Thứ Tư, 28 tháng 8, 2013

NGƯỜI PHẬT TỬ CẦN BIẾT-TẬP 2-10


Những điều con hỏi là đúng sự thật, kinh này dạy  bói  khoa  là  một  điều  mê  tín. Những  kinh sách  phát  triển  mê  tín, lừa  đảo  này  không  đáng cho người  phật  tử  tin cậy.  Từ  lâu  quý  vị  đã  lầm lạc  không  hiểu,  hôm  nay  đã  hiểu  thì quý  vị  hãy từ bỏ, xa lìa nó như từ bỏ, xa lìa một bịnh truyền nhiễm.

(Trích ĐVXP -4-58-62 Tập 8, 326-320 và 9-23)






NGƯỜI TU THEO PHẬT PHẢI TU ĐÚNG PHÁP, ĐÚNG CÁCH, ĐÚNG CĂN CƠ, ĐẶC TƯỚNG, VÀ PHẢI BIẾT
NHỮNG LOẠI  KINH SÁCH NÀO MÊ TÍN, KHÔNG PHẢI
CỦA ĐỨC PHẬT THUYẾT


Hỏi: Kính  bạch Thầy! Đạo Phật chủ trương phải tự cứu mình,  tức là phải dùng sức tự lực của bản thân để ly dục, ly ác pháp, không làm khổ mình,  khổ  người  và  khổ  muôn  loài  chúng  sanh, giải  thoát  sanh  tử  khổ  đau  luân  hồi  của  kiếp người.  Vậy  thì tại  sao lại  có  các  loại  kinh  Thủy Sám, Lương Hoàng Sám, Pháp Hoa, A Di Đà, Địa


Tạng,  Vu  Lan  Bồn...  dạy  toàn  tha lực,  tức  là  lo tụng niệm van xin chư Phật, chư vị Bồ tát, Thiên long  bát  bộ,  Hộ  pháp  già  lam,  chư vị  thiện  thần gia  hộ  cho tai  qua  nạn  khỏi,  bịnh  tật  tiêu  trừ hoặc tiếp dẫn hương linh về cõi Cực Lạc Tây Phương  của  đức  Phật  A Di  Đà.  Như  vậy  có  quá mâu thuẫn không thưa Thầy, xin Thầy vạch rõ chỗ đúng sai để chúng con được biết.
Đáp: Kinh sách Đại thừa phát triển là kinh sách chịu ảnh hưởng của Bà La Môn giáo, nhất là chịu  ảnh  hưởng của  kinh sách  Vệ  Đà  thuộc về tư tưởng  văn  minh  Ấn  Độ,  nhưng  khi truyền  sang qua các nước lân cận thì nó lại tiếp thu những sự mê tín và lạc hậu của dân tộc các nước khác, nên kinh sách Đại thừa là một loại kinh sách tập hợp nhiều  tư  tưởng  và  những  phong tục  tập  quán  của con người.  Có  thể  gọi  kinh sách  này  là  kinh sách   bị   thế   tục   hóa,   có   nghĩa   là   khi  nó truyền  vào  một  thời  kỳ  nào  của  xã  hội  thì nó bị đồng hóa với xã hội đó.
Ví  dụ:  Kinh  sách  này  truyền  vào  gặp  thời phong  kiến  thì nó  bị  đồng  hóa  với  thời  phong kiến.  Với  tư  bản  thì nó  bị  đồng  hóa  với  tư  bản; với khoa học thì nó bị đồng hóa với khoa học.
Kinh sách Đại thừa không có một đường lối riêng biệt, mà chỉ là một sự vay mượn, một chiếc áo chắp vá nhiều miếng vải. Cho nên nó chẳng có gì đặc biệt cả, chỉ nhai lại đờm dãi của kẻ khác, nhưng muốn nuốt cho trôi đờm dãi đó, nó đã khéo dùng  những  danh  từ  để  làm  cho người  khác  khó


nhận ra, tưởng đó là một giáo lý mới  mẻ. Nhưng không  ngờ,  những  người  hiểu  biết  đã  thấy  rõ  nó đi giẫm lại lối mòn của người xưa.
Vì  thế,  những  danh  từ  Lương  Hoàng  Sám, Thủy Sám, Pháp Hoa, Viên Giác, Thủ Lăng Nghiêm,  A  Di  Đà,  Địa Tạng,  Vu  Lan  Bồn,  Bát Dương,  Thập  Vương,  Lăng  Già,  Hoa  Nghiêm... Tất  cả  những  loại  kinh sách  này  là  tư  tưởng  của ngoại đạo chứ không phải của Phật giáo, mà đã không  phải  của  Phật  giáo  thì làm  sao chúng  ta cho Phật giáo có mâu thuẫn với Phật giáo được.
Chúng  ta  chỉ  cần  biết  kinh sách  này  không làm  lợi  ích  cho con người,  nó  chỉ  là  một  mánh khóe lừa đảo con người làm những điều phi đạo đức và rất tai hại cho con người.



