Thứ Tư, 28 tháng 8, 2013

VĂN HÓA PHẬT GIÁO TRUYỀN THỐNG TẬP 1-8


Một   vị   Thánh   Tăng   còn   ăn   thịt   chúng sanh  và   uống   rượu   như  Tế   Điên   Tăng   Hoà Thượng  và  Tuệ  Trung  Thượng  Sĩ  thì còn  nghĩa lý gì là một Thánh Tăng. Giới Thánh Đức Hiếu Sinh  và Giới Thánh Đức Minh Mẫn đã xác định những  vị  Tăng  này  không  phải  Thánh  mà  là Ma Ba Tuần  trong  Phật  giáo  đội  lốt  Phật  giáo để  phá  hoại  Phật  giáo,  khiến  cho tu  sĩ  đời  sau bắt  chước  mà  đánh  mất  Thánh  hạnh  của  Phật
giáo.

Những Thánh Đức trên đây đã  xác định rõ ràng:  ‚Một vị  Thánh  Tăng  là  phải  sống  với oai nghi  tế  hạnh như  thế nào mới được gọi là  Thánh, chứ  không  phải  chỉ  có  vài  ba thần  thông  tưởng  mà gọi  là  Thánh  được‛. Một  tu  sĩ  gọi  là  Thánh  Tăng  mà  không  minh mẫn còn đắm chìm trong men rượu, còn bưng ly rượu uống thì hành động như vậy làm sao gọi là Thánh Tăng được. Phải Không quý vị?
Oai nghi tế hạnh của năm Thánh Đức trên chưa tròn  đủ,  thì không  được xem đó  là  một  vị Thánh Tăng của Phật giáo, mà chỉ được xem đó là một tà sư ngoại đạo,  dù vị tu sĩ đó có đủ thần thông pháp thuật. Thần thông pháp thuật chỉ là một phương tiện dùng để lừa đảo người, chứ chẳng có ích lợi gì cho ai cả.


Năm  giới  Thánh  Đức  trên  tuy  sống  trọn vẹn, nhưng lại không giữ trọn Thánh Đức tự nhiên, còn  trang  điểm  làm  dáng,  làm  đẹp, còn đeo chuỗi  hạt, còn  mặc  y áo  sang đẹp, v.v.. lúc nào  cũng  tỏ  ra bệ  vệ  trong  bộ  áo  cà  sa giống như một vị tướng soái, một quan quyền của vua chúa, v.v.. (giới thứ sáu cấm không trang điểm).
Cách  thức  ăn  mặc  trang  điểm làm  dáng sang đẹp, bệ vệ oai  phong như một tướng lãnh, tất cả những oai nghi tế hạnh đó không đúng là oai nghi tế hạnh của một vị Thánh Tăng.
Một  vị  Thánh  Tăng  mà  còn  trang  điểm làm  đẹp thì chưa phải  là  một  vị  Thánh  Tăng đúng nghĩa của đạo Phật.
Một vị Thánh Tăng còn làm dáng, làm đẹp thì đã  đánh  mất  ý  nghĩa  cao quý  Thánh  Hạnh của một bậc Thánh.
Ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp là thuộc  về  chấp  tướng  của  Bà  La  Môn  Giáo,  chứ đạo Phật không chấp nhận điều này. Chúng ta hãy  đọc lại  kinh Sonadanda trong  kinh Trường Bộ  thuộc  Tạng  kinh Việt  Nam  thì sẽ  thấy  đức Phật bác bỏ tướng tốt và các vẻ đẹp của một Bà La Môn.


