bọt nước.
Vậy câu: “Sắc tức là
không, không tức là sắc”. Câu này có hợp không?
Đáp: Không,
pháp thân là một trạng thái vô dục của tâm chứ không phải tâm, vì tâm là một uẩn
trong ngũ uẩn, khi sắc uẩn hoại diệt thì toàn cả ngũ uẩn đều hoại diệt,
ngũ uẩn hoại
diệt thì tâm đâu còn?
Trong năm uẩn chỉ có sắc uẩn là hữu sắc, còn bốn uẩn
kia là vô sắc, cho nên không thể lấy một uẩn vô sắc mà gọi là pháp thân được.
Vì lấy tâm uẩn cho là pháp
thân thì thọ uẩn;
hành uẩn và tưởng uẩn cũng cho là pháp thân được sao?
Trong thân
nhân quả (thân
ngũ uẩn) của chúng
ta chỉ thuần
có một vị khổ, không
có vị giải thoát, nếu chúng ta
không tu tập đúng chánh pháp thì không bao giờ có vị giải thoát.
Trong luật nhân quả có vị giải thoát, có thiện và
ác, thiện là giải thoát, ác là khổ đau. Cho nên, đem thân
ngũ uẩn ví
như nước biển,
cũng như nước và bọt nước
thì e rằng không đúng, vì thân ngũ uẩn là một hợp chất của các
duyên chứ không có thật, thì làm sao là nước và bọt nước được.
Vì thế câu
kinh: “Sắc tức là không, không
tức là sắc” thì không đúng với Phật giáo, cho nên đức Phật dạy:
“Nếu còn có một chút
xíu gì trong thân ngũ uẩn này thường
hằng thì đạo Phật không ra đời”. Tại sao vậy?
Tại vì không
giải thoát khổ cho loài người.
Vài lời
thăm và chúc
cho cư sĩ thân tâm an
lạc, kiên cố tu hành đến ngày viên mãn.
(Trích ĐVXP
tập 10 trang 122)
Hỏi: Quyển Đạo
Đức Làm Người tập II, với đề mục
Chân lí sống của
loài người không
phải là tôn giáo
và triết lí, Thầy lý giải ba khái
niệm: Tôn giáo, triết học, chân lý. Chúng con cũng thu nhận được về cơ bản.
Nhưng từ đó lại nảy
sanh suy tưởng mới. Vậy Phật giáo có nằm trong phạm trù tôn
giáo không? đức Phật không
chỉ dạy có bốn chân lý mà còn nhiều bài thuyết pháp
khác nữa. Lời Người dạy: Một Đấng Giác Ngộ Toàn Năng được coi là chân lý được
không?
Đáp:
1- Phật giáo
không nằm trong phạm trù tôn giáo, trên đầu không có Đấng Tối Thượng Toàn Năng,
không có thế giới siêu hình.
Khi tu chứng
đạo xong, đức Phật đã tuyên bố: “Thiên thượng, thiên hạ, duy ngã độc tôn”. Câu
này có
nghĩa là trên
trời, dưới trời,
con người là duy nhất.
2- Bốn chân
lí của đạo Phật chỉ là bốn chân lí của loài người, chứ không phải là bốn chân
lí của Phật giáo. Người nào hiểu bốn chân lí này của Phật giáo
là hiểu sai.
Vì con người có khổ, tập, diệt,
đạo, chứ Phật
giáo đâu có khổ, tập,
diệt, đạo. Có đúng như vậy không các bạn?
Ngoài bốn
chân lí Tứ Diệu Đế, các bài pháp
khác không phải
là chân lí, mà
là trợ lí cho bốn
chân lí này, nên
kinh thường dạy các pháp khác là
pháp trợ đạo (37 phẩm trợ đạo).
3- Đấng Giác
Ngộ Toàn Năng không phải là chân lí, mà con người có thể giác ngộ Chân Lí
Toàn Năng. Đây
là lập trường
cụ thể, xác thực
của Phật giáo xin các bạn hiểu cho, chứ
chúng tôi không có ý xuyên
tạc các tôn
giáo khác, vì mỗi
tôn giáo đều có một nền tảng khác nhau. Do câu hỏi này buộc lòng chúng tôi xác
định đúng nghĩa của Phật giáo.