Hỏi: Kính  thưa Thầy! Thầy dạy chúng con hằng ngày phải tu cho đúng pháp, đúng cách, đúng căn cơ đặc tướng của mình,  song chúng con chưa thấu triệt lắm, kính  mong Thầy chỉ dạy cho chúng con để được thâm hành Phật pháp, và giải thoát thân tâm.
Đáp: Muốn tu tập đúng pháp, đúng cách, đúng căn cơ đặc tướng, thì phải như thế nào?
Chúng ta nên chia vấn đề này làm ba phần:

1- Đúng pháp.

2- Đúng cách.

3- Đúng căn cơ đặc tướng.



I/ ĐÚNG PHÁP:

Sau khi nghiên  cứu  tường  tận  biết  rõ  pháp môn nào là của Phật, pháp môn nào không phải của Phật.
Ví dụ:

1- Pháp môn của Phật là pháp xả tâm, chứ không phải là pháp môn ức chế tâm.
2- Pháp môn của Phật là pháp môn vô ngã ác pháp, hữu ngã thiện pháp.
3- Pháp môn của Phật là pháp môn ngăn ác, diệt   ác  pháp,   sanh     thiện,   tăng   trưởng  thiện pháp.
4-  Pháp   môn   của   Phật   là   pháp   môn   toàn thiện.
5- Pháp môn của Phật là một pháp môn đạo đức  nhân  bản,  không  làm  khổ  mình,  khổ  người và khổ tất cả chúng sanh.
6- Pháp môn của Phật là một pháp môn huấn luyện tâm, rèn luyện tâm, như lý tác ý.
7- Pháp môn của Phật là một pháp môn dùng để dẫn tâm vào đạo đức làm người.
Nếu các con biết rõ đúng pháp thì sẽ tu tập đúng pháp. Ngoài bảy sự hiểu biết trên đây là đúng  về  Phật  pháp,  còn  lại  là  sự  hiểu  sai,  hiểu sai Phật pháp tức là tu sai, tu sai thì phí công vô ích mà  còn  tạo  thêm  gánh  nặng  cho phật  tử  (tín đồ) cúng đường.
Cho nên, trước khi tu thì phải nghiên cứu cho tường tận lời dạy của đức Phật rồi mới tu.


II/ ĐÚNG CÁCH:

Tu tập đúng cách tức là tu tập xả tâm, xả tâm đúng cách tức là khéo léo thiện xảo, tu tập đúng cách là không bao giờ ức chế tâm.
Tu  tập  đúng  cách  là  phải  biết  pháp  nào  tu trước, pháp nào tu sau...
Ví dụ:

Như  pháp  Tam Vô  Lậu  Học  thì giới  luật  phải tu trước. Sau khi tu Giới Luật xong, nghĩa là sống đúng giới luật không có vi phạm một lỗi nhỏ nhặt nào  thì mới  tu  tập  thiền  định,  còn  vi  phạm  giới luật  dù  là  một  giới  rất  nhỏ  thì cũng  còn  phải  tu giới luật trở lại, chứ không được tu thiền định, chừng  nào  giới  luật  thanh  tịnh  thì mới  bắt  đầu tập  tu  Thiền  Định. Sau khi nhập  xong Tứ  Thiền thì mới bắt đầu tu Trí Tuệ, thiền định chưa xong mà  vội  tu  trí tuệ  là  tu  sai, tu  như vậy  trở  thành tưởng tuệ chứ không phải là trí tuệ.
Cũng  như  tu  tập  Tứ  Thánh  Định thì phải  tu tập  Sơ Thiền  trước  tiên,  sau khi Sơ Thiền  được sung mãn  thì mới  tu  tập  Nhị  Thiền,  sau khi Nhị Thiền  được  sung mãn  thì mới  tu  tập  Tam Thiền, sau khi Tam Thiền được sung mãn thì mới tu tập Tứ Thiền.
Nếu chúng ta tu tập không đúng cách thì cũng giống  như con bò,  chân  trước  chưa bước  mà  chân sau đã bước thì con bò không thể nào đi được. Cũng  giống  như  vậy,  người  tu  sĩ  đạo  Phật  giới luật  chưa nghiêm  trì mà  tu  thiền  định  thì chẳng bao giờ có thiền định được, thiền định của những


người  tu  sĩ  phạm  giới  là  thiền  định  tưởng.  Đó  là những người tu không đúng cách.

