như tổ
Tông Bổn, Khánh Anh,
Thiện Hoa, Thiện Hòa, v.v... Có
người chuyển sang vừa tu Tịnh Độ cầu
vãng sanh, vừa tu Mật tông; có người lại chuyển sang qua hẳn Mật tông, chuyên
ròng niệm chú.
Có người tu Tịnh
Độ lâu ngày chẳng
thấy kết quả gì
chuyển qua tu Thiền tông,
lại cũng có người
tu Mật tông
lâu ngày chẳng
thấy linh ứng chuyển qua tu
Thiền tông... Họ
chuyển qua pháp môn này, chuyển lại
pháp môn kia, tu mãi từ đời này sang đời khác mà chẳng ra gì, vẫn chết trong
đau khổ và còn đau khổ hơn người thế gian.
Hiện giờ,
người ta tu theo Phật giáo Đại thừa, cứ chạy theo ba pháp môn Thiền, Tịnh, Mật,
và chuyển qua chuyển lại
tu tập, cứ thế tu tập cho đến bây giờ chẳng ai tu đến đâu, cứ loanh
quanh, luẩn quẩn trong vòng luẩn quẩn, loanh quanh. Có người tu
các loại tà thiền Yoga xuất
hồn lại rơi vào
trạng thái định
tưởng, có người
tu Thiền Đông Độ rơi vào pháp tưởng
nên gọi là triệt ngộ.
Tịnh Độ tông
thì rơi vào sắc tưởng, thinh tưởng, thấy cảnh giới Tây Phương, Phật Di Đà và Thánh Chúng, thấy hoa sen, thấy tên họ được
đăng ký
trên hoa sen
và thấy ánh
sáng hào quang, nghe
Phật Di Đà
thuyết pháp, v.v...
Đó toàn là sắc, thinh tưởng.
Mật tông
thì rơi vào tha
tâm tưởng, nên biết
chuyện quá khứ vị lai,
khiến cho mọi người
quá nể phục, và họ thường làm trò ảo thuật (thần thông) lừa đảo người.
Tất cả những sự việc xảy
ra khiến cho người tu
tưởng mình đã chứng đạo,
nên trong kinh Pháp
Môn Căn Bản,
Phật dạy: “Tất cả những kết quả đó là tưởng tri, chớ không phải
thực chứng giải thoát (liễu tri)”.
Bởi vậy, một
người tu tìm cầu sự giải thoát mà không sống đầy đủ giới hạnh, đầy đủ giới bổn,
sống không phòng
hộ sáu căn với sự
phòng hộ của giới bổn, không đầy
đủ oai nghi chánh hạnh, không thấy sự nguy hiểm trong các lỗi nhỏ nhặt,
không chơn chánh
lãnh thọ và
tu học các học
giới, thì dù tu ngàn đời Thiền, Tịnh, Mật cũng chẳng đi đến đâu,
chỉ uổng phí một đời
tu hành mà thôi, rồi cũng chạy
theo danh lợi, buôn Phật, bán pháp mà sống, sống
trong cách thức lừa đảo tín đồ để ngồi trong mát ăn bát vàng.
Thần thông
của ngoại đạo do
dùng tưởng tu tập
như Yoga, Mật tông, Khí
Công, Nội Công, v.v...
Do dùng tưởng
tu tập nên
có thần thông mà tâm dục chưa diệt,
ác pháp chưa trừ, nên dễ sa
ngã trong nữ sắc,
danh, lợi thế gian, v.v...
Do sa ngã nữ sắc,
danh lợi thế gian, nên thần thông mất dần.
Vì vậy,
có nhiều vị
Giáo chủ mới xuống núi, thanh
sắc đầy đủ, uy
nghi chánh hạnh
nghiêm trang khiến cho mọi người ai cũng kính nể, lại có thần thông kêu mây hú gió, sai
binh khiển tướng, sái đậu thành binh, tàng hình biến hóa, đi trên nước lửa
như đi trên đất bằng,
ngồi trên hư không
như thuyền nổi
trên nước, đi
xuyên qua
vách
đá, chôn
dưới đất mà vẫn
sống, đi trong hư không như chim bay, v.v...
Những hành
động trên đã
khiến cho mọi người kính trọng, đem dâng cúng của cải, tài sản và ngay cả
sắc đẹp, không
có vật gì mà
họ tiếc. Thử hỏi, thần thông như
vậy để làm gì, có ích lợi gì cho loài người đâu? Chỉ là một trò ảo thuật cho
người ta
xem chơi, để
cám dỗ những
người nhẹ dạ, ham mê thần thông,
chớ không thể lường gạt những người đệ tử Phật chơn chánh được.
