Chúng ta thấy, bài
kinh chỉ là một
bài lý luận, giải
quyết về mặt
nhận thức giữa
cái “không” và cái
“có”. Sắc chẳng
khác không, không chẳng
khác sắc, sắc tức là
không, không tức là sắc; thọ,
tưởng, hành, thức đều cũng
như vậy.
Mỗi quan hệ
này chính là mối quan hệ nhân quả giữa cái “không” và cái “có”. Cái có được làm ra từ cái không nếu
nó đủ nhân duyên. Cái có lại trở về cái không khi nhân duyên tan rã.
Sắc, thọ,
tưởng, hành, thức
(thân ngũ ấm) là
con người cụ thể của chúng
ta. Từ lúc
chúng ta chưa có mặt ở cõi đời này,
lúc còn là
cái không, khi tinh cha
huyết mẹ và
nghiệp lực từ kiếp
trước, gặp đủ
nhân duyên để hội tụ,
chúng ta được sinh ra và có mặt ở đời. Khi chúng ta từ giã cõi đời,
các nhân duyên
tứ đại tan
rã, lúc đó chúng ta lại trở về với cái không.
Toàn bộ bài
kinh chỉ giải thích được mối tương quan
nhân quả của
cái “có” và
cái “không”, mà thiếu
đi phần hướng
dẫn tu tập. Cho nên,
bài kinh không có ý
nghĩa thực tiễn,
giúp hành giả giải thoát ra khỏi những nỗi khổ đau và
sinh tử luân hồi. Chính người viết bài kinh này là ngài Long
Thọ cũng cảm thấy lúng
túng, cho nên chỉ còn biết kêu gọi: “Tiến lên, tiến lên, hãy cố gắng tiến
lên, đến bờ giác ngộ bằng trí tuệ lớn”.
Đó là những
lời hô hào suông, hứa hẹn suông. Nếu chỉ nương vào
mặt nhận thức
hiểu biết mối
tương quan
giữa cái “không” và cái “có”, cái “có” được sinh ra từ cái “không”, mà cho rằng
đó là trí tuệ lớn: “Bồ tát ba đời nương vào trí tuệ Bát Nhã, thời được đắc quả
giải thoát”, là một ngộ nhận tai hại và lầm lẫn rất lớn!!!
Vì dù có hiểu
biết được mối tương quan nhân quả của cái
“có” và cái
“không” thì với sự hiểu
biết ấy vẫn chỉ nằm trong trí hữu hạn nhờ suy tư, lý luận mà có, vẫn còn nằm
trong cái ngăn che (thức ấm).
Bát Nhã Tâm
Kinh là kinh sách của phái Đại thừa phát triển viết ra, không phải là của Phật
thuyết, cho nên nó
không có ý
nghĩa thiết thực cho người tu
hành để đi đến sự giải thoát
cứu cánh viên mãn như lời kinh hứa hẹn.
Với những
người đã có kinh nghiệm tu chứng, thì
Bát Nhã
Tâm Kinh chỉ là một hý luận nói chơi
cho vui tai mà thôi.
Còn với người
chưa có kinh nghiệm tu chứng; không được gặp thầy sáng hoặc những
thiện hữu tri thức
chỉ trình bày, thì Bát
Nhã Tâm Kinh là
một lý cao siêu
khó thể nhập. Ví như người ốm đói
ăn bánh vẽ mà không thể nào ăn được...
Sau khi đức
Phật nhập diệt, sau thời kỳ những vị Thánh đệ tử cũng nhập diệt, trong Tăng
đoàn lúc ấy không có người chứng đắc để lãnh đạo đồ chúng, vì những quyền
lợi và kiến
giải khác nhau, Tăng đoàn
hình thành hai bộ phái:
1. Thượng tọa
bộ
2. Đại chúng
bộ
Thượng tọa bộ là
phái của những
vị Tỳ kheo thủ cựu, trung thành với những thuyết
truyền thống và những giáo huấn của đức Phật để lại mà tu tập.
Đại chúng bộ
là phái của vị Tỳ kheo trẻ, cho rằng khi
đức Phật
tại thế, thì đức
Phật là hiện thân của Pháp bảo, và bản thân Ngài tùy
lúc, tùy nơi mà thuyết pháp khác nhau, cho phù hợp với căn cơ của
chúng sanh có nhiều
sự sai biệt khác nhau.
Khi đức Phật diệt
thì Tăng chúng thanh tịnh là hiện thân của Pháp bảo. Tăng
chúng nhất trí thành lập Pháp bảo, để
giáo hóa chúng
sinh, kinh sách cũng cần thay đổi cho phù hợp với thời đại để phù hợp với
chúng sinh.
