Bốn câu kệ
trên để chứng minh và xác định Đạo Phật ra
đời vốn giải quyết bốn sự đau khổ lớn nhất của
loài ngƣời: “sanh, già,
bệnh, chết”. Vì
thế mục đích tu hành của Đạo
Phật
là “Tâm bất động trước
các pháp và các cảm thọ”, chứ
không phải
vì Thiên đàng,
Cực lạc, Niết bàn,
Phật tánh…
Trong tất cả các pháp môn của Đức Phật đều dạy chúng ta tu tập để thực hiện đạo đức làm Ngƣời, làm Thánh. Muốn làm ngƣời có đạo đức không làm khổ mình, khổ ngƣời và khổ tất cả chúng sanh thì duy chỉ có
thiện pháp mới giải quyết mọi sự đau khổ của chúng ta, tức là không
làm khổ mình,
khổ ngƣời và khổ
chúng
sanh nữa.
Muốn đƣợc thân tâm thanh thản, an lạc và vô sự đều phải sống đúng thiện pháp, hằng ngày thƣờng ngăn và diệt ác pháp; muốn làm chủ sanh tử luân hồi và chấm dứt tái sanh đều phải
sống đúng thiện pháp. Nếu
không do thiện
pháp
mà tu tập thì không bao giờ làm chủ và chấm dứt
đƣợc nó,
vì thế, đời đời phải chịu trôi lăn trong
sáu đƣờng luân hồi đau khổ.
Thiền định có nhập đƣợc cũng phải do thiện pháp, ngoài
thiện pháp đi tìm thiền định thì
không
bao
giờ có, chỉ có tà
thiền của ngoại đạo
mà thôi. Do đó chúng ta thấy
ai tu thiền định mà không giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh thì
biết
ngay họ tu tà thiền, tà định,
dù
họ có tu muôn đời, muôn kiếp cũng chẳng có kết quả giải thoát gì, chỉ uổng
phí một đời tu hành mà thôi.
Đối với Đạo Phật thiện pháp rất có tầm
quan
trọng trên bƣớc đƣờng tu hành giải thoát, nếu không tu thiện pháp
thì dù có tu tất cả các pháp môn
nào khác cũng đều tu hành không đúng pháp môn của Đạo Phật. Vì thế, tu theo
Phật Giáo mà không tu tập thiện pháp tức là không giữ gìn
giới luật nghiêm túc thì đừng mong làm chủ sanh, già,
bệnh, chết, nhƣ trong bài kệ Đức Phật đã tự tán thán
mình:
“Thiên thượng,
thiên hạ
Duy ngã độc tôn
Nhất thiết thế gian Sanh, lão, bệnh, tử.”
Sau khi tu chứng đạo, Đức Phật dùng trí tuệ Tam
Minh
quan
sát thấy rằng khắp trên thế gian này từ
vô thủy cho
đến ngày nay (ngày
Đức Phật tu chứng) không thấy có
một ngƣời nào làm chủ sanh, già, bệnh, chết nhƣ Ngài, nên Ngài nói lên bài kệ này là để xác định vị trí và thế đứng độc lập của Đạo Phật. Cho nên, Đạo Phật không vay mƣợn giáo lý của bất cứ một
tôn giáo khác. Một
bằng
chứng hiển nhiên là tất cả các tôn giáo khác trên hành tinh này đều tin tƣởng có thế giới siêu hình,
còn
Phật Giáo thì
không chấp nhận thế giới siêu hình. Cũng nhƣ tất cả các tôn giáo nào khác không có nền tảng đạo đức vững chắc nhƣ Đạo Phật. Đạo đức tự lực không dựa vào thần quyền. Vì thế,
đạo
đức của Phật Giáo là đạo đức
nhân
bản nhân quả, một đạo đức cao thƣợng sống không làm khổ
mình, khổ ngƣời và khổ tất cả chúng sanh; một đạo đức cao quý tuyệt vời làm chủ đƣợc sanh, già, bệnh, chết và
chấm
dứt tái sanh luân hồi; một
đạo
đức biến cuộc sống
loài ngƣời ở
thế gian này
thành cõi Thiên
đàng, Cực lạc.
Nói đến đạo đức nhân bản – nhân quả là phải dẹp bỏ tha
lực, nếu còn cầu cúng, tế lễ, cầu phƣớc, cầu tự, cầu an, cầu
siêu, v.v... là đi ngƣợc lại đạo đức nhân bản – nhân quả
của Đạo Phật và con ngƣời sẽ sống trong ảo tƣởng, mê
tín và lạc hậu. Đạo Phật là đạo tự
lực, nên Đức Phật khuyên
các
đệ tử của mình: “Hãy tự
mình
thắp
đuốc lên mà đi, Ta
chỉ là người hướng đạo, không thể đi thay cho các con
được”.
Vì tự mình phải
thắp đuốc lên mà đi, nên Phật Giáo phải xây
dựng một nền tảng đạo đức nhân bản – nhân quả
vững
chắc cho ngôi nhà thiền
định. Cho nên thiền
định của Phật Giáo mới đƣợc gọi là “Chánh định”, bởi chánh
định có một nội lực giúp cho chúng ta làm chủ thân tâm, tự tại
trong
sự sống chết nhƣ bài
kệ
trên đã nói.
GIỚI LUẬT CỦA PHẬT GIÁO
LÀ
PHÁP TU TẬP CĂN
BẢN ĐỂ THOÁT KHỔ
Hỏi : Kính thưa Thầy, tại sao tu sĩ Phật giáo hiện giờ không giữ gìn giới luật, sống phi giới luật, sống bẻ vụn giới luật. Như vậy con đường tu của họ sẽ đi về đâu? Và có ích lợi gì cho kiếp sống tu hành của
họ?
Người tu sĩ giữ gìn giới luật nghiêm túc, sống
đúng
Phạm hạnh, thiểu dục tri túc,
phòng
hộ các căn đầy đủ,
con
đường tu của họ sẽ đi về đâu? Và có ích lợi gì cho kiếp sống của họ?
Con cúi mong Thầy
chỉ dạy để cho chúng con được rõ.
