Nhân là con người; từ là lòng
yêu thương. Cho nên: ‚Miệng thường
nói lời nhân từ‛, tức
là nói lời
yêu thương đến với mọi người
và với mọi loài chúng sanh. Lời nói yêu thương là lời ái ngữ. Lời nói ái
ngữ là lời nói ôn tồn, nhã nhặn, êm dịu,
thanh lịch, lịch sự có
văn hóa nhẹ nhàng,
an ủi mọi người,
mọi loài vật
khi gặp tai nạn, bệnh tật khổ đau hoặc những điều làm cho khiếp đảm, sợ
hãi.
Sống trong
cuộc đời này
người người đối xử với nhau đều dùng lời nói nhân từ thì hạnh phúc biết
bao; thì làm sao có thù hận, có tị
hiềm, ganh ghét v.v..
Lời nói
dối là lời
nói không thật,
nói không đúng sự thật là lời nói
không nhân từ, lời
nói không có
ái ngữ, lời
nói làm mất
lòng tin của mọi người.
Lời nói li
gián là
lời nói khiến
cho mọi người sống không
hòa hợp, không đoàn kết,
khiến cho mọi người thù hận ganh
ghét nhau, đó là lời nói không
nhân từ, lời nói hung ác, lời nói gây chia rẽ, gây đau khổ cho người khác.
Lời nói thêu dệt là lời nói
trau chuốt, là lời
nói lừa đảo
người khác, lời
nói như vậy là
lời nói không nhân từ, lời nói không ái ngữ, lời nói mà mọi người
đều chê trách,
lời nói ác
khẩu, lời
nói hung ác
mà người có đạo đức không bao giờ chấp nhận.
Lời nói hung
dữ là lời nói chưởi mắng, mạ lị, mạt sát,
hăm dọa, dọa nạt
người, làm cho người
khác khiếp đảm sợ hãi.
Đó là những
lời nói không nhân từ, không ái ngữ. Làm người, chúng ta
nên tránh xa và
từ bỏ nói những lời hung ác, kém văn hóa, không đạo đức v.v..
luôn luôn thực hiện lời nói nhân từ, lời nói ái ngữ.
Đức Phật dạy:
‚Ý thường tâm niệm thương xót,
không ôm lòng thù hận
thêm bớt‛. Trong cuộc đời
này vì lòng tham
lam vô độ nên con người sanh tâm
ganh đua hơn thiệt, thấy ai hơn
mình thì sanh tâm
ganh ghét, tị hiềm thường thêm bớt
nói xấu người, nói lời li gián gây chia rẽ người này với người kia.
Cho nên, ý thường tâm niệm thương xót người khác tức là
lòng ‚BI‛. Lòng
bi là lòng
thương xót chúng sanh,
khi thấy chúng sanh
trong cơn hoạn nạn
hay bệnh tật khổ đau hoặc đứng trước cái chết sắp đến, chúng ta không
thể làm ngơ được.
Cho
nên, chúng ta
luôn nhớ lời Phật dạy:
‚Ý thường tâm
niệm thương xót, không ôm lòng thù hận thêm bớt‛. Đó là một tâm niệm
thiện, tâm niệm
giải thoát, tâm niệm khiến
mình và tất cả
chúng sanh được
an vui giải thoát, tâm niệm không làm khổ đau mình,
người, cả hai và tất cả chúng sanh; tâm niệm không hận
thù; tâm niệm
buông xả tất cả các ác pháp; tâm niệm của người có lòng từ,
bi, hỷ, xả. Đó là một tâm niệm cao thượng,
một tâm niệm của những bậc Thánh
Hiền.
‚Ý thường
tâm niệm thương xót, không ôm lòng
thù hận thêm bớt‛. Lời
dạy này chúng con xin
hằng ngày ghi nhớ để sống
không làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sanh; để đền đáp ơn chư Phật; ơn sinh thành dưỡng dục của
mẹ cha. Đó là một tâm niệm đẹp đẽ và cao
thượng tuyệt vời
mà làm người ai ai cũng cần phải
tu học.