Những hành động lừa
đảo gạt người, như một vị Đạo sư chỉ
dùng một tờ
báo nấu sôi một nồi nước, đã làm cho mọi người kính nể. Nấu sôi một nồi nước bằng một tờ báo thì
có ích lợi gì cho con người ở thế gian? Vậy mà những người vô minh đều kính
phục. Các vị giáo
chủ loại này
tâm dục chưa trừ, ác pháp chưa diệt,
nên khi thấy của cải, tài sản, sắc đẹp thì ham
thích, nên lần lần sa ngã và thần thông tưởng tiêu mất. Cho nên
thỉnh thoảng, trên báo
Công An phát giác
ra đăng tin, vị giáo chủ này, vị
giáo chủ kia, ông đạo này, ông đạo kia làm chuyện lừa đảo tín đồ nhẹ dạ.
Ngược lại,
thần thông của đạo Phật
không do tu tưởng
mà có, chỉ
dùng Pháp Hướng
Như Lý Tác Ý của đạo
tác ý để ly
dục, ly ác pháp,
diệt ngã xả tâm,
đoạn dứt tâm
tham, sân, si, mạn,
nghi, diệt sạch thất kiết sử. Do tu tập đoạn dứt những điều này mà tâm được
thanh tịnh. Nhưng phải biết rõ,
muốn dùng pháp
hướng tâm Như Lý
Tác Ý có hiệu quả,
thì phải sống
đúng giới luật,
lấy giới luật phòng hộ sáu căn, sống đời sống
thiểu dục tri túc,
oai nghi tế hạnh hẳn
hòi, đi đứng
trang nghiêm, đức hạnh trọn vẹn, không hề sai sót một lỗi nhỏ.
Thần thông
của đạo Phật
là thần thông
vô dục, vô ác pháp. Người tu sĩ đạo Phật phải biết rõ vô dục,
vô ác pháp,
và nhờ có giới luật mới diệt trừ được dục và ác pháp. Trong kinh Ước
Nguyện, Phật dạy: “Nếu Tỳ kheo có ước nguyện: Mong rằng ta chứng được các loại
thần thông, một thân ta hiện ra nhiều thân, nhiều thân ta hiện ra một
thân, ta hiện hình tất
cả các loài vật, biến hình đi
ngang qua vách qua thành, qua
núi đá như
đi ngang qua
hư không; ta độn thổ trồi lên
ngang qua đất liền như
ở trong nước; ta đi trên nước
không chìm như trên đất liền,
ta ngồi kiết già đi
trên hư
không như con chim;
với bàn tay ta chạm
và rờ mặt
trăng và mặt trời, những vật
có đại oai lực, đại oai thần,
thân ta có thần thông
bay đến Phạm thiên. Muốn
được vậy, Tỳ kheo hãy sống đầy đủ giới hạnh, đầy đủ giới bổn, sống phòng
hộ sáu căn với sự phòng hộ của
giới bổn, đầy
đủ oai nghi chánh hạnh, thấy sự nguy hiểm trong các
lỗi nhỏ nhặt, chân
chánh lãnh thọ
và tu học các học giới”.
Qua bài kinh
Ước Nguyện, nếu ta muốn thành tựu những gì mà mình mong muốn, thì phải thực hiện tu tập và sống
đúng giới luật. Đó là một nền
tảng vững chắc
của đạo Phật, một nền tảng đạo đức thật sự của loài
người. Nếu ai bỏ nền tảng
đạo đức vững chắc này mà tu tập, dù có tu đúng thiền định của đạo Phật cũng trở
thành tà thiền, tà định. Tại
sao vậy? Tại vì khi
lìa khỏi
pháp môn căn bản của đạo Phật, tức là giới luật (pháp môn đầu
tiên trong ba pháp
môn vô lậu
“Giới, Định, Tuệ”) thì người đó
dù có tu
theo đạo Phật, nhưng thực tế vẫn là tu tà đạo.
