Mười Giới Đức
Sa Di này là một cuốn sách dạy đạo đức làm
Người, làm Thánh, nên tất cả mọi người đều có thể đọc, học
và rèn luyện những đức hạnh
này. Những đức hạnh
này giúp cho mọi người có một cuộc sống khỏe mạnh, an vui, hạnh phúc và
sống lâu.
Kính ghi,
Trưởng lão
Thích Thông Lạc
VĂN HĨA MƯỜI
GIỚI
ĐỨC SA DI
GIỚI Đ ỨC SA
DI THỨ NH ẤT:
KHƠNG SÁT
SANH
Không sát
sanh là “THÁNH ĐỨC HIẾU SINH”. Người tu
sĩ cũng
như những người cư sĩ tại
gia cần phải học hiểu
và sống cho
đúng những đức hạnh này.
“THÁNH ĐỨC HIẾU
SINH” này là lòng thương yêu sự sống của
muôn loài trên
hành tinh này.
“THÁNH ĐỨC HIẾU
SINH” chỉ có con người mới thực
hiện được. Vì thế, đạo Phật ra đời mới đem chỉ dạy cho nhân loại, để chúng ta xây dựng cho mình có một tâm hồn hiếu sinh. Nhờ tâm hồn hiếu
sinh, con người mới sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh, để biến
cảnh sống trên hành tinh này thành cảnh sống
an lạc cho mọi
sự sống của muôn loài.
Hành tinh của
chúng ta đang sống
là một hành tinh có
nhiều duyên hợp để
sống và
nảy sinh ra sự sống khác
nhau. Có trùng
trùng duyên hợp thì phải
có trùng trùng
duyên sanh. Sanh diệt là
một thể tự
nhiên của hành
tinh sống. Hành tinh sống là một hành
tinh có
nhiều duyên
hợp lại để tạo thành một sự sống mới. Tạo thành
sự sống mới có
nghĩa là do các duyên hợp lại tạo ra một loài vật mới
như: thực vật hay động vật mới.
Cho nên vạn
vật sinh ra không phải là do
ĐẤNG TẠO HÓA
mà do CÁC DUYÊN HỢP.
Chúng ta
và vạn sinh vật do
từ các
duyên hợp lại sinh ra, cho nên chúng ta phải thương yêu nhau
thương tất cả
chúng sanh, vì
có thương yêu chúng sanh thì chúng ta mới bảo vệ sự sống của muôn
loài và của
chính chúng ta. Nếu
vô tình chúng ta hủy hoại sự sống
của chúng sanh (sự sống của
loài vật), là
chúng ta tự huỷ hoại sự sống của
chính mình.
Tại sao lại
gọi hành tinh của
chúng ta là hành sống.
Trong vũ trụ có nhiều thái dương hệ, trong mỗi thái
dương hệ có nhiều hành
tinh, trong các hành tinh phần
nhiều là hành
tinh chết vì nơi đó
không có sự sống. Trong
không gian vũ trụ
có rất ít hành
tinh sống so với hành
tinh
chết.
Hành tinh sống
có nghĩa là
nơi đó có môi
trường sống, phù hợp cho vạn vật sinh
sôi, nảy nở, sống và lớn lên: Bắt đầu từ loài
rong rêu,
thảo mộc rồi đến
các loài vi khuẩn,
côn trùng và cầm thú sinh ra. Cuối cùng là loài người.
Loài người
là một loài động vật cao cấp thông minh nhất trong các loài vật.
Nhờ có bộ óc
thông minh nên
loài người được xem là chúa tể của
muôn loài.
Loài động vật
trên hành tinh sống này thường giết hại lẫn nhau,
ăn thịt nhau
mà chẳng chút thương nhau. Loài người cũng chỉ là một loài động vật
nên vẫn nằm trong bản chất hung ác
của loài động vật.
Vì thế nên vẫn giết
hại và
ăn thịt lẫn
nhau. Hiện giờ loài
người tự cho mình là văn minh,
nhưng bản chất hung ác vẫn còn mang nặng trong tâm hồn.