Đức Phật
dạy: ‚Chỉ nhận
sự cúng dường vừa đủ‛. Đây
là lời khuyên
của đức Phật đối với những đệ tử xuất gia. Khi đi khất thực thì nhận sự
cúng dường vừa đủ, không nên tham nhiều, không
nên đòi hỏi
món này, món kia,
ai cho gì mình ăn nấy, dở ngon
không cần, chỉ ăn để sống, sống để
tu hành,
chứ không phải sống để
ăn. Sống
để ăn tức
là chạy theo dục lạc về ăn uống. Vì thế, ăn không phải
cần ngon; ăn không để mập, để
béo, để hưởng
thụ tất cả dục lạc trên cõi đời này. Ăn như vậy thì
giống như
người thế gian.
Ăn uống mà giống
như người thế gian thì còn nghĩa lý gì là người tu sĩ Phật giáo. Phải không quý
Phật tử?
Người tu sĩ
Phật giáo ăn để sống như uống một thứ thuốc đắng để trị bệnh đói.
Vì thế,
người tu sĩ Phật giáo
‚Chỉ nhận sự cúng dường vừa đủ‛. Đó là lời khuyên của Phật đối với những người
đệ tử của Ngài, để những tu sĩ này đều sống ly dục ly ác pháp; để những tu
sĩ này luôn
luôn sống trong
hạnh thiểu dục tri túc; để những tu
sĩ này luôn
luôn sống đúng phạm hạnh. Nhất là để những
tu sĩ đang tu tập tại
tu viện Chơn Như
hãy lấy câu này
làm lời răn nhắc cho mình
khi ăn uống cũng như
khi đi khất thực
“Chỉ nhận sự
cúng dường vừa đủ”. Phật
dạy như vậy xin tất cả tu sĩ Phật
giáo dù ở các hệ phái Bắc tông như: Đại thừa,
Thiền tông, Mật
tông, Tịnh độ tông
v.v.. Các hệ phái Nguyên thủy như: Nam tông, Khất sĩ v.v.. phải lấy câu
này làm phương châm, làm các câu tác ý tự kỷ ám thị hằng ngày để nhắc nhở tâm
mình ít muốn biết đủ (thiểu
dục tri túc). Nhờ đó giới luật mới nghiêm chỉnh không hề vi phạm một
lỗi nhỏ nhặt
nào; nhờ đó tâm
mới ly dục ly ác pháp; nhờ đó tâm mới thanh thản, an lạc và
vô sự; nhờ đó con đường
tu
hành của Phật giáo
ngày một thêm
sáng lạng;
nhờ đó mới
chứng đạt chân lí.
Đức Phật dạy:
‚Giữ gìn giới của
Thánh hiền không tổn khuyết”. Muốn
hiểu lời dạy này,
trước tiên chúng
ta nên hiểu
giới của Thánh Hiền là gì? Không
tổn khuyết là gì?
Giới của
Thánh Hiền gồm
có: Ngũ giới
cư sĩ, Bát quan trai giới
cư sĩ, Thập thiện giới cư sĩ,
Thập giới Sa Di
tăng ni, 250 giới
tỳ kheo tăng, 348 giới tỳ
kheo ni, kinh Phạm
Võng, kinh Sa Môn Quả, kinh Giáo
Giới La Hầu La
v.v..
Không tổn
khuyết là không sức mẻ; là không bẻ vụn giới; là không phạm những giới nhỏ nhặt.
Nghĩa của
toàn bộ câu ‚Giữ gìn giới của Thánh hiền không tổn khuyết‛
là giữ gìn giới
luật nghiêm nhặt
không hề vi phạm
một lỗi nhỏ nhặt nào.
Tại sao lại
phải giữ gìn giới luật
nghiêm chỉnh như vậy? Vì giới luật là pháp môn ly dục ly ác pháp; vì giới
luật là đức hạnh nhân bản - nhân quả sống không làm khổ mình, khổ người và khổ cả hai; vì giới luật là pháp
môn đầu tiên để tu tập thiền định. Nhờ giới luật Thánh Hiền
mà chúng
ta tu tập mới có đủ Tứ Thần Túc; nhờ
có Tứ Thần
Túc mới nhập Bốn thiền
và thực hiện Tam minh; nhờ thế
chúng ta mới làm chủ sanh, già, bệnh, chết và chấm dứt tái sanh luân hồi.
