nhĩ nhặt nào
trong giới bổn. Cho nên, bộ giới luật
phỉn đỉu
này chúng tơi biên sọan chỵ nịi lên được phỉn giới Đức Thánh thuộc tiểu giới cûa giới tướng, cđn phỉn giới
hänh và giới hành đäi giới tướng thì chưa cị, cho nên chúng tơi
muốn bổ sung thêm cho Mười Giới Đức
Thánh Sa
Di này được đỉy đû hơn, vì thế
chúng tơi phâi
dựa theo lðch sử
Phật giáo trong Giới Kinh mà biên sộn. Vậy giới kinh cûa Thỉy
Sa Di mà đức Phật đã däy
là những bài kinh nào?
Như các bän đã biết trong lðch sử Phật
giáo Thỉy Sa Di đỉu tiên
trong Đäo Phật là Thỉy Sa Di La Hỉu La. La Hỉu La là đứa con
trai độc nhçt cûa đức Phật, được đức Phật chçp nhận
cho xuçt gia vào lúc cđn bé thơ mới 10 tuổi 3.
Trong Kinh
Trung Bộ, tập 2 và tập 3 thuộc täng kinh Việt Nam, cị ba bài kinh däy về giới hành
3 “Thập Đại Đệ Tử Chuyện” có ghi La Hầu
La xuất gia
năm mười tuổi.
Văn hóa Phật
giáo truyền thống – tập 1
cho những người
cđn trê tuổi mới vào tu tập. Đị
là những bài kinh đức Phật đã
däy giới luật về giới
đức, giới hänh
và giới hành cho La
Hỉu La. Những bài kinh
đị cị tên là
kinh Giáo Giới
La Hỉu La ở rừng Am - Bà - La (Ambalatthika
Rahulavadasuttam), Tiểu Kinh Giáo
Giới La Hỉu La và
Đäi Kinh Giáo Giới La Hỉu La.
Ba bài kinh này chúng tơi triển khai biên sộn
thành một bộ Giới
Hänh và Giới Hành Đức Thánh Sa Di phỉn II së mang läi đỉy
đû những
oai nghi chánh hänh trong Giới
Hành cûa một Thỉy Sa Di đúng nghïa cûa đäo Phật, từ phàm phu trở thành một bậc Thánh A La Hán
vơ lậu hồn tồn.
Việc làm
này cị mục đích hẳn hoi là chçn chỵnh
läi bộ luật Sa Di mà từ xưa đến nay trong các chùa
đều lçy đị làm sách gối đỉu nằm cho các vð
mới xuçt gia tu học.
Kính thưa
các bậc tơn túc đức cao, trí rộng! Nếu trong bộ giới luật
này cđn cị những điều chi sơ
sịt, xin các bậc Tơn Túc vui lđng
chỵ däy cho. Chúng
tơi thành thật muơn vàn biết ơn khi nhận được những
cao kiến để kỳ tái bân tới së cị sự bổ sung thêm cho bộ sách được hồn chỵnh hơn.
“Một cåy làm chẳng nên non, ba cåy chụm läi
nên hđn núi cao”,
một mình khơng thể làm nên việc lớn
cho muơn người, làm lợi
ích chung cho
Phật giáo, mà cỉn phâi
cị nhiều người chung lưng đåu cật
cùng làm. Vì muốn đem läi lợi ích cho những
người tu theo Phật giáo cị tåm
huyết, cị ý chí quyết tìm đường
giâi thốt ra
khĩi bốn sự đau khổ cûa kiếp người: sanh, già, bệnh, chết, cho nên chúng tơi khơng nệ
tài hèn trí mọn
biên sộn bộ
sách này, khởi đỉu làm tiếng
chuơng cânh tỵnh, nên khơng thể
tránh khĩi những sự thiếu khuyết, kính
mong quý vð lượng thứ cho.