Người  tu  sĩ  còn  trang  điểm  sửa  sang làm đẹp thì đạo  Phật  xem  đó   là  tà  sư ngoại  đạo không đúng tư cách của một tu sĩ Phật giáo.
Đức   Phật   chấp   nhận   các   đặc   tướng   tự nhiên của  mỗi  con người,  khi tu  tập  theo  pháp của Ngài thì không được ức chế làm sai các đặc tướng đó. Vì các đặc tướng đó hiện có nơi mỗi người  là  do  nghiệp  nhân  quả  của  nhiều  đời trước,  cho  nên  tùy  theo  đặc   tướng  mà  nhiếp phục tâm mình  để  ly tham dục và đoạn diệt các ác pháp, khiến cho tâm thanh tịnh hoàn toàn không còn ô nhiễm sáu trần. Nhờ tâm không ô nhiễm sáu trần nên bảy giác chi xuất hiện, nhờ có  đủ  bảy  giác  chi  mà  chúng  ta  sử  dụng nhập bốn  định và  thực  hiện  Tam Minh. Mục  đích tu hành  là  như  vậy,  chứ  không  phải  cần  ở    chỗ tướng tốt đẹp trai, đẹp gái.
Trang  điểm làm đẹp  để có 32 tướng tốt, 80 vẻ  đẹp mới  tu  chứng  quả  thì không  đúng  quý bạn ạ!  Trong  hàng  đệ  tử  của  Phật,  ông  A Nan là  người  có  tướng  tốt  đẹp trai,  nhưng  lúc  Phật còn sống ông tu hành có chứng đắc đâu? Ông thường  bị  người  khác  phái  quấy  nhiễu,  khiến con đường tu hành của ông tiến rất chậm chạp, mặc dù ông rất thông minh  nhớ dai.
Thân  này  bất  tịnh  do bốn  đại  duyên  hợp lại mà thành ra thân người, nên rất là uế  trược,


hôi  thối  có  gì  mà  quý,  mà  đẹp. Theo  truyền thuyết  của Đại thừa  thân Phật  có 32 tuớng tốt,
80  vẻ  đẹp nhưng  khi Đức  Phật  chết  người  ta đem đốt  còn  một  nắm  tro  tàn  và  một  số  xương vụn cháy chưa hết, gọi là xá lợi, rất là bất tịnh. Khi đốt  cháy  tiêu  ra tro  bụi  thì còn  có  gì  32 tướng  tốt,  80 vẻ  đẹp nữa  không?  Màu  da vàng ánh như hoàng kim của Phật còn có nữa không?
Bởi  vậy  trong  10 giới  cấm  của  thầy  Sa Di giới  thứ  sáu  cấm  thầy  Sa Di  không  được trang điểm  làm  đẹp làm  dáng,  vì  làm  đẹp làm  dáng có  mục  đích  nuôi  dưỡng  tâm  sắc  dục.  Tâm  sắc dục là tâm dẫn đầu vào con đường sanh tử luân hồi,  người  dứt  tâm  sắc  dục  là  nguời  chấm  dứt con đường  sanh  tử  luân  hồi.  Nếu  không  chấm dứt  tâm  sắc  dục  thì thân  tâm  khó  mà  thanh tịnh, thân tâm không thanh tịnh thì khó mà nhập  các  loại  thiền  định và  khó  mà  thực  hiện Tam minh  được. Cho nên quý thầy trang điểm y áo sang đẹp chuỗi cỗ, chuỗi tay đi đứng bệ vệ có người  hầu,  kẻ  hạ,  đó  là  quý  thầy  đã  nuôi  tâm sắc dục khiến cho người khác phái đam mê ham thích  gần  gũi  để  tạo  duyên  sanh  ra tình dục. Đức  Phật  đã   hiểu  điều  này  nên  Ngài  đã  nói:
‚Ta  không   thấy  một  sắc   nào  cám   dỗ và xâm  chiếm tâm  người  Nam   bằng  sắc  của người nữ, ngược lại cũng như  vậy...”.