Giới luật
Thánh Hiền lợi ích lớn như vậy, thế
mà người tu
sĩ thời nay tu
theo Phật giáo mà
phạm giới, phá
giới, bẻ vụn
giới, xem thường giới, vì thế mà
phí bỏ một đời tu tập chẳng đạt được gì, uổng thay! uổng thay!!!
Đức Phật dạy:
‚Nhận đạo Thánh hiền quyết dứt hết gốc khổ‛.
Muốn hiểu lời dạy
này chúng ta phải hiểu các từ Thánh Hiền, gốc khổ. Vậy Thánh Hiền gốc khổ nghĩa
là gì?
Như chúng ta
đã biết đạo Phật có một nền đạo đức nhân
bản – nhân quả sống
không làm khổ mình, khổ
người và khổ cả hai.
Vì thế, Thánh ở
đây có nghĩa
là người đã sống trọn vẹn đức hạnh nhân bản – nhân quả không
làm khổ mình, khổ người; còn Hiền ở đây có
nghĩa là người đang tập sống đạo đức
nhân bản – nhân
quả không làm khổ mình,
khổ người và khổ cả hai.
Cho nên,
lời dạy: ‚Nhận
đạo Thánh hiền quyết
dứt hết gốc
khổ‛ tức là chấp
nhận học tập
và rèn luyện đạo đức nhân bản
- nhân quả sống không làm khổ mình,
khổ người và khổ tất cả chúng
sanh thì tất cả khổ của loài người trên hành tinh này đều dứt hết. Lời dạy
này rất đúng,
nhưng có những
người còn nghi ngờ nên tự hỏi. Tại
sao vậy?
Vì không làm
khổ mình, khổ người và khổ tất cả
chúng sanh thì còn
đâu nỗi khổ nữa.
Phải không thưa quý vị?
Lời dạy tuy
ngắn gọn, nhưng rất đầy đủ ý nghĩa của đạo giải thoát. Nếu ai hiểu mà không
làm đúng
theo nghĩa này
thì lời dạy chỉ là lời nói suông. Vì thế, lời nói của đức Phật
chỉ có những người muốn
thoát ra bốn nỗi khổ của kiếp làm người và những người chứng đạt
chân lí thì mới hiểu được nghĩa lý giải thoát này.
CĨ BÂY PHÁP
HẰNG NGÀY CẦN
TU TẬP
LỜI PHẬT DẠY
1- Quán thân
bất tịnh.
2- Quán thức
ăn bất tịnh.
3- Không say
đắm thế gian.
4- Thường
nghĩ đến sự chết.
5- Luôn nghĩ
đến vô thường.
6- Nghĩ đến đời sống là khổ
và vô thường.
7- Luôn nghĩ
đến khổ và vô ngã.
CHÚ GIẢI:
Câu thứ nhất Phật dạy: ‚Quán
thân bất tịnh”. Quán
thân bất tịnh
là một pháp môn triển khai tri kiến như thật về cơ
thể con
người. Cơ thể
con người uế trược,
bất tịnh, hôi
thối mà con
người thường lầm tưởng cơ thể con người
là thanh tịnh, là trong sạch. Vì thế, mọi
người đều
lao vào tâm sắc dục,
tưởng nơi đó trong sạch lắm, nhưng không ngờ nơi
đó là nơi bất tịnh
và khổ đau nhất, là
con đường tái sanh
luân hồi cũng tại nơi
đó. Cho nên, đức
Phật muốn vạch trần một sự thật để mọi
người đừng lầm lạc, đừng say mê sắc dục. Vì thế, mục đích quán thân bất tịnh là
đối trị tâm sắc dục của con người. Bệnh
tâm sắc dục
thì trên đời này không
ai tránh khỏi.
Muốn thoát khỏi bệnh này thì đức Phật dạy chúng ta
phương thuốc đối trị,
đó là quán
thân người nam cũng như
người nữ đều bất tịnh,
hôi thối, bẩn thỉu,
uế trược, gờm nhớp v.v.. Nhờ quán như vậy tâm mới không
đắm nhiễm; mới
nhàm chán; mới ghê
tởm sắc dục; mới xa lìa
từ bỏ; mới
không còn ham thích giữa nam nữ gần nhau; mới thấu rõ tâm sắc dục
mang đến mọi sự khổ đau bất tận.
