Thứ Tư, 28 tháng 8, 2013

NGƯỜI PHẬT TỬ CẦN BIẾT-TẬP 2-8


Đáp: Một người học Phật phải nhìn đời bằng đôi mắt nhân quả, nên không tiêu cực, vô cảm, lãnh đạm.
Người học Phật  phải có tri kiến  nhân quả, tri kiến  Thập  Nhị  Nhân  Duyên,  tri kiến  kiết  sử,  tri kiến  ngũ  uẩn,  tri kiến  ngũ  triền  cái,  tri kiến  về các  pháp  bất  tịnh,  tri kiến  các  pháp  vô  thường, khổ, không, vô ngã, tri kiến về lòng từ, bi, hỷ, xả, v.v...
Nếu  có những  tri kiến  như vậy,  thì người  này sẽ  không  bị  đắm  chìm,  lôi  cuốn  theo  những  lạc thú tầm thường của thế gian. Muốn có những tri kiến này, thì người học Phật nên nghiên cứu kinh sách Nguyên Thủy, vì trong đó dạy rất đầy đủ và dễ hiểu. Không nên nghiên cứu kinh sách phát triển, vì kinh sách này sẽ gieo vào đầu óc của các bạn  một  thế  giới  ảo  tưởng,  mơ  hồ,  trừu  tượng. Một khi các bạn phải chịu ảnh hưởng của  nó, thì các   bạn  giống   như  người   nghiện   thuốc  phiện, muốn bỏ mà rất khó bỏ.
Người  cư sĩ  hiểu  sao về  Phật  giáo  có  tiêu  cực, vô cảm, lãnh đạm?
Về  Phật  giáo  là  phải  có  một  tinh thần  tích cực,  tự  lực  trong  sự  tu  tập  các  pháp  môn;  phải tích  cực,  tự  lực  chiến  đấu  với  nội  tâm  của  mình khi có  ác  pháp  xâm  chiếm,  để  đem lại  sự  thanh bình  cho tâm  hồn;  phải  tích  cực  chiến  đấu  với ngoại  pháp,  để  đem lại  cho mọi  người  một  sự  an ổn, một xã hội có trật tự. Về Phật giáo có hai giới tu tập:


1- Cư sĩ

2- Tu sĩ

Cư sĩ thì phải tu theo pháp của người cư sĩ. Pháp  của  người  cư sĩ  tu  tập  là  một  nền  đạo  đức nhân bản - nhân quả, không làm khổ mình, khổ người, thì làm sao có sự tiêu cực, vô cảm, lãnh đạm...  được.  Nếu  tiêu  cực,  vô  cảm,  lãnh  đạm  là làm khổ mình,  khổ người,  thì đâu có đúng chánh pháp.  Có  lẽ  cư sĩ  đã  hiểu  sai  pháp  Phật,  không hiểu về pháp tu tập của người cư sĩ.
Người  cư sĩ  chỉ  sống  có  một  ngày  Thọ  Bát Quan Trai  như người tu sĩ mà thôi. Một tháng chỉ sống có một hoặc hai ngày, thì đâu thể nào gọi là tiêu cực, vô cảm, lãnh đạm được.
Phật dạy chúng ta biết ác pháp và thiện pháp, ác  pháp  thì nên  tránh  và  diệt,  để  đem  lại  cho mình,  cho người  hạnh  phúc  an vui,  chứ  đâu  phải lãnh đạm, vô cảm.
Ví dụ 1: Trong bữa tiệc mọi người ép chúng ta uống rượu, chúng ta từ chối, không tùy thuận theo các ác pháp này, mà bảo rằng chúng ta lãnh đạm thì không  đúng.  Chúng  ta  cương quyết  làm  được điều này là làm gương tốt đẹp cho người khác, để mọi  người  tránh  thứ  độc  hại  này.  Cho nên  đạo Phật không phải là đạo yếm thế, tiêu cực, lãnh đạm, vô cảm, v.v... Người hiểu đạo Phật yếm thế, lãnh đạm, vô cảm... là người hiểu sai đạo Phật.
Ví dụ 2: Tình  nghĩa vợ chồng là phải gần gũi nhau, chia sẻ nhau những nỗi buồn vui, thế mà xa lánh  nhau, nhạt  lẽo,  lãnh  đạm  tình chồng  nghĩa


vợ,  để  gọi  là  tuyệt  dục  thì đức  Phật  đâu  có  dạy bao giờ, mà đức Phật dạy không nên tà dâm, dâm dục  phải  tiết  độ,  vì  tà  dâm  là  làm  hại  gia  đình mất  hạnh  phúc,  dâm  dục  không  tiết  độ  sẽ  đem đến  thân  bệnh  tật,  mà  thân  bệnh  đau thì sự  an vui hạnh phúc gia đình mất.
Đạo Phật  nói  đời  khổ  là  để  vượt  qua mọi  sự đau khổ  đó,  chứ  không  có  nghĩa  là  trốn  tránh khổ,  nói  cách  khác  là  để  làm  cho đời  hết  khổ. Làm  cho đời  hết  khổ  là  phải  tích  cực  hết  mình. Vì thế mà đạo đức của đạo Phật là đạo đức không làm khổ mình,  khổ người.