Vì thế, những
vị Tỳ kheo trẻ này đòi thay đổi một số trong
kinh sách của phái
Thượng tọa bộ, nhưng phái này không nhất trí, nên trong
Tăng đoàn có sự chia rẽ. Phái Thượng tọa bộ ôm kinh sách Phật để về
phương Nam, hình
thành phái Nam tông.
Đại chúng bộ
phát triển về
phía bắc, hình thành phái Bắc tông hay còn gọi là phái Đại
thừa phát triển.
Phái này tự viết lấy
kinh sách để truyền bá. Những kinh sách của phái này viết ra trừu tượng
siêu hình, miễn cứ
có lý, nghe xuôi tai là được. Còn ai
tu hành
ra sao thì không cần biết. Bát
Nhã Tâm Kinh cũng là sản phẩm như vậy.
Chính vì
kinh sách viết ra tùy
tiện, lại do những người không có kinh nghiệm tu chứng
soạn
thảo, cho
nên nó rất nguy hại. Như người mù dẫn dắt người mù, cả lũ theo nhau chết chìm cả
đám.
Lý Bát
Nhã, nếu thực
hiểu, chỉ là
quan hệ tương quan nhân quả của
cái “không” và cái “có”, cái “có” và cái
“không”.
Nhưng ở đây, Ngài Long Thọ đưa ra một chân lý mới,
đó là chân lý “Chân Không” và để tránh hiểu
lầm cái “không”
đối đãi với
cái “có” nên gọi
là “chân
không diệu hữu”.
Từ luận điệu
chân không diệu hữu này, Ngài Long Thọ đã xóa bỏ đi chân lý của đức Phật,
đó là chân lý Tứ Diệu Đế. Đức Phật đã dạy chân lý này trong suốt quá trình từ
khi Ngài ngộ đạo đến khi Ngài nhập diệt. Nhờ đó mà các đệ tử của Ngài tu hành đắc
đạo. Ở đây, Ngài Long Thọ đã thay thế bằng
luận điệu “trong tướng chân không ấy, không
có khổ, tập,
diệt, đạo, không có chứng,
không có đắc, bởi chẳng có gì gọi là đắc cả”.
Chúng ta
đã biết, do
tư tưởng tự
do phóng túng, phái Đại chúng bộ
từ bỏ những giáo pháp cơ bản của Như
Lai, ra đi để thành
lập phái Đại thừa
phát triển. Họ tự do suy tưởng,
tự do viết lấy kinh sách, tự do
nghĩ ra pháp hành.
Bằng tưởng
luận, họ cho rằng “có” và “không” là
hai mặt đối lập của thế giới
nhị nguyên. Hai mặt đối lập này cũng xuất phát từ “chân
không” mà thành. Nếu còn bị kẹt trong thế giới nhị nguyên là con người không được
giải thoát.
Cho nên, bằng
suy luận, các nhà Đại thừa đã xây dựng Pháp môn “bất nhị” tức là không hai, có
nghĩa là việc phân biệt các pháp vốn không hai.
Không có Phật, không
có chúng sinh,
không có sinh tử,
không có Niết
bàn, không có mê,
không có
ngộ, không có
phá giới, không
có giữ giới. Bởi vì “sắc chẳng
khác không, không chẳng khác sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc”.
Quan điểm
này chúng ta có thể thấy rất nhiều qua các
kinh sách, qua các phương
pháp tu tập của các nhà Đại thừa soạn ra. Ngài Long
Thọ khi viết Trung Quán Luận là để xoá bỏ những quan niệm “có” và “không”, để
xây dựng cái “không quán”, thực chất là để xây dựng cái chân lý “chân không”
thay thế chân lý Tứ Diệu Đế của Phật thuyết
ra. Vì các
nhà Đại thừa
chủ trương còn phân biệt cố chấp tức là còn điên đảo vọng
tưởng, chưa thể chứng nhập bản thể chân tâm mầu nhiệm. Họ
cho rằng càng
lý luận, băn
khoăn, thắc mắc thì lại
càng kẹt cứng
vào lý luận
khái niệm, và vì thế lẽ đạo vẫn mịt mờ, tăm tối, mông lung.
Bồ đề Đạt Ma,
khi đến Trung Hoa để xây dựng
phái thiền Đông Độ đã
tuyên bố: “Không lập
văn tự, truyền
ngoài giáo lý, chỉ thẳng
vào tâm, thấy tính
thành Phật”. Ngài
đã lấy tính nghe, tính thấy, tính biết làm Phật
tính. Chỉ cần người tu ngộ được tính nghe, tính thấy của
mình là giải thoát
liền. Vì tính nghe tính thấy là vượt
ra ngoài đối đãi.
