Thứ Tư, 28 tháng 8, 2013

NGƯỜI PHẬT TỬ CẦN BIẾT-TẬP 2-7


thiền đến Tứ thiền và thực hiện Tam Minh, làm chủ   sanh,  già,   bịnh,   chết   một   cách   dễ   dàng, không  có  khó  khăn  mệt  nhọc.  Nhưng  vì  ức  chế tâm để được tâm tĩnh lặng, nên thanh tưởng phát ra  tiếng  nổ  trong  đầu  Ngài.  Ngài  cảm  thấy  như cả  vũ  trụ  đều  tan  biến  (giống  như thiền  sư Đông Độ  lúc  ngộ  đạo),  rồi  từ  đó  tưởng  giải  phát  ra. Ngài  đối  đáp  vấn  đạo  giống  như  thiền  sư Đông Độ không khác.
Cho  nên,  kinh sách  Nguyên  Thủy  hiện giờ bên phái Nam  tông chưa  hẳn đã là nguyên thủy. Vì các nhà học giả mượn lời Phật dạy  rồi  thêm  bớt  rất  nhiều  theo  tưởng  giải  của mình,  khiến cho người đời sau sưu tầm và nghiên cứu những lời Phật dạy, không biết đâu là đúng, đâu là sai. Thật khó cho những ai ở đời sau muốn tu  theo  đạo  Phật,  nếu  không  rõ  sẽ  lại  rơi  vào pháp  ngoại  đạo,  rồi  chấp  nhận  giáo  pháp  của ngoại đạo là giáo pháp của Phật, thật đau lòng!
Ở  đây nói về kinh sách Nam tông, tức là kinh sách  Nguyên  Thủy,  mà  các  sư còn  dám  thêm  bớt và  còn  nghĩ  tưởng  theo  kiến  giải  của  mình  biên soạn  và  viết  ra, thì  làm  sao đúng  ý   của  Phật được. Bằng chứng chúng ta thấy rất rõ, thiền sư Mahàsi  đã  dám  làm  thì các  vị trước  kia làm  sao không  dám  thêm  bớt.  Thế  mà  kinh sách  này  lại được  phổ  biến  rộng  rãi  khắp  các  nước  trên  thế giới.
Còn  kinh sách  Bắc  tông,  với  sự  phát  triển theo  kiến  giải  phóng  túng  của  các  nhà  học  giả,


thì thử  hỏi,  sự  sai  biệt  với  lời  Phật  dạy  có  gấp trăm, ngàn lần không?
Vả  lại,  kinh sách  Đại  thừa  bị  thế  tục  mê tín, lạc  hậu  hóa  rất  nhiều.  Ví  dụ  một  sự  mê tín trong  dân  gian,  ngày  hai  ba tháng  chạp,  tất cả  mọi  gia  đình  đều  làm  lễ  cúng  đưa “ông  Táo” chầu  trời,  thì trong  chùa  cũng  học  theo  điều  đó mà làm lễ cúng bái, tiễn “chư Thiên” về trời.
Từ khi Tăng đoàn Phật giáo được chia làm hai nhóm  (Thượng  tọa  bộ  và  Đại  chúng  bộ),  thì Đại chúng  bộ  không  còn  bị  sự  kềm  chế  của  Thượng tọa  bộ,  nên  kinh sách  tự  do phát  triển  theo  kiến giải  học giả,  không  cần  có kinh nghiệm  tu hành, phần nhiều chịu ảnh hưởng của các tôn giáo khác và phong tục tập quán của dân gian.
Lợi dụng Phật giáo không có người tu chứng điều khiển, nên Đại chúng bộ mặc sức phát triển theo tâm  danh  lợi  của  họ.  Do đó,  kinh sách  phát triển Đại thừa ra đời với một khối lượng vĩ đại. Những người có khả năng viết lách, ai muốn viết muốn  luận  như  thế  nào  cứ  mặc  tình viết  và  lý luận,  miễn  sao có  lý,  nghe  xuôi  tai là  được,  đời sau tu  được  hay  không  được  mặc  kệ,  chỉ  bây  giờ ngòi bút viết phóng túng cho thỏa thích mà thôi.
Muốn  truyền  bá  loại  kinh sách  này,  Đại  thừa giáo không thể đi về phương Nam được, vì nơi đó đã  có  kinh sách  Nguyên  Thủy  do Thượng  tọa  bộ truyền  bá,  nên  tín đồ  ở  đó  xem  kinh sách  này (kinh sách  Đại  thừa)  là  kinh sách  Bà  La  Môn giáo, chẳng ai thèm theo và đọc.


