Thứ Tư, 28 tháng 8, 2013

NGƯỜI PHẬT TỬ CẦN BIẾT-TẬP 2-11


“Tấc bóng thời gian một tấc vàng Tấc vàng tìm được không gì khó, Tấc bóng thời gian khó hỏi han”.
Thế mà quý vị sinh hoạt như vậy gọi là tu, tu như vậy  phỏng  có  giải  thoát  được  những  gì? Quý vị cứ nhìn lại bản thân của quý vị sẽ thấy, nếu chúng tôi nói thẳng thừng thì quí vị không ưa chúng tôi, chứ quý vị chỉ là  một con cờ cho người khác sử dụng nước cờ tôn giáo,  chứ quý vị tu như vậy dù tu một triệu năm nữa cũng chưa thấy và hiểu biết giải thoát như thế nào?
Chúng tôi dạy đúng như Phật dạy, cấm không cho tu  sĩ  tập  hợp  nói  chuyện  thì họ  không  thích, họ  muốn  tu  tập  theo  kiểu  Đại  thừa,  tụ  tập  sinh hoạt  như  các  đạo  tràng  và  các  gia đình  phật  tử, họ khoái hội họp, thích vui chơi, nói chuyện.
Chỗ  tu hành  của  chúng  tôi  là  chỗ  tu tìm sự giải thoát, làm chủ bốn sự đau khổ của kiếp   người:   sanh,   già,   bịnh,   chết,   và  chủ động  đi vào  con  đường  hóa  sanh,  chứ  không chấp nhận chịu bó tay sanh nơi dâm dục bất tịnh, ô trược bẩn thỉu, hôi thúi và khổ đau. Vì thế, ai muốn tu được thì hãy sống đúng như lời đức Phật đã  dạy,  như  chúng  tôi  đã  dạy,  nếu  không  sống được  thì đừng  nên  theo  đạo  Phật  tu  hành,  chẳng có  lợi  ích  gì mà  còn  làm  cho kẻ  khác  phỉ  báng Phật giáo.
Đạo Phật  không  cầu  mong có  nhiều  người  tu mà  phá  giới,  phạm  giới,  bẻ  vụ  giới,  vô  đạo  đức làm Người, làm Thánh. Thà chỉ cần ít người, hay


một người tu đúng pháp, có giới đức hẳn hoi, có một đời sống phạm hạnh của bậc Thánh tăng, thì Phật  giáo  mới  còn  rực  rỡ  trên  thế  gian  này.  Dù chỉ có một người, còn hơn đi đâu cũng gặp tăng sĩ mà đời chẳng đời, đạo chẳng đạo, họ sống với những nghề nghiệp lừa đảo thiên hạ. Thật là đau lòng cho Phật giáo ngày nay, giữa ban ngày thắp đuốc  lên  đi  tìm một  bậc  giới  đức  khắp  thế  gian này  không  bao giờ  có,  toàn  là  những  tu  sĩ  phá giới, phạm giới, bẻ vụn giới v.v...
Nếu  quý  vị  thấy  sống  không  kham  nổi  trong giới  luật  của  Phật  thì quý  vị  đi  tu  làm  gì,  để phạm  giới,  phá  giới  như vậy  thì có  ích lợi  gì cho quý vị  và cho người khác. Nếu quý vị sống không kham  nổi  thì quý  vị  ra  đời  mà  sống,  sống  trong chùa  mà  bày  ra những  trò  mê  tín, dị  đoan, cúng bái,  tế  lễ,  xin  xăm,  bói  quẻ,  v.v...  đó  là  đi  ngược lại  Phật  giáo.  Cũng  như   quý  vị thuyết  giảng, hý luận  trừu  tượng  mơ hồ,  bằng  lối  chơi  chữ  để  lừa đảo  những  người  nhẹ  dạ  dễ  tin, để  cầu  được  sự cúng dường.
Tóm lại, quý vị muốn tu theo đạo Phật thì quý vị phải nghiên cứu Phật giáo cho kỹ, nếu thấy chúng  tôi  dạy  đúng  thì xin  vào  tu,  còn  nếu  thấy chúng  tôi  dạy  không  đúng  thì quý  vị  phí  thì giờ vô  ích,  mà  còn  sanh  tâm  nghi  ngờ  chánh  pháp của  Phật,  tạo  thêm  tội  lỗi  như  quý  thầy:  thầy Chơn Đức, thầy Từ Minh, thầy Minh Tông, thầy Thiện  Thiền,  v.v...  họ  đã  trở  thành  những  người đệ tử bất nghĩa muôn đời, ngàn đời, để lại tiếng đời không tốt cho mai sau.


Tánh nghi ngờ làm cản trở sự tiến triển tu hành  cũng  như  những  sự  việc  khác,  làm  ngăn ngại  mọi  công  tác  hữu  ích cho mình,  cho xã  hội, và   cũng   vì  tâm  nghi   ngờ  khiến   cho  cuộc   đời không vượt khỏi cảnh tối tăm khổ sở.

6/ THÂN KIẾN:  có  nghĩa  là  vì không  rõ  nên lầm chấp thân ngũ uẩn tứ đại giả hợp này cho là Ta, là của Ta, là bản ngã của Ta.