III/ TU TẬP ĐÚNG CĂN CƠ ĐẶC TƯỚNG:

Nếu tu tập không đúng căn cơ của mình  thì cũng giống như người nhạc sĩ lên dây đàn, căng quá   thì  đứt   dây,   chùng   quá   thì  không   thành tiếng.  Do đó,  khi tu hành  chúng  ta  phải  biết  căn cơ của  mình.  Vậy  muốn  biết  căn  cơ của  mình  thì phải biết như thế nào?
Căn cơ của  chúng ta thể hiện  qua nhân tướng và hành tướng. Vì thế, khi tu tập chúng ta nên tu tập theo nhân tướng và  hành tướng tự nhiên của mình.
- Ví dụ:

Hành tướng ngoại tự nhiên của mình  đi chậm, khi tu  tập  thì phải  theo  hành  tướng  đi  chậm  mà tu,   không   được   đi   nhanh,   cũng   không   đi   quá chậm.   Khi  hành   tướng   tự  nhiên   của   mình   đi nhanh  thì tu  tập  không  được  đi  chậm,  hoặc  quá chậm hoặc quá nhanh,  phải đi với tướng tự nhiên của mình.
Hành tướng nội tự nhiên của mình  khi hơi thở chậm  thì nên  tu  tập  theo  hơi  thở  chậm,  hơi  thở nhanh  thì nên  tu  tập  theo  hơi  thở  nhanh,  không nên  hơi  thở  chậm  mà  khi  tu  tập  thì  lại  thở nhanh,  cũng như hởi thở nhanh  mà khi tu tập thì lại  thở  chậm,  tu  như vậy  không  tự  nhiên.  Không tự nhiên thì có sự ức chế, mà có sự ức chế thì có chướng ngại pháp, có chướng ngại pháp thì không


có  giải  thoát  ngay  liền,  không  có  sự  giải  thoát ngay liền  là  tu  sai pháp  Phật,  tu  sai pháp  Phật tức là tu theo pháp môn của ngoại đạo.
Nhân  tướng  là  hình  dáng  cơ thể,  có  người  có nhân tướng cao, nhưng cũng có người có nhân tướng thấp, người đẹp, người xấu, người trắng, người đen, người mập, người ốm, người mặt dài, mặt  ngắn,  mặt  vuông,  mặc  chữ  điền,  mặt  bầu, mặt tròn... Tất cả  mọi hình  tướng khác nhau đều gọi là nhân tướng.
Người tu theo đao Phật không nên vì nhân tướng  mà  tu  tập  hay  ước  mơ có  một  nhân  tướng đẹp như Phật, 32 tướng tốt tám mươi vẻ đẹp. Ba mươi  hai  tướng  tốt  tám  mươi  vẻ  đẹp  có  còn  đâu, khi đức Phật nhập Niết bàn chỉ còn lại một nắm xương vụn bất tịnh thiêu chưa cháy hết.
Mục đích của đạo Phật là tâm bất động trước các pháp và các cảm thọ chứ không phải là tướng tốt.  Dưới  đôi  mắt  của  Phật  thì nhân  tướng  của con người chỉ là tứ đại duyên hợp, bất tịnh, uế trược,  không  có  đáng  cho  chúng  ta  quan  tâm. Nhưng  trong  khi tu  tập  chúng  ta  phải  biết  sử dụng  nó  như  một  con ngựa  để  đi  đường  xa vạn dặm.  Vì  thế,  chúng  ta  phải  biết  cách  khi thì dụ dỗ khi thì ra lệnh, chứ không bắt ép nó tu tập nhiều  thì cũng  không  tốt,  mà  tu  tập  ít thì cũng không có lợi, không được khổ hạnh ép xác, mà cũng không được lợi dưỡng phá giới luật.


Ngày nay tu tập phải tùy theo đặc tướng của mình  mà thực hiện cho đúng pháp, thì có kết quả lợi ích rất lớn.






SANH ĐÃ TẬN, PHẠM HẠNH MỚI XONG


Trong  kinh Thập  Nhị  Nhân  Duyên  đức  Phật đã dạy: Người mới vào tu, phải tu tập đoạn dứt duyên “sanh”.
Kinh  Thập   Nhị   Nhân   Duyên   có   mười   hai duyên  như mắt  xích  sắt,  duyên  này  có  thì duyên kia có,  duyên  này  diệt  thì duyên  kia diệt.  Kinh này bắt đầu từ duyên “vô minh” như sau:
1- Vì vô  minh không  thấu  rõ  các  pháp  thế gian, lầm chấp chúng là thật có nên hành động chạy  theo  tâm  ham  muốn,  sanh  ra các  ác  pháp, tạo  biết  bao nhiêu  nghiệp  khổ  đau, do thế  kinh dạy: “Vô minh sanh hành”.
2-  Hành  động  theo  lòng  ham  muốn  dục  lạc chạy  theo  ái  dục  sanh  ra  thức,  nên  kinh dạy: “Hành sanh thức”.
3-  Thức  kết  hợp  noãn  châu  và   tinh trùng sanh ra danh sắc, nên kinh dạy: “Thức sanh danh sắc”.


