SÁT NHÂN,
NHÂN OÁN, SÁT VẬT, VẬT HÓA KIẾP LÀM NGƯỜI
Hỏi: Kính bạch Thầy,
người ta bảo sát
nhân thì nhân oán, sát vật thì hóa
kiếp nó khỏi
làm chúng sanh. Vậy
có đúng không,
xin Thầy dạy cho chúng con biết.
Đáp: Sát
nhân thì nhân oán,
câu này chỉ đúng có một nửa.
Giết người
có 3 quả:
1- Thân nhân
của người chết sẽ thù oán.
2- Giết người
thì bị tù tội, có khi bị tử hình.
3- Đời sau sẽ
bị người khác giết hại, hoặc ngay trong kiếp này cũng phải bị trả quả bị người
khác giết.
Sát vật
là để hóa kiếp cho loài
vật, câu nói này
không đúng, đó chỉ là
cách lý luận để che đậy tội ác của mình.
Là con người
cũng như các loài động vật khác, khi sanh
ra đều do nghiệp lực
nhân quả, đều có
một sự
sống như nhau, đều có cảm giác
đau khổ, vui sướng như nhau, và
không có loài vật nào mà không sợ chết. Thế sao lại bảo giết chúng chết
để hóa kiếp cho chúng?
Chúng hóa kiếp
thành loài vật gì?
Theo như sự
tưởng hiểu của quý vị, giết chúng sanh
chết để chúng
được hoá kiếp
đi tái sanh luân
hồi sanh ra
làm người, có phải vậy
không? Khi chết chúng ta
cũng mong hoá kiếp để được
làm chư Thiên. Muốn hóa kiếp sanh vào cõi thiện thì phải làm điều lành,
cớ sao lại giết hại sanh mạng?
Sát sanh hại mạng là kết thêm
thù oán mà thôi.
Trên đây là
những lý luận giết hại chúng sanh để
ăn thịt, bằng
cách dùng những
danh từ lừa đảo chính
họ và người khác, để thấy
mình không có làm ác giết hại chúng sanh.
Tại sao cướp mạng sống của chúng
sanh gọi là
hóa kiếp, mà cướp
mạng sống con người
thì thành thù oán?
Đó là sự vô minh của
loài người có trí khôn, biện luận khi làm những điều ác
đức. Con người sanh ra hơn các
loài cầm thú khác là nhờ ở trí
tuệ. Trí tuệ đó nếu sử dụng
trong ác pháp thì nó trở
thành một vũ
khí giết tất cả chúng
sanh, và có thể hủy diệt cả loài người. Trí tuệ này dùng lý luận để che
đậy tội ác, nếu không được học tập và rèn luyện đạo đức thì nó là một vũ
khí độc hại và quả đất này sẽ bị nó hủy
diệt.
Trong thế kỷ 21 này, nếu không xây dựng cho con người
một nền đạo đức nhân bản kịp thời, để chặn đứng trí tuệ hung ác của loài người
thì hành tinh này sẽ bị hoại diệt
như các nhà
tiên tri đã báo động
“tận thế”. Những
trận thủy tai, động đất, không phải con người làm ra
sao?
Tóm lại,
câu “sát nhân
thì nhân oán, sát vật
thì để hóa kiếp chúng sanh của nó”, là lối lý luận để che đậy tội ác của con
người, để tự do tàn sát chúng sanh mà chẳng sợ tội lỗi gì cả.
ĂN MẶN NÓI
NGAY, ĂN CHAY NÓI DỐI
Hỏi:
Kính thưa Thầy, có tu sĩ đã thụ giới đến
hàng Thanh Văn
mà còn đứng
trước Tam Bảo tuyên bố với phật tử: “Ăn mặn nói ngay,
ăn chay nói dối”. Thưa
Thầy, như thế
các phật tử biết
được người ăn
chay đều bị đả
phá về giới
luật, nhất là những
người ăn một bữa, thì họ
nói là xưa kia đức Phật
Thích Ca tu khổ hạnh đã thành Phật đâu,
nhờ có tiên nữ dâng sữa tươi Ngài mới tỉnh ra. Rồi sau đó phải ăn rồi mới tu
hành được. Vì là uống sữa vẫn là ăn mặn. Xin Thầy giảng và nói rõ cho con hiểu?