Hòa thượng Thiện Hoa dạy về thân kiến: “Vì cái chấp sai lầm ấy, nên thấy có một cái Ta riêng biệt,  chắc thật  không  biến  đổi,  thấy  cái Ta ấy  là riêng của Ta, không dính  dấp đến người khác, và xem nó là một thứ rất quý báu. Vì tưởng lầm như vậy, nên kiếm món ngon vật lạ cho Ta ăn, may sắm quần áo tốt đẹp cho Ta mặc, lo xây dựng nhà cao cửa lớn cho Ta ở, thâu góp thật nhiều của cải, đất  ruộng  để dành  cho Ta dùng,  kiếm  công  danh chức tước, địa vị cho Ta hãnh diện với mọi người. Do sự  quý  chuộng  cung phụng  cho cái  Ta ấy,  mà tạo ra lắm điều tội lỗi, chà đạp lên bao nhiêu cái Ta khác,  làm  cho họ  đau khổ  vì Ta. Và  thế  giới trở thành một bãi chiến trường cũng vì cái Ta”.
Chúng  ta  hằng  ngày  chịu  nhiều  đau khổ  cũng chính  vì Thân kiến, tức là cái kiến chấp về thân. Nó là một trong bảy kiết sử trói buộc và sai sử chúng  ta  như  một  tên  nô  lệ  rất  khó  mà  bứt  bỏ, nếu  không  có  pháp  như  tác  ý   của  đức  Phật  dạy thì khó  có  pháp  nào  diệt  thân  kiến  kiết  sử  này được.


Nếu  hằng ngày chúng  ta  không  siêng  tu pháp như  lý  tác  ý   thì chẳng  bao giờ  chúng  ta  bứt  sợi dây  thân  kiến  kiết  sử  này  được.  Cho  nên,  đức Phật  thường  nhắc  đi  nhắc  lại  câu  pháp  hướng này:  “Thân  này   không  phải  là  Ta,   không phải của Ta,  không phải bản ngã của Ta”.
Câu này quý vị nên nhớ mà hướng tâm hằng ngày,  đừng  nên  biếng  trễ  và  xem thường,  đó  là lời  tâm  huyết  mà  đức  Phật  đã  dạy  cho chúng  ta, vì thương tưởng chúng ta vô minh mà lầm chấp thân kiến, chịu khổ muôn đời.

7/ BIÊN KIẾN:  có  nghĩa  là  chấp  một  bên, nghiêng về một phía, đó là những thành kiến rất cực  đoan.  Biên  kiến  có  nhiều  lối  chấp  sai  lầm, trong đó, lớn nhất là 3 kiến chấp:


1- Thường  kiến:  Là  một  loại  luận  thuyết  mơ hồ  trừu  tượng,  cho rằng  người  chết  còn  linh hồn cho rằng có thế giới siêu hình,  có bản thể vũ trụ, có  tiểu  ngã,  đại  ngã,  có  thần  thức,  có  Phật  tánh, có Thiên Đàng, có Địa Ngục, có Ngọc Hoàng Thượng Đế, có Chúa trời, có thần, quỷ, ma, v.v...
Những người chấp thường kiến là những người thường sống trong mê tín, lạc hậu, sống trong mộng   tưởng,   xây   dựng   cảnh   giới   siêu   hình, thường   cầu   cúng,   tế,   lễ  bái   và   ước   vọng  làm những  điều  thiện  để  khi chết  được  sanh lên  Cực Lạc Thiên Đàng của cõi Trời, cõi Niết Bàn hay cảnh giới chư Phật. Thiền tông, Mật tông đều thuộc về thường kiến.


2- Đoạn kiến: Là một loại luận thuyết chết cứng, khô cằn, cho chết là hết, không còn gì cả. Loại  luận  thuyết  này  khiến  cho con người  mất hết niềm  hy vọng  về tương lai. Cho nên người  ta đặt  ra câu  hỏi:  “Tương  lai không  có  thì hiện  giờ để  làm  gì?  Ngày  mai  chết  là  hết”.  Vì  vậy,  con người  chấp  đoạn  kiến  thì làm  bao nhiêu  ăn  bấy nhiêu,  chẳng  còn  biết  nghĩ  đến  ai  cả,  sống  chỉ quay  cuồng  trong  dục  lạc,  sống  theo  kiểu  hiện sinh không có ngày mai.
Hòa thượng Thiện Hoa dạy: “Đối với hạng người chấp đoạn kiến, thì hễ tắt thở là không còn gì tồn tại nữa; tội cũng không mà phước lại cũng chẳng  có.  Họ  không  tin nhân  quả  luân  hồi,  nên mặc  tình làm  các  điều  tội  lỗi.  Họ  tự  bảo:  “Tu nhân tích đức già đời cũng chết; hung hăng bạo ngược tắt thở cũng không còn”.
Vì chấp đoạn kiến, có người đứng trước cảnh thất tình, thất vọng, hoặc gặp cảnh buồn lòng nghịch ý, tưởng rằng chết là hết đau khổ, là giải thoát tất cả khổ, nên họ không ngần ngại mượn chén  thuốc  độc,  hay dòng  sông  sâu,  hoặc  sợi  dây oan trái  để  kết  liễu  đời  mình.  Họ  đâu  ngờ  rằng chết  rồi  vẫn  chưa  hết!  Họ  đâu  biết  rằng  luật nhân quả nghiệp báo là một vật thường hằng bất biến của môi trường sống.
Ngoài   những   hành   động   ác   thiện   của   loài động  vật  ra, khi chết  không  còn  lại  gì cả.  Chính vì những hành động của loài động vật là một tác nhân   tạo   ra   nghiệp,   cho  nên   đức   Phật   dạy:


