nhãn thức
này không phải
là của ta,
là ta, là bản ngã của ta. Sự thật nhãn thức này chỉ
là do các duyên nhân quả tạo thành theo nghiệp lực của nó làm nên như trên
đã nói. Đức Phật dạy:
‚Thân người
do thừa tự của nghiệp mà có‛, chứ nào phải
đâu do một linh hồn hay một thần thức đi tái sanh luân hồi mà có.
Trong sắc uẩn
gồm có sáu thức:
1/ Nhãn thức
2/ Nhĩ thức
3/ Tỷ thức
4/ Thiệt thức
5/ Thân thức
7/ Ý thức
Trong thân
người nào cũng có đủ sáu thức này,
nhóm sáu thức
này có chung một
cái tên gọi là sắc thức.
Nhóm sáu thức
này còn gọi là sáu tên gác cửa thành. Sáu tên gác cửa thành này nó có quyền hạn
rất lớn, muốn cho ai vào thành thì mới
được vào, còn không
muốn cho ai vào
thì không ai được
vào. Do có quyền hạn lớùn như vậy
nên đức Phật dạy chúng
ta biết cách sử
dụng sáu tên gác cửa thành
này để ngăn cản
không cho kẻ
ác vào thành.
Nhờ đó mà
thành trì này được bình an, vô sự.
Chúng ta đọc
lại đoạn kinh giới hành thứ
23, 24 tức
là học về Giới hành nhãn căn và Giới hành
sắc trần; học về Giới
hành nhãn căn tức
là học về bản đồ của sáu cửa thành; học
về Giới hành sắc trần
là học về
sáu tên giặc ở bên ngoài thường hay vào thành khủng bố và
xâm chiếm thành. Còn Giới hành
thứ 25 là học về
sáu người lính giữ thành tức là sáu thức.
Ở những bài kinh trên đây cho chúng ta thấy biết
rất rõ ràng: Thân chúng ta là thành; sáu căn là sáu cửa thành; sáu trần là sáu
tên giặc; sáu thức
là sáu người
lính gác thành.
Đó là một kịch trường
của nhân quả tạo ra để
chúng ta diễn
tuồng thất tình
lục dục, chứ chẳng có gì là chân thật là của chúng ta
cả. Do vô minh mà chúng ta lầm chấp là
có thật. Một trò ảo ảnh của nhân
quả, thế mà loài người trên hành tinh
này có
mấy ai biết
rõ ràng. Phải không các bạn?
Đây là
vũ trụ quan của
Phật giáo qua ba giới
tượng trưng này:
“nhãn sắc giới‛
là con mắt tiếp
xúc với “sắc
trần giới”. Sắc trần
là hình sắc, hình
tướng của vạn vật, khi căn
trần tiếp xúc nhau thì sinh
ra cảm thọ mới
sinh ra
‚sắc thức giới‛.
Có sáu thức mới có ái dục. Do căn,
trần, thức họp
nhau, nên gọi
là lục nhập. Do lục nhập mà thế giới quan của Phật
giáo mới hiện bày cả một sự khổ đau.
Cho nên đức Phật
dạy: ‚sáu căn,
sáu trần, sáu thức, là vô thường, là khổ là biến hoại, chúng không phải
là ta, là của ta, là bản
ngã của ta‛. Do sự
thấu hiểu này
ta mới biết rõ, đây là một trò ảo
kịch của nhân quả. Do biết chúng là trò ảo kịch, chúng
ta không chấp nhận. Vì thế, đối với chúng ta, chúng
làm gì ta vẫn thản nhiên bất động. Ví
như con mắt nhìn thấy mọi vật,
biết rõ mọi vật mà
không sinh tâm tham đắm ham muốn
mọi vật. Đó là cách thức yểm ly con mắt, yểm ly các sắc, yểm ly các thức, yểm
ly các xúc.
