Thứ Tư, 28 tháng 8, 2013

VĂN HÓA PHẬT GIÁO TRUYỀN THỐNG TẬP 1-10


lời  Phật  dạy: “Bất cứ trong  hoàn cảnh khốn khổ nào, bất  cứ  gặp  những  phiền phức  gì, đều  không  nên  khởi  tâm  oán  hận‛.  Sức  tu của La Hầu La quả thật tiến bộ rất nhiều.
Bên ngoài mưa tuôn xối xả, nước chảy tràn xuống những chỗ trũng, có một con rắn đen ở trong hang bên cạnh, bị ngập nước bèn bò ra, dần dần bò vào nhà xí mà La Hầu La không hề để ý. Rắn độc miền nhiệt đới rất nguy hiểm, lúc ấy sinh  mạng của chú Sa Di La Hầu La như chỉ mành treo chuông.
Đức Phật đang ở  trong thất, hốt nhiên nhớ đến  La  Hầu  La,  Ngài  dùng  thiên  nhãn  thấy được sự  nguy  hiểm  gần  kề,  bèn  đi  ra nhà  xí, đằng hắng một tiếng, bên trong cũng có tiếng đằng hắng. Phật bèn hỏi:
-           “Ai ở  trong đó?”

-           “Dạ La Hầu La”.

-           “Ra mau! Phật bảo con đi ra”.

La Hầu La không ngờ Đức Thế Tôn đã kêu mình, vội bước ra, bất giác quỳ bên chân Phật nước mắt lưng tròng. La Hầu La còn nhỏ, tình cảm không khỏi yếu ớt.
Phật  bèn  hỏi  vì sao La  Hầu  La  lại  ngồi  ở trong  nhà  xí.  La  Hầu  La  thuật  lại  mọi  việc. Phật  bèøn  dạy La  Hầu  La  hãy  vào  trong  phòng


Ngài.  La  Hầu  La  vui  mừng,  như  từ  Địa ngục bước lên Thiên đường.
Trẻ  con tuổi  nhỏ  cắt  ái  từ  thân,  vào  trong Tăng  đoàn,   cần  phải  được các  Tỳ  Kheo  lớn chiếu  cố  đến.  Vì  nhân  duyên  đó,  đức  Phật  bèn quy định cho các Sa Di, có thể ngủ chung phòng với các Tỳ Kheo hai đêm. Tình thương của đức Phật, chỗ vi tế nhất đều lưu ý đến.
Xưa nay, Sư phụ  thâu  đệ  tử  phải  có  trách nhiệm dạy dỗ. Thầy của La Hầu La là Xá Lợi Phất, thường bận giúp Phật hoằng hóa bên ngoài,  ít có  dịp ngó  ngàng  đến   La  Hầu  La, nhưng  từ  khi sự  kiện ấy  xảy  ra, Xá  Lợi Phất thường  gọi  La  Hầu  La  đến  ở   trong  phòng  với Tôn giả.

ĐỨC NHẪN NHỤC

Từ khi được  đức Phật chỉ dạy và lại thường được ở  bên cạnh Sư phụ Xá Lợi Phất, nhận được sự hướng dẫn của Thầy, La Hầu La tu tiến rất nhanh.
Khi đức  Phật giảng kinh, Xá Lợi Phất đều dẫn  La Hầu  La đi  nghe. Khi Xá  Lợi Phất  tịnh tọa, La Hầu La cũng tịnh tọa một bên; khi đi thuyết pháp giáo hoá, Xá Lợi Phất cũng dẫn La Hầu  La  theo  bên  mình,   dạy  cho  La  Hầu  La những  kinh nghiệm  tu  hành  vì  pháp,  vì  mọi


người. Mỗi  ngày khất thực xong, La Hầu La lại theo sau Xá Lợi Phất. Trong Tăng đoàn, tôn giả Xá  Lợi Phất  được xem  như  đức  Phật  thứ  hai, thật là Ân sư tôn quý của La Hầu La.
Một  hôm,  La Hầu La đi  theo  Xá  Lợi Phất khất  thực  tại  thành  Vương  Xá,  trên  đường  đi gặp một tên lưu manh,  hắn lấy cát ném vào bát Xá  Lợi Phất, và  lấy gậy đánh trên đầu La Hầu
La.