“Nghiệp là cha đẻ ra con người, con người là thừa tự nghiệp”.
Như  thế  làm  sao gọi  là  đoạn  kiến.  Khi chết trong  ác  nghiệp  khổ  đau thì nghiệp  khổ  đau ấy vẫn phải tiếp tục tái sanh trong nghiệp nhân quả đau khổ kế tiếp.
Người chấp đoạn kiến là những người không thông suốt môi trường sống hợp duyên của các pháp. Trong môi trường sống này, không có một vật gì sanh ra mà đơn điệu, toàn là các pháp hợp lại tạo thành.
- Ví  dụ  1:  Không  thể  có  một  người  đàn  ông cũng như một người đàn bà đơn điệu tự một mình sanh  ra con được,  mà  phải  có  hai  người  nam  nữ lấy  nhau, tạo  duyên  ngũ  uẩn  hòa  hợp  mới  thành ra con người.
- Ví dụ 2: Không thể lấy một cây cột, lấy một tấm  tôn,  một  miếng  vách mà  bảo  rằng  vật  đó  là cái nhà được, một cái nhà phải có các vật hợp lại như:  cột,  kèo,  vách,  tôn,  cửa  cái,  cửa  sổ,  rồi  tạo dựng ra cái nhà.
Đó là các pháp trong môi trường sống này đều do duyên hợp mà thành, nhưng bảo rằng khi hoại diệt  thì không  còn  gì hết  là  sai (đoạn  kiến),  mà bảo rằng còn thì cũng sai (thường kiến), đó là hai cái sai của những lý luận này.
3- Vừa thường vừa đoạn kiến: Có một luận thuyết cho rằng  các pháp  trong thế gian  này vừa có vừa không như ngài Long Thọ: “Sắc tức thị không, không tức thị sắc”. Đó là lối lý luận trườn


uốn  như  con lươn,  để  rồi  Ngài  đẻ  ra  trí tuệ  Bát Nhã  chơn  không,  thành  ra  thường  kiến.  Cuối cùng, Ngài cũng như các nhà thường kiến khác, nhưng giỏi khéo lý luận để che mắt thiên hạ, chứ kỳ  thực  Chơn  Không  của  Ngài  đâu  có  khác  gì thần  thức, linh hồn, đại ngã,  Phật tánh, bản  thể vạn hữu, chỉ có khác là danh từ mà thôi.
Do  những  lý  luận  này,  đã  biến  những  tu  sĩ Phật giáo thành những nạn nhân, bỏ biết bao nhiêu công lao sức lực tu hành, rốt cùng cũng chẳng ra gì, khổ đau vẫn hoàn khổ đau, chẳng có ai làm chủ sanh, già, bịnh, chết cả.

8/ KIẾN THỦ: Có nghĩa là chấp chặt sự hiểu biết sai lầm của mình,  có ba trường hợp:

1- Kiến  thủ  vì ảnh  hưởng  tư tưởng  của  người khác: Khi học hiểu một điều gì do lý luận của các nhà  tư  tưởng,  như  tư  tưởng  chơn  không,  Phật tánh,   v.v...  Cũng   như  thấy   những   hiện   tượng nhập  đồng,  nhập  cốt  do cô,  cậu  hoặc  linh hồn người  chết  oan nhập  vào,  nói  đâu  trúng  đó,  rồi cho đó  có  linh hồn  người  chết,  có  thế  giới  siêu hình,   rồi  chấp  chặt,  ai  nói  gì  cũng  không  tin. Không  ngờ thế giới siêu hình  là do tưởng uẩn tạo thành,  chứ  không  có  thế  giới  siêu  hình  thật  sự. Do  sự  chấp  chặt  này,  họ  phải  chịu  thiệt  thòi nhiều mặt về sự tu hành cũng như về đời sống.
2- Kiến  thủ  vì  không  ý  thức  được  sự  sai  lầm của mình: Hòa thượng Thiện Hoa dạy: “Hành vi của  mình   sai  quấy,  ý    kiến  của  mình   sai  lầm,


