VĂN HÓA PHẬT
GIÁO TRUYỀN THỐNG TẬP II
Trưởng lão
THÍCH TH ÔNG LẠC
NHÀ XUẤT BẢN
TÔN GIÁO
Lời nói đầu
“Văn Hoá Phật
Giáo Truyền Thống” là những bài pháp dạy
về đời sống đức hạnh cho mọi người,
không riêng cho những tu sĩ và cư sĩ Phật giáo. Cho nên những ai muốn sống đúng
đức hạnh làm người, dù có tôn giáo hay
không tôn giáo thì Văn Hoá Truyền
Thống vẫn là những bài
học đạo đức tốt cho họ. Văn Hóa
Truyền Thống chính là những bài học đạo
đức làm Người, làm Thánh của Phật giáo, nhưng nó
là của chung
của loài người, vì nó là đức hạnh
nhân bản –
nhân quả, sống không làm khổ mình, khổ người, khổ cả
hai, nó là những hành động đạo đức sống cao
thượng, biết thương mình, thương người tuyệt vời mà mọi
người cần phải trau dồi hằng ngày, nó là giới luật của mọi con người cần phải giữ gìn nghiêm chỉnh. Nếu ai
đã biết giới luật này mà không giữ gìn nghiêm chỉnh thì người ấy chỉ là một người
vô minh, không sáng suốt, tự chuốc lấy mọi sự đau khổ từ kiếp này sang kiếp
khác.
Những tu sĩ
và cư sĩ Phật giáo đều là những bậc Thánh Tăng, Thánh Ni và Thánh Cư Sĩ. Vì thế,
trong đời sống hiện tại trên thế gian này, hằng ngày quý vị phải biết cách thức sống đúng đạo đức nhân bản
– nhân quả thì sự an vui hạnh phúc mới thật sự là chân thật. Do muốn biết cách thức
sống đúng
đạo đức nhân
bản – nhân quả nên phải biết rõ
ràng từng
hành động thân, khẩu, ý của mình như thế nào đúng và như thế nào sai giới luật,
sai giới luật tức là phạm giới. Sống đúng giới luật là sống đúng đức hạnh, sống
đúng đức hạnh là sống thương yêu nhau, đem lại sự an vui hạnh phúc cho nhau. Sống
phi giới luật là sống vô đạo đức, sống
vô đạo đức là sống đem khổ cho nhau, chẳng
biết thương nhau.
Kính thưa
các bạn! Các bạn đừng hiểu lầm, những người sống đúng giới luật là sống đặc dị,
sống không giống như mọi người bình thường. Không đâu các bạn ạ! Họ sống đúng
giới luật nhưng vẫn sống bình thường như bao nhiêu người khác, nhưng họ lại phải
vượt qua những cái bình thường của mọi người, vì những cái bình thường
của mọi người có những cái phi đạo đức, thường làm khổ mình, khổ
người. Cho
nên người tu sĩ và cư sĩ Phật giáo
phải luôn
luôn dè dặt, cẩn thận từ hành động nơi thân, nơi lời nói và nơi sự suy nghĩ.
Hành động thân, lời nói và sự
suy nghĩ
của mình đều phải thể hiện một đời sống đúng đức hạnh nhân bản –
nhân quả, luôn
luôn thực hiện không làm khổ
mình, khổ người và khổ tất cả chúng sanh.
Những hành động ấy phải được thực hiện rất cụ thể, thực tế và rõ ràng,
chứ không thể nói suông như các vị tu sĩ
Phật giáo phát triển Đại thừa và Thiền tông hiện nay.
Ví dụ 1: Đời
sống bình thường của con người, một ngày phải ăn ba bữa để sống, thì người tu
sĩ Phật giáo không thể ăn ba bữa như mọi người mà lại ăn một bữa, nhưng vẫn
sống bình thường, làm việc bình thường mà lại còn ít bệnh tật, khoẻ mạnh. Như vậy
trong
cái sống
bình thường như mọi người, nhưng lại
vượt
qua cái
bình thường, cho nên trở
thành cái phi thường. Có đúng như vậy không các bạn?
