Thứ Tư, 28 tháng 8, 2013

VĂN HÓA PHẬT GIÁO TRUYỀN THỐNG TẬP 1-6


Ngài không chấp nhận dòng giống, tướng tốt, tụng niệm và chú thuật, vì thế giới luật của Ngài cấm tu sĩ ca hát và nghe ca hát tức là cấm tụng niệm ê,  a giọng cao giọng thấp.
Trong  đạo Phật  chỉ  có tri kiến (trí tuệ)  và giới  luật  mới  giúp  cho đệ  tử  của  Người  thật  sự giải thoát mọi khổ ách.
Hôm nay quý Thầy tụng kinh, niệm chú, niệm Phật, chúng tôi nghĩ rằng đây không phải là đường  lối của Phật giáo mà là một nghề tụng niệm của Bà La Môn ngày xưa để  trao đổi kiếm sống  với  tín đồ,  khi những  vị  Bà  La  Môn  này còn  tuổi  trẻ,  thì lấy  nghề  tụng  niệm  mà  kiếm sống,  đến  khi già  các  vị  này  chuyên  tu  nên không còn tụng niệm nữa.
Đức Phật xưa xuất gia tu hành cũng theo Đạo Bà  La Môn,  nhưng  không  tìm thấy sự giải thoát  trong  đạo  này,  nên  Ngài  phải  tự  vạch  ra cho mình  một  lối  đi.  Những  gì của  đạo  Bà  La Môn đúng  có  sự tu  tập  giải thoát  chân thật  thì Ngài chấp nhận, còn những gì tu tập không giải thoát thì Ngài loại trừ bỏ ra.
Năm  điều  kiện để   trở  thành  một  Bà  La Môn, Ngài chỉ chấp  nhận hai điều kiện, còn ba điều kiện  Ngài  loại  bỏ  như ở   trên  chúng  tôi  đã nói.  Như  vậy  chúng  ta  thấy  rất  rõ  đức   Phật không chấp nhận 32 tướng tốt 80 vẻ đẹp, chỉ có


các  nhà  Đại  Thừa  thường  ca ngợi 32 tướng  tốt
80 vẻ đẹp của đức Phật. Rõ ràng như thế đây là Bà La Môn mạo danh Phật giáo. Xin  Quý vị cứ suy ngẫm có đúng: “Kinh  sách  Phát  triển  chính là kinh  sách của Bà La Môn?”.
Nghề  chân  chính   trong  đạo  Phật  đó   là nghề đi xin ăn (Chánh Nghiệp), còn nghề tụng kinh, niệm  chú,  cầu  an,  cầu  siêu,  cúng  vong, tiễn  linh, cúng  sao, giải  hạn,  làm  tuần,  làm  tự v.v..  là  tà  nghiệp, đức  Phật  không  chấp  nhận. Bài  kinh Sonadanda  đã  nói  lên  tinh thần  bài bác những pháp môn tụng niệm cầu cúng không lợi ích cho đời  sống  mà  còn  gây  cho tín đồ  mê tín và lạc hậu.
Một vị Thánh Tăng ngồi tụng niệm ê, a giọng cao, giọng  thấp  theo  nhịp tiếng  chuông, tiếng  mõ  giống  như  đờn  ca xướng  hát,  ngâm vịnh thì oai nghi tế hạnh này làm sao gọi là Thánh hạnh của bậc Thánh Tăng được.
Một vị Thánh Tăng là phải sống trọn vẹn đầy  đủ  đức   hạnh  trầm  lặng.  Đức  hạnh  trầm lặng mới nói lên được oai nghi tế hạnh của một bậc  Thánh  Tăng.  Vì trạng  thái  sống  trầm  lặng ấy mới được gọi là sự sống của bậc Thánh; còn ngược  lại  ngồi  tụng  niệm  ê,  a như  ca hát  hoặc nghe tụng  niệm,  nghe ca hát  thì các  bạn  nghĩ sao? Lúc   bấây  giờ  tâm  hồn  trầm  lặng  có  còn


