Thứ Tư, 28 tháng 8, 2013

VĂN HÓA PHẬT GIÁO TRUYỀN THỐNG TẬP 1-13


rung  động,  bởi  vì  lời  tuyên  bố  đi  ngược  lại  sự hiểu biết của loài người từ xưa đến nay.
Thưa các bạn, nói về sắc uẩn là nói về vạn vật có hình  sắc, có vóc dáng, có hình  tướng, cho nên chúng ta phải hiểu rộng đừng hiểu hạn hẹp sắc uẩn chỉ nói riêng về bản thân của con người là  không  đúng. Ở  đây  phải  hiểu  tất  cả  vạn vật có hình  sắc đều không phải là ta, không phải là của ta, không phải là bản ngã của ta. Vậy nó là của ai?
Từ xưa đến nay ai cũng nghĩ thân tâm này là của ta, là ta, bản ngã của ta. Thế mà bây giờ Đức  Phật  lại  nói  không  phải  của  ta,  là  ta  thì làm đảo lộn cả sự hiểu biết của con người.
Khi đức  Phật dạy La Hầu La thì Ngài bảo La Hầu La, phải  dùng  chánh  trí tuệ  mà  tư  duy suy xét.  Nhờ  chánh  trí tuệ  tư  duy quán  xét  ta mới thấy như thật, các pháp không có vật gì là ta, là của ta cả.
Cái hiểu biết của con người từ xưa đến nay không phải là cái hiểu biết chánh trí tuệ mà là cái hiểu biết tà trí tuệ; do sự hiểu biết đó  khiến cho con người lầm chấp có cái ta, cái của ta, cái bản ngã của ta, nên thường chịu nhiều đau khổ, phiền não, v.v..


Tà  trí tuệ  tức  là  tưởng  tri, tưởng  tri là  cái hiểu không đúng như thật. Chính cái hiểu biết không đúng như thật đã đưa con người vào vòng lẩn quẩn của nhân quả nghiệp báo không có lối thoát ra.
Do sự hiểu biết không đúng như thật nên mới  chấp  thân  tâm  này  là  ta,  là  của  ta.  Vậy thân tâm này là của ai như đã hỏi ở trên?
Thưa các bạn, thân tâm này là  của nghiệp lực nhân quả. Nó là dụng   cụ của nhân quả. Cho nên đức Phật nói: ‚Con người  là  thừa tự  của nhân quả‛.
Nghiệp lực nhân quả luôn luôn ở  sát bên thân  tâm  con người  như  hình  với  bóng.  Thân tâm  con người  chỉ  là  dụng cụ  của  nghiệp  lực nhân quả để nó sai bảo.
Nếu một người có trí tuệ thì nhận ra ngay được điều  này  tức  là  nhận  ra được thân  tâm chúng ta là tên nô lệ  của nhân quả, nó sai thân tâm này làm gì thì thân tâm phải làm theo.
Ví  dụ: Nghiệp  nhân  quả  muốn  chúng  ta
‚đi ngủ‛ là thân tâm làm theo ‚đi ngủ‛; muốn chúng  ta  “đi  ăn”  là  thân  tâm  làm  theo  ‚đi ăn‛;  muốn  chúng  ta  ‚sân  giận‛  là  thân  tâm làm theo ‚sân giận‛; muốn chúng ta ‚phiền não‛ là thân tâm làm theo ‚phiền  não‛; muốn


chúng ta bệnh đau là thân tâm làm theo ‚bệnh đau‛, v.v..
Ví dụ 1: nghiệp lực nhân  quả sai bảo thân tâm  muốn  cái  nhà,  thì thân  tâm  sanh  ra ham muốn cái nhà.
Ví  dụ  2: Khi có  người  chê  hay  mạ  lị mạt sát  thì nghiệp  lựïc  bảo  phải  sân  giận,  căm  tức, thù ghét, tức tối thì ngay đó thân tâm làm theo: sân giận, căm tức, thù ghét, tức tối, v.v..
Ví  dụ   3:  Khi  thấy  người  khác  phái  thì nghiệp lực sai bảo thân tâm ưa thích người này không ưa thích người kia thì thân tâm cũng làm
theo.

