặc trở về với bản  thể  Chân  Như.  Mục  đích  của  người  tu  sĩ Phật  giáo  là  phải  chứng  đạt  được  tâm  vô  lậu. Vậy tâm vô lậu là gì?
Tâm  vô  lậu  là  tâm  không  còn  khổ  đau phiền não, lo lắng, sợ hãi, tức giận, than khóc v.v.. Tâm vô lậu là tâm bất động trước các ác pháp và các cảm thọ. Là tâm không làm khổ mình,  khổ  người  và  khổ  cả  hai,  là  tâm  không còn dục lậu, hữu lậu và vô minh  lậu. Vì thế, sự tu  tập  của  đạo  Phật  rất  rõ  ràng  là  nhắm  vào chỗ  đoạn diệt  tất  cả  các  lậu  hoặc,  đem lại  sự thanh  thản,  an lạc  và  vô  sự  cho một  thân tâm giải thoát.
Đối  tượng  sự  tu  tập  giải  thoát  của  Phật giáo là tâm lậu hoặc, tâm lậu hoặc sạch là các bạn  đã  tu  tập  xong,  chứ  không  phải  đợi kiến tánh thành Phật hoặc chứng quả vị này quả vị khác  hoặc  sinh  về  cõi  này,  cõi  kia  hoặc  nhập vào bản thể vạn hữu.
Kính  thưa các bạn! Tất cả những quả vị từ xưa đến  nay trong  các  kinh sách  Đại  Thừa  đã


NHỮNG LỜI GỐC PHẬT DẠY – TẬP IV


xây dựng, đó  là những cảnh giới không thực tế, mơ  hồ,  trừu  tượng,  ảo  giác  để   lừa  đảo   mọi người.
Còn  mục  đích  của  đạo  Phật  xác  định rất rõ ràng và cụ thể. Hôm nay chúng tôi xin xác quyết  rõ  ràng  để   các  bạn  tu  tập  cho  cụ  thể không còn hiểu biết một cách mơ hồ, và không còn  sống  trong  những  cảm  giác  ảo  tưởng  cõi này, cõi kia nữa.
Kính  thưa các bạn! Các bạn có biết tâm vô lậu là  gì không? Khi nào người ta chê bạn, nói xấu,  mạ  lị, mạt  sát,  chửi  mắng  bạn,  mà  tâm bạn  vẫn   thản   nhiên   không   buồn   giận   hờn, không oán ghét v.v.. đó là tâm vô lậu.
Khi nào  bạn  không  thương,  không  ghét một người nào, không sợ hãi, lo lắng sống luôn luôn   thanh   thản,   an  ổn    và   không   có   một chướng ngại gì trong tâm các bạn, đó  là tâm vô lậu.  Khi  nào  tâm  các  bạn  không  còn  tham muốn  một  vật  gì,  dù   đó   là  một  món  ăn  rất ngon,  rất  thích  khẩu  của  các  bạn,  nhưng  các bạn cũng thản nhiên không thèm, không ham thích muốn ăn. Có thì ăn, không có ăn thì thôi, đó là tâm vô lậu.
Khi nào các bạn thấy sự lười biếng, hôn trầm,  thùy  miên  không  còn  tấn  công  các  bạn

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC


khi các  bạn muốn  thức  dù  bất  cứ  giờ  nào,  các bạn  cũng  đều  tỉnh  thức,  đó  là  tâm  vô  lậu  của các bạn.
Khi nào  tất  cả  mọi  cảm  thọ  đến  với  bạn mà  tâm  bạn  không  lo,  không  sợ  hãi  thì đó  là tâm vô lậu.
Khi nào  tất  cả  mọi pháp  làm  động  khiến tâm các bạn bất an, nhưng các bạn vẫn thản nhiên, với tâm thanh thản, an lạc và  vô sự thì đó là tâm vô lậu.
Khi nào  các  bạn  nhận  xét  thấy  rõ  ràng tâm mình  được như vậy là  các bạn đã  tu  xong, tức  là  các  bạn  đã  chứng  đạt  chân  lí,  nếu  còn chưa được  như  vậy  thì các  bạn  phải  tác  ý  để tâm các bạn bất  động, tức là  các bạn còn  đang hộ  trì chân  lí,  đó  là  các  bạn  còn  tu  tập.  Như vậy chỗ tu tập  còn hay đã  xong là  các bạn đều biết rất rõ ràng.
Tâm vô lậu bất động là chỗ các bạn an trú trong  khi các  bạn  còn  sống  cũng  như  lúc  các bạn  đã   chết.  Tâm  hữu  lậu  chưa  bất  động  là không phải chỗ các bạn an trú. Mà nếu các bạn an trú  nơi  đó  thì các  bạn phải  chịu  nhiều  đau khổ.  Muốn  không  an  trú  chỗ  tâm  hữu  lậu  thì các bạn phải tu tập nhiều nữa.

