giải không
đúng, những giáo pháp của ngoại đạo đang
trộn lẫn vào
chánh pháp của Phật, khiến cho tín đồ Phật giáo không biết pháp
môn nào là của Phật, pháp môn nào là của ngoài đạo. Ngơ ngác trước
một rừng pháp
môn của kinh sách phát triển.
Trên đường
chấn chỉnh lại Phật giáo
là một sự cam go và đầy gian nan thử thách. Nhưng con người có ý chí thì dời núi và lấp biển cũng không phải là khó khăn. Khó là
vì chúng ta không đoàn kết, chỉ biết sống cho cá
nhân của mình,
chỉ vì danh lợi hão của
riêng mình, chỉ vì ham mê tiền tài, vật chất vô thường, muốn cho
mình có nhiều, không thấy sự lợi ích
chung cho mọi người, không thấy nền văn hoá tôn giáo mê tín, lạc hậu đã làm suy
yếu đạo đức nhân bản của loài người.
Phải chờ đợi con ạ!
Mọi người chúng
ta đều phải ý thức được sự đời
là một cuộc sống vô thường, một cuộc sống không có ý nghĩa gì cả, sự an vui đâu là bao, toàn là sự
khổ đau nhiều. Phải
không con?
“Các pháp thế
gian Là pháp vô thường Các pháp vô thường Là pháp khổ đau”
Do ý thức được điều này, nên mỗi người trong
chúng ta
phải nỗ lực
tu tập xả
tâm cho thật rốt ráo;
nhờ có xả
tâm rốt ráo
chúng ta mới sống
đúng đời sống đạo đức không làm khổ mình,
khổ người. Đó là chúng ta đã chấn chỉnh lại Phật giáo
bằng thân
giáo sống của chúng ta, bằng đạo đức nhân bản - nhân quả, bằng một tâm hồn
thanh thản, an vui trước các ác pháp và các cảm thọ.
Đừng mong
đợi vào ai,
và cũng đừng mong
đợi vào tập thể nào cả, mà
hãy mong đợi nơi chính mình. Mong đợi
nơi chính mình thì phải
cố gắng xả
tâm, làm mọi điều thiện,
đó là con đã chấn chỉnh lại Phật giáo rồi đấy con ạ!
Hỏi: Con kính
bạch Thầy! Sao trong thực tế: tu là
sửa, mà người
đi tu là cả một sự nghiệp chuyển biến của tư tưởng từ nhận thức
đến sự quyết tâm. Thế mà khi đã đi tu rồi còn có đòi hỏi cả một nghị lực và sự
bền chí, gan dạ mới thắng được từng tâm niệm tham, sân, si... của mình. Có người tự bỏ cuộc, có người lại chết khi
chưa toại nguyện. Và rồi người chứng đạo lại càng hiếm có hơn. Đó
là con nuốn nói cả một đời tu với
bao tâm huyết. Thế nhưng đại đa số
mọi người cứ tin vào sự cầu siêu cho
hương linh được về Cực Lạc, thì điều
này con thấy lạ
quá. Làm sao giúp
mọi người tín đồ hiểu
được điều này
thưa Thầy? Vì khi còn sống khuyên
đừng sát sanh - không làm được; khuyên đừng uống rượu - không nghe; khuyên sống
hòa thuận - không làm; khuyên xem sách đạo đức -
lại làm
ngơ. Thế mà cứ chết là cầu siêu?? Làm sao siêu được!
Kính bạch Thầy! Hay là trong Giáo hội hay pháp môn
Tịnh Độ có cái nhìn, cái lý luận đúng
như thế
nào mà con không
được biết. Thậm
chí các thầy tụng
kinh, niệm Phật
cũng ăn thịt chúng sanh, cũng uống rượu thì còn độ
ai vào cõi siêu nào nữa?!
Con thật không
biết đến bao giờ
mới có được những
ngày huy hoàng
là Mặt trận Tổ quốc cấp
cao (cơ quan nối liền
các ngành), Giáo hội Phật giáo cấp cao (cơ quan đại diện cho tiếng
nói đúng đắn của Phật giáo), cùng
vì tương lai của thế hệ
mai sau, mà cùng bàn bạc với Thầy về việc xây dựng nền đạo đức
nhân bản - nhân
quả trong toàn dân. Từ đấy mới bắt
đầu dựng lại cuộc sống quốc thái dân an, ngày ấy toàn dân được học và hành đạo đức nhân bản - nhân
quả không làm khổ
mình, khổ người.
Ngày ấy không
còn cảnh bận rộn cầu siêu,
cầu khẩn xin điểm lên lớp,
v.v...