Ví dụ 2: Đời
sống bình thường của con người, mỗi khi gặp những chuyện bất toại nguyện hay bị
người khác mạ nhục, mạt sát thì dễ sinh buồn phiền, giận hờn, căm tức v.v.. Ngược
lại người tu sĩ Phật giáo khi gặp những chuyện bất toại nguyện hay bị người
khác mạ nhục, mạt sát thì họ phải làm sao? Đứng trước cảnh ấy, tâm họ vẫn thản
nhiên, bình an và vô sự, không hề có một
chút tâm phiền não, ưu bi, sầu khổ hay
giận hờn, oán ghét, căm tức người đang mạ lị, mạt sát, làm mình khổ. Như vậy, rõ ràng sống trong cái
bình thường như bao
nhiêu người khác, nhưng lại vượt lên cái bình thường, cho nên trở thành
cái phi thường.
Ví thế, đức Phật thường dạy
các đệ tử của
mình khi đứng trước các ác pháp thì phải hiểu rằng: “Đứng lại thì chìm xuống,
tiến tới thì trôi dạt, chỉ có vượt qua”. Vậy vượt qua cái bình thường của mọi
người tức là cái phi thường mà đức Phật thường nhắc nhở: “Ngăn ác diệt ác pháp,
sinh thiện tăng trưởng thiện pháp”. Đó chính là giới hành của các bạn.
Cho nên, những cái bình
thường mà lại phi thường là như vậy,
ấy là đức hạnh của con người, của những người cư sĩ và tu sĩ Phật giáo. Vì thế, những giáo
pháp dạy về đức hạnh để sống được như vậy nên gọi là “Giới đức, giới hạnh, giới hành”.
Kính thưa
các bạn! Giới luật thường trong kinh sách Phật có những bài kinh mang tựa đề trực
tiếp như: “Giáo Giới
La Hầu
La, Giáo
Giới A nan, Giáo Giới
Ca
Chiên Diên,
v.v..”
Vì thế, tất cả những bài pháp của đức Phật đều dạy về giới luật cả, dù
nó có mang tên Giáo Giới hay không mang tên Giáo Giới, thì
các bạn cũng nên hiểu nó là giới
luật. Giới luật là thiện pháp, giới luật là đạo đức nhân bản - nhân quả sống
không làm khổ mình, khổ người, khổ cả hai và khổ chúng sanh; giới luật là
một vị Thầy đức độ đầy đủ, một vị Đạo Sư của mọi người. Giới luật giúp cho con
người vượt thoát ra khỏi sông mê biển khổ của cuộc đời. Giới luật còn là một
người hướng đạo tốt dẫn đường, dắt lối chúng ta đến bờ giải thoát. Giới luật
còn là Phật giáo còn, Giới luật mất là Phật giáo mất. Cho nên đức Phật dạy: “Giới luật ở đâu
là tri kiến đó, tri kiến ở đâu
thì giới luật đó.
Giới luật
làm thanh tịnh tri kiến, tri kiến làm
thanh tịnh
giới luật”. Có đúng như vậy không
các bạn?
Bởi vậy,
con đường tìm tu để thoát ra mọi sự đau khổ của kiếp người,
thì giới luật là một pháp môn quan trọng nhất. Cho nên những tu sĩ không tu học
giới luật là tu sĩ u mê lạc vào đường tu
của ngoại đạo, thật uổng cho một kiếp người, vô tình họ
không phải là đệ tử Phật mà là đệ tử của Ma.
Giới luật
quan trọng như vậy chúng ta phải chịu
khó nghiên cứu những bài pháp dạy về giới luật, vì trong giới luật có đầy đủ
trí tuệ, đức hạnh và những pháp hành ngăn
ác diệt ác pháp sanh thiện tăng trưởng thiện pháp cụ thể, thực tế, rõ
ràng, v. v…
Những bài
kinh dạy về Giới luật được trọn vẹn và đầy đủ nhất của đạo Phật, đó là
hai bài
kinh trong kinh
Trường Bộ tập 1
thuộc tạng
kinh Nguyên Thủy
Nikaya hệ
Pali:
1- Kinh Phạm
Võng.