Đáp
: Nhƣ Thầy đã dạy giới luật là một pháp môn tu hành
của đạo Phật, chứ không phải là pháp luật của một quốc gia.
Cho nên các bộ giới luật do các Tổ biên soạn thành
một bộ pháp luật của Phật giáo hơn là một pháp môn tu
tập để tâm đƣợc vô
lậu.
Pháp môn giới luật cùng với pháp môn Thiền định
và
pháp
môn Trí tuệ, gọi
chung có tên là “Tam Vô Lậu Học” “GIỚI – ĐỊNH – TUỆ”.
Tam
Vô Lậu Học là ba pháp môn tu tập không còn lậu
hoặc, tức là ba cấp tu tập trong tám
lớp học sẽ chấm dứt
đau
khổ của kiếp ngƣời hay nói cách khác là làm chủ
sanh, già, bệnh, chết của đạo
Phật.
Ba pháp môn vô lậu này, kỳ thật chỉ là ba cấp học
đạo
đức duy nhất của Phật giáo, nên nó đƣợc chia ra làm ba giai đoạn tu tập: Giới,
Định, Tuệ.
Ba cấp học
này
chỉ có giới luật là cấp học quan trọng nhất
và tu tập khó nhất trên đƣờng tìm
cầu đạo giải thoát theo
đạo Phật.
Bởi thế, ngƣời nào tu hành mà không giữ gìn giới luật không tu giới luật, không sống đúng giới luật, thì có tu
suốt
đời cũng tu chẳng
tới
đâu, chỉ còn tu danh, tu lợi, tu tƣởng, tu
chùa to Phật lớn mà thôi (chẳng bao giờ có giải
thoát thật sự).
Nếu không tu giới luật
mà
tu định, thì Thiền định đó là tà
thiền, định tƣởng.
Nếu không tu giới luật mà tu trí tuệ
thì trí tuệ đó là tà
tuệ, kiến giải, tƣởng giải, là trí tuệ tích lũy
nhai
lại bã mía của ngƣời xƣa,
thêm râu, thêm ria, vẽ rắn thêm chân.
Từ xƣa đến giờ
các Tổ chỉ lặp đi, lặp lại lối mòn của nhau, chỉ dùng từ hiện đại cho lạ tai mà thôi, chứ lối mòn vẫn là lối mòn,
không
thể nào lối mòn là đƣờng lớn đƣợc.
Nhƣ trên Thầy đã dạy giới luật là pháp môn quan trọng
nhất
trong Tam Vô Lậu Học. Cho nên vì lợi ích chúng sanh, vì muốn thoát ra sự đau khổ của kiếp ngƣời đức
Phật đã dạy: “Vì hạnh phúc, vì lòng thương tưởng đệ tử, những việc ấy Ta đã làm xong, vì lòng
thương tưởng Ta đã
dạy các ngươi”.
Đây là một bài kinh mà Đức Phật đã khéo nhắc nhở cho các
vị Tỳ
Kheo tu tập giới luật, vì giới luật rất quan trọng trên đƣờng cầu đạo giải thoát.
Bài kinh “Ước Nguyện” Trung Bộ tập 1 trang 79 Phật dạy: “Này các Thầy Tỳ Kheo, hãy sống đầy đủ giới hạnh, đầy đủ giới bổn, sống
phòng hộ với sự phòng hộ của giới bổn, đầy
đủ oai nghi
chánh hạnh, thấy sự nguy hiểm trong các lỗi nhỏ nhặt,
chân chánh lãnh thọ
và học tập các
học giới”.
Đoạn kinh này là lời dạy khuyên nhắc nhở của đức Phật thấm thía vô cùng, một lời khuyên từ cõi lòng vì thƣơng tƣởng chúng sanh đang sống trong cảnh khổ mà chẳng
biết đƣờng nào ra. Trên thế
gian này chỉ còn có con đƣờng duy nhất để tu tập, thoát ra sự đau khổ của kiếp ngƣời
“Giới, Định, Tuệ”. Không thể còn có con đƣờng thứ hai nào
khác
đƣợc nữa .
Biết rất rõ điều này, trên bƣớc đƣờng tầm sƣ học đạo. Ngài
đã sáu năm gian khổ, nhƣng vẫn không tìm ra con đƣờng giải thoát. Bốn mƣơi chín ngày dƣới cội bồ đề
trầm
tƣ và nhập Tứ Thánh
Định, chứng Tam Minh. Ngài đã tự tìm ra chân pháp, chân
pháp
ấy là thầy của Ngài, đã dẫn đƣờng Ngài đi đến đích, thoát khỏi sanh già, bệnh, chết và chấm dứt luân hồi.
Chân pháp ấy là gì?
Chân
pháp ấy là “Giới,
Định, Tuệ”. Ngài luôn luôn nhắc nhở chúng ta với lòng yêu thƣơng tha thiết đối với chúng
ta nhƣ con một: “Hãy sống đầy đủ giới hạnh, đầy đủ giới
bổn, sống phòng hộ
với sự phòng hộ
của
giới bổn, đầy đủ uy
nghi chánh hạnh, thấy sự nguy hiểm trong những lỗi nhỏ
nhặt, chân chánh lãnh thọ và
học
tập các học giới”.
Thế mà ngƣời tu sĩ Phật giáo hiện giờ lại xem thƣờng giới
luật, oai nghi chánh hạnh không có, xem thƣờng trong các lỗi nhỏ nhặt, phạm giới
không biết xấu hổ, chẳng bao giờ
lấy giới phòng hộ sáu căn, sống
ăn
uống phi thời, Tăng Ni Tu Sĩ nam nữ kề cận chẳng biết đó là tai họa khổ đau, chẳng
biết
đó là con đƣờng sanh tử luân hồi.
Bài kinh Ƣớc Nguyện, đức Phật đã xây dựng nó trên nền tảng
đạo đức nhân bản - nhân quả. Ngài không dạy chúng ta cầu nguyện mà dạy
chúng ta ƣớc nguyện.
Muốn ƣớc nguyện đƣợc thành tựu sở nguyện thì phải sống
đúng
giới luật, giới luật là thiện pháp, do nhân thiện pháp thì chuyển đƣợc ác pháp. Vì thế do nhân thiện pháp thì quả
của
thiện pháp là
ƣớc nguyện của
chúng
ta viên mãn.