Cho nên  trang  điểm  làm  đẹp là  có  ý  làm cho người  khác  phái  để  ý  đến  mình.  Để  ý  để làm  gì?  Để   nuôi  lớn  tâm  sắc  dục  tức  là  tạo thành  con  đường  sanh  tử  luân  hồi  mãi  mãi không bao giờ dứt.
Người  tu  sĩ  Phật  giáo  vì  sự  nghiệp  giải thoát ra khỏi vòng sanh tử luân hồi nên phải chấm  dứt  tâm  sắc  dục.  Người  nào  tu  hành  mà còn trang điểm làm đẹp, làm dáng thì nên trả y áo lại  cho nhà  chùa  để  trở về thế  tục sống  như người  cư sĩ  còn  quý  hơn  và  còn  không  mắc  nợ của đàn na thí chủ.
Chỉ có giới này sẽ xác định cho quý vị biết căn cơ tu hành của quý vị có tu tới nơi tới chốn hay không, quý vị tự biết mình  rõ hơn ai hết.
Sáu giới Thánh Đức trên đây chưa đủ để chấp nhận một vị Thánh Tăng, Thánh Ni đệ  tử của Phật. Nếu quý vị sống chưa đủ trọn vẹn Thánh Đức Hạnh trầm lặng độc  cư. Thường lấy kinh tụng  niệm  theo  nhịp mõ,  tiếng  trống  làm công  phu  tu  hành  của  mình,   thì chúng  tôi  e rằng công  phu như vậy  chẳng  có kết quả  gì gọi là  ra khỏi  nhà  sanh  tử  luân  hồi.  Bởi  vì,  tụng niệm ê,  a giọng cao, giọng thấp theo tiếng chuông tiếng mõ thì cũng giống như ca hát, cho nên có một nhạc sĩ danh tiếng ở  nước ta nghiên cứu  và  cho rằng  đó  là  ca nhạc  Phật  giáo.  Đúng


vậy  chúng  tôi  từng  nghe  những  thầy  ứng  phú đạo  tràng  tụng  niệm  giống  như  ca hát  bộ,  cải lương theo tiếng đàn, tiếng phách, kèn, trống, sáo,  tiêu,  v.v..  Cho  nên  nghi  thức  tụng  niệm trong  các  chùa  hiện  giờ  là  đi  ngược  lại  Phật giáo,  phạm  vào  giới  cấm  không  ca  hát  hoặc nghe  ca hát  của  đạo  Phật  (giới  thứ  bảy  cấm không nghe ca hát hoặc tự ca hát).
Bởi vì tụng niệm hay ca hát là làm mất sự yên   lặng   trong   không   gian   của   những   bậc Thánh  Tăng  đang  sống.  Khi  một  tu  sĩ  tụng niệm  hay ca hát  thì Thánh  Đức  Trầm  Lặng  sẽ mất  đi.  Thánh  Đức  Trầm  Lặng  mất  đi  thì đời sống   của   một   tu   sĩ   giải   thoát   không   còn   ý nghĩa. Cho nên giới cấm không ca hát hay nghe ca hát  là  muốn  bảo  vệ  Thánh  Hạnh Độc  Cư để thực  hiện  cho bằng  được   sự  giải  thoát  sanh  tử luân hồi. Một vị Thánh Tăng phải sống trong Thánh hạnh độc  cư trầm lặng thì mới đầy đủ  ý nghĩa của một bậc Thánh. Một bậc Thánh Tăng không  thể  nào  dùng  tứ  thời  công  phu của  quốc sư Ngọc Lâm tụng niệm ê, a giọng cao giọng thấp theo tiếng chuông, tiếng mõ, tiếng trống, tiếng kèn, tiếng đàn như ca hát được. Sống tụng niệm  như  vậy  có  khác  nào  là  đào  kép  hát  bộ, hát cải lương, có khác nào như những ca sĩ trên sân khấu.


Một vị Thánh Tăng mà chuyên tán tụng niệm tứ  thời  công phu theo  kiểu Đại Thừa  giáo thì không còn ý nghĩa Thánh đức trầm lặng độc cư nữa. Và như vậy chỉ là một nhà sư tụng niệm chứ  không  phải  là  bậc  chân  tu  cầu  giải  thoát. Hình   thức  tụng  niệm  chỉ  là  một  Bà  La  Môn hành  nghề  mê  tín kiếm sống  như  bao  nhiêu nghề khác của thế gian.
Một người tu sĩ Phật giáo mà không sống trầm  lặng  độc  cư được  thì rất  khó  cho vị  ấy muốn giữ gìn tâm không phóng dật. Và con đường  tu  tập  chứng  quả  A  La  Hán  không  còn nữa. Bởi vậy, một vị  tu sĩ phải thấy Thánh đức trầm  lặng  độc  cư là  một  hành  động  mang  đến một  đời  sống   Thánh  thiện.  Đời  sống   Thánh thiện độc cư trầm lặng là một bí quyết để thành tựu  thiền  định và  Tam  Minh. Nếu  ai  tu  hành mà  sống  không  đúng  Thánh  đức  này  thì sự  tu hành  hoài  công  vô  ích, dù  có  tu  suốt  bao nhiêu đời  cũng  không  nhập  định được  và  cũng  không thể thực hiện Tam Minh được.
Cho nên Thánh Đức Trầm Lặng Độc Cư là một thánh hạnh quan trọng nhất cho một người tu sĩ tìm tu giải thoát.
Sống  với  Thánh  Đức  Trầm  Lặng  Độc  Cư như vậy còn chưa đủ mà còn phải sống đúng Thánh Hạnh Thiểu Dục.