2- Kinh Sa
Môn Quả.
Chúng tôi chọn
lấy hai bài kinh này và
250 giới Tỳ
Kheo Tăng, 348 giới Tỳ Kheo Ni để biên
soạn thành bộ Giới
Đức, giới Hạnh, giới Hành, của
Thánh Tăng, Thánh Ni. Và Thánh Cư Sĩ. Được lấy tên là “Văn Hoá Đạo Đức Truyền
Thống Việt Nam”
Mỗi giới luật
được chia ra làm ba phần:
1. Phần thứ nhất dạy về “Giới đức”.
2. Phần thứ hai dạy về “Giới hạnh”.
3. Phần thứ ba dạy về “Giới hành”.
Phần
thứ nhất dạy về “Giới
đức”, là dạy về đức hạnh của mọi người trên hành tinh này nói chung, nói
riêng là cho những bậc Thánh Tăng, Thánh Ni và Thánh Cư Sĩ.
Phần thứ
hai dạy về “Giới hạnh”, là dạy về oai nghi tế hạnh những hành động đức hạnh của
mọi người trên hành tinh này nói chung,
của những bậc Thánh Tăng, Thánh
Ni và Thánh Cư Sĩ nói riêng.
Phần thứ ba dạy về “Giới hành”, là dạy về những
phương pháp rèn luyện trau dồi đạo đức cho
mọi người trên hành tinh này nói chung,
cho những bậc Thánh Tăng,
Thánh Ni và Thánh Cư Sĩ nói riêng.
Giới luật là
pháp môn dạy về phương cách sống đạo đức không làm khổ mình,
khổ người và khổ tất cả chúng sanh. Đó là những phương pháp tu tập hằng ngày để
ngăn ác diệt
ác
pháp, sanh thiện tăng trưởng thiện pháp
như trên đã
nói, và cuối cùng để đạt được kết quả giải thoát tâm vô lậu, chứng Thánh quả A
La Hán.
Kinh thưa
các bậc Tôn Túc!
Kính thưa
các bạn Tăng, Ni và các cư sĩ bốn phương!
Kính thưa các bạn! Việc biên soạn bộ giới
đức tâm vô lậu Thánh
Tăng, Thánh Ni và
Thánh Cư Sĩ được mang
tên “Văn Hóa Đạo ĐứcTruyền Thống Việt Nam”, chúng tôi dựa vào những lời
dạy của đức Phật Thích Ca Mâu Ni (Gotama) trong tạng kinh Nikaya
và giảng trạch
nghĩa lý theo kinh nghiệm tu hành
của chúng tôi đã đạt được, chứ không dựa vào kiến giải, tưởng giải của kinh
sách phát triển Đại Thừa và Thiền Tông, nên có những điều chi sơ sót không vừa
ý xin
các bậc Tôn Túc cao minh,
các bạn
Tăng, Ni và
các cư sĩ hãy bỏ qua những sơ sót ấy và góp ý để bổ sung thêm hoặc bỏ ra những
điều thừa, những điều không đúng, chứ đừng lấy những điều sơ sót đó mà chỉ
trích bài bác lẫn nhau là không tốt các
bạn ạ! Làm như vậy cũng giống như những người có tâm lượng nhỏ mọn hẹp hòi ích
kỉ thường vạch lá tìm sâu, vạch lưng
mình cho
người khác xem thẹo thì không tốt các bạn! Người xưa thường bảo: “Đóng cửa
dạy nhau”, đó là điều tốt đẹp nhất trong gia đình, trong tôn giáo. Còn ở đây chúng tôi nói Đại Thừa và
Thiền Tông sai là vì những điều sai của Đại Thừa và Thiền Tông đã trở thành một
truyền thống mê tín lạc hậu phi đạo đức lâu đời. Chính những truyền thống này
nó đã đánh mất nền đạo đức nhân bản - nhân quả của Phật
giáo chân
chánh. Vì thế, chúng tôi nói cái sai
của Đại thừa
và Thiền tông không có nghĩa là bài bác mà có nghĩa là để dựng lại những gì của
Phật giáo đã bị Đaị thừa và Thiền tông đã ném bỏ.