Hỏi: Thưa  Thầy! Chúng con xét thấy lâu nay, những  người  cư sĩ  tu theo Đại  thừa,  đa số không biết  họ  hiểu  như  thế  nào?  Khi  chưa biết  đạo  thì còn đỡ, khi biết đạo rồi lánh vợ, xa con, để cho những người trong gia đình  phải buồn khổ và thù ghét đạo Phật. Thưa Thầy, theo cái hiểu cạn cợt của chúng con có phải họ hành sai pháp không?
Đáp:  Họ  không  hành  sai  pháp,  vì  kinh sách Đại  thừa  và  các  thầy  Đại  thừa  đã  dạy  chung chung  như  vậy,  không  phân  biệt  rõ  ràng:  pháp nào tu tập của người cư sĩ và pháp nào tu tập của người  tu  sĩ,  cứ  ngồi  thiền,  niệm  Phật,  tụng  kinh, lạy  sám hối,  v.v... Tu sĩ  cũng  tu  như vậy  và  cư sĩ cũng  tu  như  vậy.  Cho nên,  người  cư sĩ  tu  hành cũng  giống  như  người  tu  sĩ.  Vì  thế  gia  đình  đảo lộn,  tình nghĩa  chồng  vợ  dường  như nhạt  lẽo,  bỏ


bê con cái và  nghề nghiệp như con đã nói ở trên. Thật  là  vô  cùng  tai hại.  Tu như  vậy  có  bốn  điều đáng trách:
1- Thiếu đạo đức làm người, không tròn bổn phận, trách nhiệm đối với bản thân, vợ và con.
2- Tu như vậy  đời  chẳng  ra đời,  đạo  chẳng  ra đạo.  (Cư sĩ  mà  tu  pháp  của  tu  sĩ  là  một  điều  rất sai)
3-  Tu  như  vậy  chẳng  đến  đâu,  mất  thì giờ, uổng phí công sức, uổng phí một đời người.
4- Tu như vậy bản ngã của người cư sĩ càng ngày  một  to lớn  hơn, do đó  cư sĩ  không  tìm thấy sự giải thoát chân thật, chỉ sống giải thoát trong ảo tưởng. Cho nên thích tranh luận hơn thua, dựa theo  lý  giải  của  giáo  pháp  Đại  thừa  và   thiền Đông Độ mà tranh luận hơn thua.
5- Tu như vậy, người cư sĩ chỉ đạt  được miệng lưỡi  nói  pháp  rất  hay,  nhưng  kết  quả  làm  chủ sanh tử, chấm dứt luân hồi thì chẳng có gì.
Vì  thế,  hiện  giờ  người  cư sĩ  tu  rất  nhiều,  đi chùa rất đông, nhưng nhìn lại hoàn toàn là số không? Tham,  sân, si, mạn, nghi vẫn còn nguyên vẹn, chưa có một vị cư sĩ nào làm chủ được đời sống, làm chủ được sự già yếu, làm chủ được bệnh đau và  làm  chủ  được  sự  chết  (tự  tại  trong  sinh tử).
Để khắc phục tình trạng này, Thầy sẽ soạn thảo  ra  một  bộ  sách  giáo  trình tu  tập  riêng  cho người  cư sĩ,  đúng  theo  đường  lối  tu  tập  của  Phật giáo  Nguyên  Thủy.  Các  con hãy  chờ  đợi  bộ  sách



Đạo Đức Làm Người ra đời xong thì Giáo trình tu tập cho người cư sĩ sẽ xuất hiện. Đó là câu trả lời cho những câu hỏi của con.