Vì  thế,  kinh sách  này  truyền  về  phương Bắc, những người dân ở phương Bắc chưa hiểu gì về Phật  giáo,  nên  kinh sách  Đại  thừa  truyền  đến đâu  đều  được  họ  chấp  nhận  ngay,  là  vì  các  nhà Đại  thừa  biết  dựa  theo  phong tục  mê  tín lạc  hậu của người dân địa phương triển khai thành kinh sách, và còn sử dụng thần thông, kỳ lạ, v.v... Do thế,  kinh sách  này  đã  phát  triển  về  phương Bắc dễ dàng, nên gọi là Phật giáo Bắc tông.
Trên  đường  hoằng  hóa  độ  sanh  về phương  Bắc, gặp tôn giáo nào thì Phật giáo Bắc  tông  thu thập  tinh ba  của  tôn  giáo  ấy, rồi  biến  thành  giáo  lý  của  mình. Khi đến Trung   Hoa,  nó  lấy  tinh ba  của  Lão  giáo  biến thành giáo lý Tối Thượng thừa của mình,  mà các nhà khoa học, tâm lý học gọi là “Thiền tông”, đó là Phật giáo bị thế tục hóa.
Đến  Việt  Nam  thì không  có  tôn  giáo  nào  đặc biệt, không có tinh ba triết lý nào vĩ đại, nên Đại thừa đã dung hợp ba tôn giáo lớn là Phật (Đại thừa), Lão (Tiên đạo), Khổng (Nho đạo) lại thành một  Phật  giáo  Việt  Nam,  “Vạn  Hạnh  dung  tam tế”.
Sinh  hoạt  của  “Phật  giáo  mới”  này  tiếp  tục triển  khai  kinh sách  phát  triển,  bằng  cách  dựa theo phong tục tập quán dân gian biến dần thành kinh sách  của  mình,  để  đáp  ứng  nhu  cầu  mê  tín dân gian. Cho nên, trong chùa thờ đủ loại thần, thánh, tiên, Phật, ma, quỷ, cô, cậu, các bà chúa, Quan Thánh  Đế  Quân,  Thập  Điện  Minh  Vương,


Ngọc  Hoàng,  Thượng  Đế,  Long  Thần  Hộ  Pháp, Bát Bộ Kim  Cang, cô hồn, các đảng, thập loại âm binh, Nam Tào, Bắc Đẩu, hài cốt và vong linh của những người chết, v.v...
Kinh sách phát triển dạy đầy ắp những điều mê  tín, nào  là  cúng  vong, tiễn  linh, thí thực  cô hồn  các  đảng,  nào  là  cúng  sao, giải  hạn,  cúng yếm, thần trù, quỷ dữ, nào là cầu siêu, cầu an, xin xăm,  bói  quẻ,  xem  ngày  tốt  xấu,  trừ  linh, trừ thần,  v.v... Mỗi  chiều  ở các chùa  cổ  xưa đều  cúng thí thực  cô  hồn,  các  đảng,  quỷ  chùa  bằng  gạo muối, v.v...  Phung phí của đàn na thí chủ vô ích.
Hình  thức cúng  bái  tạo ra cớ có vẻ  thật  sự có thế giới siêu hình đang sống chung đụng với thế giới  hữu  hình  của  con người,  mà  mỗi  tai ương, hoạn  nạn,  tật  bịnh  của  loài  người  đều  do  con người của thế giới siêu hình  tạo ra.
Kinh sách phát triển  của Đại thừa đã lừa  đảo con  người   bằng  một   thế  giới   siêu   hình   mang nhiều hình  thức mê tín, lại còn gạt người khác bằng  cách  hy  sinh  to  lớn  với  lòng  đại  từ,  đại  bi như Kinh Duy Ma Cật dạy:  “Bồ tát bịnh vì chúng sanh bịnh”.
Có  bao  giờ  Bồ  tát  “bịnh”  để  chia sẻ  nỗi khổ đau của chúng sanh được chăng?
Đạo Phật  đã  dạy  cho  chúng  ta  biết  rất  rõ ràng,  nhân  nào  quả  nấy,  ai  đã  tạo  nhân  ác  thì phải gặt lấy quả khổ, không ai chịu thay quả khổ đó cho ai được. Đó là một đạo luật nhân quả công bằng và công lý của nhân loại. Vậy mà có Bồ tát


chịu  khổ,  chịu  bịnh  thay  cho  chúng  sanh  (như Chúa  chịu  đóng  đinh  trên  Thập  Tự  Giá  chịu  tội thay cho Môn đồ). Hành động của Bồ tát như vậy có phi đạo đức chăng? Con người sanh ra trên thế gian này, như đức Phật đã xác  định,  từ nhân quả sanh ra, sống  trong  nhân  quả,  chết  vì nhân  quả. Xác định như vậy thì không có đấng tạo hóa nào sanh ra con người. Vì thế, không có kẻ nào ban phước giáng họa cho con người, mà cũng không có kẻ nào thay thế sự khổ đau của con người.
Cho  nên  câu:  “Bồ  Tát  bịnh  vì  chúng  sanh bịnh”  là  câu  lừa  đảo,  gạt  người  của  kinh sánh phát triển, để chứng tỏ Bồ tát là kẻ vĩ đại, Bồ tát có lòng từ bi rộng lớn, thương xót đối với tất cả chúng  sanh,  nhưng  không  ngờ  lời  nói  dối  trá thành phi đạo đức. Đối với đạo Phật, câu nói này là câu nói gian xảo, lừa bịp người đệ nhất.
Vì kinh Pháp Cú, Phật dạy, ai đã tạo nhân ác thì phải  gánh  chịu  quả  khổ,  không  một  ai  chịu thay  cho ai được,  đó  là  luật  nhân  quả  công  bằng tuyệt đối.
Khi còn  tại  thế,  đức  Phật  đã  từ  chối:  “Các con tự thắp đuốc lên mà đi, ta chỉ là một người hướng đạo chỉ đường mà thôi”. Lời dạy này đức Phật đã khẳng định sự từ chối không cứu độ  ai  hết,  mà  mọi  người  phải  tự  cứu  mình.  Cho nên, những lời dạy của Ngài luôn luôn nhắc nhở chúng  ta  phải  tự  hành  thiện,  chỉ  có  hành  thiện mới đem lại sự an vui cho mình,  cho người và cho tất cả muôn loài sanh linh.