La Hầu La bị  thương,  máu  nhỏ  giọt  xuống y, tên  lưu  manh  thấy  vậy  chẳng  những  không biết lỗi còn chửi:
- “Mấy  lão trọc  chỉ  biết  đi  xin  ăn,  cứ  xưng là   từ  bi  nhẫn  nhục,  ta  đánh  lỗ   đầu  mày  thử xem làm gì ta”.
La  Hầu   La  lúc  ấy   còn  bé   tuổi   thơ,   đã không  lộ   vẻ  tức  giận  căm  gan,  nhưng  Xá  Lợi
Phất vẫn an ủi.6


6  Câu  này  chúng  tôi  xin  sửa  lại  cho đúng  ý   nghĩa trong kinh  Nguyên Thủy. Xuất gia lúc 10 tuổi La Hầu La đã  tỏ ra là một người có chí tu hành cầu giải thoát, nên được Phật và thầy Bổn Sư Xá Lợi Phất  tận tình dạy dỗ tu tập từ  khi bước  chân  vào  Tăng  đoàn.  Những  bài  kinh  Giáo Giới La Hầu La đã xác định được sự tu tập của La Hầu La thì  làm gì khi bị đánh  lỗ  đầu chảy  máu mà  đến  nỗi căm tức.  Trong  kinh   này  người  ghi  lại  tiểu  sử  không  trung thật. Xin các bạn đừng vội tin theo người viết bản sử này.


‚Này   La  Hầu   La,  nếu   thật  là   đệ   tử Phật,  cần  phải  có  tinh thần  nhẫn  nhục, trong  tâm không chứa niềm sân hận, phải đem lòng từ bi thương  xót chúng sanh, Đức Phật  thường dạy  chúng  ta  như   vậy.  Lúc vinh  dự  đừng  sanh  lòng  cao  hứng, khi  bị làm nhục cũng đừng oán hận. Này La  Hầu La,  nên  điều  phục tâm  đừng  để  giận  tức, giữ   chắc   tâm   nhẫn   nại.  Trên   thế   gian không có gì sánh bằng người có sức nhẫn nhục mạnh mẽ,  cõi  Trời,  cõi  Người,  dù sức mạnh đến đâu cũng không hơn nhẫn nại!‛.

La Hầu La nghe Xá Lợi Phất khai thị lẳng lặng  đến  bên  ao nước,  mặt  nước  soi  rõ  bóng dáng,  La  Hầu  La  lấy  tay  khoát  nước  rửa  sạch vết  thương,  xé  một  chút  vải  băng  lại.  Xá  Lợi Phất  theo  dõi  tình hình,  trong  lòng  vừa  an ổn lại thương tình.
La Hầu La nhẫn nại, an nhiên theo Xá Lợi Phất, khất thực xong, trên đường về mới nói với Thầy:
- “Con  nghĩ  đến  vết  thương trên  đầu,  lúc ấy   con  rất  thương   người  hung  ác   đánh  con, nhưng  trên  thế  gian  này  sao lắm  kẻ  hung  ác, đến đâu cũng gặp toàn những việc đáng ghi nhận. Con không giận đời, chỉ nghĩ đến cõi đời


