Thứ Tư, 28 tháng 8, 2013

VĂN HÓA PHẬT GIÁO TRUYỀN THỐNG TẬP 1-12


là  những  lỗi  lầm  nhỏ  nhặt.  Vì  sự  tu  tập  này đem lại  lợi  ích  cho chính  bản  thân  của  mình, chứ  không  phải  đem  lại  lợi ích  cho kẻ  khác. Cho  nên,  giới  luật  chế  ra cấm  đoán  tu  sĩ  là không đúng với tinh thần tự giác của đạo Phật.
Một người ngoại đạo  đến xin Phật tu hành theo  Phạm hạnh của  Phật  thì Đức Phật  cho họ sống trong chúng bốn tháng. Nếu vị ngoại đạo này thấy mình  tự giác thích nghi sống được  đời sống Phạm hạnh thì đức Phật và chúng Tăng chấp nhận cho họ xuất gia thành Tỳ Kheo. Còn nếu  thấy  tự  mình   không  thể  sống   đời  sống Phạm  hạnh  được thì xin  rời  khỏi  Tăng  đoàn, chứ không có ai bắt buộc mình sống đời sống Phạm hạnh  cả.  Cho nên,  giới  luật  của  Phật  là chỉ  cho đức  hạnh  của  một  vị  Sa Môn  hay  nói cách khác là quả vị của vị Sa Môn. Xin  các bạn hãy đọc lại kinh Sa Môn Quả và kinh Phạm Võng trong kinh Trường Bộ tập 1 thì các bạn sẽ rõ và không nghi ngờ lời nói của chúng tôi là thiếu căn cứ kinh sách.
Ở    đây,  chúng  ta  nên  hiểu  giới  luật  của Phật là một pháp môn tu tập vô lậu, chứ không phải  là  một  pháp  luật  quốc  gia.  Cho nên,  giới bổn ra đời chúng tôi nghĩ rằng không phải Phật chế mà do sau này các Tổ nhận đệ  tử chỉ lấy số đông  để tạo  thành  một  lực  lượng đông  người,


ngõ hầu đối phó với những lực lượng của các hệ phái khác, nên không chọn lựa kỹ lưỡng, thu nhận  người  vào  tu  bừa  bãi,  vì thế  đời sống  của tu  sĩ  đời  chẳng  ra đời,  đạo  chẳng  ra đạo. Thấy nguy  cơ trong  các  Tăng  đoàn  nên  các  Tổ  chế giới luật cấm tu sĩ, nhưng lại gán cho Phật chế sau 13 năm từ khi đức  Phật  chứng đạo. Các Tổ còn  khéo  dựng lên  nhóm  Lục  Quần  Tỳ  Kheo thường phạm giới, phá giới. Do nhóm Lục Quần Tỳ Kheo mà đức Phật chế giới. Thực sự khi nghiên  cứu  về  kinh Nguyên  Thủy,  chính   bài pháp đầu tiên (Chuyển pháp luân lần đầu tiên dạy năm anh em Kiều Trần Như) là đã dạy giới luật qua chân lý thứ  tư là  ‚Đạo  Đế‛ tức là Bát Chánh Đạo.
Thưa các bạn! Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Mạng... không phải là giới luật sao? Giới luật là pháp môn vô lậu. Vậy khi có Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh  Mạng...  thì làm  sao có  lậu  hoặc  được, làm sao có sát sanh, có trộm cắp, có tà dâm, có vọng ngữ,  v.v..,  phải  không  các  bạn? Chính  do tu  sĩ  phạm  giới nên  các  Tổ  mới  chế  giới  luật ngăn cấm. Do đó, giới bổn ra đời thì tu sĩ Phật giáo càng phạm  giới nhiều hơn, là vì có giới luật mới  thấy  tu  sĩ  phạm  giới rõ  ràng,  khi chưa có giới  luật  thì không  thấy  tu  sĩ  phạm  giới  là  vì


