Thứ Tư, 28 tháng 8, 2013

NGƯỜI PHẬT TỬ CẦN BIẾT -TẬP 1-9


v.v...”  (Trong  kinh Địa Tạng  đầy  rẫy  những  đoạn dạy như thế...). Với những việc làm như vậy, thì các  bạn  thấy  có  liên  can gì đến  đời  sống,  tướng hảo và sự thông minh của đứa bé không?
Ví  dụ:  Cha  mẹ  đứa  bé  này  đều  u  tối,  kém thông  minh,  đần  độn,  trí nhớ  học  trước  quên sau... thì khi sinh  đứa  con, đứa  con này  do gen của cha mẹ kết hợp thành thai nhi. Như vậy đứa bé này có thông minh không các bạn?
Cứ dựa theo lời dạy trong kinh này, không sát hại,  ngày  đêm  chí  thành  cung kính  cúng  dường và  trì tụng  kinh Địa Tạng...  Chúng  tôi  tin chắc rằng những việc làm này  là không tương ưng với sự thông minh, nên đứa bé này vẫn u tối. Vì gen của  cha  và   mẹ  là  gen  không  thông  minh.  Cho nên, việc trai giới và tụng kinh là việc làm không tưởng đối với đời sống và  sự thông minh của đứa
bé.

Ngược lại, hai vợ chồng người này là nhà bác học, có kiến thức sâu rộng, có đạo đức, có nhiều phát minh giúp ích cho nhân loại... thì chắc chắn đứa con của họ phải thông minh, vì gen của hai người  này  là  gen thông  minh.  Cho nên,  họ  đâu cần  tụng  kinh cầu  khẩn,  mà  con họ  vẫn  thông minh. Có đúng như vậy không các bạn?
Nếu  làm  cha  mẹ  muốn  cho  con  mình   được thông minh, thì cha mẹ phải siêng năng học tập, cha mẹ siêng năng học tập tức là huân tập sự thông minh. Do huân tập sự thông minh như vậy


nên  mới  thi đỗ  bằng  cấp  cao học,  tiến  sĩ,  và  trở thành những nhà bác học.
Do sự huân tập, học tập như vậy, nên cha mẹ đã  tạo  ra  những  gen thông  minh.  Tạo  ra  những gen  thông  minh  có  sự  tương  ưng  với  chủng  tử thông  minh  của  đứa  con. Vì thế,  khi sinh  con ra đời, đứa con phải thông minh.
Hành động học tập của cha mẹ, sinh con ra thông minh là đúng. Đó là tạo nhân thông minh tương  ưng với  các  nhân  quả  thông  minh  của  đứa con mình,  có đúng như vậy không các bạn?
Còn  hành  động  không  sát  hại  và  tụng  kinh Địa Tạng cầu xin...  các bạn xét xem, việc làm này có tương ưng với sự thông minh không?
Như  vậy,  lời  dạy  trong  kinh này  phi  lý,  lừa đảo người nhẹ dạ dễ tin.
Vì thế, kinh Địa Tạng dạy những điều đầy ắp những ảo tưởng gây mê tín, lạc hậu, biến tư tưởng con người  tiêu  cực,  cầu  xin  tha  lực,  thường  tựa lưng vào thế giới siêu  hình.  Do đó, sức tự lực của con người lần lần đã tiêu tan hết sạch.
Thưa các bạn! Khi chúng ta đọc kinh sách, dù kinh sách nào, dạy một điều gì thì chúng ta cũng đều  phải  lưu  ý:  Bất  cứ  một  việc  làm  nào  cũng phải có sự tương ưng với kết quả mục đích của nó, nếu nó không tương ưng với mục đích kết quả của nó thì đó là kinh ấy dạy sai.
Muốn  cho con mình  thông  minh  thì cha  mẹ phải  thông  minh.  Cha mẹ  muốn  thông  minh  thì cha mẹ  phải  siêng  năng  học  tập.  Đó  là  quy luật


nhân  quả  rất  tự  nhiên,  không  thể  có  một  điều nào khác hơn ngoài quy luật này. Ngoài quy luật nhân quả là ảo tưởng, không tưởng.
Vì  thế,  chúng  tôi  khẳng  định,  kinh Địa Tạng là  kinh  ảo  tưởng  của  tà  giáo,  ngoại  đạo,  chứù không phải là kinh Phật.
Đây,  các  bạn  lắng  nghe  đức  Phật  xác  định: “Như  vậy,  này  Vàsettha,  lời  nói  của  những Bà La Môn tinh thông ba tập kinh Vệ Đà, người đầu không thấy, người giữa không thấy,   người   cuối   cùng   cũng   không   thấy Phạm  thiên.  Giống  như  lời  nói  mù  quáng, lời  nói của  những  Bà La  Môn  tinh thông  ba tập  kinh  Vệ  Đà  như   vậy  là  lời  đáng  chê cười,   là   lời   nói   suông,   là   lời   nói   không tưởng, là lời nói trống rỗng...”.
Qua lời dạy trên đây, chúng ta xét về kinh Địa Tạng,  thì kinh Địa Tạng  không  đáng  cho chúng ta  tin cậy,  vì kinh Địa Tạng  là  lời  nói  suông,  là lời nói không tưởng, là lời nói trống rỗng...