Ví dụ: Một ngƣời có bệnh tật, tai nạn xảy
đến hoặc tai nạn
bệnh tật chƣa xảy đến nhƣng ƣớc nguyện bệnh tật tai nạn sẽ chấm dứt và bệnh tật tai nạn sẽ không xảy ra, thì ngƣời
ấy phải sống đầy đủ giới hạnh, đầy đủ giới bổn, sống phòng hộ với sự phòng hộ của giới bổn, đầy đủ uy nghi
chánh hạnh, thấy sự nguy hiểm
trong các lỗi nhỏ nhặt, chân chánh lãnh thọ
và học tập các học giới, thì ƣớc nguyện sẽ
thành tựu.
Nếu ai giữ gìn giới luật
đúng
nhƣ vậy thì tai nạn, bệnh tật sẽ qua và không xảy đến.
Nhƣ vậy
Ngài đã dạy chúng
ta tu tập giải thoát trên nền tảng đạo đức nhân bản - nhân quả,
lấy hành động thiện làm
gốc, diệt trừ mọi hành động ác và lòng
ham
muốn.
Trong
bài kinh Ƣớc Nguyện, Đức Phật dạy:
“Mong rằng ta được mọi người thương mến, yêu quý, cung
kính, và
tôn trọng”.
“Mong rằng
ta được các vật dụng đầy
đủ không thiếu
hụt”.
“Mong rằng những người bố thí cúng dường các vật dụng
sẽ được quả
báo và lợi ích lớn”.
“Mong rằng những bà con huyết thống với ta, khi bệnh tật
tai nạn chết,
mệnh chung với tâm hoan hỷ, an lạc, được quả
báo và lợi ích lớn”.
Trên đây là
những ví
dụ
ƣớc nguyện
trong bài
kinh, muốn
đƣợc toại nguyện cho
mình cho ngƣời thì chỉ tu tập và giữ gìn giới luật nghiêm túc.
Kinh Phật đã dạy nhƣ vậy, thế mà kinh sách
Đại Thừa
lại dạy cúng tế, cầu khẩn, tụng kinh, niệm chú, niệm Phật,
cầu
an, cầu siêu để đƣợc tai qua nạn khỏi, bệnh tật tiêu trừ
(do chư Phật, Bồ Tát từ bi gia hộ).
Kinh sách Đại
Thừa lối dạy tu
tập đều cầu tha lực, (Tam
bảo gia hộ) cho đến những ƣớc nguyện cho mình, cho ngƣời đều
dựa vào tha lực. Còn ngƣợc lại kinh
sách
Nguyên Thủy dạy tự lực. Muốn lợi mình lợi ngƣời thì
ngƣời ấy phải tự mình tận lực sống đúng giới hạnh, nói cách khác là phải sống
đúng
thiện pháp không đƣợc sống trong
ác pháp.
Nói chung đức
Phật dạy, con ngƣời muốn có cuộc
sống
an vui, hạnh phúc thì phải
sống
có đầy đủ đạo đức không làm
khổ mình, khổ ngƣời, thì đƣợc toại nguyện mọi
điều.
Đọc qua bài kinh Pháp Môn Căn Bản ta thấy rõ Phật giáo
không
đi
nhẩm lại lối mòn của các tôn giáo khác, tự mình vạch ra một lối đi độc
đáo,
tự lực, cụ thể không mơ hồ,
chính xác
để
giải quyết kiếp sống con ngƣời, thoát ra mọi cảnh khổ, tạo thế gian,
có
cuộc sống con ngƣời thành một
cõi Thiên Đàng, Cực Lạc.
Để chiến thắng sự ƣa thích dục lạc thế gian, sự không ƣa
thích, sự bất toại nguyện, sự khiếp đảm và sợ hãi, Phật
dạy:
“Này các Tỳ Kheo, nếu Tỳ
Kheo có ước nguyện: Mong rằng ta nhiếp
phục
lạc và bất lạc, chứ không phải lạc
và
bất lạc nhiếp phục ta. Mong rằng ta sống luôn luôn
nhiếp phục lạc và bất lạc được khởi lên. Mong
rằng ta nhiếp phục khiếp
đảm và sợ hãi chớ sợ hãi không nhiếp phục ta. Mong rằng ta sống luôn luôn nhiếp phục khiếp đảm và sợ hãi được
khởi lên
nơi
Tỳ Kheo, Tỳ kheo ấy “phải thành tựa viên mãn
giới
luật, kiên trì nội tâm tịch tĩnh không gián đoạn thiền định (tỉnh thức) thành tựu quán hạnh (vô lậu) thích sống
tại các trụ xứ
không
tịch
(độc cư).”
Lời dạy trên đây rất cụ thể cho ngƣời tu, muốn nhiếp phục tâm ham muốn và sợ hãi thì chỉ có giới
luật
và bốn pháp định, Định Chánh Niệm
Tỉnh
Giác, Định Niệm
Hơi Thở (không gián đoạn thiền định) nội tâm
tịch
tĩnh (Định Sáng Suốt) thành tựu quán hạnh (Định Vô Lậu) thích sống
tại các trụ xứ không
tịch (độc cƣ).
Trong
bài kinh Ƣớc Nguyện đức Phật dạy
nhập Bốn
Thánh Định rất rõ
ràng
và dễ dàng không
có khó khăn.
Vì muốn nhập Bốn Thánh Định này không
khó
khăn, không có ức chế tâm
nhƣ các nhà học giả kiến giải dạy ra. Chỉ
cần sống đúng giới hạnh và tu tập các pháp Tứ Chánh
Cần, Tứ Niệm Xứ để xả tâm cho thật sạch (không còn
tham sân, si, mạn, nghi) nữa, thì chỉ ra lệnh nhập thiền
định nào
thì nhập ngay thiền
định ấy.