(Trích Giáo
án Tu Tập - tập 7)
Hỏi:
Kính bạch Thầy! Trên bình diện hữu sắc
và vô
sắc, về hữu sắc, thực tế trong nhân
loại hiện nay không còn con đường
nào khác là phải xây dựng cho mỗi người
có một nền đạo đức nhân
bản và nhân
quả. Trên cơ sở
bốn đế (khổ, tập, diệt, đạo), vậy pháp hành là Tứ Chánh
Cần ly dục, ly ác pháp thật là tuyệt vời!.
Bởi lẽ thế
gian hiện nay, đã hầu hết làm mất đi nền
đạo đức nhân bản này. Thế mới có chuyện người người ham mê theo một quả bóng
tròn, hay khổ sở tranh giành làm Tổng thống, hoặc làm từ thiện thì bớt
xén cả của những người
khuyết tật, những người hoạn nạn
do thiên tai...
Tất cả
vì dục vọng
mà nhiều người
đã làm mất đi bản chất làm người
để đi vào thú tính, xét
cho cùng
ngay những con
thú có khi họ cũng không bằng. Vì bản chất loài thú ăn no,
nằm ngủ rồi thì thôi, nhưng con người hiện
nay ăn no vẫn chưa đủ, mà còn
phè phỡn tìm kiếm
thật nhiều, để rồi vào tù còn giở
trò sám hối.
Thật là đau
lòng cho những vị Thánh Minh muốn cứu đời trước thực tại này.
Bốn câu kệ
trong kinh Kim Cang. “Nhược dĩ sắc kiến ngã
Dĩ âm thanh
cầu ngã
Thị nhân
hành tà đạo
Bất năng kiến
Như Lai”
Liễu nghĩa
được bốn câu
này thì làm gì có
kinh Phổ Môn,
kinh Địa Tạng,
kinh Di Đà, chuyện
Bà Thanh Đề,
(kinh Vu Lan Bồn)
là một sự lừa dối phi đạo đức và phi nhân quả, mà HT đã phải dằn giọng kêu lên. Một tiếng
sét cho những ai còn mê muội...
Đáp: Tại sao
kinh Kim Cang nằm trong hệ thống kinh
sách phát triển mà lại mâu thuẫn, tự đập phá lại kinh sách phát triển? Bởi vậy,
chúng ta mới thấy hệ thống kinh sách phát triển không nhất quán.
Cuốn kinh nào cũng tự ca ngợi
nó là đệ nhất
hơn các cuốn kinh khác,
kinh Kim Cang ca ngợi kinh Kim
Cang là đệ nhất, kinh Pháp Hoa cũng ca ngợi kinh Pháp Hoa là đệ
nhất, kinh Lăng Già, kinh
Viên giác, kinh
Thủ Lăng Nghiêm cũng vậy. Vì thế
câu:
“Nhược dĩ sắc
kiến ngã
Dĩ âm thanh
cầu ngã
Thị nhân
hành tà đạo
Bất năng kiến
Như Lai”
Bốn câu kệ này
nó thể hiện
qua trí tuệ Bát Nhã Ba La Mật
tánh không cho một hành tinh chết
trong vũ trụ
này, chứ không
phải áp dụng cho hành tinh sống của chúng ta. Vì nó
là chân lý của Long Thọ sản xuất,
nó đang áp dụng trên cung
trăng, mặt trời
và trên những
hành tinh chết khác,
còn ở địa cầu thì nó
là chân lý ảo
tưởng. Vì địa cầu là môi trường sống nên mọi vật ở đây không thể là cục đá, gốc
cây được (không có ngã, không có ta, không có cái của ta).
Nếu bảo rằng
lấy bốn câu kệ này làm pháp tu quán chiếu thì không đúng, vì bốn câu kệ này
không phải là pháp hành, nó chỉ là một lý luận suông của Bát Nhã Đại thừa, mâu
thuẫn lại chính bản thân của Đại thừa, tức là mâu thuẫn lại Tịnh Độ tông và Mật
tông. Còn nếu lấy câu:
“Nhất thiết
hữu vi pháp Như mộng, huyền ảo, bào ảnh Như lộ diệc, như điển
Ưng tác như
thị quán”
Nếu dùng câu
này tác ý tu tập để chúng ta trở thành
cây, đá trong môi trường chết thì có thể được,
chứ pháp môn
này không có
mang tánh chất ly tham,
đoạn ác pháp để được
giải thoát như kinh sách Nguyên
Thủy.
