HỎA GIỚI
HÀNH
Bắt đầu học,
tu tập và muốn đạt được một đời sống HỎA GIỚI HÀNH nghiêm chỉnh thì phải thông
hiểu: giới đức,
giới hạnh và giới
hành của
nó. Vậy giới đức, giới hạnh và giới
hành của hỏa giới hành là gì?
Giới đức hỏa giới
hành là những
lời dạy đạo đức về đời sống của con người tức là Chánh
nghiệp.
Giới hạnh hỏa giới hành
là những lời dạy
về Phạm hạnh tức
là oai nghi tế hạnh
thường thể hiện qua hỏa
giới hành như:
nói, nín, tiếp giao
với mọi người,
v.v.. Những oai
nghi tế hạnh như vậy được gọi là
Chánh nghiệp.
Hỏa giới tu
tập cũng giống như tu tập địa giới, thủy giới vậy. Trước
khi muốn tu tập giới
này thì chúng ta hãy lắng nghe lời dạy của đức Phật: ‚Này La Hầu
La, thế nào là hoả giới?
Có nội hỏa giới,
có ngoại hỏa giới.
Này La Hầu La, thế
nào là nội hỏa giới?
Cái gì thuộc về nội thân, thuộc về
cá nhân, thuộc về lửa, thuộc về chất nóng, bị chấp thủ như
cái gì khiến
cho tâm nóng, khiến cho hủy hoại, khiến cho
thiêu cháy, cái gì khiến
cho những vật được ăn, uống, nhai nuốt, nếm có thể tiêu hóa hay những vật gì
khác làm ra sức nóng nhiệt lượng, nhiệt
độ, v.v..
Này La Hầu La,
như vậy được gọi
là nội hỏa giới.
Những gì thuộc về nội hỏa
giới, những gì thuộc về ngoại hỏa giới
đều thuộc về hỏa giới. Hỏa giới ấy được quan sát
như thật với chánh trí tuệ
như sau:
‚Cái này không phải của
ta, cái này không phải là
ta, cái này không
phải tự ngã của
ta‛. Sau khi như thật quan sát hỏa giới với chánh trí tuệ như vậy vị ấy sanh yểm ly đối với hỏa giới, tâm từ
bỏ hỏa giới‛.
Muốn tu tập
cho có hiệu quả yểm ly hay từ bỏ hỏa giới
thì nên nương vào
hơi thở vô hơi
thở ra mà tác ý.
Ví dụ: Tu tập
hỏa giới cần phải nương theo câu trạch pháp
này: ‚Hỏa giới
này không phải của
ta, là ta, là
bản ngã của
ta, ta hãy yểm
ly từ bỏ,
hít vô tôi biết tôi
hít vô thở ra tôi biết tôi thở ra‛. Cứ hít vô
thở ra đếm năm hơi thở thì tác ý
câu trên một lần. Tu tập như vậy suốt 30 phút nghỉ xả hơi.
PHONG GIỚI
HÀNH
Bắt đầu học,
tu tập và muốn đạt được một đời sống PHONG GIỚI
HÀNH nghiêm chỉnh thì phải thông
hiểu: giới đức, giới hạnh
và giới hành của
nó. Vậy giới đức, giới hạnh và giới
hành của phong giới hành là gì?
Giới đức
phong giới hành là những lời dạy đạo đức
về đời sống của con người tức là Chánh nghiệp.
Giới hạnh
phong giới hành
là những lời dạy
về Phạm hạnh tức là
oai nghi tế hạnh
thường thể hiện
qua phong giới hành như: nói,
nín, tiếp giao với mọi
người, v.v.. Những
oai nghi tế hạnh
như vậy được
gọi là Chánh nghiệp.