chưa  có  giới  luật  nên  không  căn  cứ  định  tội được. Tu sĩ  phạm giới  là  vì  các  Tổ  nhận  đệ  tử bừa bãi, họ không tự nguyện, tự giác sống đời sống Phạm hạnh như Phật ngày xưa. Vả lại các Tổ  không lưu ý  đến Phạm  hạnh và  cũng  không biết giới hành của đạo Phật là gì.
Xét  trong  tam  tạng  kinh điển  của  Phật giáo  được kiết tập  từ  Hán  Tạng  phát  triển  của Bắc Tông đến Tạng kinh Nguyên Thủy Pali của Nam  Tông  vẫn  không  tìm thấy  các  bộ  ‚Giới Đức,  Giới  Hạnh,  Giới  Hành‛,  chỉ  tìm thấy trong  những  bài  kinh  do  Phật  thuyết  có  đủ
‚Giới   Đức,   Giới   Hạnh,   Giới   Hành‛,   mà không có giới cấm. Như vậy rõ ràng giới cấm là do các Tổ  chế ra, còn Phật thì dạy: ‚Giới  Đức, Giới Hạnh,  Giới Hành‛.
Cho nên đọc kinh sách Phật mà không xét thấu đáo thì chẳng hiểu đạo Phật là đạo tự giác, tự  nguyện.  Vì  thế  khi mọi người  vào  đạo  Phật đều  phải  tự  nguyện  sống  đời sống  Phạm  hạnh để  mong cầu được  sự giải thoát, chứ không có ai bắt  buộc  họ.  Cho nên  giới  bổn  Ba La  Đề  Mộc Xoa sau 13 năm  do chúng  Tỳ  Kheo  phạm  giới mà đức Phật chế ra để  răn cấm chúng Tỳ Kheo; đó  là  các  Tổ  tự  đặt  ra nói  như  vậy,  chứ  không phải  sự  thật  là  vậy.  Trong  bộ  Đường  Về  Xứ Phật  tôi  có  nói  sau 13 năm  đức  Phật  chế  giới


bổn  là  nói  theo  tạng  Giới  luật.  Dự  định của  tôi là sau khi biên soạn bộ ‚Giới Đức, Giới Hạnh, Giới Hành‛ của Phật thì sẽ chỉnh lại những điều sai trong  giới bổn của các Tổ.
Vì  thế  bộ  sách  Mười  Giới  Đức  Thánh  Sa Di,  và bộ Giới Đức Thánh Tỳ Kheo Tăng và Tỳ Kheo  Ni này  ra đời  là  một  tiếng  sét  về  Giới Luật của Phật giáo, khiến cho những ai tu theo Phật giáo mà không sống đúng  Bát Chánh Đạo là  những  người  phi  Phạm hạnh,  phi  Phật  giáo; họ là Ma Ba Tuần trong Phật giáo; họ là trùng trong lông Sư Tử. Trong những bộ Giới luật này được  phổ biến rộng  rãi để  cho tín đồ  Phật  giáo hiểu biết một cách tường tận và phân biệt được đâu là tu sĩ thật, đâu là tu sĩ giả. Nhờ đó  tín đồ chân chánh của Phật giáo sẽ tránh xa những người tu danh, tu lợi, tu giả dối, v.v..
Sau  khi  nghiên cứu  lại  tất  cả  các  bộ giới thì  chúng tôi xét thấy 37 phẩm trợ đạo của  đức  Phật  là  giới  kinh. Giới  kinh không phải  chế  ra để  ngăn  cấm  đệ  tử  của  mình.  Giới kinh là những kinh nghiệm tu tập của đức Phật   khi   đạt   được   cứu   cánh   giải   thoát hoàn toàn. Do lòng thương tưởng đến chúng sanh,  nên  Ngài  mới  dạy  lại  cho con người,  để mọi  người  theo  kinh nghiệm  đó  mà  tu  tập  để



được giải  thoát  làm  chủ  sanh  tử  và  chấm  dứt luân hồi như Ngài.
Giới  kinh là  những  bài  pháp  dạy tu  hành như trên đã  nói, nó có đầy đủ  bốn đức. Cho nên nếu  ai  bảo  rằng  giới  kinh  không  phải  Phật thuyết  thì người  đó  chẳng  hiểu  gì về  Phật  giáo
cả.

