Thứ Tư, 28 tháng 8, 2013

NGƯỜI PHẬT TỬ CẦN BIẾT -TẬP 1-10



TẠI SAO NGƯỜI CHẾT PHẢI ĐẬY MẶT?


Hỏi: Kính  thưa Thầy, trong lúc nhà có người chết, tại sao lại phải phủ mặt? Theo con nghĩ, khi người  chết,  có  người  mặt  trắng,  có  người  mặt xám,   có  người  mặt   vàng  khè,  như   thế,   tướng trạng của gương mặt thay đổi theo nhân quả của từng  người,   phải  không  thưa  Thầy?  Cho  nên, phải  đậy  mặt  lại,  để  cho người  sống  đỡ  sợ  hãi, phải không thưa Thầy?
Đáp:  Theo phong  tục  của  dân  tộc  Việt  Nam, khi có  người  chết,  đều  có  tục  lệ  đậy  mặt.  Nhưng sách  Phong  Tục  Tập  Quán  Việt  Nam,  do  Toan Ánh  biên  soạn,  cũng  không  nói  đến  tục  lệ  đậy mặt người chết.
Trong  kinh sách Phật giáo cũng không có dạy điều  này, nhưng  có dạy  về cận  tử nghiệp  (nghiệp lực trước khi chết). Khi một người vừa tắt thở, các duyên trong thân ngũ uẩn chưa phân tán (tức là chưa hoại diệt), lúc bấy giờ họ đang trải qua một giấc mộng. Giấc mộng đó báo cho biết đây là nghiệp  cuối  cùng  của  họ  trong  kiếp  này  chuyển sang kiếp mới. Giấc mộng đó cũng thể hiện một nghiệp  lực,  do huân  tập  nhân  quả  trải  dài  thời gian  của  một  kiếp  con người.  Chính  nghiệp  lực nầy  đưa người  ấy  tiếp  tục  tái  sanh kiếp  mới  của con người, khi giấc mộng này vừa tan biến.


Giấc mộng này vừa tan thì thân tứ đại cũng vừa dừng hẳn, nghĩa là thân tứ đại này không còn phục hồi lại được nữa.
Trong   thời  gian  nằm  mộng,  thì  gương  mặt người chết biểu lộ qua màu sắc, hoặc những nếp nhăn,  cau có,  hung dữ  hoặc  hân  hoan, vui  mừng, hiền lành, v.v... Đúng như con đã nghĩ, người chết có  khi mặt  trắng  bạch,  có  khi vàng  khè  hoặc  có khi xám  xịt,  v.v...  rồi  trở  lại  bình  thường  giống như người đang ngủ.
Không phải chỉ có sự thay đổi màu sắc và nếp nhăn, mà còn nhiều tướng trạng hiện trên gương mặt,  ghê  sợ  như  trợn  trừng  mắt,  há  hốc  miệng, mím  chặt  môi,  cắn  răng,  như  giận  dữ,  hoặc  le lưỡi, hoặc nói lập bập trong miệng, có khi cười, có khi khóc,  có  khi gương mặt  biểu  lộ  ra sự  sợ  hãi, cũng có khi gương mặt biểu lộ ra sự hân hoan, vui mừng, và cuối cùng giấc mộng cận tử nghiệp tan biến,  thì gương mặt  kia trở  lại  bình  thường  như người đang ngủ. Nên tục lệ đậy mặt người chết có lẽ để cho người sống đỡ sợ.
Vậy,  xin  những  bậc  trí giả,  các  bậc  Trưởng Lão cao niên, hiểu và  biết  rõ phong tục tập quán này  xin   mách  dùm,  chớ  trong  giáo  lý  của  đạo Phật không có dạy điều này. Chúng tôi xin  thành thật cảm ơn trước.