Đáp: Người
xưa đã chẳng nói: “Lưỡi không xương nhiều đường lắt léo, miệng không vành nó
méo tứ
tung”. Câu nói:
“Ăn mặn nói
ngay, ăn chay nói dối”,
đó là lối
lý luận của những người đội lốt tu sĩ Phật giáo phạm vào giới
luật, dùng miệng lưỡi chống
chế lỗi lầm, để đánh lạc hướng phật tử
và tự tại
ăn thịt chúng
sanh mà chẳng chút
lòng thương yêu.
Những kẻ vô đạo đức hiếu
sinh đội lốt tu
sĩ Phật giáo,
phá hoại đạo Phật,
những hạng người này là trùng trong lông sư tử.
Không biết
người ta hiểu
như thế nào
là ăn mặn và như thế nào là ăn
chay. Ăn mặn có nghĩa là ăn thịt chúng sanh, không có lòng thương xót
chúng sanh, coi mạng sống
chúng sanh rất rẻ,
chà đạp,
đánh đập, giết hại mà chẳng thấy sự
đau khổ của chúng sanh.
Dù kẻ
đó ăn rau cải,
tương dưa, nói chung là thực phẩm thực vật, nhưng không có
tâm từ bi thương xót chúng
sanh, thì kẻ đó đối với Phật
giáo là
kẻ ăn mặn, kẻ đó
đang sống trong
ác pháp (tạo nhân ác, quả khổ cho chính họ).
Còn kẻ nào
ăn uống thực phẩm động vật mà trong
đó không có sự giết hại, không
có sự đau khổ của chúng sanh thì đó là ăn chay ư? Mục
đích của đạo Phật là đạo từ bi, nên sự sống
phải luôn luôn thị hiện lòng từ bi, thương xót tất cả muôn loài chúng
sanh, nên có sự chết của chúng
sanh là không bao giờ
ăn. Do đó mới gọi đạo Phật là đạo “từ bi”.
Sữa là một
thực phẩm trong thân động vật, do từ
cây cỏ, rau cải, đậu
đi vào thân động vật và
chế biến thành, trong đó không có sự chết của chúng sanh.
Vì thế người
tu sĩ Phật
giáo được dùng, như
đức Phật ngày
xưa đã thọ dụng sữa
dê. Như
vậy đâu có lỗi gì với đạo Phật. Trong “Bát
Chánh Đạo”, chánh mạng
là một điều
quan trọng thứ nhất.
Đừng lấy việc uống sữa
dê của đức Phật ngày xưa mà cho
đó là thực phẩm mặn,
để rồi lấy cớ
đó ăn thịt chúng sanh. Còn ăn chay, ăn toàn rau cải mà tâm không có từ bi
thương xót loài chúng sanh
thì chỉ giống như
con bò ăn cỏ. Còn
cho sữa là thực
phẩm mặn là người không hiểu đạo Phật, mục đích của đạo Phật
thì tu hành làm gì?
Như trên
đã nói, trong
Bát chánh đạo
có “Chánh Mạng”, chánh
mạng tức là
nuôi mạng sống chân chánh. Muốn
nuôi mạng sống chân chánh thì không nên nuôi nó bằng sự đau khổ của
chúng sanh (như
ăn thịt chúng
sanh, gọi là ăn mặn).
Đối với chánh mạng, nếu giết hại
chúng sanh làm thực phẩm để nuôi sống thân mạng thì đó là nuôi tà mạng,
nếu tham lam trộm cắp lấy của không cho
về nuôi
thân mạng, thì dù
là ăn chay (thực phẩm thực vật rau cải) mà vẫn là
nuôi tà mạng; nếu làm nghề cúng bái, tụng niệm, xem xăm, bói quẻ, coi ngày tốt
xấu, làm thầy địa lý, thầy pháp, thầy
bùa, thầy thuốc
châm cứu, v.v... để trao đổi cuộc sống, đó là nuôi tà mạng;
nếu đi khất thực tiền bạc, của báu để nuôi mạng sống đó là nuôi tà mạng; nếu
buôn bán làm ruộng rẫy, trồng cây trái vườn tược để nuôi sống đều là nuôi tà mạng.
Tất cả mọi nghề
nghiệp trên đây để nuôi mạng sống đều không đúng đường lối tu tập
của đạo Phật. Cho nên,
nuôi mạng sống
như vậy thì dù tu ngàn kiếp cũng không thành tựu đạo
giải thoát.
Xưa đức Phật vào rừng tọa
Thiền, loài khỉ vượn
hái trái cây
dâng cúng dường.
Phật không thọ dụng khi thấy
trong chùm trái cây chín có nhiều kiến, vì thọ dụng loài kiến sẽ bị động làm
chúng đau khổ, nên đức Phật
dù đang đói nhưng không ăn.