Kính ghi,
Trưởng lão Thích Thơng Läc
TIỂU SỬ
LA HỈU LA
LỜI GIỚI THIỆU
LỊCH SỬ SA
DI ĐẦU TIÊN
TRONG ĐẠO PHẬT
Muốn tìm hiểu về
Giới Luật, Giới Đức, Giới Hạnh và Giới Hành của người mới vào tu tập theo Phật giáo, mà trong giới tín
đồ đạo Phật thường gọi là Thầy Sa Di. Vậy
Giới luật, Giới đức, Giới hạnh và Giới
hành của Thầy Sa Di như thế nào? Những bài kinh nào dạy về
giới đức, giới hạnh và giới hành đó và
ở đâu?
Muốn tìm hiểu
được những điều này xin các bạn vui lòng đi ngược lại dòng lịch sử cách
đây 2555 năm để nghiên cứu một Thầy Sa Di trong những thầy Sa Di đầu tiên trong
Phật giáo. Đó là Thầy Sa Di La Hầu La.
LA HỈU LA
MẬT HẠNH ĐỆ
NHẤT
CẬU BÉ HẠNH PHÚC
Đức Phật của chúng
ta, khi còn là
Thái Tử của Vương Thành
Ca Tỳ La, đã kết
hôn với Công Chúa Da Du Đà
La thành Câu Lợi.
Vào năm Thái Tử
và Công Chúa
19 tuổi4 thì sanh hạ La Hầu La.
Thái Tử rất
vui mừng, nhưng không phải sự vui mừng như tình thương
người đời khi sinh con, mà
vì Thái Tử nhiều
lần xin vua cha đi xuất gia đều
không được chấp thuận. Vua Tịnh Phạn có
nói: “Trừ khi nào
có được đứa cháu
đích tôn thì mới
cho phép Thái Tử
xuất gia”5. Hiện tại Thái Tử có La
Hầu La như
4 “Thập Đại Đệ
Tử Chuyện” ghi lại năm Thái
Tử 19 tuổi khi Da Du Đà La sanh La Hầu La được 7 ngày thì
Thái Tử rời hoàng cung vào ngày mùng 8 tháng 2 đi xuất gia.
5 Người
viết lịch sử
này có ghi
rõ ngày, năm,
tháng,
không biết
có đúng thật sử không?
Ở đây chúng tôi chỉ ghi
lại theo bản dịch
của Sư Cô Như Đức, xin
các bạn cảm thông,
vì đây không phải là
những trang sử nói về
La Hầu La mà là những trang kinh
nói về giới
luật của Thầy Sa Di,
nhưng theo ngày
tháng này được hệ phái Bắc Tông chấp nhận
ý Phụ Vương,
nguyện vọng xuất gia sẽ đạt được, bảo sao Thái Tử không vui mừng.
Trong đêm
Thái Tử sắp rời hoàng
cung, vào ngày mùng 8 tháng
2, lúc ấy La Hầu La mới sinh
được 7 ngày. Vương Phi Da Du Đà La đang ôm La Hầu La trong tay và nằm ngủ.
Thái Tử vén rèm
nhìn hai người
lần cuối, và
quay lưng, leo lên lưng ngựa, vượt thành ra đi. Từ đó, La Hầu La đã mất bóng người cha thân yêu của thế gian.
Nhưng Thái Tử xuất
gia tu hành
thành Phật, từ một
Thân phụ đổi
thành Thân sư, về sau độ La Hầu La thành chánh quả, đó mới
thật sự người cha đệ nhất của thiên hạ.
La Hầu
La mất cha, được mẹ
và ông nội thương yêu, là vương tôn độc nhất vô nhị.
Chuỗi ngày vô tư lự trôi qua trong cung điện, đến khi vừa hiểu biết, trong tâm hồn trẻ thơ của La Hầu La cũng cảm thấy
không có cha
là một điều đáng buồn. Nhưng bù lại, cậu bé được mẫu thân rất cưng chiều, đó là niềm vui duy nhất
của La Hầu La, là nguồn an ủi, là người che chở
cho cậu. Trong thâm cung vắng vẻ,
La Hầu La cũng là nguồn hy vọng của
Vương Phi, hai mẹ con nương nhau cùng sống qua năm tháng.