nhưng  vì không  đủ  sáng  suốt  để  nhận  thấy,  nên cứ bảo thủ hành vi, ý  kiến của mình,  tự cho mình là hay, là giỏi, ai nói gì cũng chẳng nghe.
3-  Kiến  thủ  vì  tự  ái,  hay  vì  ngoan  cố  cứng đầu:   Biết  mình  làm  như thế  là  sai, nói  như vậy là  không  đúng,  lỡ  lời,  nhưng  vì tự  ái,  cứ  bảo  thủ cái sai cái không đúng của mình,  không chịu thay đổi,  không  chịu  sám  hối,  xin  lỗi,  không  chịu  từ bỏ, xa lìa.
- Ví  dụ:  Như  trước  kia ông  bà  đã  lỡ  theo  tà giáo  ngoại  đạo,  nay  con  cháu  đã  biết  đó  là  tà giáo, nhưng cứ theo mãi không dám bỏ, cho đó là tôn giáo truyền thống của tổ tiên, ông bà để lại không  được  bỏ,  mặc  tôn  giáo  đó  dạy  những  điều phi  đạo  đức,  phi  nhân  quả,  thường  dạy  những điều cầu cúng, mê tín, lạc hậu, v.v... Có người còn nói một cách liều lĩnh, ngu si: “Xưa sao nay vậy”, hay: “Xưa bày  nay  làm”.  Cũng  như  cha mẹ  trước là  nghề  nghiệp  ác  như  chài  lưới,  săn  bắn  hoặc làm  nghề  đồ  tể,  bán  thịt  sống,  thịt  chín,  mãi dâm,  bán  rượu,  thuốc  phiện,  xì  ke ma túy,  v.v... đó là những nghề ác độc tội lỗi, đến con cháu vẫn cứ  bảo  thủ  nghề  ấy,  không  chịu  thay  đổi  nghề khác.
Nhìn  rộng ra xã hội bên ngoài, có một số đông người,  mặc dù thời đại của chúng ta hiện giờ con người đã có nhiều tiến bộ về khoa học kỹ thuật, hiện đại hóa đời sống, thế mà người ta cứ vẫn giữ lại những lề lối cổ tục hủ bại, hễ trong nhà có người chết là giết heo bò để cúng kiến, rước thầy


chùa  tụng  kinh để  cầu  siêu  linh hồn.  Trong  khi ông  thầy  tụng  chưa độ  được  ổng  siêu,  mà  ông  đi lại  cầu  siêu  cho kẻ  khác,  thì việc  làm  đó  là  một điều  ngu si.  Khi đưa đám  tang  thì rải  giấy  tiền vàng  mã;  mỗi  khi tuần  tự  hay  giỗ  kỵ thì lại  đốt giấy tiền vàng mã và quần áo kho đụn nữa. Hằng năm  cứ  vào  ngày  rằm  tháng  ba âm  lịch,  thì Ban Tế  Tự  tập  họp  dân  chúng  làm  lễ  cầu  an, cúng  tế tà  thần,  ác  quỷ,  v.v...  Làng  xã  chấp  chặt  những hủ tục mê  tín lạc  hậu  như thế,  mà  còn  cho đó  là “văn  hóa  truyền  thống  của  dân  tộc”  không  được bỏ. Những việc làm đó đều thuộc về kiến thủ.

9/ GIỚI CẤM THỦ:  Có  nghĩa  là  làm  theo, sống theo giới cấm của ngoại đạo, tà giáo. Những giới cấm của tà giáo ngoại đạo này phần nhiều vô lý,  phi  đạo  đức,  mê  muội,  dã  man,  v.v...  Những giới  cấm  này  khiến  cho con người  bất  hiếu  và  tự làm khổ mình.

Hòa thượng Thiện Hoa dạy: “Các giáo phái ngoại  đạo  ở  Ấn  Độ  lấy  đá  dằn  bụng,  đứng  một chân  giữa  trời  nắng,  nằm  trên  chỗ  bẩn  thỉu,  leo lên  cao nhảy  xuống,  gieo  mình   vào  lửa,  nhảy xuống  sông  trầm  mình   chịu  lạnh  lẽo  để  được phước, chặt hoặc đốt một lóng tay, có người chặt nguyên một cánh tay để cầu pháp.
Những  thứ  cuồng  tín như thế,  không  làm  cho cuộc  đời  sáng  sủa,  mà  còn  là  cho đen tối  và  khổ đau thêm”.


Giới cấm thủ này chúng ta thấy trong kinh Pháp Hoa, phẩm Tựa dạy cúng dường thân mạng hoặc   một   phần   thân   mạng   để   cầu   pháp   giải thoát, khiến cho những người cuồng tín chặt hoặc đốt ngón tay, hủy hoại cơ thể của mình,  từ không tật nguyền mà thành tật nguyền, không khổ mà làm thêm khổ, đó là giới cấm thủ, hay còn gọi là những giáo điều của ngoại đạo.

10/ TÀ KIẾN:  Có  nghĩa  là  chấp  chặt  theo  lối không chân chánh, trái với sự thật, trái với luật nhân quả, phi đạo đức, như trong kinh Pháp Hoa phẩm Phổ Môn, Bồ tát Quan Thế Âm cứu khổ cứu nạn chúng sanh, đó là tà kiến phi đạo đức, phi nhân quả, mê tín.