Ví dụ 4: Khi thấy tiền vàng ngọc ngà châu báu, nghiệp lực sai bảo thân tâm ưa thích muốn có  những  vật  sang  đẹp và  tiền  bạc  nhiều  thì thân tâm làm theo.
Như  vậy,  thân  tâm  chúng  ta  là  tên  nô  lệ của nghiệp lực nhân quả, chứ thân tâm có cái gì của ta đâu. Các bạn cứ nhận xét có đúng vậy không?
Thưa các bạn! Do những ví dụ trên đây các bạn  đã   nhận  ra: sắc,  thọï,  tưởng,  hành,  thức, (thân tâm)  là  của nghiệp lực nhân quả, chứ các bạn chẳng có gì gọi là thân tâm của các bạn cả. Nếu  là  thân  tâm  của  các  bạn thì các  bạn phải


có quyền với nó, bảo sao nó phải nghe theo vậy. Thân các bạn đau bệnh, các bạn bảo nó đừng có đau bệnh, nó có nghe theo các bạn không? Tâm các  bạn  giận  hờn,  các  bạn  bảo  nó  đứng  giận hờn, nó có nghe theo các bạn không?
Qua  những  lời   dạy  trên  đây  các  bạn  có hiểu  không?  Các  bạn  có  biết  mình  từ  lâu  đã hiểu lầm lạc không? Lâu nay các bạn nghĩ rằng thân tâm này là của các bạn. Nếu quả thân tâm của các bạn sao các bạn điều khiển nó không được, mà để cho nghiệp điều khiển nó vậy.
Chúng  tôi  xin  nhắc  lại  một  lần  nữa,  các bạn  có  bao  giờ  muốn  mình   tức  giận  không? Chắc  là  không,  phải  không  các  bạn?  Nhưng thân  tâm  các  bạn  có  nghe các  bạn đâu.  Khi có người chửi mắng các bạn thì các bạn tức giận liền. Như vậy thân tâm của các bạn không phải của các bạn. Có đúng như vậy không?
Các bạn có bao giờ muốn thân của các bạn bệnh  không?  Thế  sao nó  bệnh  các  bạn bảo  nó không  bệnh,  nó  đâu  có  nghe  các  bạn như  trên đã nói. Có phải vậy không?
Các bạn có bao giờ muốn thân các bạn chết không?  Chắc  là  không,  phải  không  các  bạn? Thế sao khi thân tâm các bạn chết, các bạn bảo nó đừng chết, nó có nghe các bạn không?



Như  vậy  thân  tâm  không  phải  là  của  các bạn thì vật  chất  xung quanh  các  bạn như  nhà cửa, tiền bạc, của cải, xe cộ làm sao của các bạn được.
Khi các bạn chết, các bạn có mang theo những vật gì yêu quý nhất của các bạn không. Ngay  cả  vợ  con các  bạn,  các  bạn  cũng  không mang theo được. Ngày xưa Trang Tử người nước Trung  Hoa nói:  ‚Vợ  chết  trước  là  vợ  mình‛. Lời  nói  này  chỉ  đúng  một  phần  nhỏ  trong  thời gian hiện tại mà thôi, chứ thời gian quá khứ và tương lai thì vợ con ta có phải còn là của ta nữa không? Nhà cửa, của cải, tiền bạc ngày nay ta làm ra nó nhưng nó không phải của ta, vì ta có mang theo được vật gì đâu khi ta chết. Phải không các bạn?
Vì  thấy  như  thật,  đức  Phật  đã  xác  định:
‚Sắc, thọ, tưởng, hành, thức, không phải là ta,  không phải  là  của  ta,  không phải là bản  ngã  của  ta‛. Khi nghe lời dạy này chú bé La Hầu La tỉnh ngộ ngay liền: thân tâm này và tất cả các pháp trên thế gian không có gì là ta, là của ta, là bản ngã của ta thì còn gì mà tham đắm. Nên ngay cả lúc bụng đói đi xin ăn, chú bé La  Hầu   La  đã   giác   ngộ   được điều   này  nên không  còn  tha  thiết  ăn  uống  nữa  mà  xin  đức Phật trở về thất tu tập.