Có người
nói Da Du
Đà La phận nữ nhi khổ mệnh, La Hầu La là đứa bé bất hạnh
đáng
thương, nhưng
đó là nói
theo thường tình thế gian. Nỗi khổ tâm,
đáng thương của họ chỉ trong
thời gian ngắn.
Hễ có hy
sinh lớn tất thành
tựu kết quả lớn. Về
sau, nhờ sự hóa độ
của đức
Phật, Da Du Đà La
và La Hầu La đều xuất gia tu hành được chứng quả A La
Hán. Đó mới là bậc nữ lưu
vinh hạnh nhất,
và đứa bé hạnh phúc nhất.
Trước giờ
cáo biệt, Thái Tử cũng định bế đứa con đang ngủ một tí, nhưng sợ làm động Da Du
Đà La
thức dậy, lại cản trở việc xuất
gia, nên khi nhìn con lần
cuối, Ngài đã
nói: “Hãy đợi đến
khi Ta thành
Phật, sẽ trở lại thăm con”. Đức Phật xem tất cả chúng sanh như
La Hầu La, một La Hầu La không quan trọng bằng vô số La Hầu La đang trông đợi tình thương của Phật. Đức Phật đã
ban cho chúng
sanh bao nhiêu lòng thương rộng lớn,
thì ở trong hoàn cảnh của
La Hầu La, lại càng dễ được hưởng lòng từ bi của Phật. Cho nên
chúng ta đừng cho rằng sự việc La Hầu La mất phụ thân từ nhỏ là bất hạnh đáng thương. La Hầu La, con của bậc đại Thánh,
được nuôi dưỡng
trong tình thương cao rộng như trời
đất, là một cậu bé hạnh phúc nhất đời.
CẬU BÉ KHÔNG
BIẾT MẶT CHA
Đức Thế
Tôn thành đạo được
ba năm, từ nước Ma Kiệt Đà
phương Nam về
thăm cố hương. Trên từ vua Tịnh
Phạn, dưới đến nhân dân dòng họ Thích, đều
ra ngoài thành nghênh đón Phật, chỉ có Da Du Đà La và La Hầu La không tham dự
trong đoàn người ấy.
Trong tâm bà
Da Du nghĩ thầm: “Khi Ngài đi xuất gia, ta đã vì Ngài chịu hết mọi nỗi khổ,
Ngài mặc y phục bạc màu, ta ở trong cung
cũng mặc giống Ngài, ta nghe Ngài tu khổ hạnh ăn ngày một bữa, ta cũng tập
làm theo. Ta đối với Ngài như vậy, thật
hết lòng, nếu Ngài còn nghĩ đến ta, tự nhiên sẽ đến cung thăm ta’’.
Mười năm
không gặp Phật, lòng Da Du Đà La
cũng như mọi
người đều muốn
diện kiến Ngài nhưng vì lễ phép,
vì tự tôn, bà phải nhẫn nại. Bà ngồi trên lầu cao nhìn
ra sẽ thấy được cảnh mọi người nghênh đón đức Phật.
Cậu bé
La Hầu La
lên mười tuổi,
đến nói với mẹ:
- “Mẹ, mẹ!
Ba con đã về! Bà nội bảo
con cho mẹ hay”.
La Hầu La
ngây thơ lúc ấy nào hiểu được tâm sự của mẫu thân, cậu chỉ thấy mẹ của mình
hôm nay
sao nghiêm nghị quá,
nhưng dù sao cậu cũng là con yêu nên lại ngây ngô hỏi:
- “Mẹ, mẹ!
Coi người ta ở ngoài cung điện nhiều
biết bao nhiêu, ba con nhất
định cũng ở trong đó. Ba con ra sao?”.