Hòa thượng Thiện Hoa dạy: “Tà kiến nghĩa là mê  tín, dị  đoan, như thờ  đầu  trâu,  đầu  cọp,  bình vôi, ông táo, xin  xăm, bói quẻ, buộc tôm đeo niệt, coi  sao, cúng  hạn,  v.v... Nói  rộng  ra,  những  kiến chấp trên đều thuộc về tà kiến cả”.
Nghĩa  là  trên  đời  này,  cái  gì  ý   thức  không hiểu được, mà phải dùng tưởng thức để hiểu, hiểu như  vậy  là  hiểu  một  cách  mơ  hồ,  trừu  tượng, không  rõ,  không  thực  tế,  không  cụ  thể,  thì đều gọi là tà kiến.
Khi tu Định  Vô  Lậu  câu  hữu  với  Tập  Đế là chúng ta sống trong thực tế, cái gì ý thức hiểu  biết  cụ  thể,  thực  tế  hoàn  toàn  thì mới tin, còn  ngoài  ra  không  tin một  cái  gì cả.  Phần


nhiều người  ta  thường hay sống  trong tưởng  thức nên người ta phải chịu khổ.
- Ví  dụ:  Người  ta  chửi  mình  đồ  chó,  đồ  trâu, mình  tưởng ra mình  là chó, trâu, nên  mình  sanh tức  giận  chửi  mắng  lại  họ.  Cũng  như  người  ta chửi mình: “Tao đào mồ mả cha mày lên”, mình tưởng  rằng  họ  đào  mồ  mả  cha mình,  chứ  sự thật họ đâu có đào, thế mà mình  sống trong tưởng, rồi sanh ra tức  giận  chửi  mắng,  đánh  nhau. Thật  là tà kiến điên đảo và  sống không thực tế, tạo cảnh khổ mình,  khổ người khác, chẳng có ích lợi gì cả.
- Ví dụ: Người ta chửi mình là đồ ăn cắp, ăn trộm, mình  tự ái, sợ người khác không hiểu mình, sanh  ra nghi  ngờ  mình  ăn  cắp,  ăn  trộm  thì xấu hổ. Cái tự ái, sợ hãi người ta nghi ngờ mình,  nên mình  tức giận và buồn khổ trong lòng  mãi, đó là mình sống trong tưởng, chứ sự thật mình có ăn trộm, ăn cắp đâu mà sợ.
Con người ở đời sống trong tà kiến, nên luôn luôn  chịu  khổ  đau,  tức  giận,  sanh  ra  thù  hận không  nguôi,  tạo  ra nhiều  điều  ác  đức  tội  lỗi,  rồi lại còn tiếp tục bằng cách trả thù, trả oán cho đã cơn giận.
Cho nên,  khi chúng  ta  biết  áp  dụng  Định Vô Lậu  kết  hợp  với  Tập  Đế,  thì chúng  ta  không  còn sống   trong   tưởng,   nói   cách   khác   là   chúng   ta không còn sống trong tà kiến.

(Trích ĐVXP  Tập  6  Trg  197-206  Tập  1  trg
143-50-81-205)



TU LÀ SỬA, CHỨ KHÔNG PHẢI TỤNG KINH, NIỆM CHÚ, NIỆM PHẬT, CÚNG BÁI, NGỒI THIỀN


Hỏi: Con nghe những người tu Tịnh Độ nói: “Niệm  Phật  cũng  là  phương  pháp  xả  tâm”.  Có phải  như  vậy  không  thưa Thầy?  Những  người  tu Tịnh  Độ  dẫn  chứng  rằng,  khi  đang  giận,  buồn, tức  một  điều  gì đó,  thì cứ  nhớ  niệm  Phật  là  cơn tức  giận  buồn  lo  sẽ   biến  mất.  Những  người  tu Tịnh Độ còn cho biết:
“Cứ niệm Phật mãi, niệm mãi” đến một ngày nào  đó  nó  sẽ  “vỡ  ra”  thì sẽ  được  tâm  rỗng  rang sáng suốt.
Đáp: Niệm Phật là một phương pháp ức chế tâm,  chứ  không  phải  niệm  Phật  là  phương pháp xả  tâm.  Nhưng  mọi  người  đã  hiểu  lầm  ức  chế  và xả tâm. Chính ngay những vị Thầy dạy về pháp môn Tịnh Độ họ cũng chẳng biết pháp môn đó là pháp môn ức chế tâm huống là những tín đồ. Vậy ức chế tâm như thế nào? Và xả tâm như thế nào?
Ức  chế  tâm  có  nghĩa  là  nén  tâm,  chịu đựng, ép buộc, hay bắt buộc làm cho tâm không khởi niệm (vọng tưởng), v.v...
Pháp ức chế tâm gồm có: Niệm Phật A Di Đà, niệm thần chú, biết vọng liền buông, chẳng niệm thiện niệm ác, chăn trâu, ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm, Lục Diệu pháp môn, thiền Minh Sát tuệ,