Bởi vậy, chỉ
cần nhìn các tu sĩ Phật giáo hiện giờ là
biết Phật giáo suy hay thịnh, mất hay còn. Thịnh không phải do số tu sĩ Phật
giáo đông, không phải ở chỗ Phật giáo được chấp nhận là quốc giáo,
không phải Giáo Hội Phật
Giáo được tổ chức
như một quốc
gia có tổ chức hẳn hòi,
có các trường học từ Sơ, Trung,
Cao đẳng để tu sĩ
học tập có cấp bằng Cử nhân, Tiến sĩ, v.v... Phật giáo thịnh không phải ở chỗ
xây cất chùa to tháp lớn, kiến trúc kiên cố vĩ đại, mà ở chỗ tu sĩ phải sống đầy
đủ giới hạnh, đầy đủ giới bổn, sống phòng
hộ sáu căn với sự
phòng hộ giới bổn, đầy đủ uy nghi chánh hạnh, thấy sự nguy hiểm
trong các lỗi nhỏ nhặt. Nói tóm lại, vị
Tỳ kheo phải giữ gìn giới luật nghiêm túc, thì Phật giáo mới còn và hưng thịnh,
còn chúng Tỳ kheo phá giới thì Phật giáo mất và không hưng thịnh.
Lời di
chúc năm xưa của
đức Phật còn
vang mãi trong tai chúng
ta: “Giới luật còn là Phật giáo còn,
giới luật mất
là Phật giáo mất”.
Hỡi quý vị tăng, ni và cư sĩ! Quý vị có muốn Phật giáo trường tồn với loài người
trên hành tinh này
chăng? Hay
là để cho Phật giáo mai một suy tàn, chìm mất trong lớp bụi mù dày đặc của tà
pháp ngoại đạo (Đại thừa) đang phủ trùm che khắp các nơi?
Nếu muốn Phật
giáo được trường tồn và hưng thịnh mãi mãi, đem lại hạnh phúc an vui cho loài
người và mọi người trên hành tinh này, để không còn làm khổ mình, khổ người nữa, thì người cư sĩ, đệ tử Phật tại
gia, hãy giữ gìn giới luật của người cư sĩ
mà đức Phật
đã dạy, phải
nghiêm túc khi thọ
Tam Quy, Ngũ Giới và Thập Thiện,
phải lấy nó phòng
hộ cuộc sống của mình,
giữ gìn đầy đủ oai
nghi chánh hạnh,
thấy sự nguy
hiểm trong các lỗi
nhỏ nhặt, không
làm khổ mình,
khổ người, thì Phật giáo sẽ còn với quý vị, với loài người trên hành
tinh này.
Còn Tỳ
kheo tăng và Tỳ kheo
ni, đệ
tử xuất gia của
đức Phật, nếu
muốn Phật giáo
được trường tồn làm ngọn đuốc sáng soi đường đạo đức cho mọi
người trên quả địa cầu
này, và để có
hướng đi
tìm chân lý giải
thoát, thoát khỏi
kiếp sống khổ đau của
loài người, thì chính
ngay bản thân của quý vị phải nghiêm trì giới luật. Quý vị có muốn làm
chủ bốn sự khổ đau sanh, lão, bịnh, tử đang tấn công quý vị hằng giây, hằng
phút không? Nếu quý vị lơ đễnh thì ô
hô, uổng một kiếp người!
Nếu muốn làm
chủ bốn sự khổ đau này thì quý vị đã thọ cụ túc giới phải nghiêm chỉnh sống đầy
đủ giới hạnh, đầy đủ giới bổn, không được bẻ vụn
giới, sống
phá giới. Quý vị hãy bỏ xuống những gì của các Tổ, mà phải trở lại sống đúng
như Phật, sống phòng hộ sáu căn với sự phòng hộ của giới bổn, phải đầy đủ oai
nghi chánh hạnh, thấy nguy hiểm trong các lỗi nhỏ nhặt, chơn chánh lãnh thọ và
tu học các học giới.
ĐÃ HỌC GIỚI
LUẬT MÀ CÒN VI PHẠM
Hỏi: Con
nghe nói, người học giới luật mà còn phạm là có tội. Như vậy, những người đã được
về đây tu học với Thầy, gặp được Minh Sư và chánh pháp mà
còn ra đi, có người
tiếp tục tu pháp Giới,
Định, Tuệ, có người kèm
theo vô vi, có
người kèm thêm
Yoga... vậy họ có tội gì không? Và nhân ấy dẫn họ đến quả báo gì
trong hiện tại và tương lai? Con kính
mong Thầy từ
bi giảng giải cho chúng con được thấu đáo.