Vì có hiểu như vậy mới đoạn
tận tâm
sắc
dục.
Nếu người
nào siêng năng
chuyên cần quán tưởng thân bất tịnh đến thấu suốt sự bất tịnh
như thật thì chắc chắn
tâm sắc dục sẽ
bị đoạn tuyệt. Tâm sắc dục đoạn tuyệt
thì con đường sanh tử luân hồi mới chấm dứt và không còn tái
sinh nữa. Tâm sắc dục đoạn
diệt thì người tu mới có đủ
đạo lực
làm chủ sanh,
già,
bệnh, chết.
Nếu tâm sắc dục còn
dù như đất trong tay ta thì không bao giờ có Tứ Thần Túc và Tam Minh.
Con đường tu
theo Phật giáo để đạt được bốn thần lực giải thoát;
để chứng đạt
chân lí thì tâm sắc dục phải
được đoạn trừ tận gốc. Nếu tâm sắc dục chỉ còn một
chút như trên đã nói thì con đường giải
thoát ấy không
bao giờ dẫn đến mục đích tối hậu, cứu kính hoàn toàn.
Cho nên, sự
tu tập để diệt trừ tâm sắc dục là một điều cần thiết
cho con đường tu hành giải thoát của Phật giáo.
Câu thứ
hai Phật dạy:
“Quán thức ăn bất tịnh‛.
Quán thức ăn bất tịnh
là một phương pháp
triển khai tri kiến
hiểu biết về thực phẩm bất tịnh như thật. Đúng vậy thực
phẩm bất
tịnh là một sự thật,
không ai còn chối
cãi được. Nếu quán
thực phẩm bất tịnh
biết rõ
như thật thì sẽ
đối trị được tâm
ưa thích ăn uống, ưa thích chạy theo dục lạc về ăn uống. Thường người ở đời không nhận rõ thực phẩm bất tịnh, thiếu sự
sáng suốt nhận định thực phẩm bất tịnh, vì thế họ
còn cho thực phẩm là những chất ngon béo, bổ dưỡng cơ
thể nên luôn luôn ăn uống để nuôi dưỡng cơ thể cho mập. Họ đâu biết rằng cơ thể
này không là họ,
là của họ
nên họ sai lầm kiến chấp thân này là của
họ, là họ,
vì thế nên
đem hết sức lực của
mình ra làm việc để
phục vụ cho ăn, ngủ, v.v.. phục vụ
như vậy chẳng
có ý nghĩa
gì cao đẹp cho cuộc sống của mình
cả.
Muốn đối trị tâm
tham ăn thì phải
quán thực phẩm bất tịnh như trên đã
nói. Quán thực phẩm bất tịnh như thế nào để nhàm chán, nếu quán thực
phẩm bất tịnh
sơ sơ không
thấu triệt, không thấy thực phẩm bất
tịnh như thật thì làm sao
tâm chúng ta
sanh ra nhàm chán thực phẩm cho được mà không nhàm chán thực
phẩm thì làm sao ly tham dục về ăn uống được. Phải không quý vị?
Nhờ quán thực
phẩm bất tịnh thâm sâu và thấu triệt sự bất tịnh của thực
phẩm như thật thì tâm
chúng ta sinh
ra nhàm chán
thực phẩm. Nhờ đó chúng ta ăn
ngày một bữa rất là tự tại an
nhiên, không thấy
đói khát, không còn thèm ăn uống gì nữa.
Người không
quán thực phẩm bất tịnh, khi gặp thực phẩm thì cũng giống như
con mèo gặp chuột, tâm
sinh ra ham
thích ăn thịt, muốn chộp bắt ngay liền, còn người
quán thực phẩm bất tịnh sanh ra tâm nhàm chán thực phẩm, khi thấy thực phẩm giống
như thấy chất
bẩn của người bài tiết, nhờ đó tâm tham
ăn bị diệt. Cho nên đức Phật dạy: ‚người mới tu thì phải quán
thực phẩm bất tịnh‛,
để giữ
gìn giới đức ly tham về
ăn uống, không
bị phạm giới ăn uống phi thời.
Quán thực phẩm bất tịnh là một phương pháp
tuyệt vời trong Phật
giáo. Nhờ đó chúng
ta sẽ xa lìa
tâm tham đắm ăn
uống của
mình. Vì thế,
người tu sĩ Phật giáo hằng ngày chỉ nên ăn một bữa mà thôi.