Do biết các
pháp hữu vi như giấc mộng, như huyễn ảo, như
sương mù, như điện
chớp, thì nó trở thành là pháp
môn tránh né, pháp môn tránh
né là
pháp môn ức chế tâm,
pháp môn ức chế
tâm thì không bao giờ ly dục, ly ác pháp được, không ly dục, ly ác pháp thì
không bao giờ có giải thoát.
Hỏi: Kính
bạch Thầy! Thâm
ý của Bà La
Môn đối
với Phật giáo
như thế nào?
Xin Thầy dạy rõ cho chúng con biết.
Đáp: Thâm
ý của Bà
La Môn đối với Phật giáo là muốn diệt Phật giáo bằng nhiều
thủ đoạn:
1- Chế Bồ
Tát giới, cấm cư
sĩ và
tu sĩ không được
học và tu tập theo
kinh sách Nguyên Thủy (Tiểu Thừa).
2- Dùng lý
luận trí tuệ Bát Nhã đập phá chân lý của Phật giáo, “Vô khổ, tập, diệt, đạo”.
3- Luồn lách
đưa giáo lý của mình để vào thay thế
giáo lý của Phật giáo.
4- Đưa đức
Phật Di Lặc
ra để thay
thế đức Phật Thích Ca làm giáo chủ Phật giáo trong thời vị lai.
Hỏi: Kính bạch Thầy!
Bà La Môn
nào trong kinh Pháp
Cú mà đức Phật ca ngợi
và Bà La Môn
nào mà đức Phật chê,
bài bác? Xin Thầy
dạy cho chúng con được rõ.
Đáp: Bà La
Môn được đức Phật khen ngợi là một
Bà La Môn sống đúng
giới luật và
chánh pháp của Phật, còn sống không đúng giới luật và
chánh pháp của
Phật thì đức Phật không chấp nhận. Vậy, chúng ta hãy đọc lại những bài kinh
Pháp Cú thì sẽ biết rõ ràng hơn:
“Với người
thân, miệng, ý Không làm các ác hạnh Ba nghiệp được phòng hộ Ta gọi Bà La Môn”
Thân, miệng, ý
không làm các ác hạnh tức là sống đời sống giới luật nghiêm chỉnh,
thường tu tập các pháp ly dục, ly ác pháp, diệt ngã, xả tâm, tức là phòng hộ ba
nghiệp.
“Đoạn hết
các kiết sử
Không còn gì
lo sợ Không đắm trước buộc ràng Ta gọi Bà La Môn”
Đoạn hết các
kiết sử tức là dùng ngăn ác, diệt ác (Tứ Chánh
cần), đó là
Bà La Môn tu đúng pháp được đức Phật chấp nhận. Không đắm
trước buộc ràng tức là hộ trì các căn mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý không cho dính
mắc sáu trần sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp.
“Bỏ điều ưa,
điều ghét Thanh lương, không nhiễm ô Hùng dũng thắng mọi cõi
Ta gọi là Bà
La Môn”
Thân tâm được
trong sạch, không cấu uế như vầng trăng sáng, tịnh lặng giữa đêm trường sâu thẳm,
và tất cả những hữu ái đều được đoạn trừ. Nếu
người nào giữ
thân tâm được
như vậy là tu
tập Tứ Niệm Xứ được viên
mãn. Người ấy được
đức Phật chấp nhận là một Bà La Môn:
“Như trăng sạch không uế Sáng trong và tịnh lặng Hữu
ái được đoạn tận
Ta gọi Bà La
Môn”
Tóm lại,
người được đức Phật gọi
là Bà La Môn là phải sống đúng
giới luật, thường ngăn ác, diệt
ác pháp: “Chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành”.
Một Bà La
Môn tu tập và
sống như vậy chính là tu sĩ Phật giáo, một bậc Sa Môn Phạm Hạnh, còn
ngược lại là một Bà La
Môn của đạo Bà La Môn; hay nói cách khác, một tu sĩ Phật giáo sống phạm giới, bẻ
vụn giới, sống chạy theo danh lợi làm những điều
mê tín, lừa đảo tín đồ...
đó là Bà
La Môn của Đạo Bà La
Môn, chớ
không phải một
tu sĩ Phật
giáo (một bậc Sa Môn Phạm Hạnh).