NHỮNG LỜI GỐC PHẬT DẠY – TẬP IV


Như  vậy  chỗ  tu  tập  để  chứng  đạt  chân  lí của  Phật  giáo  không  phải  khó  khăn,  chỉ  có  tu tập  đúng  pháp  thì tâm  lậu  hoặc  sẽ  được diệt sạch. Tâm diệt sạch lậu hoặc là chỗ an trú của Phật. Xin các bạn lưu ý những lời dạy này.



Â


THẮNG TRÍ  ĐOẠN TRỪ SẮC, THÂN TỨ ĐẠI LÀ VÀO CỨU CÁNH


LỜI PHẬT DẠY

‚Nhưng này Aggivessana, thân này có  sắc,  do 4 đại  thành,  do cha  mẹ  sinh ra,  nhờ cơm  cháo  nuôi dưỡng, vô thường biến  hoại,  phân  toái,  đoạn tuyệt,  hoại  diệt,  cần  phải  được  quan sát,  là  vô  thường, khổ,  như  bệnh,  như cục bướu, như mũi tên, như điều bất hạnh,  như  bệnh  chướng,  như  kẻ  địch, như  phá hoại, là không, là vô ngã. Khi vị  ấy  quán  sát  thân này  là  vô  thường, là  khổ,  như  bệnh,  như  cục  bướu,  như mũi tên, như điều bất hạnh, như bệnh chướng, như  kẻ  địch, như  phá  hoại, là không, là  vô  ngã;  thời  thân: thân dục, thân ái, thân phục tùng được đoạn trừ, đoạn  diệt‛.
(Kinh Trung Bộ tập II trang 350, kinh Trường Trảo)

NHỮNG LỜI GỐC PHẬT DẠY – TẬP IV


CHÚ GIẢI:
Theo chúng tôi nghĩ: Tu theo Phật giáo không  phải khó,  cũng không phải  tu tập  cái  gì nhiều,  nhưng  cũng  không  dễ   đấy  các  bạn  ạ! Nếu các bạn không siêng năng chịu khó tu tập thì tu tập chẳng có kết quả gì.
Kính  thưa  các  bạn!  Chỉ  cần  các  bạn chịu khó  một  chút  tư  duy suy nghĩ  cho thấu  suốt  lý chân  thật  của  các  pháp  là  chúng  ta  đã  giải thoát ngay liền.
Như trong kinh Trường Trảo dạy: Quán sáùt  thân  tứ  đại  để  thấu  suốt  lý  vô  thường,  vô ngã của nó; để thấu suốt lý khổ đau nhân quả của  nó.  Vậy  dựa  vào  bài  kinh này  chúng  ta  có thể  quán  xét  thân  nhân  quả:  Thân  này  được sinh  do vô  minh  của  cha mẹ  đắm  chìm  trong sắc dục nên  mới  giao hợp  tạo duyên  cho 4 đại: đất nước gió lửa kết hợp lại cùng với các từ trường  của  nghiệp  nhân  quả  tạo  thành  thân ngũ  uẩn.  Trong  thân  ngũ  uẩn  có  phần  thân  tứ đại. Thân tứ đại  này  khi sinh  ra được mẹ  nuôi dưỡng bằng sữa của mẹ, nhờ cơm cháo nuôi dưỡng, lớn dần thay đổi nên gọi là vô thường, biến  hoại  phân  toái  và  cuối  cùng  đoạn  tuyệt,