Muốn thấy rõ sự yểm
ly, xin các bạn hãy đọc lại đoạn
kinh Giáo Giới La Hầu La thì rõ: ‚ Này La Hầu La, do thấy vậy vị đa văn Thánh đệ
tử yểm ly con mắt, yểm ly các sắc, yểm ly nhãn thức, yểm ly nhãn xúc, do duyên
nhãn xúc này được khởi
lên thọ, tưởng, hành, thức. Vị ấy yểm
ly luôn phóng khởi lên‛.
Do lục nhập
này ta không chấp nhận; ta không chấp nhận tức là yểm ly. Do sự yểm ly ta
ly tham,
ly sân, ly si;
do ly tham ly
sân, ly si
mà ta được
giải thoát khi tâm
ly sạch tham, sân,
si. Tự trong tâm sạch tham,
sân, si là thanh
tịnh, là ta
đã có sự hiểu biết rằng
ta đã tu tập xong.
Trong sự
giải thoát là
có sự hiểu
biết:
‚sanh đã tận phạm
hạnh đã thành,
các việc nên làm
đã làm, không còn
trở lui trong trạng thái
này nữa‛. Đến đây chấm
dứt những bài
kinh Giáo Giới
La Hầu La. Nhưng nó là những giới luật căn bản nhất
của người mới vào tu theo Phật giáo mà kết quả không thua kém bất cứ những vị
Trưởng lão nào trong Phật giáo.
Nếu người mới
vào tu theo Phật giáo mà không được hướng dẫn
tu tập theo
giáo pháp giới luật
căn bản này
thì không bao giờ tìm thấy sự giải thoát chân thật.
Dựa vào những
lời dạy giới luật của đức Phật cho người Sa Di
đầu tiên trong
Phật giáo (La Hầu La) chúng tôi
biên soạn thành bộ Giới Hành Đức Thánh
Sa Di để những
người mới bước chân
vào đạo Phật, ngay từ
phút đầu tiên tu tập vẫn tìm thấy sự giải thoát thật sự.
Do bộ
sách này được
truyền thừa 2548 năm từ đất nước Ấn Độ. Khi truyền sang đến
nước Việt Nam trên 2000 năm văn hiến của đất
nước này,
hôm nay được chúng
tôi biên soạn thành
một sách đạo đức Việt
Nam lấy tên là
VĂN HÓA
ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG
VIỆT NAM TẬP I.
à
SO SÁNH
GIỮA BỔN VÀ
GIỚI KINH
Bắt đầu học,
tu tập và muốn đạt được một đời sống
giới luật khẩu
hành nghiệp nghiêm chỉnh thì phải
thông hiểu: giới đức, giới hạnh và giới
hành. Vậy giới đức, giới hạnh và
giới hành là
gì?
Giới đức khẩu hành
nghiệp là những
lời dạy đạo đức về đời sống của con người tức là Chánh ngữ nghiệp.
Giới hạnh khẩu
hành nghiệp là những lời dạy về Phạm hạnh tức
là oai nghi tế hạnh thường thể hiện qua những khẩu hành nghiệp
như: nói, nín,
tiếp giao với mọi người,
v.v.. Những oai nghi tế hạnh
như vậy được gọi
là Chánh khẩu nghiệp.
Như các
bạn đã biết
trong tạng kinh Nikaya, hầu hết những
bài kinh Phật thuyết đều
nói về cách thức
ngăn ngừa và diệt
trừ các ác pháp để luôn
luôn giữ gìn
và tăng trưởng thiện
pháp tức là giữ gìn
tâm thanh thản,
an lạc và vô sự. Đối với Phật
Giáo, thiện pháp
là giới luật của Phật, cho nên
khi dạy ông Anan
hay dạy
ông La Hầu
La..., những bài
kinh ấy đều có tên
là Giáo giới
Anan hay giáo
giới La Hầu La...;
những bài pháp
ấy gọi là
“Giới kinh‛. Còn một vài bài kinh khác chỉ dạy về sự sai lầm của giáo
pháp Bà La Môn nên nó không được xem là giới luật mà thôi.