Phong giới
tu tập
cũng như địa, thủy, hỏa vậy. Chúng ta hãy lắng nghe đức Phật dạy
La Hầu La: ‚Này La Hầu La, thế
nào là phong giới? Có nội phong
giới, có ngoại
phong giới. Và này
La Hầu La,
thế nào là nội
phong giới? Cái gì thuộc về nội thân thuộc
về cá
nhân, thuộc gió,
thuộc tánh động, bị
chấp thủ như
gió thổi lên, gió thổi
xuống, gió trong ruột,
gió trong bụng
dưới, gió thổi ngang các đốt khớp
xương, hơi thở vô, hơi
thở ra, và bất cứ một vật gì khác
thuộc nội thân, thuộc cá
nhân, thuộc gió,
thuộc tánh động, bị chấp thủ này La
Hầu La như vậy được gọi
là nội
phong giới. Những
gì thuộc về nội phong giới, và những
gì thuộc về ngoại phong
giới đều thuộc
về phong giới. Phong giới ấy phải được quan sát như thật với chánh trí tuệ
như sau: ‚Cái
này không phải của ta,
cái này không phải là ta,
cái này không phải
bản ngã của
ta‛. Sau khi như thật
quán sát
phong giới với chánh trí tuệ như vậy, vị ấy sanh yểm ly, đối với phong giới, tâm từ bỏ phong giới‛.
Dựa theo bài
pháp này chúng ta quán sát. Gió thổi bên ngoài,
gió thổi bên
trong thân ta như
hơi thở vô,
ra; hơi thở thuộc
về tánh gió đều
thuộc về gió.
Mà gió thì gió
không phải là ta, là của ta, là bản ngã của ta. Khi ta
quán sát thông suốt và rõ biết như vậy thì cứ theo đó tác ý
lần lượt mới diệt
ngã xả
tâm. Muốn cho tâm đừng
chấp thủ, đừng
dính mắc về
gió, để đạt được yểm ly, từ bỏ nội phong, ngoại phong
thì phải nương vào hơi thở vô, hơi thở ra mà tu tập hằng ngày như sau:
‚Hơi thở này
không phải là ta,
là của ta, là bản ngã của ta,
ta phải yểm
ly. Ly tham, đoạn diệt, từ bỏ hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra
tôi biết tôi thở ra‛. Khi tác ý
như vậy thì thở ra, thở vô 5 hơi thở rồi tiếp tục tác ý như
trên, cứ như thế tu tập cho hết
giờ xả nghỉ. Đó là chúng ta đã thực
hiện Phong giới hành vào đời sống để yểm
ly tâm tham dục,
đoạn diệt từ bỏ tâm tham ái.
à
GIỚI
HÀNH THỨ MƯ ỜI :
KHƠNG GIỚI
HÀNH
Bắt đầu học,
tu tập và muốn đạt được một đời sống
KHÔNG GIỚI HÀNH
nghiêm chỉnh thì phải thông hiểu:
giới đức, giới hạnh và giới
hành của
nó. Vậy giới đức, giới hạnh và giới
hành không
giới hành là gì?
Giới đức
không giới hành là những lời dạy đạo đức
về đời sống của con người tức là Chánh nghiệp.
Giới hạnh
không giới hành
là những lời dạy
về Phạm hạnh tức là
oai nghi tế hạnh
thường thể hiện
qua không giới hành như: nói, nín, tiếp
giao với mọi
người, v.v.. Những
oai nghi tế hạnh
như vậy được
gọi là Chánh nghiệp.
Không giới
là một giới hành, nếu chúng ta không biết nó là giới hành, không tu tập thì có
thể dính mắc
vào không. Do
không tu tập không giới hành nên Phật giáo Phát Triển
dính mắc vào “không và
có” nhưng lại lý luận vượt qua ‚không và
có‛ (sắc tức thị không,
không tức thị sắc)
thành ra ‚không tưởng‛.
Do hiểu
biết điều
này nên đức Phật dạy La Hầu La về không
giới: ‚Này La Hầu
La, thế nào là hư không giới? Có nội hư không giới, có ngoại hư không giới.
