Các nhà tà
giáo học kinh sách Đại thừa, lợi dụng gia cảnh người khác đang gặp nhân quả khó
khăn để
làm tiền bất
chánh. Tuổi 71 và
40 cất nhà làm sao bị
Kim Lâu, những
người thầy này xem
sách nào gạt
người như thế?
Dương Trạch, Bát Trạch, Thông
Thư, Ngọc Hạp, Trần Tử, v.v... Tất cả sách xem ngày, giờ tốt, xấu; dựng vợ, gả
chồng, cất nhà, xây mồ mả, v.v... Sách nào dạy điều này? Theo kinh sách coi
ngày giờ tốt, xấu thì tuổi 40 cất nhà được “tứ tấn tài”, tuổi 71 cất nhà được “đại
kiết lợi”, sao quý
Thầy này lại bảo là “Kim Lâu”, sách vở nào? Ở đâu?
Khi nào cất
nhà bị Kim Lâu là nhà cất đủ bốn
dài, còn
hai dài, ba dài,
năm dài thì không
bị Kim Lâu. Vả lại,
cất nhà theo kiểu
thời đại hiện giờ,
vi la, biệt
thự, phố, v.v...
thì không bị Kim Lâu, vì không đủ bốn dài.
Còn ông Thầy nào
dám bảo động
Long mạch, khi mà nền móng
đã có sẵn
làm sao mà động Long
mạch được. Phải
chi nền móng
chưa có, động thổ
làm nền móng
thì động Long mạch
có lý. Toàn bộ các cháu đều bị những kẻ vô đạo đức đội lốt tu sĩ lừa đảo “tiền mất tật mang”.
Nhân quả
ác đã đến
thì không có Thần, Thánh
nào cứu mạng
được, nhân quả ác
chưa đến
mà còn chút
phước thừa thì uống nước lạnh cũng hết bịnh. Đông y có câu: “Vận bĩ hoài
sơn năng sát chúng,
Thời lai bạch thủy cứu
nhân gian”. Cho
nên, vận bĩ tức là
lúc có nhân quả xấu ác, thời lai tức là lúc nhân quả tốt
thiện. Vị Thầy thuốc
và bịnh nhân đều có sự
tương quan nhân quả thiện, ác, nên bịnh hết hay chết đều do nhân quả.
Tất cả sự việc xảy ra
trong gia đình anh
con đều do tinh thần các
cháu quá yếu
và chưa được trang bị đạo đức
nhân quả đầy đủ, lòng
tin đối với luật nhân
quả chưa sâu và
còn bị ảnh hưởng
truyền thống mê tín lâu đời chưa cởi bỏ.
Đại thừa
giáo đã truyền thừa giáo pháp của họ vào
đất nước Việt
Nam cuối thế kỷ thứ
hai, đầu thế kỷ thứ ba, tính ra
có hơn hai
ngàn năm. Vì thế, dân tộc Việt Nam chịu ảnh hưởng mê
tín sâu dày và đối với thế giới siêu
hình tinh thần càng lúc càng yếu kém, chỉ còn biết tựa nương
vào tha lực của Thần Thánh,
nhưng cuối cùng, chưa có
ai tránh khỏi nhân quả khổ đau. Cho nên, chúng ta hãy mạnh dạn chỉ mặt, vạch tên
để cho mọi người
hiểu biết rõ,
không bị quý thầy Đại thừa
lừa đảo lường gạt, nhờ đó đời sống mọi người bớt khổ đau. Lại nghe lời các thầy
Đại thừa đem bùa yểm cha thì còn nghĩa
lý gì đạo đức
làm người. Rước thầy tụng kinh cầu
siêu cho cha mà cha đã bị bùa yểm thì còn siêu cái gì?
Bảy mươi mốt chết
là cung Khảm, đó
là cung tốt để lại cho con cháu
làm giàu có, có đâu
tam liên tử, có
nghĩa là ba người chết
theo nữa (3 nhập mộ). Ba người chết theo nữa là chết
nhằm cung Càn, còn nếu 72 chết thì cung
Cấn, theo sách vở thì
chết theo một
người nữa. Đó
là xem đúng sách vở của Đại thừa.
Còn các Thầy
này
không theo
sách vở, bịa đặt xảo
ngôn hại người, có
lý đâu lại
khiến cho người ta bất nghĩa,
bất hiếu đem bùa yểm
cha, lại còn bày
trò cầu siêu hiếu hạnh.