này  nhiều  người  không  biết  điều,  nhưng   con luôn  nhớ  lời  đức  Phật  dạy: Nên  có  lòng  đại từ, đại bi  với  họ,  để  mặc  hạng người  cuồng  bạo nhục  mạ  chúng  ta. Làm Sa Môn  Tỳ  Kheo phải giữ hạnh nhẫn nhục, chứa đức cao mà người cuồng  ngu  trở  lại khinh chê,  lại đi kính  trọng mấy  kẻ  hung  dữ  độc  ác.  Đức  Phật  dạy  chân  lý từ  bi,  họ  trở  lại cho là  hôi  như  xác  chết,  như trời mưa cam lồ mà loài chó hoang lại chỉ ưa đồ dơ bẩn,  ưa ở   nơi  hôi  hám.  Nhưng  chân lý Phật dạy, những  lời  nói  từ  bi  của  Ngài  mà  đem nói với  hạng người  hung  dữ,  không  có  chút  căn lành ấy, chẳng có hiệu quả gì’’.
Đây là lần đầu tiên La Lầu La đem việc tu hành và ý nghĩ của mình  bày tỏ với Sư phụ. Xá Lợi Phất nghe xong rất hoan hỷ, đem những lời của La Hầu La về bạch lại với đức Phật. Phật cũng rất vui lòng, khen La Hầu La ngày nay rất ngoan, đối với người hung ác nên có thái độ như thế,  và  cách  nhìn  đời  cũng  biết  như  vậy.  Phật lại dạy thêm:
-  ‚Người   không   biết   nhẫn,   sẽ   không tiếp   thọ  được  Phật   Pháp,   giận   đời   oán người  là  điều  trái với  pháp,  xa  chư  Tăng, thường luân   hồi   trong   đường   ác,   hạnh nhẫn nhục mới là hạnh an ổn, mới có thể tiêu  trừ tai nạn. Người  trí tuệ  thấy được


nhân  quả  sâu  xa. Khắc  phục tâm  sân  hận, thường hành nhẫn  nại.  Tinh thần của Phật  Pháp,  chân nghĩa  của  Phật  Pháp không giống  như  lối  nhìn của  người  đời. Những gì thế  gian cho là  cao quý  thì  Phật Pháp cho là hạ tiện; Phật Pháp cho là tốt, là phải, thì  người đời không  chịu làm theo. Trung  không  ưa  nịnh,  tà  chẳng thích chánh, ác  không thích đi  chung  với  thiện. Người   tham   dục thì   ghét   người   vô   dục. Trong  tình cảnh  ấy  người  tu  hành chỉ  có việc  nhẫn  nại. Nhẫn nại là  duyên  trợ  đạo tốt nhất,  có  thể  khiến người  tu  mau  chứng quả  Thánh. Nhẫn như  thuyền bè trên  sông biển, có thể vượt qua mọi sóng gió; nhẫn là thuốc lành trị bệnh, cứu mạng sống cho người   trong   cơn  nguy.   Tu   thành Chánh giác,  vượt  qua   ba  cõi,  được  Người,  Trời kính ngưỡng,  là  vì tâm  ta  đủ  sức  an  ổn, phải biết rằng đức nhẫn rất quý vậy‛.
Do nhân duyên La Hầu La bị kẻ côn  đồ vô cớ hành  hung lỗ  đầu  mà  trong lúc tuổi  trẻ máu nóng lại có thể nhẫn chịu như một ông Thánh, khiến  Sư phụ  rất  an tâm,  đức  Phật  cũng  mừng thầm  và  dẫn  khởi  đến  đoạn thuyết  pháp  trên. Xá Lợi Phất nghe xong vô cùng cảm động, La Hầu La cũng rơi lệ, lại càng cảm kích hơn.