“Này các Thầy Tỳ Kheo, nếu Tỳ Kheo
có ước nguyện: Mong rằng, Tỳ Kheo ý muốn, không khó khăn, không có mệt
nhọc, không có phí
sức, ta chứng được bốn thiền thuộc tăng
thượng tâm hiện tại lạc trú, Tỳ Kheo ấy phải thành tựu viên
mãn giới luật kiên trì nội tâm tịch tĩnh (Sáng Suốt Định) không gián đoạn thiền
định
(Thân Hành Niệm Nội Ngoại)
thành tựu quán hạnh (Định Vô Lậu) thích sống tại các trụ xứ không tịch (độc cư)”.
Nếu ngƣời nào muốn tu tập thiền định của
đạo
Phật nhập
Bốn Thánh Định,
làm chủ sanh, già,
bệnh, chết, không có khó khăn chỉ cần thành
tựu
viên mãn giới luật, tức là sống đúng
giới luật.
Xét ra từ khi đức Phật nhập diệt đến giờ, không có ai nhập đƣợc Bốn Thánh Định, chỉ vì không thành tựu viên
mãn
giới luật.
Nếu đã có ngƣời nào viên mãn đƣợc giới luật sống đầy
đủ chánh hạnh thì Phật pháp đâu bị ngoại
đạo biến thể nhƣ ngày nay và nhƣ thế
này. Phật giáo ngày nay đã trở thành một tôn giáo hỗn tạp mang đủ thứ pháp môn của ngoại
đạo
(84 ngàn pháp môn) mà còn tự xƣng những danh từ
ngã mạn cống cao
(Đại
Thừa, Tối Thƣợng Thừa v.v..)
Nhƣ trên Phật đã
dạy trong bài kinh Ƣớc Nguyện. Từ đức
hạnh làm ngƣời, sống không làm khổ mình, khổ ngƣời và khổ chúng sanh. Để đem lại sự giải thoát, an lạc, hạnh phúc cho nhau trên hành tinh này thì “Hãy
sống đầy đủ giới hạnh, đầy đủ giới
bổn,
sống phòng hộ sáu căn với sự phòng hộ
của
giới bổn, đầy đủ oai
nghi
chánh hạnh, thấy sự nguy hiểm trong các lỗi nhỏ nhặt, chân chánh lãnh thọ và tu học các học giới thì
được
toại nguyện,
mãn nguyện làm người có đạo đức đầy đủ”.
Nếu muốn
thành tựu những đức hạnh của bậc Thánh nhân và thực hiện thiền
định làm chủ sự sống chết của bậc chân nhân mà ngƣời đời thƣờng hay ƣa thích tu thiền
định,
nhƣng không biết thiền định nào đúng sai cứ nghe
thiền định là cứ tu, nhắm mắt tu bừa, tu không suy nghĩ đúng sai phải trái, đã mất công sức tu hành lại còn mất tiền mất của, bỏ đời sống thế gian, bỏ vợ, bỏ con, bỏ cha,
bỏ
mẹ, bỏ thân bằng quyến thuộc
v.v... Chỉ vì muốn thoát khỏi mọi sự đau khổ của cuộc đời, để trở
thành bậc Thánh
nhân, nhƣng lại tu sai đƣờng, Thánh nhân đâu không
thấy, giải thoát đâu không thấy, ngẫm lại cuộc đời mình
mà
đau lòng, bị các nhà tôn giáo lừa đảo mà không dám nói ra, ngậm miệng tự an ủi mình, phải tu nhiều kiếp, kiếp này chƣa xong thì kiếp khác tu nữa, Phật Thích Ca ngày
xƣa còn tu vô lƣợng kiếp mới thành Phật, câu này là câu an ủi nhất của những ngƣời bị lừa đảo, tu
lạc tà pháp, họ
muốn hy vọng
hão
huyền để mà
hy vọng, để mà sống.
Nhƣng trong bài kinh Ƣớc Nguyện Phật dạy tùy theo ý
muốn, không có
khó khăn, không
có
mệt nhọc, không có phí sức, ta chứng đƣợc bốn thiền, thuộc tăng thƣợng tâm hiện
tại lạc trú là từ “Giới – Định – Tuệ ”.
Nhƣ vậy thiền định tu tập đâu có khó khăn gì, thế mà
ngƣời tu
thiền thời nay
lại tu quá khó khăn,
tu mãi từ hai ba chục năm, nhƣng không thành tựu. Các Tổ nhƣ Ngài
Đại An 12 năm, Diệu Cao Phong 30 năm mà chỉ có triệt ngộ những công án mà thôi, còn làm chủ sanh tử thì chẳng biết gì, tâm
sân hận thì vẫn còn cao ngút. Giải thoát đâu
không thấy, làm
chủ sanh, già, bệnh, chết đâu không thấy,
chỉ thấy đƣợc mồm mép bén nhạy đối đáp nhƣ gió thổi (cơ phong). Còn một số ngƣời nữa lại tu vào các loại thiền khác, xuất hồn, Khí công, Yoga, Mật Tông luyện bùa,
niệm chú, bắt ấn v.v... Biến các tu sĩ này thay vì tu giải thoát
họ lại tu để làm thầy trị bệnh, trừ tà, ếm quỷ hoặc tập
luyện dƣỡng sinh, tức là thiền định biến thái thành
phƣơng pháp ngừa bệnh.
Thiền định thời nay biến dần thành phƣơng pháp ngừa bệnh (dƣỡng sinh) chứ đâu còn là thiền định làm chủ sự
sống chết nhƣ thời đức Phật.
Nhìn sự tu hành của Phật giáo hiện giờ, ta rất buồn cƣời
thiền định của Phật thì
dẹp qua không tu, mà lại tu thiền của ngoại đạo, chỉ vì thiền của ngoại đạo không có giới luật nghiêm túc, đời sống theo dục lạc dễ dàng, ăn uống
ngủ
nghỉ phi thời.
Do đó tu mãi không kết quả, chạy sang tu các pháp môn
khác nhƣ Tịnh Độ “vừa tu Thiền vừa niệm Phật” nhƣ các
Tổ Vĩnh Minh, Vân Thê, Từ Vân v.v...
Có ngƣời chuyển sang Tịnh Độ hẳn chuyên ròng niệm
Phật cầu vãng sanh Cực Lạc nhƣ Tổ Tông Bổn, Khánh
Anh, Thiện Hoa, Thiện
Hòa v.v...