Kính thưa
các bậc Tôn Túc!
Kính thưa
các bạn Tăng, Ni và cư sĩ bốn phương!
Chúng tôi đã
từng chứng kiến và nghe thấy các bạn Tăng, Ni và các cư sĩ giảng sư thường lợi dụng những buổi thuyết giảng có đông đủ Phật tử bới móc,
chỉ trích, mạ lị,
mạt sát lẫn nhau. Các bạn ấy họ là những tu sĩ Phật giáo, đều là đệ tử của Phật,
họ và các bạn đều là huynh đệ cùng nhau. Thế mà, vì lòng ganh tỵ, ích kỉ, nhỏ mọn,
hẹp hòi nên vô tình các bạn
ấy nỡ nhẫn
tâm cư xử với nhau
một cách tồi tệ thật
đáng thương h ại.
Các bạn còn
dùng những thơ, văn và
băng
cassette bài
bác, nói xấu nhau để phổ biến khắp nơi, có khi còn đưa lên mạng Internet để cho
mọi người toàn cầu biết tu sĩ và cư sĩ Phật giáo tu hành ở chỗ tâm ganh tị tầm
cỡ như vậy, thật là đau
lòng. Phải không các bạn?
Kính thưa
các bạn! Không lẽ vì những cái sai của Phật giáo hiện giờ được chỉnh đốn lại
làm cho Phật giáo tốt đẹp hơn, thì các bạn không bằng lòng ư! Sao các bạn không
chịu lắng nghe quán xét cho kỹ để xem
coi những điều chúng tôi nói có đúng hay sai. Nếu đúng thì chúng ta cùng nhau sửa, nếu sai thì chúng ta cùng rỉ tai mà dạy
nhau, có đâu lại làm một điều thiếu suy nghĩ như vậy các bạn ạ!
Kinh thưa
các bạn! Chúng ta đừng bắt
chước những
tín đồ của các tôn giáo khác phân hóa chia rẽ nhiều hệ phái bất đồng chống đối
nhau. Đứng trước cảnh này chúng tôi chẳng
biết nói và làm cách nào để các bạn hiểu những hành động trên là thiếu trách
nhiệm bổn phận của người Phật tử đối với tôn giáo của mình.
Mục
đích chúng tôi biên soạn
bộ giới luật này là để chỉnh đốn
những đức hạnh của những tu sĩ và cư sĩ
Phật giáo. Vì hiện giờ có một số tu sĩ sống phạm giới, phá giới, bẻ vụn giới,
xem thường giới luật, không biết xấu hổ, lại còn chế ra giới luật mới để phá sạch
đức hạnh của tu sĩ Phật giáo, thường khoe khoang lực lượng Tăng,
Ni và Phật tử đông đảo rầm rộ, cách thức tổ chức sự học và cấp bằng này cấp bằng
nọ của mình mà hành
động tu
hành và
Phạm hạnh chẳng có một
chút nào cả,
họ đang làm đào kép múa may đóng tuồng trên sân khấu Phật giáo, họ đang làm trò
cười cho những người am tường Phật giáo, họ là những người đáng thương, không
đáng trách. Tại sao vậy?
Vì các bạn ấy
đang chịu ảnh hưởng kiến chấp của kinh sách
phát triển Đại thừa và Thiền tông
nên vô tình họ diệt Phật giáo mà không hay biết, thật rất tội nghiệp cho những
ai tu theo Phật giáo có mắt mà không tròng.
Kính ghi,
Trưởng lão
Thích Thông Lạc
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!