Vậy mà Phật giáo phát triển có một Duy Ma Cật  dám  bịnh  thay  cho chúng  sanh, dám  chia  sẻ nỗi khổ đau của chúng sanh, thật là gan dạ, dám phá  bỏ  luật  nhân  quả.  Nếu  có  một  Duy  Ma  Cật làm được như vậy thì đạo đức trong thế gian này còn gì?
Chúng  sanh do không  hiểu  (vô  minh)  mà  làm điều ác, tạo tội lỗi rồi phải chịu nhiều thống khổ do hành động đó. Đạo Phật ra đời chỉ có mục đích cứu  giúp  con người  thoát  khổ  bằng  cách  chỉ  dạy cho họ thấu hiểu những điều họ làm là ác, là bất thiện  và   sẽ  đem  đến  quả  khổ  đau cho họ,  chứ không ai làm cho họ khổ mà chính  họ. Để chứng minh  lộ  trình nhân  quả  cụ  thể  cho họ  thấy  và hiểu  rõ  hơn,  thì từ  đó  họ  không  còn  hành  động làm  ác,  làm  khổ  mình,  khổ  người  nữa,  thì chừng đó họ sẽ không còn chịu sự khổ đau nữa, tâm hồn họ sẽ được thanh thản, an lạc và luôn sống tùy thuận hòa hợp với mọi người.
Đạo Phật cứu người là giúp con người vén sạch màn “vô minh”, để từ đó họ sáng suốt hiểu rõ không còn lầm lạc trong hành động ác, để không tự  tạo  khổ  cho  mình,   cho  người  nữa.  Sự  hiểu biết  tránh  làm  điều  ác  và  luôn  thực  hiện làm  điều  thiện,  nên  đạo  Phật  gọi  sự  hiểu biết đó là trí tuệ, hay  gọi là tri kiến giải thoát.  Nhờ  có  tri kiến  giải  thoát,  nên  đạo  Phật gọi là đạo giải thoát, tri kiến giải thoát đó không phải  của  ai  khác,  mà  phải  chính  của  mình  mới giải thoát cho mình  được.


Cho nên câu nói: “Bồ Tát bịnh vì chúng sanh bịnh” là câu nói nghe rất hay, nhưng  ý  nghĩa rất dở, vì phi đạo đức, thiếu công bằng và công lý.
Đối  với  luật  nhân  quả,  không  ai  có  thể  đau bịnh  hoặc  chịu  tai nạn  thế  cho ai  được,  và  cũng không thể chia xẻ nỗi đau khổ với chúng sanh được.
Câu nói: “Bồ tát bịnh vì chúng sanh bịnh” là câu  nói  láo,  lừa  đảo  thật  sự.  Nếu  quả  có  một  Bồ tát  bịnh  thay  cho chúng  sanh  hoặc  chia  sẻ  nỗi đau khổ  này,  thì chúng  sanh phải  hết  khổ,  và  ít nhất   cũng   phải   giảm   thiểu   được   sự   đau  khổ. Nhưng  con người  trên  hành  tinh này  có  hết  đau khổ  đâu,   vậy   thì  Bồ  tát   nói   có  đúng   không? Nhưng luật nhân quả đã không chấp nhận điều này, nếu chấp nhận điều này thì thế gian này còn lấy đâu gọi là đạo đức, công bằng và công lý.
Một kẻ làm ác mà có người chịu thay tội khổ,  thì nhà  giàu  có,  người  làm  quan,   kẻ làm  vua   chắc  không  bao  giờ  có  khổ  đau, bịnh tật và tai nạn, v.v...
Nhưng  thật  sự, nhìn  cuộc sống  con người  trên thế  gian  này  từ  vua, chúa,  quan, dân,  người  giàu có và đến những kẻ nghèo cùng, khốn khổ, mỗi giới, mỗi giai cấp đều có sự khổ đau, bịnh tật như nhau mà không có ai thoát khỏi, nhất là bốn sự khổ: sanh, già, bịnh, chết, và  cũng  chẳng ai thay thế cho ai được bốn sự khổ này chút nào.