LỊCH TRÌNH CHỨNG ĐẠO

La Hầu La đối với chuyện bị chiếm phòng, tự  nguyện  nhượng  bộ;  trên  đường  đi  bị  kẻ  ác đánh trọng thương đều có thể nhẫn được. Tu dưỡng  cẩn  mật  như  vậy,  chỉ  còn  một  đoạn nữa là được chứng đạo.
La Hầu  La thông  minh  khéo  léo,  tinh tấn tu  hành;  khi còn  Sa Di  La  Hầu  La  là  một  đứa trẻ   ngoan,  hiền   lành   chứ   không   phá   phách thiên hạ như trong sách Thập Đại Đệ Tử mà sư cô  Như  Đức  dịch. Hôm  nay  đã  trở  thành  một Thầy Sa Di nghi biểu trang nghiêm, đức Phật hứa khả: vào năm 20 tuổi cho thọ giới Tỳ Kheo.
Tuy còn trẻ nhưng La Hầu La đạo mạo như một  người  lão  thành.  Những  cuộc   nhóm  họp đông  đảo  trong  sinh  hoạt  của  Tăng  đoàn,  Thầy ít khi tham dự, chỉ im lặng dụng công tu tập.
Thầy là con yêu của đức Phật, là cháu cưng của  vua Tịnh Phạn.  Vả  lại,  Thầy  tu  theo  mật hạnh nên giữ gìn độc cư im lặng khó ai nhận ra Thầy  chứng  đạo  hay  chưa  chứng  đạo.  Nhưng qua mật hạnh tu tập của Thầy, từ những bậc thượng  thủ  đến   các  Tỳ  Kheo  khác  đều  kính trọng Thầy, ái mộ Thầy, khen ngợi Thầy. Các Thầy  Sa Di  trẻ  rất  dễ   bị  động  tâm  khi được luôn  nghe  những  lời  khen  tặng;  mấy  ngôn  từ hoa mỹ  ấy  đáng  sợ  như  ác  ma, nhưng  La  Hầu


La  càng  nghe  lại  càng  dụng  công  tinh tấn  tu
tập.

Có Thầy Tỳ Kheo hỏi Phật về chuyện tu hành của La Hầu La:
- “Bạch Thế Tôn! Sa  Di La  Hầu La  nghiêm trì giới luật, tinh  tấn tu hành, không phạm một lỗi  nhỏ,  vì  muốn  cầu  chứng  đạo,  Thầy  đã  tận tình  buông sạch, vậy mà tại sao Thầy vẫn chưa chứng đạo?”.
Đức Thế Tôn trả lời dứt khoát:

- “Giữ  giới  tịnh  tâm, giữ  thân  đoan  chánh, nhất định có thể dứt sạch ô  nhiễm, nhất định dần dần chứng quả”.
Đối  với  việc  La  Hầu  La  tu  tập,  Đức  Phật đầy  tin tưởng,  nhưng  ngày  ấy  cũng  không  còn
xa.

La  Hầu  La  đem  chỗ  tâm  đắc  của  mình bạch  với  Phật,  Phật  dạy La  Hầu  La  từ  đây  về sau nên  im  lặng  như  Thánh  mà  tu  tập  theo những lời Phật đã dạy.
Đức  thế  Tôn  khất  thực  trở  về  đến  chỗ  La
Hầu La đang tọa thiền.

La Hầu  La  từ  toà  đứng  dậy,  đảnh  lễ  Phật và thưa:


-    “Bạch  Thế  Tôn! Phiền  não  con  đã  hết. Con đã chứng đạo xong”.
Đức Phật  rất  hoan hỷ  còn hơn sự hoan hỷ của La Hầu La, Ngài khen ngợi:
- “Trong  các  đệ  tử  của  Ta,  La  Hầu  La  là mật hạnh đệ nhất”.
Gọi  là  mật  hạnh,  nghĩa  là  trong  ba ngàn oai  nghi,  tám  muôn  tế  hạnh,  La  Hầu  La  đều biết hết.
Nghĩ  đến   hồi  ban  đầu  La  Hầu  La  theo Phật  xin gia tài,  hiện tại Tôn giả  chứng  đạo là đã được  đức Phật trao cho pháp tài vô tận. Nghĩ đến  thuở  còn  Sa Di  nhỏ  tuổi  gia  nhập  Tăng đoàn,  La  Hầu  La  đã  làm  bận  lòng   đức  Phật không  biết  bao nhiêu.  Hiện tại,  Tôn  giả  đã  xa lìa mọi dục lạc thế gian, đạt được niềm vui chân chánh  của  pháp  mầu.  Thật  là  vinh   hạnh  cho Tôn giả.