THEO SỐ TỬ VI CHO  VỢ SINH NON


Hỏi:   Kính   thưa  Thầy,   hiện   giờ  có  một   số người tin vào Tử Vi: “Nếu đứa bé ra đời đúng vào ngày,  giờ,  năm,  tháng  như  lá  số  đã  chấm...”,  thì sẽ   đem  lại  phước  lộc  cho  gia  đình,   như  thăng quan, tiến chức, làm ăn khấm khá, v.v... và tương lai của đứa bé sau này cũng thành đạt công danh hiển  hách...  Vì thế,  một  số  người  trong ngành  y, và  những  người  giàu  có,  tin tưởng  đưa  vợ  mình sanh sớm đúng ngày giờ bằng phẫu thuật, có lúc phải nuôi con trong lồng kính...  Như  vậy có đúng không? Cúi xin Thầy giải thích.
Đáp: Do sự lợi ích lớn như nêu trong số Tử Vi, nên có người đưa vợ mình  vào khoa sản để mổ xẻ, cho  đứa  con  ra  đời  sớm,  đúng  ngày,  giờ,  năm, tháng theo thầy tử vi (có nghĩa là phải sinh non, và  có  lúc  phải  nuôi  con trong  lồng  kính  tại  các nhà bảo sanh).
Thưa các bạn! Trường hợp số tử vi này chấm ngày,  giờ  tốt  cho đứa  bé...  sẽ  có  lợi  ích  lớn  cho cha mẹ và ngay cả  bản thân nó. Thế mà đứa bé này  phải  chịu  sinh non  và  người  mẹ  phải chịu  mổ  xẻ,  thì đây  là  tai họa  hay  phước báu, xin các bạn vui lòng trả lời cho?
Số tử vi  nói phước báu  lớn, thế mà phước báu đâu  không  thấy,  mà  chỉ  thấy  sinh  con non,  mẹ



phải  chịu  phẫu  thuật,  như vậy  là  tai hoạ  cho gia đình,   phải  không  các  bạn?  Như  vậy  thì tử  vi chấm không đúng, mà còn khiến cho tâm tham vọng của con người phát khởi, nên mới chịu cảnh mổ xẻ đau thương!
Tham vọng là ác pháp, nên luật nhân quả không  tha  thứ.  Do đó,  gia  đình  này  phải  nhận lãnh  quả khổ cả mẹ lẫn  con, và  còn hao tốn  tiền bạc. Như vậy, số tử vi có đúng không, xin  các bạn vui lòng trả lời?
Nếu đúng sao mấy ông thầy tử vi không chấm số cho con cháu mình  thăng quan, tiến chức, làm giàu,  ăn  trên  ngồi  trước  với  thiên  hạ,  có  đâu  lại đi hành nghề chấm tử vi, xem bói, là những nghề lừa  đảo  mọi  người.  Các  bạn  nên  lưu  ý,  họ  là những  người  hành  tà  nghiệp,  sống  bằng  miếng cơm, manh áo làm ra tiền của hằng ngày không chân chánh.






MƯỜI HAI BÀ MỤ


Hỏi:  Kính   bạch  Thầy,  miền  Bắc  chúng  con nặng về thủ tục ma chay, cưới xin và sanh con ra phải  cúng  các  bà  Mụ,  lấy  bộ  kinh  Khoa  Bà  ra tụng.  Một  bà  chúa  Mụ  và  12 bà  Mụ  phụ  để  các bà  dạy  cháu  bé  ăn,  ngủ,  cười  và  làm  các  động tác, như thế có đúng không, thưa Thầy?