Nếu bản
thân mọi người
lo học tập
và hành đạo đức, thì ngày ấy giảm
đi số người liều mạng phạm pháp, và ngày ấy ngành công an được nâng cao
tâm trí, được rèn
luyện chuyên môn để cùng nhẹ nhàng hỗ trợ nền đạo đức, hỗ trợ cuộc
sống toàn dân nâng cao hơn nữa, để quân bình
sự tiến bộ của khoa học và đạo đức.
Thầy ơi! Sao con thấy điều này quá cần thiết và cấp
bách, nhưng biết bao giờ mới được thực
hiện? Hay là nói như bao người
là thời mạt
pháp phải chịu nền đạo đức
tồi tệ như thế, để
loài người đi đến
diệt vong?
Lâu lắm rồi con mới
viết thư trình thầy. Con kính
mong Thầy chỉ dạy thêm cho con.
Đáp: Đúng vậy, tu
theo đạo Phật
là cả một đời
tu với bao
tâm huyết mới diệt được
lòng tham, sân, si, cho nên nhiều người không ý chí, không nghị lực,
không gan dạ, kiên cường bền chí nên bỏ cuộc tu hành. Vì thế, Đại thừa biết rõ
tâm lý của những
người này, nên
sinh ra pháp môn Tịnh
Độ để lôi họ vào mê hồn trận ảo tưởng
của thế giới siêu hình tưởng tri.
Những người không ý chí, không nghị lực, không gan dạ, không kiên cường không bền
chí, lười biếng nên thích tu theo pháp môn này. Do đó Phật giáo trở thành Thần
giáo mê
tín, lạc hậu, làm mất chánh
pháp của Phật giáo.
Trước cái
sai của Phật giáo quá nhiều, ai đã từng đọc sách đạo đức nhân bản làm người đều
có sự mong ước
như con, nhưng làm
sao được hỡi con!
Tôn giáo là
lãnh đạo tinh thần của mọi người, là
truyền thống văn
hoá đạo đức
cho con người, thế mà tôn giáo lại dạy người mê tín, phi đạo đức nhân bản
- nhân quả như kinh sách Đại thừa thì chúng tôi hết ý kiến. Pháp môn Tịnh Độ là
một pháp môn phi đạo đức. Tại sao pháp môn Tịnh Độ lại là pháp môn phi đạo đức?
Con hãy lắng
nghe lời đức Phật A Di Đà dạy:
“Thiện nam
tín nữ các người
Chí thành tưởng
Phật niệm mười tiếng ra
Ta không rước
ở nước ta
Thệ không
làm Phật chắc là không sai”
Trên đây
là một lời
nguyện trong bốn
mươi tám lời nguyện
của đức Phật
Di Đà, khi Ngài phát tâm độ chúng sanh.
Chỉ niệm 10
tiếng A Di Đà Phật là được Ngài rước về
nước Cực Lạc, mà không có một điều kiện gì cả. Lời dạy này có đúng không? Nếu
có một người gian ác cướp của,
giết người, hiếp
dâm, phạm vào tội tử hình,
lúc bấy giờ
người này chỉ cần
niệm Phật A
Di Đà thì đức
Phật liền rước người này về cõi Cực Lạc. Ý nghĩa về cõi
Cực Lạc này thì con nghĩ sao?
Nếu đức Phật A Di
Đà mà rước
người ác này về nước của mình như vậy, thì đất nước này sẽ là một đất nước
trộm cướp. Một người còn tham, sân,
si mà tụng
kinh Di Đà sẽ được
siêu sanh Tịnh Độ. Thật là lừa đảo vô đạo đức, làm
sao niệm Phật
mà hết tham
sân, si được! Cho nên, pháp
môn Tịnh Độ là pháp môn phi đạo đức,
lừa đảo người khác.
Khi nào những
pháp môn mê tín
này được quét sạch
ra khỏi Phật
giáo, thì nền đạo đức
nhân bản
- nhân quả mới được
phổ biến rộng khắp nơi. Nhưng tất cả đều do phước
duyên của chúng sanh, con ạ! Chúng
ta hãy chờ đợi, và trong
khi chờ đợi thì chúng
ta hãy sống đạo đức không
làm khổ mình,
khổ người và khổ cả
hai, thì đó là đem nền
đạo đức nhân bản - nhân
quả vào đời.
CHÙA TO, PHẬT
LỚN
Hỏi:
Kính thưa Thầy! Trong nhiều sách Thầy nói về chùa to, Phật lớn và
có ví dụ như nước Campuchia có chùa Đế Thiên, Đế Thích và tháp Anko. Về phần
này có hai cách hiểu khác nhau:
Thưa Thầy,
Thầy dạy những
bậc tu Phạm hạnh của đạo Phật là ba y một bát, nay
đây mai đó. Chùa càng
to, Phật càng lớn thì càng
bận tâm. Có đúng như vậy không thưa Thầy?