Đáp: Người học
giới luật mà phạm giới luật, hiện tại họ
là trùng trong
lông sư tử. Tuy họ
cố gắng che đậy, nhưng
cuối cùng họ vẫn để lộ tẩy, làm
cho người khác rõ
và không còn
tin tưởng. Phạm giới luật tùy theo tội chủng của giới luật, người
này phải đọa
vào cảnh khổ, nhiều kiếp phải làm thân chúng sanh.
Tu theo Giới,
Định, Tuệ của Phật mà còn kèm theo các pháp môn của ngoại đạo thì có nhiều tai
hại:
1- Sự tu
hành của họ chẳng tới đâu, họ đã làm mất chủng tử giải thoát, dù tu ngàn kiếp
cũng chỉ thành ma thiền.
2- Đó
là tu hành
không chân chính,
khiến Phật giáo mang
tiếng xấu. Người
tu như vậy là
phỉ báng
Phật pháp, làm
cho người khác mất
niềm tin, tội ấy sẽ đọa Địa Ngục (luôn sanh trong cảnh đói khổ). Muôn kiếp khó
làm người thiện (mất chánh pháp.)
3- Tu như vậy
trong hiện kiếp đều gặt lấy quả bất trí, bị người khác khinh chê.
4- Tu
như vậy,
dù tu mãi
cũng không có kết
quả, nên
trong hiện tại
người khác thấy
rõ sẽ khinh chê,
và kiếp sau sanh làm
người u tối, mê muội.
5- Tu như vậy
con người ương ương, gàn gàn, sống bất an và
hoàn cảnh bất an
trong hiện tại và muôn kiếp.
HỦY BỎ NHỮNG
HỌC GIỚI NHỎ NHẶT
Hỏi: Trong
kinh “Đại Bát Niết Bàn”,
Phật dạy: “Này Ananda, nếu chúng
tăng muốn, sau khi Ta diệt độ,
có thể hủy bỏ những
học giới nhỏ nhặt chi tiết”. Nhưng đọc hai tập “Giới Đức Làm Người” của Thầy, dù với những
giới nếu phạm thì “tội
nhẹ”, con không thấy
giới nào “nhỏ
nhặt và chi tiết”. Vậy thế nào là “những học giới nhỏ nhặt chi tiết?”
Đáp: Lời dạy
này là của các Tổ sau này đặt ra và xen
vào kinh Phật, để mạo nhận Phật dạy bỏ
các giới
nhỏ nhặt, để khi
các vị
phạm giới, phá giới thì bảo đó là những giới nhỏ nhặt
thì tín đồ không phê phán được. Ý đồ của các Tổ là dẹp bỏ giới luật của Phật,
nhưng không dẹp được, nên phải tổ chức theo kiểu vết dầu loang, để
lần lượt phá sạch giới luật của Phật. Bằng chứng hiện giờ quý vị đi tìm một vị tu
sĩ giới luật nghiêm
chỉnh không bao giờ có.
Giới luật
Phật giúp cho
con người sống có
đạo đức, như
vậy thì có giới nào
là không hợp thời? Thì còn có giới luật nào mà lại bỏ được? Giới
luật giúp cho tâm chúng ta ly dục, ly ác
pháp, nhờ thế
mà tâm không
phóng dật. Tâm không phóng dật tức là thiền định, chứ
không phải
thiền định theo kiểu ngồi không vọng tưởng.
Giới luật
giúp ta nhập
các định và thực hiện Tam Minh một cách dễ dàng, không có mệt
nhọc, không có khó
khăn, như vậy thì có
giới luật nào nhỏ nhặt mà bỏ được.
Thời nay,
người ta tu thiền và Tịnh Độ mà
giới luật thì dẹp
qua một bên, vì thế, tu từ đời này
sang đời khác mà chẳng ra gì,
chỉ có hình thức tu, chứ có giải thoát được gì đâu.
Các Tổ còn dựng lên câu
chuyện Ông Ca Diếp
và ông Phú Lâu
Na tranh chấp về việc bỏ các giới nhỏ nhặt,
để hạ bệ các vị đại đệ tử A La Hán của đức Phật, rằng chứng quả A La Hán vẫn
chưa có giải thoát vì tư tưởng bất đồng. Đó là mưu đồ diệt Phật giáo sâu sắc nhất
của các giáo sĩ Bà La Môn.