Câu nói từ
miệng cậu bé không biết hình dáng ba mình
ra sao, càng khiến Da Du Đà La thương
tâm. Nỗi lòng của người
lớn, trẻ con hoàn toàn không thể biết.
Bà Da
Du một tay
kéo La Hầu
La bên mình chỉ ra cửa mắt rướm lệ nói:
- “Con nhìn
xem trong số các Thầy Sa Môn kia,
người có vẻ
trang nghiêm nhất chính
là Phụ thân của con”.
- La Hầu La mở to
đôi mắt nhìn
theo tay
mẹ.
- “Con chẳng
nhận được Phụ thân đâu, con
chỉ biết có
ông nội, còn người nữa là mẹ, mẹ yêu
quý thôi”.
Một giọt nước
mắt của bà rơi
xuống mái tóc La Hầu La, bà nắm tay con
trở lui vào cung.
Xa cách mười
năm, hôm nay Da Du Đà La mới thấy lại đức Phật một lần; mười năm không tin tức
thoáng qua như giấc mộng trong tâm tư của
bà. Tâm hồn
Bà xao xuyến như mặt nước yên tỉnh bị ném trúng một viên đá, những
gợn sóng lao xao. Đức Phật
biết tâm tưởng bà,
nên
dắt Xá Lợi
Phất và
Mục Kiền Liên
vào cung thăm viếng.
Cuộc gặp gỡ
giữa một Đấng Chánh Giác và một vị vương phi mỹ lệ khiến lắm kẻ lưu ý. Đức Thế Tôn trang nghiêm,
yên lặng, một chút từ bi thương xót nhìn
Da Du Đà
La đang quỳ dưới
chân, La Hầu La quỳ bên cạnh. Da Du trăm mối ngổn ngang
bên lòng, xúc động rơi nước
mắt. Bà cũng biết
giữa đức Phật
và bà có một sự ngăn
cách không thể vượt qua. Đợi
cho Da Du bình tĩnh lại, Đức Thế
Tôn mới chậm
rãi nói với bà:
- “Để cho
nàng chịu nhiều tân khổ,
tuy đó là sự thiếu sót của Ta,
nhưng Ta đã
vì tất cả chúng
sanh mà ra đi, hôm nay Ta đã đạt được bổn nguyện, nàng hãy hoan hỷ cùng với
Ta”.
Đức Phật
nói xong, lại nhìn
sang La Hầu
La, từ hoà vỗ
về cậu bé:
- “Thật mau
quá! Con đã lớn như thế ư!”.
Đức Phật dường
như rất vô tình, và cũng dường như rất
tình cảm, thái độ của Ngài,
đã khai thị cho
Xá Lợi Phất và Mục Kiền
Liên nghe xong tưởng chừng như phải khóc một trận mới hả.
La Hầu La
bây giờ chẳng biết phải gọi Phụ thân của mình
như thế nào. Xưng hô
là ba, ba
ư? Đây là một
bậc Thánh trang nghiêm, tự miệng cậu bé chẳng dám gọi như thế.
Xưng hô là Phật Đà chẳng biết
trúng hay không.
Nhìn bao nhiêu vị Tỳ Kheo, Sa Môn đi theo đức Phật trong tâm cậu bé
thông minh ấy đã khởi nghĩ: Đức Phật chẳng
phải là Phụ thân của riêng một mình ta,
Phật là một bậc đại Từ Phụ của tất cả
chúng sanh.
Chỉ có mười
tuổi, đã chịu nguyện đem Phụ thân của
riêng mình hiến cho chúng sanh làm đấng Cha lành, thật là một cậu bé chẳng tầm
thường!
THẦY SA DI ĐẦU
TIÊN
Đức Thế Tôn ở tạm trong hoàng cung vài ngày, và
đây là lần đầu tiên
trong cung điện vắng bóng cung nữ,
chẳng có yến tiệc rượu chè, chỉ có 1000 vị Tỳ Kheo theo Phật, cung điện hoàng
gia tạm thời trở thành Tăng phòng Tịnh
xá.