Hiện nay về
phương diện lịch sử, kinh tế, du lịch, mỹ quan,
thì người ta cho đó là những kỳ quan
cả thế giới
công nhận. Tuy
nhiên, khi làm ra nó thì vất vả tốn kém. Song, hiện nay
người ta thu lợi rất lớn về du lịch,
và người họ tự hào vì
đã được
Unesco công nhận là di
tích lịch sử văn hoá
hàng đầu của thế giới
trong tám kỳ quan. Vậy, Thầy có thể dạy trong sách việc
xây chùa bằng hai cách:
- Một là đối với tu
sĩ chuyên tu thì nên
sống đơn giản.
- Hai là đối
với tu sĩ đã tu xong thì có thể đến nơi đó để thuyết pháp, vì những người này
chùa nào họ cũng không động tâm. Nhờ nơi đó, người dân dễ tập trung nghe pháp, nó sẽ làm
tăng giá trị lịch sử của Phật giáo.
Các thế hệ
sau này cũng tự
hào về tôn
giáo của họ.
Xin Thầy giảng cho con tường tận về vấn đề này, được
không ạ?
Đáp: Ai đọc kinh
sách Phật giáo
Nguyên Thuỷ đều phải công nhận giáo lý của đạo Phật là chân lý của loài
người. Nói chân
lý loài người
là nói đến một sự thật,
không hề có một chút
xíu nào không đúng.
Chính vì vậy,
nó là đạo đức
nhân bản - nhân quả, nên đức Phật đã xác định:
“Thiên thượng
thiên hạ
Duy ngã độc
tôn”
Đạo Phật chủ trương
nhân bản, lấy con người làm
trụ cột, biến
cõi sống thế
gian thành cảnh Cực Lạc, Thiên Đàng, chứ không có
hình thức mơ mộng, ảo tưởng Thiên Đàng,
Cực Lạc hoặc Thần, Thánh, Tiên Phật,
Ngọc Hoàng, Thượng
Đế, Chúa Trời, v.v...
Do chủ
trương nhân bản - nhân quả, nên Phật giáo lấy đức hạnh (Giới luật) làm chỗ
nương tựa, làm thầy hướng dẫn, làm cuộc sống cho mình. Vì thế, xây chùa to, Phật lớn là sai. Gương hạnh
đức Phật ngày xưa còn đó. Thành đạo dưới cội cây Bồ Đề. Chết
dưới cội Sa La
song thọ. Thế mà
ngày nay chùa to, Phật lớn khắp nơi, lại còn có những ngôi chùa, tháp được
mọi người công nhận là kỳ quan đệ nhất thế giới, thì thử hỏi những việc làm
này đi
ngược lại tinh thần
“xả phú cầu bần” của Phật
giáo, thì còn
gì là Phật
giáo nữa. Phải không các bạn?
Vì lấy con người
làm gốc, nên Phật giáo
phải xây dựng con người. Xây dựng con người để trở thành những kỳ quan
thế giới bằng chất liệu đức hạnh không làm khổ mình, khổ người và khổ tất
cả chúng
sanh. Theo chúng tôi
thiết nghĩ, đó là
một kỳ quan thế giới tuyệt vời. Xứng đáng để con người tự
hào, hãnh diện về con
người thì mới đúng nghĩa. Còn xây
chùa to, Phật lớn, lấy chất liệu đất đá
mô phỏng theo
hình thức vạn vật
vũ trụ thiên nhiên tạo ra, rồi tự hào bảo nhau đó là kỳ quan thế giới.
Thực tế trên hành tinh này, vũ trụ
đã xây dựng
biết bao nhiêu kỳ
quan đẹp đẽ gấp trăm ngàn lần những
kỳ quan của loài người, như Vịnh Hạ
Long, Phong Nha,
v.v... So với những cảnh này, con người có làm được như
vậy không?
Những kỳ
quan thế giới hiện giờ chỉ là những sự
mô phỏng bắt
chước thiên nhiên
vũ trụ, vẻ hùng
vĩ đẹp đẽ của nó
còn thua xa
vũ trụ gấp trăm
ngàn lần như
trên đã nói,
thì có gì mà chúng ta tự hào?
Những vật chất
này đều vô thường, không bền chắc,
không giữ gìn được lâu
dài, chỉ một trận
động đất thì những kỳ quan này còn bảo tồn được nữa không?