Đáp: Không đúng, một đứa bé khi đã sinh ra, nó đã mang theo những thói quen của kiếp trước: ngủ, vui, buồn, cười, khóc, đưa tay, đưa chân, đều do nhân  quả  đã  thành  nghiệp  lực  trong  đời  sống quá  khứ  trước  kia, nên  khi cháu  bé  ngủ,  mới  có những hiện tượng như vậy, chớ không phải có bà mụ nào dạy cả. Chỉ có nghiệp nhân quả đời trước mà thôi.
Nghiệp lực theo nhân quả do duyên vô minh biến  ra  hành  động,  tạo  ra  thức,  từ  thức  mới  có danh sắc (thân tứ đại và  tưởng), có tứ đại mới có hành động nghiệp lực, do hành động nghiệp lực mà  cháu  bé  đang  ngủ  mới  có  cười,  mếu,  khóc, giận dữ, giãy nảy, đưa tay, đưa chân, v.v...
Một  bà  Mụ  chúa  và  12 bà  phụ  là  sự  mê  tín trong dân gian, không thấy có kinh nào dạy, nếu có  thì chỉ  có  kinh sách  Đại  thừa  mà  thôi.  Khi thấy cháu bé đang ngủ, cười, khóc, đưa tay, đưa chân, v.v... cho là 12 bà Mụ dạy cháu bé, chớ các con đâu  biết  rằng,  đó  là  nghiệp  báo  thể  hiện  sự đau khổ,  buồn  vui  của  kiếp  người  kế  tiếp  và  kế tiếp mãi mãi.






CHỌN NGÀY, GIỜ
ĐỂ SINH CON NHƯ  TRẠNG


Hỏi:  Kính  bạch  Thầy,  theo  khoa  dịch  học  lý số,  thì  người  cha  và  mẹ  muốn  sinh   con  xuất chúng  như  Lê  Quí  Đôn,  như  Trạng  Trình, thì phải biết lựa mùa, tiết, năm, tháng, ngày, giờ nào hạp  với  ngũ  hành,  v.v...  để  vợ  chồng  giao  hợp, như  thế có đúng không? Vậy thì Dịch lý và Phật lý  có  trái  ngược  nhau  không?  Vì  Phật  lý  căn  cứ trên luật nhân quả? Kính  xin Thầy giải thích.
Đáp:  Một  lần  nữa, câu  hỏi  này  cũng  thuộc  về khoa lý số. Thưa các Bạn! Nếu như khoa lý số mà đúng  như  vậy,  thì các  nhà  lý  số  đều  sinh  con thông  minh  như  Trạng Trình, như  Lê  Quý  Đôn hết, và như vậy luật nhân quả không còn công bằng, vì do lý số mà người ta cải hoán nhân quả.
Luật nhân quả thì phải có thiện, có ác, mà đã có  thiện,  có  ác  thì phải  có  hành  động  tương  ưng, chớ không phải như lý số. Cho nên, con người thông minh hay u tối đều do hành động nhân quả thiện, ác của chính họ, chớ không phải dựa vào lý số  cải  ác,  vi  thiện.  Vì vậy,  trí tuệ  thông  minh  là phải do sự tu học, huân tập nhiều đời, do nhân huân  tập  nhiều  đời  mà  ngày  nay  đứa  bé  mới thông minh. Đó là một lý đúng mà không ai dám bảo  rằng  sai  được.  Còn  theo  lý  số  chọn  ngày, giờ... hạp thời tiết ngũ hành để giao hợp đặng có


con  thông  minh,  điều  đó  là  tham  vọng  không đúng  chánh  pháp.  Muốn  đặng  thông  minh  thì phải  siêng  năng  tu  học,  huân  tập  như  trên  đã nói... Vì “nhân nào, quả nấy”.






KIẾP MÈO
LÀ KIẾP SẮP LÀM NGƯỜI


Hỏi:  Kính  bạch  Thầy,  người  chết  đi sau khi được hành tội dưới Địa Ngục rồi mới đi đầu thai, lần  lượt  sanh  đẻ  12 loài  động  vật:  Chuột,  trâu, cọp,  mèo,  rồng,  rắn,  ngựa,  dê,  khỉ,  gà,  chó,  heo. Khi sanh làm kiếp mèo là kiếp cuối cùng của loài động  vật  thì mới  sanh  làm  người.  Như  vậy  có đúng không, thưa Thầy?
Đáp:   Đời   người   sanh   ra   với   trí  hữu   hạn, thường sống trong tưởng thức, nên sanh ra nhiều chuyện mê tín dị đoan.
1- Chưa bao giờ có ai biết Địa Ngục ở đâu, thế mà mọi người vẫn cho là có Địa Ngục.
2- Chưa bao giờ  có  ai  biết  linh hồn  như  thế nào,  mà  cho  rằng  chết  linh hồn  đi  xuống  Địa Ngục và đi đầu thai.
3- Chưa bao giờ có ai biết chính  xác con người chết sanh làm thú vật và thú vật sanh làm người.