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC


hoại diệt. Vì thân tứ đại vô thường nên thường khổ đau, như bệnh tật, như cục bướu, như mũi tên, như điều bất  hạnh,  như bệnh  chướng, như kẻ địch, như phá hoại, là không, là vô ngã. Khi quán xét rõ thấu lý như thật của thân tứ đại, không  có gì là  ta, là  của ta, là  bản ngã  của ta. Thì  thân muốn gì ta không làm theo, thân gặp chướng ngại gì ta không sợ hãi, do đó dục  và ác pháp  đều  bị  đoạn diệt. Dục  và  ác  pháp  đã  bị đoạn diệt là  ta  đã   biết  rõ:  ‚sanh  đã   tận, Phạm hạnh đã thành, những việc làm đã làm  xong,  chỉ   còn  một   đời  này   nữa mà thôi‛.
Kính  thưa các bạn! Nếu các bạn chỉ cần quán  sâu  hiểu  biết  rõ  thân  tứ  đại  như  vậy  và thấu  hiểu  nhiều  lý  vô  thường,  khổ,  vô  ngã  của nó  như thật  thì dục và  ác  pháp  không  còn  tác động vào thân tâm các bạn được. Chỉ chừng đó tu tập  thôi thì các bạn cũng đã  giải thoát  sinh tử luân hồi cần gì phải tu tập nữa. Phải không các bạn?
Bài  kinh trên  đây  tuy  ngắn,  gọn,  nhưng rất đầy đủ  ý nghĩa tu hành giải thoát và chấm dứt luân hồi.
Thấy  sự  lợi ích  rất  lớn  và  mang  lại  một nền  đạo  đức   nhân  bản  -  nhân  quả  cho  loài

NHỮNG LỜI GỐC PHẬT DẠY – TẬP IV


người,  chúng  tôi  không  ngại  khó  khăn,  không sợ gian lao, không lo nguy hiểm nên chú giải những đoạn kinh này để làm sáng tỏ con đường tu hành của Phật giáo và dựng lại nền đạo đức nhân  bản  –   nhân  quả  sống   không  làm  khổ mình,  khổ  người  và  khổ  cả  hai.  Nhờ  đó,  con cháu  của  chúng  ta  sau này  không  còn  có  một tôn giáo nào lừa đảo lường gạt được. Đến đây, chúng  tôi  ước  nguyện  những  kinh  sách  này được phổ biến rộng rãi khắp nơi để mọi người sống có đạo đức, biết đoàn kết, biết thương yêu nhau,  biết  tha  thứ  cho nhau  để  đem lại  sự  an vui và hạnh phúc cho nhau.



Â


THẮNG TRÍ  ĐOẠN TRỪ BA CÂM THỌ ĐI  VÀO CỨU CÁNH


LỜI PHẬT DẠY

‚Này Aggivessana, có ba thọ này: thọ lạc,  thọ khổ,  thọ  bất  lạc  bất  khổ. Này  Aggivessana,  trong   khi   cảm  giác lạc  thọ, chính khi  ấy  không cảm  giác khổ  thọ, không cảm  giác  bất  lạc,  bất khổ thọ, chỉ  cảm  giác  lạc  thọ mà  thôi. Này  Aggivessana,  trong   khi   cảm  giác khổ thọ thì  không có hai  cảm giác kia, này  Aggivessana,  trong   khi   cảm  giác bất   khổ   bất   lạc   thọ,  chính  khi    ấy không có  hai   cảm  giác  kia. Này Aggivessana,  lạc  thọ là  vô  thường, là hữu vi do duyên sanh, là đoạn diệt bị hủy hoại, bị suy tàn, bị tiêu diệt. Này Aggivessana,  khổ  thọ và  bất  khổ  bất lạc  thọ là  vô  thường, hữu  vi do duyên sinh,  bị  đoạn  diệt,  bị  hủy  hoại  bị  suy tàn, bị tiêu diệt. Như  vậy này Aggivessana, vị đa văn Thánh đệ tử



yểm ly lạc thọ, yểm ly khổ thọ và yểm ly bất khổ bất lạc thọ. Do yểm ly vị ấy không có  tham   dục.  Do  không tham dục.  Vị ấy được giải thoát‛.
‚Đối  với  tự  thân đã giải thoát như vậy,  khởi lên  sự  hiểu  biết:  ‚Ta đã  giải thoát‛ vị ấy biết: ‚Sanh đã diệt, Phạm hạnh  đã  thành, việc  cần  làm  đã  làm. Sau  thời  hiện tại,  không có  đời  sống nào khác nữa‛.
Này Aggivessana, Tỳ kheo không nói   thuận  theo  một   ai,  không tranh luận với một ai, chỉ nói theo từ ngữ đã được dùng ở  đời không có chấp thủ‛.
(Kinh Trung  Bộ tập II trang 351, kinh Trường Trảo)