Có ngƣời chuyển sang vừa tu Tịnh Độ cầu vãng sanh vừa
tu Mật
Tông; có ngƣời lại chuyển sang qua hẳn Mật
Tông,
chuyên ròng
niệm
chú, bắt ấn.
Có
ngƣời tu Tịnh
Độ lâu ngày
chẳng thấy
kết quả gì chuyển qua tu Thiền Tông, lại cũng có ngƣời tu Mật Tông
lâu ngày chẳng thấy linh ứng chuyển qua tu Thiền Tông.
Họ chuyển qua pháp môn này, chuyển
lại pháp môn kia tu
mãi
từ đời này sang đời khác chẳng ra gì, vẫn chết trong
đau
khổ và còn đau khổ hơn ngƣời thế
gian.
Hiện giờ ngƣời ta tu theo Phật Giáo Đại Thừa, cứ chạy
theo ba pháp môn Thiền,
Tịnh, Mật và chuyển qua chuyển
lại tu tập, cứ thế tu tập cho
đến bây giờ chẳng ai tu đến đâu, cứ
loanh quanh, lẩn
quẩn trong vòng lẩn
quẩn, loanh quanh.
Có ngƣời tu các loại tà thiền Yoga, xuất hồn lại rơi vào trạng thái Định tƣởng; có ngƣời tu Thiền Đông
Độ rơi vào Pháp tƣởng nên gọi là
triệt ngộ.
Tịnh Độ Tông thì rơi vào sắc,
thanh tƣởng thấy cảnh giới
Tây Phƣơng, Phật Di Đà và Thánh chúng, thấy hoa sen
thấy tên họ đƣợc đăng ký trên hoa sen và thấy ánh sáng hào quang,
nghe Phật Di Đà thuyết pháp v.v.... Đó toàn là sắc thanh tƣởng.
Mật Tông thì rơi vào Tha tâm tƣởng, nên biết chuyện quá khứ vị lai
khiến cho mọi ngƣời quá nể phục và
thƣờng làm
trò ảo thuật (thần thông) lừa
đảo ngƣời.
Tất cả những sự việc đã xảy ra khiến cho ngƣời tu tƣởng mình đã
chứng đạo,
nên
trong
kinh
Pháp
Môn Căn Bản Phật dạy: “Tất cả những kết quả đó là tưởng tri chứ không
phải thực chứng
giải
thoát (liễu tri)”.
Bởi vậy, một
ngƣời tu
tìm cầu sự giải thoát mà không sống
đầy
đủ giới hạnh, đầy đủ giới bổn, sống
không phòng hộ sáu căn với sự phòng hộ của giới bổn, không đầy đủ oai
nghi chánh hạnh, không thấy sự nguy hiểm
trong các lỗi nhỏ
nhặt,
không
chân chánh lãnh thọ và tu học các học
giới, thì dù tu ngàn đời Thiền, Tịnh, Mật cũng chẳng đi
đến đâu, chỉ
uổng phí một đời tu hành mà thôi, rồi cũng
chạy theo danh, lợi, buôn Phật, bán Pháp mà sống, sống trong cách thức lừa đảo
tín đồ để ngồi mát ăn bát vàng.
Thần thông của ngoại đạo do dùng tƣởng tu tập nhƣ:
Yoga, Mật Tông, Khí công, Nội công v.v… Do
dùng
tƣởng tu tập nên có thần thông mà tâm dục chƣa diệt, ác pháp chƣa trừ, nên dễ sa ngã trong nữ sắc, danh, lợi thế gian v.v... Do sa ngã nữ sắc, danh, lợi thế gian nên thần thông mất dần.
Vì vậy có nhiều vị giáo chủ mới xuống núi, thanh sắc
đầy đủ,
uy nghi
chánh hạnh
nghiêm trang
khiến cho mọi
ngƣời ai cũng kính nể lại có thần thông kêu mây, hú gió, sai
binh, khiển tƣớng, sái đậu thành binh, tàng hình, biến
hóa,
đi trên nƣớc lửa nhƣ đi trên đất bằng, ngồi trên hƣ không nhƣ thuyền nổi trên nƣớc, đi xuyên qua vách đá, chôn dƣới đất mà vẫn sống, đi trong hƣ không nhƣ chim
bay v.v…
Những hành động
trên
đã khiến
cho
mọi ngƣời kính
trọng
đem dâng cúng của cải, tài sản và ngay cả sắc đẹp không
có vật gì mà họ
tiếc.
Thử hỏi, thần thông nhƣ vậy để làm gì, có ích lợi gì cho
loài ngƣời đâu? Chỉ là
một trò ảo thuật cho ngƣời ta xem
chơi mà thôi, để cám dỗ những ngƣời nhẹ dạ, ham mê thần
thông, chứ không thể lƣờng gạt những ngƣời đệ tử
Phật đƣợc.
Chỉ có một hành động lừa đảo gạt ngƣời, một vị đạo sƣ chỉ
dùng
một tờ báo nấu sôi một nồi nƣớc đã làm cho mọi ngƣời kính nể. Nấu sôi một nồi nƣớc chỉ có một tờ báo,
hành
động đó ích lợi gì
cho con ngƣời ở thế gian. Vậy mà
mọi ngƣời vô minh đều kính phục.
Các vị giáo chủ loại này tâm dục chƣa trừ, ác pháp chƣa
diệt, nên khi thấy của cải, tài sản, sắc đẹp thì ham thích
nên lần lần sa
ngã
và thần thông
tƣởng tiêu mất.
Cho nên thỉnh thoảng báo chí Công an phát giác
ra đăng tin, vị giáo chủ này, vị giáo chủ kia, ông đạo này ông
đạo kia
làm
chuyện lừa đảo
tín đồ nhẹ dạ.