Đây   chúng   ta   nghe  tiếp   đoạn kinh  kế:
‚Rồi tôn giả  La Hầu  La tự  nghĩ. Ai  có  thể hôm nay được Thế Tôn trực tiếp giảng dạy với bài giáo giới này mà còn có thể đi vào làng khất thực?‛.
Chú  bé  La  Hầu  La  tuổi  trẻ,  bé  thơ  có  sự hiểu  biết không  thua  người  lớn và  suy nghĩ  rất chín chắn. Cái hay nhất của chú là dám nghĩ, dám làm, dù  cho người lớn cũng không thể nào sánh  kịp. Khi chúng  ta  đọc đoạn kinh này  mới thấy  La  Hầu  La  trí tuệ  tuyệt  vời.  Có  phải  vậy không các bạn?
Cứ  thử  nghĩ  xem  và  so sánh  bạn  với  La Hầu La thì bạn đâu phải không nghe những lời Phật  dạy  này.  Có  thể  nói  rằng  bạn  đã   từng nghe lời dạy này quá nhiều trong các kinh sách Nguyên  Thủy,  nhưng  các  bạn  có  dám  bỏ  ăn uống  như  chú  bé  La  Hầu  La  không?  Khi biết thân  tâm  này  và  các  pháp  không  có  vật  gì là của  ta,  là  ta,  là  bản  ngã  của  ta,  thì chú  bé  La Hầu La không còn tha thiết đến ăn uống và vui đùa với những cái không phải của mình,  không phải  là  mình  nữa;  vì  không  phải  của  mình  mà có  cố  bảo  vệ  giữ  gìn  thì cuối  cùng  cũng  không phải là của mình  được. Khi hiểu thật rõ như vậy nhưng  ai  dám  làm  như La Hầu  La, một  chú  bé


miệng còn  hôi  sữa  mà  dám  cả  gan bỏ  ăn  lo tu tập thì thật là vĩ đại.
Lời dạy này rõ ràng như vậy, thế mới thấy mọi người đang sống trên hành tinh này thật là điên  đảo,  vô  minh.  Cái  không  phải  của  mình mà cứ cho là của mình,  là mình,  là bản ngã của mình. Từ chỗ hiểu sai lầm chấp đó đã đưa loài người vào con đường ác, con đường tội lỗi, con đường  đau khổ  bất  tận.  Vì  lầm  chấp  như  vậy đến  khi chết  mất  rồi,  tứ  đại  trả  về  cho tứ  đại, mà vẫn còn cho rằng: ‚Sau khi chết còn có sự sống,  tức  là  còn  có  linh hồn‛. Ôi! Thật là vô minh,  sống trong điên đảo tưởng ‚sau khi chết còn có những gì?‛. Trí tuệ không sáng suốt, sống trong ảo tưởng nên điên dại, hễ có người chết thì đi rước mấy ông thầy cúng đến tụng niệm,  cầu  siêu  cho linh hồn  tiêu  diêu  nơi  miền Cực Lạc. Thật là một việc làm nhảm nhí, mù quáng, ngu ngốc, tốn công, tốn của mà còn bị người trí chê cười là mê tín,  lạc hậu, v.v..
Khi thấu  hiểu  thân  ngũ  uẩn  này  không phải  của  ta,  không  phải  là  ta,  không  phải  là bản ngã của ta, nên ngay khi đang đi khất thực với đức Phật và được nghe một bài pháp tuyệt vời, La Hầu La từ biệt đức Phật trở về thất của mình,   ngồi  xuống  dưới  một  gốc  cây,  kiết  già lưng thẳng, an trú niệm trước mặt, để  quán xét