Câu chuyện
trên xảy ra sau khi đám tang đức Phật xong, ông Ca Diếp và ông Phú Lâu Na bất đồng
ý kiến về việc bỏ những giới nhỏ nhặt, ông Ca Diếp nhất định không
bỏ giới nhỏ nhặt nào cả, vì ông A Nan không hỏi Phật giới nào
bỏ, giới nào lấy.
Ông Phú Lâu
Na chấp nhận bỏ tất cả các giới nhỏ nhặt,
hai người tranh cãi nhau.
Câu chuyện
trên đây thật là vô lý, vì:
1/ Hai vị A
La Hán này đều do Giới luật mà thành quả A La Hán (Giới luật là mẹ sinh ra các
vị A La Hán).
2/ Những vị A
La Hán
lậu hoặc đã diệt sạch thì không có lý do bất đồng ý kiến.
3/ Các vị A
La Hán đều có đầy đủ Tam Minh, sao không vào Niết Bàn hỏi Phật bỏ giới nào, lấy
giới nào?
Câu chuyện
trên do các nhà Đại thừa
đã bịa đặt để phá giới luật của
Phật, và để hạ bệ các vị đệ tử của Phật.
Thật là một âm mưu sâu độc.
Tóm lại, tất
cả giới luật của Phật dù lớn hay nhỏ, dù khinh hay trọng, dù hợp thời hay không
hợp thời, đều không được bỏ một giới luật nào cả. Giới luật
là người Thầy dẫn đường
đưa lối cho chúng ta đi đúng lộ
trình giải thoát của đạo Phật, ngoài
giới luật ra không
có một vị Thầy
nào dẫn đường
đưa lối cho chúng ta đến
đích được. Vả lại giới luật còn là Phật pháp còn, giới luật mất là Phật pháp mất. Thời đại này được xem như Phật pháp đã mất vì các thầy
đã phạm giới và phá giới.
CHUYỆN CÁC
TU SĨ PHÁ GIỚI
Hỏi: Kính bạch Thầy,
để lý giải
cho sự thay đổi về giới, những
câu chuyện như:
1- Có vị Tỳ kheo đi khất
thực bị xỉu
vì đói, sau đó Phật
cho phép Tỳ kheo
có thể ăn nhẹ,
uống sữa buổi sáng để có sức trước
khi đi khất thực.
2- Vị Tỳ
kheo bị cọp đuổi, vì sợ phạm giới leo cây,
bị cọp giết.
Sau đó Phật chế lại giới
cho leo cây khi hữu sự.
3- Có một Quốc
độ nam ngồi tiểu bị chế nhạo là nữ. Các Tỳ kheo về bạch Phật và được dạy “thì đứng
tiểu vậy”. Phải chăng đây là những câu chuyện bịa đặt, để biện hộ cho việc thay
đổi giới luật, cho hợp
hoàn cảnh không
gian và thời gian....?
Đáp: Ba câu
chuyện trên do các Tổ đặt ra, nhằm mục đích
phá giới luật đạo đức
nhân bản của Phật.
1- Câu
chuyện thứ nhất,
một vị Tỳ
kheo đi khất thực xỉu vì
ăn cơm ngọ,
do ăn cơm ngọ
không đủ sức khỏe. Nếu tại Tu Viện chưa có ai ăn cơm ngọ thì nghe câu chuyện
này ai cũng tin rằng đúng, nhưng vì ở
đây ăn cơm ngọ
và lao tác mà
vẫn thấy bình thường, không có mệt nhọc,
không có ai xỉu, nên mới biết câu chuyện này là câu chuyện bịa đặt ra, để chạy
theo ăn uống
giống như người thế
gian. Các Tổ
vì còn tham
ăn mới đặt ra câu chuyện này.
Trong kinh Nguyên
Thủy, Phật dạy:
“Thừa tự Pháp chứ
không thừa tự thực phẩm”.
Có hai vị Tỳ kheo ở xa đến để gặp Phật, đến nơi thì đã quá giờ thọ
trai, một vị thì nhất
định không ăn, còn một vị thì ăn
những đồ ăn thừa còn lại.
Khi gặp Phật, Phật
chê trách vị Tỳ kheo
còn
tham ăn,
và ca ngợi tán
thán vị Tỳ kheo giữ
gìn giới luật nghiêm
chỉnh. Chính nhờ giữ gìn giới
luật nghiêm túc mà
vị Tỳ kheo này đã ly
dục, ly ác pháp
và chứng quả A
La Hán, còn vị Tỳ kheo tham
ăn kia, tu hành
không ly dục, ly ác
pháp, nên tu hành không biết bao giờ mới xong.