Như các bạn
đã đọc Mười Giới Đức Thánh Sa Di, do từ bộ giới bổn Patimoka tôi
biên soạn ra, tuy biết rằng bộ giới
bổn này
là của các Tổ
biên soạn, nhưng tôi thấy các Tổ dựa vào
những giới kinh Phạm Võng nên không
có gì sai, chỉ sai một điều là biến giới đức, giới hạnh,
giới hành thành bộ Giới cấm. Bộ Giới cấm Ba La Mộc Xoa Đề này đã làm mất hết ý nghĩa tự giác,
tự nguyện sống đời sống
Phạm hạnh của Phật giáo. Bởi vì
giới cấm là bắt buộc người khác phải thi hành không được vi phạm hơn là để mọi
người tự nguyện,
tự giác chấp
nhận không phạm giới là vì lý do giải thoát mọi khổ ách cho chính
mình.
Phật giáo
ra đời vì lợi ích cho loài người, nên Phật giáo không bao giờ dụ dỗ và cũng không bao giờ
bắt buộc một
ai giữ gìn cái
này, tu tập cái kia. Bạn đến với
đạo Phật là đến với sự giải thoát
an vui cho
chính bạn, chứ đạo
Phật không có
mong cầu bạn đến với đạo Phật để
mang lợi ích
gì cho đạo Phật. Đạo Phật
không cần
chùa to, Phật lớn, không
cần cúng bái tụng niệm, v.v.. chỉ
cần người đến với đạo Phật là không làm khổ mình, không làm khổ người và không
làm khổ chúng sanh.
Cho nên, bộ
giới cấm này thay vì là bộ giới đức, giới hạnh, giới hành, để trở thành một nếp sống có
văn hóa, có đạo đức
nhân bản làm người, nhưng các Tổ không
hiểu ý Phật nên đã biến bộ Giới luật này thành pháp luật
của một quốc gia để trừng trị những phạm
nhân. Vì thế, khiến cho tu sĩ Phật giáo bị ức chế thân
tâm trong giới cấm. Cho nên trong những tập Đường Về Xứ Phật tôi có nói:
‚Từ khi có giới cấm ra đời thì tu sĩ càng
phạm giới nhiều
hơn‛ là lý do này.
Tại sao khi
có giới luật tu sĩ lại phạm giới nhiều hơn? Tại vì do giới cấm ức chế tâm tham
dục, trong khi tu sĩ chưa có pháp tu tập ly tham dục. Do vì thế tu sĩ lén lút
làm những điều phi pháp, không đúng Phạm
hạnh, thường vi phạm vào giới cấm. Khi đã vi phạm thì họ rất xấu hổ với những
người khác, với
chính lương tâm họ, vì
thế, họ tìm cách
bẻ vụn giới ra để
vi phạm mà không bị lương tâm cắn rứt và tránh khỏi bị mọi người chỉ
trích. Xin các bạn đọc một kinh giới do các Tổ
khéo luận để bẻ vụn giới
ăn phi thời: ‚Chư thiên
ăn trước giờ ngọ, Phật
ăn
giờ ngọ,
chúng sanh ăn
sau giờ ngọ,
ngạ quỷ ăn đêm‛.
Đó là một đoạn giới bổn mà các Tổ sử dụng
nó như một chiếc
bùa hộ mạng đối
với nam, nữ Phật tử.
Giới cấm uống
rượu thì lại dạy rằng: ‚Cấm uống rượu say, chứ không cấm uống rượu‛. Cho nên tu sĩ hiện giờ ăn uống
phi thời, lại còn nghiện ngập thuốc lá, rượu, cà phê, trà, v.v..
Đạo Phật là
đạo xả tâm, nhưng giới cấm là một phương pháp ức chế tâm, thành thử giới bổn đi
ngược lại giới kinh hay nói cách khác là đi ngược lại giáo pháp của Phật khiến
cho những người tu học theo Phật giáo không tìm thấy sự giải thoát, mà càng tu
lại càng khổ đau hơn. Do thế hiện
giờ tuy có giới bổn
mà tu sĩ thì phạm giới bẻ vụn giới tan nát; còn giới
đức, giới hạnh, giới
hành thì chẳng
ai biết đến. Trong
khi ấy đức Phật dạy
La Hầu
La đầy đủ các
giới, từ giới cấm mà
không cấm, đến giới
đức, giới hạnh
và cuối cùng
là giới hành.