Nếu quả
có ba người chết
theo nữa, thì đâu phải
cha mình chết tạo ra
cái chết
đó, mà do số phận nhân quả của những người này đã tạo
ngắn số ở tiền
kiếp. Tại sao
các cháu không
thấy chánh kiến, mà lại thấy và
theo tà kiến như vậy, để làm một lỗi lầm rất lớn, một tội bất hiếu không tha thứ được. Các Thầy Đại thừa dạy
người bất nghĩa, bất
nhân, bất hiếu,
phi đạo đức.
Bây giờ các cháu
đem bùa yểm cha, sau này
con của các cháu cũng đem
bùa yểm các cháu, hành động của các cháu
làm là hành động phi đạo đức, nhân quả này đời đời vay trả biết bao giờ dứt.
Các cháu
phải bình tĩnh
và sáng suốt,
đừng nghe theo những thầy tà giáo ngoại đạo Đại thừa làm điều không tốt,
về sau phải gánh chịu luật nhân quả.
MỜI ÔNG BÀ
ĐÃ CHẾT VỀ ĂN TẾT
Hỏi:
Kính bạch Thầy, hằng năm cứ đến ngày giỗ và sắp đến
ngày Tết, người
còn sống ra mồ
mả mời ông
bà cha mẹ đã chết hàng 60, 70 năm nay về ăn Tết với
con cháu, như vậy
có đúng không thưa Thầy?
Đáp: Câu hỏi này
có hai cách
trả lời để xác
định:
1- Mê tín
2- Chánh tín
Câu hỏi này
mê tín như thế nào?
Như trong
các kinh Đại thừa dạy, người
chết còn thần thức nên nghiệp dẫn thần thức đi luân hồi. Đó là hiện tượng
thế giới siêu hình của tưởng tri Đại thừa.
Nếu còn có thần thức đi luân hồi tái sanh,
thì đến ngày Tết, ngày
giỗ ra mộ mời
những người như
ông bà cha mẹ
đã chết về ăn
Tết với
con cháu. Đó là
mê tín. Đạo Phật dạy: “Con người do các duyên hợp lại mà
thành”. Như kinh Ngũ Uẩn đã dạy, thân người gồm có 5 duyên là: sắc,
thọ, tưởng, hành,
thức. Khi một người chết thì năm
duyên này đều
tan rã sạch,
không còn một chút xíu nào còn lại. Cái còn lại đi tái sanh luân
hồi là nghiệp.
Nghiệp là hành động
thiện, ác của
con người hằng
ngày huân tập mà
thành. Khi người ấy chết thì cả khối
nghiệp ấy đi
tái sanh vào một kiếp
khác, hoặc người hay vật
(tùy hành động
thiện hay ác lúc người ấy còn sống). Vậy,
sau khi tắt hơi thì con người chẳng còn gì cả, làm sao mà về
ăn Tết với con cháu? Vì thế mời
ông bà, cha mẹ
về ăn Tết với con cháu là mê tín,
không đúng chánh tín của đạo Phật.
Đại thừa cho
người chết còn có thần thức, nên có cầu siêu, làm tuần thất 7 ngày, 21 ngày, 49
ngày, 100 ngày, giáp năm, ba năm, v.v... Đó là lối mê tín, trong khi đức Phật
xác định không có thế giới siêu hình.
Mê tín dân
gian cho rằng, nếu
người chết là đàn ông có 3 hồn 7 vía (tam hồn thất
phách), đàn bà có 3 hồn 9 vía (tam hồn cửu phách). Khi người chết chỉ
còn một hồn một vía sống tại mồ mả, còn tất cả các hồn vía khác đều xuống dưới
Địa Ngục âm ty để
thọ tội, và tiếp tục
đi tái sanh luân hồi. Do mê tín này trở thành một tục
lệ, đến ngày giỗ, ngày tết, con cháu
ra mộ mời
ông bà cha mẹ đã quá cố lâu xa về
ăn tết với con cháu.
Từ mê tín
của Đại
thừa đến mê tín
của dân gian đều đi ngược lại đường lối
của đạo Phật.
Mê tín của
Đại thừa là tạo ra nghề nghiệp tụng niệm cầu siêu để kiếm miếng sống
như các nghề nghiệp khác.
Nhưng nghề tụng
niệm cầu siêu là nghề lừa đảo, lường
gạt người, lấy
hình thức báo hiếu để cho linh hồn
ông bà được
siêu thoát về miền cực lạc.
Đại thừa là
loại mê tín có sách vở, có bài bản, nên khó ai thấy được, vì thế mà mọi người đều
sa lưới bẫy của Đại thừa.