4- Có  bao giờ  ai biết  chính  xác  con mèo  chết sanh làm  người  chưa? Chỉ  ước  đoán  loài  vật  nào được  ăn  trong  chén,  đĩa,  nên  cho nó  sẽ  chết  làm người.
Ví  dụ:  Có  người  nào  sanh  ra  mà  tự  ăn  trong bát  đĩa  chưa? Hay  là  ăn  bốc  hốt  bằng  tay,  bằng chân, bằng miệng? Muốn ăn trong bát đĩa cũng phải có sự tập luyện từng chút, rồi mới cầm đĩa, muỗng được.
Bảo  rằng  làm  kiếp  con mèo  là  kiếp  cuối  cùng của  loài  cầm  thú  thì không  đúng.  Đây  chỉ  là  sự tưởng  tượng  của  những  người  sống  trong  tưởng, dựa  theo  cách  thức  ăn  uống  của  con  người  rồi tưởng ra. Chứ mèo rừng có chén đĩa đâu mà ăn? Không phải chúng ăn dưới đất dưới cát sao?
Chính  con người tự đặt ra năm, tháng, ngày, giờ, sau khi sanh rồi dùng tên của thú vật mà gọi là  sanh  năm  “tý,  sửu,  dần,  mão,  thìn, tỵ,  ngọ, mùi, thân, dậu, tuất, hợi”. Ai sanh năm nào đúng tên con vật đó liền gọi là tuổi đó.
Con người là con người, chớ không phải con người mà có tuổi trâu, chó, ngựa, heo, mèo, chuột, v.v...  Con người  là  một  loài  động  vật  hơn  muôn thú, cớ sao làm người mà còn lấy tuổi là con thú? Đó là một điều ngu si, mê muội của con người còn lạc  hậu,  trình độ  khoa  học  chưa  có,  nên  sống trong vô minh, u tối, giàu tưởng tượng, sống  thụt lùi. Sáu mươi hai lập luận của ngoại đạo ngày xưa đã bị đức Phật bài bác thẳng tay, khiến cho toàn bộ thế giới rung chuyển. Những học thuyết mê tín


lạc hậu này đã làm cho con người điêu đứng, khổ sở.  Từ  cất  nhà  cửa  đến  cưới  hỏi,  ma chay, thậm chí đào giếng, đào ao, sửa bếp cũng xem tuổi tác, ngày giờ tốt, xấu.
Ảnh  hưởng  và  truyền  thống  lạc  hậu,  mê  tín này đã khiến cho bao nhiêu người khổ đau và bất hạnh. Người ta không biết rằng, mọi tai nạn và mọi sự khổ đau trên đời này đều do hành động nhân quả thiện hoặc ác mà ra, chứ đâu phải  do tuổi  tác  tốt,  xấu,  mà  thành  tai nạn  khổ ách,  hoặc  phước  báu  hạnh  phúc.  Cho  nên,  nếu một người cứ làm ác mà mỗi lần cất nhà, xây cửa, hay  làm  tất  cả  mọi  thứ  rồi  đi  coi  tuổi  tác,  ngày giờ tốt, xấu, liệu người ấy có qua khỏi tai nạn không?
Nếu một người đi ăn trộm, xem năm nay hợp với tuổi, được tuổi tốt và ngày xuất hành (đi ăn trộm) cũng tốt. Nếu tuổi, ngày, tháng và năm đều tốt mà đi ăn trộm (làm điều ác) được trót lọt, thì xã  hội  loài  người  chịu  sao cho nổi  bọn  đầu  trộm đuôi cướp này.
Nếu  ngày,  giờ  và  tuổi  tác  tốt,  xấu  như  kinh sách (bói quẻ) nói, thì con người sẽ bạc ác, và thế gian  này  mấy  ai sống  lương  thiện? Bởi  vậy, kinh sách  xem  ngày,  giờ,  tuổi  tác  tốt,  xấu  là  những loại  kinh sách  phi  đạo  đức,  cần  phải  diệt  sạch, đốt sạch. Chính  những kinh sách phi đạo đức này đã đưa con người vào đường tội ác và  lạc hậu, mê tín.