Câu nói phi đạo đức nhân quả của Bồ tát Duy Ma Cật đã làm cho kinh sách phát triển mất giá trị, nhất là đạo đức của con người.
Nếu  bảo  rằng  kinh sách  phát  triển  chỉ  là  để dùng cho bậc Thánh, Hiền, Bồ tát, chư Phật, tâm không  còn  sống  trong  các pháp  đối đãi  (bất  nhị), nên lời nói của Bồ tát Duy Ma Cật vượt thoát các pháp  đối  đãi.  Nếu  luận  như  vậy  thì còn  sai  hơn nữa.
Thánh, Hiền, Bồ tát và chư Phật không còn  biết  đạo  đức  làm  người  nữa  hay  sao? Tức là không có pháp thiện và cũng không có pháp ác nữa (bất nhị).
Hàn  Sơn,  Thập  Đắc,   Tế  Công  Hòa  thượng, Phật sống Cựu Kim  Sơn... ăn uống dơ bẩn, lại còn ăn thịt uống rượu, phạm giới tận cùng, đó là các Ngài sống tự tại vô ngại trong pháp môn bất nhị của Đại thừa. Vì thế, các Ngài không còn là con người,  mà là loài ác quỷ từ pháp môn bất nhị đã sanh ra,  và  hiện  giờ  trong  pháp  môn  bất  nhị  ấy còn  sanh  biết  bao nhiêu  loài  ác  quỷ  nữa.  Nếu chúng  ta  không  chặn  đứng  được  pháp  môn  bất nhị,  thì một  nguy cơ khiến  cho con người  không tiến  bộ  mà  còn  sống  thụt  lùi  về  thời  lạc  hậu,  dã man hung ác.
Nếu bảo rằng: “Chấp giới” thì phạm hạnh, tức là đạo đức của người tu sĩ Phật giáo ở chỗ nào? Không  lẽ  đạo  Phật  không  có  đạo  đức  sao?  Hay toàn là những thầy tu phạm giới phá giới, v.v...


Hai  trăm  năm  chục  giới  tỳ  kheo  tăng  và  ba trăm bốn mươi tám giới tỳ kheo ni, không phải là đạo đức Phật giáo sao?
Người tu sĩ nào phạm giới, phá giới là người  tu sĩ  không  có  đạo  đức  và  thiếu  giáo dục đạo đức.
Đừng  dùng  những  danh  từ  “chấp  giới”  và  “tự tại vô ngại”, hoặc “thỏng tay vào chợ” để bưng bít hay  bịt  miệng  thiên  hạ,  để  được  sống  chạy  theo dục  lạc  thế  gian  mà  người  ta  vẫn  tưởng  đó  là Phật  sống.  Nên  các  vị  giáo  sĩ  Bà  La  Môn  dựng lên những nhân vật phá giới, phạm giới, như Tế Điên  tăng,  Phật  sống  Cựu  Kim   Sơn,  Hàn  Sơn, Thập  Đắc,  để  giúp  cho quý  thầy  Đại  thừa  và  các thiền sư Đông Độ tự do phá giới, sống phạm giới mà  tín đồ  không  dám  phê  phán,  đó  là  một  tấm bình  phong che dậy  cho những  người  tu  danh,  tu
lợi.

Kinh sách  phát  triển  đã  lầm,  hay  nói  cách khác là không hiểu đạo đức của đạo Phật là gì? Nên thường nói giọng kiêu kỳ: “Đại thừa, Tối Thượng  thừa”,  tự  xưng  mình  là  giải  thoát  trên hết.
Vì Thánh hiền, chư Phật, chư Bồ Tát, tất cả phàm  phu và  chúng  sanh  đều  từ  nhân  quả  sanh ra.  Mà  đã  từ  nhân  quả  sanh  ra  thì không  sống trong hành động thiện, ác sao?
Hành động thiện không phải là đạo đức sao? Và hành động ác không phải là phi đạo đức ư?


Toàn bộ “giới luật” của Phật đều dạy chúng  ta phải  sống  và  hành  động  với  đạo đức làm Người, làm Thánh nhân, làm Phật. Cớ sao những người thiếu hành động đạo đức mà chúng ta lại xem họ như Phật. Họ chỉ có một vài thần  thông  tưởng lòe  bịp thiên hạ, chứ đức hạnh chẳng ra gì.
Sao mọi người vô minh điên đảo, hễ thấy ai có chút ít thần thông đều cho họ là Phật, Thánh, Tiên,  rồi  cung kính,  lễ  bái  và  cũng  dường,  trong khi những hành động đạo đức của họ chẳng ra gì, còn tệ hơn người phàm phu là khác nữa.
Phật  và  Thánh  đều  từ những  con người  phàm phu,  tu  tập  trau  dồi  thân  tâm  xa  lìa  ác  pháp, không  còn  xảo   quyệt,  gian  ngoa,  lừa  đảo,  luôn luôn sống trong hành động đạo đức, thì mới gọi là Thánh  nhân,  Phật.  Có  đâu  dùng  những  lời  hoa mỹ cao thượng như: “Tự tại vô ngại; chấp giới; thõng tay vào chợ; đói ăn, khát uống, mệt ngủ liền”, khiến cho những người chưa hiểu đạo đức nhân quả của Phật dễ bị lầm lạc. Họ tưởng những người  này  là  bậc  Thánh  cao thượng  dám  hy sinh mình  vì mọi  người,  chịu  khổ  đau vì nhân  loại,  vì loài  người  dẹp  bỏ  cá  nhân  mình  thật  là  vĩ  đại. Nhưng  trong cái vĩ đại đó, là không vĩ đại gì hết. Vì ai đã  làm  ác  thì người  đó  phải  gánh  chịu  quả khổ, không thể ai gánh vác được cho ai, dù kẻ đó là   Thánh,   Thần,   chư  Phật,   chư  Bồ   Tát   cũng không thể gánh chịu cho ai được, thế mới gọi là công  bằng,  công  lý.  Còn  có  người  chịu  thay  thế