CHÚ GIẢI:

Đọc  đoạn kinh này  các  bạn thấy  rất  rõ ràng  đạo  Phật  dạy  chúng  ta  tu  tập  ngay  trên các  đối  tượng  của  nó  tức  là  trên  các  cảm  thọ. Như vậy các bạn đã biết rõ có 3 cảm thọ:
1- Thọ lạc.

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC


2- Thọ khổ.

3- Thọ bất lạc bất khổ.

Ba  cảm  thọ  này  cần  phải  quán  xét  kỹ lưỡng  để  thấu  rõ  chúng  là  các  pháp  hữu  vi do duyên sanh mà có, nên bản chất vô thường, bị đoạn diệt, bị tiêu diệt. Khi hiểu rõ lạc thọ như thật  thì các  bạn  không  còn  sợ  hãi  và  lo  lắng khi chúng  đến  thăm  các  bạn.  Nhưng  muốn  giữ tâm bất động với chúng không phải dễ đâu. Dù các bạn đã hiểu biết chúng như thật, nhưng khi chúng đến viếng thăm các bạn thì thọ lạc sẽ cám  dỗ  khiến  các  bạn  khó  dừng  lại  được  tâm tham   đắm.   Nên   đức   Phật   dạy:   ‚Ta  không thấy một pháp nào khác, này các Tỳ kheo xâm  chiếm và  ngự  trị tâm  người  đàn  ông như  sắc người đàn bà‛.  Bởi vì, dục lạc người đàn  ông  và  người  đàn  bà  tạo  ra thọ  lạc,  làm cho họ  không  bỏ  được, không  quên  được, đó  là thọ lạc. Còn thọ khổ thì sao?
Kính   thưa  các  bạn!  Thọ  lạc  thì ai  cũng thích, nhưng đến thọ khổ thì mọi người ai cũng sợ.  Khi một  cơn đau như  dao cắt  ruột  thì ai cũng rên la, kêu khóc. Muốn bất động tâm được các  cảm  thọ  khổ  này  thì các  bạn  phải  nhiếp tâm và an trú cho được trạng thái thân tâm bất động  trước  các  ác  pháp  và  các  cảm  thọ.  Do

NHỮNG LỜI GỐC PHẬT DẠY – TẬP IV


nhiếp  tâm  và  an  trú  như  vậy  các  bạn  mới  có được tâm bất động.
Đây, các bạn hãy lắng nghe đức  Phật  dạy tiếp: ‚Thật  vậy,  này Aggivessana, vị  đa  văn Thánh đệ   tử  yểm  ly  lạc  thọ, yểm  ly  khổ thọ, yểm  ly  bất  lạc  bất  thọ khổ, do yểm  ly vị  ấy  không có  tham  dục. Do không tham dục vị ấy được giải thoát‛.
Kính  thưa các bạn! Đoạn kinh này rất khó hiểu  là  hai  danh  từ  yểm  ly.  Vậy  yểm  ly  nghĩa là gì?
Chữ  yểm  ở    đây  có  nghĩa  là  ếm  hay  ém, làm  cho không  ngóc  đầu  dậy.  Như  yểm  bùa, yểm chú, ếm tà, ếm ma v.v..
Yểm  ly  các  cảm  thọ  nghĩa  là  làm  không cho các  cảm  thọ  tác  động  vào  thân  tâm  được. Vậy làm cho các thọ không còn tác động vào thân tâm được, là phải làm sao?
Muốn  yểm  ly  các  thọ,  các  bạn nhiếp  tâm và  an  trú  tâm  vào  thân  hành  nội  hay  thân hành ngoại.
Khi nói  đến  hai  chữ  yểm  ly thì các  bạn nhớ đến Định Niệm Hơi Thở: ‚An tịnh  thân hành  tôi biết tôi hít  vô, An tịnh thân hành