Một  vị  Thánh  Tăng  mà  còn  nằm  giường cao rộng  lớn,  gỗ  quý  sang  đẹp thì mất  hết  ý nghĩa giải thoát của vị Thánh Tăng. Người tu sĩ còn  nằm  giường  cao rộng  lớn  là  người  sống không  thiểu  dục  tri túc,  không  đúng  hạnh  của người tu sĩ Phật giáo (giới thứ tám cấm không nằm giường cao rộng lớn).
Đức Thiểu Dục Tri Túc rất cần thiết để  lập thành  Thánh  hạnh  của  một  bậc  Thánh  Tăng, của một du Tăng khất sĩ.
Phật  dạy:  ‚Cạo  bỏ  râu tóc, đắp  áo  cà sa,  sống  không nhà  cửa,  không gia đình, ba  y một  bát,  tâm  hồn  trắng bạch  như  vỏ ốùc,  phóng  khoáng  như  hư  không‛.  Qua lời dạy này chúng ta xét thấy: ‚Một đời sống Thánh thiện là  phải  thiểu dục tri túc  tận cùng  như  vậy,  mới  được gọi là  bậc  Thánh giải  thoát,  còn  sống  ngược  lại  thì   không giải  thoát‛.  Như  vậy,  chúng  ta  xét  thấy  các nhà tu Đại thừa có chùa to Phật lớn, có vật chất thế  gian  đầy  đủ,  tu  như  vậy  có  lập  hạnh  thiểu dục tri túc chưa? Tu như vậy có giải thoát chưa?
Xin  các  bạn  nên  lưu  ý.  Người  tu  sĩ  Phật giáo  thiểu  dục  tri túc,  thường  lấy  gốc  cây  làm giường nằm, lấy tay  làm gối, lấy trời làm  màn, lấy  đất  làm  chiếu,  có  sống  như  vậy  mới  xứng


đáng  là  bậc  Thánh  Tăng,  Thánh  Ni trong  đạo
Phật.

Tám Thánh đức trên  đây  chưa đủ  cho một vị  Thánh  Tăng,  Thánh  Ni đệ  tử  của  Phật,  mà còn phải sống cho trọn với Thánh đức ly dục.
Một  vị  Thánh  Tăng,  Thánh  Ni mà  còn  ăn uống nhiều bữa như: sáng ăn, trưa ăn, chiều ăn, có khi tối còn ăn thêm thì còn nghĩa lý gì gọi là Thánh Tăng, Thánh Ni ly dục. Một vị Thánh Tăng,  Thánh  Ni thường  sống  ly  dục,  nên  ngày chỉ ăn có một bữa cơm, đủ  để  nuôi sống thân tứ đại, và luôn luôn tích cực làm lợi ích cho chúng sanh bằng gương Thánh hạnh, bằng những lời dạy đạo đức  chân  tình, bằng  những  lời  khuyên nhủ an ủi thiết tha để  giúp cho mọi người thoát ra hoàn  cảnh  khổ  đau, như  vậy,  ngày  một  bữa cơm mới thật sự xứng đáng thọ dụng của đàn na tín thí, còn  ngược lại  ăn nhiều quá, ba bốn bữa trong ngày thì không xứng đáng thọ dụng. Tu sĩ mà  ăn  nhiều  bữa  là  mang  nợ  của  đàn  na  thí chủ, kiếp này trả  chưa xong thì kiếp khác phải trả nữa, trả mãi mãi... (giới thứ chín cấm không ăn uống phi thời).
Thân tứ đại là khối bất tịnh, hôi thối, uế trược  có  gì là  tốt  đẹp, quý  báu  đâu  mà  ta  phải xem nó là  quan trọng. Hằng ngày nó phải luôn luôn  tiếp  nhận  tứ  đại  bất  tịnh  bên  ngoài  (thực