Hỏi: Có một số người khi mới phát tâm tu, hoặc  làm  công  quả  ở  chùa,  làm  chức  hướng  dẫn cư sĩ  và  làm  từ  thiện  xã  hội,  mấy  năm  đầu  thì thấy  khuôn  mặt  rất  dễ  thương,  nhưng   khoảng thời  gian  sau thì nhìn  khuôn  mặt  thấy  quậy  beo, đụng việc người khác làm trái ý mình  thì nổi sân đùng đùng. Có phải những người này làm  phước mà  còn  cầu  phước,  không  có  phương pháp  tu tập để  kiểm  soát  bản  ngã  của  mình?  Khi  thấy  mình có  công  đôi  chút  thì tỏ  vẻ  hơn người,  nên  khi  ai làm trái ý họ thì họ bực tức. Con hiểu như vậy có đúng không? Thưa thầy!
Đáp:  Phần  đông  người  ta  tu  phước  hữu  lậu, nên làm có chút ít công đức thì bản ngã to ra, con hiểu như vậy rất đúng.
Người   có   phước   hữu   lậu   thì  bản   ngã   theo phước  đó  mà  to  lớn  ra,  không  những  riêng  cư sĩ mà  cả   tu  sĩ  nữa.  Cho  nên,  các  vị  tôn  túc  Hòa thượng,  Thượng  tọa,  Đại  đức  tăng,  ni hiện  giờ hầu hết đều không tu tập đúng pháp ly dục, ly ly ác  pháp  của  Phật  giáo  Nguyên  Thủy.  Cứ  theo  lộ trình Bồ  tát  đạo  của  Đại  thừa  tu  phước  hữu  lậu lậu thì bản ngã sẽ to lớn vĩ đại. Theo lộ trình Bồ tát đạo của Đại thừa tu phước hữu lậu thì bản ngã sẽ  to  lớn,  danh  cao, chức  trọng,  v.v... Vì thế,  các


vị  này  dễ  sân,  dễ  phiền  não,  đời  sống  của  họ trong dục lạc của thế gian, ăn, ngủ phi thời. Họ chẳng bao giờ nếm được mùi giải thoát chân thật của Phật giáo.
(Trích từ trang Web: nguyenthuychonnhu.net - Giáo Án Tu Tập, tập 5)






ĐỨC PHẬT DI LẶC


Hỏi: Kính  bạch Thầy! Xin Thầy chỉ dạy cho chúng con được rõ, đức Phật Di Lặc có thật hay không?
Đáp: đức Phật Di Lặc không có, đó chỉ là một đức Phật tưởng tượng của các nhà Đại thừa Bà La Môn. Vì thế, chúng  tôi mạnh  dạn  lật  tẩy  bộ  mặt thâm độc của Bà La Môn giáo để cho phật tử hiểu rõ. Nếu bảo rằng quá khứ đã có bảy vị Phật, thì đức Phật Thích Ca Mâu Ni đi tu phải có đạo Phật, vậy tại sao lại chỉ có lục sư ngoại đạo mà không có cái tên Phật giáo? Thật ra, mãi  đến  khi đức  Phật  Thích  Ca Mâu  Ni  tu  hành chứng quả, thành lập ra Phật giáo, bấy giờ chúng ta  mới  có  tôn  giáo  mang  tên  là  Phật  giáo.  Thế mà dám bảo quá khứ có bảy vị Phật, rồi gán cho đức  Phật  Thích  Ca Mâu  Ni  nói,  thì rất  oan cho đức  Phật  Thích  Ca  Mâu  Ni.  Trong  kinh Tương Ưng, đức  Phật  nói:  “Nếu  Ta  nói  một  điều  gì mà


chúng  sanh hiểu  bằng  tưởng  thì có  nói  láo  trong
Ta”.
Rồi về vị lai các nhà Đại thừa sản xuất ra một người  có  tên  là  Từ  Thị,  hiệu  là  Di  Lặc,  muốn tranh chức giáo chủ với đức Phật Thích  Ca, giống như  các  nhà  vua  phong  kiến  ở  thế  gian,  tranh ngai vàng.
Theo như kinh sách phát triển, đạo Phật có ba vị giáo chủ:
1- Bảy vị Phật làm giáo chủ ở quá khứ.

2- Một vị Phật giáo chủ ở hiện tại.

3- Một vị Phật giáo chủ ở vị lai.

Đức Phật Di Lặc đã được kinh sách phát triển nói đến rất nhiều. Đó là một thâm ý  nham hiểm, đưa đức  Phật  Di  Lặc  ra  để  làm  một  cuộc  cách mạng Phật giáo, lật đổ đức Bổn sư Thích  Ca Mâu Ni, thay thế bằng vị giáo chủ mới là Phật Di Lặc.
Hội  Long  Hoa  tức  là  cuộc  cách  mạng  Phật giáo.  Khi đức  Phật  Di  Lặc  lên  nắm  quyền  giáo chủ  Phật  giáo,  thì toàn  bộ  kinh  sách  Nguyên Thủy  sẽ bị triệt  tiêu, tức là đường  lối giáo lý của Phật Thích Ca sẽ bị đốt sạch.
Kinh sách  Nguyên  Thủy  không  bao giờ  có nói đến  đức  Phật  Di  Lặc,  và  các  bậc  Thánh  tăng  đệ tử  của  đức  Phật  không  có  ai  tên  là  Di  Lặc.  Đối với  kinh sách  Nguyên  Thủy,  Di Lặc  là  một cái tên xa lạ, vậy mà bây giờ sắp lên nắm quyền  giáo  chủ  Phật  giáo!  Xin  quý  vị phật  tử suy ngẫm để khỏi lầm lạc.