được  quả  khổ  đau cho kẻ  khác,  thì trên  thế  gian này con người làm sao có một đạo luật gọi là công bằng và công lý được?
Nếu  có  người  chịu  khổ  cho kẻ  khác  thì thế gian  này  sẽ  ra  sao?  Như  trên  chúng  tôi  đã  nói, nếu  trên  thế  gian  này  không  có  một  đạo  luật công  bằng  như đạo  luật  nhân,  quả,  thì con người chỉ  còn  là  một  ác  thú  mà  thôi.  Vì thế,  những  lời nói  chịu  khổ  cho  nhân  loại  là  lời  lừa  đảo,  bịp người,  với  những  người  còn  đang sống  trong  giấc mơ “siêu hình”.
Chúng ta là những người còn phàm phu tục tử, còn sống trong cảnh đối đãi, nên chỉ biết ở trong cảnh đối đãi mà tu tập trau dồi đạo đức như thế nào để cùng sống chung nhau, đối xử với nhau mà tâm  hồn   thanh  thản,   an  lạc,   không  làm   khổ mình,  khổ  người.  Thì  đó  là  chân  hạnh  phúc  của loài  người,  và  đó  cũng  là  sự  giải  thoát  của  đạo Phật, giải thoát chung cho loài người. Chứ không như  kiểu  giải  thoát  của  kinh Duy  Ma  Cật,  chỉ dành riêng cho những bậc Bồ tát, chư Phật và Thánh hiền với trí tuệ “Bất nhị”.
Đa số các tôn giáo hiện có mặt trên thế gian này  đều  xây  dựng  cho  loài  người  một  thế  giới tuyệt vời “Bất nhị”. Cái thế giới ấy rất xa vời với loài  người,  vì con người  không  thể với  tới,  không thể  có  trí tuệ  “Nhất  nguyên”  đó  được,  chỉ  có những bậc Thánh, Hiền như Bồ tát Duy Ma Cật trong  kinh sách  phát  triển  mà  thôi.  Thậm  chí như  đức  Phật,  Ngài  còn  thua  xa Bồ  tát  Duy Ma


Cật, chính  đức Phật  Thích  Ca Mâu Ni  Ngài  cũng không dám sống trong pháp môn  “Bất nhị”, vì đó là pháp môn phi đạo đức.
Những  bậc  Thánh  “Bất  nhị”  này  lý  luận  mơ hồ, trừu tượng, tưởng giải, chỉ là giấc mộng đẹp của Bà La Môn giáo mà thôi.
Nhìn chung,  giáo lý của các tôn giáo đều xây  dựng  cho  loài  người  một  giấc  mơ  đẹp, để  an  ủi  tinh  thần  con  người  trong  cuộc sống lầm than và nhiều đau  khổ, hơn là giải khổ ngay  trên thực tế cho họ.
Ngoài  những  giáo  lý  ấy,  có  một  thứ  giáo  lý khác được mang một cái tên nhỏ bé: “Tiểu thừa Phật giáo”.
Tiểu thừa Phật giáo chỉ mang một cái tên như vậy  cũng  đủ  khiến  cho người  ta  xem thường,  coi rẻ, người ta tưởng tượng trong đầu: giáo pháp đó chẳng  ra  gì,  chẳng  bằng  ai,  không  cao siêu  vi diệu; nhỏ mọn, hạn hẹp, tầm thường, chẳng có gì để cho mọi người đáng quan tâm.
Chính   chúng  tôi  trong  những  ngày  đầu  mới xuất  gia  tu  học  theo  Phật,  thấy  kinh sách  Tiểu thừa  là  chúng  tôi  cũng  có  tư  tưởng  không  muốn đọc, và cũng không muốn tu theo nó nữa.
Các bậc thầy, tổ thường ca ngợi kinh sách Đại thừa, khuyên chúng tôi nên học, đọc và tu theo những bộ kinh Đại thừa như: Pháp Hoa kinh, Thủ Lăng  Nghiêm  kinh, Viên  Giác  kinh, Duy Ma Cật kinh, Đại Bửu Tích kinh, Hoa Nghiêm kinh, Pháp Bảo Đàn kinh, kinh Bát Nhã, v.v...