Ngƣợc lại thần thông của đạo Phật, không do tu tƣởng mà có, chỉ dùng pháp hướng như lý đạo tác
ý,
để ly dục, ly ác
pháp, diệt ngã xả tâm, đoạn dứt tâm tham, sân, si, mạn,
nghi cùng diệt sạch thất
kiết sử. Do tu tập đoạn dứt những điều này mà tâm đƣợc thanh tịnh. Nhƣng, phải biết rõ, muốn dùng pháp hƣớng tâm nhƣ lý tác ý có hiệu quả, thì phải sống đúng giới luật, lấy giới luật phòng hộ sáu căn,
sống
đời sống thiểu dục tri túc, oai nghi tế hạnh hẳn hòi, đi đứng trang nghiêm, đức hạnh trọn vẹn, không hề sai sót một lỗi nhỏ.
Thần thông của đạo Phật là thần thông vô dục, vô ác pháp. Ngƣời tu sĩ đạo Phật, phải biết rõ, vô dục vô ác
pháp chỉ do nhờ có giới luật, mới diệt trừ đƣợc dục và ác
pháp, nên trong kinh
Ƣớc Nguyện
Phật
dạy: “Nếu
Tỳ
Kheo có ước
nguyện: Mong rằng ta chứng được
các loại thần thông, một thân ta
hiện
ra nhiều thân, nhiều thân ta hiện ra một thân ta hiện hình tất cả các loài vật, biến hình đi ngang qua vách qua thành, qua núi đá như đi ngang qua hư không; ta độn thổ trồi lên ngang qua đất liền như ở trong nước; ta đi trên nước
không chìm như trên đất liền, ta
ngồi
kiết già đi trên hư không như con chim; với bàn tay
ta chạm và rờ mặt trăng và
mặt
trời, những
vật
có đại oai lực,
đại oai thần như vậy ta có thể, thân ta có thần thông bay cho đến Phạm Thiên.
Muốn được vậy Tỳ Kheo, hãy sống đầy
đủ giới hạnh, đầy đủ giới bổn, sống phòng hộ sáu căn với sự phòng hộ của
giới
bổn đầy đủ oai nghi chánh hạnh, thấy sự
nguy hiểm trong các lỗi nhỏ nhặt,
chân chánh lãnh thọ và
tu học các
học
giới.”
Qua bài
kinh Ƣớc Nguyện đối với
đạo Phật,
ta
muốn
những gì để đạt đƣợc kết quả theo ý muốn của mình, thì đều phải thực
hiện
tu tập và sống đúng giới luật
đó
là một nền tảng vững
chắc của đạo Phật, một nền tảng đạo đức
thật sự của loài ngƣời. Nếu ai bỏ nền tảng đạo đức vững
chắc
này,
dù tu tập có tu đúng thiền định của đạo Phật thì
cũng
trở
thành tà thiền, tà
định.
Tại
sao vậy?
Tại vì, khi
đã lìa
khỏi pháp môn căn bản của
đạo
Phật, tức
là giới luật, một pháp
môn
đầu tiên trong ba pháp môn vô
lậu “Giới, Định,
Tuệ” thì ngƣời đó dù có tu theo đạo Phật,
nhƣng vẫn là tu tà đạo.
Bởi vậy, nhìn tu sĩ Phật giáo hiện
giờ, biết Phật giáo suy
hay
thịnh, mất hay còn. Không phải ở số đông tu sĩ Phật
giáo, không phải ở chỗ
Phật giáo đƣợc chấp nhận là quốc giáo;
không phải Giáo Hội Phật Giáo đƣợc tổ chức nhƣ một
quốc gia có tổ chức hẳn hoi, có các trƣờng học từ sơ, trung, cao đẳng để tu sĩ học tập có cấp bằng cử nhân, tiến sĩ .v.v... Cũng không phải ở chỗ xây cất chùa to, tháp lớn, kiến trúc kiên cố vĩ đại mà ở chỗ tu sĩ phải sống đầy đủ
giới hạnh, đầy đủ giới
bổn
sống phòng hộ sáu căn với sự phòng hộ
giới bổn, đầy đủ uy nghi chánh hạnh,
thấy sự nguy hiểm trong các lỗi nhỏ nhặt. Nói tóm lại vị Tỳ Kheo phải giữ gìn giới luật nghiêm
túc thì Phật giáo mới còn và
hƣng thịnh, còn chúng
Tỳ Kheo phá giới thì Phật giáo mất
và không hƣng thịnh.
Lời di chúc năm
xƣa của đức Phật còn vang mãi trong tai
chúng ta “giới luật còn là Phật Giáo còn, giới luật mất là Phật
Giáo mất.”
Hỡi quý vị Tăng,
Ni và Cƣ Sĩ ! Quý vị có muốn Phật giáo trƣờng tồn
với
loài ngƣời trên
hành
tinh này chăng? Hay để
cho Phật giáo mai một
suy
tàn chìm mất trong lớp bụi mù dày đặc của tà pháp ngoại
đạo
(Đại Thừa) đang phủ trùm che khắp.
Nếu muốn Phật giáo đƣợc trƣờng tồn và hƣng thịnh mãi mãi đem
lại hạnh phúc an vui cho loài ngƣời và mọi ngƣời trên hành tinh này
không còn làm
khổ mình, khổ ngƣời nữa, thì ngƣời cƣ sĩ
đệ tử Phật tại gia hãy giữ gìn giới luật của ngƣời cƣ sĩ mà đức Phật đã dạy phải nghiêm túc khi thọ Tam quy, Ngũ giới và Thập thiện,
phải lấy nó phòng
hộ cuộc sống của mình, giữ gìn đầy đủ oai nghi chánh hạnh, thấy sự nguy hiểm trong các lỗi nhỏ nhặt, không
làm khổ mình khổ ngƣời thì Phật giáo sẽ còn với quý vị,
với loài ngƣời trên hành tinh này.
Còn Tỳ Kheo Tăng và Tỳ Kheo Ni đệ tử xuất gia của đức
Phật, nếu
muốn
Phật
giáo đƣợc trƣờng tồn,
làm ngọn
đuốc sáng soi đƣờng đạo đức
cho mọi ngƣời trên quả địa
cầu
này và để có hƣớng đi tìm chân lý giải thoát, thoát khỏi kiếp sống khổ đau của loài ngƣời và cũng chính ngay
bản
thân của quý
vị. Quý vị có muốn làm chủ bốn sự khổ đau sanh,
lão, bệnh, tử đang
tấn công quý
vị hằng giây, hằng phút
không? Nếu quý vị lơ đễnh thì ôi hô ! uổng một
kiếp ngƣời.