Một kỳ quan
của loài người, lấy chất liệu đạo đức xây dựng thì động đất không làm hư hoại,
lũ lụt không trôi,
bão tố không
làm sụp đổ, hỏa
hoạn không thiêu đốt được, đi khắp bốn phương, ngược gió cũng không trở ngại.
Phật giáo chủ chương như vậy,
vì lấy con người
làm gốc, nên người
nào đi ngược lại,
xây dựng chùa to, Phật lớn thì không phải Phật
giáo, mà là
Thần đạo,
là đạo mê
tín, là đạo lường
gạt con người.
Tôn giáo
có thế giới siêu
hình là tôn giáo phi khoa học, phi nhân bản, vô đạo đức
nhân bản - nhân quả, v.v...
Phần đông những tôn giáo
này đều có chùa to, Phật lớn.
Đệ tử của đức
Phật ngày xưa được sự chỉ đạo của
Ngài, nên không
cất chùa to, Phật lớn,
chỉ am tranh vách lá cúng
dường Phật và chư
Tăng để tránh mưa, ẩn nắng tu hành, chứ không có thờ phượng như ngày nay. Những
nơi ở ấy được gọi là “Tịnh Xá”. Tịnh xá
có nghĩa là ngôi nhà ở thanh tịnh. Trong
kinh sách Nguyên Thuỷ
thường nhắc những tịnh
xá như: Tịnh
xá Kỳ Hoàn,
tịnh xá Trúc Lâm, v.v...
Hòa thượng
Huệ Quang, Hòa
thượng Khánh Anh đã tổ chức
những chuyến hành
hương về thăm xứ Phật. Trước mắt
các Ngài, tịnh xá Kỳ Hoàn và tịnh
xá Trúc Lâm chỉ còn
là một khu rừng
hoang vu, không
tìm ra một cục
đá, một viên gạch, chứng tỏ ngày
xưa đức Phật và chúng Thánh Tăng sống
dưới bóng cây,
dưới túp lều tranh lá, hay trong hang, hốc... Những
nơi Thánh địa ấy chứng tỏ Phạm hạnh của tu sĩ thời bấy giờ rất cao.
Tất cả các
tôn giáo trên hành tinh này đều nhắm
vào sự xây dựng cơ sở
đồ sộ, vĩ đại,
để lại dấu tích như Toà thánh La
Mã (Thiên Chúa), Đế Thiên,
Đế Thích, đền
Ankor (Phật giáo
Nam tông), toà thánh Tây Ninh (Cao Đài Giáo), v.v...
Còn cơ sở
Phật giáo Nguyên
Thủy chỉ còn là
một khu rừng hoang vu. Chính khu rừng
hoang vu ấy mới nói lên ý nghĩa đạo đức nhân bản
- nhân quả
không làm khổ mình, khổ người,
khổ tất cả chúng
sanh. Đó là
tòa thánh của Phật
giáo, là một kỳ quan thế
giới đẹp nhất của
mọi người.
Mục đích Phật
giáo là giải thoát mọi sự đau khổ, vì thế phải dứt bỏ sanh y, tức là xả bỏ sạch,
chỉ còn ba y một bát, sống không nhà cửa, không gia đình. Đó là một giới hạnh của người tu sĩ, thế
mà có
chùa to, Phật lớn thì giới
hạnh của tu sĩ
còn gì?
Như vậy, tu
sĩ nào sống
trong chùa to Phật
lớn là tu
sĩ phạm giới.
Tu sĩ phạm giới
là Ma Ba Tuần trong Phật giáo, là trùng trong lông sư tử đang diệt Phật
giáo. Xin các bạn lưu ý.
Còn bảo rằng
tu sĩ đã tu xong, ở trong chùa to Phật lớn, đâu sợ gì dính
mắc; vả lại,
dùng cơ sở đó làm
nơi giảng đạo
thì mọi người tập
trung về nghe pháp rất tiện lợi.
Thuyết giáo
đâu bằng thân giáo, người sống phạm giới, phá giới mà
thuyết giảng cho mọi
người nghe cũng giống như đào kép hát múa, diễn tuồng trên
sân khấu. Chùa
to Phật lớn là sâu khấn cho những giảng sư tu hành chưa tới
đâu, còn người tu chứng đạo,
vì ích lợi mọi
người, nên giữ
đúng Phạm hạnh
“xả phú cầu bần”, lấy thân giáo dạy
người, làm gương sáng đạo đức cho mọi người soi, nên từ giã những nơi cung vàng
điện ngọc, chùa to Phật lớn.