phẩm).  Nuốt  vào  những  thứ  bất  tịnh  hôi  thối ấy,  có  hạnh  phúc  gì đâu  mà  chúng  ta  ưa thích. Những người ưa thích thực phẩm, ưa thích ăn uống  là  những  người  ngu  si,  vô  minh;  đồ   ăn uống  là  bất  tịnh  uế  trược  mà  cứ  mãi  mê  tham ăn  thì thật  là  đáng  trách  đáng  chê.  Cuộc  sống của  họ  chẳng  có  ý  nghĩa  gì, chỉ  ăn,  ngủ,  đi cầu và  dâm dục, toàn là  sống  trong  sự nhiễm  ô   bất tịnh. Đời sống của họ, họï đang chui vào một cái bao đựng đầy  đồ  hôi  thối.  Thật  là  đáng  thương
vậy!

Cuộc sống con người  chỉ còn biết bon chen chà đạp, tranh đấu giết hại lẫn nhau bằng cách này  hoặc  cách  khác  cũng  chỉ  vì ăn,  ngủ,  đi  cầu và  dâm dục…  Thật  là  vô  vị  không  có  nghĩa  lý  gì
cả.

Sống  chỉ  có  thích  những  điều  tệ  hại,  bất tịnh như vậy, mà mọi người hãnh diện một cách hả  hê  khi đạt  được mục  đích ấy.  Đạt  được mục đích để  làm gì? Để mà khổ đau. Phải không các
bạn?

Thánh Đức Ly Dục giúp cho chúng ta sống trong  cuộc  đời  đầy  đau  khổ  mà  thoát  ra đau khổ,  giúp  cho chúng  ta  liễu  sanh thoát  tử,  giúp cho chúng ta làm chủ sanh, già, bệnh, chết và chấm  dứt  luân  hồi.  Vì thế,  ăn  ngày  một  bữa  là


chúng ta ly dục, ly si, ly sân và lìa sắc dục một cách rõ ràng và cụ thể.
Người  sống  ngày  ăn  một  bữa  thì ít ham ngủ nghỉ, thường tỉnh thức, về thân thì sắc dục cũng giảm bớt, về tâm thì sân hận cũng lui bước
v.v..

Thánh  đức  ăn  ngày  một  bữa  đã  giúp  cho tâm hồn chúng ta thanh thản trong cái ăn, cái ngủ, cái sắc dục, cái giận hờn và tất cả bệnh tật trong thân cũng được giảm xuống một cách rõ ràng,  chứ  không  như  các  nhà  Đại  thừa  tham dục  ăn  uống  ngày  ba bốn  bữa,  nên  thường  lý luận  ăn  nhiều  sẽ  có  sức  khỏe  để  tu  tập,  còn  ăn ít ngày một bữa là ép xác tu hành không chứng đạo.  Lối  lý  luận  này  là  phi  Phật  giáo.  Tại  vì Thầy  trò  của  đức  Phật  ngày  xưa đều  ăn  ngày chỉ có một bữa mà chứng đạo.
Thời nay mọi người vì không hiểu biết Thánh Hạnh Ly Dục, nên lý luận theo kiểu tà giáo ngoài đạo tham ăn, tham uống, tham ngủ, tham dục lạc thế gian, tham giàu sang danh tiếng,  nên  quý  thầy  theo  kinh sách  phát  triển thường  sống  bệnh  tật  khổ  đau, đi  bác  sĩ,  nằm nhà  thương và  thuốc  thang uống không bao giờ
dứt.