Cũng đồng một tư tưởng với
ngài Long Thọ, các
nhà Thiền tông
cho rằng: Nếu còn
nghĩ tới vấn đề
làm sao giải thoát
thì người ta đã bị rơi vào thế giới ngăn
cách giữa tội và
phúc, giữa mê và ngộ, giữa sinh tử và
Niết bàn, giữa phàm phu và
Thánh trí. Bởi nếu có
lý luận suy diễn,
phải diệt trừ cái
này chứng đắc
cái nọ, là người ấy bị
rơi vào
quan điểm lưỡng
nguyên, là đã
xa rời Phật tính.
Có thể nêu
ví dụ để minh chứng phương pháp tu tập của truyền thống
Thiền tông qua các
cuộc đối thoại như sau:
Một vị
sư đến tham vấn Hòa
thượng Đông
Sơn:
- Phật là
gì?
Hòa thượng
đáp
- Ba cân mè.
Hoặc một vị
sư đến hỏi Triệu Châu
- Ý Sư tổ từ
Tây vực đến là gì? Sư đáp:
Cây Tùng ở
trước sân.
Hoặc có người
đến hỏi Tuệ Trung Thượng sĩ:
- Thế nào là
Pháp Thân thanh tịnh? Sư đáp:
- Ra vào
trong vũng nước đái trâu, chui rúc giữa đống phân ngựa.
Những câu đối
đáp như vậy khiến người nghe phải bạt vía, kinh hồn. Bằng
những công án đó,
các nhà
Thiền tông muốn
làm dứt bặt mọi thứ thắc
mắc, suy luận của
người hỏi, để đưa
họ về với cái Phật tính của mình. Nếu họ nhận được và sống với
nó là được
giải thoát. Ta thấy từ tư
tưởng tự
do phóng túng trong
nhận thức, đã dẫn
các nhà
Đại thừa đến tự do
phóng túng trong hành
động, trong lối sống. Với
quan niệm các pháp
vốn không hai,
chỉ cần biết dừng lại
quay về với chính mình, để chủ động tự tại trong cuộc sống. Có nghĩa
là cuộc sống vốn thế nào, hãy tự nhiên
đúng như thế
là được giải
thoát. Vì vậy, một số các nhà Đại thừa đã có những hành
vi kỳ dị, khiến mọi người phải ngạc nhiên, chẳng hạn:
Khi Lâm Tế đến gặp Tháp
Chủ, Tháp Chủ hỏi:
- Lễ Phật
trước hay lễ Tổ trước?
- Không lễ
Phật cũng chẳng phải lễ Tổ.
- Phật, Tổ
có oan nghiệt gì mà không lễ?
- Khi cưỡi đầu
cọp, chớ vuốt râu hùm.
Nói xong, Sư
cười khẩy, vảy tay áo và ra đi.
Hoặc Tế Điên
Hòa thượng uống rượu, ăn thịt chó tì lì, không sợ người đời cười chê.
Hoặc Ngài Tuệ
Trung Thượng sĩ xuống nước tắm với mọi người bằng tấm thân trần truồng không sợ
xấu hổ, vì có ý nghĩ: không phải không giữ lễ, mà chỉ vì tùy
nghi.
Những hành động cuồng
phóng đó, các
nhà
Đại thừa gọi
là những hành động phá chấp.
Ngày trước,
khi tu tập theo Đại thừa,
bản thân tôi phải sững sờ khâm phục trước tài trí và những hành động phóng
khoáng của những
vị này, cho rằng các vị này
đã đạt được
Thánh trí và chứng ngộ giải
thoát, nên tư tưởng và hành động mới kỳ
đặc làm vậy.
Ngày nay, được
gặp chánh pháp của Phật, tôi mới thấy những hành động đó vô lối làm sao. Những người có hiểu biết về đạo Phật không thể nào chấp
nhận được. Sự giải thoát
mà các nhà Đại thừa xây dựng chỉ là pháp tưởng. Đó
không phải là sự giải thoát thật sự, đưa con người thoát ra khỏi đau khổ và
sinh tử luân hồi.