NHỤC THÂN
Hỏi: Kính
thưa Thầy! Trong sách
Đường Về Xứ Phật,
Thầy có đề cập đến những vị tu
thiền để lại nhục thân.
Theo Phật giáo, người
tu sĩ để lại nhục thân là không
đúng với chủ trương của đạo Phật. Người tu thiền để lại nhục thân không từ trường,
chỉ khi nào
nhập định mới
có từ trường. Vậy con có những
giả thuyết như sau:
- Thứ
nhất: Ướp xác
bằng các hình
thức, nhưng khi chết
cơ thể rất đau đớn, không
thể ngồi trong tư thế kiết già.
- Thứ hai:
Dùng thuốc tự tử trong tư thế ngồi kiết già, thì phải lấy dây bó thật chặt, nếu
không trước khi chết
mà cơ thể giãy dụa, ngả
nghiêng thì không thể ngồi ngay thẳng.
- Thứ ba: Phải
có một pháp môn nào đó, họ tự tại
ra đi trong tư thế kiết
già. Và như vậy họ cũng
làm chủ được sự chết.
Con vô minh
cúi mong Thầy chỉ dạy.
Đáp: Đức Phật nhìn
thân người là một chất bất
tịnh hôi thối,
do các duyên hợp lại, thường thay
đổi tạo nhiều
khổ đau, nên
thân người không có gì quý báu.
Nhiều người
tu hành không
hiểu mục đích của đạo Phật,
nên thường nghĩ
ra những điều kỳ lạ để bảo chứng
sự tu hành của mình là đã chứng đạo.
Thưa các bạn! Mục
đích của đạo Phật là chỗ
bất động tâm trước pháp ác và các cảm thọ, chứ không phải để lại nhục thân,
xá lợi, v.v...
hoặc ngồi thiền năm bảy ngày,
tịnh chỉ hơi thở hoặc thị hiện thần thông biến hoá, tàng
hình, v.v...
Trong kinh sách Phật không có dạy cách thức tu tập
để lại nhục thân và xá lợi, chỉ có các vị Tổ bày đặt
ra để lừa đảo người
khác, khiến cho tín đồ mê
tín hiếu kỳ cúng dường
nhiều tiền bạc, để thụ hưởng ngồi trong mát ăn bát vàng
và xây cất chùa to, Phật lớn làm
nơi du lịch tham
quan, để thu lợi nhiều hơn nữa.
Nghệ thuật
ướp xác để lại nhục
thân hoặc xá lợi bằng mọi hình thức khác nhau, đó không phải mục đích của đạo Phật như
trên đã nói. Để lại nhục thân và xá lợi là hình thức của ngoại đạo, là trò lừa đảo bằng con
đường thiền ức chế tâm như: thiền Yoga, thiền ông Tư, ông Tám, Thiền tông Trung
Hoa, Mật tông Tây Tạng, v.v...
Thấy cái lạ và
cái kỳ đặc mà
cho người đó tu chứng đạo là sai. Người làm trò ảo thuật
có tu chứng đạo không? Người chui qua vạn lý trường thành, người
chôn trong đất,
dìm trong nước không chết, người đi trên lửa
không cháy, những người ấy có chứng đạo không? Chứng đạo sao còn háo
danh biểu diễn những trò ảo thuật như vậy?
Chứng đạo là
làm chủ sanh, già, bệnh, chết, sống đúng giới hạnh nên chuyển hoá nhân quả
ác, biến thế
gian thành cõi Cực Lạc, Thiên Đàng.
Phật giáo
có mục đích
tu chứng rõ
ràng, cụ thể, không có mơ hồ trừu
tượng, không có thần thông ảo thuật, nên không chấp nhận những trò lừa đảo này.
Xin các bạn lưu ý, đừng để ngoại đạo lường gạt.
VĂN THÙ SƯ LỢI
Hỏi:
Kính thưa Thầy! Trong sách Hành Thập Thiện (trang 57), Thầy có ví dụ
về Ngài Văn Thù Sư Lợi tại
núi Nga Mi
Trung Quốc. Vậy Ngài Văn
Thù có hay
không? Kinh sách
Đại thừa thường nói về Văn Thù
Sư Lợi, nhưng kinh sách Nguyên thủy
thì không có. Vậy
mong Thầy dạy cho.
Đáp: Ngài
Văn Thù Sư Lợi
ở núi Nga Mi
là người Trung Quốc tu theo Lão Tử (Tiên
đạo). Đọc lại đoạn kinh
Hành Thập Thiện
thì chúng ta thấy lời nói của
Ngài Văn Thù giống như lời nói của các vị thiền sư Trung Hoa.