TẠI SAO PHẢI TRÓI BUỘC TAY CHÂN NGƯỜI CHẾT


Hỏi:  Kính  thưa Thầy,  tại  sao người  chết  phải buộc tay chân vào hai bả vai?
Đáp:  Theo  phong  tục  tậïp  quán  của  dân  tộc Việt Nam, có rất nhiều truyền thống mê tín, dị đoan, kỳ lạ theo từng vùng địa phương. Đây cũng là một phong tục tậïp quán ở miền Bắc, cũng như ở  miền  Nam,  khi nhà  có  người  chết  thì người  ta nhốt  mèo  lại  hết.  Những  ông  bà  xưa  dạy:  khi trong  nhà  có  người  chết,  không  cột  tay  chân  vào bả vai thì sẽ bị quỉ “nhập tràng”. Quỉ nhập tràng tức là những linh hồn người chết oan ức (chết bất đắc  dĩ),  chết  tức  tối,  chết  không  kịp trối  trăn  gì cả,  những  linh hồn  người  này  không  đi  đầu  thai được,  sống  vất  vưởng  theo  đình,  theo  miếu,  theo cây cao, bóng mát, thấy người nào hạp với họ, thì bắt bịnh đau; thấy người nào chết, mà hơ hỏng không chịu cột tay chân, thì nhập vào, khiến cho thây   ma  bật   dậy   chạy   điên   khùng,   đụng   vào người  nào  thì người  đó  cũng  chết  theo,  khi đụng như  vậy,  dù  vào  người  hay  cây  cối  thì thây  ma cũng bật té chết trở lại. Do đó, người ta sợ trường hợp này xảy ra, nên mới  cột tay chân vào  bả vai để  tránh  trước  tai họa  cho  gia  đình  và   những người khác.


Trong miền Nam, khi nhà có người chết, người ta không cột tay chân người chết lại, mà lại nhốt mèo, vì trong những con mèo sẽ có con mèo gọi là “linh miêu”.  Nếu  con mèo  này  nhảy  ngang  qua thây người chết, thì thây ma đứng dậy chạy và đụng  ai thì người  ấy  chết,  cho nên  có  người  chết trong  nhà  đều  nhốt  mèo  lại  hết.  Bây  giờ  không còn tục lệ đó nữa.
Trong kinh sách Nguyên Thủy của Phật giáo không có dạy những điều này, thường dạy làm những điều thiện, tránh xa những điều ác, và đập phá  những  điều  mê  tín, dị  đoan, nhất  là  xóa  bỏ thế giới tưởng siêu hình, hoàn toàn không chấp nhận.  Cho nên,  những  gì mê  tín, dị  đoan do các phong tục truyền thống của dân gian có tính cách mơ  hồ,  trừu  tượng,  không  thực  tế  thì đức  Phật nhẹ nhàng uốn nắn.
Chúng ta là đệ tử của đức Phật, ta phải nương theo  trí tuệ  Phật,  quán  chiếu  cái  gì đúng,  cái  gì sai để lần lượt dẹp bỏ, cho cuộc sống bớt rườm rà và  phiền toái, vì những tục lệ không lợi ích thiết thực.  Nếu  chúng  ta  chấp  nhận  thì chúng  ta  càng vô minh hơn và càng lạc hậu hơn.
Nếu  cuộc  đời  còn  chấp  nhận  những  điều  mê tín,  lạc   hậu,   còn   mang  đầy   ắp   những   truyền thống của tổ tiên mơ hồ, trừu tượng, có tính cách vô  lý,  mà  không  chịu  dứt  bỏ,  vẫn  cứ  mang  cõng trên  vai,  trên  cổ  mãi,  không  chịu  bỏ  xuống,  thì quả  là  người  đó  quá  u mê,  vô  minh  và  lạc  hậu,


không  tiến  bộ  theo  kịp thời  đại  khoa  học  đang hiện đại hóa cuộc sống loài người.







THẦY TỤNG


Hỏi:  Kính  thưa Thầy,  các  cư sĩ  tại  gia  ngày nay học hỏi kinh sách Đại thừa dạy về táng tụng, cúng  bái  làm  Bồ  Tát  hạnh.  Các  vị  ấy  tự  xem mình  tài giỏi hơn ai hết, hơn cả các Thầy ở trong chùa nữa. Thưa Thầy, như vậy có đúng không?
Đáp: Đại thừa chế ra Bồ Tát giới để cho hàng cư sĩ thọ giới  Bồ Tát  làm  việc từ thiện, giúp  mọi người cúng bái, tế lễ. Đó là một hình  thức của Bà La Môn giáo. Bà La Môn giáo chia người Bà La Môn làm ba giai đoạn:
1- Bà  La  Môn  giáo  còn  nhỏ  thì phải  học  tập thông  suốt  kinh điển  cúng  bái,  tế  lễ,  đây  là  giai đoạn học tập.
2-  Bà  La  Môn  giáo  trung  niên  chuyên  cúng bái,  tế  lễ,  sống  ăn  mặc  như  người  thế  tục  giống như  cư sĩ  bây  giờ,  gọi  là  Phạm  Chí.  Đây  là  giai đoạn làm từ thiện (Bồ tát hạnh).
3- Bà  La  Môn  giáo  tuổi  già,  bỏ  nhà  cửa,  gia đình  thân quyến, xuất gia đi tu nhưng  đầu không có cạo. Đây là giai đoạn tu hành của Bà La Môn giáo.