Loài vượn
thấy đức Phật
không ăn nên đến
quan sát lại chùm trái cây. Thấy kiến, chúng đã hiểu ý Phật, nên
đi hái trái
cây khác không
có kiến bu, lúc bấy giờ dâng
lên đức Phật
nhận và thọ dụng. Qua chùm
trái cây như vậy
ta thấy rõ, khi thọ
dụng thực phẩm
(tức là nuôi mạng sống) đức Phật hết sức cẩn thận. Chùm trái cây
là thực phẩm chay hay mặn? Tại sao đức Phật không ăn? Và tại sao lại ăn? Chắc
quý vị ai cũng đều rõ, đức Phật
không ăn dù
đó là món
ăn chay, nhưng trong đó có sự đau khổ của chúng sanh.
đức Phật thọ dụng thực
phẩm, trong đó
không có sự đau
khổ của chúng sanh. Sữa lấy ra từ loài động vật nhưng trong
đó không có sự đau khổ
của chúng sanh nên Phật thọ dụng. Trái
cây lấy ra từ loài thực vật nhưng có sự đau khổ của chúng
sanh nên ngài không ăn.
Câu nói
“ăn mặn nói
ngay, ăn chay nói dối”, đó
là những kẻ
tà sư, ngoại đạo
mang lốt tu sĩ
Phật giáo, quyết
tâm diệt Phật
giáo trên hành tinh này, chúng
là trùng trong
lông sư tử. Quý phật
tử và đệ tử của Phật phải cảnh giác
những kẻ tà sư, ngoại đạo này, đừng để chúng diệt Phật giáo.
ĂN THỊT
CHÚNG SANH
Hỏi: Kính
thưa Thầy, do giới luật
nào, định luật nào
và pháp môn
nào, mà các
chùa từ Thường Tín đến Hà
Nam, Phủ Lý,
Nam Định, đến Ninh Bình, Thanh
Hóa, Nghệ An, tu sĩ Phật giáo toàn là ăn mặn, còn Hà Nội có một số chùa
chỉ ăn chay một tháng
có mấy ngày.
Thưa Thầy, hay là ngày nay Phật
giáo đã đổi mới?
Đáp: Không
phải do định luật nào, pháp môn nào và giới luật nào dạy tu sĩ ăn thịt chúng
sanh, mà chính tà
giáo ngoại đạo
đã có ý
thâm độc quyết diệt Phật giáo
trên hành tinh này. Thế nên kinh sách phát triển của Đại thừa giáo triển khai
giáo pháp của
ngoại đạo lồng
trong khuôn của đạo Phật, dìm mất chánh giáo của đạo Phật.
Đại thừa
giáo sinh ra rất nhiều
tông phái, nhưng ở Việt Nam
còn duy trì được ba tông phái
lớn, đó là:
1- Thiền
tông
2- Mật tông
3- Tịnh Độ
tông
Các nhà sư
mà con hỏi ăn thịt chúng sanh, đó là
các nhà sư Tịnh
Độ tông, phá giới luật
Phật tận cùng, không
có giới nào
mà không vi phạm.
Họ có
những hành vi
phi đạo đức,
phi giới luật. Họ là tu sĩ Bà La Môn giáo mang nhãn hiệu
Phật giáo, không những ở miền Bắc mà cả ở miền
Nam cũng vậy. Nếu
quý vị phật tử thông
suốt được Phật giáo thì sẽ thấy số tu sĩ đạo Phật hiện giờ không còn là
tu sĩ Phật giáo nữa, mà toàn là tu sĩ
ngoại đạo, họ là
những người tu ăn, tu ngủ, tu danh, tu lợi, tu cấp bằng, tu chùa to, tháp lớn, chớ không
phải tu giải thoát.
Đứng trong
giới luật Phật
xin miễn bàn về
giới tu
sĩ này. Họ mượn danh
Phật giáo để lừa
gạt tín đồ, chứ họ chẳng
có tu gì cả.
Lối thuyết giảng là lối lừa bịp của
họ, chớ Phật pháp không phải như vậy. Phật dạy xả tâm thì họ dạy ức chế
tâm. Phật dạy giới luật
thì họ dạy phá giới luật. Ở
đây, Thầy nói quý phật tử hiểu, ai làm
gì mặc kệ họ, nhưng các phật tử đừng nên đến với những kẻ vô đạo đức,
giúp nó diệt
Phật giáo thì không tốt mà có tội sau này.