tham thoại đầu, tham công án, v.v... Những người tu  Tịnh  Độ  hiểu  lầm  nên  cho ví  dụ:  Khi đang giận,  buồn,  tức  một  điều  gì đó  thì cứ  nhớ  niệm Phật là cơn tức giận, buồn, lo sẽ biến mất. Đó là cách thức ức chế tâm bằng câu niệm Phật mà người tu Tịnh Độ không biết, cho rằng xả tâm. Tu theo Tịnh Độ như vậy dù một ngàn kiếp cũng chẳng  bao giờ  hết  tham,  sân,  si,  chỉ  vì  ức  chế tâm.
Xả tâm có nghĩa là trước khi xả một niệm nào trong  tâm,  phải  có  sự  tư  duy suy nghĩ  cho thấu đáo  nghĩa  lý  của  niệm  đó,  và  còn  phải  biết  áp dụng  đức  hạnh  của  giới  luật  vào  niệm  đó  để chuyển hoá niệm. Sự chuyển hoá niệm gọi là xả  tâm,  cho  nên  đức  Phật  bảo:  “Tri kiến  ở đâu  thì đức  hạnh  giới  luật  ở  đó,  đức  hạnh  giới luật  làm  thanh tịnh  tri kiến,  tri kiến  làm  thanh tịnh đức hạnh giới luật”.
Lời dạy trên đây là cách thức xả tâm rất tuyệt vời của kinh sách Nguyên Thuỷ, còn toàn bộ kinh sách  phát  triển  đều  dạy  ức  chế  tâm,  nên  chẳng cần tư duy theo niệm, chỉ cố ức chế tâm vượt qua những lúc tâm giận hờn, phiền  não mà thôi. Khi ức chế tâm, thấy  tâm sân  không còn tưởng là xả tâm, vì vậy tâm sân không bao giờ hết.  Nếu bảo rằng  niệm  Phật  xả tâm  phiền  não  được,  thì niệm  Phật  cũng  xả  được  các  cảm  thọ,  như khi bị  bệnh  đau  nhức  nơi  thân  thì niệm  Phật phải hết đau. Hết đau sao người niệm Phật lại đi bác sĩ nằm nhà thương nhiều như vậy?


Các cảm thọ nơi thân là do bị bệnh đau nhức, đó  là  niệm  thọ  khổ  của  thân.  Vậy  niệm  Phật  có xả niệm thọ khổ của thân đó không? Hay lại phải đi bác sĩ, vào bệnh viện như trên đã nói.
Trong thân chúng ta có bốn chỗ để xả: 1- Thân; 2- Thọ; 3- Tâm; 4- Pháp.  Nếu niệm Phật xả  tâm  được  thì xả  thân  được;  xả  thân  được  thì xả  thọ  được;  xả  thọ  được  thì xả  pháp  được.  Như vậy các bạn có làm được chưa? Nếu chưa làm được như vậy thì các bạn chỉ ức chế tâm mà thôi.
Trên đời ai nói gì cũng được, nhưng làm cho được  thì không  phải  dễ,  nhất  là  hiểu  sai  chữ nghĩa thì làm sao tu hành đúng được. Phải không các bạn?
Từ  xưa  đến  nay  người  ta  đã  hiểu  sai  Phật pháp,  nên  chẳng  có  ai  tu  chứng  làm  chủ  bốn  sự đau khổ.  Đến  giờ  này  các  phật  tử  cũng  còn  hiểu sai là  do các  Thầy  tổ  khéo  léo  bưng bít che dậy, hướng dẫn một cách sai lầm.
Người ta không biết pháp môn Tịnh Độ là một pháp  môn  ảo tưởng, nên  bị  các  thầy  lừa  đảo  như câu nói này: “Cứ niệm Phật mãi, niệm mãi, đến một  ngày  nào  đó  nó  sẽ  “vỡ  ra”  thì sẽ  được  tâm rỗng rang sáng suốt”. Theo lời dạy này thật là mơ hồ, trừu tượng, thiếu thực tế, không khoa học. Tôi xin  hỏi  các  bạn,  các  bạn  cứ  thành  thật  trả  lời. Vậy “vỡ ra” là vỡ ra cái gì? Tâm rỗng rang sáng suốt để làm gì?
Những  danh  từ  “vỡ  ra”  và  “tâm  rỗng  rang sáng suốt”, là những danh từ của Thiền tông, mà


Tịnh  Độ  tông  đã  chịu  ảnh  hưởng  rồi  vay  mượn, chứ Tịnh Độ tông có biết vỡ ra là vỡ ra cái gì không?  Như  trên  đã  nói.  Còn  tâm  rỗng  rang  là tâm  như  thế  nào?  Trong  khi pháp  môn  Tịnh  Độ dạy:  “Thất  nhật  nhất  tâm  bất  loạn  chuyên  trì danh  hiệu  A  Di  Đà  Phật”.  Vậy  thì làm  sao mà rỗng  rang  được,  thật  là  phi  lý,  bắt  chước  mà không  hiểu  nghĩa,  cũng  giống  như  người  mù  rờ voi, cũng giống như người ăn bánh mà không biết mùi vị.
Tu hành với mục đích là phải làm chủ bốn sự khổ đau của kiếp người: sanh, già, bệnh, chết, chứ tu  hành  đâu  phải  mục  đích  để  tâm  rỗng  rang sáng suốt. Tâm rỗng rang sáng suốt để làm gì?
Pháp môn Tịnh Độ là pháp môn ảo tưởng, nên tu hành không làm chủ sanh, già, bệnh, chết, nên các tổ Tịnh Độ chỉ còn biết cầu nguyện:
“Cầu cho tôi chết biết ngày,
Biết giờ, biết khắc, biết rày tánh linh
Cầu cho bệnh khổ khỏi mình”