Nghề này đã trở thành một nghề cắt họng thiên hạ, tụng một ngọ,
thỉnh đi một chuyến, gần hay xa đều có giá cả
hẳn hòi, không có mặc cả được.
Vậy chánh
tín thì làm thế nào? Hằng năm nhớ lại ngày cha mẹ mất, hoặc ngày tư,
ngày tết,
những người
thân trong gia
đình vui chơi,
nhớ đến công ơn của
những người quá cố thì đến
nơi an nghỉ cuối cùng của những
người thân thương ấy,
tức là thăm mồ mả.
Khi thấy mồ mả của
người, thì con cháu tưởng chừng người còn đang ở đâu đây, nên mời người vui
chơi Tết, nhất với con cháu. Đó là lòng tưởng nhớ.
CẦU PHÚC,
XIN LỘC
Hỏi: Kính
thưa Thầy, đầu năm đi
chùa để lễ bái cầu phúc, cầu lợi, có lợi lạc gì không thưa Thầy? Nhất
là ngày rằm
tháng giêng thì chùa nào cũng đông nghẹt, từ sáng sớm đến
khuya, vì người ta nghĩ “Đi lễ
quanh năm không bằng đi ngày rằm tháng giêng”!
Chúng con
cúi xin Thầy từ bi chỉ dạy
cho chúng con được rõ.
Đáp: Đó là
phong tục mê tín từ lâu
trong các chùa Đại thừa,
dùng cầu
phúc, cầu lợi để lừa
đảo tín đồ Phật giáo,
đem phúc, lợi cho những
tu sĩ ngồi trong mát ăn bát
vàng, hơn là phúc, lợi cho tín đồ,
đi chùa để nghe pháp, nhớ lời Phật dạy về đạo đức làm người để sống toàn thiện.
Nếu một người nghe lời Phật dạy,
luôn luôn sống
toàn thiện, thì phước lộc đầy đủ, cần gì phải
đi chùa cầu phước, cầu lợi? Nếu
đi chùa quanh năm, hoặc
nhân ngày rằm
tháng giêng đến lễ Phật, cầu chư Phật ban phúc, ban lộc, mà chẳng làm một điều
lành, luôn luôn
làm khổ mình,
khổ người, không hề
tu tập nhẫn
nhục, tùy thuận,
bằng lòng, lúc nào cũng có phiền não, sân hận, bất toại
nguyện, v.v... thì có ích lợi gì? Có Phật
nào ban cho phúc lộc hay không? Đụng việc gì cũng làm to ra, la lối om
sòm, chửi làng, mắng xóm, cuộc sống lúc nào cũng bỏn xẻn, ích kỷ, không hề giúp
đỡ người bất hạnh, thì dù có lạy Phật đến sói đầu cầu
phước, cầu lộc cũng chẳng có được chút nào. Đó là một việc làm mê tín,
mơ hồ, phi đạo đức, không có thánh thần, chư Phật, chư Bồ Tát nào ban phước,
ban lộc cho quý vị ấy được, vì những việc ban phước, ban lộc như vậy không đúng
đạo đức công bằng và công lý.
Cầu phúc,
cầu lợi bằng
cách sống đúng đạo
đức nhân
quả. Không làm khổ mình,
khổ người thì cuộc sống sẽ có phuớc
báo đầy đủ. Đó chính là hành động đối xử
với nhau biết nhẫn nhục, tùy thuận và bằng lòng với mọi người.
Cầu phúc, cầu
lợi là một việc làm mê tín trừu tượng, ảo mộng, vì chẳng có ai ban phước, ban lộc
cho mình, mà chỉ có chính mình
làm được những hành động thiện, thân, miệng, ý không làm khổ mình khổ
người. Đó sẽ
là sự ban phước,
ban lộc cho mình cụ thể, thiết thực
và rõ ràng.
Đi chùa cầu phước,
cầu lộc là việc làm
thiếu trí tuệ. Nếu chúng ta làm ác, bỏn xẻn, ích kỷ, thì
thử hỏi
có ai dám
đem phước lộc đến
chúng ta chăng?
Phước, lộc
không phải tự dưng mà đến với chúng ta. Nó đến với chúng ta bằng tâm niệm tốt của
chúng ta, do chúng ta biết thương người, biết giúp đỡ người trong cảnh bất hạnh tai ương, biết ban phúc, ban lộc cho người
gặp cảnh khó khăn.