thân hành, ý hành, khẩu hành và lý vô ngã mà đức Phật vừa dạy xong, để cho thấm nhuần.
Thưa  các  bạn!  Các  bạn  còn  nhớ  lại  bài kinh đầu  tiên  Giáo  Giới  La  Hầu  La  mà  đức Phật  đã   dạy  cách  thức  tu  tập  phản  tỉnh  giới thân hành, giới khẩu hành và giới ý hành.
Do bài  giáo  giới  đầu  tiên  đó  mà  chúng  ta biết chắc La Hầu La an trú niệm trước mặt là niệm thân hành nghiệp, khẩu hành nghiệp và ý hành nghiệp.
Ai  cũng  biết  bài  Giáo  Giới  La  Hầu  La  ở rừng  Am  Bà  La  là  dạy  ba giới  hành  rất  tuyệt vời. Nhờ bài pháp phản tỉnh thân hành nghiệp, khẩu  hành  nghiệp và  ý  hành  nghiệp, nên  tâm La  Hầu  La  đã  ly  dục  ly  ác  pháp  khá  nhiều,  có phần  thanh  tịnh.  Đến  khi được đức  Phật  dạy kinh Đại Giáo Giới La Hầu La thì Ngài ngộ rất nhanh:  ‚Các pháp trong thân, ngoài thân, đâu  có  pháp  nào  là  của  mình, là  mình, là bản  ngã  của  mình như  vậy  còn  tham  lam, ham muốn giàu sang, danh  lợi cho ai? Ăn uống,  ngủ  nghỉ  cho ai?  Giận  hờn,  ganh  tị cho ai?  Phiền  não khổ  đau,  lo  rầu  cho ai? Vui  chơi, dục lạc cho ai, v.v..‛.
La  Hầu  La  hiểu  rõ  vấn  đề   này  rất  quan trọng  nên  không  chần  chừ  mà  hãy  lo  tu  tập


ngăn và diệt những thân hành nghiệp ác, khẩu hành  nghiệp  ác,  ý  hành  nghiệp  ác  để   tâm  ly dục ly ác pháp hoàn toàn.
Lúc bấy giờ La Hầu La an trú thân hành nghiệp,  khẩu  hành  nghiệp  và  ý  hành  nghiệp, khi nghiệp  nào  khởi  ra thì Ngài  tư  duy  phản tỉnh  ngăn  và  diệt, không  cho  ác  pháp   xâm chiếm  vào  thân,  tâm  của  Ngài  và  Ngài  tu  tập như vậy từ ngày này đến ngày khác. Tất cả các thân hành nghiệp ác, khẩu hành nghiệp ác, ý hành nghiệp ác không còn nữa. Nhưng không phải tất cả thân hành nghiệp ác, khẩu hành nghiệp  ác,  hay ý  hành  nghiệp ác  nào  cũng  chế ngự và đuổi đi một cách dễ dàng được.
Thưa các bạn! Các bạn có hiểu thân hành nghiệp, khẩu hành nghiệp và  ý hành nghiệp là gì chưa?
- Thân  hành  nghiệp là  thân  làm  một  việc gì, khẩu hành nghiệp là miệng nói một  việc gì, ý hành nghiệp là ý suy nghĩ một điều gì.
- Các bạn có  hiểu nghĩa an trú niệm trước mặt là làm như thế nào chưa?
- An  trú  niệm  trước  mặt  có  nghĩa  là  đặt một đề tài, rồi ở  trên đề  tài đó say mê quán xét và tư duy.