Lấy  12 con thú  vật  làm  12 con giáp,  rồi  tính ra năm, tháng, ngày, giờ để chia thời gian làm ra lịch. Lúc đầu, lịch sách rất có ích lợi này cho loài người.  Những  người  làm  ra  lịch  phân  chia  thời gian  để  cho nhà  nông  biết  thời  vụ  mà  làm  mùa, đó là sự ích lợi phục vụ rất lớn cho loài người, lấy nông nghiệp làm nghề chánh cho sự sống.
Từ lịch sách có lợi ích, những kẻ xấu bụng dựa vào sách lịch này triển khai  biến thành khoa bói toán,  xem  ngày  tốt,  xấu  để  lừa  đảo  người  khác, làm tiền một cách vô lương tâm, biến thành sự siêu hình  vô đạo đức.
Đến giờ này, người ta còn tưởng tượng ra kiếp con mèo  là  kiếp  cuối  cùng  của  loài  động  vật,  hết kiếp  mèo  sẽ  tái  sanh  làm  người.  Đó  là  một  lý luận  mơ hồ,  trừu  tượng,  không  có  sự  chứng  minh cụ  thể,  vậy  mà  mọi  người  vẫn  tin theo  và   có người  thì bán  tín, bán  nghi,  chưa biết  chắc  đúng sai. Nếu chúng ta muốn trở thành những người có đạo đức, thì phải ăn ở như thế nào mà mọi người chấp nhận là người có đạo đức. Nếu chúng ta ăn ở đối  xử  với  mọi  người  đầy  tánh  hung ác,  đụng  cái gì cũng chửi mắng người, rồi say sưa, rượu chè, đĩ thõa, điếm đàng, trộm cướp, thì làm sao chúng ta chấp nhận là người có đạo đức?
Cũng như chúng ta muốn làm một bậc Thánh nhân thì đâu phải chỉ có ăn hiền ở lành, mà phải có  những  Thánh  hạnh  cao thượng,  chứ  ăn  ở  như súc vật thì làm sao gọi là Thánh nhân được.


Không  có  con mèo  nào  ăn  hiền  ở  lành  cả.  Bộ dáng thì dễ thương, nhưng bản chất hung ác, gặp chuột  thì chụp  ngay, xé  xác  liền,  gặp  cá  thịt  thì ăn  quên  thôi,  tâm  còn  hung  ác  thì sanh  ra  làm người  sao được?  Thế  mà  người  ta  tưởng  tượng  ra kiếp làm con mèo là sắp làm kiếp người.
Đức Phật dạy, được thân người khó như con rùa mù tìm bọng cây giữa biển. Như vậy, được thân người không phải dễ đâu. Thân người chỉ sống có thời gian  quá ngắn, 100 tuổi là cùng, thế  mà  người  ta  tiêu  phí  thời  gian  một  cách  vô ích. Đức Phật dạy:
“Tấc bóng thời gian một tấc vàng Tấc vàng tìm được không gì khó Tấc bóng thời gian khó hỏi han”
Theo  luật  nhân  quả,  bất  kỳ  con thú  vật nào   muốn   sanh  làm   người   đều   phải   sống trong thiện pháp, hoặc người nuôi chúng tạo môi trường cho chúng sống trong thiện pháp, thì  chúng  sẽ  sanh  làm  người  sớm.  Ví  dụ, chúng ta nuôi một con mèo mà cứ cho ăn thịt cá,  thì đương  nhiên  hiện  tại  chúng  ta  được xem là  thương  chúng,  nhưng  chúng  mãi  mãi trôi  lăn  trong  kiếp  làm  con mèo  và  những loài  vật  khác,  không  bao giờ  sanh làm  người được. Đó là ta hại chúng, chớ không phải ta thương  chúng.  Ta cho chúng cơm nước  tương, đậu, dưa, chúng không thích ăn, nhưng hết kiếp  làm  con mèo  thì chúng sanh làm  người.


Đó  là  thương  chúng,  khiến  cho chúng  sanh làm  người,  hạnh  phúc  hơn  làm  loài  chúng sanh. Luật nhân quả đối xử rất công bằng với tất cả mọi người, mọi vật trên hành tinh này.





NHẬP THẤT THỌ PHÁP ĐỂ CẦU SANH ĐẶNG CON THÁNH


Hỏi:  Kính  thưa Thầy,  chúng  con nghe kể  có một vài môn phái bí mật, truyền pháp cho những cặp  vợ  chồng  nhập  thất  khoảng  ba năm  tu tập theo một phương pháp bí mật, để mong cầu đặng sanh ra đời những bậc Thánh, vậy xin Thầy định nghĩa Thánh nhân là người như thế nào? Họ còn dâm dục không? Kính  mong Thầy từ bi khai thị.
Đáp: Qua câu hỏi này... chúng tôi xét thấy sự thật nếu tu cầu như vậy thì không đúng nghĩa Thánh. Trước khi muốn trả lời câu hỏi này, chúng ta   phải   định   nghĩa   chữ   “Thánh”.   Vậy   Thánh nghĩa là gì?
Theo đời thường, Thánh là người tài giỏi xuất chúng  về văn  học, cũng như võ học mà người đời thường  ca tụng  xưng  hô  như  Thánh  Trần  Hưng Đạo, Quan  Thánh  Đế  Quân,  đức  Thánh  Khổng Phu Tử.