NHẬP DIỆT

Những nhân vật oanh liệt trong Tăng đoàn thuở ấy là Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên, Đại Ca Diếp,  A  Nan,  v.v..  còn  La  Hầu  La  thì không. Một  người  nghiêm túc  trong  mật  hạnh  trì giới, chỉ im lặng tu tập, im lặng không tranh đua với thế gian; hoặc là vì La Hầu La quan hệ đến Thế Tôn, nên Ngài đặc biệt hạn chế Tôn giả. Chúng


ta  cũng  biết  La  Hầu  La  có  tư  cách  nhu  thuận, bẩm chất kiên cường, nhưng chúng ta cũng thấy trong sinh  hoạt của  một vị tu sĩ, tôn giả  không phải là người sôi nổi. Cho nên, trong kinh sử không  thấy  ghi  lại  những  sự  tích  La  Hầu  La nhiệt tình thuyết pháp, hay nghị luận với ngoại đạo. Đúng  như  lời  Đức  Thế  Tôn  nói  tôn  giả  là một người nghiêm túc trong tế hạnh, trong giới luật; là một vị mật hạnh đệ nhất.
La  Hầu  La  nhập  diệt  khi nào,  cũng  như năm tháng đản sanh của tôn giả có hai truyền thuyết.  Thái  tử  Tất  Đạt  Đa  năm  19  tuổi  hạ sanh La Hầu La, có  thuyết  lại  nói  đến  năm  25 tuổi  mới sanh La Hầu La. Về năm diệt cũng có hai thuyết, một thuyết nói Tôn giả nhập Niết bàn  trước  đức  Phật  vài  năm,  thuyết  khác  nói khi đức  Phật  nhập  Niết  bàn  Tôn  giả  còn  quỳ bên giường.
Ấn  Độ  là  một  nước  không  mấy  chú  trọng về lịch sử, còn Trung  Hoa chúng ta thấy  không ít nhà phiên dịch phóng đại và tưởng tượng huyền hoặc. Những sự tích lặt vặt về cuộc đời Đức  Thế  Tôn  và  các  vị  Thánh  đệ  tử  được  ghi chép  trong  kinh điển,  thật  sự  cũng  có  ít nhiều cắt xén.
Căn  cứ  theo  sử  ký  có  thể  khảo  cứu  qua kinh điển  thì Tỳ  Kheo  Ni Da Du Đà  La,  mẫu


thân của La Hầu La nhập diệt vào năm 78 tuổi, và La Hầu La nhập diệt được kể là sớm hơn.
Vào một buổi chiều Da Du Đà La đã  suy tư đến rất nhiều sự việc bà nghĩ đến Kiều  Đàm Di, Liên Hoa Sắc đều đã nhập Niết bàn. La Hầu La cũng đã  nhập Niết bàn. Ta sanh đồng một năm với Đức Phật, năm nay ta đã bảy mươi tám tuổi, nghe nói  Đức  Phật  sẽ  nhập  Niết  bàn  vào  năm
80 tuổi. Nghĩ đến chuyện ta nhập diệt đồng một lúc  với  Ngài,  nhưng  hiện  nay đối  với  Đức  Phật chỉ  có  pháp  tình mà  không  có  tình riêng  gì khác.  Vậy  việc  ấy  là  một  điều  bất  kính;   chi bằng ta nhập diệt sớm là tốt hơn.
Da  Du  Đà   La  được đức   Phật   hứa  khả, hướng về Phật đảnh lễ cảm tạ xong, bèn hiện thần thông bay lên hư không mà đi, và đêm đó bà ở  trong phòng, nhập định vào Niết bàn.
Căn cứ vào sử ký nhập diệt của Da Du Đà La  thì La  Hầu  La  đã  nhập  diệt trước  cả  bà  và Đức  Phật,  và  theo  đó   tính tuổi  của  Tôn  giả không  quá  60  tuổi,  đại  khái  tôn  giả  chỉ  sống trên năm mươi năm là cùng.
Đương nhiên đối  với  một  vị  Thánh  thì cái chết, dù sớm hay muộn cũng chỉ là chuyện thường. Bỏ sắc thân hư huyễn giả dối này, đem sanh  mạng  an  trụ  trong  từ  trường  bất  động;