Giới không
ăn phi thời
là một Thánh
hạnh của một bậc Thánh, người ăn uống phi thời mà muốn làm
Thánh tăng sao được.
Thấy cách sống mà
biết Thánh hay
phàm, bởi vì giới luật của
Phật là đạo đức làm người, làm Thánh. Ai sống đúng giới
luật của Phật
là Thánh, là Hiền. Sống như phàm phu tục tử, tham ăn mà đặt điều
ra để chạy theo dục lạc thế
gian, những vị Tổ này không đáng cho ta đầu đội, vai mang.
2- Câu chuyện
thứ hai, vị Tỳ kheo bị cọp đuổi sợ trèo
lên cây sẽ phạm giới Phật cấm Tỳ kheo không được trèo cây. Giới luật này chúng
ta phải hiểu, đức Phật cấm trèo cây tức là dùng tay chân ôm cây trèo lên giống
như một con thú (loài khỉ vượn). Giới luật
Phật muốn dạy
con người thoát ra khỏi bản chất
loài cầm thú, vì thế mới cấm đệ tử của mình
trèo cây, không
riêng cho tu sĩ mà
ngay cả
cư sĩ, vì 100 giới
chúng học là 100
giới đức làm người.
Vì thế, một
con người không thể là một con thú vật được. Theo như đức Phật
dạy, những giới luật này để tránh hành động vô tình biến mình thành loài thú vật.
Muốn trèo
cây hoặc lên từng gác, lầu, đều phải dùng
thang, ghế, để
hành động trèo
cây lên lầu,
xuống lầu mà
không phạm giới, không
trở thành loài thú vật.
Muốn hái
trái xoài, trái
mít thì đừng ôm cây trèo lên mà hãy bắc ghế, thang
- Thứ nhất
là không nguy hiểm.
- Thứ hai là
trèo cây mà không giống như loài thú vật.
Giới này chế ra có
hai mục đích giáo
dục đạo đức làm
người, khiến cho người
ta không xảy ra
tai nạn, vì tai nạn xảy
ra sẽ làm khổ mình
khổ người và thoát ra khỏi hành động còn mang bản chất của loài thú vật.
Các Tổ
không hiểu, cho đó
là những giới
nhỏ nhặt, nên xem thường, vì thế đặt ra câu hỏi: vì sợ phạm giới
trèo cây nên bị cọp giết, nhờ
đó đức Phật chế lại giới này, cho
phép Tỳ kheo trèo cây. Câu chuyện này hết sức
vô lý, là
vì giới là đức
hạnh làm người, làm Thánh thì đâu có giới nào là nhỏ nhặt, giới nào cũng đáng
cho con người của chúng ta phải học và sống đúng,
để không làm khổ mình
khổ người, để ly dục ly ác pháp, để tâm hồn được
thanh thản, an lạc và
vô sự, để nhập
thiền định, để làm chủ sự sống chết và luân hồi. Giới luật là vô giá như vậy, thế
mà các Tổ không hiểu, nên
lúc nào cũng
tìm cách bỏ ra, để tự do
phóng dật theo dục lạc thế
gian.
Tóm lại, những
câu chuyện trên đây là một sự bịa đặt ra của các Tổ, ngõ hầu diệt nền đạo đức
nhân bản của Phật giáo.
3- Câu
chuyện thứ ba,
có một Quốc độ nam ngồi tiểu, bị chế nhạo là nữ nên Phật chế
giới lại cho đứng tiểu.
Đặt ra câu
chuyện này, thứ nhất là các Tổ không hiểu Giới luật là đức hạnh làm người làm
Thánh, giới luật là thiện pháp để diệt ác pháp, chuyển quả khổ thành phước báo
an vui, giới luật là thiền định để có đủ năng lực làm chủ được sự sống chết và
luân hồi. Thứ hai là xem thường đức Phật như một người tầm thường, chế giới luật
mà cứ sửa đi sửa lại như vậy thì làm sao gọi là Phật được? Phật là người có trí
tuệ, thì không thể nào chế giới luật
giống như người
thế gian, đặt ra
pháp luật mà cứ sửa tới sửa lui mãi. Làm như vậy là họ đã biến đức Phật thành
người vô minh, không trí tuệ, còn
các Tổ là người minh,
người sáng suốt, biết
bỏ những giới
luật nhỏ nhặt không hợp thời để biến đạo Phật hợp thời
đại.