Người  cư sĩ  tụng  niệm,  cúng  tế,  làm  Bồ  Tát hạnh  là  Bà  La  Môn  tụng  niệm.  Cho  nên  hình thức tổ chức của Đại thừa là của Bà La Môn giáo. Người  cư sĩ hành  nghề cúng tế tụng niệm  là một Bà  La  Môn.  Họ  không  phải  là  một  người  tu,  mà là một người bình thường như thế tục, chỉ hơn người khác là có đọc kinh sách Vệ Đà và các nghi thức  cúng  tế.  Thọ  giới  Bồ  Tát  rồi  tự  xưng mình là  Bồ  Tát  (giới  Bồ  Tát  cũng  tự  họ  đặt ra), nên  bản  chất  ngã  mạn  tự  kiêu  của  họ rất lớn. Những người này ta không nên trách, vì họ  là  cư sĩ  Bà  La Môn  chứ  không  phải  cư sĩ  đạo Phật.  Đáng  trách  là  trách  quý  vị  Tỳ  kheo  đầu cạo, mặc pháp y mà đi làm chuyện mê tín gạt người  khác,  chớ  còn  các  vị cư sĩ  Bà  La Môn  này họ hành nghề của họ, ta không nên trách họ làm gì.






SỐNG CHẲNG CHO  ĂN, CHẾT LÀM VĂN TẾ RUỒI


Hỏi: Kính  thưa Thầy, lúc cha mẹ còn sống không phụng dưỡng, đến khi cha mẹ chết làm ma chay thật  to để  lấy  tiếng  ở  đời  thì có  nghĩa  lý  gì phải không, thưa Thầy?


Đáp:  Lúc  cha  mẹ  còn  sống  phải  lo  phụng dưỡng để đền đáp ơn sinh thành, dưỡng dục. Lúc cha mẹ chết chỉ làm ma chay đơn giản, giữ gìn sự im lặng trong những ngày mất mẹ mất cha, nhớ đến  công  lao mẹ  cha lo làm  lụng  vất vả  nuôi con lớn khôn, nên người hữu dụng cho xã hội, công ơn ấy rất lớn không thể lấy gì sánh được.
Cha mẹ chết mà làm ma chay linh đình là báo hiếu  hình  thức,  làm  như  thế  là  để  che mắt  thế gian. đạo Phật dạy chúng ta làm những điều chân thật, sống thích trầm lặng đơn giản (thiểu dục tri túc),   chết   thì  an  táng   đơn  giản  rồi   đem  đốt, không  cần  quan  quách  sang  trọng,  không  cần nhạc lễ, cúng bái, tụng niệïm, chỉ cần giữ vệ sinh chung, đừng để ô nhiễm môi trường sống. Vì thân tứ đại do đất, nước, gió, lửa hợp thành, chết thì đất, nước, gió, lửa trở về đất, nước, gió, lửa.
Đức Phật nhìn thân tứ đại là một pháp vô thường, bất tịnh, không có gì đáng quý và lưu giữ, nên  khi chết  đem đốt  bỏ.  Nên  Phật  và  các  đệ  tử của Ngài khi chết đem thiêu đốt bỏ. Trong khi ấy, các  nhà  Phật  giáo  Đại  thừa  Tây  Tạng,  Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, khi chết tìm mọi cách để lại nhục thân.
Có lần về thăm miền Bắc, chúng tôi có đến thăm nhục thân của Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Trường, đó là hai bộ xác khô. Phật giáo Tây Tạng muốn giữ xác thân phải bỏ ruột gan rồi ướp xác chết bằng thuốc. Trung  Quốc và  Việt Nam thì lại