ĂN THỊT
CHÚNG SANH VÌ SỨC KHỎE
Hỏi: Kính
thưa Thầy, trong 5 giới của
người cư sĩ có:
1- Không sát
sanh
2- Không trộm
cắp
3- Không tà
dâm
4- Không vọng
ngữ
5- Không uống
rượu
Năm giới này
con cố gắng đừng cho sai phạm. Nhưng giới không
sát sanh thì con có giữ
nhưng chưa trọn vẹn, vì còn ăn thịt chúng sanh (con chỉ giữ được
10 ngày trong một tháng).
Vì sức khỏe con còn
ăn thịt để sống, chớ không có cảm giác ngon lành gì cả.
Nếu sức khỏe
con tương đối tốt thì con cố gắng
ăn chay trường luôn để giảm bớt sự sai phạm giới luật của Phật.
Đáp: Giới
luật và giáo
pháp của Phật
chế ra là để mưu cầu sự an vui hạnh
phúc cho con người, chớ không phải
chế ra để
gò bó khắc
khổ, để sống khổ hạnh, để
ăn uống thiếu
chất làm cho tuổi thọ kém dần, sanh ra nhiều bệnh tật
và mau đi vào cõi chết.
Giới luật của Phật
không phải là một giáo pháp khô khan. Nếu cho rằng, khi một người nghiêm túc chấp hành,
giữ gìn sống
đúng giới luật thì chết
dần mòn trong
sự hao hụt và thiếu
dinh dưỡng, thì hiểu như vậy là hiểu sai.
Trí vô hạn của
một bậc tu chứng như Phật thì không thể nào không thấu suốt được điều đó. Khi chế giới
luật, Ngài đã
cân nhắc rất kỹ lưỡng, không chấp nhận khổ hạnh và
không chấp nhận lợi dưỡng. Cho nên giới luật của Ngài chế
ra là đi vào trung đạo. Ngài biết rất rõ: ăn ngày một bữa không phải là khổ hạnh,
là ăn uống thiếu chất, khiến cơ thể sanh ra bệnh tật. Mà cơ thể sinh ra bệnh tật
tức cơ thể khổ đau, cơ thể khổ đau, mất sức, thiếu dinh dưỡng tức là khổ hạnh.
Ngược lại,
ăn ngày một bữa và không ăn thịt chúng sanh, tránh tội sát sanh gây nợ máu (gây
nghiệp máu), làm đau khổ và đoản mạng chúng sanh. Chính vì ăn thịt chúng
sanh mà chúng ta tiếp tục
mãi nhân quả
đau khổ (thiếu dinh dưỡng, bệnh tật, tai nạn,
v.v...). Đó là luật
nhân quả đang
vay trả của những người thiếu tâm từ bi, còn nỡ nhẫn tâm ăn thịt
chúng sanh, không thấy sự đau khổ trước khi chết và tiếng kêu la, gào thét
trong đau khổ, cũng như sự ham muốn sống của loài chúng sanh.
Người tu
theo đạo Phật
phải thể hiện
tâm từ bi rộng lớn với muôn loài
và với bản thân mình. Mình không muốn
khổ thì há lại
làm khổ kẻ khác, loài vật khác sao?
“Ăn để sống”
không có nghĩa là ăn thịt chúng sanh.
Ăn thịt chúng
sanh nghĩa là
ăn để chết.
ĂN THỊT
CHÚNG SANH, GIÚP NÓ SIÊU THOÁT?
Hỏi:
Kính thưa Thầy, có một số tu sĩ ăn mặn,
cứ mỗi
tuần ăn khoảng
2, 3 con gà do phật tử mang đến
cúng dường. Thấy
chuyện lạ như vậy,
con hỏi người phật tử, người ấy nói:
“Vị tu sĩ ăn thịt
gà như vậy sẽ trì chú
và độ cho con vật
ấy được siêu thoát”. Như vậy có đúng không thưa Thầy?
Đáp: Theo như
trong các chùa Tịnh Độ dạy,
mỗi khi muốn giết con vật gì thì gọi là quy y cho con vật ấy, trong nhà có đám
tiệc giết gà, vịt, thì người cầm dao đọc bài
chú Vãng Sanh ba lần rồi mới
cắt cổ con gà,
vịt. Với ý
nghĩa khi con gà chết sẽ được
siêu thoát về cõi Cực Lạc sung sướng hơn
làm con gà, con vịt.