Các Tổ muốn cho đạo
Phật hợp thời đại nên đã làm cho đạo Phật bị thế tục hóa, hậu
quả là người tu sĩ Phật giáo tu mãi thành người giàu có, thành người có quyền
uy thế lực; tai hại hơn nữa là các tu
sĩ dần dần phạm giới,
và con đường chân chánh tu tập của Phật giáo đã trở
thành con đường tà giáo, ngoại đạo. Khi giới luật bị ném ra khỏi cổng chùa, người
tu sĩ chỉ còn danh và lợi, sự giải thoát khó mà tìm thấy được!...
THIẾU KINH
NGHIỆM TU HÀNH KHÔNG THỂ HIỂU KINH SÁCH
Hỏi:
Kính bạch Thầy, hiện có nhiều học giả,
nên cũng
có nhiều sự giải thích khác
nhau, đôi khi trái ngược, về các
khái niệm.
1- Về
ba uẩn: Tưởng,
hành và thức,
kính mong Thầy giải thích và cho ví dụ để con hiểu rõ hơn.
2- Tại sao
trong kinh “Đáng Được Ăn”, Tương
Ưng III,
trang 161 dạy:
Tưởng chỉ là
sự nhận rõ các màu sắc.
Thức chỉ là
sự rõ biết các vị chua đắng ngọt cay...?
3- Thế nào
là Tầm? Thế nào là Tứ? Xin Thầy cho ví dụ.
Đáp: Trong
Thân ngũ uẩn
có: sắc uẩn,
thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn.
Trong câu hỏi
của con chỉ hỏi tưởng uẩn, hành uẩn và
thức uẩn, mà không có hỏi sắc uẩn và thọ uẩn.
Người ta
không nhận ra trong
thân ngũ uẩn có ba cái thức làm việc, ba cái thức đó
có tên là:
1/ Sắc thức.
Sắc thức gồm
có sáu thức:
nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt,
thân và ý thức. Chúng
hoạt động
và cảm nhận
(tức là hành uẩn và thọ uẩn) lúc con người đang tỉnh thức và làm việc qua sắc uẩn.
2/ Tưởng thức
hoạt động và cảm nhận (hành uẩn và thọ uẩn) qua tưởng uẩn trong giấc ngủ (chiêm
bao).
3/ Thức
thức hay còn gọi là
tâm thức, hoạt động
và cảm nhận
(hành uẩn và thọ uẩn)
qua thức uẩn. Muốn cho tâm thức hoạt động và cảm nhận thì phải
nhập xong bốn
thiền: Sơ Thiền, Nhị Thiền,
Tam Thiền và Tứ Thiền,
trong khi nhập xong Tứ
Thiền thì sắc thức
và tưởng thức đã ngưng nghỉ, nhường chỗ cho tâm thức
hoạt động, vì thế lúc bấy giờ Tam Minh chúng ta mới thực hiện được. Nếu sắc thức
và tưởng thức chưa ngưng nghỉ thì tâm thức không bao giờ hoạt động được, và vì
vậy sự tu hành của ngoại đạo chưa bao giờ thực hiện được Tam Minh.
Còn hành uẩn
và thọ uẩn là những sự hoạt động và cảm nhận của ba thức này mà thôi.
Trên đây là
nhiệm vụ của năm uẩn hoạt động trong
thân ngũ uẩn, tức là
sự hoạt động của một con người có tu tập theo đường lối của đạo
Phật nhập bốn thiền và thực hiện Tam Minh.
Còn người
chưa tu tập bốn thiền và Tam Minh thì tâm thức của họ đang nghỉ ngơi chưa hoạt
động.
HẠT CƠM ĐÀN NA NẶNG NHƯ NÚI
Hỏi: Kính bạch Thầy,
nghe nói trong đời tu mà cứ thọ nhận ngày càng nhiều của Thầy, Tổ,
của đàn
na thí chủ, mà không
tu được, kiếp sau làm thân trâu ngựa trả nợ. Vì vậy, trên
quá trình tu tập, hễ tâm bất an
là nó hay luận theo
như vậy rồi bỏ cuộc, về tự làm tự tu, rồi kết quả sự tu sẽ đi đến đâu? Làm sao thắng được tư tưởng này?
Con kính xin Thầy từ bi chỉ dạy.