Tất cả  những vị Thánh này được tôn xưng như vậy,  nhưng  tâm  họ  vẫn  còn  phàm  phu, có  nghĩa là  tâm  họ  còn  tham,  sân,  si,  mạn,  nghi  và  còn dâm dục như bao nhiêu người khác.
Còn  đứng  về  góc  độ  của  tôn  giáo,  thì những bậc Thánh không phải nghĩa như vậy. Thánh của Phật giáo gọi là Thánh tăng, Thánh ni, Thánh sa di, Thánh cư sĩ, Thánh A La Hán, v.v...
Những vị Thánh của Phật giáo không có võ nghệ tuyệt luân, không có văn chương hay xuất chúng,   không   có   đánh   giặc,   giết   người,   cướp thành trì.
Thánh của Phật giáo là những con người sống đúng Phạm hạnh (Giới luật), ly tham, đoạn ác pháp. Thánh của Phật giáo là tâm bất động trước các pháp ác và các cảm thọ. Thánh của Phật giáo là tâm vô lậu hoàn toàn, đầy đủ Tam Minh, Lục Thông.
Thánh của Phật giáo là một người như bao nhiêu người khác, nhưng có một đời sống không làm khổ mình,  khổ người và khổ chúng sanh.
Những   danh   từ   chỉ   định   nghĩa   Thánh   của Phật  giáo  nghe  thì  dễ,  không  có  gì  cao  siêu, nhưng làm không phải dễ, nhất là không làm khổ mình.  Không  làm  khổ  mình  là  một  hành  động đạo  đức  cao thượng,  mà  chỉ  có  những  bậc  Thánh trong Phật giáo mới làm được.
“Thắng trăm trận không bằng tự thắng mình, tự thắng mình mới là chiến công oanh liệt”.


Vì thế, Thánh của đạo Phật là từ con người phàm  phu biết  khắc kỷ mình,  biết  sửa  sai những lỗi lầm, biết chế ngự lòng ham muốn, biết siêng năng hằng ngày ngăn và diệt ác pháp, biết tự nguyện sống đúng Phạm hạnh để trở thành bậc Thánh, chứ không phải bằng những phương pháp bí  mật,  tu  tập  nhập  thất  ba năm  để  mong  cầu sinh đặng con Thánh. Thánh mà do con đường dâm dục sinh ra, thì xin  các bạn tự định nghĩa.
Xưa, đức Phật cũng là một người phàm phu, cũng có vợ, có con, cũng dâm dục, cũng có cha, có mẹ,  sinh  ra  cũng  chỗ  bất  tịnh  nhơ  uế,  chớ  đâu phải  từ  trên  trời  rơi  xuống,  hay  dưới  đất  trồi lên...
Ngài cảm nhận được đời người là khổ, nên từ giã xuất gia tu hành. Tu hành đúng chánh pháp, ngăn  và  diệt  các  ác  pháp  trong  tâm  mình,  biết sửa sai những lỗi lầm của mình,  biết từ bỏ những tà pháp, thay vào bằng chánh pháp. Nhờ thế mà Ngài trở thành bậc Thánh A La Hán Vô Lậu, chớ đâu phải Ngài là Thánh có sẵn.
Theo câu  hỏi  này,  thì có  một  vài  môn  phái  bí mật dạy đệ tử muốn sanh con Thánh thì vợ chồng phải thọ pháp, phải nhập thất tu tập như trên đã nói, thì vợ chồng ấy mới sanh ra con Thánh.
Đã  là  Thánh  mà  sao không  chọn  con đường hoá sinh, mà lại chọn con đường sinh ra ô uế như vậy?
Đã  là  Thánh  thì làm  sao tương  ưng được  với cha mẹ  tâm  còn  tham,  sân,  si  mà  tái  sinh  luân