Đức Thế Tôn
biết các Thầy Tỳ Kheo sơ học nếu ở lâu
trong vương cung dễ sanh
tâm so sánh với lối sống đạm bạc
của Tăng đoàn, nên chỉ vài ngày
sau Ngài đưa đại chúng
về trụ tại rừng
Ni Câu Đà, cách
thành Ca Tỳ La
không xa.
Tuy ở rừng Ni Câu Đà, nhưng Đức Thế Tôn cũng thường
về hoàng cung trì bát khất thực hoặc thuyết pháp. Cậu bé La Hầu La ngây thơ một
cách dễ thương, thân mật nói với Ngài:
- “Phật Đà
con rất thích được
ở chung với
Ngài”.
Câu nói ấy đã biểu lộ phụ tử
tình thâm, Đức Thế Tôn cũng trả lời:
- “Rồi cũng
có ngày Ta cho
con sống gần bên Ta”.
Phật nói
câu ấy không
lâu, quả nhiên
La
Hầu La xuất
gia theo luôn bên Ngài.
Nguyên nhân
là vì Da Du Đà La thường khuyến khích La
Hầu La thêm hoạt bát lanh lẹ, mặc quần áo
đẹp cho, và bảo con rằng:
- “Con hãy
theo Phụ thân xin
tài sản đi. Cha con có những
châu báu mà
chúng ta chưa được thấy!”.
Do đó,
La Hầu La thường chạy
theo đức
Phật nói:
- “Phật Đà cho con gia tài”.
Một hôm,
đang lúc Đức Thế Tôn khất thực trở về rừng
Ni Câu Đà, Ngài
đi trước, La Hầu
La chạy theo sau chẳng có ai ngăn cản cậu, cậu cứ lẽo đẽo theo sau Phật kêu:
- “Cho con
gia tài a! Cho con gia tài a!”.
Da Du
Đà La nhìn thấy đứa con duy nhất đi sau lưng Phật, rất sợ La Hầu La bị đưa xuất gia, bất giác rơi nước
mắt.
Đức Phật về
đến rừng gọi Xá Lợi Phất đến
nói:
- “Xá Lợi Phất!
Cậu bé La Hầu La, cứ theo
Ta xin gia tài, Ta không muốn
cho La Hầu La thứ tài sản và
hạnh phúc mong manh, Ta muốn cho La Hầu
La thứ gia tài vô giá. Này,
Xá Lợi Phất! Ông hãy cho La Hầu
La xuất gia, làm Sa Di đầu tiên của Tăng đoàn”.
Đức Phật nói
xong, gọi Mục Kiền Liên cạo tóc cho cậu bé, lại lễ bái Xá Lợi Phất làm Thầy Bổn Sư truyền giới
Sa Di cho La Hầu La.
Đó là khởi
nguyên của chúng Sa Di.
La Hầu
La vốn là tất cả
hoài bão của Bà
Da Du, bây giờ đã gia nhập Tăng đoàn,
đó cũng là dụng ý của đức Phật. Khi còn là Thái Tử, hạ sanh La Hầu La,
Ngài đã rời bỏ ngôi vị ra đi và đắc thành Phật quả thì vương vị mai sau của nước Ca Tỳ
La Vệ nhất định sẽ
về tay La Hầu La. Nhưng chủ trương của đức Phật để cho một đứa bé con làm chủ cả thần dân thiên
hạ là chuyện không thể được,
cho nên thừa cơ hội, Ngài phương tiện cho con xuất gia.
La Hầu
La xuất gia là
một điều đau buồn cho Da Du, cậu bé là
nguồn hy vọng của bà, bà
thương quý cậu
hơn cả thân
mình. Thái Tử đã
ra đi, bây giờ
con yêu cũng lìa bỏ. Đối với bà thật là trời sầu đất thảm.