ướp  xác  bằng  chất  thuốc  đặc  biệt  bởi  không  có nước.
Gần  đây,  Trung  Quốc  và  Việt  Nam  khai  quật một  nhà  mồ  và   đã  nhận  được  rất  nhiều  nhục thân  toàn  là  cung nữ,  quan chức,  vua chúa,  như trong  báo  Nguyệt  san  Giác  Ngộ  số  35,  “Di   ấn Phật giáo trong nền văn hóa mộ táng cổ ở Nhật”.
Năm 1963 - 1965, vô tình các nhà khảo cổ đã khai  quật  được  xác  ướp  của  vua Lê  Dụ  Tông  từ thời  Lê  Trịnh, xác  còn  nguyên  như vua còn  đang an tịnh giấc nồng.
Huyện Đông Anh ngoại thành Hà Nội ở nhà máy thuốc lá vô tình đào được hai cái xác của hai vũ nữ đời nhà Lê.
Xác ướp của bà Phan Thị Nguyên Châu, vợ Thượng Thư trụ quốc Đặng Đình Tướng thời Lê Trịnh ở Phủ Lý, Hà Nam vào năm 1968.
Tại  Xóm  Củi  quận  8 thành  phố  Hồ  Chí  Minh đã khai quật lăng mộ Bà Nguyễn Thị: “...thi thể còn nguyên vẹn, thậm chí còn rất đẹp, cơ bắp còn co duỗi  được.  Nhiều  lít nước  được  các  nhà  y học truyền vào cơ thể bà vẫn dẫn hết dưới da thịt, tưởng như bà đang ở bịnh viện”.
Gần đây, như xác  ướp Bác Hồ vẫn giữ nguyên vẹn  như nằm  ngủ.  Chúng  tôi  đi  đến  đám  tang  vị bí  thư  tỉnh  Tây  Ninh, xác  được  tẩm  liệm  trong một  quan tài bằng  kính  từ khi chết đến giờ  phút đi an táng, xác vẫn như người ngủ không thấy hôi thối  sình  trương,  chảy  nước  vàng  như  các  đám tang của dân sự.


Qua những  nhục  thân  của  quan,  vua  và   các thiền  sư để  lại,  thì chúng  tôi  có  một  xác  định  rõ ràng.
Nếu  một  vị  thiền  sư muốn  giữ  xác  thân  của mình  mà  không  cần  phải  ướp  thuốc,  thì thiền  sư ấy phải nhập Diệt Thọ Tưởng Định. Từ trường của Diệt Thọ Tưởng Định bảo vệ thân xác không  có  một  vật  gì xâm  thực  phá  hoại  cơ thể  được,  nên  xương   cốt  và  da  thịt  luôn luôn   tươi  như   người   còn   đang   sống   (chứ không phải bộ xương khô).
Báo chí có đăng tin bên Đài Loan người ta đã khai  quật  mộ  của  một  vị  sư được  an  táng  trong một  cái lọ và cơ thể còn nguyên  vẹn, không phải là  bộ  xương  khô  như  nhục  thân  của  Vũ  Khắc Minh và Vũ Khắc Trường.
Qua báo  chí,  tin tức,  đài,  chúng  tôi  có  nhận được nhiều tin tức về nhục thân. Đến khi xem các bộ nhục thân này chúng tôi chẳng thấy có từ trường  thiền  định  nào  xung quanh nhục thân  ấy. Do đó, chúng tôi xác định những nhục thân này được  để  lại  có  nhiều  cách  ướp  xác,  hoặc  để  khô giữ  không  nước,  gió  xâm  thực  thì cơ thể  vẫn  còn nguyên vẹn.
Tóm  lại,  đạo  Phật  nhìn  cơ thể  con người  là một  hợp  duyên  không  có  thật,  bất  tịnh  và   uế trược,  nên  chết  là  thiêu  đốt  không  có  giữ  lại, không coi nó là một vật quý. Vì thế, khi đức Phật và các đệ tử của Ngài tịch đều thiêu đốt, không có vị  nào  để  lại  nhục  thân.  Huyền  thoại  ngài  Ca


Diếp ôm y bát vào núi Kê Túc nhập Diệt Thọ Tưởng Định để chờ đức Phật Di Lặc ra đời trao y bát cho. Đó là một câu chuyện bịa đặt của các Tổ sau này.  Đức  Phật  nhìn  các  pháp  trong  thế  gian này là vô thường, nên Ngài đâu có cần gì mà trao y bát, chỉ có di chúc: “Nên lấy giới luật và giáo pháp làm Thầy mà tu hành”.
Đời người khổ là vì luôn chấp mọi thứ: chấp thân, chấp tâm, chấp pháp để mà chịu khổ với sự lầm  chấp  đó.  “Sống  chẳng  cho ăn,  chết  làm  văn tế ruồi”.
Từ những sự việc đó, Phật giáo Đại thừa triển khai   phần   lấy   vải   thưa   che  mắt,   cho  nên   có những   bài   táng   tụng   ma  chay  như   ngày   nay chúng ta đã thấy. Sự lừa đảo này chỉ gạt những người vô minh, chớ những người đã am hiểu Phật giáo  chân  chánh  thì không  gạt  được.  Hầu  hết  lối tụng  niệm  ma  chay  của  Đại  thừa  đều  là  lối  lừa đảo, che mắt thế gian, chớ chẳng có ích lợi gì, mà còn  làm  cho người  sống  hao tổn  tiền  của  và  vất vả trong những ma chay cúng tế.
Cầu mà chẳng có thì lấy cái gì mà siêu?  Thấu rõ được như vậy, mới  thấy  Phật giáo Đại thừa  là một  giáo  pháp  vay  mượn  của  mọi  tôn  giáo  và phong  tục  con người,  để  thỏa  mãn  sự  ngu si  của con  người  đang  sống  trong  thế  giới  tưởng  siêu hình.