Hội  Long  Hoa  được  xem  như  một  cuộc  trưng cầu dân ý, bầu cử đức giáo chủ mới cho Phật giáo. Các tôn giáo khác không hiểu, dựa vào gốc kinh sách  Đại  thừa  và  tưởng  ấm  của  con  người  thể hiện  qua “cơ bút”,  cho biết  ngày  tận  thế  và  hội Long Hoa sắp mở bày.
Phật giáo Nguyên Thủy không chấp nhận điều này.  Đức  Phật  dạy:  “Quá  khứ  không  truy tìm, vị  lai không  ước   vọng”.   Quá  khứ  và  vị   lai không cần biết đến, chỉ làm một việc lành ngay trong  hiện  tại  thì quá  khứ  và  tương  lai là  hạnh phúc.
Hội Long Hoa là một sự bịa đặt, chờ cơ hội thuận  tiện  nhất  để  mở  cuộc  họp  Phật  giáo  toàn thế giới. Nhưng vì thế lực Phật giáo Nguyên Thủy còn  mạnh,  cho nên  họ  không  thể  làm  gì  được. Hiện  nay,  cả  Phật  giáo  thế  giới  đều  chấp  nhận Đại  thừa  Phật  giáo  là  giáo  pháp  của  Phật  giáo. Đó là một bước thắng lợi thứ nhất của Đại thừa giáo. Đến khi các sư Nam tông, tức là các sư Phật giáo Nguyên Thủy, dần dần chịu ảnh hưởng giáo pháp  của  Đại  thừa,  và  lần  lượt  các  sư Nam  tông sẽ  tu  tập  theo  giáo  pháp  của  Đại  thừa1,  thì giáo pháp Nguyên Thủy sẽ bị đốn tận gốc. Lúc bấy giờ người ta bảo rằng Hội Long Hoa ra đời thành lập



1 Ngày nay, các sư Miến Điện bắt đầu dạy thiền (Nguyên Thủy) giống như thiền Đông Độ. Sau một thời gian dạy (Tứ Niệm Xứ) quán thân, thọ, bây giờ các sự dạy quán tâm giống như thiền sư Trung Hoa.


Phật  giáo  mới,  và  đức  Giáo  chủ  là  đức  Phật  Di
Lặc.

Đó là một thâm ý sâu sắc của Phật giáo Đại thừa  dựng  lên  đức  Phật  Di  Lặc  là  có  ý   diệt  trừ Phật giáo tận gốc, mà hầu hết các tu sĩ Phật giáo hiện  giờ,  Nam  tông  lẫn  Bắc  tông  đều  vô  tình không thấy ý đồ thâm độc của Bà La Môn giáo ngày xưa.
Kinh sách  nói  về  Phật  Di  Lặc  và  Hội  Long Hoa là do các giáo sĩ Bà La Môn viết soạn ra, rồi đưa vào kinh sách Phật giáo, mạo nhận Phật thuyết. Lợi dụng lúc Phật giáo kết tập kinh sách  chưa  thành  văn  bản,  người  ta đã  tùy tiện thêm bớt thật dễ dàng. Cho nên, người nghiên  cứu  kinh sách  Phật  giáo  hiện  nay  gặp phải khó khăn là có nhiều bài kinh mâu thuẫn nhau, khiến chẳng biết đâu là lời Phật dạy chân chánh, đâu là lời kiến giải.






HÌNH ẢNH QUAN  THẾ ÂM BỒ TÁT


Hỏi:  Kính   bạch  Thầy!  Gia  đình   con  có  thờ hình ảnh Quan Thế Âm Bồ tát. Khi nghe Thầy giảng  trong băng  Bồ  tát  Quan Thế Âm  không  có thật, mà chỉ là sự tưởng tượng của con người. Trước kia con chưa được biết, nên được sư ở chùa cho về  thờ  gần  hai  năm  nay. Bây  giờ  con rất  áy náy trong tâm, không biết nên để thờ hay thay bằng tranh Phật khác? Xin Thầy hoan hỷ dạy cho con được rõ.
Đáp: Bồ tát Quan Thế Âm là một vị Bồ tát tưởng tượng của Phật giáo phát triển, chứ không có  một  Bồ  tát  trong  lịch  sử  loài  người.  Cũng  như Bồ tát Di Lặc cũng chỉ là một Bồ tát tưởng tượng, khi thấy  ai  cười  hề  hề  cho đó  là  Bồ  tát  Di  Lặc. Gần  đây,  có  một  số  nhà  học  giả  dạy  người  tu hành  luôn  luôn  tập  một  nụ  cười.  Vì  thế  có  nhà học  giả  dạy:  “Hít vô  tôi  mỉm  miệng  cười,  thở  ra tôi mỉm miệng cười”.
Cách thức cười như vậy cũng giống như người Hoa Kiều buôn bán ở Chợ Lớn, luôn lúc nào cũng cười hề hề làm vui lòng khách hàng. Nhiều người tập   vui   cười   ngoài   mặt,   nhưng   bên   trong   thì tham, sân, si còn hơn những người không tu. Đạo Phật chỉ duy nhất có một đức Phật Thích  Ca Mâu Ni,  người đã tự tìm ra một giáo pháp tu hành, để đi đến giải thoát sự đau khổ của kiếp người.