Nếu muốn biết rõ một vị Thánh Tăng đệ tử của  đức  Phật  thì hãy  xem đời sống  của  họ.  Họ


sống  đúng  mười  Giới  Đức  Thánh  Sa Di,  không hề  vi phạm,  nhất  là  ngày  ăn  một  bữa  chỉ  để nuôi  thân.  Chính  lối  sống  như vậy  tâm  họ  mới ly  dục.  Nhờ  tâm  ly  dục  nên  oai  nghi  tế  hạnh của  họ  thể  hiện  rõ  ràng  qua mọi  hành  động sống mà ai cũng dễ  nhận thấy, đó  là sống đúng Thánh hạnh của một tu sĩ giải thoát. Do Thánh hạnh  này  mà  không  có  một  người  nào  dám khinh chê nhạo báng Phật giáo.
Hiện giờ Phật giáo bị mọi người khinh chê, phỉ  báng  là  do những  tu  sĩ  Bà  La  Môn  mượn danh  Phật  giáo,  phá  mười  Giới  Đức  Thánh  Sa Di không còn một giới nào là không phạm, họ sống  không  hiếu  sinh,  không  buông  xả,  thân tâm không thanh tịnh, không chân thật, không minh  mẫn, không thiểu dục, không đơn giản, không sống trầm lặng độc cư, không ly dục, không  ly  tham.  Do không  sống  đúng  đời  sống của   một   tu   sĩ   Phật   giáo   nên   họ   đánh   mất Thánh  hạnh  khiến  cho mọi  người  khinh  chê, phỉ  báng  và  xem thường  Phật  giáo.  Trước  mặt thì họ  chắp  tay  xá  lạy,  làm  ra vẻ  kính  trọng, nhưng  sau lưng  họ  xem  quý  thầy  chẳng  ra gì. Họ gọi  quý  thầy  bằng  thằng  thầy  chùa  này, bằng thằng thầy chùa kia, quý Thầy có biết không?


Chín  Giới  Đức Thánh trên đây chưa đủ  để xác  định là  một  vị  Thánh  Sa Di,  nếu  một  tu  sĩ giữ gìn trọn vẹn chín giới trên đây mà  giới thứ mười không tròn đủ  người  tu sĩ này còn  cất giữ tiền bạc của báu. Còn cất giữ tiền bạc của báu là chưa sống một đời sống ba y một bát của một vị Thánh Sa Di. Nếu đời sống của một vị Thánh Tăng chưa ly tham, còn cất giữ tiền bạc, chưa có lần  nào  mặc  chiếc  y phấn  tảo  (vải  bỏ  thô  xấu) thì chưa xứng đáng là một vị Thánh Tăng (giới thứ mười cấm cất giữ tiền bạc châu báu).
Nếu đời sống của một vị Thánh Tăng mà sống  không  ly  tham,  không  thiểu  dục  tri túc, còn cất  giữ tiền bạc  thì làm sao tâm  hồn  trắng bạch  như  vỏ  ốc,  phóng  khoáng  như  hư  không được.
Cho nên  giới  thứ  mười  Phật  dạy:  ‚người tu sĩ không được cất giữ tiền bạc của báu‛. Không  cất  giữ  tiền  bạc  của  báu  là  Thánh  hạnh ly  tham.  Người  tu  sĩ  sống  được như  vậy  mới được gọi là Trưởng Lão Thánh Tăng, Thánh Ni.
Một bậc Thánh Tăng, Thánh Ni đã ra khỏi cuộc  đời  đầy  ô   trược  và  các  ác  pháp  thì không còn bị nô lệ cho tiền bạc, không còn bị nô lệ cho tiền bạc mà còn cất giữ tiền bạc, thì làm sao ra khỏi cuộc đời đầy ô  trược và ác pháp. Bởi vì còn cất giữ tiền bạc là còn bị tiền bạc chi phối tâm