Và này La Hầu
La, thế nào là
nộâi hư không giới?
Cái gì thuộc về nội
thân, thuộc về cá
nhân, thuộc hư
không, thuộc hư không tánh
bị chấp thủ như: lỗ
tai, lỗ mũi, cửa miệng, do cái gì người ta nuốt, những gì được nhai, được uống,
được ăn và được nếm, và được tống xuất phần dưới để
ra ngoài. Này
La Hầu La
như vậy được gọi là
nội hư không. Hư
không giới ấy phải được
quán sát như thật với
chánh trí tuệ như sau: ‚Cái này không
phải của ta, cái này không phải là ta, cái này không phải là bản ngã của ta‛. Sau
khi như thật quán
sát hư không giới
với chánh trí tuệ như vậy,
vị ấy sanh
yểm ly đối
với hư không giới, tâm từ bỏ hư
không giới‛.
Muốn cho tâm
không còn dính mắc chấp trước hư
không giới thì hằng
ngày chúng ta tu
tập phải
nương vào hơi thở
vô hơi thở
ra. Chỉ có nương vào
hơi thở vô ra
tác ý
thì mới phá tâm dính mắc tánh hư
không giới này. ‚Hư không giới tánh này
không phải của ta, không phải là
ta, không phải là bản ngã của
ta, ta phải yểm ly từ bỏ đoạn diệt;
hít
vô tôi biết
tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra‛. Đó là
câu tác ý
các bạn nên nhớ
tác ý tu tập như vậy sẽ có lợi ích lớn là vì tâm sẽ
yểm ly tham đoạn diệt ngã. Tác ý như vậy xong rồi thở vô, thở ra
năm lần,
trong khi thở phải lắng
nghe rõ kỹ từng hơi thở ra, hơi thở vô, cứ tu tập như vậy cho hết giờ xả nghỉ.
Khi
chúng ta
tu tập 5 giới này
xong thì tâm chúng ta không còn
vi phạm Mười Giới Đức Thánh Sa Di. Tại
vì sao? Ví dụ
chúng ta đã thấy năm giới này như thật, đất, nước,
gió, lửa, và không giới nội thân, ngoại thân không có cái gì là của
ta, là ta,
là bản ngã của ta,
thì ta có còn gì mà vi phạm vào 10
giới cấm. Phải không các bạn?
Bởi ta còn
cho đất, nước, gió, lửa và không giới là của ta, là ta, là bản ngã của ta thì
ta không bao giờ giữ trọn giới cấm dù chỉ có 10
giới.
Ví dụ cho
dễ hiểu: Nếu
ta còn hiểu lầm
đất, nước, gió, lửa
và không giới là
thật có, mà đã thật
có thì tâm ta phải chấp nhận năm giới này là của ta,
là ta, là bản ngã của ta. Do
vì dính mắc chấp
nhận như vậy
ta mới sanh
ra tham ăn, tham
ngủ, tham tiền,
tham danh, tham sắc dục, tham
vui, v.v..
Hễ có tham
ăn, tham ngủ thì sẽ phạm vào giới cấm ăn ngủ phi thời; tham
tiền thì phạm vào giới cấm cất
giữ tiền bạc; tham sắc
dục thì phạm vào giới cấm dâm dục, tham
vui phạm vào giới cấm ca hát,
nghe ca hát, v.v..
Cho nên, người
tu tập theo Phật giáo muốn giữ gìn giới luật nghiêm túc thì phải thực hiện giới hành, nếu không thực hiện
giới hành mà giữ giới
luật nghiêm chỉnh thì
bị ức chế tâm. Do ức
chế tâm chịu đựng
cho đến khi chịu đựng không nổi thì tất cả giới đều vi phạm, không có giới nào
không vi phạm. Do các Tổ
không biết giới
hành nên lấy giới
bổn ngăn
cấm tu sĩ,
khiến giới luật
chỉ còn là một môn học để cho Tăng Ni học biết để nói
láo chơi mà thôi, chứ không còn là pháp môn vô lậu như đức Phật đã dạy.