(Trích ĐVXP
- 6 Trang 222-245)
ĐẠO PHẬT LÀ
MỘT TÔN GIÁO TỰ LỰC
Người muốn
đi theo con đường tu hành chân chánh của đạo Phật, thì phải
thấu rõ đời sống
của con người từ khi
sinh ra cho đến khi chết toàn là một cuộc sống khổ, khổ như
thật; khổ vì thân tâm của mình mang đầy ắp
phiền não tham, sân, si; khổ vì mọi người sống chung quanh mình tư tưởng không
đồng nhau; khổ vì hoàn cảnh trái ngang
lúc thuận lúc
nghịch; khổ vì
cơm ăn áo mặc phải vất vả gian nan. Khi chúng ta thấy
đúng, biết đúng
khổ như vậy,
thì mới dám chọn con đường
tu hành của đạo Phật. Nếu không thấy đời sống khổ như thật, còn thấy
nó có hạnh phúc, có
an lạc, sung sướng
thì đừng nên chọn con đường tu
hành của đạo Phật.
Tại sao vậy?
Tại con đường
tu hành của đạo Phật là con đường
đi ngược lại với cuộc sống của đời người. Vả
lại, con đường tu
hành theo đạo Phật là một
con đường phải tự lực dùng sức lực của mình,
luôn luôn phải trau dồi thân
tâm và rèn
luyện tu tập, cố sức xả bỏ những tâm niệm đầy tham muốn
và các ác pháp đang vây quanh. Khi muốn xả bỏ như vậy, thì chúng
ta không những
cần phải gan dạ, lầm
lỳ, kiên trì, chịu
đựng, kham nhẫn... mà còn phải
đầy đủ nghị lực
để mạnh dạn dứt bỏ những
thói hư, tật xấu,
chứ không phải
vào điện Phật
cúng bái, cầu khẩn,
van xin, nhờ tha lực
chư Phật, chư Bồ Tát gia hộ, trợ lực cứu khổ cứu nạn, giải thoát
các khổ đau, tai ương, bệnh tật,
v.v... hay phóng hào quang tiếp độ những vong hồn người chết về cõi Cực
Lạc Tây Phương.
Và cũng
không phải tu hành bằng cách tụng kinh, niệm Phật, niệm chú, ngồi thiền, luyện
bùa, luyện chú để
có thần thông,
pháp thuật, v.v... hoặc để cầu được sinh về Cực Lạc, Niết Bàn bằng những tha lực, oai lực của chư Phật,
chư Bồ tát.
Muốn tu theo
đạo Phật để thoát cảnh khổ đau của kiếp làm
người, thì phải dùng sức tự lực của chính
mình, chứ không
phải bằng tha lực của người
khác như trong
các kinh sách phát
triển dạy.
Đọc kinh sách
Nguyên Thủy, chúng
ta thấy đức Phật dạy tu
hành bằng những
pháp môn tự lực,
hầu hết không
có một bài
pháp nào dạy tu
tập cầu
tha lực. Chỉ
có kinh sách phát
triển Đại thừa mới
có dạy tu
tha lực mà
thôi (niệm Phật cầu vãng sanh).
Khi nghe
giảng đến đây,
có người lại
hỏi chúng tôi: “Vậy,
kinh sách Nguyên Thủy
Phật có dạy Tứ Bất Hoại Tịnh,
không phải pháp
môn Tứ Bất Hoạt Tịnh là niệm Phật,
niệm Pháp, niệm Tăng, niệm Giới sao?”.
Kính thưa
quý phật tử! đức Phật dạy niệm Phật
là sống như Phật, chứ
không phải niệm danh hiệu Phật; niệm
Pháp là sống
đúng như pháp, tu tập đúng như
pháp, chứ không phải tụng
kinh; niệm
Tăng là sống
hòa hợp như
chúng tăng, không chống trái nhau, chứ không phải trai tăng cúng
dường, lạy lễ các vị tăng để cầu phước báu;
niệm Giới là sống đúng
Phạm hạnh, không hề vi phạm giới luật và không phạm một lỗi nhỏ nhặt nào,
chứ không phải hằng tháng
vào ngày
30 và ngày rằm
cùng nhau tụng giới. Nghe dạy niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm Giới thì
các nhà học giả kiến giải theo chữ nghĩa mà giải thích ra, niệm là đọc lầm thầm
trong ý như câu: “Nam mô Phật Bổn Sư Thích
Ca Mâu Ni”
hay “Nam Mô Ứng Cúng, Chánh Biến
Tri, Minh hạnh Túc, Thiện Thệ,
Thế Gian Giải,
Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn”. Niệm như vậy
là niệm theo kiểu Phật
giáo phát triển, không có nghĩa gì cả, không có sự giải thoát gì cả. Ở đây, đức Phật dạy niệm tức là sự tư duy Phật,
Pháp, Tăng và Giới, để chúng ta thấu triệt Phật, Pháp, Tăng và Giới hàm nghĩa
giải thoát như thế
nào, để chúng
ta noi theo
đó mà thực hiện sống và
tu tập đúng
như Phật, như Pháp, như chúng Thánh tăng và như Giới luật đã dạy.