Sáng chiều thảnh thơi không còn bận tâm lo ăn uống gì cả. Thật là một đời sống
nhàn nhã, an vui, thanh thản, yên ổn mà người thế tục không bao giờ có được. Có đúng như vậy không
quý vị?
Câu thứ ba
Phật dạy: ‚Không
say đắm thế gian‛. Thế
gian là một
trường danh lợi, tiền tài, vật chất và sắc đẹp cám dỗ mọi người. Vì thế đức Phật khuyên dạy:
‚Không say đắm thế gian‛. Bởi
vì trong thế
gian có nhiều
sự cám dỗ như
trên đã nói, sự cám dỗ này dẫn
chúng ta
vào chỗ khổ
đau và khổ đau mãi
mãi không biết đường
nào ra, nhất là tiếp tục
tái sanh luân hồi không bao giờ dứt. Người mới tu tập phải cảnh giác tâm
mình, tránh xa những pháp cám dỗ của thế
gian, đừng say mê nó, hãy lìa xa
nó, hãy
từ bỏ nó,
hãy đoạn trừ nó
v.v..
Nó là ác
pháp thường dẫn mọi người đi vào chỗ tối tăm, tội lỗi.
Thế gian là
một trường tranh đấu vì danh lợi, vì tiền của tài sản vật chất, vì sắc đẹp phụ
nữ cho nên cuộc
tranh đấu ấy triền
miên bất tận. Mục
đích tranh đấu của người
thế gian là tranh đấu để sống vì ích kỷ cá nhân, để bảo vệ sự sống của
riêng mình, vì thế
họ chà đạp
lên sự sống của
người khác, loài vật khác;
tranh đấu để đạt
danh lợi hơn mọi
người, tức là đạt
được quyền uy thế lực; đạt được giàu sang tột cùng, nhà
cao cửa rộng, của cải, tiền bạc, châu báu,
vàng vòng nhiều;
đạt được sắc đẹp; đạt
được ăn ngon mặc đẹp, cao lương mỹ vị, hàng lụa đắt tiền, ngủ nghỉ giường cao rộng lớn
niệm êm. Đó là sự cám dỗ ngũ dục lạc thế gian mà người đời thường hay dính mắc,
vì thế đức Phật dạy: ‚Không say đắm thế
gian‛. Người tu sĩ
Phật giáo nên lưu ý lời dạy này và thường nhắc tâm: ‚Không
nên say đắm
các pháp thế gian‛. Nhờ có tác ý như vậy tâm mới luôn
luôn thanh thản, an lạc và vô sự. Cho nên, tâm còn say đắm
thì không bao giờ
có sự giải
thoát chân thật.
Câu thứ tư
Phật dạy: ‚Thường nghĩ đến
sự chết‛. Muốn
cho sự tinh tấn
siêng năng
không biếng
trễ trên đường
tu tập thì thường quán niệm chết. Thường quán niệm
chết cho chúng ta biết rằng:
‚Ngày nay chúng ta còn
sống nhưng ngày mai sẽ chết‛.
Điều đó chắc chắn trong tất cả chúng ta ai cũng biết, nhưng trong chúng
ta nào ai biết được
ngày mai phải rời bỏ thế gian này vào lúc nào? Chắc
không ai biết. Phải không quý vị?
Vì các pháp
vô thường, thân chúng ta cũng vậy, sự vô thường không
chờ đợi một ai, một
khi nó đã đến thì không
từ bỏ một
người nào cả. Cho nên, thường
quán niệm chết khiến cho chúng ta tinh cần
siêng năng tu tập lại
càng tinh tấn siêng năng
tu tập hơn. Nếu chúng
ta không chịu tu tập quán tưởng niệm chết thì sự siêng năng
tinh cần mất đi, chỉ để lại cho chúng ta một sự lười biếng, một sự dễ dãi
biếng nhác, tu tập cầm chừng
lấy có thì sự
tu tập chẳng tới đâu cả.
Vả lại, nếu
chúng ta không tu tập khi chết rồi còn biết có được thân người nữa hay không? Bởi
vậy quán niệm chết rất cần thiết cho người tu
theo Phật giáo.