Phước, lộc đến
với chúng ta là phải đến với sự công bằng và công lý. Nếu ta làm xấu ác, chẳng
giúp người trong
cảnh khổ nạn,
thì khi chúng ta gặp khổ nạn
chẳng bao giờ có phước,
lộc đến với chúng ta được. Nếu
chúng ta có ban phước, lộc cho người, thì phước, lộc mới đến với chúng ta, chẳng
cần cầu khẩn gì cả. Thế nên, đức Phật đứng trong góc độ đạo đức
nhân quả mà dạy chúng
ta tu hành. Đầu năm đi chùa, lễ
bái, cầu phúc, xin lộc chẳng được phước, lộc, mà còn bị kẻ khác lừa đảo, lường
gạt, tiền mất tật mang. Đầu năm đi chùa lễ bái
cầu phúc, xin lộc để rồi trở
thành những tín đồ
Phật giáo mê tín
dị đoan,
lạc hậu, bị người
cười chê là người phật tử ngu si, mê muội.
Đầu năm đến
chùa xin được đảnh lễ bậc chân tu, giới
đức, để học hỏi những đức hạnh của người thì đó
là phước, là lộc. Người
chân tu hướng
dẫn và chỉ dạy
cho mình những hành động sống để
được phúc, lộc, an vui, thanh thản và hạnh phúc. Đầu năm đi chùa cầu phúc,
xin lộc như vậy mới là chân chánh,
vì ích lợi
thiết thực cho mình,
cho gia đình, cho xã hội và cho đất nước quê hương.
Tóm lại,
đi chùa lễ
bái cầu phúc,
xin lộc là hành
động mê tín, dị
đoan, thiếu đạo đức,
thiếu trí tuệ, là si
mê. Đi chùa lễ bái bậc chân
tu xin dạy đạo đức làm người,
không làm khổ mình, khổ người là
chân chánh, không
mê tín, lạc hậu.
Đó là người cư sĩ
đệ tử Phật
thông minh và trí
tuệ, tìm học những điều phúc, lộc chân chánh, cụ thể, thực tế, không mơ hồ, trừu
tượng.
XÓC THẺ
Hỏi:
Kính bạch Thầy! Đầu năm, nhất là trong
những ngày Tết Nguyên Đán, chùa nào cũng có làm
một bàn thờ phục vụ cho
những người đến sóc
thẻ. Trong một
mâm đầy những
tờ giấy đã được in và giải thích trong thẻ quẻ đó sẵn
theo số thứ tự, ai
sóc được thẻ số mấy
thì đến nhận tờ giải số đó.
Ai sóc được thẻ
nói tốt thì vui
mừng phấn khởi, còn
ai được thẻ
nói xấu thì buồn
phiền lo âu. Kính
thưa Thầy, như vậy trong
tờ xem số mệnh
có lợi ích gì mà
đầu năm người
nào cũng sóc thẻ, nhất là phụ nữ
chúng con. Mong Thầy vì lợi ích giải thích cho chúng con được hiểu.
Đáp: Thường
thường, theo các chùa cổ ở miền
Nam thì có
hai nơi sóc thẻ. Một
bên sóc thẻ gọi
là sóc thẻ xăm
ông, và một
bên khác gọi
là sóc thẻ xăm bà.
Ông thường
là những danh
tướng người Hoa như
Quan Thánh Đế
Quân, tức Quan
Công hay còn gọi
là Quan Vân
Trường, (một danh
tướng thời Tam quốc
bên Tàu), còn
người Việt như Lê
Văn Duyệt, Thủ Khoa Huân, v.v...
Các Bà thường
là những người Việt, Hoa, Chiêm
Thành như Bà
Đen, hay Lê
Sơn Thánh Mẫu, Diêu
Trì Kim Mẫu, Quan Âm
Bà Chúa Xứ, Chúa
Tiên, Chúa Ngọc,
Bà Mẹ Sanh,
Mẹ Độ, v.v...
Thường những
nơi bàn thờ của các vị đó đều
có ống
sóc thẻ. Hằng năm đồng
bào mê tín đến cúng
bái gà, vịt,
heo quay, v.v... với số tiền rất lớn.
Chùa Phật
Quang ở Bến Tre thu lợi rất lớn là nhờ thờ Quan Thánh Đế Quân, chúng tăng ở đó
không có
lo gì cả, ăn ở không,
chỉ cần giữ mấy
ống sóc thẻ là dư sống.
Sóc thẻ là một
hình thức bói toán qua tư tưởng mê tín, lạc
hậu, cho rằng con người
có số mệnh. Ai có số giàu là giàu, số nghèo là
nghèo; số nghèo thì không làm sao làm giàu nổi. Do tin tưởng vào số mệnh,
nên có một số người
tiêu cực sanh
ra lười biếng, bê tha, rượu, chè, bài bạc, cho số mình là vậy.