Là  đệ  tử của  đức Phật,  quý  vị nên  thờ  một  vị Phật  duy nhất  để  tỏ  lòng  biết  ơn, đó  là  thờ  đức Bổn  sư Thích  Ca Mâu  Ni  Phật.  Muốn  thay  đổi hình   tượng  thờ  phụng  trong  nhà  thì hình   ảnh Quan Thế Âm Bồ tát con nên đem gửi lại chùa, hoặc đem thiêu đốt.
Nên thỉnh hình ảnh đức Phật Thích Ca đang ngồi thiền tại cội bồ đề, bên dòng sông Ni Liên dưới ánh trăng đêm khuya, về thờ phượng thì mới đúng tư cách là tín đồ Phật giáo.






MẠC NA THỨC VÀ A LẠI DA THỨC


Hỏi: Thưa  Thầy! Theo Đại thừa, Mạc Na thức như người giữ kho, A Lại Da thức ví như  cái kho chứa nhóm tất cả chủng tử thiện ác.
Khi người chết, thân, thọ, tâm, pháp đều hoại diệt,  chỉ  còn  Mạc  Na  thức  và  A Lại  Da thức  đi đầu thai. Có phải vậy không thưa Thầy?
Đáp:  Đó  là  những  danh  từ  trong  kinh Duy Thức  thuộc  tạng  kinh Đại  thừa,  để  chỉ  cho  sự huân  tập  thành  khối  nghiệp  lực  (A  Lại  Da thức và  Mạc  Na  thức),  được  xem là  người  giữ  kho  và cái kho tích trữ tạo thành nghiệp lực.


Theo  kinh Nguyên Thủy, nghiệp lực thì không  có  thức,  tức  là  không  có  cái  biết.  Do sự  vô  minh  tương ưng  với  nghiệp  mới  tái sanh  luân  hồi,  chứ  không  có  cái  thức  đi tái sanh.
Các  nhà  Duy  thức  học  chỉ  tưởng  ra  mà  thôi, nên tưởng ra người giữ kho và cái kho đi tái sanh (Mạc Na thức và A Lại Da thức đi tái sanh).
Sự  thật,  trong  kinh Nguyên  Thủy  dạy  không có thức nào đi tái sanh luân hồi, chỉ có nghiệp thiện, ác đi tái sanh mà thôi. Nghiệp thiện ác tức là nhân quả thiện ác.
Kinh sách phát triển lầm lạc vì bị thế tục hóa, nên  biến  linh hồn  mê  tín trong  dân  gian  thành thần  thức,  và  khéo  lý  luận  đặt  tên  là  Mạc  Na thức và A Lại Da thức đi tái sanh luân hồi để xây dựng thế giới linh hồn người chết, để sanh ra cái nghề tụng niệm, nếu không có linh hồn thì các thầy đều thất nghiệp.
Cho nên, Mạc Na thức và A Lại Da thức là tưởng  tri của  các  sư Phật  giáo  phát  triển  tưởng ra,  để  chia  chẻ  tâm  thức  con  người   ra  nhiều mảnh. Đó là ý đồ làm lệch hướng của Phật giáo chân  chánh,  để  biến  Phật  giáo  thành  một  tôn giáo mê tín.






THÔNG MINH


Hỏi:  Thưa  Thầy!  Trong  kinh  nhân  quả  dạy mang  dầu,  nến  thắp  sáng  điện  Phật  (Tam  Bảo), thì kiếp sau sanh ra làm người được thông minh. Lời dạy ấy có đúng không? Xin Thầy dạy bảo.
Đáp: Người thông minh không phải do cúng dường  đèn  dầu,  nến  thắp  sáng  điện  Phật,  mà người  ấy  phải  chịu  khó học tập  những điều  mình chưa biết.  Hiện  giờ  chúng  ta  thấy,  có  người  học tối  (lâu  nhớ, lâu  thuộc bài)  có người  nhớ  lâu, học mau thuộc, ta cho họ thông minh. Sự thật, tiền kiếp họ đã gieo nhân học tập nên thời nay ta nói họ thông minh, chứ họ đã học sẵn rồi.
Muốn thông minh ở kiếp sau thì kiếp này phải học tập. Theo luật nhân quả, học tập là gieo nhân thông minh, chứ không phải cúng dường đèn đuốc mà  thông  minh,  đó  là  lối  lừa  đảo  không  thực  tế của kinh sách phát triển. Chúng ta không nên tin như vậy, tin như vậy chỉ có người ngu si mới tin, chúng ta tin cái gì thì cái đó phải cụ thể và  thực tế rõ ràng.
Đời  nay  cố  gắng  học  tập  thì đời  nay  thông minh  và  đời  sau  vẫn  tiếp  tục  thông  thái  hơn người khác, đó là lẽ đương nhiên, không ai nói ta lừa đảo được.
Bây giờ ta u tối thì phải cố gắng học, “có công mài   sắt   có   ngày   nên   kim”.  Còn   những   người thông minh kiếp trước họ đã học rồi, bây giờ nhớ