Như đã
nói ở trên:
loài người vượt
hơn muôn loài là nhờ có bộ óc thông minh, là nhờ có tình cảm sâu sắc, nên từ
đó
xuất hiện những con người thoát
ra khỏi bản chất
hung ác của loài động vật, tuyên dương lòng thương
yêu sự sống của muôn
loài. Đó là Đức Phật
Thích Ca Mâu Ni,
Ngài đã xây dựng
cho loài người một nền
đạo đức nhân bản
– nhân quả,
và kêu gọi mọi người mọi loài vật hãy thực hiện lòng hiếu sinh (tâm từ bi), lòng yêu thương nhau một cách
chân thật.
Lòng thương
yêu sự sống của muôn
loài xuất hiện theo từng cấp độ:
1- Cấp độ thứ nhất:
con người biết thương con người.
2- Cấp độ thứ hai:
con người biết thương các loài động vật khác.
3- Cấp độ thứ
ba: con người biết
thương cây cỏ và thảo mộc.
Gồm ba cấp độ
này lại mới được
gọi là “LÒNG HIẾU SINH”. Lòng hiếu sinh xuất
phát từ tâm từ, bi, hỷ, xả. Trong đạo Phật tâm từ, bi, hỷ, xả
còn có tên
là TỨ VÔ LƯỢNG TÂM. Tứ
Vô Lượng Tâm là một pháp môn tu tập để thực hiện “ĐẠO ĐỨC HIẾU SINH”.
Một người sống
có lòng hiếu sinh là người biết thương sự sống của muôn loài. Người nào sống được như
vậy mới thật sự là bậc Thánh nhân. Vì chỉ có bậc Thánh nhân mới sống
được như vậy, sống mà không nỡ
giết hại và ăn thịt lẫn nhau, đó
là một hành động không còn mang bản chất hung ác của loài động vật; đó là một
hành động không
thể loài cầm
thú mà làm được, chỉ
có con người mới thực hiện
được mà
thôi.
Bởi vậy
Thánh nhân không
phải từ trên trời rơi xuống hay dưới
đất chui lên, mà từ con
người, con người
biết thương yêu sự sống của
muôn loài.
Chỉ có con
người biết tu sửa thân tâm, biết ngăn và diệt ác pháp, biết làm điều lành, biết
không làm khổ mình, khổ người, khổ muôn
loài. Người biết làm như vậy, đó là Thánh nhân.
Do biết khổ
nên cố gắng khắc phục mình không làm điều ác, luôn sống làm điều lành, đó là tu
tập để làm Người thật là Người, để làm Thánh thật là Thánh.
Chúng ta hãy
nhìn xem mọi người đang sống quanh ta,
tìm một người biết
thương yêu sự sống của muôn
loài thì thật là hiếm thấy. Phải không các bạn?
Giới đức
THÁNH SA DI HIẾU SINH này là để xác định đức
hạnh từ, bi, hỷ,
xả của một tu
sĩ Phật giáo, dù ấu thơ hay già nua xuất
gia đều phải sống đúng như vậy mới được
gọi Thánh đệ tử của Phật.
Vậy mà có một
số người, mặc áo như Phật, tự xưng mình
là Thánh đệ tử của Phật, tu theo pháp môn chánh gốc của
Phật, thế mà hằng ngày ăn thịt chúng sanh chẳng khởi lòng yêu thương trước
sự đau khổ và chết chóc của loài vật.
Tội ác bằng
non, bằng núi như vậy
mà lại tìm cách che đậy
và dối gạt mọi
người, nhất là
Phật tử, họ
bảo rằng: ‚Trước giờ thị tịch đức Phật còn
ăn thịt heo rừng‛. Thật là lời bịa đặt
khéo léo và
gian xảo vô
cùng. Chúng ta nhận
xét không có lối che đậy
tuyệt hảo nào bằng cách là bảo ‚Đức Phật ăn thịt chúng
sanh‛. Bảo đức Phật ăn thịt chúng sanh thì không còn sợ ai lên án và kết tội
mình nữa.
Trong khi đó
đức Phật thường
dạy chúng ta: ‚Thừa tự
pháp, không nên thừa tự thực
phẩm‛. Giới luật
thứ nhất dạy “CẤM
SÁT SANH”. Thế mà họ
dám bịa đặt ra câu
chuyện đức Phật ăn thịt heo rừng trước khi chết.