không?  Một  vị  Thánh  Tăng  là  phải  sống  trọn trong  trạng  thái  trầm  lặng  mới  được  gọi  là Thánh Tăng.
Thánh Đức Trầm Lặng giúp cho chúng ta trở  về  sống  với  nội  tâm  của  mình.  Sống  trở  về nội tâm của mình  là một đức hạnh tuyệt vời, vì nó là đức hạnh không làm khổ mình,  khổ người.
Do  sự  lợi ích  này  đức   Phật  cấm  các  Tỳ
Kheo không được nghe ca hát và tự ca hát.

Một vị Thánh Tăng ngồi nghe ca hát hoặc tự mình  ca hát dù là bài ca loại nào cho đến những bài tán tụng những câu kinh tiếng kệ cũng  đều  thuộc  loại  ca hát.  Nên  trong  kinh Sa Môn Quả, kinh Sonadanda đức  Phật  đều  không chấp nhận những lối tán tụng, niệm Phật ê,  a.
Gần đây có một số tu sĩ và cư sĩ không thông  hiểu  đạo  Phật,  họ  bắt  chước  theo  đạo Thiên Chúa  soạn nhạc  Phật  để  sách  tấn  Tăng Ni tu học. Đó là một việc làm trái với mục đích của Phật giáo. Phật giáo chấp nhận sống trầm lặng độc cư, nên đức Phật thường nhắc nhở Tăng, Ni phải sống độc cư như con tê ngưu một sừng.
Đạo Phật là đạo tự lực cứu mình ra khỏi sông  mê  biển  khổ  của  kiếp người  thì Thánh



hạnh trầm lặng rất cần thiết cho sự sống về nội tâm của người tu giải thoát.
Người tu theo đạo Phật mà không giữ được Thánh  hạnh  này  thì rất  khó  tìm sự  làm  chủ sanh, già, bệnh, chết và chấm dứt tái sinh  luân hồi.

Còn  ca hát  và  nghe ca hát  là  còn tâm dục của  thế  gian,  giọng  ca tiếng  hát  của  mình,  của người  là  thực  phẩm  nuôi  dưỡng  tâm  dục.  Còn nuôi  dưỡng  tâm  dục  thì làm  sao ly  dục  ly  ác pháp được.
Đạo Phật mà còn có những bài kinh, tán tụng  giọng thấp,  giọng  cao ngâm  vịnh hát  hò thì có khác chi là ngoại đạo Bà La Môn.
Người  ta  không  biết  cho rằng  những  bài kinh tán  tụng  ê,  a giọng cao thấp  là  ca nhạc đạo. Đối với đạo Phật thì không có ca nhạc đạo, mà  chỉ  có  sự  sống  trầm  lặng  để  trở  về  với  nội tâm thanh thản, an lạc và vô sự của mình.
Thánh Đức Trầm Lặng giúp chúng ta sống về  nội  tâm  của  mình,  nhờ  thế  mà  ta  nhận  ra được mỗi  tâm  niệm  ác  và  thiện  nên  ta  sẽ  diệt ác và tăng trưởng thiện một cách dễ dàng, nếu không  nhờ  đức  hạnh  trầm  lặng  thì ta  rất  khó nhận  ra được cái  tâm  xảo  trá  của  chính  chúng ta, nên rất khó ly dục ly ác pháp cho thật sạch.