Nếu không quán
niệm chết thì chúng ta dễ
sanh ra tâm dễ dãi, lười biếng thì con đường tu sẽ
không bao giờ đạt tới đích giải thoát của Phật giáo.
Cuộc đời tu
hành của chúng ta theo Phật giáo nếu không quán niệm chết là chúng ta sẽ sinh
tâm lười biếng như trên đã nói, tu cầm chừng,
tu lấy có thì
một đời
tu hành chỉ có
hình tướng mà thôi, còn sự giải thoát
thì không bao giờ có, đó là một sự thiệt thòi rất lớn.
Câu thứ
năm Phật dạy: ‚Luôn
nghĩ đến vô thường‛. Trong thế gian này không có một vật gì là thường hằng
bất biến, luôn luôn biến đổi từng phút từng giây, vì vậy sinh, già, bệnh, chết là lẽ đương nhiên
của một con người
sinh ra trong thế
gian này. Nếu
chúng ta không thấy
các pháp vô thường thì tâm
chúng ta dễ sanh
ra dính mắc và chấp đắm
các pháp, do dính
mắc và chấp đắm các
pháp nên làm
sao tâm chúng ta
ly dục ly ác
pháp được, không ly dục ly ác pháp được thì làm sao có được sự giải thoát. Không có được sự giải thoát thì chúng ta sống sẽ làm khổ
mình, khổ người và khổ tất cả chúng
sanh. Phải không quý vị?
Vì thế, đức
Phật dạy: ‚Luôn nghĩ đến vô thường‛. Luôn
nghĩ đến các
pháp vô thường thì tâm chúng ta buông xả sạch. Tâm
buông xả sạch thì ngay đó là chân
lí của đạo Phật;
thì ngay đó là một thân tâm thanh
thản, an lạc và
vô sự; thì
ngay đó là cực lạc, thiên đàng tại thế
gian này.
Trong cuộc đời
tu hành của chúng ta theo Phật giáo, chỉ cần quán xét hiểu biết và thấu rõ
các pháp
thật sự là
vô thường, là khổ đau. Do các
pháp vô thường
nên không có
pháp nào là ta, không có pháp nào là của ta, không có
pháp nào là bản ngã của ta. Nhờ hiểu thấu như vậy chúng ta mới hoàn
toàn giải thoát,
tuy còn sống trong
thế gian, còn sống trong
qui luật nhân quả, nhưng đã ra
ngoài qui luật nhân quả, tức là ra
ngoài vũ trụ, đứng ở một góc trời
thênh thang, chẳng còn bị bất cứ một qui luật nào chi phối thân tâm được.
Bởi vậy,
‚Luôn nghĩ đến
vô thường‛ là lợi ích rất lớn cho kiếp
làm người, vì nghĩ đến các pháp
vô thường nên tâm chẳng còn dính mắc, chẳng còn sợ hãi buồn rầu
thương nhớ v.v.. Đạo Phật chỉ
tu tập có bấy nhiêu
pháp quán như vậy
mà cứu kính
giải thoát rõ
ràng và cụ thể.
Câu thứ sáu
Phật dạy: ‚Nghĩ đến đời sống là khổ và vô thường‛. Đời người là vô thường, là khổ đau.
Đó là một sự thật
mà không thể có ai phủ nhận được. Vì thế chúng ta thường quán
xét thì tâm chúng
ta sẽ sanh
ra
nhàm chán.
Và khi nhàm chán thế gian thì chúng
ta mới có
tinh tấn tu hành.
Nếu không thấy đời
là vô thường
là khổ đau thì chúng
ta khó mà lìa nó được, mà không lìa các pháp thế gian thì tu hành chẳng
đến nơi đến chốn.
Đời sống
con người là khổ,
là vô thường, đó
là một sự thật, nhưng
trên đời này
có mấy ai hiểu
được như vậy. Vì
không hiểu được như vậy
nên mọi người
đều cho đời sống
là hằng còn, là hạnh phúc.