hồi  làm  con họ.  Đó  là  một  sự  lừa  đảo  của  tôn giáo.  Cho nên,  không  ai  có  thể  sinh  con Thánh, chỉ có Bát Thánh Đạo mới sinh ra con Thánh. Từ con người phàm phu làm nên Thánh là do con đường Bát Chánh Đạo, các bạn nên  lưu ý, để các bạn khỏi bị lừa đảo.
Các bạn hãy lắng nghe đức Phật dạy: “Này Vàsettha,  người  nói  Tỳ  kheo  không  có  dục ái, Phạm Thiên không có dục ái, có thể có một sự cộng hành, cộng trú không?
- Thưa Tôn Giả Gotama, có thể được...”
Thưa  các  bạn!  Trong  thời  đức  Phật,  người  ta tôn  kính  Phạm  thiên  như  bây  giờ  chúng  ta  tôn kính  Phật và A La Hán vậy.
Theo như lời dạy trong kinh này, Tỳ kheo không  có  ái  dục  với  Phạm  thiên  không  có  ái  dục thì hai  người  giống  nhau,  hai  người  giống  nhau thì cùng  cộng  trú,  cộng  hành  với  nhau.  Còn  ở đây,  cha mẹ  tu  hành  mà  còn  dâm  dục  nên  mới sinh con.
Khi cha mẹ sinh  con ra là  do đường  dâm  dục, tức là  cha mẹ  còn  dâm  dục và  đứa  con được  sinh ra trong đường dâm dục thì đứa con phải còn dâm dục, còn dâm dục thì tương ưng với dâm dục. Nếu đứa  con là  Thánh  thì không  còn  dâm  dục,  không còn dâm dục thì không thể tương ưng với cha mẹ. Không tương ưng với cha mẹ thì làm sao sinh con Thánh  được.  Cho nên,  tôn  giáo  này  dạy  phi  lý. Đây là Thánh không tưởng.


Vì vậy, chấm số tử vi, tụng kinh, thọ bí pháp, nhập thất... để cầu mong sinh con Thánh là sai, không hợp lý, thiếu lô-gic. Qua đoạn kinh trên đây, đức Phật đã xác định rõ ràng. Vậy, bây giờ các bạn còn tin những điều phi pháp này nữa không?






CẬN TỬ NGHIỆP


Vừa rồi, chúng tôi được đọc một cuốn sách tựa đề  “Sự  Sống  Sau Khi Chết”.  Đọc  xong cuốn  sách này, nếu người nào không tu tập theo giáo lý Nguyên Thuỷ của đạo Phật và không có chứng nghiệm  pháp  hướng  tâm,  thì chắc  chắn  phải  tin rằng có thế giới siêu hình.  Toàn bộ cuốn sách, tác giả   đã   lượm   lặt   những   mẫu   chuyện   “cận   tử nghiệp”.  Tác  giả  này  chưa bao giờ  tìm hiểu  Phật giáo;  và  nếu  bây  giờ  có  tìm hiểu  và  nghiên  cứu Phật  giáo  thì ông  ta  vẫn  hiểu  lầm  lạc,  vì  một đám mây  mù của giáo pháp  Đại thừa đã che phủ và lấp kín  lời dạy của đức Phật.
Những  mẩu  chuyện  cận  tử  nghiệp  của  bao nhiêu người lâm sàng trên giường bệnh, trong bệnh viện, đều cho đó là trạng thái của cuộc sống sau khi chết. Họ đâu biết rằng, trong thân tứ đại này,  khi con  người  còn  sống,  thì có  cả  hai thế  giới  hữu  hình  và  vô  hình,  nhưng   khi


thân tứ đại này chết, thì cả hai thế giới đều diệt.  Khi thân  này  còn  sống,  cái  gì  hoạt  động trong  thế  giới  hữu  hình?  Và  cái  gì  hoạt  động trong thế giới vô hình?
Khi còn  sống,  con người  hoạt  động  trong  thế giới hữu hình bằng SẮC THỨC. Sắc thức gồm có sáu thức: nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức và  ý thức; còn hoạt động trong thế giới vô hình  thì chỉ bằng TƯỞNG THỨC. Bình  thường, trong  cuộc  sống  hằng  ngày,  chúng  ta  sống,  làm mọi  việc,  thì ý   thức  điều  khiển  hoạt  động  do ý căn  (bộ  óc  và  thần  kinh). Khi ý  thức  ngưng hoạt động  giống  như  người  đang  ngủ,  thì tưởng  thức hoạt  động,  sinh  ra  giấc  mộng  (chiêm  bao), cũng do ý   căn  (bộ  óc  và  hệ  thần  kinh). Cho nên,  nếu một  người bị bệnh tim, gan, phèo, phổi, v.v... khi một trong những bộ phận đó ngưng hoạt động, người  bệnh  được  xem  như  chết,  nhưng  thật  sự chưa chết hẳn. Ý thức ngưng hoạt động, hơi thở dừng,  tim không  đập,  nhưng  hệ  thần  kinh tưởng còn   hoạt   động,   tức   là   tưởng   thức   hoạt   động (chiêm  bao). Giấc  chiêm  bao đó  mọi  người  gọi  là “cận tử nghiệp”.
Thông thường, trong cuộc sống, họ ưa thích làm  những  điều  thiện,  điều  ác,  đi  chùa,  đi  nhà thờ,  cúng  bái,  tụng  niệm,  ngồi  thiền,  ước  vọng được sanh lên Thiên Đàng gặp Chúa, được vãng sanh về Cực Lạc Tây Phương gặp đức Phật A Di Đà,   được   thấy   hào   quang,  ánh   sáng   của   chư Thiên, chư Phật, Bồ Tát, v.v... Đó là những người được theo các tôn giáo và  được giáo pháp của các