CHẾT LÀ SỰ NỐI TIẾP CỦA LUẬT NHÂN QUẢ


Hỏi:  Kính   thưa  Thầy,  bên  kia  cõi  chết,  tử thần đã cướp đi người bạn  đời của con, hiện nay đời  sống  bỗng  trở  thành  vô  vị,  cuộc  đời  đầy  tẻ nhạt,  chán  chường,  hạnh  phúc  đã  mất  đi không bao giờ trở lại. Người ấy đã đi xa đi mất, số phận duyên  nợ  chỉ  có  thế  thôi.  Nhưng  có  lúc  con cầu mong cho họ được bình  an, nhưng  con lại thấy có cái gì không ổn đối với họ.
Thân tứ đại này có phải là đất, nước, gió, lửa hợp lại rồi tan đi, đó là số phận phải không thưa Thầy? Xin Thầy chỉ cho con biết!
Đáp:  Không  có  sự  sống  sau khi chết,  mà  chỉ có sự nối tiếp của luật nhân quả.  Với trí hữu hạn của  con người  không  thể  hiểu  thấu  được  sự  tiếp nối của định luật nhân quả luân hồi, nên thấy có sanh và  có  tử.  Sự  thực  sanh tử  là  một  diễn  biến của luật nhân quả, xác định sự vô thường của các pháp trong thế gian này.
Các pháp trong thế gian này đều chịu luật vô thường, sanh diệt của nhân quả. Vì thế không có pháp nào trong thế gian này ra khỏi sự chi phối của  luật  nhân  quả,  nên  các  pháp  thường  sanh diệt  theo  chu kỳ  tuần  tự  của  định  luật  và  mỗi pháp phải chịu sự biến dịch.


Người bạn đời của con gặp nhau trong duyên nhân quả để trả vay, vay trả.  Khi vay  trả xong thì phải  theo định  luật  nhân  quả  tiếp  tục trả vay sự việc khác. Con không thấu hiểu điều đó,  nên  tạo  thêm  nhân  quả  thương  nhớ  rằng  rịt và trói buộc, không phải trói buộc với nhân quả của  người  đã  mất,  mà  trói  buộc  với  nhân  quả tương ưng.
Lòng  thương  nhớ  của  con  sẽ  gặp  nhân  quả tương ứng với lòng thương nhớ đó để mà trả vay, vay  trả.  Còn  nhân  quả  kia (người  bạn  đời  của con), đã trả vay xong thì không còn tương ưng với con nữa.
Cho nên, con quá vô minh và điên đảo, đã thương nhớ  một  nhân  quả  để  rồi  phải  gặt lấy một nhân quả khác đang  trói buộc (kiết sử),  để  kiếp  sống  đời  đời  chẳng  bao giờ  thoát  ra khỏi  biển  khổ  sanh  tử  luân  hồi.  Con  muốn  tu hành  giải  thoát  thì hãy  đoạn  dứt  sợi  dây  kiết  sử này.  Sợi  dây  kiết  sử  này  là  con đường  tiếp  tục sanh tử luân hồi đầy đau khổ mãi mãi.
Tình  cảm của con người là một sợi dây rất khó bứt, nếu không thấu suốt được luật nhân quả thì không bao giờ đoạn sạch được “ái kiết sử”. Người tu  theo  đạo  Phật  thấy  ái  kiết  sử  như là  một  con rắn  độc,  nó  từng  đem đến  nọc  độc  khổ  đau cho loài  người. Con là một  con người  đang bị nọc độc của ái kiết sử.
Một  người  vợ  khóc  chồng,  một  người  chồng