Lúc bấy giờ có một vị Tỳ Kheo ở xa đến trình Phật một sự kiện xảy ra: “Kính
thưa đức Thế Tôn, trên đường đến đây
chúng con có hai người mong đến để được gặp Phật. Giữa
đường con nhờ uống nước có trùng nên còn sống sót về đây gặp Phật, còn bạn
con vì
giữ giới luật không uống nước có trùng nên đã chết giữa
đường. Vậy xin đức Phật
phán xét như thế nào?”.
Đức Phật bảo: ‚Kẻ ngu si kia! Ông có
biết rằng: Vị Tỳ Kheo do không
uống nước có trùng đã gặp Phật
trước khi ông đến đây
không? Còn ông
gặp Phật mà lại
không bao giờ gặp
Phật. Ông có
hiểu
chưa?‛. Lời
dạy này
xác định tu sĩ Phật giáo hiện giờ không bao giờ gặp Phật, là vì họ
phạm giới, phá giới, v.v..
Uống nước
có trùng mà
còn không gặp Phật, thì thử hỏi quý sư, thầy: ‚Ăn thịt
chúng sanh thì làm
sao tu hành
giải thoát được?‛. Các sư, thầy
gọi là Thánh Tăng mà ăn thịt chúng sanh
thì Thánh Đức Hiếu
Sinh ở đâu? Các Sư
Thầy có
biết không? Đạo Phật có Tứ
Vô Lượng Tâm, vậy Tứ Vô Lượng
Tâm của các Sư Thầy ở đâu? Thánh đức hiếu sinh không tròn thì làm sao làm Thánh Tăng, Thánh
Ni được. Phải không quý vị?
Thánh Tăng
mà còn ăn thịt chúng
sanh thì Thánh đó là
Thánh gì? Câu hỏi
này để tự quý vị suy ngẫm mà trả lời.
Người cư sĩ
chân chánh trong đạo Phật còn không ăn
thịt chúng sanh thì thử
hỏi quý vị là tu
sĩ thông suốt
kinh điển của Phật để
làm gì? Quý vị có bằng những người
cư sĩ này không?
GIỚI ĐỨC
THÁNH SA DI HIẾU SINH này để xác chứng
trong bốn giới đệ tử của Phật:
1/ Ưu Bà Tắc
2/ Ưu Bà Di
3/ Tăng
4/ Ni
Ai là Thánh
đệ tử của Phật và ai là Ma Ba Tuần đội lốt
đệ tử của Phật? Qua GIỚI ĐỨC THÁNH SA DI
HIẾU SINH này sẽ giúp
chúng ta nhận rõ được
chân Tăng hay
là giả Tăng. Khi nhận rõ chân Tăng, chúng ta là đệ tử cư sĩ của
Phật phải hết
lòng cung kính, cúng
dường cho những vị đó, để cho Phật
pháp được trường tồn, còn những
giả Tăng thì không
nên cung kính và cũng không nên cúng dường. Nếu chúng ta
cúng dường cho những vị giả Tăng này, họ sống không có tâm từ bi, chuyên ăn thịt
chúng sanh, vô tình chúng ta tiếp tay với Ma để
diệt Phật giáo. Phải không các bạn?
Đệ tử của Phật
sao lại còn ăn thịt chúng sanh?
Như vậy đạo Phật có
còn xứng đáng
là đạo từ bi nữa không? Có còn xứng đáng là nền đạo đức nhân
bản - nhân quả sống không
làm khổ mình, khổ người, khổ
chúng sanh nữa không? Có còn xứng đáng là đạo trí tuệ nữa không? Nếu là đạo trí
tuệ sao lại ăn thịt chúng sanh mà không có tư duy suy nghĩ đâu là thiện,
đâu là
ác? Nếu là đạo của
trí tuệ sao lại còn đắm mê dục lạc về ăn uống như vậy?
Để che đậy
tâm hung ác phàm
phu tục tử chạy theo dục vọng thế
gian trong ăn uống, có một số tu
sĩ bảo rằng:
‚Ăn thịt chúng sanh
không thấy,
không nghe, không nghi
và Phật còn ăn thịt
heo rừng trước khi chết‛. Lời nói
này thật là tội lỗi,
không biết tội ấy
phải chịu đến
ngàn trùng kiếp nào
cho hết được, bằng chứng
là tu sĩ thời nay không
có ai tu chứng quả A La Hán là do
chỗ không giữ gìn Thánh hạnh hiếu sinh. Mặc dù có những tu sĩ không ăn thịt
chúng sanh nhưng lòng hiếu sinh không có vì họ không tu tập và rèn luyện Tứ Vô
Lượng tâm.