Theo lý
duyên sinh duyên khởi của mười hai nhân duyên là thế giới quan của đạo Phật đã
xác định: “Vô minh duyên với hành, hành duyên với thức, thức
duyên với danh sắc, danh sắc duyên với lục nhập, lục nhập duyên với xúc,
xúc duyên với thọ, thọ duyên với ái, ái duyên với thủ, thủ duyên với hữu, hữu
duyên với duyên sanh, duyên sanh duyên với già, bịnh, chết,
sầu bi khổ
não”. Như vậy, 12 duyên
này được hình thành là
toàn bộ khổ uẩn được hình
thành, là thế giới khổ
đau hiện bày. Nếu vô minh diệt, dẫn đến thức diệt, hành diệt, dẫn đến
già, chết, sầu bi khổ não diệt. Như vậy toàn bộ
khổ uẩn này chấm dứt.
Theo lý duyên sinh duyên
khởi như trên, thì “cái
này có thì cái kia
có, cái này diệt thì cái
kia diệt”. Vì vậy,
nhà Phật chủ
trương diệt trừ
tham ái, vì tham ái là nguồn gốc, là động lực đưa con
người đến khổ đau và
tái sinh luân hồi. Đó
là sự giải
thoát thật sự mà đạo Phật
mang đến cho chúng ta
và phương pháp
tu tập của đạo Phật chỉ nhằm
vào một mục đích là diệt
trừ tham ái mà thôi.
Xét lại toàn
bộ kinh sách và các phương pháp tu tập của các
nhà Đại thừa lấy trí tuệ
Bát Nhã làm nòng cốt, đến bây giờ
chúng ta có thể nhận thấy rằng đó không phải là giáo pháp của đức Phật. Các
giáo pháp của
các nhà Đại thừa soạn viết
ra là để
bóp méo đạo Phật và
dìm mất những giáo pháp chân
chính của đạo Phật bằng những giải pháp do
suy tưởng, khiến người tu dở
sống, dở
chết vì đời chẳng ra đời,
đạo chẳng ra đạo.
Nhưng người đời cứ ngỡ rằng đó
là lời của Phật thuyết, cho nên bao đời nay, người
tu chứng ngày một hiếm thấy.
Nếu muốn được
giải thoát, đạt tới Niết bàn, không
có con đường nào
khác là chúng
ta phải quay về nương tựa vào những
lời dạy thật sự là những lời dạy
nguyên thủy của đức Phật.
Những lời dạy này nằm trong
các bộ kinh sách
nguyên thủy như Trung
bộ kinh, Trường bộ kinh,
được dịch từ tiếng Pali sang tiếng Việt
do Hòa thượng Thích Minh Châu làm dịch
giả.
Đạo sư của tôi
cũng nương tựa vào những bộ kinh này tu tập mà thành đạo.
Trong những tập kinh sách đó, nhiều bài kinh hướng dẫn
hành giả qua tu
tập, phần đông
được an trú chứng ngộ bằng
thượng trí, chứng
đắc cứu cánh viên mãn, đạt tới Niết bàn.
Ví dụ như
bài
MÃLUNKYÃPUTTA
đại kinh (Trung bộ kinh tập
2 bài số 64)
để dẫn
chứng, xin được
tóm tắt bài kinh đó như sau:
“Một thời,
Thế Tôn trú tại tịnh
xá của ông Cấp
Cô Độc. Thế
Tôn hỏi các
chúng Tỳ kheo có thọ
trì năm hạ phần
kiết sử do Ngài
giảng dạy hay không. Được hỏi như
vậy, Tỳ kheo MÃLUNKYÃPUTTA nói: Con có
thọ trì năm hạ phần
kiết sử do Thế
Tôn giảng dạy (5
hạ phần kiết sử
là: thân kiến,
nghi hoặc, giới cấm thủ, tham dục, sân nhuế). Đức Thế Tôn hỏi
MÃLUNKYÃPUTTA vì cớ gì, vì ai mà ông thọ trì năm hạ phần kiết sử? Có phải các
tu sĩ ngoại đạo cật vấn ông về ví dụ đứa
con nít còn ngây thơ, trong trắng thì làm sao biết được thân kiến, nghi hoặc, giới cấm thủ, tham
dục, sân nhuế? Thật sự các tùy miên này
sống tiềm tàng trong nó?”.
Được nghe nói như
vậy, ông Anan thỉnh
Phật thuyết giảng năm hạ phần
kiết sử cho các
Tỳ kheo thọ trì. Đức Thế
Tôn đã giảng
cho các Tỳ kheo nguyên nhân dẫn đến
năm hạ phần kiết sử và cách thức đoạn từ năm hạ phần kiết sử.
Đức Thế tôn nói:
“Và này Ananda, thế nào
là lộ trình đưa đến sự đoạn tận
năm hạ phần
kiết
sử?