Bởi  vậy,  xét  cho cùng  tận  giới  bổn  Ba La Đề Mộc  Xoa ra đời là do các Tổ biên soạn  ra để ngăn  cấm  một  số  tu  sĩ  Phật  giáo  thời  bấy  giờ giả danh tu sĩ Phật giáo, mượn đạo tạo đời, biến Phật  giáo  thành  một  nghề  nghiệp  sống,  chạy theo danh lợi thế gian, làm điều phi giáo lý Nguyên Thủy, tạo ra nhiều điều mê tín trong Phật giáo, làm trái với chân lý của đạo Phật, khiến cho người đời sau trở thành những tín đồ sống  trong  ảo  tưởng,  ngu ngơ, mê  tín, lạc  hậu, đánh mất đường  lối tu hành giải thoát của Phật
giáo.

Đạo Phật là đạo tự giác, tự nguyện, chứ không   phải   đạo   a  dua,  xu  hướng  chạy   theo phong trào thời thế. Đạo Phật là đạo như thật, vì  như  thật  nên  người  tu  hành  mới  thoát  ra khỏi  sự  đau khổ  của  kiếp  làm  người,  mới  làm chủ  bốn  chỗ  sanh, già,  bệnh,  chết  và  chấm  dứt tái sanh luân hồi.


Do đạo Phật lợi ích thiết thực của kiếp làm người  như vậy,  nên  những  người theo  đạo  Phật là những người tự nguyện sống đời sống Phạm hạnh tức là đời sống nghiêm trì giới luật, là để đạt  được cứu cánh giải thoát  hay nói cách khác là để không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng  sanh.  Đó  cũng  là  mục  đích  để  đạt  được tâm bất động trước các ác pháp và các cảm thọ.
Đây,  chúng  ta  hãy  đọc  lại  một  đoạn kinh nói về một tu sĩ ngoại đạo tu theo hạnh con chó đến gặp Phật xin xuất gia tu hành theo Phạm hạnh của Phật, Phật dạy:
‚-  Này  Seniya,   ai trước kia là  ngoại đạo  nay  muốn  xuất  gia,  muốn  thọ đại  giới trong   pháp  và  luật  này  thì   phải  sống  4 tháng biệt  trú.  Sau  khi  sống  4 tháng biệt trú chúng Tăng nếu đồng ý sẽ  cho xuất gia, thọ đại giới để thành vị Tỳ Kheo‛.
Như  đoạn kinh trên  ai  muốn  theo  Phật giáo  tu  hành  thì phải  sống biệt  trú  bốn  tháng theo quy định của đức Phật. Vậy biệt trú nghĩa là gì?
Biệt trú có nghĩa là sống độc cư một mình, sống  đúng   Phạm  hạnh  của  người  tu  sĩ  Phật giáo.


Người  sống  biệt   trú  như  vậy  trong  bốn tháng thì mới được Phật và chúng Tăng chấp nhận cho xuất gia làm đệ tử của Phật.
Đọc đoạn kinh trên đây, vậy tất cả các bạn đã  từng  sống  trong  tu  viện  Chơn  Như  các  bạn đã  từng chứng kiến biết bao nhiêu người về đây xin  tu  hành,  nhưng  có  mấy  ai  sống  đúng  biệt trú, tức là  sống  đúng  ba đức, ba hạnh:  ăn, ngủ, độc  cư, nhẫn  nhục,  tùy  thuận,  bằng  lòng  chưa? Chỉ  cao lắm là một tuần lễ,  cho đến một  tháng là  họ  đã  phá  hạnh  biệt  trú  (độc   cư)  đi  nói chuyện làm động cả tu viện, và còn ăn ngủ, phi thời. Vì thế, họ không xứng đáng là đệ tử của tu viện Chơn Như.
Từ  ngày  nào  cho đến  giờ  các  bạn cứ  nhìn xem mọi người về đây xin  tu hành, có người nào sống đúng  hạnh độc cư không? Hầu hết đều phá hạnh  độc   cư. Vì  thế  làm  sao chúng  tôi  chấp nhận họ là đệ tử của tu viện Chơn Như.
Đức Phật ra điều kiện 4 tháng biệt trú, thì những người quyết tâm tu để cầu giải thoát tự nguyện xin đức Phật sống biệt  trú 4 năm. Sống biệt trú bốn năm, chắc chắn các bạn không ai làm được phải không?
Sống biệt trú 4 năm đó là những người tự nguyện sống trong giới luật của Phật giáo ngày xưa; còn  bây  giờ  những  người  về  tu  viện  Chơn


Như  tu  tập  có  tự  nguyện  sống  được như  vậy không?  Điều  này  thắp  đuốc  đi  tìm một  người như vậy,  cũng  không  tìm thấy.  Phải  không  các
bạn?