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC


tôi biết  tôi thở ra‛. Đó  là  phương pháp  yểm ly các cảm thọ tuyệt vời.
Khi các  bạn yểm  ly  được các  cảm  thọ  tức là  các  bạn làm  chủ  được các  cảm  thọ.  Khi làm chủ  được các  cảm  thọ  thì tham  dục bị  diệt  trừ, do tham  dục được  diệt  trừ  thì các  bạn  đã  được giải thoát.
Chúng tôi xin  nhắc lại để các bạn rõ người ngộ  được 12  nhân  duyên  là  bậc  duyên  giác, người  này  tu  tập  ngay trên  các  cảm  thọ.  Theo kinh Thập  Nhị  Nhân  duyên  thì thọ  sinh  ra ái dục. Do muốn  bẻ  gẫy  ái  dục thì nên  yểm  ly  ba thọ.  Muốn  yểm  ly ba thọ  thì Định Niệm  Hơi Thở phải tu tập nhiếp phục và an trú tâm cho được nhuần nhuyễn trong hơi thở.
Như vậy, bài kinh này dạy các bạn chỉ cần tu  có  một  pháp  để diệt   trừ  tâm  tham  dục. Một pháp để diệt  trừ tâm tham dục, đó là pháp môn yểm ly ba thọ. Khi yểm ly ba thọ được thì tham dục  đoạn diệt.  Tham  dục  đoạn diệt  là  tự  thân đã giải thoát và giải thoát hoàn toàn nên đức phật  dạy:  ‚Do yểm  ly các  thọ,  vị  ấy  không có  tham  dục, do không có  tham  dục vị  ấy được  giải  thoát.  Đối  với  tự  thân đã  được giải  thoát  như  vậy,  khởi lên  sự  hiểu biết:
‚Ta đã  giải  thoát!‛,  vị  ấy  biết  ‚Sanh đã

NHỮNG LỜI GỐC PHẬT DẠY – TẬP IV


diệt,  Phạm  hạnh  đã  thành, việc  cần  làm đã  làm.  Sau   đời   hiện tại  không có  đời sống nào khác nữa‛.
Kính   thưa  các  bạn!  người  tu  theo  Phật giáo  đến  đây  là  tu  xong, không  còn  tu  tập  gì nữa cả.
Đọc đoạn kinh này các bạn thấy sự tu tập của Phật giáo rất đơn giản. Chỉ cần có sự quyết tâm  muốn  tìm đường  ra khỏi  cuộc  đời  đầy  ô trược  và  ác  pháp;  đầy  khổ  đau và  phiền  toái, thì nỗ  lực  tu  tập  cho đạt  được chân  lí, nhiếp tâm và an trú tâm cho được trong thân hành niệm nội hay ngoại. Đó là những pháp yểm ly các thọ. Vậy các bạn hãy cố gắng, con đường tu tập  không  có  khó  khăn,  nó  đang  chờ  đợi  sự quyết định và nhiệt tâm của các bạn.
Phật  pháp  là  một  sự  thật,  sự  thật  trong đời sống của các bạn. Nó giúp cho các bạn vượt qua bao nhiêu sự khổ đau của cuộc đời mình;  nó giúp cho các bạn trở thành một con người toàn thiện,   sống   đầy  đủ  đạo    đức   làm   người   làm Thánh.
Rất  mong  thay!  Các  bạn  hãy  tìm về  nơi đạo   đức nhân  bản  - nhân  quả,  nơi  ấy  là  ngôi nhà an trú vĩnh viễn của các bạn.

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC


Vì  yểm  ly  các  thọ  là  một  hành  động  đạo đức  tự  thân  tâm  của  các  bạn.  Nó  sẽ  làm  hết khổ  cho  các  bạn  và  những  người  khác.  Biến cuộc sống của mọi người trên hành tinh này trở thành  cõi  Cực  Lạc,  Thiên Đàng.  Vậy  chúc  các bạn thành công!