Trong câu hỏi của con cũng
có ý như vậy.
Ăn thịt gà chỉ cần
trì chú là con gà được
siêu thoát. Đó
là một lối lừa đảo, lường
gạt người bằng
những hành động cực ác. Ăn thịt loài vật mà trì chú để nó được
siêu thoát!
Trong bài
kinh Ước Nguyện, Phật dạy: “Nếu muốn ước nguyện một điều gì có lợi ích cho người
và chúng sanh, thì mình phải giữ gìn giới
luật nghiêm túc, không gián đoạn thiền định, phải có đạo hạnh đầy đủ,
thích sống trầm lặng tại các trụ xứ không tịch, thì mới ước nguyện
viên mãn”.
Ngay cả giới luật đầu tiên
thuộc giới đứt đầu
(Ba la di) là giới sát
sanh. Trong giới
sát sanh, Phật dạy:
“Không được giết hại chúng
sanh, xui bảo người
giết hại, thấy
người giết hại vui
theo”. Vị sư này ăn thịt chúng sanh, tức là xui
bảo người khác
giết hại cho
mình ăn thịt. Người
phật tử đem thực phẩm động vật
cúng dường cho tu sĩ là có năm điều phi đạo đức, không có phước
báo mà còn
mang tội đoạ Địa
Ngục (khổ). Còn vị sư ăn thịt chúng sanh phạm vào tội sát sanh thì trở thành ác
quỷ, Ma Vương, chứ không phải là đệ tử của Phật.
Đệ tử của Phật
trong mỗi miếng
ăn phải trải
tâm từ bi khắp
cùng, ăn không thấy, không nghe, không nghi.
Thấy thịt
chúng sanh mà ăn được, đó là loài quỷ dữ chớ không
phải là người
tu sĩ đạo Phật. Loài ác quỷ thường đội lốt tu sĩ đạo Phật lừa đảo tín đồ,
ăn thịt chúng
sanh như loài cọp dữ. Thế
mà gọi là độ siêu
thoát chúng sanh, thì thật là lừa đảo những phật tử chưa
thông suốt đường lối của đạo Phật.
Trong suốt
cuộc đời tu hành của Thầy, thì chỉ thấy có một mình
Hòa thượng Minh
Châu dám nói thẳng:
“kinh sách Đại thừa
là giáo pháp của
Bà La
Môn đang tìm mọi
cách diệt Phật
giáo”, còn khắp trong
nước chưa thấy có một vị Thầy
nào dám nói thẳng, hầu như toàn bộ đều tiếp tay với Bà
La Môn để diệt Phật
giáo cho sạch. Bởi vậy, thấy đời sống của tu sĩ hiện giờ là
biết Phật giáo còn hay mất. Phật
giáo mất thì không
còn
người tu chứng, chỉ
còn chứng miệng
và lưỡi mà thôi.
Quý phật tử muốn
biết một vị Tỳ kheo đệ
tử của Phật thì hãy
xem giới luật của Phật, kẻ nào
vi phạm
giới luật, bẻ vụn giới
luật là kẻ
đó ma vương đội lốt Tỳ kheo đệ
tử của Phật để lừa gạt
quý phật
tử. Hãy đề cao
cảnh giác, tránh
xa những kẻ phạm giới, phá giới. Cúng dường những kẻ Ma Vương Ba Tuần
này chẳng được phước, mà còn làm suy đồi Phật giáo.
Ăn thịt
chúng sanh mà còn gọi là chú nguyện cho chúng
sanh siêu độ, cũng
như lời của
các Tổ Thiền tông:
“Phóng sanh sa Địa Ngục,
sát sanh được lên
thiên đàng”. Đây
là lời nói của ác quỷ,
chớ không phải lời nói của người tu sĩ Đạo từ bi.
SÁT SANH
SIÊU CỰC LẠC?
Hỏi:
Kính thưa Thầy, lúc chết vào giờ xấu, cả
gia đình lo cuống cuồng, nào là lễ bái,
tụng kinh, trì chú thật nhiều để trừ khử giờ xấu đó. Suốt ba ngày đêm phải giết
một trăm con gà, làm cỗ linh đình, mời cả
làng đến ăn cỗ.
Sát sanh
làm cỗ như thế, tụng
kinh trì chú, để chống
giờ xấu đó,
vong linh mới được
siêu thoát và người
trong gia đình mới được lợi lạc,
bình an. Thưa Thầy, có được như vậy không ạ?