Thời nay tu ăn, tu ngủ, tu nói chuyện, tu danh,  tu  lợi,  tu  chùa  to,  Phật  lớn,   v.v..  thì không  thiếu  gì người,  còn  người  tu  tập  để  cầu giải  thoát  thì  không  có.  Tu  viện  Chơn  Như không mời thỉnh các bạn vào đây tu tập, nhưng các  bạn  đã  tự  nguyện  vào,  vậy  cớ  sao các  bạn không  giữ  gìn  Phạm  hạnh.  Phạm  hạnh  ở   đây chỉ  có  ăn  ngủ,  độc  cư, nhẫn  nhục,  tùy  thuận  và bằng lòng. Chỉ có bấy nhiêu đó  thôi, thế mà các bạn  không  giữ  gìn  được huống  là  Phạm  hạnh trong thời đức Phật: ba y một bát, thiểu dục tri túc,   tâm   hồn   phóng   khoáng   như   hư  không, trắng  bạch  như  vỏ  ốc,  thì liệu  các  bạn có  sống được không?
Từ bên Mỹ, bên Pháp, bên Úc... đường xa diệu vợi,  hơn  nửa  trái  đất,  các  bạn  về  đây  tu tập,  cớ   sao  lại   không  giữ  trọn  Phạm  hạnh, không giữ trọn Phạm hạnh tức là sống không đúng  đời sống giới  luật thì các bạn tu tập cái gì! Rất uổng công, các bạn ạ!
Các  bạn  có  tin lời  nói  của  tôi  không?  Nếu tin sao các  bạn   sống  phá  giới,  phạm  giới  như


vậy?  Để  rồi  các  bạn  tu  hành  chẳng  ra gì. Các bạn có thấy điều này chăng?
Trong  thời  đức   Phật  còn  tại  thế  có  dạy rằng: ‚Một người tu tập theo Phật giáo phải hội  đủ năm  điều  kiện  mới  có  thể  tu  tập  đi đến cứu cánh giải thoát hoàn toàn”. Vậy năm điều kiện ấy là gì?
1/ Lòng tin.

2/ Ít bệnh.

3/ Không gian trá.

4/ Tinh  tấn siêng năng.

5/ Trí  tuệ.

Qua năm điều kiện đức Phật đã dạy trên đây,  chúng  ta  nhận  xét  về  các  bạn  đã  và  đang tu tập tại tu viện Chơn Như, họ có tu tập, có giữ gìn đúng năm điều kiện này không?
Điều  thứ  nhất  lòng  tin:  Theo tôi  nhận xét các bạn đến tu viện Chơn Như với lòng bán tín bán  nghi,  tin chưa được trọn  vẹn,  nhất  là đối  với  tôi,  các  bạn  còn  đang dò  xét.  Điều  mà tôi nhận xét  về các  bạn rất  rõ, đó  là  tôi dạy tu tập  một  đường  mà  các  bạn  lại  tu  tập  một  ngả. Tôi dạy các bạn tu ba đức: nhẫn nhục, tùy thuận và bằng lòng; sống ba hạnh: ăn, ngủ và độc cư. Chỉ có ba đức, ba hạnh mà các bạn còn sống và


tu tập không nổi như trên đã nói thì các bạn sống và tu tập pháp môn gì cho thành tựu được. Do thiếu lòng tin nơi tôi nên không sống độc cư trọn  vẹn,  thích  tụ  tập  nói  chuyện  và  thích  ăn ngủ  phi  thời.  Điều  thứ  nhất  các  bạn  đã  phạm phải  lỗi  lầm  rất  lớn  thì con đường  tu  tập  của các  bạn  đã  đánh  mất  rồi.  Khi thấy  không  đủ lòng  tin nơi  chúng  tôi  thì các  bạn  hãy  đi  tìm một  pháp  nào  khác  thích  hợp  hơn  mà  tu  tập. Còn ở  đây phạm phải những lỗi lầm khiến cho mình   tu  không  được  mà  người  khác  cũng  tu không được. Con đường tu tập theo Phật giáo lòng  tin là  đệ  nhất  pháp.  Ai  thiếu  lòng  tin thì sự tu tập chẳng bao giờ có kết quả.
Điều  thứ  hai tinh tấn  siêng  năng:  Các bạn không  siêng  năng,  ít đi  kinh hành.  Đó  là điều đáng trách. Các bạn cứ nghĩ rằng ngồi khoanh  chân  kiết già  là  tu  tập  sao? Trong  khi hôn  trầm,  thùy  miên,  vô  ký,  ngoan không  của các bạn cao ngút tận mây xanh mà các bạn lười biếng không chịu đi kinh hành là một chứng tỏ bạn không thể nào tu theo Phật giáo được. Phật giáo  tu  tập  nhằm  đối  trị  tâm  tham,  sân,  si. Đi kinh hành  là  pháp  đối  trị  tâm  si.  Các  bạn  có hiểu chăng?
Đi hai mươi bước ngồi hít thở năm hơi thở là  để đối  trị  tâm  lười  biếng si  mê  của  các  bạn,