Cho nên, mọi
người lầm tưởng các pháp là thật
rồi đua nhau chạy theo ngũ dục lạc: lợi, danh, sắc, thực, thùy, mong đạt
cho được nó, nhưng
nào ngờ các
pháp vô thường, vì
các pháp vô thường nên
càng chạy theo chúng thì càng gặp
nhiều khổ đau. Sống trong đau khổ mà không biết, do đó sống trong tâm điên đảo, tưởng điên đảo, tình điên đảo mà không hay,
cứ loanh quanh
bám mãi trong tham vọng, chạy theo ngũ dục lạc mà muốn
tìm chân hạnh phúc
thì làm sao
có được. Phải không quý vị? Ngũ dục lạc
là ảo ảnh hạnh
phúc, là bóng dáng của tâm tham, sân, si. Cho nên, chỉ có những người không thấu
rõ đời sống con người là khổ
đau, các pháp là
vô thường nên mới
còn say mê và đắm đuối
ham thích chạy theo nó.
Đức Phật
xác định: ‚Con
người vì vô minh không thấy các pháp
vô thường như thật nên sinh tâm chấp đắm, dính mắc, do chấp đắm, dính mắc
nên tâm tham, sân, si lẫy lừng
khó ngăn và
khó diệt‛. Từ tâm
tham, sân, si đó mà con người sống trong ác pháp luôn làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng
sanh. Chính vì người ta
không thấu rõ như thật đời sống
con người là khổ đau và thường thay đổi như mây giữa trời, như sương buổi sáng
vì thế mà khổ đau lại chồng chất lên khổ đau của kiếp làm người.
Chỉ có những người
nào luôn quán
chiếu
‚Nghĩ đến đời
sống là
khổ và vô thường‛
và thấy biết rõ như thật thì người ấy thoát mọi khổ đau. Vậy
chúng ta luôn
luôn ghi khắc lời
dạy này của Phật
thì cuộc đời này mới tìm ra chân hạnh phúc.
Câu thứ bảy đức Phật dạy:
‚Luôn nghĩ đến khổ và vô ngã‛. Hằng
ngày chúng ta luôn nghĩ đến sự khổ đau của
kiếp làm người và sự
vô ngã của thân tâm và các pháp. Vì thân tâm con người và các pháp không có vật
gì tồn tại mãi, tất cả
có sinh thì phải
có diệt, do đó chúng ta đừng để tâm dính mắc chấp đắm
thân tâm và các
pháp thì mới có sự giải
thoát, mới
có sự ra khỏi
biển đời đầy khổ đau, chừng đó chúng ta
mới hiểu ra đời người chẳng có
gì cả, chỉ là một
trò ảo ảnh của nhân
quả dựng lên, hết tuồng này đến
tuồng nọ.
Lời đức Phật dạy:
‚Luôn nghĩ đến
khổ và vô ngã‛. Chúng ta nên ghi nhớ mãi đừng quên lời dạy này. Phải
không quý vị? Vì có ghi nhớ lời dạy này chúng ta mới cố gắng buông xả sạch thế gian
chỉ còn lại một
tâm thanh thản, an lạc và vô sự
mà không có một ác pháp nào động được
tâm ta.
Luôn nghĩ đến khổ và vô
ngã thì chúng ta
buông xuống và sạch tất cả
lòng dục và các ác pháp.
“Buông xuống
đi! Hãy buông xuống đi! Chớ giữ làm chi có ích gì?
Thở ra chẳng
lại còn chi nữa,
Vạn
pháp vô thường buông xuống đi!”
CĨ SÁU OAI
NGHI NGƯỜI
TU SĨ CẦN PHÂI GIỮ GÌN VÀ TU TẬP
LỜI PHẬT DẠY
‚Người tu sĩ mới vào phải tu tập:
1/ Khi đi biết mình đi.
2/ Khi đứng biết mình đứng.
3/ Khi liếc ngó hai
bên.
4/ Khi co duỗi cúi ngước.
5/ Khi đắp y, mang
bát.
6/ Khi ăn uống
thuốc men đều phải nhẹ nhàng phù hợp với
oai nghi, phải khéo
tìm phương tiện từ bỏ năm ấm cái,
cho đến đứng,
ngồi, nằm, thức, ngủ, nói
năng hay im lặng đều phải
nhiếp tâm không cho
tán loạn. Ấy là
những oai nghi
mà các thầy Tỳ
Kheo
cần phải giữ
gìn đầy đủ’’.
CHÚ GIẢI:
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!