Như vậy tính ra giới luật của người Sa di mới vào tu phải tu học 104 giới
cộng thêm 100 giới chúng học nữa là 204 giới, chứ không
phải chỉ có thập giới Sa Di như các Tổ đã dạy.
Sau khi tu học
xong bộ giới luật này, chúng tôi sẽ biên soạn tiếp bộ ‚Giới Hạnh
Oai Nghi
Thánh Sa Di‛,
giúp những ai mới bước
chân vào đạo Phật, để có những
oai nghi tế hạnh của một bậc Thánh đệ tử Phật.
HẾT PHẦN HAI
MỤC LỤC PHẦN
I
1- Phần I 5
2- Giới thiệu
Mười Giới Đức Sadi 6
3- Lời nói đầu 7
4- Lời bạt 17
5- Văn hóa
mười giới đức Sadi 23
6- Giới Đức
Thánh Sa Di thứ nhất 24
7- Giới Đức
Thánh Sa Di thứ hai 38
8- Giới Đức
Thánh Sa Di thứ ba 48
9- Giới Đức
Thánh Sa Di thứ tư 60
10- Giới Đức
Thánh Sa Di thứ năm 71
11- Giới Đức
Thánh Sa Di thứ sáu 81
12- Giới Đức
Thánh Sa Di thứ bảy 92
13- Giới Đức
Thánh Sa Di thứ tám 107
14- Giới Đức
Thánh Sa Di thứ chín 116
15- Giới Đức
Thánh Sa Di thứ mười 128
16- Tổng
quát mười giới 137
à
MỤC LỤC PHẦN
II
1- Phần II 159
2- Lời nói đầu 160
3- Tiểu sử
La Hầu La 165
4- Lời giới
thiệu lịch sử Sadi đầu tiên 166
5- La Hầu La
167
6- Cậu bé hạnh
phúc 167
7- Cậu bé
không biết mặt cha 169
8- Thầy Sa
Di đầu tiên 173
9- Giáo giới
La Hầu La 176
10- Thầy Sa
Di có thể ở chung 179
11- Đức nhẫn
nhục 182
12- Lịch
trình chứng đạo 187
13- Nhập diệt 189
14- 25 Giới
hành Thánh Sa Di 193
15- Giới thiệu
giới bộ giới hành Sadi 194
16- Giới
hành thứ nhất 198
17- Giới
hành thứ hai 207
18- Giới
hành thứ ba 212
Trưởng lão
Thích Thông Lạc
19- Giới
hành thứ tư 215
20- Giới
hành thứ năm 236
21- Giới
hành thứ sáu 253
22- Giới
hành thứ bảy 258
23- Giới
hành thứ tám 261
24- Giới
hành thứ chín 263
25- Giới
hành thứ mười 266
26- Giới
hành thứ mười một 271
27- Giới
hành thứ mười hai 275
28- Giới
hành thứ mười ba 277
29- Giới
hành thứ mười bốn 280
30- Giới
hành thứ mười lăm 283
31- Giới
hành thứ mười sáu 286
32- Giới
hành thứ mười bảy 291
33- Giới
hành thứ mười tám 296
34- Giới
hành thứ mười chín 300
35- Giới
hành thứ hai mươi 304
36- Giới
hành thứ hai mươi một 310
37- Giới
hành thứ hai mươi hai 313
38- Giới
hành thứ hai mươi ba 332
Văn hóa Phật
giáo truyền thống – tập 1
39- Giới
hành thứ hai mười bốn 335
40- Giới
hành thứ hai mười lăm 339
41- So sánh
giữa giới bổn và giới kinh 346
42- Mục lục
phần I 351
43- Mục lục
phần II 352
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!