NHỮNG NGƯỜI MÙ


LỜI PHẬT DẠY

‚Này Magandiya, các du sĩ mù lòa, không có  mắt, không biết  không bệnh, không thấy Niết   Bàn  nhưng   nói   lên câu kệ:
Không bệnh lợi tối thắng

Niết Bàn lạc tối thắng‛.
(Kinh Trung  Bộ tập II trang 369, kinh Magandiya)


CHÚ GIẢI:

Đọc đoạn kinh trên đây các bạn so sánh và  xét  qua những  kinh sách  của  các  nhà  học giả  tưởng  giải  giống  như  những  người  mù,  có mắt mà không thấy, không biết Niết Bàn như thế nào mà dám bảo:
‚Không  bệnh lợi tối thắng

Niết Bàn lạc tối thắng‛.

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC


Không biết làm chủ bệnh, mà nói không bệnh là lợi tối thắng, không biết Niết Bàn như thế nào mà nói Niết Bàn lạc tối thắng, thật ra là  con chim  học  nói  tiếng  người.  Thậm  chí họ còn   xác   quyết:   ‚Đây   là   trực    đạo,   đây   là chánh đạo,  còn  ngoài  ra  là  sai lầm‛.  Kinh sách  ảo  tưởng  thường  tự  ca ngợi  những  loại kinh đó  là  một  kinh đệ  nhất  pháp.  Nhưng  xét cho cùng mục đích cứu cánh và những phương pháp tu hành của nó đều mơ hồ ảo tưởng chỉ khéo  lý  luận  trườn  ưốn  như  con  lươn,  phần đông là để  lừa đảo những người tu chưa chứng. Pháp  hành  thường  là  pháp  ức  chế  tâm,  nên tâm  tham,  sân,  si  không  bao giờ  hết,  thường rơi vào  các  tưởng  định nên  tâm  ngã  mạn  kiêu căng  tự  đắc:  ‚Vô  sở  đắc‛,  còn  có  chứng đắc là chưa chứng đắc. Kiến chấp này muôn đời khó bỏ, nó là  một  mánh khóe lừa đảo  người  tu chưa chứng  chân  lí, chứ  người  đã  tu  chứng  thì không thể lừa được.
Cho nên, đức  Phật nêu ví  dụ: ‚Này Magandiya, ví như  người  sinh  ra  đã  mù, không thấy sắc  đen  hay  sắc  trắng, không thấy sắc xanh,  không thấy sắc vàng, không thấy sắc  đỏ, không   thấy  sắc  đỏ  tía, không thấy cái gì thăng bằng, không thăng bằng,

NHỮNG LỜI GỐC PHẬT DẠY – TẬP IV


không thấy các  vì  sao,  không thấy mặt trăng, mặt  trời,  người  ấy  nghe  một  người có mắt nói như sau: ‚thật tốt đẹp thay  tấm vải  trắng, xinh  đẹp, không cấu  uế,  thanh tịnh‛. Này Magandiya, Ông nghĩ  thế nào? Kẻ  sinh  ra  đã  mù  kia do biết,  do thấy, lấy tấm  vải  thô,  dính dầu  và  đất,  để rồi  sau khi   lấy  đắp  lên  mình. Người  ấy  hoan  hỷ thốt lên lời nói tự mãn: ‚Thật tốt đẹp thay, tấm   vải   trắng  xinh   đẹp  không cấu   uế, thanh  tịnh  hay  là  do  lòng  tin người  có mắt?‛.
Đoạn  kinh trên  đây  đã  xác  định rõ  rằng Phật  tử  chúng  ta  trên  đường tu  tập  nếu  không có bậc Đạo sư tu chứng khai thị  hướng dẫn thì cũng giống như người mù chỉ tin vào những học giả  mù  khác  tưởng  giải  rồi  cho là  Phật  thuyết. Vì thế, sự tu tập của Phật tử chẳng đi đến đâu. Càng  tu  tập  bệnh  đau càng  nhiều,  phải  đi  bác sĩ,   chích  thuốc,  uống  thuốc,  phải  nằm  bệnh viện, thật là khổ đau vô cùng. Rồi tự an ủi bằng những lý luận: ‚Dồn nghiệp, trả nghiệp‛.
Trong  kinh Nguyên  Thủy  Phật  dạy rất  cụ thể,  hễ  nhân  tu  ly  dục  thì có  kết  quả  an  lạc ngay  liền, tu  ít kết  quả  ít tu  nhiều  kết  quả nhiều.



0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!