Đức Thánh Trầm Lặng là một Thánh hạnh tuyệt  vời  mà  cũng  là  một  pháp  hành  vi diệu giúp chúng ta ngăn và diệt ác pháp tận gốc.
Cho nên GIỚI KHÔNG NGHE CA HÁT VÀ TỰ CA HÁT  thì chỉ có trong đạo Phật mới có Thánh hạnh này. Thánh hạnh này rất xứng đáng là hạnh của một bậc Thánh Tăng.
Tóm lại, người tu sĩ Phật giáo nghe ca hát và tự ca hát là không phải tu sĩ Phật giáo đó  là tu sĩ của Bà La Môn.
Để  xác  định cho rõ  ràng,  người  tu  sĩ  Phật giáo  nghe ca hát  và  tự  ca hát  (tụng  niệm  cúng tế   cầu   khấn...)   là   không   phải   Thánh   Tăng, Thánh  Ni và  Thánh  cư sĩ  mà  là  Ma  Ba  Tuần đội  lốt  Phật  giáo  để   phá  hoại  Phật  giáo.  Xin quý  Phật  tử  nên  lưu  ý  và  để  tránh  xa  những loại tu sĩ này.



à


ĐỨC HẠNH SA  DI






Đức hạnh Sa Di là phải lấy gốc cây  làm  giường nằm, lấy nghĩa địa làm  nhà ở. Đó là tập hạnh buông xả, ly dục ly ác pháp.



 GIỚI   Đ  ỨC   SA    DI   THỨ    TÁM  :

KHƠNG NẰM GIƯỜNG CAO RỘNG LỚN

Không nằm giường cao rộng lớn là một ĐỨC   THANH  BẦN.   Người   xuất   gia  cũng   như những  người  tại  gia cần  phải  học  hiểu  và  sống cho đúng  đức  hạnh  thì mới  xứng  đáng  là  đệ  tử
của Phật.

Nằm  giường  cao rộng  lớn  không  đúng  oai nghi tế hạnh, không đúng tư cách của một tu sĩ Phật  giáo.  Vì  nằm  giường  cao rộng  lớn,  gỗ  quí giá  có  nghĩa  là  một  tu  sĩ  giàu  sang, trái  ngược với hạnh thanh bần của một tu sĩ Phật giáo.
Người tu sĩ Phật giáo nằm giường cao rộng lớn thường ngủ thiếu tỉnh giác, lăn lộn  dễ dàng, nằm sấp, nằm ngửa, nằm nghiêng, quay lộn tứ hướng,  v.v..  nằm  ngủ  như  vậy  có  đúng  Thánh hạnh của một  vị  Thánh Tăng không? Thưa quý bạn?.
Các  bạn  nghĩ  sao, với  tư  cách  một  tu  sĩ nằm ngủ như vậy, các bạn có chấp nhận không?


Một  tu  sĩ  Phật  giáo  nằm  giường  cao rộng lớn sang đẹp, mền êm nệm ấm là đã  phá hạnh thanh  bần  của  một  vị  Thánh  Tăng  ‚xả  phú cầu bần…‛.
Giới  cấm  không  nằm  giường  cao rộng  lớn là  giới  cấm  giữ  gìn  oai  nghi  tế  hạnh  khi nằm ngủ của một bậc Thánh Tăng cho đúng Thánh hạnh tu hành giải thoát.
Thánh hạnh thanh bần của một vị tu sĩ Phật  giáo  là  đúng  nghĩa  giải  thoát  của  nó,  nếu ai sống ngược lại thì  không đúng nghĩa.
Xưa  đức   Phật   Thích   Ca  Mâu   Ni  từ   bỏ những  thứ  sang  giàu  để   chấp  nhận  một  đời sống, lấy gốc cây làm giường nằm. Đó là một Thánh  hạnh  thanh  bần  giải  thoát  những  vật chất thế gian của đức Phật rất là tuyệt vời mà chúng ta cần phải noi gương. Chúng ta là những tu  sĩ  Phật  giáo  hiện  thời  mà  sao lại  quên  đi gương hạnh  giải  thoát  cao quý  này?  Lại  nỡ  để tâm  tham  đắm  giường  cao rộng  lớn,  để  cho đời mỉa   mai   Phật   giáo,   thật   là   đau  lòng.   Phải không các bạn?
Nếu  đã  đi  tu  theo  Phật  giáo  thì phải  làm tròn  bổn  phận  đạo  đức  Thánh  hạnh  của  người tu   sĩ   Phật   giáo,   có   nghĩa   là   giới   luật   phải nghiêm  chỉnh.  Thà  không  đi  tu  thì thôi,  chứ