trở lại, chứ không có thông minh gì cả. Đức Phật dạy:  “Cây  ngả về hướng  nào  thì bóng  ngả về hướng ấy”. Đúng vậy, khi ta làm một điều gì thì hậu quả của điều đó sẽ đến với ta, tốt hay xấu là do việc của ta làm ác hay thiện.
Còn  cúng  đèn,  thắp  nến  làm  sáng  bàn  thờ
Phật mà được thông minh là không đúng.

Tôi  xin  nêu  lên  một  điều  để  quý  vị  được  rõ. Hàng ngày, quý vị đều thắp hương vỏ cây, tượng trưng cho năm cây hương giải thoát:  “giới hương, định  hương,  tuệ  hương,  tri kiến  hương  và  giải thoát  tri kiến  hương”,  nhưng  quý  vị  có  thấy  tâm mình  giải thoát chưa? Có hết tham, sân, si chưa?
Tượng trưng là một lẽ và giải thoát là một lẽ, cho nên cúng dầu, thắp nến cho sáng thì đã có ai thắp đèn mà được thông minh chưa?
Nếu  thắp  đèn  mà  siêng  năng  học  thì thông minh là lẽ đúng, nếu thắp đèn để sáng bàn thờ Phật, không học mà thông minh, đó là lối lừa đảo của quý sư Phật giáo phát triển để khỏi mua dầu thắp bàn thờ Phật, vì có mấy đứa học sinh tối dạ mua dầu  đèn  thắp.  Nhưng  chúng  cũng  phải  học chúi  đầu  chúi  mũi  mới  có  thuộc  bài,  chứ  đâu  có thắp  đèn  mà  khỏi  học  bài  bao giờ,  hay chư Phật học bài dùm cho. Đó là một lối lừa đảo gian xảo trong các chùa.
Kinh sách  Đại  thừa  nói  về  nhân  quả  có rất  nhiều  cái  vô  lý,  thế  mà  người  đời  vẫn tin.



HỦY HOẠI  CƠ THỂ HOẶC MỘT PHẦN CƠ THỂ
ĐỂ CÚNG DƯỜNG CHƯ PHẬT, CẦU VÔ THƯỢNG PHÁP


Hỏi:  Kính   bạch  Thầy!  Trong   Thiền  tông  có câu chuyện Huệ Khả chặt cánh tay dâng lên cúng dường Bồ Đề Đạt Ma để cầu pháp an tâm (Phật tánh).  Đức  Phật  có  dạy  điều  này  không?  Xin Thầy giải rõ cho chúng con được hiểu.
Gần  đây  có  một  số  quý  Thầy  đốt,  chặt  một lóng ngón tay trỏ để cúng dường chư Phật.
Chặt  đốt,  ngón  tay cúng  dường  chư  Phật  có ích  lợi  gì  cho  bản  thân?  Xin  Thầy  chỉ  rõ  cho chúng con được hiểu. Những người chặt, đốt ngón tay cúng  dường  chư Phật  tu hành  có  chứng  quả hay không?
Đáp:  Hủy  hoại  cơ thể  hoặc  một  phần  cơ thể để  cúng  dường  chư  Phật,  mà  trong  kinh  Diệu Pháp Liên Hoa, phẩm Tựa có những câu dạy:
“Lại thấy có Bồ tát2
Bố thí cả vợ con Thêm thịt cùng tay chân Để cầu vô thượng đạo Lại thấy có Bồ tát
Đầu mắt và thân thể