Ví dụ: Ta xét thấy trong một ngày vừa qua, thân  hành  nghiệp  nào  của  ta  đã   tự  làm  khổ mình,  khổ người thì ta đặt thân nghiệp ấy ra tư duy suy nghĩ, để  rồi ta kết luận thân hành nghiệp mà ta đã làm là hành động do thân ta làm  khổ  ta,  khổ  người  và  khổ  cả  hai.  Hành động  như  vậy  nhất  định dù   có  chết  ta  cũng không làm.
Khẩu hành nghiệp, ý hành nghiệp ta cũng đưa ra đặt niệm trước mặt và tư duy như vậy, từ đó ta rút ra những kinh nghiệm của các thân hành nghiệp trong hiện tại, ta không để  xảy ra thân, khẩu, ý  hành nghiệp tự hại, hại người và hại  cả  hai  nữa. Và  chính  sự tu tập  như vậy  gọi là   “giới  hành tam  nghiệp‛. Có  tu  tập  giới hành tam nghiệp như vậy thì Mười Giới Đức Thánh  Sa Di  không  hề  vi phạm.  Bởi  vì  Mười Giới  Đức  Thánh  Sa Di  vi phạm   đều phải  do từ thân   hành,   khẩu   hành,   ý   hành;   ngoài   thân hành,  ý  hành,  khẩu  hành  ra thì không  có  nơi vào vi phạm giới luật cả.
Muốn  giữ  gìn Mười  Giới  Đức  Thánh  Sa Di nghiêm  chỉnh  thì  chỉ  có  sự   phản  tỉnh  thân hành, khẩu  hành,  ý  hành như đức  Phật  đã  dạy La Hầu La.
Sự phản tỉnh ấy là trực hạnh, chánh hạnh, thắng  hạnh  của  Thầy  Sa Di.  Trực  hạnh,  chánh


hạnh, thắng hạnh của Thầy Sa Di  hoàn mãn là
Thánh Đức của người tu sĩ Phật giáo.

Ở   bài  kinh Tiểu  Giáo  Giới  La  Hầu  La  ở rừng  Am Bà  La này  chỉ  dạy cho chúng  ta  thấy một giới cấm trong giới bổn là giới không nói vọng  ngữ,  một  giới  cấm  này  là  đại  diện  cho mười giới cấm Sa Di như đã nói ở trên. Muốn không phạm giới nói vọng ngữ hay không phạm mười giới Sa Di  thì phải phản tỉnh thân, khẩu, ý   hành  nghiệp  tức   là   phải   sống   trực   hạnh, chánh  hạnh,  thắng  hạnh  trên  thân,  miệng,  ý của mình.
Chính trên thân, khẩu, ý hành đúng trực hạnh, chánh hạnh, thắng hạnh thì không bao giờ  làm  khổ  mình,   khổ  người  và  khổ  chúng sanh.
Xá   Lợi   Phất,   bổn   sư  của   La   Hầu   La, thường  hay  để  ý  đến  đệ  tử  của  mình.  Từ  hơn mấy tháng nay ngày nào cũng thấy La Hầu Lạ thường  ngồi  dưới tán  cây,  kiết già,  lưng  thẳng, an trú niệm trước mặt.
Xá  Lợi Phất  biết  rằng  nhân  duyên  đệ  tử của  mình  đã đến  lúc  chín  mùi  như trái  cây.  Vì thế,  Ngài  đến  trước  La  Hầu  La  và  bảo  rằng:
‚Này La Hầu La, hãy tu tập sự tu tập nhập
tức  niệm xuất  tức  niệm (niệm hơi  thở  vô


hơi thở ra).  Này La Hầu La  tu tập niệm hơi thở  vô  hơi  thở  ra  làm  cho sung mãn, được quả lớn, được lợi ích‛.
Sau khi được Thầy bổn sư dạy như vậy, La Hầu La mới lưu ý và trực nhận ra khi đạt được niệm thân hành nghiệp, khẩu hành nghiệp và ý hành nghiệp không còn trong ác pháp hại mình hại  người  và  hại  cả  hai  thì thân  tâm  thanh thản,  an  lạc  và  vô  sự.  Khi tâm  được  ở    trong trạng thái ấy thì tâm lại biết rõ hơi thở vô, hơi thở ra nhẹ nhàng và thông suốt.
Thường  thấy  hơi  thở  vô  ra như vậy  nhưng La  Hầu  La  đâu  có  để  ý,  đến  khi Thầy  Bổn  Sư dạy:  ‚Hãy  tu tập  niệm  hơi thở vô  hơi thở ra...‛,  thì Ngài  rất  ngạc  nhiên, vì thường  ngày tu hành chánh kiến, chánh tư duy trên thân hành, khẩu hành, ý hành thì đã thấy hơi thở vô ra như vậy.  Còn  bây  giờ  lại  bảo  hãy  tu  tập  hơi thở vô ra. Vậy tu tập hơi thở vô ra như thế nào?
Câu hỏi ấy luôn luôn ám ảnh trong đầu La Hầu La mà  không  có  câu  đáp.  Sau bao ngày  tư duy không  tìm ra đáp  án.  Ngài  nghĩ  đến  Đức Thế Tôn sẽ giải đáp được câu hỏi này.