Đáp: Theo tinh thần của đạo Phật,
đời người sanh ra có tốt, xấu,
phước báo hay tai nạn, đều do những
hành động nhân
quả của chính
mình đã gây tạo ra, chớ không phải
do ai ban phước, giáng họa cho
mình, mà
cũng không phải
vì tuổi tác xung
khắc tốt, xấu hoặc ngày,
tháng, năm tốt, xấu đem lại quả khổ cho mình. Bởi vậy, đạo Phật xem giờ,
ngày, năm, tháng
không có xấu, tốt.
Xấu tốt là do hành động thân, miệng, ý của chính mình tạo ra.
Tùy theo sự
văn minh của mỗi dân tộc trên hành tinh này mà phong tục, tập quán phát triển
theo sự tiến hóa của môi trường sống. Lúc bấy giờ các nước
Châu Á triển
khai theo luật
âm dương, bát quái,
ngũ hành, dựa
vào đó biên
soạn kinh Thái Ất Dịch Số mới có
những ngày, giờ tốt, xấu để con người kiêng
cữ. Từ đó
nó đã biến
thành một mê tín có sách vở, có nghiên cứu rất tinh vi, khiến cho mọi
người có trình độ
kiến thức cao như những nhà khoa học và bác học vẫn phải tin theo, không
có một lý luận nào chống trái,
bắt bẻ, dù dựa vào khoa học cũng không bài bác, cho là mê tín
được. Nhưng chúng
ta phải biết,
đó là một loại mê tín của văn
minh người cổ xưa có bài bản.
Đối với đạo đức
nhân quả, thì những
“văn minh” này đã khiến cho con người duy trì và làm những điều phi đạo đức. Một người chuyên
làm những điều ác đức, giết hại biết
bao nhiêu người khác và
loài thú vật chỉ vì
tư lợi cá
nhân của
mình, vì chiếc
ngai vàng của những nhà
vua độc tài, nếu xem ngày, giờ tốt, xấu trong mọi việc làm mà đạt được
như ý nguyện, thì những
người giàu có và
các quan, vua chúa sẽ
không bao giờ có tai nạn, bịnh tật, tử vong, mất nước hay
sao?
Nếu xem
ngày, giờ tốt, xấu trong
mọi việc làm, mà đạt được
như ý nguyện,
thì con người trên hành tinh này
sẽ trở thành
những ác thú hung dữ. Tàn sát lẫn nhau mà không gớm
tay. Ví dụ, một người ăn trộm hoặc ăn cướp, giết người cướp của, chỉ cần đi xem
ngày, giờ tốt xấu, rồi đi ăn trộm, ăn cướp mà không bị bắt và không bị tù tội, thì thử
hỏi con người trên
thế gian này
làm sao còn sống được
vì nạn trộm
cướp. Do vậy, chúng ta biết đó là một loại mê tín có
sách vở, từ loại mê tín có
sách vở này, mới sản xuất ra các
loại sách bói khoa, chiêm tinh, tiên tri, v.v...
Phật giáo ra
đời không chấp nhận những điều mê tín
phi đạo
đức này, vì đạo Phật
xây dựng giáo lý của mình trên một nền tảng đạo đức nhân bản công bằng và
công lý. Một đạo đức
không giai cấp, không
quân tử, không
anh hùng cá nhân,
chỉ biết sống
bình đẳng với mọi con người và
thương yêu tất cả chúng sanh,
không làm khổ mình, khổ người và khổ tất
cả chúng sanh, đó là một đạo đức công bằng nhất
trên thế giới
ngày nay. Nếu mọi người đều thực hiện và áp dụng vào đời sống hằng ngày
thì hành tinh này là một cõi Thiên Đàng của loài người.
Nếu đạo đức này được áp dụng vào đời sống của
loài người, thì thế
giới siêu hình
không còn có nữa,
những kinh sách xem ngày,
giờ tốt, xấu và
những loại sách
bói khoa, chiêm tinh, tiên
tri sẽ bị đốt sạch, vì con người không ai còn tin nữa. Ngày, giờ, năm,
tháng không có tốt, xấu; tốt, xấu là do con người đặt ra để kiêng cữ thế này thế
khác, nhưng kiêng
cữ có được
tai qua, nạn khỏi, bịnh tật tiêu
trừ hay không? Chắc là không rồi, nhưng tại sao người ta lại tin? Người ta tin
chỉ vì không hiểu rõ, còn mờ mịt, u tối, vô minh, không thấy đó
là những điều
phi đạo đức,
làm lợi cho mình
mà hại biết bao nhiêu người khác.