Khi học  và  đọc  những  bộ  kinh này,  chúng  tôi thấy  nó  quá  vĩ đại,  lý  luận  tuyệt  vời,  chỉ  rõ  bản thể con người rất cụ thể, nếu không có kinh sách này dạy thì khó mà ai nhận ra được  “Phật tánh”. Từ  đó,  chúng  tôi  tin kinh sách  này  như  là  của báu.
Các Tổ, các bậc Tôn túc và các Thầy, từ bao nhiêu thế kỷ nay đã bị kinh sách này lừa đảo, khiến  tu  hành  lầm  lạc,  cứ  tu  theo  các  pháp  môn đó  mà  tu  chẳng  đi  đến  đâu  cả,  kết  quả  cũng chẳng có gì, chỉ có cảm giác an lạc của dục tưởng xúc,   và   cuối   cùng   thì  có  một   vài   thần   thông tưởng.   Như   vậy   mà   các   thầy,   tổ   đã   tự   mãn nguyện, hoặc thấy sắc tưởng, thanh tưởng, phát hiện  thấy  trước  mắt  và  tiếng  nổ  trong  tai là  tự cho mình  tu chứng đạo.
Con  đường  tu như  vậy  thật  là  đau  lòng, họ  không  biết  chứng  đạo  là  chứng  cái  gì? Hay  chỉ cần nói: “Vô sở đắc” là đủ mãn nguyện tu hành.
Phật tánh, thần thông, các cảnh giới siêu hình như:  xuất  hồn,  nhập  định,  hay là  tự  tại  vô  ngại, ngũ uẩn giai không, phản bổn hoàn nguyên, phủ trùm vạn hữu, v.v... đó chỉ là sống  trong  thế giới tưởng của tưởng tri.
Ngộ nhận những trạng thái tưởng này cho là chứng đạo, nên các Ngài truyền thừa với nhau về phương  Bắc,  nhưng  vì  danh  lợi,  nên  mỗi  Ngài hùng cứ một phương, chia ra làm năm tông bảy phái (Thiền tông Trung Quốc).


Đến Việt Nam, Thiền tông thành lập ra phái Thảo Đường, Trúc Lâm, Liễu  Quán, v.v... Tên thì có   khác,   nhưng   khuôn   là   thiền   Đông   Độ   thì không  có  gì  khác  cả,  đều  nhai  lại  bã  mía  của Trung Quốc.
Đến thời đại chúng ta, Phật giáo Bắc tông vẫn phát  triển  đều  đều,  người  tu  thì đông  vô  số  kể, mà  đạt  được  thì chẳng  có  gì, chỉ  là  một  trò  lừa đảo  bịp  người  mà  thôi.  Truyền  thừa  với  nhau  từ đời  này  sang  đời  khác  lúc  thịnh  lúc  suy,  nhìn chung chẳng có ai tu đến đâu cả, chỉ là diễn xuất tuồng  hát  trên  sân khấu, hết  màn Tịnh Độ tông, đến màn Thiền tông; hết màn Thiền tông, đến màn Mật tông; hết màn Mật tông, đến màn Pháp Hoa tông,  v.v... Cứ  những  tông  này  diễn  tới  diễn lui chẳng có gì mới mẻ cả.
Người truyền đạo thì cũng chẳng biết mình truyền đúng hay sai của đạo Phật, người tu thì lại nhắm mắt tu đùa, chẳng cần suy nghĩ xem xét kỹ lưỡng,  chỉ  nghe  Đại  thừa,  Tối  Thượng  thừa  là ngon lành, là siêu việt, còn những loại kinh sách Tiểu  thừa  Nguyên  Thủy  thì xem chẳng  ra gì, liệt kê những loại kinh sách này là ngoại đạo.
Lúc  chúng  tôi  mới  bước  vào  chùa  tu  hành, thích  học  được  kinh sách  Đại  thừa  và  thích  tu thiền  Tối  Thượng  thừa,  xem kinh sách  Tiểu  thừa A  Hàm  như  đồ  bỏ  (ngoại  đạo),  mà  trong  kinh Phạm Võng Bồ Tát giới đã cấm không cho học và tu giáo lý này.


Tu  như  ông  Xá  Lợi  Phất  và   ông  Mục  Kiền Liên,  tiên  nữ  rắc  hoa còn  dính  mắc  (trong  kinh Duy Ma Cật), các Ngài chỉ là hàng Thinh Văn, không  bằng  Bồ  tát  và  Phật,  uổng  công  tu  hành mà  chỉ  ở  những  bậc  thấp  lè  tè.  Đối  với  Đại thừa, thì lời dạy của đức Phật cũng chỉ là ngoại   đạo,   sao  bằng   kinh  sách   Đại   thừa “kiến  tánh  thành  Phật”,  nhanh chóng  như trở bàn tay.
Đó  là  quan  niệm  hết  sức  sai  lầm  của  chúng tôi, do bị ảnh hưởng kinh sách Đại thừa và  thiền Đông  Độ.  Vì thầy, tổ truyền  dạy  cho nhau không ngoài kinh sách Đại thừa.
Xướng minh pháp môn Tịnh Độ, tổ Vĩnh Minh Diên  Thọ  lại  còn  gạt  người  hơn nữa  bằng  những từ  ngữ  rất  kiêu:  “Người  tu  Thiền  mà  không  tu Tịnh Độ, 10 người chưa được một người tu chứng”. “Người  tu  Thiền  mà  tu  thêm  Tịnh  Độ  như  cọp mọc sừng, 10 người đều chứng cả”.
Tịnh Độ còn dùng những lời lẽ cám dỗ và hăm dọa  hơn cả những lời  lẽ  ở trên, để ngăn chặn và lừa  đảo  tín đồ  một  cách  có  thủ  đoạn.  Tịnh  Độ tông cho rằng thời đại chúng ta là thời đại mạt pháp,  loài  người  sắp  tận  thế,  chỉ  có  pháp  môn Tịnh Độ tu hành dễ chứng và tu chưa chứng đạt cũng  được đức Phật  A Di  Dà  rước  về cõi  Cực Lạc rồi tiếp tục tu hành.
Sau những  năm  tháng  tu  hành  với  hoài  bão làm  chủ  sanh,  già,  binh,  chết,  chấm  dứt  sự  khổ đau của  kiếp  người,  chúng  tôi  bị  các  pháp  môn