Vu khống
cho ông Phật
ăn thịt chúng sanh, để che tội ác của mình, thật là điêu ngoa, xảo quyệt của những người
đội lốt Phật giáo. Đó là hành động phá đức hạnh Thánh Tăng trong đạo Phật,
tội ấy là tội Ba
La Di, tội đọa
địa ngục, tội bị chém đứt đầu.
Lòng hiếu
sinh là một
Thánh Đức Sa Di của người tu sĩ Phật giáo. Nhưng dù là
tu sĩ hay cư sĩ cũng đều phải thực
hiện cho bằng được, nếu không thì phải trả
nợ máu xương rất nặng trong nhiều kiếp.
Người tu sĩ
nào đi ngược lại giới đức Thánh Hiếu Sinh
này là tu sĩ của tà đạo, chỉ biết nuôi thân mình bằng xương máu của chúng sanh thì sao gọi là
Thánh Tăng và Thánh Ni được!?
Trong Bát
Chánh Đạo, xin hỏi quý bạn
Chánh Mạng
là gì?
Có phải
chăng nuôi mạng sống của mình bằng
máu, xương của
chúng sanh là
Chánh Mạng ư?
Nuôi Chánh Mạng
sao lại nỡ nhẫn tâm ăn thịt chúng sanh? Nuôi mạng sống của mình như vậy là chánh mạng ư?
Nuôi mạng sống
của mình không có sự đau khổ của chúng
sanh mới gọi là chánh mạng. Người ta nói và thuyết giảng về Chánh Mạng, nhưng
người ta không sống đúng Chánh Mạng.
Sống không
đúng chánh mạng
mà làm đệ tử của Phật để làm gì? Thà đừng theo đạo
Phật, mà đã theo đạo Phật thì phải sống
cho đúng lời dạy của đức Phật. Sống
không đúng lời dạy của đức Phật là phỉ
báng Phật giáo.
Cho nên sống
trong tà mạng sao lại gọi là đệ tử của Phật được. Đi
ngược lại chân
lý của đạo Phật (Đạo Đế), mà muốn
làm đệ tử Phật thì có ích lợi gì. Phải không các bạn?
Bát Chánh Đạo
là tám đường lối chỉ cho ta có một cuộc sống
chánh hạnh, đó
là đức hạnh làm Người, làm Thánh.
Giới đức
Thánh Hiếu Sinh là những hành động sống đối xử
với muôn loài bằng lòng
yêu
thương cao quí
tuyệt vời mà mọi người
ai ai cũng đều phải học tập và
trau dồi không riêng những đệ tử của đức Phật.
Muốn bảo vệ
sự sống của muôn loài trên hành tinh
này thì chúng ta phải cố gắng khắc phục mình để sống trọn vẹn Thánh Hiếu Sinh này. Bởi
vì giới đức
Thánh Hiếu Sinh
là những hành động
cao quý tuyệt vời
mà mọi người cần phải sống đúng như vậy để
chan hòa lòng yêu thương với muôn loài; vì loài nào cũng muốn sống như
loài nào. Có loài nào muốn chết bao giờ đâu? Phải không các bạn?
Hiện giờ trên
thế giới này
có hàng triệu triệu tín đồ theo Phật giáo, nhưng họ
chỉ là những người mù,
câm và điếc...
Họ còn đang tiếp tay
sát hại chúng
sanh, làm ra thực phẩm động
vật, tiếp tế cho
những nhà sư này.
Như vậy có đúng không quý bạn?
Vậy giới cấm không sát
sanh của người cư sĩ này ở
đâu khi mà người Phật tử đã
thọ Tam Quy, Ngũ Giới? Thọ Tam Quy, Ngũ
Giới mà lại nỡ nhẫn tâm sát hại
loài động vật để làm thực phẩm dâng cúng
dường chư Tăng. Như vậy với việc làm này quý Phật tử thấy có đúng hay không?
Quý Phật tử
đã thọ Ngũ giới mà làm một điều tội ác rất lớn, một tội ác tầy trời. Quý Phật tử
có biết không? Quý vị đang hại các sư! Do ăn thực phẩm động vật
nên hiện giờ
các sư chẳng người nào
tu chứng quả A
La Hán được. Chẳng tu chứng quả A La Hán
được tội lỗi này về ai??!! Do các Sư hay do Phật tử?