Sanh ra làm
người là do từ nhân quả. Sống và lớn
lên trong môi
trường nhân quả,
chung đụng với các pháp nhân quả, nên luôn luôn phải có những hành động
nhân quả để đối phó xử sự mọi sự việc trong thiện pháp, mới có thể biến cảnh sống “Địa Ngục”
thành “Thiên Đàng”.
Có thân này là
thân nhân quả,
thân nhân quả
là vô thường, biến dịch thay đổi, thì có
ai tránh khỏi bịnh tật, tai ương trong môi trường nhân
quả này không? Nếu biết rằng không ai tránh khỏi luật nhân quả, sao lại còn bày
chi luật âm dương dịch số, xem ngày, giờ tốt, xấu, tuổi tác, vận mạng, để lừa đảo,
lường gạt người
khác một cách
vô đạo đức như vậy? Xét lại bản
thân của những
người bấy lâu nay làm điều gì đều phải xem tuổi tác và ngày, giờ tốt, xấu,
thì có mấy ai đã
đạt được kết quả
tốt đẹp hoàn
toàn bao giờ chưa? Có
ai xem
tuổi tác
và ngày, giờ tốt, mà
không có bịnh tật,
hoặc tránh được tai nạn không?
Nếu xét cho
kỹ, sự được, mất là do hành động nhân quả thiện, ác của mình, chớ không phải do
tuổi tác ngày giờ tốt, xấu. Đây cũng là một trò tưởng giải của loài
người, tự gạt, tự dối
mình, tự lừa đảo mình mà không hay. Không biết, cho nên người ta bảo
rằng đó là “văn minh của người xưa”. Thì ra trí hữu hạn của con người không giải
quyết được những điều không hiểu, mà lại đầy ắp tâm tham vọng,
mong cầu, ao ước một cuộc sống
trên hết mọi người,
không có ai bằng mình
được về mọi mặt. Với tâm tham vọng
đó, con người tưởng giải ra các pháp mê tín để an ủi tinh thần mình, nuôi hy vọng
tương lai, tạo cho mình có một cuộc sống ảo tưởng, nuôi bản ngã
càng ngày càng
vĩ đại hơn.
Những giáo
pháp này đã đưa con người sống không thật với
chính họ và với mọi
người. Cũng vì thế, đời người
vốn sanh ra
trong môi trường nhân quả đã đau khổ lại càng khổ đau
hơn. Kinh sách mê tín, lừa đảo người, đã biến thành một nghề sống
cho những người
lười biếng, muốn “ngồi
trong mát ăn bát
vàng”, bằng cách
lường gạt người khác, chỉ có những người vô minh, mê mờ, thiếu đạo đức
nhân quả, đầy lòng tham vọng thì mới tin theo.
Người đệ tử chơn chánh
của Phật giáo
không bao giờ bị lường
gạt, bởi họ được giáo dục và trang
bị một “đạo đức nhân
quả” rất đầy đủ mọi
hành động không làm
khổ mình, khổ người.
Còn những kẻ tự xưng là đệ tử của đức Phật, được học tập giáo lý và nghiên cứu kinh sách Đại thừa mê tín,
phi đạo
đức, thì những tu
sĩ này là những
thầy xem ngày, giờ tốt, xấu; còn tín đồ cư sĩ Phật giáo thì lại
mê tín, hễ có điều gì thì đi
xem tuổi tác, ngày, giờ để tránh
tai bay, vạ gió. Thế là
những gì mê tín, dị
đoan, lạc hậu đều do
trong nhà chùa bày vẽ ra, và
cũng từ đó đạo Phật mất đi nền đạo đức nhân bản quý giá nhất của
loài người.
Đức Phật đã
xác định: không có thế giới siêu hình,
không có ai cứu khổ, cứu nạn cho ai, không có ngày, giờ tốt, xấu. “Ta
cũng không cứu khổ cho các con được, các con hãy tự thắp đuốc lên mà
đi”, đây là lời di chúc cuối cùng của đức Phật, khi Ngài sắp nhập diệt. Thế mà,
kẻ nào đã dạy tụng kinh, trì chú, để trừ khử cái giờ xấu đó, hoặc cầu an, cầu
siêu cho gia đạo bình an và linh hồn
được siêu sanh Tịnh Độ,
là kẻ đó
dám phỉ báng đạo Phật (chuyện
không có dám mạo nhận Phật dạy). Chúng
tôi tin rằng, một
ngày kia người ta sẽ lần lượt
phát giác ra sự gian xảo đó, không ai có thể che dấu mãi được.