chuyện ấy không  có  gì phải buồn, trái lại  đó  là một hạnh phúc.
La Hầu La vào năm 20 tuổi đã  chứng quả, cái mục đích tối hậu của đời người đã đạt được, thì khi nhập  diệt nhất  định là  an nhiên tự  tại mà ra đi.


















25 GIỚI HÀNH
SA DI

à


GIỚI  THIỆU

BỘ GIỚI HÀNH SA DI


Bộ Giới Hành Sa Di  này tôi dựa vào ba bài kinh sau đây:
1- Giáo Giới La Hầu La ở  rừng Am Bà La.

2- Tiểu Giáo Giới La Hầu La.

3- Đại Giáo Giới La Hầu La.

Nhờ  ba bài  kinh này  chúng  tôi  biên  soạn thành bộ giới. Đây là một bộ Giới hành hết sức quan trọng  cho người  mới  vào  tu tập  theo  Phật
giáo.

Theo tôi  nhận  xét  những  lời  đức Phật  dạy La Hầu La trong ba bài kinh này có giá trị rất lớn cho sự tu tập của mọi người từ sơ cơ đến chứng đạo, nên tôi quyết tâm soạn thảo thành phần 2 của bộ Văn Hóa Truyền Thống Đạo Đức Việt Nam, cho trọn vẹn đầy đủ: Giới Cấm, Giới Đức, Giới Hạnh và Giới Hành.
Dựa  theo  đoạn sử  trên,  La  Hầu  La  là  đứa con trai  duy nhất  của  đức  Phật,  cũng  là  người Sa Di  đầu  tiên  trong  đạo  Phật,  vì  vậy  những điều  đức Phật  dạy cho La  Hầu  La  rất  căn  bản và  quan  trọng  đối  với  những  người  mới  bước


chân vào đạo Phật. Do nhận xét kỹ ba bài kinh này  tôi  thấy  rằng:  những  giới  luật  này  mới chính  là  giới luật  của đạo Phật, nó rất  căn bản trong  sự  tu  hành  theo  Phật  giáo  của  bao nhiêu thế hệ sau này, nhất là dạy tu hành cho những thế hệ trẻ.
Theo  kinh  nghiệm  tu   hành   của   tôi   thì những lời giáo giới này là nền tảng vững chắc của  đạo  Phật,  nó  được  lưu  giữ  để   lại  cho bao nhiêu thế hệ người  sau. Những người sau muốn chấm dứt sanh tử luân hồi đều phải nương theo những lời giáo giới này để  tu tập thì mới có thể chứng quả A La Hán giải thoát hoàn toàn.
Nếu  ai  chịu  khó  nghiên  cứu  kỹ  về  Phật giáo, đều phải công nhận rằng: Phật giáo lấy thiện  pháp  làm  gốc;  nhờ  thiện  pháp  mà  ta nhận  ra được ác  pháp;  nhờ  thiện  pháp  mà  tìm được sự  giải  thoát:  sanh,  già,  bệnh,  chết;  nhờ thiện pháp mà chứng được đạo quả A La Hán; nhờ   thiện   pháp   mà   có   đủ    Tam   Minh,  Lục Thông; nhờ thiện pháp mà tâm bất động trước các ác pháp và các cảm thọ; nhờ thiện pháp mà có  một  đời  sống   cao thượng  không  làm  khổ mình,  khổ người và khổ tất cả chúng sanh; nhờ thiện  pháp  mà  nhập  được bốn  thiền  làm  chủ được sự  sống  chết,  tự  tại  trong  sinh  tử;  nhờ

Văn hóa Phật giáo truyền thống – tập 1

thiện pháp mới thực hiện được cảnh giới an lạc
Niết bàn.