thế mà các bạn không tu tập. Không tu tập như vậy thì các bạn làm sao phá tâm si được. Trong tam  độc:  tham,  sân,  si,  người  tu  tập  rất  sợ  về tâm  si  ‚Chẳng  sợ tham, sân  chỉ sợ tâm  si‛, vậy mà các bạn không tu tập thì làm sao đối trị tâm si được. Phải không các bạn?
Điều  thứ  ba  không  gian  trá:   Không gian trá tức là không gian xảo, không nói láo, thường không dối gạt người. Các bạn tu hành là để giải thoát cho các bạn, chứ không phải giải thoát cho tôi, cớ sao các bạn lại dối trá. Tu tập giờ khắc nghiêm chỉnh là không dối người; giờ khắc  không  nghiêm  chỉnh  là  dối  người;  người ăn uống ngủ nghỉ phi thời là dối người; người sống phá hạnh độc  cư là  người  dối người; người thích hộïi họp nói chuyện là người ác khẩu là dối người. Điều tối kỵ của Phật giáo là những người gian   xảo  dối   trá;  những  người  này  tu  hành không bao giờ tìm ra sự giải thoát. Họ là những người không có đức thành thật; họ giống như nước rửa chân, chẳng dùng được, phải đổ bỏ.
Điều thứ tư  trí tuệ: Không trí tuệ tức là thiếu sự nhận xét hiểu biết, thiếu lập trường tức là  lập  trường  không  vững,  thường  bị  lôi  cuốn vào những kiến giải, tưởng giải của người khác hoặc  chạy  theo  xu  hướng,  a  dua  theo  phong trào, theo thế lực, theo danh lợi, v.v..


Người thiếu trí tuệ là kẻ ngu si, khôn dỏm, lanh  lợi trong  xảo  trá,  không  hiểu  pháp  hành, mà  tỏ ra như mình  hiểu, nên thường tu tập  sai pháp,  tu  tập  không  đúng  pháp,  thành  ra bị  ức chế  tâm  rối  loạn  thần  kinh, căng  mặt,  nhức đầu, gây bao trở ngại cho đường tu tập.
Tu theo  Phật  giáo  mà  thiếu  trí tuệ  là  một điều rất khó tu tập. Người thiếu trí tuệ là người không chịu nghe lời dạy của thiện hữu tri thức, thường  tu  theo  kiến  giải,  tưởng  giải  của  mình, đó  là  tu  theo  sự  hiểu  biết  riêng  tư,  thường  cố chấp  theo  những  pháp  nào  đồng   quan  điểm. Cho  nên  những  người  ngoan  cố  thường  sống trong cái ngu si của mình,  không trí tuệ.
Điều  thứ  năm  ít bệnh:  Người  có  thân  ít bệnh,  tu  hành  theo  Phật  giáo  rất  dễ  đạt  được kết  quả.  Người  có  thân  thường  mang bệnh  tật, tu hành theo Phật giáo rất khó khăn, nhất là người  mới  vào  tu  lại  có  thân  bệnh  thì càng  tu tập khó khăn nhiều hơn. Nếu không may gặp phải  pháp  môn  của  kinh sách  phát  triển  thì thân  tâm  dễ   bị  bệnh  tật  nan  y  (bệnh  thần kinh).
Tu theo Phật giáo khi thân bị bệnh tật mà không  biết pháp  đối  trị  là  một  người  chưa hiểu Phật pháp. Vì Phật pháp là một phương Thánh dược trị   tất   cả   những  bệnh   nghiệp  của  con