Cũng từ
thuyết định mệnh
đã khiến cho một số
người tiêu cực
không làm việc,
mà đã không làm
việc thì nghèo lại càng nghèo hơn. Vì không
làm việc
nên có thì giờ
rảnh rỗi nhiều,
rồi sanh ra bài bạc,
đĩ thõa, đàng
điếm, trộm cướp,
khiến cho gia đình tan nát,
xã hội rối
ren, mất trật tự
an ninh. Bởi vậy, thuyết định mệnh ra đời là một tai hại rất lớn cho loài người.
Từ thuyết định
mệnh mới sanh ra bói toán, chiêm tinh, dịch số tiên tử, xin xăm, sóc thẻ, xem ngày tốt, xấu, v.v... tạo
biết bao nhiêu sự mê tín, dị đoan, khiến cho mọi người tốn
hao tiền bạc rất nhiều.
Nếu sóc thẻ tốt rồi chúng
ta đi ăn trộm, ăn cắp
thì thử xem có bị ở tù hay
không? Một việc làm
ác là tự
mình làm khổ
cho mình chứ thẻ nào nói là tốt?
Luật nhân
quả vốn công bằng và
công lý, ai làm ác thì phải thọ khổ, ai làm thiện thì
phải hưởng phước, không thể ở chỗ tốt, xấu của thẻ mà được. Nếu thẻ bảo xấu mà
chúng ta sống không làm khổ mình, khổ người thì làm sao có xấu
được. Người ta
chửi mình mà
mình không giận hờn thì có xấu đâu.
Trong các
chùa biết đó
là mê tín, nhưng
quý thầy cứ duy trì, vì duy trì có lợi rất lớn. Nếu một ngôi chùa
duy trì sự sóc thẻ,
xin xăm thì hằng năm
kiếm cũng được
5, 10 triệu đồng dễ
dàng. Nhất là những ngôi chùa ở nơi thắng cảnh, hằng năm phật tử
trảy hội
3 tháng mùa Xuân
thì nhà chùa kiếm hằng tỷ bạc.
Đó là sự
mê tín rất tai hại và làm hao tốn tiền của rất nhiều cho
đồng bào.
XEM NGÀY, GIỜ
TỐT, XẤU
Hỏi:
Kính thưa Thầy, các cư sĩ tại gia khi
làm nhà, đào móng xây tường, hoặc làm chuồng heo, chuồng bò,
làm cổng ngõ,
đào giếng, v.v...
đều xem ngày tốt, xấu.
Khi cất nhà
xong thì gia chủ lập đàn Đại
Bi, năm ngày
đêm trì chú cầu
nguyện cho gia chủ được may mắn, phát tài, phát lộc. Thưa Thầy, xem ngày giờ tốt, xấu như vậy có đúng
không? Xin Thầy chỉ dạy.
Trong kinh
Bát Dương dạy:
Ngày nào cũng tốt, tháng nào, năm nào, giờ nào cũng tốt,
nếu ai nói ngày tháng
năm giờ tốt, xấu là phản lại Thiên
thần, địa lý.
Tuy trong kinh dạy
như vậy, nhưng nếu
khi làm nhà,
cưới hỏi, chết,
bốc mộ, làm chuồng
nuôi gia súc, v.v... tùy
trường hợp xem ngày tốt, xấu lại
mang kinh Bát
Dương ra tụng. Thưa Thầy, như thế
là như thế nào?
Đáp: Xem
ngày tốt, xấu
là sự mê tín
của Trung Quốc, nên có những bộ sách mà trong các chùa dùng để xem ngày tháng tốt,
xấu như Ngọc Hạp, Thông Thư,
Trần Tử, Văn
Công, Thọ Mai, v.v...
Những loại sách lịch này
không phải của Phật giáo, mà của văn minh Trung Quốc sản
xuất ra dưới các
triều đại phong
kiến. Từ âm
dương bát quái, dịch số, đến tứ thời, ngũ hành, thập nhị bát tú,
v.v... Do đó, các
nhà tri thức lập
thành theo vận khí
âm, dương để
xem ngày tốt, xấu,
đoán vận mạng cho loài người.
Đối với đạo Phật
thì kinh sách này không đúng với tinh thần của Phật giáo. Đôi mắt
của Phật giáo nhìn các pháp thế gian đều
là do duyên hợp tạo thành, diễn biến theo luật nhân quả nên không thể nào đoán
vận mạng được. Vì đạo Phật cho rằng vận mạng của con người
di động theo diễn biến hành động thiện, ác của con
người, nên làm sao biết chắc được rằng đúng.