của  Đại  thừa  và  Thiền  tông  lừa  đảo,  đã  phí  hết thời gian của tuổi thanh xuân. Hơn nửa đời người đem hết sức lực tu hành theo các pháp môn Đại thừa  và   Thiền  tông,  chúng  tôi  kiến  giải  (triệt ngộ) được tất cả các công án và đang sống trong trạng  thái  tĩnh  lặng.  Biết  bao nhiêu  trạng  thái tĩnh lặng, biết bao nhiêu trạng thái tưởng xảy ra, như  thần  thông  biết  chuyện  quá  khứ,  vị  lai,  dù biết  vậy,  nhưng  xét  kỹ  thì chúng  tôi  cũng  chưa làm chủ được sanh, già, bịnh, chết.
Chúng tôi đã trở về với pháp môn Tiểu thừa, may ra, hy vọng còn làm chủ được thân tâm.
Chúng  tôi  sống  độc  cư, sống  đời  sống  trầm lặng,  sống  đúng  giới  luật  không  hề  vi  phạm  một lỗi  nhỏ  nhặt  nào,  với  đời  sống  thiểu  dục  tri túc, chỉ  xin   cơm  ngày  một  bữa  mà  thôi,  chẳng  có mong cầu gì khác.
Chúng  tôi  tu  pháp  Tứ  Chánh  Cần,  Tứ  Niệm Xứ và Tứ Chánh Định, kết quả chúng tôi hướng tâm đến Tam Minh, chỉ trong vòng sáu tháng với một  nhiệt  tâm  nồng  cháy,  với  một  nghị lực  dũng mãnh, với một ý  chí sắt đá kiên cường, chúng tôi thành  tựu  làm  chủ  sự  sống  chết,  tâm  chẳng  hề dao động trước bất cứ một đối tượng nào.
Từ  đó  chúng  tôi  biết  rất  rõ,  kinh sách  Đại thừa và thiền Đông Độ là của tôn giáo khác hoặc bị  thế  tục  hóa  tôn  giáo,  với  dụng  tâm  của  các  vị tỳ kheo giáo sĩ Bà La Môn, thâm ý  sâu độc muốn diệt  trừ  Phật  giáo,  vì  Phật  giáo  tồn  tại  và  phát triển thì các tôn giáo khác không phát triển được.


Tại sao vậy?

Tại  vì  Phật  giáo  đập  phá  thế  giới  siêu  hình, hủy diệt thần quyền sáng tạo, đem lại cho loài người một nền đạo đức giải thoát, không làm khổ mình,  khổ người, biến cảnh thế gian thành Thiên Đường, Niết Bàn.
Đạo Phật và các tôn giáo khác không thể đi chung  nhau  một đường, vì các tôn giáo khác có thế giới siêu hình, có Thần quyền sáng tạo, có cảnh giới mơ hồ, trừu tượng, ảo huyền, có cuộc sống sau khi chết. Ngược lại, Phật giáo thiết thực và cụ thể hơn nhiều, không có thế giới siêu hình, không có Thần quyền sáng tạo, không có thế giới mơ hồ, trừu tượng, ảo huyền và không có cuộc sống sau khi chết. Nếu chánh pháp và đạo đức nhân bản của Phật giáo được phổ biến sâu rộng, khiến mọi người am tường và thực thi sửa đổi thói hư tật xấu, thì xã  hội loài người mới sống đúng đời sống công bằng, bác ái, thì các tôn giáo  làm  sao còn  chỗ  đất  đứng  trên  hành  tinh này được.
Thấy  rõ  điều  lợi  hại  này,  nên  bằng  mọi  giá, các  tôn  giáo  khác  đều  ước  muốn  biến  dần  Phật giáo  thành  một  tôn  giáo  chấp  ngã,  có  bản  thể vạn hữu  (Phật  tánh,  Đại  ngã),  còn  đạo  đức  của Phật  giáo  thì biến  thành  một  thứ  đạo  đức  nhân quả mê  tín, để  Phật  giáo cũng  giống  như các tôn giáo khác trên hành tinh này.
Cho nên câu nói: “Bồ Tát bịnh vì chúng sanh bịnh” trong kinh Duy Ma Cật cũng là một câu nói