Nhưng thiện pháp thì có vô lượng, vô biên, làm  sao chúng  ta  biết  hết  được?  Đúng  vậy,  do thiện  pháp  có  vô  lượng vô  biên,  nên  đức  Phật lần lượt vạch ra cho chúng ta thấy những thiện pháp gốc. Những thiện pháp gốc này đều nằm trong  tạng  kinh  Nikaya;   những  bài  kinh  ấy được  gọi  giới kinh, như kinh Phạm Võng,  kinh Sa Môn  Quả  và  những  bài  kinh giáo  giới  khác cho các vị Tỳ Kheo trong thời bấy giờ. Dựa theo những bộ  giới kinh mà  các Tổ biên  soạn  thành bộ  giới  bổn  Ba La  Đề  Mộc  Xoa, nhưng  lại  gán cho Phật  chế  giới luật. Giới  bổn  Ba La Đề  Mộc Xoa gồm có:
- 348 giới Tỳ Kheo Ni.

- 250 Tỳ Kheo Tăng.

- 10 Giới Sa Di.

- 10 Thiện Pháp tiêu chuẩn của cõi Trời.

- 5 giới cấm tiêu chuẩn của loài Người.

Bảng  liệt kê giới   bổn  trên  đây  chúng  ta nhận  xét  giới  cấm  quá  nhiều  lại  còn  thêm  giới kinh cũng không phải là ít. Do đó, tu sĩ  hay cư sĩ không có giới hành tu tập thì không còn cách nào  không  vi phạm   giới luật.  Phải  không  các bạn?


Vì  thế,  bộ  Giới  hành  cần  phải  được biên soạn và  cho ra đời  càng  sớm  càng  tốt  để  giúp cho Phật giáo chấn chỉnh lại những điều tu sĩ vi phạm  giới luật và những chỗ sai lệch do ảnh hưởng  tưởng  giải  của  các  Tổ,  của  tà  giáo  ngoại đạo và của những phong tục mê tín lạc hậu của dân gian.
Muốn hoàn thành bộ Giới Luật này xin  các bậc  tôn  túc  đức  cao, trí rộng  góp  ý  cùng  với  tôi để  làm thành bộ Giới Luật có giá trị thiết thực, cụ thể, chỉ rõ đạo  đức làm người, làm Thánh và con đường tu tập đạt được  kết quả tốt đẹp xứng đáng là những bậc Thánh Tăng, Thánh Ni và Thánh Cư sĩ.

Kính  ghi,

Trưởng lão Thích Thông Lạc

à


 GIỚI   HÀNH  THỨ    N  HẤT  :

NĨI LỜI KHƠNG THÀNH THẬT


Muốn đạt được một đời sống giới luật nghiêm  chỉnh  thì phải  thông  hiểu,  tu  tập  và sống đúng giới đức, giới hạnh và giới hành. Vậy giới đức, giới hạnh và giới hành là gì?
Giới đức là những lời dạy đạo đức về đời sống của con người tức là Chánh mạng.
Giới hạnh là những lời dạy về Phạm hạnh tức là oai nghi tế hạnh thường thể hiện qua những  hành  động   sống   như:  đi,  đứng,   nằm, ngồi,  nói,  nín,   tiếp  giao  với  mọi  người,  v.v.. Những oai nghi tế hạnh ấy được gọi là Chánh nghiệp.
Giới  hành  là  những  lời dạy  cách  thức  tu tập đạo  đức và oai nghi chánh hạnh của một  tu sĩ  Phật  giáo trọn đầy đức  hạnh làm  người, làm Thánh  không  làm  khổ  mình,  khổ  người  và  khổ tất cả chúng sanh, tức là Chánh nghiệp.
Như trong bài kinh Giáo Giới La Hầu La ở rừng  Am  Bà  La,  bài  kinh này  chỉ  có  một  giới cấm duy nhất là ‚Vọng Ngữ‛ø.  Không vọng ngữ là  một  giới luật  quan trọng  nhất  trong  các  giới