Hành động
giết chúng sanh
làm thực phẩm cúng dường chư
Tăng là hành động phỉ báng Phật giáo,
đang đi ngược lại
giáo lý “Từ Bi” của đức Phật.
‚Không làm
các pháp ác
làm các pháp
thiện‛
‚Ngăn ác diệt ác pháp,
Sinh thiện tăng trưởng thiện”
Vậy quý Phật tử giết hại
chúng sanh, làm ra thực
phẩm, cúng dường
chư Tăng là làm
thiện hay sao? Là
sinh thiện và
tăng trưởng thiện hay sao?
Quý phật tử
có biết mình làm ngược lại với giáo lý của
đức Phật không?
Như chúng
tôi đã nói ở trên,
quý Phật tử chỉ
là những người
mù, điếc, câm
làm theo sự chỉ đạo của các sư ưa thích thịt
chúng sanh mà không thấy tội lỗi.
Trong kinh
Jivaka đức Phật dạy một người cư sĩ giết
chúng sanh làm ra thực phẩm cúng dường
chư Tăng có năm điều phi công đức, tức
là có năm điều tội lỗi. Do quý Phật tử
chưa am tường giáo lý chân chánh của Phật giáo, mà chỉ nghe biết hiểu theo kiến
giải, tưởng giải của các sư: ‚Ăn không thấy,
không nghe, không nghi hoặc
ăn thịt chúng
sanh tưởng rau cải là như ăn rau cải…‛. Những ngôn ngữ
này là những ngôn ngữ để đánh lừa Phật tử. Các sư còn lừa đảo quý Phật tử hơn nữa
bằng những lý luận nuốt cho trôi
những miếng thịt động vật:
‚Phật
còn ăn
thịt chúng sanh…, ăn thịt, cá cứ tưởng là rau cải sẽ
là rau cải, tại quý vị cố chấp,
chứ ăn vào trong
bụng rồi chay mặn cũng như nhau‛.
Kính thưa quý Phật tử! Giới Đức Thánh Sa Di Hiếu Sinh
này ở đâu
mà sao các sư nỡ
tâm nhai nuốt được thịt chúng sanh như vậy? Các sư là Thánh
Tăng Tỳ Kheo,
còn đây là
Thánh Tăng Sa Di mà
còn không vi phạm
giới luật này, sao Thánh
Tăng Tỳ Kheo lại
sống những điều phi giới luật
như vậy? Thế
mà tín đồ có mắt như mù, có tai như điếc, có ý thức như
ngu. Có phải không quý vị?
Tóm lại, muốn làm một vị đệ tử
Thánh
Tăng, Thánh
Ni, Thánh Sa Di của đức Phật thì
giới luật
Thánh đức hiếu sinh này phải giữ gìn nghiêm túc, giữ gìn nghiêm túc còn chưa đủ mà còn phải tu tập Tứ Vô lượng tâm: từ, bi, hỷ,
xả. Do tu tập Tứ Vô Lượng Tâm được sung mãn thì mới sống
được trọn vẹn với
lòng yêu thương muôn
loài vạn vật.
Nhờ có sống
như vậy mới thể
hiện được Thánh Đức Hiếu
Sinh, chứ đừng bắt chước Tuệ Trung Thượng Sĩ, Tế Điên
Tăng Hòa Thượng, Phật Sống Cựu Kim
Sơn và thiền sư Phần
Dương, v.v.. tự tại vô ngại ăn thịt
chúng sanh và uống rượu như người thế tục thì chúng ta không còn chỗ nào
bình luận cả, vì họ là Thánh của ngoại đạo mà chúng ta đứng trên góc độ của Phật
giáo đành chịu thua.