lừa đảo, phi đạo đức, nhằm để lường gạt những người chưa hiểu đạo đức nhân quả thiện ác của Phật   giáo,   chứ   không   thể   lừa   đảo,   lường   gạt những  người  có  giới  đức  và  giới  hạnh  của  Phật giáo được.
Hiện  giờ,  mọi  người  chưa ai  thông  suốt  đạo đức  nhân  quả.  Luật  nhân  quả,  kinh sách  nhân quả  của  các  kinh sách  phát  triển  thuộc  về  loại kinh sách mê tín, dị đoan, đó toàn là kinh tưởng. Hiện nay, tín đồ Phật giáo Đại thừa đặt trọn lòng tin vào  những  vị  Bồ  tát,  vì những  vị  Bồ  tát  này thường ban phước lành và  cứu khổ cứu nạn, cùng chia sẻ những sự đau khổ của chúng sanh. Không ngờ,  sự  cứu  khổ,  cứu  nạn  và  chia  sẻ  sự  đau khổ với chúng sanh là một điều không thể làm được. Không  thể  làm  được  vì  luật  nhân  quả  rất  công bằng và công lý. Cho nên, hành động cứu khổ cứu nạn  và  chia  xẻ  khổ  nạn  là  phi đạo  đức,  làm  mất công  bằng  và   công  lý  trong  kiếp  sống  của  loài
người.

(Trích ĐVXP tập 5 trang 32-60)



Hỏi:  Có  nhiều  sách  viết  rằng,  khi  một  người tắt hơi thở rồi, nếu sờ vào mình  người đó mà hơi nóng  dồn  vào  chỗ  nào  đó,  trong khi  tất  cả  chỗ khác  đều  lạnh  hết,  thì biết  được  rõ  chỗ  tái  sanh của họ. Ví dụ: ở hai bàn chân nóng là sanh địa ngục,  ở  trái  tim  là  người,  ở  mắt  là  trời...  Căn  cứ


vào  đâu  mà  họ  nói  như  vậy,  hay do tưởng  tượng mà thôi? Xin Thầy chỉ dạy!
Đáp:  Có  thể  khi chết  đều  có  sự  hoại  diệt  của cơ thể  chỗ  nào  hoại  diệt  trước  là  chỗ  đó  lạnh trước,  chỗ  nào  hoại  diệt  sau là  chỗ  đó  lạnh  sau. Sự hoại diệt đều do căn bệnh của cơ thể.
Trong  thư con ghi những lời giải thích của các nhà  học  giả  đều  là  sai,  không  có  căn  cứ  lôgic khoa học, đó là tưởng giải của các nhà Đại thừa. Còn đạo Phật xác định sáu nẻo luân hồi rất rõ ràng:
1- Cõi Trời bằng một trạng thái tâm Thập thiện, còn tưởng thức dục.
2- Cõi  Người  bằng  trạng  thái  tâm  Năm  giới còn ý  thức dục.
3- Cõi A Tu La bằng trạng thái tâm sân.

4- Cõi Ngạ Quỷ bằng trạng thái thân tâm đói khát.
5- Cõi Súc Sanh bằng trạng thái thân tâm ích kỷ,  nhỏ  mọn,  hẹp  hòi,  bẩn  thỉu,  ăn  uống  đồ  bất tịnh, hôi thối, rượu chè say sưa quậy phá, v.v...
6- Cõi Địa Ngục bằng trạng thái thân tâm đau khổ, ê ẩm nhức nhối, phiền  não, bất an, bất toại nguyện, v.v...
Trong  trạng  thái  tâm  này  khi còn  đang sống, cũng như lúc sắp lâm chung đã xác định hướng đi rõ ràng của người này khi tiếp tục tái sanh.
Đó là một điều xác định sáu nẻo luân hồi rất khoa  học,  thực  tế  và   cụ  thể  của  đạo  Phật,  mà


không  có  một  tôn  giáo  nào  xác  định  được  như vậy, chỉ vì các tôn giáo đều có thế giới siêu hình. Bởi vì họ cho có thế giới siêu hình,  nên hơi ấm ở chân là sanh vào cõi địa ngục, ở tim sanh làm người, ở mắt sanh lên cõi Trời, v.v...
Họ  căn  cứ  vào  kinh sách  phát  triển,  là  một loại  kinh sách  tưởng  giải  của  các  nhà  học  giả thiền tưởng, tưởng giải ra cho hơi nóng xuất ra ở hai bàn chân là địa ngục, ở tim là người, ở mắt là Trời, v.v... Vì những điều này họ không căn cứ và biết  chắc  được  cõi  Trời,  cõi  Địa Ngục  ở  đâu?  Chỉ nói trong ảo tưởng mà thôi.
Các  cư sĩ  đừng  tin theo  luận  điệu  mê  tín lừa đảo  người  mà  hầu  hết  kinh sách  phát  triển  nào cũng có. Không lừa gạt thế này thì lừa gạt thế khác, không dụ dỗ thế này thì dụ dỗ thế khác. Thường  kinh sách  này  đưa chúng  ta  vào  thế  giới siêu hình,  mơ hồ ảo tưởng.
Chúng  ta  nên  căn  cứ  vào  việc  làm  thiện  hay ác của con người mà xác định được nẻo luân hồi của họ ở kiếp sau, chứ không phải hơi ấm trên thân người.



Hỏi:  Một  người  học  Phật  phải  nhìn  cuộc  đời như thế nào để không bị đắm chìm, lôi cuốn theo những lạc thú tầm thường của thế gian, nhưng cũng  không  bị  người  đời  lên  án  là  tiêu  cực,  vô cảm, lãnh đạm, v.v...



0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!