hồn. Người còn bị tiền bạc chi phối tâm hồn thì người ấy chưa phải là Thánh Tăng, Thánh Ni. Cho  nên,  những  người  mới  tu  tập  mà  cất  giữ tiền  bạc  thì tâm  hồn  còn  bị  chi  phối  bởi  tiền bạc  thì thử  hỏi  làm  sao tránh  khỏi  tâm  không phóng dật, phóng niệm.
Thánh  Hạnh Ly  Tham  mà  không  giữ  trọn vẹn thì đi tu cho mất công, chỉ mất thời gian vô ích chứ có ích lợi gì cho bản thân.
Muốn  đạt  được thiền  định và  Tam  Minh mà tâm còn phóng dật, phóng niệm thì làm sao đạt được thiền định, Tam Minh.
Còn  cất  giữ  tiền  bạc  thì tâm  làm  sao ly dục  được, vì  tiền  bạc  là  một  ác  pháp,  là  một chướng  ngại  pháp  rất  lớn cho con đường  tu  tập giải thoát của Phật giáo.
Tâm  không  phóng   dật,   phóng   niệm  thì tâm sẽ nhu nhuyễn dễ sử dụng, tâm có nhu nhuyễn dễ  sử dụng thì mới đạt được chỗ rốt ráo thâm sâu của đạo Phật.
Xưa đức Phật đã chẳng bảo: ‚Ta thành chánh giác là nhờ tâm không phóng dật‛.
Bây giờ quý vị Tăng, Ni cứ khư khư cất giữ tiền  bạc  như  các  nhà  sư Đại  thừa,  thì làm  sao tâm  quý  vị  không  phóng  dật.  Tâm  phóng  dật


thì dù  quý  vị  có  tu  trăm  muôn  ngàn  kiếp  cũng chỉ uổng công mà thôi.
Đối  với  đạo  Phật  người  tu  sĩ  còn  cất  giữ tiền  bạc  là  chưa xứng  đáng  làm  Thầy  ai  cả.  Vì Thánh  hạnh  ly  tham  chưa tròn  đủ  thì người  tu sĩ  này  cũng  chỉ  là  một  người  tầm  thường  như bao nhiều người khác. Ngoài chiếc áo cà sa, với chiếc đầu cạo trọc, hiểu biết lặp lại những tưởng giải  của  người  xưa  tức  là  bã  mía  của  một  số kinh sách  phát  triển  Đại  thừa  và  những  bài kinh nghi  thức  tụng  niệm  của  Ngọc  Lâm  quốc sư trong thời đại triều nhà Thanh  bên Trung Quốc, chứ tâm họ cũng chỉ là tâm tham, sân, si như bao nhiêu  người  khác.  Họ không  có  những kinh nghiệm tu tập giải thoát để  truyền đạt lại cho  chúng  ta.  Vì  thế  họ  đâu  xứng  đáng  làm thầy.
Kính   thưa  quý  vị!  Khi chưa ra khỏi  nhà sanh tử tức là tâm quý vị chưa ly tham đoạn ác pháp thì quý vị còn ham thích tiền bạc.
Nếu muốn xa lìa tâm tham thì quý vị phải giữ  gìn giới không  cất  giữ  tiền  bạc  cho nghiêm túc.  Tại  sao các  thầy  tu  theo  kinh sách  phát triển không ly tâm tham được?
Tại  vì  quý  thầy  còn  cất  giữ  tiền  bạc.  Cất giữ  tiền  thì tâm  tham  làm  sao quý  thầy  lìa được. Vì thế, các Tổ dựa  vào giới kinh của Phật


mà chế ra giới cấm này là để  giúp cho quý thầy ly tham đoạn ác pháp.
Một  vị  được gọi là  Thánh Tăng, Thánh  Ni mà  còn  cất  giữ  tiền  bạc  thì làm  sao  gọi  là Thánh được. Phải không các bạn?
Thánh mà còn cất giữ tiền bạc thì đó là Thánh ‚dỏm‛, chỉ là một phàm phu tục tử còn ham thích sống trong cuộc đời này, cuộc đời đầy ô   trược và  ác pháp.  Còn cất  giữ tiền bạc là  quý vị chưa muốn ra khỏi biển  đời bất tịnh, ô   trược nhiều  cay đắng  và  khổ  đau. Hầu  hết  các  nhà Đại thừa vẫn còn ham thích lặn hụp trong biển trần tục, nên tiền bạc, chùa to Phật lớn họ chưa buông bỏ được.
Tóm lại, Mười Giới Đức Thánh Sa Di mà một  người  tu  sĩ  Phật  giáo  cũng  như người  cư sĩ muốn tìm tu giải thoát ra khỏi nhà sanh tử luân hồi  thì phải  giữ  gìn  trọn  vẹn  những  Thánh hạnh này.
Dù  tu  sĩ  hay  cư sĩ  mà  đã  giữ  trọn  vẹn  10 giới  cấm  này,  sống  đúng   10  thánh  hạnh  thì chúng  tôi   bảo   đảm   con  đường   giải   thoát   sẽ không còn xa nữa, chắc chắn họ sẽ đạt được kết quả làm chủ thân tâm như ý muốn.
Mười Giới Đức Thánh Sa Di này, nếu ai sống nghiêm chỉnh không hề vi phạm trước mặt