 GIỚI   HÀNH  THỨ    SÁU:

ĐỊA GIỚI HÀNH


Bắt đầu học, tu tập và muốn đạt được một đời sống  ĐỊA  GIỚI  HÀNH  nghiêm chỉnh thì phải  thông  hiểu:  giới  đức,  giới  hạnh  và  giới hành.  Vậy giới đức,  giới hạnh  và  giới hành của địa giới hành là gì?
Giới  đức  địa giới  hành  là  những  lời  dạy đạo  đức về đời sống của con người tức là Chánh Nghiệp.
Giới  hạnh  địa giới  hành  là  những  lời  dạy về  Phạm hạnh  tức  là  oai  nghi  tế  hạnh  thường thể hiện qua những hành động như đất khi nói, nín,  tiếp  giao  với  mọi  người,  v.v..  Những  oai nghi   tế   hạnh   như   vậy   được   gọi   là   Chánh nghiệp.
Địa giới hành nghĩa là gì?

Địa giới  hành  có  nghĩa  là  hành  động  như đất. Người  tu theo  Phật  phải  giữ  gìn tâm  mình như đất. Chúng ta hãy lắng nghe đức  Phật dạy La Hầu La giữ gìn tâm như đất:


‚Vào  một buổi chiều  sau khi từ  thiền định đứng  dậy  đi  đến  chỗ  Thế  Tôn  ở,  sau khi   đến  đảnh  lễ  Thế  Tôn  rồi  ngồi  xuống một bên. Tôn giả La  Hầu La  bạch Thế Tôn:
‚Bạch  Thế  Tôn!  niệm hơi  thở ra  hơi  thở vô được  tu  tập  như  thế  nào?  Làm  cho  sung mãn như thế nào để được quả lớn, lợi ích lớn?‛.
Trong   khi  được   hỏi   như   vậy   đức   Phật không trực tiếp trả lời về hơi thở mà lại trả lời nghe như không ăn nhập gì với câu hỏi. Nếu các bạn không bền lòng,  bền chí ngồi nghe hết  bài pháp  thì chắc  chắn  các  bạn  sẽ  không  hiểu  bài pháp này chút nào cả. Vì bài pháp này có nhiều giới chứ  không  phải  có  một  giới đất  không,  mà hơi  thở  ra, vô  cũng  là  một  giới  hành  đấy  các bạn ạ!
Địa Giới  Hành  Đức  Thánh  Sa Di.  Muốn thực   hiện   địa  giới   hành   đức    Thánh   Tăng, Thánh Ni,  Thánh Sa Di thì phải thực hiện theo những lời dạy dưới đây:
‚Này La Hầu La cái gì thuộc về nội thân, thuộc về cá nhân, kiên cứng thô phù, bị  chấp thủ  như  tóc,  lông,  móng, răng,  da thịt, gân, xương, tuỷ, thận, tim, gan,  hoành cách  mô,  lá  lách,  ruột,  màng ruột,  bao tử,


phân và bất cứ vật gì khác thuộc nội thân, thuộc  cá  nhân  như   vậy,  này  La  Hầu  La được  gọi là  nội  địa giới,  những  gì thuộc nội địa giới và những gì thuộc địa ngoại giới đều thuộc về địa giới. Địa giới ấy phải được  quán sát  như  thật với  chánh trí tuệ như  sau: ‚Cái  này không  phải  là  của  ta, cái  này  không phải  là  ta,  cái  này  không phải  là  tự  ngã  của  ta‛, sau khi  thật quán sát  địa giới  với  chánh  trí tuệ  như  vậy  thì con sẽ  sanh  yểm ly đối với địa giới, tâm từ bỏ địa giới‛.
Qua những  lời dạy của  đức  Phật  trên  đây, chúng  ta  nhận  xét  về  lời dạy  này  đâu  có  liên quan đến hơi thở vô, hơi thở ra phải không các
bạn?