Ví dụ:
có người muốn cất nhà, đến xem tuổi
năm nay có cất nhà được không. Ông Thầy xem tuổi bảo năm nay tuổi tốt, cất nhà
khỏi Kim Lâu, Địa Sát, Thọ Tử, được tứ Tấn
Tài, Đại Kiết, kế đó xem tháng tốt,
ngày tốt. Đến
ngày giờ làm lễ
khởi công. Cất
xong nhà, thỉnh quý sư
Thầy đến tụng kinh cầu
an. Nhưng người gia chủ
này làm nghề buôn bán đồ lậu thuế,
nhà nước phát giác ra bắt bỏ tù và niêm phong nhà cửa, tài sản.
Như vậy, cất
nhà coi tuổi tốt, ngày, tháng tốt, được
tấn tài, tấn lộc, đại kiết, mà sao
lại không tấn tài, tấn lộc, đại kiết,
mà phải đi ở tù
và của cải bị tịch thu? Xét như vậy
xem ngày tốt, xấu có đúng không? Hay do hành động làm điều ác? Nếu người này
không buôn bán đồ lậu
thuế thì làm sao có sự việc ở tù,
của cải bị tịch thu. Gieo nhân nào thì
phải gặt
quả nấy, chớ
không phải do cất nhà,
tuổi tác, ngày
giờ tốt, xấu
mà tốt được . Tốt xấu là do
hành động thiện
ác của mình.
Vì vậy, trong kinh Bát Dương dạy:
“Ngày tháng năm nào cũng tốt, tốt xấu là do hành động thiện, ác của mình”. Kinh
Bát Dương là một loại kinh
Đại thừa
thuộc Bà La
Môn giáo, đập
phá sự mê tín xem ngày tốt, xấu của
văn minh Trung
Quốc, nhưng lại bày vẽ cúng
kiến, tụng niệm theo sự
mê tín của tôn
giáo này. Cất
nhà, cưới hỏi,
chết, bốc mộ, làm
chuồng nuôi gia
súc đều đem kinh Bát
Dương ra tụng để cầu
tài, cầu lợi,
thì sự mê tín lại còn dị đoan, lạc
hậu nhất.
Xem ngày tốt,
xấu người ta dựa theo luật âm dương mà
tính toán ra ngày tốt, xấu đối với con người
còn có chút
khoa học, còn kinh Bát
Dương thì không có khoa học
chút nào, chỉ dựa vào
chư Phật cứu độ,
gia hộ tai qua nạn khỏi
thì thật là lạc hậu. Nếu
giết người, cướp của,
đi buôn
đồ lậu thuế bị bắt ở tù rồi đem
kinh Bát Dương ra tụng, thì dù cho tụng
cả ngàn biến cũng chẳng tiêu tai giải
nạn nổi. Đó
là sự lừa đảo của
các loại kinh Đại
thừa với những
người chưa có trình độ
kiến thức sâu rộng mới tin và nghe theo.
Từ các
mê tín xem ngày tốt, xấu đến
cái mê tín cúng bái của kinh sách
Đại thừa, tất cả đều là lừa đảo người
để làm tiền một cách
trắng trợn mà không ai bắt tội được.
Quý phật tử cần nên sáng suốt, đừng để bị lừa gạt bởi những
kẻ vô lương tâm
làm nghề bất
chính. Phải mạnh dạn
thực hiện đạo đức nhân quả không làm khổ mình, khổ người,
tức là sống
thiện, làm thiện,
ăn ở thiện, thì mọi
phước báo và sự an vui sẽ
đến với quý vị.
LÊN ĐỒNG, NHẬP
CỐT
Hỏi: Kính
thưa Thầy, có một vị Tỳ
kheo đã thọ giới cụ
túc, vị này
là đại diện
Phật giáo, là bậc
Thầy của tín đồ.
Thế mà ra
làm lễ trình đồng (tức là lên đồng nhập cốt), và bà
vợ của ông ta là quan Thầy sai đồng. Thưa
Thầy, như vậy có đúng không?
Đáp: Một vị Tỳ
kheo đã thọ cụ túc giới mà làm
rất nhiều điều
sai trái. Thọ giới Tỳ kheo là đại diện cho Phật giáo mà có bà vợ tại
gia là một điều sai rất lớn. đạo Phật dạy: “Cắt ái ly gia”, thế mà đi tu, thọ cụ
túc giới mà còn có vợ con là điều không thể chấp nhận được.