Lời dạy tụng kinh, trì chú
trên đây, đối với
Phật giáo là một điều phi đạo đức, phi Phật giáo . Người tín đồ
Phật giáo chân
chánh sẽ không chấp nhận những điều mê tín, trừu tượng,
mơ hồ, không rõ ràng,
thiếu thực tế. Chỉ có kẻ ngu si
mới không biết
đó là thế giới tưởng
(thế giới do
tưởng ấm tạo ra).
Ngày, giờ tốt, xấu cũng
do tưởng ấm tạo ra, dựa vào sự hoạt động luân hồi (tuần hoàn) của luật
vô thường, nhân quả, để tiên đoán quá khứ, vị lai và hiện tại của kiếp sống con
người. Họ nói có khi đúng, cũng có khi sai. Đúng là nhờ tưởng ấm sử dụng không
có thời gian và không gian, giao cảm được mọi sự kiện nghiệp lực của nhân quả
cũ; không đúng là vì luật nhân quả di
dịch, thường hay
thay đổi do hành động thiện ác của con người, khiến cho nghiệp
lực nhân quả
cũ được thay đổi
theo không ngừng nghỉ. Do đó, các nhà tiên tri không thể
nào tiên đoán trúng
được 100%. Mặc dù kinh sách dịch
số, chiêm tinh biên soạn rất công phu, dựa vào luật âm dương, bát quái tính
toán rất
tinh vi, giống như
khoa học. Nhưng
nó không phải là khoa học,
nó chỉ là khoa tưởng tri của con
người dựng lên, để giải quyết những ước vọng và giải quyết sự ngu dốt của con
người. Càng giải quyết ước vọng, lại
càng khổ đau hơn;
càng giải quyết sự ngu dốt, lại càng ngu dốt hơn. Bởi vì những điều được
dựng lên đều do tưởng tri tạo ra. Việc làm đó chỉ là một nguồn an ủi tinh thần,
chẳng có gì ích lợi thiết thực cả, còn làm hao tài, tốn của và công sức rất nhiều
của con người.
Khi sống làm
những điều ác đức, đến khi chết nhằm
vào giờ xấu, tức là quả báo hiện tiền,
cớ sao lại trốn chạy, tránh né? Dựa vào thế giới tưởng, tụng
kinh, trì chú, nhưng làm
sao mà tai qua, nạn khỏi
cho được. Đối với đạo Phật, những kẻ làm
như vậy là những kẻ
không đạo đức,
không phải
là đệ tử của Phật.
Họï là những
kẻ hèn nhát, tự làm khổ
mình và làm khổ kẻ
khác, khi gặp khổ lại trốn chạy, tránh né.
Làm một điều
ác, khiến cho người khác và chúng sanh đau khổ, khi thời tiết nhân duyên đủ,
thì phải chịu lấy quả khổ, đừng hòng
chạy chữa nơi đâu mà thoát khỏi.
Luật nhân quả rất công bằng, không thiên vị một ai. Chỉ có vui vẻ nhận quả khổ
đó (với lòng hối hận về những
việc ác mà mình
đã tạo khổ
cho mình, cho người và cho
chúng sanh) để sau
nầy không còn
làm ác nữa, mới có thể chấm dứt quả khổ.
Người đệ tử của
Phật, trước cảnh khổ vẫn
vui vẻ đón nhận lấy, không hề than thở, oán trách ai hết, cũng
không chạy chữa,
cúng bái, cầu khấn,
van xin; không đi xem ngày tốt, xấu để
tránh quả khổ, mà còn
đón lấy với sự hân
hoan, để tư duy
những điều ác của mình đã
làm qua, rút kinh nghiệm
để tránh không
làm điều ác nữa. Đó là những điều
Phật dạy chân chánh, để con người đối xử với
con người, con người đối xử
với tất cả
chúng sanh, biến
thế gian này thành Cực Lạc, Thiên Đàng.
Dạy trì
chú, tụng kinh, cầu
cúng để tai qua, nạn khỏi; dạy xem ngày giờ tốt, xấu
để mang đến phước báo, tài lộc đầy
nhà, đó là một giáo
pháp phi đạo đức, phi nhân quả, không thấu suốt lý nhân quả
nên dạy những
điều bất công,
ngồi không mà muốn làm giàu; làm điều ác mà muốn tránh quả khổ. Đó là
kinh sách lừa đảo, lường gạt
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!