2 Bồ tát là một người cư sĩ đang tu tập


Đều ưa vui thí cho
Để cầu trí tuệ Phật”
Qua đoạn  kinh này  chúng  ta  quán  xét  thấy kinh Đại thừa lừa đảo và lường gạt, dạy tín đồ bằng  cách  bố  trí cúng  dường  của  cải,  tài  sản,  vợ con cho đến thân mạng.
Thứ nhất lừa gạt để cướp đoạt tiền bạc, châu báu  ngọc  ngà.  Lấy  đạo  vô  thượng,  hay  là  Phật tánh để trao đổi bằng vàng bạc, ngọc ngà châu báu. Ở  đây có nghĩa là cúng dường chư Phật.
“Dùng các món nhân duyên” “Mà cầu chứng Phật đạo”
Muốn  cầu  chứng  được  đạo  quả  giải  thoát  thì nên trao đổi bằng:
1- Vàng bạc, ngọc ngà, san hô, trân châu, ngọc như ý, ngọc xà cừ, mã não, kim cương và các trân bảo khác cùng tôi tớ, xe cộ, kiệu cán làm bằng châu báu, vui vẻ đem cúng dường, đừng tiếc rẻ để cầu chứng đạo quả.
2- Cúng dường cả vợ và  con cho chư Phật, cho người khác để cầu chứng đạo quả giải thoát.
3-  Đoạn  thân  mạng,  tay  chân,  đầu  mắt  của thân thể cúng dường cầu đạo vô thượng.
Qua những đoạn kinh trên, trong bộ kinh Đại thừa Diệu Pháp Liên Hoa, mà được mọi người từ thầy,  tổ,  cho đến  ngày  nay  người  ta  đã  tốn  biết bao nhiêu  giấy  mực, để luận và  giảng về bộ kinh nổi tiếng nhất trong kinh sách Đại thừa: “Diệu Pháp  Liên  Hoa Kinh” Một  bộ  kinh mà  được  các


thầy,  tổ  và  tất  cả   phật  tử  xem  là  một  vật  quý báu, thường ca ngợi và truyền tụng. Do bộ kinh này  mà  có  nhiều  người  đã  thành  lập  đạo  tràng, lấy  tên  kinh làm  tên  chùa,  tên  đạo  tràng  của mình  (chùa Pháp Hoa, đạo tràng Pháp Hoa).
Một bộ kinh dạy người hủy hoại cơ thể để cầu pháp Đại thừa. Xưa, tổ Huệ Khả đã hủy hoại một cánh tay dâng lên  tổ Bồ Đề Đạt Ma để cầu pháp Tối Thượng thừa, sư Trừng Quán chặt ngón tay cúng dường chư Phật để cầu chứng Phật tánh.
Gần  đây,  trong  hàng  huynh  đệ  của  chúng  tôi, khi vào  tu  viện  Chân  Không  cũng  có  một  sư đệ, lúc  bấy  giờ  Thầy  ấy  chỉ  là  một  chú  sa di  mà  rất gan dạ, đốt một lóng ngón tay để cầu pháp (thầy P.T.).  Khi chúng  tôi  vào  tu  viện  thì vị  Thầy  đó vẫn còn băng bó vết thương.
Gần đây, chúng tôi có đọc một tờ báo Công An TP. Hồ  Chí  Minh  năm  thứ  XXIII bộ  mới,  số  776 ngày  21 tháng  9 năm  1999 có  đăng  tin, tựa  đề “Sao lại tin những lời tà đạo?” như sau:
“Vào  tháng  6 năm  1999, qua nguồn  tin quần chúng.  Công  An  huyện  Củ  Chi  phát  hiện  tại  xã Tân Phú Trung  có hai  người một nam, một nữ tụ họp thêm một vài người dân đến nhà nghe giảng đạo. Đều là hai người này cùng bị mất một đốt ngón tay trỏ bên trái. Công An Củ Chi đã khám phá  và  ngăn  chặn  kịp thời  nhóm  tà  đạo  thuyết pháp  những  điều  nhảm  nhí,  mê  hoặc  người  nhẹ dạ cả  tin, hủy  hoại  thân  thể,  bỏ  vợ,  bỏ  chồng  để đi tu v.v...”


Bài báo viết tiếp: “Vào đạo phải chặt đứt ngón tay và làm công quả”. Đúng vậy, Phật giáo phát triển thường nhận người làm công quả, là những người chuẩn bị để cho xuất gia sau này. Những người này trong chùa gọi họ là tịnh nhân.
Nếu những tịnh nhân nào tự phát nguyện chặt ngón tay cúng dường chư Phật để cầu pháp vô thượng,  thì  những  tịnh  nhân  ấy  được  xem  là những pháp khí Đại thừa. Được thầy tổ lưu ý  giúp đỡ và đào tạo họ trở thành những bậc lãnh đạo Phật  giáo.  Trong  giới  tín đồ  Phật  giáo  cho rằng: “Ít ra những người này cũng là những bậc đại thượng tri thức”.
Qua bài kinh tựa của bộ kinh Pháp Hoa, tuy không ép người khác hủy hoại cơ thể, nhưng cũng có  ý  đề  cao khuyến  khích  sự  hủy  hoại  cơ thể  để cầu pháp Tối Thượng thừa.
Những lời dạy trong kinh Pháp Hoa này đi ngược lại lời dạy của đức Phật trong toàn bộ kinh sách Nguyên Thủy.
Đạo   Phật   chủ   trương  không   làm   khổ mình,  khổ  người,  thế  mà  ở  đây  chặt,  đốt ngón tay, hoặc chặt cánh tay dâng lên cúng dường,  thì rõ  ràng  là  đã  tự  làm  khổ  mình. Từ  cha  mẹ  sanh  ra  không  tật  nguyền,  bây  giờ theo Phật giáo Đại thừa trở thành người tật nguyền, cụt tay, tàn tật. Vậy mà Thiền tông vô minh, ca ngợi vị tổ thứ hai  Huệ Khả là bậc pháp khí  Đại  thừa. Chỉ có  một  lời  ca ngợi  suông  trong kinh sách  Đại thừa  mà  đã  biến  vị tổ thứ hai  của