Ở đây
A Nan Đa, vị tỳ
kheo do viễn ly các
sanh y trước, do đoạn trừ các bất thiện pháp, do làm cho an tịnh
các thân ác hành một cách toàn diện, ly dục, ly bất thiện
pháp, chứng và trú
thiền thứ nhất,
một trạng thái hỷ
lạc
do ly dục
sinh, có tầm
có tứ. Diệt tầm và tứ, chứng và trú thiền thứ hai, một một trạng thái hỷ lạc do
định sanh, không tầm không tứ, nội tĩnh nhất tâm, chứng và
trú thiền thú
ba. Chứng và trú
thiền thứ tư, vị
này chánh quán mọi sắc
pháp, thọ pháp, tưởng pháp, hành
pháp, thức pháp là vô thường, khổ, như bệnh, như cục bướu,
như mũi tên, như điều bất hạnh,
như bệnh chướng, như kẻ địch, như phá hoại, là
không, là vô
ngã. Vị này giải
thoát tâm khỏi
các pháp ấy.
Sau khi giải thoát
tâm ra khỏi
các pháp ấy, vị ấy hướng tâm vào
các Bất tử giới (trạng
thái thân tâm bất
động), và nghĩ rằng đây
là tịch tịnh,
đây là vi diệu, tức là sự an chỉ tất cả hành, sự xả
ly tất cả ý, sự ái diệt,
vô
tham, đoạn diệt, Niết
bàn. Nếu an trú vững
chắc ở đây, vị này đạt đến sự đoan tận, thời do sự tham pháp, hỷ pháp của
mình, do sự đoạn tận năm hạ phần kiết sử,
vị ấy được hóa sinh ở cảnh
giới đoạn tận
năm hạ phần
kiết sử. Ở đây,
vị ấy tiếp tục đoạn tận các lậu hoặc
và nhập Niết bàn, không phải trở lui đời này nữa”.
Con đường đi
đến sự giải thoát là con đường thực hiện tam
vô lậu học Giới, Định,
Tuệ mà trong bài kinh đã chỉ ra
cho chúng ta rất rõ. Khi chúng ta thực
hiện giữ giới,
là để xa rời các nương
tựa trước đây
đã làm cho chúng
ta tham đắm và chấp trước (viễn
ly các sanh y trước).
Do giữ giới,
chúng ta xa rời những ham muốn, xa rời được các pháp ác, chúng ta bắt đầu đã
làm chủ tâm mình.
Do giữ giới,
chúng ta đã sống một nếp sống có đạo đức hơn.
Do tu tập
các loại thiền định của Phật (Tứ Thánh định) chúng ta đang tập làm chủ cái thân
của mình để an tịnh các thân hành một
cách toàn diện và liên tục.
Khi đã nhập
được vào Tứ thiền, thân
và tâm trở thành
bất động trước
các pháp, vì
lúc đó đã an chỉ tất cả hành, viễn ly tất cả ý (lúc
đó trạng thái của thân
không còn thở
ra thở vào,
tai không còn nghe thấy âm thanh bên ngoài nữa). Nhập được
vào trạng thái
này, chúng ta
không còn tham ái nữa (còn
tham ái là
còn động dục, dục
sẽ tạo nghiệp
làm nhân, làm
duyên đưa chúng ta đi luân hồi
tái sinh, chịu đau khổ).
An trú vững
chắc trong Tứ thiền, hành giả hướng tâm tới sự đoạn tận các lậu hoặc, đoạn trừ
các kiết
sử trói buộc,
hành giả hướng
tâm đến Tam minh, thực hiện giai
đoạn cuối cùng của Tam vô lậu học. Đó là tuệ chứng ngộ Vô thượng trí, chứng đắc
cứu cánh viên mãn, thể nhập vào Niết bàn ngay trong cuộc sống.
Giáo pháp của Như
Lai là để thực
hành, chứ không phải là lý thuyết suông.
Nếu bằng con
đường học vấn như các nhà Đại thừa hiện đang làm (mở những lớp đại học Phật
giáo để học các kinh điển). Bằng con đường nhận thức đó,
các vị chẳng
bao giờ nếm được mùi vị giải
thoát. Không những
thế, các vị còn
đang và
sẽ hại những
người khác, khiến cho biết bao phật tử bị lầm lạc đường tu.