Nếu muốn làm chủ bốn sự khổ đau này thì quý vị đã thọ cụ túc giới phải nghiêm
chỉnh sống đầy đủ giới hạnh đầy đủ giới bổn, không nên
bẻ vụn giới luật nhƣ các
Tổ đã làm mà quý
vị đang chịu ảnh hƣởng rất nặng,
sống
phá giới.
Quý vị
hãy
bỏ xuống
những gì của các Tổ mà phải trở lại
sống
đúng nhƣ Phật, sống phòng hộ sáu căn với sự phòng hộ của giới
bổn,
phải
đầy đủ oai nghi chánh hạnh, thấy nguy hiểm trong các lỗi nhỏ nhặt, chân chánh lãnh thọ và tu học các học giới.
LỜ I P H ẬT DẠ Y
VƢỢT DÕNG SANH TỬ
“Ý muốn qua dòng sanh tử
mà không tu tập theo pháp cấm giới” thì bị Ma Ba Tuần chiếm phần tiện lợi, đó là theo con
đường đi tìm cầu Niết Bàn mong được giải thoát trọn
không đạt kết quả, tự tạo tội lỗi và nghiệp báo cho mình, lại còn
làm cho người khác đắm chìm trong tội lỗi
và
nghiệp khổ.” (Tăng Nhất A Hàm tập 4 trang 179).
CH Ö GIẢ I:
Hầu hết tu sĩ và
cƣ sĩ hiện giờ không giữ gìn giới luật
nghiêm
chỉnh, nên bị Ma Ba Tuần xỏ mũi. Cho nên nhìn
trƣớc, nhìn sau chúng ta chƣa thấy có một vị tu sĩ nào tu chứng quả
A La Hán, chỉ là nói vọng ngữ
khéo che đậy
theo kinh sách Đại Thừa “Vô
sở đắc” hoặc “còn thấy mình
tu chứng là chƣa chứng” hoặc “tu vô lƣợng kiếp”. Đó là
những lối nói để lừa đảo tín đồ bằng tƣởng giải nghĩa lý kinh sách.
Ngƣời tu hành nào cũng mong cầu sự giải thoát
để ra khỏi bốn sự đau khổ của cuộc đời, nhƣng lại gặp giáo pháp Đại
Thừa
phá giới, bẻ vụn giới, nên tu
sĩ và cƣ sĩ
thời nay không có một Sƣ Thầy nào giới hạnh nghiêm chỉnh, chỉ toàn chạy theo dục ăn, dục ngủ, dục danh, dục lợi, dục
chùa to, vật chất nhiều, v.v... Muốn giải thoát
mà
không ly dục ly ác pháp thì làm sao giải thoát đƣợc. Phải không hỡi
các
bạn?
Không giữ giới thì Ma Ba Tuần chiếm phần tiện lợi. Ma
Ba
Tuần
chiếm phần tiện
lợi
là gì?
Không giữ giới Ma Ba Tuần chiếm phần tiện lợi có nghĩa là không giữ giới thì tâm tham, sân, si lẫy lừng. Ngƣời tu
hành mà không giữ giới thì đâu khác gì là ngƣời thế tục. Đi
tu nhƣ vậy chỉ phí uổng một cuộc đời, chẳng làm
ích lợi gì cho mình cho ngƣời, cho
gia đình và
xã hội.
Ngƣời đi tu mà không giữ giới luật thì theo lời dạy trên đây:
“Tự tạo tội lỗi và nghiệp báo cho mình, lại còn làm cho người khác đắm chìm trong tội lỗi và nghiệp khổ”. Đúng
vậy, đi tu mà không giữ gìn giới luật là tự tạo tội lỗi. Tạo
tội lỗi
là tạo thành nghiệp
báo đời này
sang đời khác không bao giờ dứt, không những cho riêng mình mà còn
cho
những
ngƣời khác nữa.
Ngƣời tu hành không giữ gìn giới luật thì oai nghi tế hạnh của vị chân
tu Thánh Tăng, Thánh Ni, Thánh Cƣ Sĩ không
bao
giờ có. Giới luật đức
hạnh Thánh Tăng, Thánh Ni,
Thánh Cƣ Sĩ
không có thì lấy gì làm
gƣơng cho tín đồ theo đó mà tu hành. Cho nên đoạn
kinh này dạy: “Lại còn làm
cho
người
khác
đắm chìm trong tội lỗi và
nghiệp khổ ”.
Lời dạy này rất đúng các
bạn
ạ! Các bạn có thấy không,
các Thầy Đại Thừa và Thiền Tông
không giữ gìn giới luật
nghiêm chỉnh nên đệ tử của họ (cƣ sĩ và tu sĩ) cũng xem
thƣờng giới luật Phật, phạm giới,
phá giới, bẻ vụn giới (ăn
uống, ngủ nghỉ phi thời, cất giữ tiền bạc, sống ƣa thích tụ tập nói chuyện) chẳng có một ngày sống độc cƣ. Họ sống nhƣ ngƣời thế gian chỉ có khác là chiếc áo cà sa với chiếc đầu cạo trọc, chứ cũng danh, cũng lợi, cũng xe hơi, nhà cao cửa rộng, chùa to Phật
lớn, v.v... Đó là do các
thầy không giữ gìn giới luật nghiêm
chỉnh nên các đệ tử của họ đắm chìm trong
tội lỗi và nghiệp khổ.
Thấy gƣơng hạnh xấu này, nếu chúng ta quyết tu theo
Phật Giáo thì hãy tránh xa họ. Tránh xa để làm
gƣơng tốt
cho tín đồ hay nói
cách khác là đệ tử của
mình, để họ không bị tội lỗi và nghiệp khổ. Có phải
nhƣ vậy không các
bạn?