đừng đi tu mà vi phạm giới luật thì xấu hổ lắm các bạn ạ! Nếu đi tu phạm giới thì cởi áo cà sa trả  lại  cho chùa,  đừng  để   mọi  người  mỉa  mai Phật giáo. Đó là trách nhiệm và bổn phận của người tu sĩ Phật giáo.
Là  một  du  Tăng  khất  sĩ  làm  sao mang theo  giường  cao rộng  lớn  được, vì  đời sống  của họ  phải  rày  đây,  mai  đó,  nay ở   chỗ  này  mai  ở chỗ  kia.   Chủ  trương  của  đạo  Phật  cũng  như gương hạnh  của  đức  Phật  chúng  ta  là  hàng  đệ tử của Người, không thể nào chối bỏ hạnh du Tăng khất sĩ được.
Chỉ  có  trụ  thế  Tăng  đời  sống  ở    một  chỗ nên  mới  có  giường  cao rộng  lớn.  Vì  thế  tất  cả những  tu  sĩ  trụ  thế  Tăng  đều phạm   giới,  phá giới,  không  những  giới  luật  này  mà  còn  nhiều giới khác nữa.
Chúng   ta  xác   định  chắc   chắn   giới   luật Phật bị phá hủy là do phần đông tu sĩ trụ thế Tăng.
Mục  đích  của  đạo  Phật  là  phải  tu  tập  ly dục ly ác pháp. Cho nên, giới luật Phật là hạnh ly dục ly ác pháp. Trụ thế Tăng vì không biết, không  thông  hiểu  mục  đích  ly  dục  ly  ác  pháp của  đạo  Phật,  nên  luôn  luôn  phạm  giới,  phá giới,  bẻ  vụn  giới,  vì  thế  vô  tình hay hữu  ý  mà họ  đi  ngược  lại  đường  lối  tu  tập  của  đạo  Phật,


tâm luôn luôn bám chặt vào vật chất thế gian. Cho nên hạnh thiểu dục tri túc, ba y một bát họ không  sao sống  được,  giữ  gìn  được,  do vậy  mà chùa  to  Phật  lớn  bắt  đầu  phát  triển  mọc  lên như nấm, tốn hao biết bao nhiêu của đàn na thí chủ.  Chúng  ta  hãy  nhìn  khắp  trên  hành  tinh này, sự tốn hao mồ hôi nước mắt của loài người đã  đổ  về cho tôn giáo không biết bao nhiêu mà kể, nhưng tôn giáo đã đem lại những lợi ích gì thiết  thực cho chính  họ hay chỉ  là  một  mơ ước, một hy vọng hão huyền?
Muốn có chùa to Phật lớn, sống trong danh lợi vật chất đầy đủ thì  họ phải làm sao?
Bằng mọi cách để đạt được mục đích ấy, họ phải đẻ ra pháp môn bùa mê, chú thuật, thần thông  phép  thuật,  kêu   mưa  gọi  gió,  sái  đậu thành binh,  v.v.. Họ còn dựa vào sự mê tín của dân gian còn lạc hậu, khi dân trí chưa cao, sản xuất  ra pháp  cúng  bái  tụng  niệm  cầu  siêu,  cầu an, cầu tài, cầu lợi, xem sao, bói quẻ, xem ngày giờ tốt xấu cất nhà, cưới vợ, gả con, v.v..
Bằng mọi cách để  đạt được mục đích họ đẻ ra thế  giới  siêu hình  bày  vẽ  cảnh  giới Cực  Lạc Tây Phương, Thiên Đàng, địa ngục để  lường gạt những  người  nhẹ  dạ,  non  lòng  v.v..  Như  vậy cũng  chưa đủ,  nên  bằng  mọi  cách  họ  còn  đẻ  ra


những  pháp  môn  thiền  tưởng,  thiền  xuất  hồn,
thiền kiến tánh thành Phật v.v…