Chúng ta
cũng có thể đồng ý với bà Da Du trách đức
Phật nhẫn tâm, để cho bà chịu nhiều đau khổ quá đáng.
Nhưng chân lý và nhân tình là hai lối trái
ngược nhau rất
xa, phải hàng phục
được tình cảm yếu đuối của
thế nhân mới khế hợp được với chân lý giải thoát vậy.
GIÁO GIỚI LA
HẦU LA
Hôm ấy, Đức Thế
Tôn đến chỗ ở của
La Hầu La, với
dáng hết sức
oai nghiêm. La Hầu
La không ngờ vội chỉnh y ra nghinh
đón Phật. Đợi cho Thế Tôn an tọa,
cậu đem nước đến cho Phật rửa chân. Đức Phật không nói một lời, rửa chân xong,
bèn chỉ nước dơ trong chậu hỏi La Hầu La:
- “Này La Hầu
La! Thứ nước dơ bẩn này có
đem uống được
không?”.
- “Bạch Thế
Tôn, nước rửa chân rất dơ, không thể uống được”.
- “Người nói
láo cũng giống như nước đó”. Đức Thế Tôn dạy tiếp:
- “Nước vốn
trong sạch, rửa chân xong bèn trở
nên cáu bẩn,
giống như con vốn
là vương tôn, lìa bỏ mọi thứ vinh
hoa phú quý tạm bợ của
thế gian, xuất
gia làm Sa Môn.
Tuy chưa thọ giới Tỳ
Kheo, nhưng con đã thọ mười giới Sa Di, con không tinh tấn tu tập, không để thân tâm thanh
tịnh, không giữ miệng
cẩn thận lời nói,
dối gạt chọc
ghẹo người. Cấu uế của
tam độc đầy dẫy
trong tâm con,
giống như nước trong sạch bị dơ bẩn một thứ”.
Chưa bao giờ
Đức Thế Tôn nghiêm
nghị như vậy, La Hầu La
cúi đầu chẳng
dám nhìn Phật. Đức Phật bảo đem
nước đổ đi, cậu bé mới nhúc nhích.
Đợi La Hầu
La đổ hết nước xong, Phật lại hỏi:
- “Này La Hầu La,
con lấy cái chậu
này đựng cơm được không?”.
- “Bạch Thế
Tôn, chậu đựng nước rửa chân không thể đem đựng
cơm, vì chậu đã dơ,
đầy cáu bẩn, không thể đựng thức ăn được”.
- “Người nói
láo cũng giống
như cái chậu đó.
Tuy làm Sa Môn
thanh tịnh mà không
tu giới, định, huệ; thân, khẩu, ý
không thanh tịnh, chứa đầy cấu uế,
không chân thật, thức ăn đạo lý làm
sao nhét vào tâm con?”.
Phật nói
xong lấy chân
đá nhẹ cái chậu
lăn mấy
vòng, La Hầu
La thấy thế hoảng sợ. Phật lại hỏi:
- “Này La hầu La,
con sợ cái chậu
này bị bể không?”.
- “Bạch Thế
Tôn không ạ, chậu rửa
chân là đồ vật xấu, có bể cũng chẳng sao”.
- “Này La Hầu
La, con không tiếc cái chậu này, giống như mọi người không thương mến người nói
láo. Con xuất gia làm Sa Môn, không giữ
oai nghi, nói dối đùa ghẹo, ai
mà thương con được, không
ai quý tiếc gì con, cho đến lúc con chết
mà con không hối cải, lại càng
chìm trong mê mờ!”.
La Hầu
La sợ toát mồ hôi, xấu hổ muốn
độn thổ, phát nguyện từ nay về sau cố gắng sửa đổi tâm tánh.