Thưa  các  bạn!  Các  bạn  nên  đọc  lại  đoạn kinh dưới  đây  thì rõ:  ‚Này  các  Tỳ  Kheo, nếu các  Tỳ  Kheo  muốn  rằng các  niệm tư  duy được đoạn tận thì định niệm hơi thở vô hơi thở  ra  này  phải  được  khéo tác  ý‛.  Các  bạn hiểu rõ lời dạy này chứ.
Theo  lời dạy  trên  đây  chúng  ta  cần  phải nương theo  hơi  thở  vô  và  hơi  thở  ra để  tu  tập giới đất,  nhờ  nương theo  hơi  thở  vô  và  hơi  thở ra nên tâm ta được an trú và tĩnh lặng; khi tâm


được  an trú  và  tĩnh  lặng  thì ta  đưa đề  tài  địa giới quán sát với chánh trí tuệ của mình.  Vì thế ông  Xá  Lợi Phất  khi thấy  La  Hầu  La  chuyên tâm  tu  tập  nên  cố  ý  nhắc  khéo:  ‚Này  La Hầu La  hãy tu  tập  niệm hơi  thở  vô,  hơi  thở  ra, làm  cho sung mãn được  quả  lớn,  được lợi ích lớn‛.
Do lời nhắc khéo này, nên La Hầu La đến thưa  hỏi  Phật.  Và  bây  giờ  chúng  ta  mới  có những bài giới hành để học và tu tập với pháp môn hơi thở.
Theo những đề tài tu tập nào cũng phải nương vào hơi thở vô và hơi thở ra thì ta mới có đề tài quán tác ý theo hơi thở tu tập theo Giới hành.
Ví dụ: Khi ta quan sát địa giới, không phải là  của  ta,  là  ta,  là  bản  ngã  của  ta  thì chúng  ta không  cần  quan sát  nữa  mà  cứ  theo  định niệm hơi thở này khéo tác ý như lời dạy trong kinh.
Chúng tôi cho một ví dụ  để các bạn tu tập sau khi quán sát một pháp nào như thật với chánh trí tuệ. Ví như có một người cha vừa mới mất  khiến  tâm  ta  đau khổ,  nhớ  thương,  ta  nên đưa đề  tài này ra quán xét và tư duy: ‚Thân tứ đại của cha ta là do duyên hợp, nó là dụng cụ của  nhân  quả  chứ  nó đâu  phải  là  thân


của  cha  ta,  cớ  sao ta  lại  ngu  si  như  vậy, lầm chấp  nó là thân của cha ta, lại đi khóc cái  thân nô  lệ  của  nhân  quả,  có  ích  lợi  gì cho ta,  cho mọi  người‛.  Đó  là  cách  thức  tư duy quán xét  dùng tri kiến   để xả  tâm ly  dục ly ác  pháp.  Còn  quán  thân  này  ‚không  phải  là ta,  là  của  ta, là  bản  ngã  của  ta  hít vô  tôi biết  tôi hít vô,  thở ra tôi biết  tôi thở ra‛ đó là phương pháp thực hành vô ngã của địa giới hành  mà  ông  Xá  Lợi  Phất  khéo  nhắc  nhở  La Hầu La đấy các bạn ạ!
Xin   nhắc   lại   câu   trên:   ‚địa  giới   này không phải  là  của  ta,  không phải  là  ta, không phải  bản  ngã  của  ta,  hít  vô  tôi  biết tôi hít vô,  thở ra tôi  biết  tôi thở ra‛. Đây là câu Trạch Pháp Giác Chi dùng để  tác ý kết hợp với hơi thở, biến thành một pháp môn độc đáo tuyệt  vời.  Chúng  ta  cứ  theo  câu  tác  ý  này  và nương  vào  hơi  thở  vô,  hơi  thở  ra khéo  tu  tập như  vậy  thì kết  quả  sẽ  mang  đến  vô  ngã  như thật. Trên đây là địa giới hành thứ sáu tu tập tâm vô ngã các bạn nên ghi nhớ.