Từ  chỗ  tu  sai  pháp,  phạm  giới luật,  đánh mất  Thánh  hạnh  thanh  bần  ly dục ly  ác  pháp, họ  đã  làm  mất  con đường  cứu  kính  giải  thoát của đạo Phật. Từ chỗ tu hành đã biến họ trở thành người giàu sang, có chùa to Phật lớn, có vật  chất  đầy  đủ  không  thua  kém  gì người  thế tục. Mang tiếng đi tu chứ họ đâu có tìm thấy sự giải  thoát  của  thân  tâm  mình;  họ  đâu  có  tìm thấy  mình  thoát  ra khỏi  vòng  thế  tục  ô   nhiễm và nhiều cay đắng, khổ đau.
Giới  Thánh  Đức  Thanh   Bần  đã   lập  nên một người tu sĩ đúng nghĩa xả phú cầu bần, xả thân cầu đạo của Phật giáo. Thế mà người tu sĩ Phật  giáo hiện  giờ sống  không đúng giới  hạnh, giới đức, thường vi phạm  giới bổn, mà cứ ngỡ tưởng  mình  tu  đúng  pháp,  mình  là  đệ   tử  của Phật, nào ngờ cuộc sống của quý vị đã xác định quý  vịï  là  tu sĩ  ngoại  đạo,  sống theo  dục lạc thế gian...
“Giới luật là Thầy của mọi người. Giới luật còn là Phật giáo còn, giới luật mất là Phật  giáo  mất‛,  đó  là lời di chúc sau cùng của đức Phật. Vậy mà tu sĩ Phật giáo hiện giờ phạm giới, phá giới, bẻ vụn giới, lại còn cho người giữ giới  là  lỗi  thời,  tu  như  vậy  không  chứng  đạo.


Những  vị  thầy  ấy  Thánh  Hạnh Sa Di  chưa giữ trọn   thì  làm   Thầy   thiên   hạ   có   xứng   đáng không, thưa quý vị?
Giới luật giúp cho người tu sĩ ly dục ly ác pháp  để  có  được  một  tâm  hồn  thanh  thản,  an lạc và vô sự. Với tâm hồn thanh thản, an lạc và vô sự, đó là trạng thái ly dục ly ác pháp, phải không các bạn?
Như vậy từng mỗi giới luật của Phật có ly dục trong mỗi khía cạnh của tâm dục chúng ta.
Giới  Đức  thánh  Sa Di  không  nằm  giường cao rộng  lớn  là  giúp  cho người  tu  sĩ  lìa  xa vật chất thế gian, xa lìa tâm dục thích êm ấm, sang đẹp, xa lìa tâm giàu sang, sống tâm thanh bần, sống  đời đơn giản tri túc thiểu dục. Người  tu sĩ mà  còn  cần  giường  nằm  là  còn  dính  mắc  thì làm sao ra khỏi được nhà sanh tử.
Thân  tâm  của  con người  là  thân  tâm  đắm nhiễm,  khi  người  tu  sĩ  xem  thường  sự   đắm nhiễm thì sẽ bị đắm nhiễm. Ví dụ: ta sống quen hạnh  lấy  gốc  cây  làm  giường  nằm,  thì ta  nằm ngủ  rất  dễ  dàng,  còn  những  người  nằm  giường cao rộng  lớn  êm  đẹp  thì quen với  giường  cao rộng  lớn,  nên  khi lấy  gốc  cây  làm  giường  nằm thì ngủ rất khó khăn.