Đáp: Câu
nói “Ăn của
đàn na thí chủ mà tu
không giải thoát
thì phải vay quả làm
thân trâu ngựa để trả nợ”, nhằm mục
đích khiến cho chúng ta sợ mà ráng tu
hành, chớ không
phải có thật như vậy.
Nếu chúng ta
không gieo nhân cúng dường cho những bậc
tu hành thì ngày nay làm gì chúng
ta có người cúng
dường ăn để sống tu
hành. Nhân thì phải có quả. Thấy
quả biết được
nhân. Quả của chúng
ta đang được
ngồi không, ăn
mà tu hành, thì biết nhân đời trước
chúng ta đã có cúng dường cho người tu. Chúng ta tu có kết quả hay không kết quả
là do chúng ta có duyên với chánh pháp
hay không, chớ
không phải ở chỗ thọ của
đàn na thí chủ hay Thầy,
Tổ. Hai nhân
quả này khác nhau.
Đứng trên
góc độ nhân quả mà nói,
ngày nay ta ngồi không thọ dụng của
đàn na thí chủ để tu hành, thì trước
kia ta đã từng
cúng dường thầy, tổ
và các bậc
tu hành. Cũng
trên góc độ
nhân quả, ta tu chứng hay không tu chứng là do duyên tiền kiếp có gieo với
chánh pháp hay tà pháp mà thôi. Trong lịch
sử tu hành của Phật và các vị Tỳ kheo,
không có ai tự làm tự tu mà có kết quả giải thoát được,
chỉ là một thứ đạo yểm ly cuộc
sống. Tự làm tự tu kết quả sẽ
chẳng đi đến đâu. Muốn thắng tư tưởng này cần phải hiểu rõ
nhân quả.
NHÂN ÁC
Hỏi: Kính
thưa Thầy, lúc sống
không tu tập đạo đức nhân quả,
không tạo phước báo sau này, toàn sống theo lối thương trường, không quân tử nhất ngôn
mà lật lọng
(nay nói thế này
mai nói thế khác).
Lúc nào cũng
muốn hơn người,
xem mọi người dưới tầm tay, tầm
mắt của mình,
chỉ có mình là đúng, là giàu có,
là quyền uy thế lực, còn thiên hạ chẳng có ai ra gì. Họ sống như vậy, hậu quả như thế nào, xin Thầy chỉ dạy
cho chúng con được rõ.
Đáp: Người
đang sống không lo tu tập đạo đức nhân
quả, không lo tạo phước
báo sau này, toàn sống
trong các pháp
ác, tạo ra những
nhân ác
khiến cho những
người ở chung quanh mình chịu gian nan, khổ đau, thì hậu quả ấy không
thể nào tránh khỏi tai ương,
khổ nạn, không
những ở hiện tại mà còn kéo dài
mãi ở kiếp sau.
Hiện tại
qua tức là ngày
đã qua (quá khứ),
vì vậy, đối với những người đang giàu có, tỷ phú và có đầy đủ uy quyền
thế lực, nhưng luật nhân quả không tha
cho kẻ làm ác, dù họ
có uy quyền như vua chúa,
và giàu có nhất thế
gian như Thạch Sùng,
họ vẫn phải
chịu những khổ
đau, tai nạn, bịnh tật như những người khác.
Khi thiếu phước
thì người trong gia đình
luôn luôn gặp điều phiền muộn, khổ sở, hết người này đến người khác, tai
nạn này vừa xong thì tai họa khác lại đến,
có khi đến cả
hai (phước bất
trùng lai, họa vô đơn chí). Mới nhìn
vào bề ngoài tưởng họ sống hạnh
phúc lắm, nào ngờ bên trong là cả mọât
Địa Ngục đau khổ. Nhưng
vì vô minh,
họ tưởng họ là người có hạnh phúc
hơn hết, uy quyền thế lực hơn ai hết, giàu có hơn ai hết,
v.v...
Vô minh đã
che mất, khiến họ không thấy, và cho cuộc sống của họ như thế là chơn hạnh
phúc, (giàu sang và uy quyền nhất thế gian). Sống như thế là hạnh phúc
giả tạo. Họ
như những con thiêu
thân, thấy ánh
sáng ngọn đèn vật chất
là bu vào để mà chịu khổ, chịu chết; như những con chó ngu bỏ
mồi bắt bóng.
Họ cứ tưởng
họ là kẻ trên
hết, nhưng không
ngờ, họ là người ti tiện, nhỏ
mọn, ích kỷ, sống chỉ biết có
mình, chẳng còn biết ai nữa hết.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!