Ở miền Nam, tại tỉnh Thầy ở, có nhiều vị làm đến
chức vụ Chánh trị sự Tỉnh hội Phật giáo, đại diện Phật
giáo của huyện
và trong hàng
giáo phẩm tấn phong
Thượng tọa, Hòa thượng, có vợ
con hẳn hòi, sống
trong chùa như một gia
đình thế tục. Tín đồ ở đó gọi: bà Thượng tọa, bà Hòa thượng, v.v... Thật
là đau lòng cho Phật giáo ngày nay. Những
kẻ vô đạo đức đội lốt tu sĩ Phật
giáo làm điều sai
trái, diệt sạch
Phật giáo, làm
cho Phật giáo không
còn uy tín, không còn
lòng tin với ai hết.
Còn tu
sĩ hiện giờ
lên đồng nhập
cốt là thường, họ làm tất cả mọi
nghề, nhất là nghề trị bệnh (gọi là Tuệ Tĩnh đường), trị bệnh bằng nhân điện,
khí công, lưu công, dưỡng sinh, gạo lứt
muối
mè, tiết
thực, tuyệt thực,
uống nước tiểu,
châm cứu, bùa chú, thuốc thang, bói quẻ, xem ngày tốt, xấu, xem thiên
văn, địa lý. Tất cả những nghề nghiệp
này đều không
đúng tính cách của
người tu sĩ Phật giáo.
Trong kinh
Phật dạy, tu sĩ không được hành bất cứ nghề gì, ngoại trừ nghề đi khất thực mà
thôi. Vậy mà tu sĩ bây giờ làm đủ mọi
nghề, nhất là những nghề mê tín lại càng không chấp nhận được. Đây, các con đọc
một đoạn kinh Phạm Võng để rõ thấu một vị
Tỳ kheo đệ tử Phật phải sống và
làm như thế
nào cho đúng,
còn những vị Tỳ
kheo làm không đúng tức là những
kẻ ma vương, quỷ quái đội lốt đệ tử Phật, để diệt Phật giáo
và lường gạt
tín đồ. Các con đọc
bài kinh này để thấu rõ và cảnh giác những kẻ tà sư, ngoại đạo đang đầy
rẫy trong Phật giáo:
“Sa môn
Gotama (tức là đức Phật) dùng mỗi ngày một bữa, không ăn ban đêm, từ bỏ không ăn ban
đêm, từ bỏ không
ăn phi thời (ăn uống lặt vặt).
Sa môn Gotama từ
bỏ không đi xem múa hát nhạc, diễn kịch.
Sa môn Gotama từ
bỏ không trang
sức bằng vòng hoa hương liệu, dầu thoa và các thời trang.
Sa môn
Gotama từ bỏ không dùng giường cao rộng lớn (tủ, bàn, ghế sang đẹp).
Sa môn
Gotama từ bỏ không nhận vàng bạc của báu
(tiền, bạc, vàng,
ngọc ngà, những vật quý báu và
vô giá).
Sa môn
Gotama từ bỏ không nhận hạt giống (không trồng trọt, vườn tược, ruộng rẫy).
Sa môn
Gotama từ bỏ không nhận thịt sống hoặc thịt chín (thực phẩm động vật).
Sa môn
Gotama từ bỏ không nhận đàn bà con gái
(không nhận giới
phụ nữ trong khu vực tu hành).
Sa môn
Gotama từ bỏ không nhận nô tỳ gái
và trai (không
nhận người công
quả nam hoặc nữ).
Sa môn
Gotama từ bỏ không nhận cừu và dê (chăn nuôi dê cừu lấy sữa và da).
Sa môn
Gotama từ bỏ
không nhận gia cầm và heo (không nuôi gia súc).
Sa môn
Gotama từ bỏ không
nhận voi, bò, ngựa
và ngựa cái
(phương tiện giao thông đi lại ngày xưa).
Sa môn Gotama từ
bỏ không nhận
ruộng vườn, đất đai (bất động sản).
Sa môn
Gotama từ bỏ không
nhận người làm môi giới, hoặc tự mình làm
môi giới (giao dịch móc nối).
Sa môn
Gotama từ bỏ không nhận buôn bán (nghề thương mại).
Sa môn
Gotama từ bỏ các sự gian lận
bằng cân, tiền bạc, đo lường.
Sa môn
Gotama từ bỏ hối lộ, gian lận, gian trá, lừa đảo.