Từ khi có
các trường đại học Phật giáo ra đời, thì những
nơi này chỉ
đào tạo các
ông Tiến sĩ. Cho nên, những bậc Thánh tăng A La hán vắng
bóng, không còn nữa. Vì thế mà
các ông tăng Tiến
sĩ sống bừa
bãi, phạm giới,
phá giới, sống một đời sống phi phạm hạnh.
Con đường tu chứng chân
lý và giải
thoát là con đường Thánh đạo tám
ngành của đức Phật đã đề ra gồm có:
Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh
nghiệp, Chánh mạng,
Chánh tinh tấn, Chánh
niệm, Chánh định.
Trên các con đường đó, hành giả phải rèn luyện tu tập
kiên trì thì sự chứng ngộ chân lý chắc chắn sẽ xảy ra.
Là một
người trước đây bị nhiễm
độc do kinh sách của Đại thừa
đã làm tôi dở sống,
dở chết, tụng kinh, niệm Phật,
bái sám, ngồi thiền hoài hoài mà cuộc đời vẫn cứ khổ. Nay nhờ có nhân duyên gặp
Thầy sáng, con đường tu của tôi đã rõ ràng,
hiểu đúng hơn,
hiểu rộng thêm
về đạo Phật. Được Đại sư hướng dẫn,
sự tu tập của tôi có được chút kết quả khiêm tốn.
Thấy rõ được
cái đúng và lợi ích thiết thực của chánh pháp và cái nguy hại của tà pháp, tôi
vô cùng thương những
người còn bị
kinh sách phát triển làm ảnh hưởng
sai lệch đường tu.
Với những hiểu
biết còn nông cạn, tôi viết những suy nghĩ này, mong rằng những ai đó có thiện duyên
với tôi, đồng cảm với
tôi thì những
suy nghĩ
này, nhận thức
này cũng giúp
được một phần lợi ích bé nhỏ.
Mong rằng
những bậc cao minh
hơn tôi chỉ dạy cho tôi những chỗ còn thiếu hiểu biết, để tôi càng ngày
được hoàn thiện
hơn. Xin chân
thành tri ân.
Kinh ghi,
Tu Viện Chơn
Như, ngày 12-7-2000
Thích Minh Đạo
BÁT NHÃ TÂM
KINH
Hỏi: Kính
bạch Thầy! Kinh
Bát Nhã viết: Quán
Tự Tại Bồ
tát hành sâu
Bát Nhã Ba La
Mật, ngài soi thấy năm uẩn đều không, liền qua hết thảy khổ ách, hoặc đối cảnh
vô tâm...
Tất cả những câu
pháp đó có đồng nhất với
câu pháp hướng tâm như lý tác ý trong ĐVXP HT dạy: “Tâm như cục đất” không?
Đáp: Không,
pháp hướng tâm “Tâm như cục đất” là một
phương pháp tự kỷ ám thị để rèn
luyện nội tâm của mình, chứ không phải một lời suông như
trong Tâm Kinh Bát
Nhã: “Quán Tự Tại
Bồ tát hành
thâm Bát Nhã
Ba La Mật đa
thời chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách”.
Câu kinh này là
câu kinh nhật tụng
hằng ngày
trong các chùa. Không có ngày nào mà tu
sĩ Phật giáo
không tụng niệm
câu kinh này, thế mà những người
tụng niệm câu
kinh này có bao giờ hết khổ ách
chưa? Từ các tổ xa
xưa cho đến các thầy hiện giờ, không ngày nào là không tụng niệm,
thế mà ngũ uẩn có không đâu,
nó đang hành hạ các tổ và
các thầy đủ thứ tai họa. Như
vậy là kinh này chỉ nói chứ không có hành được,
vì nó không có
pháp hành. Còn pháp hướng tâm tự kỷ ám thị là một pháp
môn thực hành, nó đã mang đến kết quả chúng
ta thấy rõ ràng, khi chúng ta giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh.
Vì thế,
hai pháp môn
này không có giống
nhau chút nào cả, một pháp môn nói được mà không hành
được, nó là một triết
học tánh không, (hý luận của
Long Thọ) còn một pháp nói được làm được, nó là một đạo đức nhân bản của loài
người, nó không phải là Triết học, mà là Đạo đức học. Nó
là một môn học, đưa ra những
hành động sống hằng
ngày để con người
áp dụng vào đời sống mà không trái với quy luật tự
nhiên của bản chất con người.
Cho nên, càng áp dụng vào đời
sống thì càng thích
thú hơn nhiều,
vì nó mang lại hạnh phúc và sự an vui cho cá nhân và tập thể.