một người con thương mẹ là ái kiết sử. Nói chung, tất cả các tình cảm thương yêu nhau là ái kiết sử. Người  nào  đã  bi  lụy  vì  tình cảm  yêu  thương  ấy, trong đạo Phật gọi là đã bị nọc độc rắn nhân quả cắn. Kẻ nào đoạn dứt được nọc độc này là kẻ đó làm chủ rắn độc nhân quả. Nếu không làm chủ được  nhân  quả  thì đời  đời  kiếp  kiếp  ta  sẽ  bị  nọc độc rắn nhân quả làm cho ta sống trong cảnh khổ đau triền miên, bất tận.
Con  cần  phải   thấu  suốt  luật  nhân  quả  để không còn buồn khổ vô ích. Trong  luật nhân quả, khi một  người  mất  đi  thì chỉ  còn  nghiệp  lực  của nhân quả tiếp tục tái sanh luân hồi, và người bạn đời  của  con đâu  còn  cái  gì gọi  là  người  bạn  của con. Thế  nên,  sự  thương  nhớ  của  con chỉ  là  nhớ lại một hình  bóng ảo tưởng của con mà thôi.
Cũng như hiện giờ, trong kiếp sống này con có bao giờ nghĩ đến thương người bạn đời trong kiếp quá khứ của mình  chăng? Chắc điều đó không bao giờ  có  phải  không  con, cũng  như  người  bạn  đời của  con đã  chết,  thì trong  kiếp  khác  họ  đâu  có còn  nhân  quả  để  mà  nhớ  đến  con nữa.  Trong  họ chỉ  biết  kiếp  hiện  tại  của  họ  mà  thôi.  Cũng  như con bây  giờ  cũng  vậy, chỉ có vô  minh  điên  dại  đi khóc nhân quả.
Nhân  quả  có  nghĩa  lý  gì  đâu,  nó  là  những hành động của  con rắn độc ái kiết  sử,  nó đã làm khổ  loài  người  trên  hành  tinh này,  khiến  cho nước mắt của con người còn nhiều hơn nước biển.


Trên hành tinh này, duy nhất chỉ có đạo Phật mới dạy con người về lý nhân quả, không có một giáo phái nào mà dạy chúng ta làm chủ như vậy được. Con đủ phước duyên tu tập, hãy dứt sạch ái kiết sử đó đi, đừng thương vay khóc mướn nhân quả,  chẳng  có  ích  gì mà  tự  con đã  làm  khổ  lấy mình.






TRIỆU LINH, TIẾP LINH


Hỏi: Kính  thưa Thầy, lúc lâm chung, theo chúng con nghĩ vong linh vẫn còn trong nhà, khi mời Thầy cúng đến làm lễ phải triệu vong, tiếp vong rồi mới tụng kinh. Như vậy có đúng không thưa Thầy?
Đáp:  Theo đạo  Phật,  khi một  người  chết,  tức là thân tứ đại tan rã, mà thân tứ đại tan rã thì thân ngũ uẩn không còn sót một thứ gì, nghĩa là tất  cả  đều  hoại  diệt  sạch,  không  có  vong linh và thần  thức  nào  còn,  chỉ  còn  lại  “nghiệp  lực”  của các  hành  động  thiện,  ác,  và  nghiệp  lực  tiếp  tục tái sanh luân hồi.
Cho nên, đối với đạo Phật, không có triệu linh và  tiếp  linh, vì có  linh đâu  mà  triệu  và  tiếp.  Cái không  có  người  ta  tưởng  ra  cho có,  thì đó  là  mù quáng,  vô  minh.  Người  phật  tử  không  nên  nghe theo lời dạy vô minh này.


Tất  cả  thế  giới  hữu  hình  có  con người  và  vạn vật cỏ cây, đất đá, núi sông, dưới đôi mắt của đức Phật  chỉ  là  những  hình   ảnh  huyễn  giả,  những cảnh  tưởng  tri không  có  thật,  thì cái  thế  giới  vô hình  làm  sao có  thật  được  mà  cầu,  mà  cúng,  mà triệu linh, tiếp linh.
Nếu  thế  gian  này  có  thật  thì phải  có  một  vật hằng còn. Nhưng  dòng lịch sử của loài người chưa chứng  minh  có  một  vật  gì hằng  còn,  tất  cả  đều hoại diệt theo thời gian.






LINH HỒN BÁO MỘNG


Hỏi:  Kính  thưa Thầy,  trong thời  gian  từ  lúc mới  chết  đến  bốn  mươi  chín  ngày,  người  trong nhà  thường  hay  nằm  mộng  thấy  người  chết  về. Vậy có phải linh hồn người chết về báo mộng hay không?
Đáp: Trong nhà có người mới chết, không những 49 ngày mà còn nói rằng có thể đến khi mãn tang 2 năm, vẫn còn nằm mộng thấy người chết.  Đó  không  phải  linh hồn  về  báo  mộng,  mà chính  tưởng ấm của người thân trong gia đình,  vì tình cảm  thương nhớ  người  mất,  nên  tưởng ấm xuất hiện giấc mộng để gặp người thân, chớ không có linh hồn nào cả.