Người tu
theo Phật giáo
phải thấy giới hành
rất quan trọng, nên
khi La Hầu La vào
đạo tu hành mới
có 10 tuổi, được đức
Phật dạy cho một giới cấm đó
là giới không
vọng ngữ, chứ không dạy mười giới
như các Tổ, nhưng một giới cấm này vi
phạm thì 10 giới
kia đều vi phạm cả,
hay hơn thế nữa, có thể sẽ phạm tất cả giới luật (250 giới Tỳ Kheo, 348 giới
Tỳ Kheo Ni). Cho nên mười giới cấm
sa di là do các
Tổ dựa vào giới kinh mà biên soạn.
Người tu theo
Phật Giáo là
người tự nguyện, do tự nguyện nên chúng ta biết Phật giáo không có giới cấm mà
chỉ có giới hành.
Khi dạy giới cấm
không vọng ngữ thì đức Phật dạy giới hành không vọng ngữ để La Hầu La
tu tập, chứ
không dạy giới cấm vọng
ngữ. Xin các bạn
vui lòng đọc lại đoạn
kinh Giáo Giới La Hầu La ở rừng
Am Bà La thì rõ.
GIỚI
HÀNH THỨ MƯ ỜI MỘT
:
GIỚI HÀNH
TÅM NHƯ ĐÇT
Bắt đầu học,
tu tập và muốn đạt được một đời sống GIỚI HÀNH TÂÂM NHƯ ĐẤT
nghiêm chỉnh thì phải thông
hiểu: giới đức,
giới hạnh và giới hành của nó. Vậy
giới đức, giới hạnh và giới hành tâm như đất là gì?
Giới đức giới
hành tâm như đất là những
lời dạy đạo đức về đời sống của con người tức là Chánh mạng.
Giới hạnh giới
hành tâm như đất là những lời dạy về Phạm hạnh tức
là oai nghi tế hạnh thường
thể hiện giới
hành tâm như đất qua như:
nói, nín, tiếp
giao với mọi
người, v.v.. Những oai
nghi tế hạnh
như vậy được gọi
là Chánh mạng.
Như chúng
ta đã học địa
giới nội
ngoại không phải là
ta, là của
ta, là bản
ngã của ta. Đó là học giới hành phá chấp để có cái thấy về địa giới nội
ngoại như thật
không còn bị mê
lầm điên đảo, v.v.. cho là ngã.
Khi học về tính của
địa giới thì khác hơn, nó ngược lại bản chất của địa giới, vì bản chất
địa giới là
địa giới, chứ không phải của ta, là ta, là
bản ngã của
ta. Khi học về
tính của địa giới thì chúng ta phải
hiểu tính của địa giới là dung chứa, dù dơ bẩn bất tịnh hay trong sạch thanh tịnh
thì tính địa giới không có phân biệt phiền hà
than trách, không
có vui mừng
hay khen chê. Cho nên khi học về
tính của địa giới thì có sự ước mong tâm
mình như tính địa giới, như
đất.
Chúng ta hãy
lắng nghe đức Phật dạy Tôn Giả La Hầu
La cách thức để rèn
luyện tâm mình tính như đất:
‚Này La Hầu La, hãy tu tập sự
tu tập tánh
như đất. Này
La Hầu La, do tu
tập sự tu tập
tánh như đất.
Khi các xúc khả
ái, không khả ái khởi lên. Không
có nắm giữ tâm,
không có tồn tại, Này
La Hầu La, ví
như trên
đất ta quăng đồ
tịnh, quăng đồ bất
tịnh, như quăng phân uế, quăng nước tiểu, nhổ nước miếng, quăng mủ và
quăng máu, tuy vậy đất
không lo âu, không dao động, không nhàm chán, cũng vậy
này La Hầu La,
hãy tu tập như tính của đất‛.