Kinh
sách Đại
thừa chịu ảnh hưởng Tiên đạo
nên sinh ra Thiền tông. Thiền tông chính là con của Lão Tử.
Văn Thù Sư Lợi
trong kinh Đại thừa là một vị Thần của Bà
La Môn, chứ
không phải Văn
Thù Sư Lợi của Trung Hoa ở núi Nga Mi.
Tiểu thuyết
gia Trung Quốc, tác giả bộ truyện
Phong Thần đã biến hai vị Văn Thù Sư Lợi thành một vị, bằng cách cho Ngài Văn
Thù Sư Lợi trước tu Tiên rồi
sau tu theo Phật.
Đó là những
nhân vật tiểu thuyết, chứ không có thật, chỉ có những người thiếu tri kiến
nhận xét mới tin những nhân vật huyền thoại hư cấu của tiểu thuyết.
Đây là những nhân vật hư cấu,
không có lịch sử chân thật. Khi đưa ra nhân vật này
trong kinh Hành Thập Thiện, là chúng tôi có mục đích dung hòa Đại thừa, Thiền
tông và Nguyên thuỷ, vì thời điểm đó nói thẳng bất lợi.
Kinh
sách phát triển
Đại thừa có từ bên Ấn
Độ, nên
ngài Văn Thù Sư
Lợi phải
là người Ấn Độ. Vì vậy, có hai vị Văn Thù Sư Lợi, một Trung Hoa, một Ấn Độ.
Từ xưa đến nay người ta đã lầm, tưởng là có một vị mà thôi.
KINH THẬP
VƯƠNG KHÔNG PHẢI PHẬT THUYẾT
Hỏi:
Kính bạch Thầy! Chúng con tâm còn hoảng loạn,
trong lúc có người thân
quyến ra đi, thật là
lưu luyến kẻ ở người
đi, lòng sầu
bi, ủ dột. Lúc còn sống phải chuẩn
bị mua sắm áo chết để mặc, “áo lục thù, áo hải hội” để khi chết đi xuống địa ngục, quỷ sứ nhìn
thấy, biết đó
là đệ tử của
nhà Phật, mà
không hành án nặng,
giảm khinh tội. Thưa thầy, con chưa hiểu,
xin thầy chỉ dạy.
Đáp: Đạo Phật
cả quyết và xác định không có thế giới siêu hình, thì làm sao có linh hồn mặc áo hải hội, áo lục
thù đi xuống địa ngục.
Đạo Phật chỉ
có một thế giới con người
đang sống, là thế giới tưởng tri, con người đang lầm chấp cho đó
là thế giới
có thật sự,
nên tạo biết bao nhiêu nhân quả bất thiện, để rồi
cũng phải chịu sống với
bao nhiêu quả khổ
đau, vui ít, khổ nhiều. Còn kẻ
nào tạo ra những điều cực ác, thì phải thọ lấy cảnh sống toàn khổ, đó là Địa Ngục
trần gian, chứ không có địa ngục nào khác nữa. Còn kẻ nào làm toàn thiện, không
làm khổ mình, khổ người, thì kẻ
ấy có một cuộc sống
an vui, hạnh phúc, đó là cảnh giới
của chư Thiên. Còn kẻ nào cũng sống toàn thiện như trên, mà biết xa lìa
tâm ham
muốn (dục), không
làm khổ mình,
khổ
người, thì tâm
hồn thường thanh
thản, yên vui, an lạc và vô sự, đó là Niết Bàn tại thế
gian.
Đối với đạo
Phật, cảnh Thiên Đàng, Địa Ngục và Niết Bàn đều ở tại thế gian, không phải đi
tìm nơi đâu xa cả. Tất cả những cảnh giới
đó đều là những trạng thái của tâm.
1- Làm ác chịu quả khổ, đó
là Địa Ngục tại thế gian, tại tâm.
2- Làm thiện
hưởng phước báo an vui, hạnh phúc, tai qua, nạn khỏi, sống cuộc đời đầy đủ,
không thiếu hụt,
muốn chi có nấy, đó
là cảnh Thiên Đàng tại thế gian,
cũng tại tâm.
3- Sống ly dục,
ly ác pháp, diệt
ngã, xả tâm, tâm hồn vô sự, thanh thản, trầm lặng, an
lạc, đó là cảnh giới Niết Bàn tại thế gian, cũng tại tâm.
Áo lục thù
và áo
hải hội là của
các thầy cúng và các thầy phù thuỷ, bày đặt chuyện ra lừa đảo,
lường gạt những
người không hiểu
giáo lý đạo Phật
chơn chánh. Họ dựa
theo một số
kinh sách mê tín của Phật, mà bảo với tín đồ đó là lời Phật dạy: “Làm
như vậy, cúng bái như vậy sẽ có lợi ích và phước báo lớn”.