Nói đến đạo đức
là nói đến sự sống
an lành của mỗi con người,
vì thế nó phải là một pháp môn
cụ thể thực tế, không
lý luận quanh
co,
không tưởng
giải ra những
điều trừu tượng,
ảo giác không thật.
“Hành thâm
Bát Nhã Ba
La Mật Đa thời
chiếu kiến ngũ uẩn giai không”. Hành thâm như thế nào?
Chiếu kiến như
thế nào? Tụng niệm hay là quán xét?
Tụng niệm thì các chùa đã từng tụng niệm hằng ngày, còn quán chiếu thì
người ta
đã quán chiếu
quá nhiều, nhưng
ai là người đã vượt thoát
được khổ ách?
Người ta đã thực
hiện nằm lòng
những câu kinh này,
nhưng tìm thấy sự giải
thoát trong tâm
thì chưa có ai cả. Tại sao vậy? Tại
vì nó là một triết học, một lý luận suông của những nhà học giả, không có kinh
nghiệm tu hành.
VÔ KHỔ, TẬP,
DIỆT, ĐẠO
Hỏi: Kính bạch Thầy!
Không có ngã,
không có ta và không có cái của ta, nếu quán chiếu được như thế thì mới
có luận: vô khổ, tập, diệt, đạo.
Đáp: Đúng,
là cái hý luận của các nhà học giả Phật giáo phát triển, vì không có cái
ngã, không có cái ta và không
có cái của
ta, nên mới
có chỗ đập phá
chân lý của Phật giáo
là “vô khổ, tập,
diệt, đạo”, nên mới có chỗ cấm
tín đồ Phật giáo nếu
ai tu theo
Thanh Văn Nhị Thừa thì sẽ
bị khinh cấu tội. Bởi vì con người không có cái ngã,
không có cái
ta, không có cái của ta, nên chân lý khổ, tập, diệt, đạo làm sao có được. Không
có cái ngã, không có cái ta, không
có cái của ta thì con người là gốc cây
là cục đá, nên chân lý khổ,
tập, diệt, đạo của đạo Phật
là chân lý của con người chứ không phải chân lý của cục đá,
gốc cây. Khổ, tập, diệt, đạo đế là chân lý của con người có cái ngã, có
cái ta, có cái của
ta. Con người tu
hành trở thành cục đá, gốc cây mới sản xuất ra trí tuệ Bát Nhã Tâm Kinh,
để trong các chùa hằng ngày tụng niệm “Vô khổ, tập,
diệt, đạo”, để diệt mất cái
chân lý này
đi, diệt mất
cái chân lý
này để làm gì? Diệt mất cái chân
lý này là là diệt mất Phật giáo.
Cho
nên, sau khi đức Phật tịch thì Phật
giáo ngay trên quê
hương của Người
đã bị quét
ra khỏi. Cho đến bây giờ, cũng
không thấy dấu vết
gì đúng nghĩa của Phật giáo ở trên đất nước này.
Bây giờ, nếu chúng
ta trở về
thăm quê hương xứ Phật, chỉ thấy những nơi di tích được
trùng tu để thu tiền khách tham quan vãng cảnh, chứ đâu có ý
nghĩa làm cho Phật
giáo sống lại với đất nước
Ấn Độ nữa. Một cái gì
cao quý và đẹp đẽ
nhất của nước Ấn Độ đã bị lòng ganh tỵ nhỏ hẹp của các
tôn giáo ích kỷ tại
quê hương này diệt
mất rồi, còn đâu nữa. Có còn thì cũng chỉ là hình thức kinh doanh tôn giáo mà
thôi.
Đúng như cư sĩ
đã nói: “Không
có ngã, không có
ta, không có cái của ta, nếu
quán chiếu như thế
thì mới có luận
vô khổ, tập,
diệt, đạo”. Vậy,
không cái
ngã, cái ta,
cái của ta thì
lấy cái
gì quán chiếu, nếu có cái quán chiếu được thì phải có cái ngã,
có ta, có
cái của ta,
ngoài ra ba cái này thì không
có cái quán
chiếu. Vì thế,
cái quán chiếu này
là cái ảo
giác trừu tượng,
không phải của con người,
không phải của
con người thì cái này không
phải của Phật
giáo. Vì Phật
giáo lấy con người
làm nơi tu hành giải
thoát cho con người,
ngoài con người ra thì
không có
cái gì để tu hành cả, vì con người
khổ nên đạo Phật ra đời giải quyết sự đau
khổ cho con người, mà con người thì phải có cái ngã, cái ta, cái của ta.