Do tu tập
tính như đất thì tâm ta sẽ không còn phiền não, sân hận, lo âu, sợ hãi nữa. Muốn
hành địa giới tâm như đất, vậy cách thức tu tập như thế nào?
Trưởng lão
Thích Thông Lạc
Theo như lời
Phật dạy: ‚Hãy tu tập sự tu tập như đất‛, lời dạy này quá cô đọng khiến ta
không biết cách thức nào tu tập. Phải không các
bạn?
Chúng ta nên
lưu ý những chữ: ‚Tu tập sự tu tập‛. Vậy tu tập và sự tu tập như thế nào?
Chúng ta
ai cũng rõ tính của đất là không tham, không
sân, không phiền
não, không lo âu, sợ hãi, không màng danh lợi, chê khen,
v.v.. Tính của đất
như vậy mọi người ai
cũng đã rõ. Vậy
chúng ta nên
theo tính của đất
như lý tác ý, biến thành phương
pháp tu rất tuyệt vời. Các bạn cứ tu tập đi thì các bạn sẽ thấy kết quả rất là
vĩ đại.
Đức Phật thường
nhắc nhở chúng ta tu tập như lý tác ý nên nói: “Do không như lý tác ý mà
lậu hoặc chưa
sanh sẽ khởi sanh,
lậu hoặc đã sanh sẽ tăng trưởng lớn mạnh. Do hằng ngày tu tập
như lý tác ý mà lậu hoặc chưa sanh sẽ không
sanh, đã sanh
thì bị diệt‛.
Như vậy, ở đây đức Phật dạy: ‚Hãy tu tập sự tu tập
như đất‛ tức là dạy hằng ngày phải
thường như lý
tác ý: ‚Tâm
như đất từ bỏ
tham, sân, si; tham,
sân, si là
ác pháp, là đau khổ.‛
Hay tác ý như
thế này:
‚Tâm như
đất phải xa
lìa tham, sân, si; phải diệt cho
thật sạch gốc‛.
Hay tác
ý như thế này:
‚Ai khen không mừng, ai chê không
giận, cho vàng không ham, cho đồ bất tịnh không buồn phiền‛.
Hoặc chúng
ta dùng hơi thở tác
ý: ‚Tâm như đất, tôi biết tôi hít vô, tâm như
đất, tôi biết tôi thở ra‛. Thở vô, thở ra 5 hơi
thở rồi lại tiếp tục tác
ý như câu
trên. Nhưng khi thở ra, thở vô đều đều
tâm phải lắng
nghe toàn thân tâm mình như đất. Khi tu tập như vậy thì tâm phải dang
rộng đôi tay đón nhận tất cả ác pháp
đến với mình
trong sự hân
hoan; đón nhận những vật bất tịnh
cũng như những vật thanh tịnh với
thân, thân tâm
thanh thản, an lạc và vô sự.
GIỚI
HÀNH THỨ MƯ ỜI HAI:
THỦY GIỚI
HÀNH
Bắt đầu học,
tu tập và muốn đạt được một đời sống THỦY GIỚI
HÀNH nghiêm chỉnh thì phải
thông hiểu: giới đức,
giới hạnh và giới hành
của nó. Vậy giới đức,
giới hạnh và giới
hành của thủy giới hành là gì?
Giới đức thủy giới
hành là những
lời dạy đạo đức về đời sống của con người tức là Chánh mạng.
Giới hạnh thủy
giới hành là những lời dạy về Phạm hạnh tức
là oai nghi tế hạnh
thường thể hiện qua thủy
giới hành như: nói,
nín, tiếp giao với mọi người,
v.v.. Những oai
nghi tế hạnh như vậy được gọi là
Chánh mạng.