Có hiểu biết
và tu tập như vậy thì mới có giải
thoát thật sự,
còn niệm danh
hiệu Phật, tụng kinh, cúng dường
trai tăng, đảnh lễ chư
tăng và tụng giới,
dù có niệm
Phật, Pháp, Tăng
và Giới như vậy cho đến muôn kiếp,
ngàn đời thì cũng chẳng có giải
thoát được chút
nào. Người ta đã
lầm, niệm như vậy là để nhất tâm bất loạn, tức niệm không
có vọng niệm
xen vào, chỉ duy nhất
có câu niệm
Phật mà thôi, thì sẽ được vãng sanh Tịnh Độ, đó là hiểu theo Tịnh Độ tông (Thất
nhựt nhất tâm bất loạn
chuyên trì danh hiệu A Di Đà Phật chư Thánh chúng hiện tại kỳ tiền...).
Còn hiểu theo Thiền
tông, thì nhất tâm bất loạn tức
là chẳng niệm thiện niệm ác, chẳng niệm thiện niệm ác
là Thiền định,
là Phật tánh.
Nhưng tất cả những sự tu tập như vậy đều sai hết quý vị ạ!
Chỗ nhất tâm bất loạn của quý vị sẽ rơi vào thế giới tưởng của tưởng uẩn, nơi
đây là nơi mê hồn trận của tà
giáo ngoại đạo.
Quý vị tu
hành cần nên cảnh giác nơi hang
hùm nguy hiểm này. Nếu tu tập đến
đây quý vị
coi chừng rối loạn thần kinh mà nguy hiểm tánh mạng, biến quý vị
trở thành người điên khùng.
Người mới bước
chân vào đạo Phật, ngơ ngác trước đống kinh sách khổng lồ của Phật giáo Đại thừa. Có những loại
kinh sách, chúng ta đọc vào thấy
toàn sự tu tập đều nhờ tha lực để trợ lực trên bước đường đi đến giải thoát, như
kinh Vô Lượng Quang, kinh Di Đà, kinh
Quy Ngươn, kinh Pháp Hoa...
Tất cả
kinh này đã làm
cho người tu sĩ nhụt
chí, mất hết nghị lực, biến Phật giáo thành một tôn giáo tha lực, một tôn giáo
mê tín, khiến người đời sau khi tu hành chỉ còn biết cầu cạnh vào kẻ khác. Do
những tu hành sai này đạo Phật chẳng còn ai tu chứng.
Họ lý luận, người
mới tu phải tụng kinh, bái sám, niệm
Phật, lạy hồng
danh chư Phật, phải
cầu tha lực,
còn người tu lâu năm phải tự lực ngồi thiền quán niệm hơi thở. Người tu hành mà
hiểu Phật giáo như vậy tức là chẳng hiểu Phật giáo gì cả. Hiểu
như vậy là hiểu theo
Phật giáo phát triển.
Người mới
tu, như các cư sĩ bước chân vào đạo, đức Phật đã dạy bài học tu tập tự lực đầu
tiên là phải dứt bỏ sáu nghề nghiệp ác đang sanh sống hàng ngày, nghĩa là chúng
ta muốn theo đạo Phật tu hành thì phải đổi nghề ác làm nghề thiện.
Qua bài kinh dứt
sáu nghề ác,
chúng ta thấy rõ sự tự lực của đạo Phật ngay từ lúc
ban đầu.
Khi bước
chân vào đạo được nghe Phật dạy:
“Thông hiểu
những gì cần phải thông
hiểu, dứt bỏ những gì cần phải dứt bỏ, tu tập những gì cần tu tập, trau dồi những
gì cần trau dồi”.
Những việc làm này không thể cầu tha lực của người khác được.