4- Danh sắc  là  thân  và  tưởng  của  con người, lần  lần  phát  triển  đầy  đủ:  mắt,  tai, mũi,  miệng, thân  và  ý.  Mắt,  tai, mũi,  miệng,  thân  và   ý  tiếp xúc với  sáu trần bên  ngoài,  nên  kinh dạy: “Danh sắc sanh lục nhập”.
5- Lục nhập có nghĩa là sáu căn và  sáu trần. Sáu căn gồm có: nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý. Sáu trần gồm có: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Sáu trần  tiếp  xúc  sáu  căn,  nên  kinh dạy:  “Lục  nhập sanh ra xúc”.
6- Xúc  tạo  ra  sự  va chạm  êm  ấm,  ngọt  bùi, khả hỷ, khả lạc, nên kinh dạy: “Xúc sanh ra thọ”.
7- Thọ  sanh ra cảm giác thích  thú, cảm mến, giận  hờn,  thương  ghét,  nên  kinh dạy:  “Thọ  sanh ra ái”.
8- Ái là yêu mến, thương mến, ưa thích nên cố giữ lại, bảo thủ không muốn xa lìa, nên kinh dạy: “Ái sanh ra thủ”.
9- Thủ  là  giữ  lại,  không  để  cho mất  mát,  gọi là bảo thủ, nên kinh dạy: “Thủ sanh ra hữu”.
10- Hữu  là  có,  có  vật  này,  vật  kia như:  thân tứ  đại,  thân  ngũ  uẩn,  nhà  cửa,  của  cải  tài  sản, tiền bạc, cha, mẹ, anh em, chị em, bà con quyến thuộc,  thân  bằng,  v.v... nên  kinh dạy:  “Hữu  sanh ra sanh”.
11- Sanh,  phải  nói  đủ  là  “SANH  Y”,  sanh  là của  cải,  tài  sản,  vật  chất,  sự  nghiệp,  cha mẹ,  vợ con, anh em, chị em, thân bằng quyến thuộc, bạn bè, v.v... như trên đã nói. Do thế, khi tài sản của


cải  bị  mất  thì sanh  ra buồn  rầu,  bịnh  khổ  mà chết,  cha mẹ  vợ  con chết  cũng  sanh ra buồn  rầu, đau khổ phiền lòng, nên kinh dạy: “Sanh sanh ra ưu bi, sầu khổ, bệnh, chết”.
12- Ưu bi, sầu khổ, bệnh chết là duyên cuối cùng của mười hai duyên này, hợp lại thành thế giới khổ đau của kiếp người.
Sau khi quán  xét  Mười  Hai  Nhân  Duyên,  cái này có thì cái kia có, cái này diệt thì cái kia diệt.
Như đã nói ở trên, Mười Hai  Nhân Duyên này hợp lại là thế giới đau khổ của con người thành hình,  Mười  Hai  Nhân  Duyên  này  rã  tan  là  thế giới hết khổ đau, hoại diệt.
Muốn   thoát   khổ   thì  Mười   Hai  Nhân Duyên này  phải rã tan. Vậy, rã tan như  thế nào và duyên nào rã trước?
Muốn  triển  khai  “Minh”  trí tuệ,  các  nhà  Đại thừa và thiền Đông Độ nhắm vào duyên vô minh phải phá trước bằng “Minh”, minh tức là trí tuệ.
Muốn  triển  khai  “Minh”  trí tuệ,  các  nhà  Đại thừa và thiền Đông Độ dùng pháp hành ức chế niệm thiện niệm ác, cho tâm không niệm thiện niệm ác là định, và do tâm định thì phát tuệ (chẳng niệm thiện niệm ác bản lai diện mục hiện tiền),  bản  lai diện  mục  hiện  tiền  là  Phật  tánh, mà  Phật  tánh  là  tánh  giác,  tánh  giác  tức  là  trí tuệ. Do những pháp hành tu tập để triển khai  trí tuệ như vậy.