à


 GIỚI  HÀNH THỨ  BÂY :

THỦY GIỚI HÀNH


Bắt đầu học, tu tập và muốn đạt được một  đời  sống  THỦY  GIỚI  HÀNH  nghiêm  chỉnh thì phải  thông  hiểu:  giới đức,  giới hạnh  và  giới hành  của  nó.  Vậy  giới  đức,  giới  hạnh  và  giới
hành của thủy giới là gì?

Giới  đức  thủy  giới  hành  là  những  lời  dạy đạo  đức về đời sống của con người tức là Chánh nghiệp.

Giới hạnh thủy giới hành là những lời dạy về  Phạm hạnh  tức  là  oai  nghi  tế  hạnh  thường thể  hiện  qua thủy  giới  hành  như: nói,  nín,  tiếp giao  với  mọi  người,  v.v..  Những  oai  nghi  tế hạnh như vậy được gọi là Chánh nghiệp.

Muốn  tu  tập  thủy  giới  được nghiêm  chỉnh không có vi phạm và kết quả giải thoát rõ ràng thì chúng ta hãy nghe đức Phật dạy La Hầu La:
‚Này  La Hầu  La, thế  nào là  thủy  giới?  Có nội thủy giới, có ngoại thủy giới. Và này La Hầu  La  thế  nào  là  nội  thủy  giới?  Cái  gì thuộc nội thân, thuộc cá  nhân,  thuộc  nước


thuộc   chất lỏng,   bị   chấp   thủ   như:   Mật, đàm,   niêm dịch,  mủ,   máu, mồ   hôi, mỡ, nước  mắt, mỡ   da,  nước  miếng, nước  mủ, nước ở  khớp xương, nước tiểu và bất cứ vật gì khác thuộc nội  thân, thuộc cá nhân, thuộc  chất lỏng,  bị  chấp thủ  như  vậy,  này La Hầu La,  được gọi là thủy giới. Những gì thuộc  nội   thủy   giới.   Và   những  gì  thuộc ngoại  thủy  đều  thuộc  về  thủy  giới,  thủy giới  ấy  phải  được  quán sát  như  thật  với chánh trí tuệ như  sau: ‚cái này không  phải của ta, cái này không phải là ta, cái này không  phải  tự  ngã  của  ta‛.  Sau khi như thật quan  sát  thủy  giới  với  chánh trí tuệ như  vậy, vị ấy sinh yểm ly đối với thủy giới, tâm từ bỏ thủy giới‛.

Với thủy giới chúng ta tu tập cũng như địa giới vậy,  nghĩa  là  chúng  ta  phải  nương vào  hơi thở  vô  ra mà  tác  ý:  “Máu, mủ, đờm và những chất lỏng trong  thân ta không phải của ta, không phải là ta,  không phải bản ngã của, ta  phải từ bỏ yểm ly xa lìa đừng dính mắc; hít vô  tôi biết  tôi hít  vô,  thở ra  tôi biết  tôi thở  ra‛.  Các  bạn  phải  nhớ  tu  tập  câu  này thường   xuyên,   chừng   nào   thấy   tâm   yểm   ly nhàm  chán  thật  sự,  có  nghĩa  là  nhàm  chán  ăn

Văn hóa Phật giáo truyền thống – tập 1

uống, ngủ nghỉ phi thời tức là không còn dính mắc vào ăn ngon, ăn nhiều bữa; mặc đẹp, mặc sang nữa. Đó là đã ly dục tham.





0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!