tôn giáo ghi những ấn tượng vào đầu óc của họ, bằng những hình  ảnh Chúa, Phật, ánh sáng, hào quang, hoa sen, thì cận  tử  nghiệp  của  họ  sẽ  thể hiện giấc mộng y như hình  ảnh đó.  Lợi dụng cận tử nghiệp, Tịnh Độ tông sử dụng hộ niệm để giúp người  sắp  chết  thực  hiện  giấc  mộng  trực  vãng Tây Phương. Tịnh Độ tông nghĩ rằng nghiệp cuối cùng (cận tử nghiệp) có thể thực hiện được những ước ao và  ý nguyện của con người lúc còn sống.
Đó  là  về  phần  của  những  người  có  tôn  giáo. Còn   những   người   không   tôn   giáo,   thì  cận   tử nghiệp thực hiện giấc mộng theo tâm ham muốn danh lợi, thương yêu, mến tiếc, giận hờn, tức tối, thù  hận,  căm  ghét,  la  hét,  sợ  hãi,  v.v...  Đó  là những điều  làm ác, ngược lại,  làm thiện  thì cũng thấy cảnh vui tươi, hoan hỷ, sung sướng, v.v...
Vì  huân   tập   thành   thói   quen   (nghiệp lực), lúc sắp chết, tưởng thức hoạt động từa tựa như  giấc chiêm bao. Giấc chiêm bao chỉ có sáu thức ngưng hoạt động, còn toàn bộ cơ thể đều hoạt  động  bình  thường.  Người  sắp  chết  cũng  ở trong  trường  hợp  này.  Sáu  thức  ngưng hoạt  động là do một tạng phủ nào bị hư hoại, không hoạt động được, chớ không giống như người ngủ chiêm bao.
Khi tưởng thức hoạt động, người ta  thấy mình xuất  hồn  ra  khỏi  thân  và  thấy  thân  đang  nằm trên giường bệnh, các y, bác sĩ đang làm hô hấp, cứu chữa. Lúc bấy giờ, duyên năm uẩn chưa phân ly,  nên  tưởng  thức  hoạt  động,  bệnh  nhân  như


nằm mộng, thấy hào quang, ánh sáng, chư Thiên Thần, chư Tiên, chư Phật, chư Bồ Tát, Ngọc Hoàng,  Thượng  Đế,  Quỉ  Sứ,  Ngưu Đầu,  Mã  Diện, vua Diêm  La,  v.v...  Nhờ  hô  hấp  cứu  chữa  của  y, bác sĩ, bệnh nhân tỉnh lại, giống như một giấc mộng,  và  kể  lại  cho những  người  thân  nghe  và cho rằng:  “Chắc  chắn  có  sự  sống  sau khi  chết”. Con  người  không  ngờ,  đó  là  một  hình  bóng  do tâm ước muốn mà tưởng thức thể hiện qua giấc mộng.
Nếu thật sự năm duyên ngũ uẩn phân ly, tan rã, thì chẳng còn gì là của ta nữa hết, chỉ còn lưu lại  nghiệp  thiện,  nghiệp  ác,  rồi  cũng  theo  vô minh  (tương  ưng  với  vô  minh  theo  hành  động nhân quả của kẻ khác) mà tái sanh, luân hồi kiếp khác. Cứ mãi mãi như vậy, trôi lăn trong dòng nước nghiệp muôn kiếp, muôn đời.
Tóm lại, con người từ nhân quả sanh ra, sống trong nhân quả, và chết trở về nhân quả. Chẳng có thế giới siêu hình,  chẳng có đấng tạo hoá nào cả, chẳng ai sanh ra chúng ta cả, và cũng  chẳng  có  ai  ban  phước,  giáng  họa  cho  ta được. Nếu chính chúng ta biết dừng dòng nước nghiệp,  thì tất  cả  tai nạn,  bệnh  tật,  đau khổ  và sự tái sanh, luân hồi đều chấm dứt.






0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!