Đạo Phật là một tôn
giáo xây dựng
trên nền tảng thiện pháp, mọi ác
pháp đều phải được loại trừ dứt bỏ, nhờ có loại trừ ác pháp, tăng trưởng thiện
pháp, thì cuộc sống mới có sự giải thoát an vui, hạnh phúc cho mình, cho người.
Loại trừ
ác pháp thì chỉ
có tự lực,
không thể có tha lực. Những
điều làm ác phải tự
mình dứt bỏ, chứ không thể cầu cạnh
người khác giúp mình được.
Ví như
mình đi ăn cắp, ăn trộm, nhờ
người khác giúp mình đừng ăn cắp, ăn trộm có được không? Không
thể được! Phải tự mình
biết đó là
một việc
làm ác, không
thể cầu chư Phật
giúp mình dứt các nghề nghiệp ác
đó được, chính phải tự mình tự lực dứt bỏ,
không hành nghề
ác đó nữa. Nhờ thế, chúng
ta mới biết
rõ đạo Phật
là đạo tự lực.
Kinh sách tha lực
không phải kinh sách đạo Phật.
(Trích trong
Đường Về Xứ Phật, tập I)
CÁI HAY CỦA
ĐẠI THỪA LÀ CÁI TƯỞNG
CỦA BỒ TÁT
LONG THỌ
(Trích ở
trang Web: nguyenthuychonnhu.net
Phần Giáo án
Tu Tập, tập 3)
Hỏi: Trong một
bài pháp, thầy Thông Huyễn (Chơn
Quang) nói Đại thừa cũng
còn có những cái
hay, cái hay đó là chỗ đức Phật chưa nói
ra, sau này các Tổ triển khai trong kinh sách Đại thừa. Thầy Thông Huyễn
lấy câu đức Phật nói: “Những pháp ta chứng
như những lá cây
trong rừng, còn những pháp Ta dạy cho các con biết như nắm lá trong tay”. Như vậy, phải chăng những
gì đức Phật thuyết chỉ có một phần nhỏ mà thôi, và còn rất nhiều pháp mà đức Phật
chưa nói ra?
Đáp: Các
nhà học giả
tu hành chưa tới
đâu, mà dám cả gan
muốn hơn
Phật, dám nói những
gì đức Phật không cần nói. Trình độ tu chứng của các Tổ chỉ loanh
quanh trong kiến
giải, thiền định thì lọt
vào thiền tưởng
thì không thể nào hơn Phật được, mà dám nói những điều Phật
đã không nói. Như vậy thì các Tổ sẽ nói sai hết phải không? Tại
vì mình chưa
chứng như Phật
mà dám nói những điều Phật chứng, trong khi chính Phật còn
chưa dám nói ra. Những điều
Phật nói ra mà chúng ta chưa hiểu
hết, chưa tu hết mà nói ra những điều
Phật chưa nói
thì thầy e rằng những
người đó là
Ma Ba Tuần.
Nói ra những điều
vô hạn đó có lợi ích gì cho con người. Trình độ
kiến thức của
con người hữu hạn,
chưa hiểu được những điều
vô hạn đó
mà nói ra thì
họ sẽ sống trong tưởng và như vậy là nói
láo, nói không thật. Trong kinh Tương Ưng phật dạy: “Ta nói những điều mà chúng
sanh chưa hiểu được, như vậy là Ta nói láo. Còn chúng sanh hiểu được
điều Ta nói
thì ta không có nói láo”.
Như vậy,
các nhà Đại thừa triển
khai những gì đức Phật chưa nói là sống trong tưởng, là
nói láo mà thầy Thông Huyễn lại cho là hay, như vậy rõ ràng trí tuệ
của thầy Thông
Huyễn chỉ là trí
tuệ học giả.
Phật nói
không có thế giới
siêu
hình, các Tổ nói có thế giới siêu hình.
Phật nói
thân ngũ uẩn hoại diệt
không còn một uẩn
nào cả, các Tổ nói
thân ngũ uẩn hoại
diệt nhưng vẫn còn có Phật tánh, thần thức.
Như vậy Phật
nói láo hay Tổ nói láo?
Như vậy Phật
lừa đảo chúng sanh hay Tổ lừa đảo chúng sanh?