khác, giới này thuộc về giới trọng (Ba La Di). Ai tu theo Phật giáo mà vi phạm giới này thì được xem như người tử tội. Cho nên một giới này vi phạm thì tất  cả  các  giới khác  đều  vi phạm.  Do đó  Đức  Phật  đã  xác  định: ‚Này  La Hầu  La, đối  với  ai biết  mà  nói  láo  không có  tàm quý,  thời  Ta  nói  rằng người  ấy  không có việc  ác  gì mà không   làm.  Do  vậy  này  La Hầu  La,  Ta  quyết  không nói  láo,  dầu  nói để mà chơi‛.
Nói  láo  là  một  giới  luật  quan trọng  nhất trong  các  giới luật  khác  của  đạo  Phật  như trên đã nói. Giới cấm nói láo không riêng cho những người tuổi trẻ mà ngay cả những người lớn tuổi; không  riêng  cho tín đồ  Phật  giáo  mà  ngay  cả cho tất  cả  mọi  người  cũng  phải  giữ  gìn nghiêm chỉnh. Nếu tu theo Phật giáo mà còn nói láo thì không bao giờ tu tập  đi đến giải thoát được, dù nói láo để mà chơi. Trong Giới Bổn người tu sĩ nào  nói  láo  là  phạm vào  giới  đứt đầu,  có  nghĩa là một tu sĩ Phật giáo còn nói láo thì không thành là một tu sĩ nữa. Xin các bạn đọc lại Giới Bổn Ba La Đề Mộc Xoa, giới thứ tư Giới Thánh Đức  Thành  Thật  thì các  bạn sẽ  rõ.  Ở  đây,  tôi xin  giải  thích  sơ lược về  giới luật  này.  Vậy  nói láo nghĩa là gì?

Văn hóa Phật giáo truyền thống – tập 1

Nói láo là nói không thành thật, chuyện có nói không, chuyện không nói có; những người nhiều chuyện lắm mồm thường hay nói láo, chuyện  ít xít ra nhiều,  đặt  điều  nói  xấu  người khác. Đó là những người nói láo. Người nói láo không biết xấu hổ  thì không có việc ác nào mà họ không làm được, như lời Phật xác quyết trên đây. Trong cuộc sống chung đụng với mọi người, sự chung đụng ấy đã  dạy cho chúng ta biết điều này rất rõ ràng: ‚Những người nói láo là những  người  không   tốt,  hãy  dè   dặt  cẩn thận khi  gặp  họ hoặc  nên  tìm cách  tránh xa,  không nên  làm  thân với  những  người này‛.
Ở  đời, người ta xem thường vấn đề  nói láo, nên mọi người không ai tránh khỏi, dù nói láo không làm hại ai, nói láo chơi; nhưng đối với những  người  tu  theo  Phật  giáo  không  nên  nói
láo.

Có  người  nói  láo  quá  lộ  liễu,  khi nói  xong người  ta  phát  hiện  ra liền, nhưng  lại  có  người nói láo rất khéo léo khiến cho mọi người khác không thể phát hiện ngay liền được. Nhưng  nói láo  với  ai  thì được,  chứ  không  thể  nói  láo  với chính  mình.  Vì  vậy  người  nói  láo  không  biết xấu  hổ  thì luôn  luôn  sẽ  nói  láo  và  khi nói  láo được thì họ  sẽ  làm  bất  cứ  việc  ác  nào  họ  cũng



0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!