Họ đã lầm, không ngờ đường lối tu tập ấy lại khai  mở  tưởng  tuệ.  Khi tưởng  tuệ  được  khai  mở thì lý  luận  của  các  nhà  sư Phật  giáo  phát  triển siêu  việt  tưởng,  nên  không  tôn  giáo  nào  tranh luận  hơn  được,  nhất  là  lý  Bát  Nhã.  Do lý  luận siêu việt tưởng Bát Nhã nên nó đã phá luôn Phật giáo chính gốc (vô khổ, tập, diệt, đạo).
Còn  Phật  giáo  Nguyên  Thủy  chính  gốc  không có  lý  luận  tranh hơn thua,  không  có  lý  luận  siêu việt tưởng như vậy, chỉ dạy thẳng đời người rất là khổ,  nguyên  nhân  sinh  ra đau  khổ,  trạng  thái tâm hết khổ đau và  tám cách thức tu tập để diệt nguyên nhân sinh khổ. Những pháp hành này cụ thể để mọi người ai cũng tu được, cũng thực hiện được sự giải thoát hết khổ như nhau.
Vì thế, kinh điển Nguyên Thủy nhắm vào duyên  “sanh”  để  đoạn  dứt  nó,  đoạn  dứt  nó thì ưu bi, sầu khổ, bịnh chết cũng đoạn dứt, nên  kinh thường  nhắc  đi  nhắc  lại:  “Sanh  đã  tận Phạm hạnh mới xong”.
Nếu một người tu tập quyết tìm đường giải thoát ra khỏi cuộc sống trần lao này, thì phải buông xả như đức Phật và các bậc Thánh tăng: Không  trang  điểm  làm  đẹp,  của  cải  tài  sản  bỏ sạch,  cha  mẹ,  anh  em,  chị  em,  vợ  con  đều  bỏ xuống hết, như trong bài “Vượt thoát” đã dạy.
Đó  là  bứt  tất  cả   những  sợi  dây  xiềng  xích đang trói rất chặt mọi người. Chỉ có những bậc chân  tu  thấy  được  nhân  quả,  nên  họ  đã  mạnh dạn dứt bỏ sạch để vượt thoát cảnh đời thế tục.


Sự dứt bỏ vượt thoát này không phải ai cũng làm  được,  tuy  nói  rất  dễ  nhưng  làm  rất  khó. Người  tầm  thường  không  thể  làm  được,  trong kinh dạy rất đơn giản: “Sanh  đã tận phạm hạnh mới xong”, hoặc: “Duyên sanh dứt thì bịnh tử, sầu khổ, ưu bi dứt”. Những danh từ nghe thì dễ dàng, nhưng  đương đầu trước của cải, tài sản  châu báu, ngọc ngà cùng cha mẹ, anh em, chị em, vợ con, xả bỏ hay đoạn tận là một việc không phải dễ làm.
Nếu  không  đoạn  tận  sanh  y,  thì không  thể thực hiện được con đường giải thoát của đạo Phật.
Tại sao vậy?

Tại  vì  đạo  Phật  gọi  là  đạo  giải  thoát,  mà không bứt được những sợi dây xiềng xích vô hình đó đang trói buộc thì làm sao gọi là giải thoát được?
Hiện giờ, những người đang tu theo đạo Phật “đời chẳng muốn bỏ mà đạo lại muốn làm thêm”, hai  tay  đều  nắm  hết.  Do thế,  cuộc  sống  tu  hành đời chẳng ra đời, đạo chẳng ra đạo.
Hiện giờ, quý Thầy và các tu sĩ tu hành chẳng đến đâu, chỉ vì tu theo kiểu đời chẳng ra đời, đạo chẳng ra đạo, rất uổng công cho một đời tu hành. Tu mãi để chỉ còn lấy Phật giáo làm danh làm lợi cho cuộc sống thế tục.
Tu  theo  phật  giáo,  người  tu  hành  phải  đoạn dứt  “sanh  y”,  có  đoạn  sanh  y  thì tâm  mới  có thanh  tịnh;  tâm  có thanh  tịnh  thì tâm  mới  nhập thiền  định;  tâm  nhập  được  thiền  định  thì tâm mới làm chủ được sự sống chết.


Người không đoạn dứt “sanh y” không thể nào ly dục,  ly ác pháp  và  nhập  Tứ  Thánh  Định được, do không  ly dục,  ly ác  pháp  và  nhập  Tứ  Thánh Định được thì không còn pháp nào tu tập làm chủ sanh tử và chấm dứt luân hồi.
Đường về xứ Phật không khó, nhưng khó cho những ai không muốn  dứt bỏ đời sống  dục lạc và tình cảm thương mến ở thế gian.
Pháp môn tu hành của đạo Phật không có gì huyền  bí  và vĩ  đại,  chỉ  cần  hiểu  rõ  đời  sống thế  gian là  khổ  vô  vàn  và  khổ  muôn  kiếp, đời  sống  xuất  thế  gian là  dứt  khổ,  hết  khổ, thì chỉ  còn  một  đời  sống  thế  này  nữa  mà  thôi, một đời sống tu theo đạo Phật hoàn toàn sẽ chấm dứt khổ.