Thầy Thông
Huyễn ở trong tưởng giải lừa đảo của Phật giáo
phát triển mà cho
rằng hay, chứ nào có hay gì đâu, chỉ sống trong ảo tưởng
không thực tế. Nếu bảo rằng
hay thì phải có sự tu chứng,
có sự làm chủ sanh tử luân hồi thì mới hay như đức Phật chứ. Tại sao lý luận
hay mà không có người nào tu chứng làm chủ sanh, già, bịnh, chết. Chỉ nói láo
mà thôi... Sống phá giới, phạm giới để rồi nói những điều ảo tưởng,
phi đạo đức như vậy.
Các Tổ
nói được mà
không làm được
thì điều này không hay ho
gì đâu!
Nói ra được mà làm
được thì đó mới hay.
Các Tổ đưa
ra lý Bát Nhã và hằng
ngày tu sĩ đều tụng niệm Bát Nhã:
“Hành thâm Bát Nhã Ba La Mật Đa thời thời chiếu kiến ngũ uẩn giai không...” Thử
hỏi có ai tụng Bát Nhã Tâm Kinh mà ngũ uẩn đã không chưa?
Vì chưa
có ai tụng Tâm
Kinh Bát Nhã Ba La Mật
mà ngũ uẩn
đã không thì đó
là trí tuệ Bát Nhã tưởng của Ngài Long Thọ. Trí tuệ này
chỉ có thể áp dụng
cho thế giới tưởng,
còn áp dụng
vào thế giới con người
làm sao con người tu được. Ai cũng
nói ngũ uẩn
giai không chứ
không ai làm
cho nó giai
không được. Hằng ngày chùa nào cũng tụng Tâm Kinh Bát Nhã hết, nhưng chùa càng
to, tháp càng lớn, xe honda, xe hơi, tủ lạnh đủ mọi thứ... Không
thì chẳng thấy không,
mà có thì có rất
nhiều. Nếu nó
không thì nó phải
quét sạch hết, phải không? Lý luận
của Tổ phải hay ở thế giới loài người.
Chơn không diệu hữu là
lý Bát Nhã của Long Thọ. Nhiều
người cứ tu tập giữ không, tu mãi
nó trở thành
không ngơ như cây đá.
Do cái tưởng không
này mà đưa đến
cái chết rất oan uổng của tổ Sư Tử,
bị Vua Kế Tân giết.
Đó là những
chỗ các Tổ luận, còn thầy Thông Huyễn (Chơn Quang) cũng bắt chước dựa theo đó
mà luận ra, sợ người không tin nên bảo rằng chỗ Phật chứng
mà chưa thuyết
ra. Thầy Thông Huyễn
có ý muốn
làm hơn Phật.
Nhưng thử hỏi bây giờ thầy Thông Huyễn sống có đúng đời
sống như Phật chưa? Nhìn
lại đời sống
giới luật của mình
không ra gì. Mười giới
sa di chưa trọn vẹn mà dám nói những gì Phật chưa nói. Chúng
ta không sống đồng thời với các Tổ, nên không biết các Ngài giới luật có nghiêm
túc không, hay cũng như thầy Chơn
Quang bây giờ.
Dù không sống đồng
thời với các Tổ, nhưng
xét qua tưởng giải của các Ngài là tưởng giải phá giới, như
vậy các Ngài đều sống phi Phạm hạnh.
Riêng Thầy
không dám giải
thích những gì Phật chưa nói, mà
chỉ giải thích những gì đức Phật đã dạy, khiến cho nó rõ ràng dễ hiểu, dễ hành.
Thầy không dám dạy hơn những
gì mà đức Phật
đã dạy cho chúng ta. Đọc trong sách của Thầy,
Thầy không bao giờ
có thêm cái gì mới mẻ cả. Đức Phật nói hóa sanh, lời
dạy này cô đọng quá
chúng ta không
hiểu hóa sanh
như thế nào. Có người nói
hoá sanh như một con tò vò.
Sự thật đâu phải.
Tò vò mẹ đẻ trứng, rồi bắt con sâu
để vào tổ,
cho con nó nở ra
ăn thịt con sâu đó để sống lớn lên
thành con tò vò. Chứ đâu phải con
sâu hóa
ra con tò vò. Các
con không hiểu và hiểu
như vậy không
đúng sự thật,
điều này có thể chứng minh bằng khoa học được. Nên giảng như vậy vô tình
dẫn dắt người ta đã không hiểu lại càng không hiểu hơn.