người. Cho nên, thân có bệnh là có điều kiện để đánh đuổi giặc sanh tử. Nếu một người tu theo Phật  giáo mà  có được những  cơ hội bệnh  tật  là điều  thuận  lợi tốt  để  tu  tập.  Nhờ  đó  mà  chúng ta mới hiểu được Phật giáo là một pháp môn vi diệu vô cùng, đối trị bốn bệnh khổ: sanh, già, bệnh, chết của chúng sanh.
Phần   đông   những   tu   sĩ   Phật   giáo   đều mang  đầy  ắp  trong  đầu  những  sự   hiểu  biết tưởng  giải  về  kinh sách  phát  triển,  về  thiền định tưởng, nhưng đó không phải của Phật giáo, mà  của  ngoại  đạo.  Cho  nên,  khi tu  viện  đón nhận những tu sĩ này vào, họ thường phá giới hạnh trong tu viện. Một người phạm giới ảnh hướng đến nhiều người khiến cho sự đào tạo những bậc A La Hán ở  đây trở nên khó khăn vô cùng. Nếu không chấp nhận họ thì  bớt bạn thêm  thù,  mà  chấp  nhận  họ  thì thêm  thù bớt bạn và còn làm mất trật tự của tu viện.
Thưa  các  bạn!  Nếu  các  bạn  muốn  đến  tu viện  Chơn  Như  tu  tập  thì các  bạn  phải  xét mình   có  đủ   năm  điều  kiện trên  đây  mà  đức Phật  đã  dạy trong  kinh số  85, lấy  tên  của  một cư sĩ trong thời đức Phật còn tại thế mà đặt tên cho bài kinh này là Bồ Đề Vương Tử (Bodhijakumarasuttam).


Bài kinh ấy giúp cho chúng ta thấy được những cái sai, cái khó để thực hành cho đúng những   lời   dạy   của   đức   Phật:   ‚Ở    đây   này Vương  Tử một vị Tỳ Kheo có lòng tin tưởng sự giác ngộ của Như  Lai, Ngài là Thế Tôn, bậc  A  La   Hán,  Chánh Đẳng  Giác,  Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Điều Ngự  Trượng  Phu,   Thiên Nhơn   Sư,  Phật, Thế Tôn.
2- Vị ấy ít bệnh, ít não với bộ tiêu hoá được điều hòa, không  quá lạnh, không quá nóng, trong  trường hợp quá tinh tấn.
3-  Vị ấy  không  gian trá, xảo  trá, tự mình xử  sự  như  chơn  đối  với  Bậc  Đạo  Sư, đối với các vị có trí hay đối với các vị đồng Phạm hạnh.
4- Vị ấy  sống  tinh cần,  tinh tấn  từ  bỏ các  bất  thiện pháp,  làm  cho khởi lên  các thiện pháp,  kiên  cố,  kiên  trì không từ  bỏ gánh nặng đối với các thiện  pháp.
5- Vị ấy có trí tuệ, thành tựu trí tuệ về sự sanh  diệt của các pháp, với sự thể nhập bậc  Thánh đưa  đến  sự  chân  chánh đoạn diệt khổ đau‛.
Nếu các bạn xét thấy mình  có đủ năm điều kiện này thì các bạn về tu viện tu tập, chúng tôi


sẽ  hướng  dẫn  các  bạn  tu  tập  không  bao lâu  sẽ đạt sự giải thoát, làm chủ sanh, già, bệnh, chết. Còn  nếu  các  bạn  giữ  gìn  năm  điều  này  chưa trọn  vẹn  mà  về  tu  viện  tu  tập  thì chúng  tôi  e rằng  các  bạn  chỉ  phí  cuộc  đời,   làm  mất  thời gian  vô  ích. Còn  nếu  các  bạn  có  thật  sự  quyết tâm về tu viện tu tập để  thật sự được  giải thoát thì các  bạn  hãy  tin nơi  tôi,  tôi  sẽ  giúp  các  bạn vượt  qua bệnh  tật  và  sự  vô  minh  của  các  bạn bằng  cách  các  bạn  phải  tự  khắc  phục  mình không  nói láo, lừa dối  Thầy, bạn, phải tự siêng năng, tinh cần khắc phục hôn trầm, thùy miên, phải tự siêng năng tinh cần độc cư, nhiếp phục không  đi  nói  chuyện  với  người  khác.  Nhờ  có sống siêng  năng tinh cần một mình  (độc cư) để xả cho thật sạch tâm tham, sân, si. Nếu các bạn có quyết tâm tu tập như vậy thì các bạn hãy về tu viện tu tập, chúng tôi tin rằng các bạn sẽ thành tựu được  sự giải thoát trong kiếp này.