Xin các bạn vui lòng
đọc
kỹ đoạn kinh này thì mới rõ lời răn dạy đối với tu sĩ Phật Giáo hiện nay rất đúng: “Ý muốn qua
dòng
sanh tử mà không tu tập theo pháp cấm giới”. Ngƣời tu sĩ nào cũng muốn tìm tu để vƣợt thoát
sanh
tử, nhƣng giới luật lại vi phạm. Vi phạm giới thì tâm
không
bao
giờ ly dục ly ác pháp nhƣ trên đã nói. Không ly
dục
ly ác pháp thì làm sao tìm cầu Niết Bàn đƣợc, phải
không các
bạn? Cho nên lời Phật
dạy
rất đúng: “Bị Ma Ba Tuần
chiếm phần tiện lợi,
đó là theo con đường đi tìm cầu
Niết Bàn mong
được
giải thoát trọn không đạt
kết quả”.
Tìm
cầu
giải thoát không đƣợc lại tự tạo tội lỗi rất lớn làm
cho
mình cho ngƣời chìm đắm trong biển
sanh
tử luân hồi, nhƣ kinh dạy: “tự
tạo tội lỗi và nghiệp báo cho mình, lại
còn
làm cho người khác đắm chìm trong tội lỗi và nghiệp khổ ”. Nhƣ vậy các
Thầy
tu theo Đại Thừa và Thiền Tông phạm giới, phá giới thật đáng trách vì làm cho Phật Giáo
suy đồi, diệt mất chánh pháp của Phật: “Giới luật còn là Phật
Giáo còn, giới luật mất là Phật Giáo mất” và cuối
cùng đánh mất nền đạo đức nhân bản – nhân quả của loài
ngƣời.
XÁC ĐỊNH
CÁC
PHÁP TU TẬP
LỜ I P H ẬT DẠ Y
1- Nhất tâm là định
2- Bốn niệm xứ
là định tưởng
3- Bốn tinh cần là định tư cụ
4- Sự luyện tập, sự tu tập, sự tái tu tập của những pháp
ấy là tu tập định ở đây
vậy
5- Thở vô và
thở ra là thân hành
6- Tầm tứ
là khẩu hành
7- Tưởng
thọ là tâm hành. (Tăng Nhất A Hàm tập 3).
CH Ö GIẢ I:
Trên đây là sự xác định rất rõ ràng của Đức Phật trong các pháp môn tu hành về thiền định phải tu pháp nào và tu tập nhƣ thế nào, nhất là
Đức
Phật chỉ
cho chúng
ta thấy phải dùng thân
hành
nào
trong thân để nhập các loại định
và nhập định nào làm chủ đƣợc sanh tử
luân hồi.
Vậy, muốn thấu hiểu rõ thì chúng ta
phải
thông hiểu từng câu, từng lời dạy
của
Đức Phật nhƣ dƣới đây:
1- Nhất tâm là gì? Nhất tâm là “tâm ly dục ly ác pháp”, chứ không phải nhất
tâm là tâm “không vọng tưởng,
tâm không niệm thiện niệm ác”. Tâm ly dục ly ác pháp là tâm
bất động trước các pháp
và
các cảm thọ, cho nên Đức Phật
gọi là “Bất Động Tâm Định”. Do vậy nên câu này Đức Phật dạy: “Nhất tâm là định”. Ở đây các bạn phải khéo hiểu, nếu hiểu không đúng nghĩa thì các bạn sẽ hiểu theo
kiểu kinh sách Đại Thừa và Thiền Tông. Hiểu theo kinh sách Đại Thừa và Thiền Tông
thì dù các bạn có tu muôn ngàn kiếp cũng chẳng
bao giờ có giải thoát.
2- Bốn Niệm Xứ là gì? Bốn Niệm Xứ là một phƣơng pháp
tu tập trên bốn chỗ của thân ngũ uẩn là: thân, thọ, tâm
và pháp để đạt đƣợc ý
thức ly dục ly
bất
thiện pháp, tức là ý
thức không phóng
dật
(không khởi niệm).
Sao lại gọi: “Bốn
Niệm Xứ là định tưởng”?
Khi mới bƣớc chân
vào tu tập Bốn Niệm Xứ thì p h ải tu
tập 16 loại
tƣởn g
.
Nhờ
tu
tập
16
l o ại
tƣởn g này nên tâm mới sinh ra nhàm chán các pháp thế gian vì thấu suốt lý các pháp là vô thƣờng, khổ, vô ngã, bất tịnh, uế trƣợc, do qui luật nhân quả duyên hợp tạo thành chẳng có gì là ta, là của ta,
là bản ngã của ta. Do ý nghĩa này mà Bốn Niệm Xứ là Định Tƣởng. Các bạn nên hiểu: “ Địn h Tưở n g
ch ứ
kh ôn g
ph ải Tưở n g Địn h
”.
3-
Bốn Tinh Cần là gì?
Bốn Tinh Cần là một
tên khác của Tứ Chánh Cần. Tứ Chánh Cần là một phƣơng pháp tu tập dùng ý thức ngăn
ác và diệt ác pháp, sanh thiện tăng trƣởng thiện pháp. Một pháp môn dùng cho mọi ngƣời tu
tập lúc mới bắt đầu theo Đạo
Phật. Do tu tập Tứ Chánh
Cần mà mọi ngƣời mới giữ gìn giới luật trọn vẹn. Do tu tập
Tứ Chánh Cần mà giới luật không bao giờ vi phạm.
Do tu tập Tứ Chánh Cần mà tâm hồn mới đƣợc thanh
thản, an lạc và vô
sự. Do tu tập Tứ Chánh Cần mà cuộc
sống
gia đình mới đƣợc an vui và hạnh phúc. Do tu tập Tứ Chánh Cần mà không còn nạn trộm cắp cƣớp giựt
giết ngƣời, làm mất trật tự, an ninh. Do tu tập Tứ
Chánh Cần mà các tệ
nạn
xã hội không còn nữa, tạo
nên một
xã hội có
trật
tự, một đất nƣớc phồn vinh, thịnh trị,
v.v...
Sao lại gọi Bốn Tinh Cần là Định Tƣ Cụ? Bốn tinh
cần là pháp môn tu tập làm cho giới luật thanh tịnh nhƣ trên
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!