Đấy, các bạn có thấy những câu sám trên đây là một sự cầu nguyện và hy vọng, chứ không đủ niềm  tin vào  pháp  niệm  Phật  của  mình.  Vậy  mà bảo:  “Niệm  mãi,  niệm  mãi  nó  sẽ  “vỡ  ra”  thì sẽ được tâm rỗng rang sáng suốt”. Bắt chước Thiền tông nói một cách mơ hồ không thực tế.
Ngược  lại,  pháp  môn  Tứ  Niệm  Xứ  của Phật giáo Nguyên Thủy rất thực tế, đẩy lui các sự khổ đau  trên bốn chỗ: thân, thọ, tâm, pháp: “Này các Tỳ kheo, ở đây này các Tỳ kheo,


trú  quán  thân  trên  thân,  nhiệt  tâm  tỉnh  giác chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời; trú quán thọ trên các thọ, nhiệt tâm tỉnh giác chánh niệm, nhiếp  phục  tham  ưu  ở  đời;  trú  quán  tâm  trên tâm, nhiệt tâm tỉnh giác chánh niệm, nhiếp nhục tham  ưu  ở  đời;  trú  quán  pháp  trên  các  pháp, nhiệt   tâm   tỉnh   giác   chánh   niệm,   nhiếp   phục tham ưu ở  đời.  Như  vậy,  này  các  Tỳ  kheo, là  Tỳ kheo chánh niệm”.
Đoạn kinh trên đây, chứng tỏ đạo Phật có những  phương pháp  để  khắc  phục  những  sự  khổ đau của đời người, chứ không phải cầu nguyện.
So sánh  giữa  hai  pháp  môn  Tịnh  Độ  và  Tứ Niệm Xứ, chúng ta thấy pháp môn niệm Phật của Đại  thừa  giống  như  một  người  mù  dẫn  một  số người mù đi, thật là nguy hiểm, tốn công sức, tốn của cải tài sản một cách vô ích. Chỉ sống trong ảo tưởng,  mộng  mơ,  làm  gì có  sự  làm  chủ  sự  sống chết và chấm dứt luân hồi.
Tóm lại, pháp môn Tịnh Độ là một pháp môn ảo tưởng, pháp môn mê tín, pháp môn lừa đảo.






CHẤN CHỈNH PHẬT GIÁO


Hỏi:  Kính  thưa Thầy!  Trong  tập  hai  Đường Về Xứ Phật, bìa xanh, mục nhân quả trang 160, Thầy  viết  khi  đức  Phật  nhập  Niết  Bàn,  Ngài  bị đau lưng nên bảo ông Anan trải tọa cụ để nằm nghỉ.
Đạo  Phật  là  đạo  làm  chủ  sanh,  già,  bệnh, chết, cớ sao đức Phật lại bị đau lưng như vậy?
Khi  nhập  diệt  đức  Phật  phải  nhập  định  ba lần xuôi ngược rồi mới nhập diệt, như vậy là ý nghĩa gì?
Nếu  kinh  sách  phát  triển  nói  đức  Phật  đau lưng thì không thể nào được ghi vào sách của Thầy, mong Thầy chỉ cho con hiểu.
Đáp: Trong câu này gồm có ba câu hỏi:

1- Làm chủ bệnh sao đức Phật lại bệnh đau lưng?
2- Làm chủ chết sao đức Phật không tự tại nhập diệt mà phải nhập định ba lần?
3-  Tạo  sao đoạn  kinh này  lại  được  ghi  vào sách của Thầy?
Như   con  đã   biết   trong   kinh  sách   Nguyên Thuỷ, đức Phật dạy phương cách làm chủ bệnh là pháp môn Tứ Niệm Xứ. Pháp môn Tứ Niệm Xứ là pháp  môn  khắc phục những  sự đau khổ của  thân và  tâm (Trên thân quán thân để khắc phục tham ưu...), tức là làm chủ sanh, già, bệnh, chết. Người