Nếu  không  lập  hạnh  ly  dục  này  thì sự  tu hành chỉ  hoài công  vô ích, uổng phí  một  đời  tu hành.
Giới  Đức  Thánh  Sa Di  không  nằm  giường cao rộng lớn có  mục  đích tạo cho du Tăng  khất sĩ rày đây mai đó. Cuộc sống rày đây mai đó  là cuộc sống không dính  mắc. Giường cao rộng lớn là một đối tượng không tiện lợi cho đời sống du Tăng khất sĩ.
Giới  cấm  này  có  mục  đích  giúp  cho  chư Tăng thoát ra khỏi đời sống trụ thế Tăng. Có thoát  ra khỏi  đời  sống  trụ  thế  Tăng  thì mới mong tìm thấy con đường giải thoát.
Đời sống chư Tăng khất sĩ thì không có chùa to  Phật  lớn,  vì không  có  chùa to  Phật  lớn nên đời  sống  giải thoát  và  tâm  hồn  trắng bạch như vỏ ốc, phóng khoáng như hư không, thật là an  ổn  và  tự  tại,  còn  có  chùa  to  Phật  lớn  thì không  phải  là  du Tăng  khất  sĩ.  Không  phải  là du Tăng khất sĩ thì đời không thể nào tự tại vô ngại được.
Những  du  Tăng  khất  sĩ  là  những  người biết  buông  xả,  biết  ly dục  ly  ác  pháp,  biết  tìm sự giải thoát ra khỏi vùng thế tục nhiều cay đắng.


Giới không nằm giường cao rộng lớn, nghe đơn giản  nhưng  rất  đầy  đủ  ý  nghĩa  giải  thoát của  một  vị  tu sĩ  Phật  giáo.  Một  vị  Thánh  Tăng mà còn nằm giường cao rộng lớn, gỗ quý giá thì Thánh hạnh Thánh Tăng đâu còn nữa. Phải vậy không thưa quý vị?
Một vị tu sĩ nằm giường cao rộng lớn mền êm, nệm ấm thì đâu còn có Thánh hạnh nữa; họ chỉ  là  một  người  phàm  phu  tục  tử,  tâm  còn tham đắm vật chất về ngủ nghỉ; sống giống như một  ông  quan,  một  nhà  vua,  một  người  giàu sang, v.v..
Giới  Đức  Thánh  Sa Di  Thanh  Bần  không cho phép một tu sĩ vi phạm  giới luật này, bởi vì vi phạm  giới này thì sao còn được gọi là  thanh bần? Đã là Thánh hạnh thanh bần thì không nên phạm  giới này,  vì vi phạm giới này  Thánh hạnh thanh bần không còn nữa.
Tóm lại, giới  đức Thánh Sa Di  Thanh  Bần này giúp cho người tu sĩ được tự tại giải thoát ly dục về  ngủ  nghỉ  về  vật  chất  thế  gian  mà  người thế tục không thể làm được.
Vậy, hỡi các bạn tu sĩ Phật giáo, từ chú Sa Di   mới   vào   tu   cho  đến   những   vị   Đại   Đức, Thượng  Tọa, Hoà  Thượng,  nên  nghiêm  chỉnh giữ gìn giới luật này thì mới xứng đáng là đệ  tử của  Phật,  thì mới  xứng  danh  Đại  Đức,  Thượng


Tọa, Hoà Thượng; bằng ngược lại thì nên cởi áo cà  sa trả  lại cho Phật  giáo,  vì Phật  giáo  không chấp nhận những người tu sĩ như vậy. Những tu sĩ  như vậy  là  những  tu  sĩ  phá  hoại  Phật  pháp, là Ma Ba Tuần trong Phật giáo.
Xin  quý  vị  lưu ý:  ‚Giới  luật  còn  là  Phật
giáo còn, giới luật mất là Phật giáo mất‛.