à
GIỚI
Đ ỨC SA
DI THỨ HA I:
KHƠNG THAM
LAM
TRỘM CẮP
Không tham
lam trộm cắp là một THÁNH ĐỨC BUÔNG XẢ. Người tu sĩ cũng như những người
cư sĩ tại gia cần
phải học hiểu
và sống đúng đức hạnh này
Người có đức
buông xả là người không tích lũy, không tham lam vật chất của cải tài sản. Làm
ra của cải bằng mồ hôi nước mắt của mình, nhưng
không vì thế
mà để của cải làm khổ
mình, thường sống đơn giản, lìa xa vật chất. Người có đức tính buông
xả thường tư duy
vật
chất thế
gian tạo thành “sanh
y”1. Sanh y có
nghĩa là
các pháp vây
quanh chúng ta tạo
thành một cuộc
sống khổ đau. Của cải
càng nhiều cuộc sống
càng khổ đau
nhiều. Phải
không quý bạn?
1 Sanh y có
nghĩa là những vật chất dùng để phục vụ đời sống của
con người. Do đó vật chất càng
nhiều thì biến con người mất đức hạnh buông
xả nên trở
thành những người tham
lam, trộm cướp,
gian xảo, lừa đảo, hung
ác, v.v..
Cho
nên, người xuất
gia tu theo đạo Phật
thì phải ‚cạo bỏ râu
tóc, đắp áo cà sa2
(vải bỏ lượm) sống
không gia đình, không nhà cửa,
thiểu dục, tri túc, ba y một
bát, tâm hồn trắng bạch
như vỏ ốc,
phóng khoáng như hư không‛. Đó là
một đời sống giải thoát, không còn bị dính mắc vật chất thế gian của những bậc
Thánh Tăng và Thánh Ni. Những người tu sĩ sống như vậy mới được gọi là những bậc Thánh
đệ tử của Phật; mới được
gọi là những bậc Thánh Đức Buông Xả.
Đời sống của
một vị Thánh Tăng và Thánh Ni là phải sống
như lời dạy trên
đây của đức Phật thì mới xứng đáng là đệ tử của Người.
Nếu sống khác là không phải đệ tử của Phật,
là kẻ mạo danh Phật giáo.
Tu sĩ Phật giáo sống
giàu sang chùa to, Phật lớn, áo quần sang đẹp, vật dụng thế gian dư thừa,
xe hơi, tủ lạnh, tivi, v.v.. thì còn
nghĩa lý gì là
Thánh đức, Thánh
hạnh buông xả.
Một người tu
sĩ mà không giữ tròn giới đức Thánh buông xả này thì tâm vẫn còn tham lam. Tâm
còn tham lam thì vẫn còn trộm cướp khéo
léo, trộm cắp
rất tinh vi và thiện xảo.
2 Cà sa: là
một loại áo mặc của những vị tu sĩ Phật Giáo bằng những vải thô xấu (vải vụn, vải
bó thây ma)
Văn hóa Phật
giáo truyền thống – tập 1
Người tu sĩ
Phật giáo muốn tìm cầu sự giải thoát thì
phải sống đúng
Thánh hạnh này,
có sống đúng Thánh hạnh thì tâm mới ly dục ly ác pháp bằng
ngược lại là
tu sai đường
lạc lối, tu ức chế tâm, không đúng chánh pháp của Phật.
‚Xả phú cầu
bần, xả thân cầu
đạo‛, đó là lời dạy
về Thánh Đức
Buông Xả của bậc
Thánh Tăng và Thánh Ni. Muốn được tâm hồn giải
thoát thì chỉ có xa
lìa vật
chất thế gian, sống
trọn vẹn đức
buông xả như Phật, như chúng Thánh Tăng, Thánh Ni trong thời đức
Phật còn tại thế. Có sống đúng
Thánh đức giới hạnh như vậy thì mới
thấy trạng thái
vô lậu thật sự
trong tâm của
chúng ta. Còn
sống không đúng thì chẳng bao giờ nếm được mùi vị vô
lậu. Mùi vị
vô lậu thật
là tuyệt vời,
không thể diễn tả bằng ngôn ngữ, bằng ký hiệu để cho một người chưa từng
nếm mùi vị ấy hiểu được.
Người có tâm
buông xả, xa lìa vật chất thế gian
là người có
tâm hồn giải
thoát; người có tâm buông xả, xa lìa vật chất thế gian là
người tu tập đúng chánh pháp của đạo Phật, là người sống đúng Thánh hạnh của bậc Thánh
Tăng, Thánh Ni.
Thánh đức buông xả
là xa lìa vật chất thế gian thì
chỉ có đạo Phật mới có những người tu sĩ
như vậy mà
thôi. Do vì pháp
Phật dạy: “Ly
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!