à


 GIỚI   HÀNH  THỨ    NĂM   :

SẮC GIỚI HÀNH


Bắt đầu học, tu tập và muốn đạt được một đời sống SẮC GIỚI HÀNH  nghiêm chỉnh thì phải  thông  hiểu:  giới  đức,  giới  hạnh  và  giới hành.  Vậy giới đức,  giới hạnh  và  giới hành của
sắc giới hành là gì?

Giới  đức  sắc  giới  hành  là  những  lời  dạy đạo   đức về  đời  sống  của  con người  đừng  dính mắc   vào   sắc   tướng   (sắc   giới)   tức   là   Chánh mạng.
Giới  hạnh  sắc  giới  hành  là  những  lời  dạy về  Phạm hạnh  tức  là  oai  nghi  tế  hạnh  thường thể hiện qua sắc tướng (sắc giới) như: đi, đứng, nằm, ngồi, ăn, uống,  nói, nín,  tiếp  giao với mọi người,  v.v..  nhưng  không  dính  mắc.  Những  oai nghi tế hạnh như vậy được gọi là Chánh hạnh nghiệp.
Giới hành thứ năm thuộc về Sắc Giới. Chúng tôi xin nhắc lại Giới hành thứ hai. Giới hành  thứ  ba và  Giới  hành  thứ  tư  là  sự  phản tỉnh  lại  thân  hành,  khẩu  hành,  ý  hành.  Sự phản  tỉnh  ấy  rất  lợi ích  cho đời  sống  của  các


bạn, giúp  cho các  bạn  có  một  cuộc  sống  Thánh thiện  không  làm  khổ   mình,   khổ   người,  khổ chúng sanh, biến cuộc sống thế gian thành cõi Cực Lạc, Thiên Đường, khiến cho cuộc sống của loài  người  có  một  tình thương  chan  hòa  với nhau; không những chan hòa sự sống của loài người mà chan hòa sự sống trong môi trường sống trên hành tinh này.
Còn Giới hành thứ năm như thế nào? Xin các  bạn  vui  lòng  đọc  lại  bài  kinh số  62  “Đại Kinh Giáo Giới La Hầu La” (Maha- Rahulovadasuttam) trong kinh Trung Bộ thuộc tạng  kinh Nikaya:   ‚Này  La  Hầu  La,  bất  cứ sắc pháp nào, quá khứ, vị lai, hiện tại, nội hay  ngoại,  thô  hay  tế,  liệt  hay  thắng, xa hay   gần,   tất   cả   sắc  pháp   ấy  phải  được quán  sát  như thật  với  chánh  trí tuệ:  ‚Cái này không  phải của ta,  cái này không  phải là ta, cái này không  phải tự ngã của ta‛.
Xin  các bạn nên đọc kỹ lại đoạn kinh trên và  suy nghiệm quán  xét  như thật  với chánh trí tuệ của các bạn: ‚Cái này không phải của ta, cái  này  không phải  là  ta,  cái  này  không phải tự ngã của ta‛.
Thưa  các  bạn,  vậy  cái  này  là  cái  gì? Cái này  là  thân  của  bạn,  là  vợ  con, là  cha mẹ,  là