CHÂN LÝ TẬP ĐẾ


Định Vô Lậu câu hữu với Tập Đế, tức là chúng ta  quán  xét  nguyên  nhân  sanh  khởi  sự  khổ  đau của con người để thấu rõ nó, có thấu rõ nó chúng ta mới cố gắng ngăn chặn diệt trừ và đoạn dứt.
Vậy Tập Đế là gì?

Chữ Tập có nghĩa là nơi tập hợp mọi sự đau khổ,  phiền  não  của  con người,  Tập  còn  có  nghĩa


là nơi chứa nhóm, dồn thêm mỗi ngày một nhiều hơn.
Chữ  Đế  có  nghĩa  là  sự  thật,  đúng  đắn  không sai. Tập  Đế  là  một  nguyên  nhân  của  mọi  sự  khổ đau đã  chứa  nhóm  và  tích  trữ  lâu  đời  nhiều  kiếp trong mỗi chúng sanh. Nói một cách khác hơn, đó là cội gốc sanh tử luân hồi của loài người.
Cội nguồn sanh ra mọi đau khổ phiền não của con người gồm có 10 phiền não gốc là:

1/ THAM: có nghĩa là lòng tham lam.

Hòa thượng Thiện Hoa dạy: “Tánh tham có động lực bắt ra phải dòm ngó, theo dõi những cái gì nó ưa thích, như tiền tài, danh vọng, miếng ăn, chỗ  ở,  v.v...  rồi  xúi  ta  lập  mưu nầy,  chước  nọ  để tầm  kiếm  cho được  những  thứ  ấy.  Điều  tai hại nhất là lòng tham không đáy, thâu góp bao nhiêu cũng không vừa; được một muốn có mười, được mười  muốn  có  trăm.  Tham  cho mình  chưa đủ,  và còn  tham  cho bà  con quyến  thuộc  và  xứ  sở  của mình.   Cũng  vì  tham  mà  ăn  không  ngon,  ngủ không yên; cũng vì tham mà cha mẹ vợ con xung đột;  cũng  vì  tham  mà  bè  bạn  chia  lìa;  cũng  vì tham mà đồng bào trở lại xung đột, xâu xé nhau; cũng  vì tham  mà  chiến  tranh tiếp  diễn,  giết  hại không  biết  bao sanh linh. Tóm  lại,  cũng  vì tham mà nhân  loại và  chúng sanh chịu không biết  bao nhiêu điều thống khổ”.
Lòng   tham   đã   mang  đến   không   riêng   cho chúng ta khổ mà còn cả  mọi người,  không những


trong  quá  khứ,  hiện  tại  mà  còn  có  thể  kéo  dài trong tương lai nữa.

2/ SÂN: có nghĩa là nóng giận.

Hòa thượng Thiện Hoa dạy: “Khi gặp những cảnh  trái  ý   nghịch  lòng,  như  lòng  tham  không được  toại  nguyện,  thì sân  nổi  lên,  như một  ngọn lửa  dữ  đốt  cháy  lòng  ta.  Thế  là  mặt  mày  đỏ  tía hay tái  xanh,  bộ  dạng  thô  bỉ,  nói  năng  hung dữ, có  khi dùng  đến  võ  lực  hay vũ  khí  để  hạ  kẻ  làm trái ý, phật lòng mình.  Vì nóng giận mà cha mẹ, vợ con, anh em xa lìa, bạn bè ly tán; vì nóng giận mà  mọi  người  trở  nên  thù  địch,  nhân  loại  đua nhau ra chiến  trường;  vì nóng  giận  mà  kẻ  bị  tàn tật,  người  vào  khám  đường,  kẻ  mất  địa  vị, người tan sự nghiệp.
Kinh dạy: “Nhất niệm tâm sân khởi, bách vạn chướng  môn  khai”,   có  nghĩa  là  một  niệm  nóng giận  nổi  lên  thì trăm  ngàn  cửa  nghiệp  chướng đều  mở  ra.  Sách  xưa  dạy:  “Nhất  tinh chi  hỏa, năng  thiêu  vạn khoảnh  công  đức  chi  sơn”,  có nghĩa là một đóm lửa giận có thể thiêu đốt sạch muôn  mẫu  rừng  công  đức.  Thật  vậy,  lửa  sân  hận đã bừng cháy lên giữa lòng nhân loại và đã đốt thiêu  không  biết  bao nhiêu  công  lao,  sự  nghiệp mà  con người  đã  tốn  biết  bao nhiêu  mồ  hôi  nước mắt mới tạo ra được”.

3/ SI:  có  nghĩa  là  si  mê,  mờ  ám,  biết  không rõ, không chính xác, không đúng.