Trên đây
tu tập tâm
như đất, nếu đặc
tướng của mình phù hợp như đất thì tu tập
một thời gian tâm sẽ trở thành đất thật sự, nghĩa là tâm bất động trước các ác
pháp và các cảm thọ. Còn nếu không
hợp với đặc
tính của đất thì ta chuyển qua tu tập tâm như nước, tức là
ta tu tập giới hành thứ mười hai, Thủy giới hành.
Trước khi muốn
tu tập thủy
giới hành thì chúng
ta hãy lắng
nghe đức Phật dạy La Hầu
La tu
tập thủy giới
hành: ‚Này La Hầu
La, hãy tu tập sự tu tập như
tính của nước, này La Hầu La,
do tu tập sự tu tập như nước,
các xúc khả
ái, không khả ái được
khởi lên, không có nắm giữ tâm, không có tồn tại. Này La Hầu La,
ví như trong nước người
ta rửa đồ bất
tịnh, rửa đồ tịnh, rửa sạch phân
uế, rửa sạch nước tiểu, rửa sạch nước miếng,
rửa sạch mủ, rửa sạch
máu, v.v.. tuy vậy nước
không lo
âu, không dao động, không nhàm
chán‛.
Khi tu tập tâm
như tính của
nước thì chúng ta nên quán xét lời
dạy này, rồi dùng nó tác ý tu tập hằng
ngày như tác
ý câu: ‚Tâm như
nước phải mát lạnh
trước mọi ác pháp‛ hoặc ‚Tâm như
nước phải rửa sạch tham, sân, si,
như rửa sạch các chất
bẩn vậy‛. Khi tác ý như
vậy thì chúng ta
nên lắng tâm để cảm nhận tâm lúc
bấy giờ nghe như mát lạnh, nghe như dễ chịu
trong thanh thản,
an lạc và vô sự.
Nếu lắng
nghe tâm như nước
thanh thản, an lạc
và vô sự,
đó là nước
đã rửa đồ
dơ uế trược, bất tịnh, nước đã rửa
tất cả các ác pháp.
GIỚI
HÀNH THỨ MƯ ỜI BA:
HỎA GIỚI
HÀNH
Bắt đầu học,
tu tập và muốn đạt được một đời sống HỎA GIỚI HÀNH nghiêm chỉnh thì phải thông
hiểu: giới đức,
giới hạnh và giới
hành của
nó. Vậy giới đức, giới hạnh và giới
hành của hỏa giới hành là gì?
Giới đức hỏa giới
hành là những
lời dạy đạo đức về đời sống của con người tức là Chánh mạng.
Giới hạnh hỏa giới hành
là những lời dạy
về Phạm hạnh tức
là oai nghi tế
hạnh
thường thể hiện qua hỏa
giới hành như:
nói, nín, tiếp giao
với mọi người,
v.v.. Những oai
nghi tế hạnh như vậy được gọi là
Chánh mạng.
Hỏa giới
hành cũng tu tập như thủy giới hành vậy, có nghĩa là phải tư duy quán xét tính
của lửa. Tính của lửa là tính đốt cháy tất
cả, đồ bất tịnh cũng như đồ thanh tịnh,
phẩn uế, nước tiểu, nước miếng, máu
mủ, đờm nhớt,
v.v.. đều đốt sạch không thứ nào
tính lửa không đốt. Tuy đốt cháy tiêu tan như vậy, nhưng lửa chẳng hề buồn rầu,
lo lắng thương
ghét, oán hờn,
thù
giận một vật gì cả; đốt
cháy như vậy
nhưng tính lửa vẫn không dao động, vẫn không nhàm chán ghét dơ một
vật gì cả. Chúng ta hãy lắng
nghe đức
Phật dạy La Hầu La:
‚này La Hầu La hãy
tu tập sự tu tập
như lửa, này La
Hầu La, do tu tập tâm như lửa các xúc khả ái, không khả
ái được khởi lên, không
có nắm giữ tâm, không
có tồn tại.