à


 GIỚI   Đ  ỨC   SA     DI    THỨ    C  HÍN  :

KHƠNG ĂN UỐNG PHI THỜI


Không ăn uống phi thời là một ĐỨC LY DỤC.  Người  xuất  gia cũng  như những  người  tại gia cần phải học.
Giới Thánh Đức Ly Dục rất cần thiết cho người  tu  sĩ  Phật  giáo,  vì  thế  người  cư sĩ  cũng như người tu sĩ khi đến với Phật giáo phải một lòng  cung kính  và  tôn  trọng  giới  luật  này.  Nó khởi  sự  bắt  đầu  xác  định cho mọi  người  thấy một tu sĩ có phải là một tu sĩ Phật giáo chân chánh hay không chân chánh?
Nếu  một  tu  sĩ  phạm  giới  này  thì không phải là  tu sĩ  Phật  giáo chân chánh. Nếu  không phạm  giới này thì đây  mới là  tu  sĩ  chân  chánh của đạo Phật.
Nếu  ai  không  coi  trọng  và  tôn  kính   giới luật này thì người ấy là tu sĩ ngoại đạo.
Ăn uống là sự tiếp thu tứ đại bên ngoài để nuôi dưỡng tứ đại bên trong của sắc thân tứ đại chúng  ta.  Nhưng   ăn  uống  phải  biết  tiết  độ, không  biết  tiết  độ  ăn  nhiều  quá  (bội  thực)  cơ thể  cũng  dễ  sanh  ra bệnh  tật,  ăn  ít quá  cũng


vậy. Chỉ có ăn uống như thế  nào để  vừa đủ  cho cơ thể không thiếu mà cũng không thừa.
Trong   thời  gian  tu  hành  của  đức  Phật, Ngài đã rút ra được một kinh nghiệm! Ăn nhiều quá  thì thừa  dư chất  bổ  nên  sắc  thân  sanh  ra sắc dục, thùy miên, hôn trầm. Sắc dục, thùy miên,  hôn  trầm  cũng  là  một  loài  dục  của  tâm. Cho nên,  người  ăn  nhiều  dễ  sanh ra buồn  ngủ, lười biếng, dâm dục; nhưng nếu ăn ít quá thì cơ thể  thiếu  những  chất  bồi  dưỡng,  sanh  ra yếu đuối,  dễ bị bệnh tật và nhiều điều khác nữa.
Từ đời  sống  vua chúa  ăn  uống  quá  nhiều đến  đời  sống  khổ  hạnh  ăn  uống  quá  ít. Đức Phật  đã  trải  qua kinh nghiệm  cuộc  sống  của mình  như  vậy,  nên  Ngài  đã  xác  định: ăn  ngày một  bữa  là  đủ  cho cơ thể  có  một  sự  sống  tốt
đẹp.

Thưa các  bạn! Theo kinh nghiêm tu  hành của chúng tôi, người tu sĩ làm việc nhiều hơn người thế tục. Tại sao vậy?
Suốt 24 tiếng đồng hồ người tu sĩ luôn luôn làm  việc  không  những  bằng  trí óc   mà  còn  lao động bằng tay chân cơ thể, họ có thể đi bộ từ 5 đến 10 cây số, còn đầu óc làm việc không nghỉ ngơi, làm việc như vậy mà ăn ngày chỉ có một bữa  ăn,  thế  mà  vẫn  khoẻ  mạnh,  thân  ít bệnh đau.


Người đời không biết tưởng ăn nhiều là khoẻ   mạnh,   ăn   nhiều  cơ  thể   phải   làm  việc nhiều,  cơ thể  tự  động làm  việc  nhiều  thì người mau già, tuổi thọ bị giảm.
Các  bạn  cứ  suy  nghĩ  những  lời   nói  của chúng tôi, đừng có tin ngay liền. Khi nào tin thì phải chứng nghiệm lời dạy của chúng tôi có kết
quả.

Chúng  ta  nên  hiểu  ngày  ăn  một  bữa  khi ăn  phải  tốn  công  sức  rất  nhiều.  Trước  khi ăn bạn phải lo nấu nướng, trong khi đang ăn uống bạn phải nhai nuốt, thực phẩm vào bao tử phải tiêu hoá, sau khi ăn xong bạn phải rửa bát chén và dọn dẹp.
Nếu ngày ăn ba bữa, quý bạn phải xét thấy rằng  quý   bạn  phải   bỏ  ra  một  người   lo  nấu nướng  dọn dẹp. Ngày  ngày  trôi  qua, ngày  nào cũng  như  ngày  nào,  việc  ăn  uống  chiếm  một phần lớn lao trong lao động của các bạn.
Khi bạn ăn nhiều tâm bạn sinh  ra dục, do nhiều  dục  bạn  phải  gặt  hái  lấy  biết  bao nhiêu thứ đau khổ cho cuộc đời của bạn. Bạn có biết không?
Vì  ăn  uống  phải  làm  việc  nhiều  như  vậy, nên  người  tu  theo  đạo  Phật,  chỉ  ăn  ngày  một bữa.  Vì thế,  mà  người  ta  sống  nhàn  nhã  vô  sự,