Hòa  thượng  Thiện  Hoa  dạy:  “Si  như  là  một tấm màn dày đặc, đen tối trùm lên trí tuệ của ta, làm  cho ta  không  thể  nhìn   thấy  được  sự  thật, phán  đoán  được  cái  hay  cái  dở,  cái  tốt,  cái  xấu. Do đó, ta gây ra không biết bao nhiêu tội lỗi, cái xấu làm hại mình,  hại người mà không hay, Vì si mà lòng tham trở thành không đáy, bởi vì nếu người  sáng  suốt  thấy  cái  tai hại  của  lòng  tham, thì người ta đã kềm hãm được một phần nào tánh tham. Vì ngu si mà lửa giận bừng cháy; nếu người sáng  suốt  biết  cái  tai hại  của  lửa  sân  thì không để cho nó hoành hành như thế.
Người xưa dạy: “Bất úy tham sân khởi, duy khủng  tự  giác  tri”,  có  nghĩa  là  không  sợ  tâm tham và sân, mà chỉ sợ tâm si mê. Nếu tâm tham sân nổi lên mà có trí tuệ sáng suốt ngăn chặn lại, thì lòng tham sân phải bị dập tắt, không còn làm gì được cả. Cho nên đạo Phật lấy trí tuệ làm đầu, nếu đã có trí tuệ sáng suốt thì lòng tham sân không  thể  tồn  tại  được,  cũng  như  khi đã  có  ánh sáng mặt trời lên thì bóng tối tất nhiên phải tan biến.
Đức Phật thường gọi là tham sân si là ba độc, nó  thường  làm  đau khổ  chúng  sanh và  phải  chịu nhiều kiếp sanh tử luân hồi, đọa vào ba cõi: địa ngục, ngạ quỷ và súc sanh”.

4/ MẠN:  có  nghĩa  là  ngã  mạn,  kiêu  căng,  tự đắc.


Hòa   thượng   Thiện   Hoa  dạy:   “Là   nâng   cao mình  lên  và  hạ  người  khác  xuống;  tự  thấy  mình là  quan trọng  mà  khinh  rẻ mọi  người;  ỷ  mình  có tiền của tài trí, có học thức, có bằng cấp cao như thạc  sĩ,  tiến  sĩ  hay  có  quyền  thế  mà  sanh  âm sanh dương với người đức hạnh, chà đạp kẻ dưới, lấn lướt người trên.
Vì  lòng  ngã  mạn  tự  kiêu  tự  đại  cho mình  là hơn hết, nên chẳng chịu học hỏi thêm những điều hay lẽ phải. Do đó làm nhiều điều lầm lẫn sai quấy,  gây  ra  bao nhiêu  tội  ác,  phước  lành  tổn giảm, tội lỗi càng tăng, cho nên phải chịu sanh tử luân hồi muôn đời ngàn kiếp”.

MẠN CÓ BẢY THỨ

1- Mạn: Nghĩ mình  hơn người.

2-  Ngã  mạn:  Ỷ  mình   hay  giỏi  mà  lấn  lướt người.
3- Quá  mạn:  Mình  bằng  người  mà  cho là  hơn người, người hơn mình  mà cho là bằng.
4- Mạn  quá  mạn:  Người  hơn  mình  nhiều  mà cho mình  hơn người.
5- Tăng thượng mạn: Chưa chứng Thánh quả mà cho mình  đã chứng
6- Ty liệt mạn: Mình  thua người nhiều mà nói mình  thua ít.
7- Tà  mạn:  Người  tu  về  tà  mạn  được  chút  ít thần thông, hoặc hiểu biết đôi chút việc quá khứ,


vị  lai,  rồi  khinh  lướt  người  khác,  xem  trời  đất không còn ai.

5/ NGHI: có  nghĩa  là  lòng  nghi  ngờ,  ngờ  vực, không tin.

Hòa thượng Thiện Hoa dạy: “Người nghi ngờ không  làm  được  việc  gì hết.  Đối  với  người  thân trong  gia  đình,  họ  không  tin cậy  giao phó  công việc; đối với bạn bè, họ nghi ngờ tất cả mọi thiện chí.  Ngay  đối  với  họ,  họ  cũng  không  tự  tin, họ còn gây hoang mang cho người chung quanh, làm cho người ta ngã lòng thối chí”.
Đối  với  đạo  lý  chân  chánh  như  đạo  Phật,  có một  nền  đạo  đức  nhân  bản  giải  thoát  tuyệt  vời mà  họ  cũng  không  tin, nhưng  họ  lại  tin theo  tà giáo  và  những  pháp  môn  mê  tín, trừu  tượng  của kinh sách phát triển.