Giấc mộng do tưởng thức hoạt động mà thành, nó  thể  hiện  tình cảm  tâm  lý  và  sự  ước  ao của người sống đối với người chết. Người thân thương nhớ người quá cố thì nằm mơ thấy người chết về.
Ước muốn thì sẽ nằm mộng, thấy thành tựu điều  ao ước  như trúng  vé  số,  hoặc  giao cảm  nằm mộng thấy sự việc hay tai nạn xảy đến, đều có đúng như thật, đó là tưởng giao cảm biến thành mộng báo trước (trực giác qua mộng). Còn các loại trực  giác  khác  như trực  giác  qua thân  (máy  mắt, hồi hộp, tim đập), trực giác qua tâm (tâm lo lắng, nghĩ ngợi).
Nói  về  mộng  thì quý  phật  tử  đừng  nghĩ  rằng có  linh hồn  người  chết,  mà  hãy  biết  đó  là  tưởng thức tự tạo ra bối cảnh theo tâm lý tình cảm của con người rồi nó tự hiện, chủ khách đều là nó cả.
Trong  thân  ngũ  uẩn  nó  là  tưởng  uẩn,  còn  gọi về  thức  thì nó  gọi  là  tưởng  thức,  còn  gọi  về  dục thì nó gọi là tưởng dục, còn gọi về vô minh thì nó được gọi là vô minh tưởng, và gọi về trí tuệ thì nó gọi là tưởng tuệ, còn gọi về tri kiến thì nó gọi là tưởng kiến, còn gọi về tri thì nó gọi là tưởng tri.






TẠO ĐIỀU THIỆN GIÚP NGƯỜI CHẾT


Hỏi:  Kính  thưa Thầy,  khi  trong nhà  có  người chết, mọi người đều làm điều thiện cố hồi hướng cho người  chết  để  được  siêu  thoát.  Thưa  Thầy, như vậy người chết có được siêu thoát không?
Đáp:  Theo  luật  nhân  quả  ai  làm  thiện  sẽ hưởng được phước, chớ không thể người khác làm thiện  mà  mình   được  hưởng  phước.  Được  phước như  vậy  là  không  công  bằng,  vì  công  bằng  thì phải tự người nào làm điều thiện thì người đó hưởng,  nên  đức  Phật  dạy:  “Các  con  tự  thắp đuốc lên mà đi, ta không đi thay cho các con được”.
Lời dạy như vậy tức là đứng trên đạo lý công bằng, mọi người muốn thoát khổ thì phải tự mình làm điều thiện, chớ không ai làm điều thiện giúp mình  được.  Như  các  phật  tử  đã  biết,  vì làm  điều ác  mà  tâm  mình  phải  khổ,  còn  người  khác  làm điều thiện mà tâm mình  hết khổ sao được. Chỉ có tự  mình  làm  điều  thiện  thì tâm  mình  mới  hết khổ.
Cho nên, có làm điều thiện để hồi hướng cho người  chết  thì người  chết  vẫn  thọ  khổ  mà  người sống làm điều thiện thì người sống hưởng, còn người chết thì không hưởng gì cả.


Đức  Phật  dạy,  trên  con đường  giải  thoát  ấy phải  độc  lộ,  độc  trình, không  ai  đi  thế  cho  ai được.  Cũng  như  cha mẹ  đau, đứa  con có  thương cha mẹ cách gì cũng không đau thế cho cha mẹ được. Ngược lại, cha mẹ cũng vậy, dù thương con cách  mấy  cũng  không  thay  thế  sự  đau khổ  của con được.  Đó  là  định  luật  công  bằng  của  nhân quả,  mà  không  ai  có  thể  chuyển  hóa  nghiệp  của kẻ khác được.