thoải mái. Ngày một bữa giúp cho bạn có nhiều thì giờ ngồi chơi sống một mình.  Khi cảm thấy sống một mình  được an trú thì lúc bấy giờ thân tâm của bạn thật là hạnh phúc.
Giới Thánh đức  không ăn uống phi  thời là để  xác  định tu  sĩ  giả  hay tu  sĩ  thật  như  chúng tôi  đã  nói  ở   trên.  Người  giả  tu,  tâm  còn  tham dục phần nhiều phải lộ diện  về mặt ăn uống phi
thời.

Cho nên,  giới  này  là  để  giúp  cho người  cư sĩ  dễ   nhận  xét  người  tu  sĩ  Phật  giáo  giữ  giới luật đúng hay là sai.
Đúng là những vị sư Thầy ấy phải ăn ngày một bữa. Sai là những vị Thầy ăn uống phi thời.
Như vậy hiện giờ quý Thầy tu sĩ Phật giáo như  thế  nào?  Chắc  chắn  quý  vị  đãõ  rõ.  Chỉ  có một giới không ăn phi thời thì quý vị thấy rõ sự thật tu sĩ Phật giáo hiện giờ chỉ là những tu sĩ chạy  theo  dục  lạc  ăn,  ngủ,  danh  lợi chứ  không phải ly dục như Phật dạy. Đó là tu sĩ giả.
Giới  Đức  Thánh  Sa Di  không  ăn  uống  phi thời giúp cho tu sĩ tám điều lợi ích:
1- Thứ nhất có  nhiều thì  giờ tu tập.

2- Thứ hai tâm ly dục về sự ăn uống.

3- Thứ ba cơ thể ít bệnh tật.


4- Thư tư ít buồn ngủ, hôn trầm.

5- Thứ năm xứng đáng là một tu sĩ Phật giáo sống đời thiểu dục tri túc.
6- Thứ  sáu  đời  sống  vượt hơn  người  chưa xuất gia.
7- Thứ bảy cơ thể nghỉ ngơi ít làm việc.

8- Thứ  tám  người  cư sĩ  rất  mến  phục  và tôn kính.
Muốn  nhập  các  loại  định từ  Sơ thiền  đến Tứ thiền và thực hiện Tam Minh thì người tu sĩ phải ăn ngày một bữa, nếu không ăn một bữa được thì  chẳng   bao  giờ   nhập   được các   loại Thánh định này và cũng không bao giờ thể hiện được Tam  Minh.  Như  vậy,  chúng  ta  thấy  ăn ngày một bữa thật là quan trọng cho cuộc đời tu học   của   chính   mình.   Vì  thế,   đức   Phật   dạy:
‚thừa   tự   pháp   chứ  đừng   thừa   tự   thực phẩm‛. Chúng ta ai cũng biết: ‚Ăn để sống để tu   tập   giải   thoát   khỏi sanh,   già,   bệnh, chết‛.  Người  quyết  chí tu  hành  thì chớ  nên  ăn uống phi thời.
Người tu sĩ Phật giáo là người muốn biến cảnh thế gian thành cảnh Cực Lạc, Thiên Đàng. Vì Cực Lạc, Thiên Đàng là  nơi  để  cho tâm hồn của mọi người được an lạc, thanh tịnh và vô sự, chứ không phải là  nơi sống để ăn uống, ca hát,



0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!