Làm gì có
quỷ sứ, ngưu đầu,
mã diện. Trong kinh sách Nguyên
Thủy của đạo Phật có
nói đến quỷ vô thường, quỷ
la sát; nói quỷ vô thường là nói đến sự vô thường của thân tứ đại,
và nói quỷ la sát là nói đến các pháp
ác, chớ không phải có con quỷ vô thường và
con quỷ la
sát thật sự. Nhưng
người đời không
hiểu, cho đó là
có quỷ thật sự, có cõi địa ngục
Diêm La thật sự.
Trong kinh Thập
Vương của Đại thừa
diễn tả mười cảnh địa ngục,
có mười vị
vua Diêm La Vương,
có quỉ sứ,
có ngưu đầu,
có mã diện,
có phán quan, v.v...
Đó là một thế
giới tưởng của Phật giáo phát triển vẽ ra để lừa đảo tín đồ,
khiến cho tín đồ quá sợ hãi. Do sự
sợ hãi đó mà quý thầy Phật giáo
phát triển bảo
làm sao thì tín đồ làm vậy, không dám suy nghĩ đúng, sai những
điều đã
được dạy bảo,
nên phải chịu
hao tài tốn của rất nhiều về vấn đề cầu siêu, cúng vong, tiễn linh, trừ
linh, trừ thần, v.v...
Nếu ai không
tin, chống lại thì sẽ
bị đọa vào Địa Ngục,
bị cắt lưỡi,
bị cưa hay nấu dầu, bị đốt hoặc
bị đói khát,
v.v... Những người
kém hiểu biết nghe những lời hù
doạ này ai mà không sợ.
Tóm lại,
Kinh Thập Vương là loại kinh sách của Phật giáo phát triển, tức là của Bà La
Môn giáo, chớ không
phải kinh đức Phật
thuyết! Đây là một lối lừa đảo mê
tín, phi đạo đức của các nhà sư phát triển, để dụ dỗ,
hù doạ mọi
người theo giáo phái của mình,
chớ đó không
phải là Phật giáo Nguyên Thuỷ.
(Trích ĐVXP
tập 4 trang 16-119)
MỤC LỤC
Lời nói đầu
..............................................................4
Sự sai biệt
giữa giáo pháp của Phật với
Đại thừa
(Thiền, Tịnh, Mật) và Bà La Môn ...9
Kinh sách Đại
thừa không phải Phật thuyết . . . .14
Tượng Phật
quá nhiều ..........................................16
Tệ nạn mê
tín, cầu cúng, lễ hội và những
kinh sách lừa
đảo, mạo danh Phật thuyết ....20
Kinh Tứ Thập
Nhị Chương ..................................39
Phật và A La
Hán ................................................42
Ngũ nhãn còn
quá ít .............................................43
Bố thí của cải
........................................................44
Khi tu thiền
của Phật, nghĩ gì về lý Bát Nhã . . .56
Bát Nhã Tâm
Kinh ..............................................74
Vô khổ, tập,
diệt, đạo ...........................................76
Đạo Phật là
một tôn giáo tự lực ..........................89
Cái hay của
Đại thừa
là cái tưởng
của Bồ tát Long Thọ ..................94
Đức Phật dạy
thế giới siêu hình không có .........99
Đại thừa có
ý đồ diệt Phật giáo ........................100
Đức Phật và
chúng Thánh tăng
đều ăn ngày
một bữa mà đã chứng đạo ......105
Thầy Chơn
Quang
giẫm lại kiến
tưởng Đại thừa........................108
Phước chúng
sanh chưa đủ,
tìm một vị A
La Hán rất khó........................112
Pháp sai chứ
người không sai.............................113
Kinh Duy Ma
Cật là một trong những bộ kinh phi đạo đức, không phải của Phật thuyết;
Nam tông, Bắc
tông và đạo đức Phật giáo. .115
Đức Phật Di
Lặc .................................................146
Hình ảnh Quan Thế Âm Bồ Tát
.......................150
Mạc na thức
và A lại da thức ............................151
Thông minh
.........................................................153
Hủy hoại cơ
thể hoặc một phần cơ thể để
cúng dường