Sa môn
Gotama từ bỏ không làm thương tổn, sát hại, câu thúc, bức đoạt, trộm cắp, cướp
phá.
Sa môn
Gotama từ bỏ không cất chứa các vật
món ăn, đồ uống, vải,
xe cộ, đồ nằm,
hương liệu, mỹ vị.
Sa môn
Gotama từ bỏ các loại du
hý thế gian như múa
hát, nhạc kịch,
ngâm vịnh, nhịp tay, tụng chú.
Đánh trống, diễn các tuồng thần tiên, múa võ, đấu voi, đua ngựa, đấu
trâu, đấu bò đực, đấu
dê, đấu cừu,
đá gà, đá chim cút, đấu gậy, đấu quyền, đô vật, đánh giặc
giả, dàn trận,
thao dượt, diễu binh.
Sa môn
Gotama từ bỏ đánh bài, các loại giải trí
như cờ
tám hình vuông,
cờ mười hình vuông, cờ trên
không, trò chơi trên đất, chỉ bước vào những ô có quyền tước, trò chơi quăng thẻ
rồi chụp nhưng không sụp đống thẻ, chơi
xúc xắc, chơi
khăng, lấy tay làm viết,
chơi banh, chơi
thổi kèn bằng
lá cây, chơi xem con, chơi đoán
chữ viết trên không, trên lưng, chơi
đoán tư tưởng,
chơi bắt chước điệu bộ làm hề.
Sa môn
Gotama từ bỏ không nói những câu chuyện vô ích tầm thường.
Sa môn
Gotama từ bỏ những cuộc biện luận tranh chấp.
Sa môn
Gotama từ bỏ không lừa đảo và xiểm nịnh.
Sa môn
Gotama từ bỏ tránh
xem những tà hạnh
như xem tướng
tay chân, chiêm tướng, hiện tướng, mộng tướng thân tướng,
dấu chuột cắn, tế lửa, dùng miệng phun hột
cải vào lửa, tế vỏ lúa, tấm gạo, thục tô, dầm, tế máu,
khoa xem tướng
chi tiết, khoa
xem địa lý, khoa xem mộng, khoa cầu tài ban phước, khoa
cầm ma quỷ,
khoa dùng bùa chú, khoa bắt rắn, bò cạp, thuốc độc,
khoa đoán số mạng, khoa ngừa tên bắn,
khoa biết tiếng thú cầm nói chuyện.
Sa môn
Gotama từ bỏ tránh xa các tà nghiệp nuôi sống tà mạng bằng những nghề xem ngày
tốt, xấu để rước dâu, quy rể, lựa ngày giờ tốt, xấu để hòa giải, để chia rẽ,
đòi nợ, mượn tiền, tiêu tiền; dùng bùa chú để giúp người may mắn, dùng bùa chú
khiến người bị rủi ro, dùng bùa chú phá thai, làm cúng liễm, khiến quai hàm
không cử động, dùng bùa chú
khiến người bỏ tay
xuống, lỗ tai điếc, hỏi
gương, hỏi đồng cốt, hỏi
thiên thần, địa thần, hỏi thần...
Sa môn
Gotama từ bỏ
tránh xa những nghề
nghiệp trị bệnh
tai, mắt, mũi, miệng, trị xỏ, làm thầy thuốc mổ xẻ, chữa bệnh
con nít, cho uống thuốc bằng các loại rễ cây”.
Với bài kinh
Phạm võng trên, thì đức Phật không chấp nhận làm những nghề nghiệp không chân
chánh, đúng chánh hạnh của đạo Phật, huống là một vị tu sĩ thọ cụ túc giới mà
còn lên đồng nhập cốt,
thì còn nghĩa lý gì
là đệ
tử của Phật nữa.
Quý phật tử
hãy đề cao cảnh
giác, đó là những kẻ tà đạo Bà La
Môn, mượn danh đệ tử Phật để làm những điều sai phạm của người tu sĩ Phật giáo.
THỜ PHỤNG,
ĐI LỄ, CÚNG CHÙA
Hỏi:
Kính thưa Thầy, có phật tử nói: “Nhà tôi
giàu có
là do thờ phụng
đến nơi đến chốn, đi lễ cúng
chùa nhiều, các
con tôi làm toàn
chức to, ông lớn”. Thưa Thầy, như
vậy có đúng không?
Đáp: Không
phải thờ phụng, đi lễ, cúng chùa nhiều mà nhà giàu có, con cháu làm quan to chức
lớn mà chính là nhân quả. Giàu có là nhờ
không tham lam trộm cắp, biết san sẻ, bố
thí cho người
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!