Thiền  tông  thành  một  người  tàn  tật,  thật  là  ngu si chạy theo danh mà tự hại mình.
Trong kinh Phật Báo Ân của Đại thừa giáo, có câu  chuyện  tiền  thân  đức Phật:  “Xưa có một  nhà vua chạy giặc, gặp lúc đói khát ăn thịt con để sống”.  Người  mới  đọc  qua câu  chuyện  tiền  thân này  nghe  rất  hay.  Nhưng  suy nghĩ  lại  chúng  ta mới  thấy  bản  chất  của  loài  thú  vật  hiện  lên  rất rõ  ràng.  Người  ăn  thịt  người,  cũng  chẳng  khác nào  loài  thú  vật  ăn  thịt  nhau, thì làm  sao gọi  là đạo đức làm người được.
Kinh sách  Đại  thừa  nói  qua sự  tưởng  tượng của  mình,  một  ngày  cắt  ba cân  thịt  ăn  mà  đứa con vẫn còn đi đứng được. Thì thử hỏi quý vị nghĩ sao? Người  ta  bị  chừng  một  vết  thương.  Thế  mà mỗi ngày cắt ba cân thịt mà còn đi được, thì kinh đó có vọng ngữ hay không? Có lừa đảo dối gạt người không?
Chúng ta nên đọc tiếp bài báo: “Chuyện tưởng như đùa nhưng hoàn toàn có thật, xảy ra ngay tại vùng ngoại thành của thành phố Hồ Chí Minh”.
Chị N.T.N  ở Tân Phú Trung, Củ Chi. Theo chồng về sống ở xã Tân Thới Nhì,  Hốc Môn, cuộc sống  gia  đình  rất  hạnh  phúc  với  bốn  mặt  con. Năm 1987, một lần đi chợ Hốc Môn thì N gặp bà Tân, trước đây là một giáo viên dạy N học ở Tân Phú  Trung. Bà  Tân  cho  N  biết,  bà  đang  tu ở chùa Vạn Đức, hay còn gọi là chùa Ba Mẹ, ở thị trấn  Hốc  Môn.  Từ  đó,  N  thường  xuyên  lui tới chùa  để  nghe  thuyết  pháp.  Năm  1988,  đứa  con


thứ  năm  chào  đời  được  vài  tháng  thì N  bỗng dưng  bịnh  tâm  thần,  bỏ  chồng  con vào  chùa  ở luôn  không  về  nữa.  Một  mình  anh  N.Đ.T,  chồng N, phải gồng gánh nuôi năm đứa con thơ hết sức cực nhọc, nhất là bé mới sanh.
N  đến  làm  công  quả  tại  chùa,  ban ngày  làm mọi  việc lặt  vặt, tối  nghe thuyết  pháp. Ít lâu  sau N được đưa lên chánh điện cầu nguyện để quên chồng  con, vứt  bỏ  mọi  vướng  bận  trần  thế,  ăn chay trường và sống kiếp tu hành. Cầu nguyện xong, N dùng  dao chặt  đứt  một  đốt  ngón  tay trỏ bên  trái,  rồi  cầm  tay đang  chảy  máu  ròng  chạy lên chánh điện hiến dâng một đốt ngón tay để tỏ sự thành kính và một lòng theo đạo. N được bà Thiện băng bó vết thương lại.
Nghe tin vợ chặt tay, anh T có mặt ngay chùa để hỏi rõ sự việc, thì được một phụ nữ trong chùa giải  thích ngắn  gọn  “cúng  dường”.  Anh  T  kịch liệt  phản  đối,  vì  việc  làm  kỳ  cục  và  hết  sức  dã man này. Nhiều lần T đến chùa năn nỉ vợ, kể cả la lối, đòi kêu C.A bắt, nhưng N vẫn kiên quyết không về nhà.
Sau  đó,  bà  Thiện  đưa  N  về  chùa  ở  An  Phú Đông để sống chung với bà. N phải nhổ cỏ, chăm sóc  vườn  cây  ăn  trái  của  con gái  bà  Thiện.  Có một lần N thèm mặn, nên đã lỡ ăn một miếng bánh mì kẹp thịt, khi ăn xong N giựt mình,  vì đã vi  phạm  lời  nguyện.  Để   chuộc  lối  lầm  này,  N dùng dao phay chặt thêm ngón tay út bên phải. Chính  bà  Thiện  đã  băng  bó  vết  thương cho N.



0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!