Nhưng khi cái ngã, cái ta, cái của ta đều thiện
thì có làm khổ
mình, khổ người đâu mà chúng ta lại dẹp bỏ nó?! Chúng ta chỉ dẹp cái ngã,
cái ta, cái của ta
trong ác pháp,
vì cái ngã, cái ta, cái của ta
trong các ác pháp là cái thường làm khổ
mình, khổ người,
nên đức Phật dạy:
“Ngăn ác diệt
ác pháp sanh,
thiện tăng trưởng thiện pháp” thì
chân lý khổ, tập, diệt, đạo mới thật là chân lý của loài người.
Bởi vậy, lý
Bát Nhã chỉ áp dụng vào thế giới tưởng của Long Thọ, chứ không thể áp dụng cho
loài người được. Vì nó là một ảo giác chân không diệu hữu.
Hỏi: Kính bạch
Thầy! Kinh Kim Cương dạy: “Bất ưng trụ sắc sinh
tâm, bất ưng trụ thanh, hương, vị, xúc, pháp sinh tâm. Ưng vô sở trụ nhi
sanh kỳ tâm”.
Vậy có giống
định Bất Động
Tâm hay định Vô Tướng, hay phòng hộ: mắt, tai, mũi, miệng, thân và ý
không cho dính mắc sáu trần không?
Vậy thì vô
tâm, những liễu liễu thường tri (rõ ràng
thường biết) có giống các
ý câu: “Tâm
như cục đất không?”
Tâm như đất,
có sợ rơi vào vô ký không?
Đáp: Kinh
Kim Cang thuộc về hệ thống Bát Nhã, mà
Bát Nhã là
không. Câu kinh diễn
tả vị trí chân
không diệu hữu
của triết học
tánh không, thì không thể
nào bất động.
Bất Động Tâm định do ly dục, ly
ác pháp, hay nói một cách khác hơn, Bất Động Tâm định là
tâm không phóng dật,
cho nên đức Phật dạy:
“Ta thành Chánh Giác là nhờ tâm
không phóng dật”.
Bất Động
Tâm Định là một quá
trình tu tập bằng một
cuộc sống đúng
giới luật, không hề
vi phạm một lỗi nhỏ nhặt nào cả.
Trong khi giữ gìn giới luật,
còn phải tu tập các pháp
hành như: Tứ Bất Hoại Tịnh, Tứ
Chánh Cần, Tứ Niệm Xứ... để làm cho thanh tịnh giới luật, nhờ giới luật
thanh tịnh tâm mới ly dục,
ly ác pháp hoàn toàn.
Các nhà sư
Phật giáo phát
triển chỉ biết
lý luận bằng ngôn
ngữ hay tuyệt,
nhưng cuộc sống của các Ngài rất
phàm phu (sống phá giới, phạm giới,
bẻ vụn giới),
nhưng lại khéo
dùng những danh từ để che mắt tín
đồ: “Bất ưng trụ sắc sanh tâm, bất ưng trụ thanh, hương, vị, xúc, pháp sanh
tâm. Ưng
vô sở trụ
nhi sanh kỳ
tâm”. Đây là những danh từ suông, chứ sự sống của con
người không thể thực hiện được như vậy. Cho nên, kinh sách thuộc hệ thống Bát
Nhã này từ xưa cho đến nay đã lưu hành
hơn hai nghìn
năm mà có mấy
ai đã tu tập đạt được.
Vô tâm nhưng
thường liễu tri, nghĩa của nó cũng giống như chân không diệu hữu, chỉ nói được
chứ không sống với cái đó được, là tại vì nó là cái bánh vẽ.
Còn câu tác ý “Tâm
như cục đất”
là câu pháp hướng huấn luyện tâm, để tâm huân thành
thói quen như
đất, chứ không phải
tâm là cục đất. Vì thế
tâm làm sao rơi
vào vô ký được.
Nghe hướng
tâm như đất là người ta sợ tâm thành đất thật sự, đất là
đất,
tâm là tâm,
có nghĩa là tâm
không làm khổ
mình, khổ người nữa,
lức là tâm
không còn mang bản
chất hoang dã của loài cầm thú nữa,
chứ không phải tâm như cục đất vô tri, vô giác (vô ký) như cư sĩ hiểu.
Hỏi:
Kính bạch Thầy! Ở
Cẩm Nang Tu Phật, Thầy giảng về hành Thập Thiện:
- Thân hữu sắc
(thân do duyên hợp giả có).
- Tâm là
vô sắc (không
có hình). Vậy gọi là pháp thân có được không?
Có giống như
trong nước biển có muối, không một
mà cũng chẳng
phải hai, hay trong nước có
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!