cha sinh  pháp  môn  ấy  là  đức  Phật.  Thế  sao đức Phật lại còn bị bệnh đau lưng? Một điều vô lý hết sức. Giáo lý đạo Phật có mâu thuẫn nhau không? có lường gạt người ta không? Mà lại viết những điều này.
Ai đã viết điều này trong kinh sách Nguyên  Thủy?  (Đức  Phật  đau  lưng). Ai đã phỉ  báng  đức  Phật  như  thế  này?  (Nói  láo). Nếu không có Thầy thực hiện và không có các đệ tử của  Thầy  tu  tập  pháp  Tứ Niệm  Xứ đẩy  lui  các bệnh  khổ,  thì ai là  người  minh  oan cho đức Phật và  xác  định  Tứ  Niệm  Xứ  là  pháp  môn  làm  chủ sanh, già,  bệnh  chết  thật  sự.  Trong  khi đó,  kinh sách Nguyên Thủy ghi chép đức Phật đau lưng rõ ràng bằng giấy trắng mực đen.
Chúng tôi chứng nghiệm được pháp môn Tứ Niệm Xứ đẩy lui các chướng ngại pháp trên thân tâm, nên mạnh dạn tuyên bố với các bạn:  “Đoạn kinh kết  tập  này  là  sai,  do người  sau  thêm vào  để  che đậy  pháp  môn  Đại  thừa  tu hành không làm chủ bệnh”.
Hơn 25 thế kỷ trôi qua, ai cũng nghĩ rằng đức Phật  chưa có  làm  chủ  bệnh  khổ.  Người  tu  xong đọc  đến  đoạn  kinh ngày  rất  đau lòng  và  thương cho Phật giáo. Vì thương mình,  thương người, đức Phật phải bỏ hết sự giàu sang, quyền thế, dục lạc thế gian,  phải hy sinh cả  thân  mạng để mưu cầu hạnh  phúc,  an vui  cho mọi  người.  Ngài  là  người cha sinh ra Phật giáo, vậy ai nỡ nhẫn tâm viết những   đoạn   kinh  ghép   vào   trong   kinh  sách


nguyên Thuỷ để đánh lừa mọi người khác, để phỉ báng  đức  Phật  thật  là  đau lòng,  những  kẻ  ấy  sẽ bị đoạ xứ ác, chịu khổ đau vô lượng.
Đức Phật nhập Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền và  Tứ Thiền, nhập xuôi nhập ngược ba lần rồi  nhập  vào  Tứ  Thiền  xả  bỏ  báo  thân.  Đó  là “thân hành di chúc” lần cuối cùng để nhắc người đời sau: “Tứ Thánh Định mới là chánh định, mới là thiền của Phật giáo”.
Nhập Tứ Thánh Định, xả  bỏ báo thân cũng là xác  định cho người đời sau biết: Chỉ có bốn thiền này mới làm chủ sanh, già, bệnh, chết, ngoài bốn thiền này không có thiền nào làm chủ trọn vẹn bốn sự đau khổ của kiếp người được. Các bạn nên lưu  ý:  Những  thiền  của  ngoại  đạo  làm  chủ  được cái này thì không làm chủ được cái kia.
Đoạn kinh này rút ra từ trong kinh tạng Nguyên Thuỷ, được ghi vào sách Đường Về Xứ Phật, để xác định  cho mọi  người thấy  cái sai của những người kết tập kinh sách, thường thêm vào và   bớt  ra  làm  kinh sách  nguyên  gốc  của  Phật giáo  mất  giá  trị  như đoạn  kinh trên  đây.  Trong sách Đường Về Xứ Phật, người biên tập đã cắt bỏ đoạn kết luận của bài Nhân Quả, nên làm mất ý nghĩa. Xin cáo lỗi cùng các bạn.



Hỏi:  Những  Lời  Phật  Dạy  được  Thầy  triển khai  minh  bạch,  logic  và  khoa  học,  làm  sao gửi đến  giáo  hội  cao cấp  để  cùng  nghiên  cứu  lại,


cùng  nhìn  nhận  sự  thật,  để  kịp  thời  chấn  chỉnh lại  Phật  giáo. Con hằng mong ước: Ngày Đại hội Phật giáo sẽ là ngày thanh lọc lại những gì đạo Phật  nên  duy  trì và  những  gì  cần  loại  bỏ  (mê tín), thì may ra mới còn giữ đúng nghĩa chữ “tu”. Vì tu là sửa. Mà giáo pháp không sửa đúng, cứ cố chấp bảo thủ mãi những giáo pháp không đúng của  Phật  giáo,  thì làm  sao thực  hành  theo  giáo pháp ấy mà thành tựu đạo quả.
Đáp: Phải tùy duyên con ạ! Phước chúng sanh chưa đủ thì dù chúng ta có muốn cũng không làm được.
Không  phải  thời  mạt  pháp,  mà  chỉ  vì  con người sống trong ác pháp, phóng xuất vô lượng từ trường   ác   trong   bầu   khí   quyển,   làm   cho  môi trường sống xấu đi, từ đó chánh pháp của Phật bị chôn  vùi  dưới  lớp  bụi  kiến  giải  của  những  nhà học giả và của ngoại đạo.
Một Phật giáo truyền thừa đã sai lệch từ mấy ngàn năm qua, đã ăn sâu vào tâm tư của mọi người;  một  truyền  thống  văn  hoá  mê  tín lạc  hậu của  Tịnh  Độ  tông,  của  Mật  tông;  một  trạng  thái ảo tưởng mơ hồ lầm lạc của Thiền tông. Muốn gội rửa những  tư tưởng  này  không thể một  thời gian ngắn mà được, phải có thời gian con ạ! Vậy chúng ta phải kiên gan, bền chí, lần lượt từng giờ, từng phút, từng giây để chấn chỉnh lại những kinh sách, những giới luật, những đạo đức làm Người, làm  Thánh  của  Phật  giáo.  Và  còn  mạnh  dạn thẳng thắn chỉ rõ những chỗ sai lầm, những kiến



0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!