Đức Phật răn
dạy xong lại nói thêm một ví dụ cho La Hầu La nghe:
- “Đời quá
khứ có một quốc gia nọ nuôi hai con voi
dũng mãnh thiện
chiến. Mỗi khi
nhà vua cử binh ra trận lại trang
bị áo giáp cho chúng. Ngà voi
mang giáo nhọn,
bên tai giắt kiếm bén, bốn chân đều có đao sáng ngời,
sau đuôi lại cột thêm gậy sắt.
Tuy mang nhiều
vũ khí như thế,
nhưng mỗi khi
giao chiến chúng
đều cuốn
vòi dấu kín,
vì đó là chỗ nhược,
nếu để trúng tên sẽ chết
ngay, vì muốn
giữ gìn mạng sống phải giữ kỹ chiếc
vòi”.
Này La Hầu
La! Con cũng phải như con voi kia giữ kỹ
cái vòi, cẩn thận giữ gìn lời nói. Mỗi khi mở miệng nói đùa như voi bị thương,
huệ mạng của con sẽ
mất, không được mọi
người thương mến, không được người trí ưa thích, đến khi lâm chung sẽ bị
rơi vào ba đường khổ.
Đức Thế Tôn
dùng hết tình, hết lý, khẩn thiết,
nghiêm trang răn dạy. Mỗi lời mỗi
câu đều in sâu vào tâm La Hầu La. Chú bé phát nguyện từ nay
sẽ giữ
gìn nghiêm túc không
hề vi phạm vào giới vọng ngữ.
Như hạt
lúa tuy chúng
ta xay giã
thành hạt gạo, nhưng
còn dính bụi
cám, phải vo chà sạch sẽ thì gạo trắng mới ra gạo trắng.
La Hầu La tuy có bản tính tốt ngoan ngoãn, nhưng phải có nước
pháp của Đức Thế Tôn tẩy rửa một
phen mới trở nên thanh tịnh vô nhiễm được.
Từ đó,
La Hầu La trở thành
một người khác.
THẦY SA DI
CÓ THỂ Ở CHUNG VỚI TỲ KHEO
Khi Đức Thế
Tôn ở tại vườn Cù Sư La, La Hầu
La cũng ở
đó với Sa Di
Quân Đầu, cũng theo Sư phụ Xá Lợi Phất hầu Phật nghe
pháp.
Mỗi ngày
La Hầu La dậy sớm
quét dọn trong vườn, trong ngoài
sạch sẽ rồi mới tu tập theo lời Phật dạy.
Một khu
vườn rộng lớn
quét cho sạch hết phải tốn biết bao nhiêu thì giờ. Hôm nọ, La Hầu La
quét dọn xong bèn đi nghe Phật thuyết pháp,
đến chiều mới trở về
phòng lúc ấy phòng
của La Hầu
La bị thầy Tỳ Kheo quản lý để cho một vị Tỳ Kheo khách ở, những y bát tọa cụ của La Hầu La đều bị bỏ ở
ngoài, khách thì an nhiên ở trong phòng.
Phật đã quy
định một người một phòng, phòng của mình
đã bị người
khác chiếm, biết làm
sao? Hơn nữa
La Hầu La
còn là Sa Di, trong
Tăng đoàn Sa
Di phải kính
trọng Tỳ Kheo, và Phật cũng dạy
phải nhẫn nại, nên La Hầu La không dám đến hỏi Thầy kia
sao lại ở phòng mình.
La Hầu La đứng ngơ ngơ ở
ngoài cửa, thật là tiến thối
lưỡng nan. Lúc ấy mây đen kéo
đến đầy trời,
báo hiệu sắp
có mưa to; La Hầu La không biết
núp vào chỗ nào bèn chui vào nhà xí, tuy có hôi hám thật, nhưng chỉ còn cách ngồi
trong đó thôi.
Lúc ấy thật cảm thấy nỗi
quạnh quẽ của
tình cảnh không nhà.
La Hầu La đoan tọa
trong nhà xí, nỗ
lực nhớ đến
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!