cũng như sau lưng thì những tu sĩ này là những bậc Thánh Tăng, Thánh Ni tại thế gian mà không  còn  phải  tu  tập  gì nữa  cả.  Còn  những  ai là tu sĩ mà sống không đúng mười giới Thánh Đức  này  thì chỉ  là  một  loài  Ma Ba Tuần  trong Phật giáo.
Chỉ  có  mười  giới này  mà  thôi, quý  vị  cư sĩ sẽ nương vào đó mà chọn cho mình  một vị Thầy gương mẫu Thánh hạnh, một vị Thánh Tăng, Thánh Ni xứng đáng để cho quý vị cung kính cúng  dường  và  tôn  trọng,  để  cho quý  vị  lấy  đó làm gương hạnh buông xả nơi tâm mình,  để cho quý vị noi theo gương hạnh đó, thì ngay đó  quý vị  sẽõ  tìm ra một  lộ  trình cứu  cánh  chân  chánh cho chính mình.
Chỉ  có  mười  giới  này  mà  thôi,  quý  vị  sẽ nương vào  đó  mà  không  còn  sợ  lầm  đường,  lạc lối,  không  còn  sợ  tu  sai  lạc  vào  tà  giáo  ngoại đạo, lạc vào cảnh giới tưởng, thiền tưởng v.v..
Chỉ  có  10  giới  này  mà  thôi,  quý  vị  sẽ nương vào đó mà nhận xét ai là Thánh Tăng, Thánh  Ni và  ai  là  Ma Vương đội  lốt  Phật  giáo để lừa gạt tín đồ.
Chỉ có mười giới này mà thôi, Phật giáo sẽ hưng thịnh  hay suy tàn,  quý  vị  đều  nhận  thấy rất rõ ràng, không còn bị ai lừa dối được.


Những lời chúng tôi nói trên đây có những điều chi sơ sót mong quý vị cảm thông.  Vì  ước muốn của chúng tôi là tu sĩ Phật giáo phải ra tu sĩ Phật giáo, đời thì phải cho ra đời, đạo thì phải cho ra đạo, đừng để đạo  đời lẫn lộn mà nguy hại đến thanh danh của Phật giáo.










HẾT PHẦN I


 PHẦN  hai










VĂN HĨA








SA DI

à



Lời nói đầu





Khi biên sộn  Mười Giới Đức Thánh  Sa Di tập  I, chúng tơi dựa  theo bộ Giới Bổn  Patimoka (Ba La Đề Mộc Xoa) thuộc Hán  Täng.  Đọc läi tồn bộ sách này  chúng tơi  câm thçy  việc  biên sộn Giới Đức Thánh  Sa  Di  cị phỉn thiếu sịt  rçt  lớn về  oai nghi tế hänh cûa một tu sï Phật  giáo, nhưng khơng phâi là sự thiếu sịt 24 oai nghi tế hänh do các Tổ đã  biên sộn  lưu hành trong  các chùa. Bộ  giới luật Sa Di chỵ cị giới cçm mà thiếu sịt Giới Đức, Giới hänh,   Giới  Hành,   khiến  cho người   đọc  giới  khơng biết pháp  hành và sống  như  thế nào  để sống  được đời  sống  Phäm  hänh  mà  khơng  hề vi phäm  một lỗi



0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!