chư Phật, cầu Vô thượng pháp..155
Những kinh
sách Đại thừa luận về Phật tánh,
giác tánh
thì không phải Phật thuyết ........167
Người tu
theo Phật phải tu đúng pháp, đúng cách, đúng căn cơ, đặc tướng,
và phải biết
những loại kinh sách nào mê tín, không phải của đức Phật thuyết
..................181
Sanh đã tận,
Phạm hạnh mới xong ..................188
Chân lý Tập
đế....................................................193
Tu là sửa,
chứ không phải tụng kinh, niệm chú, niệm Phật, cúng bái, ngồi thiền
..................212
Chấn chỉnh
Phật giáo ........................................217
Chùa to, Phật
lớn ...............................................226
Nhục thân
...........................................................231
Văn Thù Sư Lợi
..................................................233
Kinh Thập
Vương không phải Phật thuyết ......235
GIỚI THIỆU
SÁCH
Sách của Trưởng
lão Thích Thơng Lạc chỉ tặng, khơng bán. Xin các bạn tìm đọc:
1- Đạo Đức
Làm Người (tập I, II - 2011)
2- Sống Mười
Điều Lành (2011 - Quý IV)
3- Những Lời
Gốc Phật Dạy (4 tập - 2011)
4- Đường Về
Xứ Phật (10 tập - 2011)
5- Văn Hĩa
Phật Giáo Truyền Thống
(2 tập -
2011)
6- Lịng Yêu
Thương - tập II (2011)
7- Lịng Yêu
Thương (2009, 2011)
8- Linh Hồn
Khơng Cĩ (2010 - Quý IV)
9- Người Phật
Tử Cần Biết (2 tập - 2012)
10- Những Chặng
Đường Tu Học
Của Người Cư
Sĩ (2011)
11- Giới Đức
Làm Người (2 tập - 2010)
12- Thanh
Quy Tu Viện Chơn Như (2010)
13- Mười Hai
Cửa Vào Đạo (2012)
14- Sống Một
Mình Như Con Tê Ngưu (2010)
15- Ba Mươi
Bảy Phẩm Trợ Đạo (2010)
16- Muốn Chứng
Đạo Phải Tu
Pháp Mơn Nào
(2010)
17- Hỏi Đáp
Oai Nghi Chánh Hạnh (2011)
18- Tạo
Duyên Giáo Hĩa Chúng Sinh (2011)
19- Lịch Sử
Chùa Am (2010)
20- Thiền
Căn Bản - tập I
21- Thời
Khĩa Tu Tập Trong Thời Đức Phật
22- Giáo Án
Rèn Nhân Cách Lớp Ngũ Giới: Đức Hiếu Sinh (tập I, II, III - 2012)
23- Giáo Án
Rèn Nhân Cách Lớp Ngũ Giới: Đức Ly Tham (tập I)
24- Giáo Án
Rèn Nhân Cách Lớp Ngũ Giới: Đạo Đức Gia Đình (tập I)
25- Mười Giới
Thánh Đức Sa Di (tập I, II)
26- Giới Đức
Thánh Tăng, Thánh Ni
27- Phật
Giáo Cĩ Đường Lối Riêng Biệt
28- Định Niệm
Hơi Thở
29- Những Lời
Tâm Huyết (tập I, II)
30- Pháp Mơn
Niệm Phật Tứ Bất Hoại Tịnh
31- Nghi Thức
Thọ Trai
32- Thọ Tam
Quy Ngũ Giới (2012)
.............................................
Phật tử đã
đưa hầu hết kinh sách của Tu Viện
Chơn Như lên
mạng ở địa chỉ:
http://chonnhu.net
http://chonlac.org
Sách này do
phật tử nhiều nơi, cả trong nước và nước ngồi phát tâm ấn tống.
Ước mong mọi
người sẽ cùng nhau sống khơng làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sinh.
241
NGƯỜI PHẬT TỬ
CẦN BIẾT
- TẬP II
Trưởng lão
THÍCH THÔNG LẠC
----------------------------------------
NHÀ XUẤT BẢN
TÔN GIÁO
53 Tràng Thi
- Ba Đình - Hà Nội
ĐT: (04)
37822845 - Fax: (04) 37822841
Chịu trách
nhiệm xuất bản: NGUYỄN THỊ HÀ
Biên tập: Lê
Hồng Sơn
Bìa: Thiện
Thành Trình bày: Thiện Thành Sửa bản in: Ngọc Phúc
Đối tác liên
kết: TU VIỆN CHƠN NHƯ
Điện thoại:
(066) 389.2911 - 098.809.4445
Email:
chonnhu2@gmail.com
Số lượng in:
3.000 bản, khổ: 13 x 20,5 cm
In tại CÔNG
TY CP IN KHUYẾN HỌC PHÍA NAM
TP.HCM - ĐT: (08) 38164415
Số xuất bản:
.....-2012/CXB/........../TG
In xong và nộp
lưu chiểu Quý IV năm 2012
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!