Tóm lại, chỗ
Phật tu chứng mà không dạy cho chúng ta tức là chỗ thừa, không ích lợi cho loài
người, chỉ là hý luận suông của tưởng, nó không phải là chân lý của con người.
Vì thế, trước khi nhập Niết Bàn, đức Phật
đã nói: “Ta tự biết trong đại chúng này, dù có một vị Tỳ
kheo nhỏ nhất cũng thấy được dấu đạo, không còn đọa vào đường ác”.
Lời nói
này đức Phật đã xác định, Ngài dạy
giáo pháp giải
thoát vừa đủ,
không thiếu, không thừa cho loài người. Với giáo pháp chân
chánh này chúng
ta tu tập
còn chưa hết, sống
còn phạm giới,
phá giới. Thế
mà các nhà học giả xưa và nay tưởng giải ra những pháp cao siêu trừu
tượng ảo tưởng,
khiến cho người tu hành đời sau lạc vào tà kiến, tà pháp.
ĐỨC PHẬT DẠY
THẾ GIỚI SIÊU HÌNH KHÔNG CÓ
Hỏi: Kính bạch Thầy!
Cũng có cái
ý hướng đó, thầy Chơn Quang nói rằng,
khi Thầy viết bộ Đường Về Xứ Phật là Thầy xiển
dương chánh pháp của đức
Phật. Nhưng nếu Thầy
từ chối
thế giới siêu hình
mà trong khi ở
kinh điển Nikaya có nói thế giới siêu
hình, thì như vậy Thầy
cũng không đi đúng với đường lối của đức Phật.
Đáp: Trong
kinh Trung Bộ, thuộc tạng kinh Nikaya,
bài kinh Pháp Môn Căn Bản đức Phật đã xác định
33 cõi Trời là
cõi Tưởng tri chứ
không phải Liễu tri, và như vậy
trọng tạng kinh Nikaya dù cho bài kinh nào đức Phật nói cõi Trời nào đi nữa, thì chúng
ta cũng phải
hiểu đó là
cõi tưởng mà thôi.
Do lời dạy của đức Phật và tự kinh nghiệm
khi nhập định, vượt
qua thế giới tưởng của Thầy, thì Thầy cũng không tìm thấy
thế giới siêu hình ở đâu cả, nên Thầy
xác định như Phật: “Thế giới siêu hình
không có, chỉ là một thế giới tưởng do năng lực của tưởng uẩn tạo thành”.
Còn nếu
nhập vào định
tưởng thì tất cả thế giới siêu hình đều ở đó.
Tóm lại,
việc làm của Thầy hôm
này là việc làm của đức Phật ngày xưa. Vì đức Phật
bác thế giới siêu hình để xây dựng nền đạo
đức nhân quả. Thầy bác thế giới siêu
hình để phá vỡ những
sự
mê tín lạc
hậu, để làm sống lại nền đạo đức của
Phật giáo
không làm khổ mình, khổ người.
Còn thầy
Chơn Quang hiểu như thế nào cũng được, nhưng đừng đem thế giới siêu hình gây điều mê tín cho loài người, làm mất nền đạo
đức nhân bản - nhân
quả. Bằng thầy
Chơn Quang làm ngược
lại, thì con người vẫn phải chịu
nhiều khổ đau. Trên hành tinh này
đã một lần bị giáo pháp Đại thừa và thiền Đông Độ dìm mất nền đạo đức này, nên
hơn 25 thế kỷ qua, loài người chịu thiệt thòi
quá lớn. Đến giờ này, đạo đức
con người đang xuống dốc trầm trọng,
thế mà nỡ tâm nào thầy Chơn Quang muốn làm sống lại thế giới siêu hình, để rồi
sự
khổ đau trên hành
tinh này mãi mãi không bao giờ dứt.
ĐẠI THỪA CÓ
Ý ĐỒ DIỆT PHẬT GIÁO
Hỏi: Điều
thứ hai, thầy
Chơn Quang dẫn chứng
lại ngài Ca Diếp và
Ngài Phú Lâu Na
tranh cãi nhau về những giới cần phải bỏ. Điều đó chứng tỏ rằng hai vị A La Hán chưa có
thông suốt. Thầy Chơn Quang nói rằng
trong khi hàng chư Thiên còn đồng
ý với nhau được, quí vị A La Hán lại không đồng ý với nhau cho nên các vị đó
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!