CHIẾC ÁO KHÔNG CHE ĐƯỢC MẮT THÁNH


Hỏi:  Kính  thưa Thầy,  lúc  sống  không  tu tập trau dồi  thiện  pháp,  không  sửa  tâm  tánh  những thói  hư  tật  xấu.  Sống  không  nhìn  đời  bằng  đôi mắt  nhân  quả,  luôn  luôn  tạo  khổ  cho mình  và cho người khác. Đến khi chết, mặc “áo lục thù, áo hải hội” có tác dụng gì không?
Đáp:  Kinh sách  Đại thừa thường  soạn viết  ra những điều phi đạo đức, sống làm điều ác, gian tham, tật đố, háo danh, tham của cải, tài sản, đủ mọi  mánh  khóe,  thủ  đoạn,  giết  người,  cướp  của, hại   mạng   chúng   sanh,  chẳng   chút   lòng   lành, chẳng  biết  thương  xót ai hết, chỉ biết  có mình  là trên  hết.  Đến  khi chết  chỉ  cần  mặc  áo  lục  thù


hoặc  áo  hải  hội,  đi  xuống  Diêm  Đình  không  ai bắt  tội,  vì  Quỷ  Sứ,  Ngưu  Đầu,  Mã  Diện,  Ngục Tốt...  đều  biết  đó  là  đệ  tử  của  đức  Phật,  nên  vị tình tha thứ.
Đó  là  một  hình  thức  trong  muôn  ngàn  hình thức  lừa  đảo,  lường  gạt  tín đồ  của  kinh sách  Đại thừa, đối với những người còn nhẹ dạ, non lòng, trình độ hiểu  biết  còn thấp  kém, chịu ảnh hưởng sâu nặng những phong tục tập quán lâu đời. Nó đãõ biến thành thói quen, nên có hữu sự chuyện gì thì cứ theo lời dạy trong kinh sách đó mà làm, chẳng dám ném bỏ. Nhưng dù có biết sai chăng nữa, nếu không làm thì chịu không được, hoặc sợ mọi người lên án hay chê cười bất hiếu, không thông kinh sách Thánh Hiền.
Đạo đức  nhân  quả  là  một  đạo  luật  rất  công bằng và  công lý. Giả thuyết nếu đức Phật có làm những  tội  ác,  mà  đã  đi  xuống  Địa Ngục,  dù  có mặc một  trăm  chiếc y hai  mươi lăm điều thì luật nhân  quả  cũng  sẽ  không  tha  tội  ông,  vẫn  hành tội đúng như những người khác làm tội ác, mà không có chút nào thiên vị. Cho nên, các cư sĩ đừng nghe theo kinh sách Đại thừa, rồi chừng đó sẽ  hối hận, ăn  năn  không  kịp, đừng  lấy  vải  thưa che mắt  Thánh,  đừng  lấy  chiếc  áo  Đạo mà  che dấu luật nhân quả!
Hãy sống đúng luật nhân quả, đừng làm khổ mình,  khổ  người,  thì dù  có  sống  trong  cảnh  giới nào  thì cũng  được  an vui,  hạnh  phúc,  có  chết  đi về  cõi  nào  thì cũng  là  cõi  Cực  Lạc,  Thiên  Đàng.


Chẳng  bao giờ  biết  sợ  đọa  Địa Ngục,  và  chẳng bao giờ  có  Diêm  Vương bắt  nạt,  có  Ngục  Tốt  la hét mắng chửi, nạt nộ, hành hạ, v.v...
Thời  đại  khoa  học  hiện  đại,  sự  hiểu  biết  quá rõ  ràng, đâu  còn  mê tín lạc hậu  như những  ngày xưa. Chết mà còn mặc những chiếc áo như vậy chẳng  có  tác  dụng  gì cả,  chỉ  làm  một  trò  cười  lố bịch  cho thiên  hạ.  Bị  kinh sách  mê  tín, lừa  đảo mà không biết, thật là ngu si hết chỗ nói.
Nói  thế,  chứ  tin hay không  tin là  tùy  quý  vị, chúng   tôi   chẳng   có   quyền   và   chẳng   có   trách nhiệm  gì  cả   trong  vấn  đề  mê  tín dị  đoan.  Mất tiền, mất của là mất của quý vị, chớ chúng tôi chẳng có hao tốn gì cả. Ở  đây nói là để cùng nhau suy ngẫm  cuộc  sống  con người  đâu  đúng, đâu  sai, đâu tà, đâu chánh, đâu thật, đâu giả, v.v... để cho mọi  người  sống  an  vui,  hạnh  phúc,  không  làm khổ   mình,   khổ   người.   Đó   là   tâm   nguyện   của chúng tôi.






KINH KỲ CẦU VÀ ĐIỆP PHÁI


Hỏi:  Kính  bạch  Thầy,  người  tín đồ  Phật  giáo nào hay đi chùa được cho một quyển kinh Kỳ Cầu nhỏ bằng bao thuốc lá,  để khi chết bỏ vào túi áo



0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!