Này La Hầu La, ví như
lửa đốt các đồ tịnh, đốt các đồ không
tịnh, đốt phẩn uế, đốt nước
tiểu, nước miếng, đốt mủ, đốt
máu, tuy
vậy lửa không lo âu, không dao động,
không nhàm chán cũng vậy, này La
Hầu La, hãy tu
tập sự tu tập như lửa ...‛.
Nếu đặc tính
của chúng ta thích tu tập tâm như lửa để đốt
sạch các ác pháp, các dục và các cảm
thọ thì hằng ngày
phải siêng năng
tu tập theo như lời Phật đã chỉ dạy.
Muốn tu tập tính như lửa
để đốt cháy các pháp
ác và lòng
tham muốn thì hằng ngày chúng ta nên tu tập pháp môn như lý tác
ý. Tu pháp môn như lý tác ý thì cần phải trạch pháp giác chi kỹ lưỡng
câu mình muốn
tác ý. Câu muốn
tác ý là
hàng đầu trong
mọi pháp tu tập như câu: ‚tâm ta như lửa
phải đốt sạch các ác
pháp không được để trong
lòng những pháp ác, phải đốt sạch các cảm thọ
đau
Trưởng lão
Thích Thông Lạc
khổ, phải đốt
sạch các dục ham
muốn, phải đốt sạch những phiền
não trong tâm, phải đốt sạch
lòng sân hận, phải
đốt sạch sự lo lắng, ưu phiền, v.v..‛.
Hoặc chúng
ta nương vào hơi thở mà tác ý:
‚Phải đốt sạch
tâm sân tôi biết tôi hít vô, phải đốt sạch
tâm sân tôi biết tôi thở ra‛.
Hoặc: “Phải
đốt sạch tâm tham tôi biết hít vô, phải đốt sạch
tâm tham tôi biết tôi thở ra‛.
Hoặc ‚Phải
đốt sạch sự hôn trầm thùy miên tôi biết
tôi hít vô, phải đốt sạch
hôn trầm thùy miên tôi biết tôi thở ra‛.
Hoặc ‚Phải đốt
sạch thùy miên, hôn trầm, tôi biết tôi
đang đi kinh hành‛.
Ta tiếp tục tu tập như vậy, cho đến
khi nào tâm tham, sân, si không còn, chỉ còn tâm thanh thản, an lạc và
vô sự, hay nói cách khác chỉ còn lại tâm bất động trước các pháp và các cảm thọ.
Đó là ta
đã đạt được mục
đích của sự giải thoát.
à
GIỚI
HÀNH THỨ MƯ ỜI BỐN :
PHONG GIỚI
HÀNH
Bắt đầu học,
tu tập và muốn đạt được một đời sống PHONG GIỚI
HÀNH nghiêm chỉnh thì phải thông
hiểu: giới đức, giới hạnh
và giới hành của
nó. Vậy giới đức, giới hạnh và giới
hành của
phong giới hành là gì?
Giới đức
phong giới hành là những lời dạy đạo đức
về đời sống của con người tức là Chánh mạng.
Giới hạnh
phong giới hành
là những lời dạy
về Phạm hạnh tức là
oai nghi tế hạnh
thường thể hiện
qua phong giới hành như: nói,
nín, tiếp giao với mọi
người, v.v.. Những
oai nghi tế hạnh như vậy được gọi là Chánh mạng.
Phong giới
tu tập cũng như hỏa giới vậy. Trước
tiên chúng ta phải có sự
tư duy quán xét về tính của gió.
Tính gió là hay thổi, thổi tất cả
các đồ
bất tịnh, thổi tất cả
các ác pháp
và các dục, tham,
sân, si, gió thổi sạch,
thổi không chừa một vật gì. Cho
nên tu tập tính như gió là phải thổi tan tất cả các ác pháp.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!