anh chị em, là nhà cửa của cải tài sản, v.v.. của các bạn.
Ở    đây  đoạn  kinh Sắc  Giới  hành  này  đã dạy cho chúng  ta  có  cái  nhìn  thấu  suốt  qua tất cả các sắc tướng của vạn vật đang hiện có xung quanh ta. Hiện giờ các bạn là những người đang mù mắt không thấy  các sắc pháp trên thế gian này  là  không  thật  có  (duyên  hợp), mà  lại  cho các  sắc  pháp  là  thật  có.  Do thấy  như  thật  có nên  các  bạn  sinh  tâm  tham  đắm  và  dính  mắc sắc  pháp.  Khi tâm  các  bạn  dính  mắc  vào  các sắc  pháp  thì các  bạn phạm  vào  giới  cấm  tham lam.  Do tâm  tham  lam  các  bạn  sinh  ra chiếm hữu.  Khi tâm  chiếm  hữu  thì các  bạn thấy  thân này  là  bạn, là  của  bạn, là  bản  ngã  của  bạn; vợ con là  của  bạn,  cha mẹ  anh  em chị  em là  của bạn, nhà  cửa  tài  sản  là  của  bạn,  nên  khi có  ai chạm  đến  thì bạn  sinh  ra tức  giận  thù  ghét. Luôn  luôn  lúc  nào  cũng  ưa thích  bảo  vệ  cái  của các bạn. Vì thế các bạn chịu khổ đau vô cùng. Nhưng  sự  thật  các  pháp  ấy  không  phải  là  của các bạn. Các bạn nên dùng với chánh trí tuệ tư duy quán  xét  thì thật  sự  các  pháp  ấy  không  có gì là của các bạn cả.
Chúng ta hãy quan sát những người nằm trong nghĩa địa, dưới  lòng đất  kia,  thân  này  có


còn  gì là  thân  của  ta  nữa,  chỉ  còn  là  một  nấm đất bất tịnh hôi thối, phải không các bạn?
Rồi vợ con, rồi cha mẹ, anh em, rồi của cải tài sản nhà cửa còn có gì là của ta nữa đâu?
Các  bạn  cứ  xét  có  đúng  như  lời  Phật  đã dạy không:  ‚Cái  này không  phải  của  ta, là ta, là bản ngã của ta‛.
Khi nghe đức Phật dạy đến đây thì chú bé La  Hầu  La  là  một  người  thông  minh  tuyệt  vời nên hỏi Phật:
- ‚Bạch  Thế  Tôn, có  phải  chỉ sắc  mà
thôi?

Đức Phật trả lời:

-  Cả  Sắc,  thọ, tưởng,  hành, thức này
La Hầu La‛.

Qua những  câu  hỏi  của  La  Hầu  La  và  lời đối  đáp  của  đức  Phật.  Chúng  ta  nhận  xét  quả thật  chú  bé  La  Hầu  La  là  một  chú  bé  thông minh   nhất,  nên  mới  có  câu  hỏi  ‚Bạch   Thế Tôn, có phải chỉ có sắc mà thôi‛.
Nếu đặt chúng ta vào vị trí của La Hầu La thì chúng ta không thể có câu hỏi như vậy được, vì chúng ta không biết năm uẩn và cũng không thể ngờ được. Có đúng như vậy không các bạn?


Đức  Phật  nói  sắc  pháp  tức  là  nói  về  sắc uẩn,  sắc  uẩn  là  phần  vật  chất,  phần  có  hình sắc,  có  tướng.  Còn  bốn  uẩn  kia  là  phần  không hình  sắc,  không  có  tướng.  Vậy  mà  câu  hỏi  của La Hầu La thật là tuyệt vời, hỏi đúng lúc, hợp thời,  câu  hỏi  ấy  mang  đầy  đủ  ý  nghĩa  về  tinh thần  của  các  uẩn  có  thật  nhưng  vô  hình  không sắc tướng.
Ví dụ: Chúng ta đặt lại câu hỏi:

- Bạch Thế Tôn, khi Thế Tôn nói thân này không  phải  của  ta,  là  ta,  là  bản  ngã  của  ta  thì thọ, tưởng, hành, thức này có phải là của ta không?
Khi được học  kinh sách  Phật  thì ai  cũng biết  thọ,  tưởng,  hành,  thức  là  phần  không  có hình   sắc  (vô  hình)   nhưng  thật  có  luôn  luôn chúng ta cảm nhận rất cụ thể.
Lời nói của đức  Phật dạy La Hầu La là lời nói xác định phần vật chất và những phần tinh thần trong thân phận của con người. Toàn cả thân này không có một thứ gì là của ta cả.
Câu xác định mạnh mẽ thẳng thắn tuyệt vời:  thân,  thọ,  tưởng,  hành,  thức  này  không phải  của  ta,  không  phải  là  ta,  không  phải  là bản  ngã  của  ta.  Lời  tuyên  bố  này  làm  quả  đất



0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!