NGHI NGỜ CÓ BA

1- Tự nghi: Có nghĩa là nghi mình.  Chẳng hạn như  đọc  kinh sách  đức  Phật  dạy:  “Tu  hành  sẽ được giải thoát”, nhưng lại tự nghĩ rằng: “Chẳng biết  mình  tu  có  được  không?”  Vì lòng  do dự  nghi ngờ ấy, nên không chịu tu hành.
2- Nghi pháp: Có nghĩa là nghi phương pháp mình   đang  tu.  Chẳng  hạn  như  nghe  kinh  Tứ Chánh  Cần  dạy:  “Ngăn  ác  diệt  ác  pháp,  sanh thiện tăng trưởng thiện pháp” thì sẽ được giải thoát ngay liền, hay như trong kinh Pháp Cú dạy: “Chư  ác  mạn  tác,  chúng  thiện  phụng  hành,  tự


tịnh kỳ  ý, thị chư Phật  giáo”. Do sự nghi  ngờ  lời dạy này không biết kết quả có đúng hay không, nên không tu tập.
3-  Nghi  nhân:  Có  nghĩa  là  nghi  người  dạy mình,  không  tin ông  thầy  dạy  mình,  nghi  pháp mình  đang tu  không  đúng  chánh  pháp  của  Phật. Khi chánh  pháp  của  Phật  dạy  mà  mình  nghi  là không giải pháp của Phật thì đó là mình  đã mất pháp chân chánh. Còn thầy dạy mình tu học mà mình  nghi thầy là mình  đã bị đứt đầu không còn cách cứu chữa được.
Ở   tại  tu  viện  Chơn  Như  chúng  tôi  có  một  số đệ tử ham mê thần thông, nhưng chúng tôi không thể hiện thần thông, nên họ mất niềm tin và không theo tu tập với chúng tôi nữa. Mục đích tu viện  của  chúng  tôi  hướng  dẫn  tu  tập  xả  tâm,  ly tham, đoạn diệt các ác pháp, để đạt được tâm giải thoát không còn phiền não, khổ đau, không còn tham,  sân,  si,  mạn,  nghi nữa,  giúp  cho con người có  một  đời  sống  đạo  đức  không  làm  khổ  mình, khổ   người.   Đấy   là   hạnh   phúc   giải   thoát   chứ không phải ngồi thiền nhập định năm bảy ngày, hoặc kiến tánh thành Phật, hoặc tụng kinh niệm chú cho có thần thông phép lạ, hoặc niệm Phật cầu vãng sanh Cực Lạc Tây Phương, v.v...
Ở   đây  chúng  tôi  dạy  đúng  theo  đường  lối  tu tập của đạo Phật, là hằng ngày không có tụng niệm, lần chuỗi, ngồi thiền ức chế tâm, mà chỉ có sống  đúng  giới  luật  và  theo  như  những  lời  dạy trong kinh Tăng Chi tập 3 trang 30: “Ở đây, này


các Hiền giả, Tỳ kheo ưa công việc, thích thú nói chuyện; ưa ngủ nghỉ; ưa hội chúng, thích thú hội chúng,  chuyên  tâm  ưa  thích hội  chúng,  ưa  liên lạc   giao  thiệp,   thích  thú   liên   lạc   giao  thiệp, chuyên  tâm  ưa  thích liên  lạc  giao  thiệp;  ưa  hý luận,  thích  thú  hý  luận,  chuyên  tâm  thích  hý luận.  Như  vậy,  này  các  Hiền  giả,  Tỳ  kheo sống nếp  sống  như  vậy,  khi  lâm  chung  không  được hiền thiện. Này các Hiền giả, đây gọi là Tỳ kheo ái  lạc  có  thân,  không  từ  bỏ  có  thân  để  chân chánh chấm dứt khổ đau”. Đây là lời dạy chân chánh của đức Phật, muốn tu theo đạo Phật thì phải  tu  đúng  pháp,  sống  đúng  pháp  như  lời  dạy thì mới  có  giải  thoát.  Còn  tổ  chức  gia đình  phật tử  này,  đạo  tràng  nọ  thì chỉ  là  một  hình  thức Phật  giáo  Đại  thừa,  chứ  tu  tập  chẳng  có  kết  quả gì,  chỉ  là  một  trò  giải  trí lành  mạnh  như  bao nhiêu trò giải trí lành mạnh khác của xã  hội. Đó là những người đi tìm ái lạc của thân, vì họ là những người dư thừa thời gian, không biết làm gì cho hết tuổi đời.  Nếu không từ bỏ những trò giải trí này  thì không  bao giờ  chân  chánh  chấm  dứt sự khổ đau.
Nếu quý vị không tin lời chúng tôi nói thì nên đọc lại đoạn kinh trên rồi suy ngẫm, và xét lại từ xưa đến nay biết bao nhiêu đạo tràng và gia đình phật tử, họ đã được giải thoát những gì với con đường giải thoát này. Đối với đạo Phật, thời gian sinh hoạt của quý vị như vậy rất là uổng phí, vì “được thân người là khó”, nên đức Phật đã nhắc nhở:


0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!