Thứ Tư, 28 tháng 8, 2013

VĂN HÓA PHẬT GIÁO TRUYỀN THỐNG TẬP 1-11


không từ chối. Vì thế, ta nên tránh xa những hạng  người  này.  Họ là  những  người  nguy hiểm các bạn ạ!
Trong cuộc đời này người nào nói láo sớm muộn gì người ta cũng phát hiện ra được. Khi bị phát  hiện ra thì uy tín của người  ấy không còn nữa. Cho nên Giới Kinh và Giới Bổn đều dạy người  Sa Di  (người  mới  vào  tu  tập)  không  được nói láo. Người nào nói láo sẽ không được chấp nhận cho vào tu tập tại tu viện.
Muốn biết sự quan trọng của sự nói láo như thế  nào,  xin  các  bạn  vui  lòng  đọc  lại  bản  giới kinh mà đức Phật đã dạy La Hầu La:
‚Vào một buổi chiều sau  khi  xả thiền đức  Phật  đi  đến  khu  rừng Am  Bà  La  chỗ La Hầu La đang  cư trú.
Tôn giả La  Hầu La  thấy Thế Tôn từ xa đi đến liền sửa soạn chỗ ngồi và nước rửa chân, Thế Tôn rửa chân và ngồi xuống chỗ đã soạn sẵn, Tôn giả La  Lầu La  đảnh lễ và ngồi xuống  một bên Thế Tôn.
Khi rửa chân Thế  Tôn  để   lại  một  ít nước trong  chậu và bảo La Hầu La:
- Con có thấy một ít nước rửa chân còn lại trong  chậu không?


- Thưa vâng, bạch Thế Tôn!

-  Này  La   Hầu  La,   Sa  môn hạnh  là không  được  nói láo, người nào biết mà nói láo  không có  tàm  quý  thì  chẳng khác  nào như   một  ít nước  rửa  chân còn  lại  trong chậu. Như  vậy này La  Hầu La  nước ấy còn dùng để uống được không?
- Thưa không, bạch Thế Tôn‛.

Đọc  đoạn kinh  trên  chúng  ta  nhận  xét thấy rất rõ ràng: người nào nói láo, nói không thật là người không còn dùng được nữa. Đó là cuộc sống thường tục mà còn không dùng được những người như vậy thì trong đạo những người này không bao giờ tu chứng quả giải thoát được. Tại sao vậy?
Vì đức  Phật đã  xác định người nào nói láo mà không biết xấu hổ là người ấy sẽ làm tất cả các ác pháp. Như các  bạn đã  biết đạo Phật  chủ trương  lấy  thiện  pháp  làm  nền  tảng  giải  thoát cho đường  tu  tập  của  mình.  Vì  thế,  một  người nói láo mà  không biết xấu hổ thì sẽ làm  tất  cả các ác pháp khác. Do thế khi phát hiện một người nói láo trong đạo là người ác, người ấy sẽ không bao giờ tu hành đi đến giải thoát được.
‚Sau khi đổ  đi nước  rửa chân còn  lại
trong  chậu đức Phật dạy:


- Này La  Hầu La  con có thấy nước rửa chân bị đỗ đi không?
- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

- Nói láo nên bỏ đi,  cũng như  nước rửa chân  trong  chậu không  thể  dùng  vào  việc gì  được,   nó   phải   đổ   bỏ.   Hạnh   Sa   Môn không thể  chấp nhận người  tu  sĩ  nói  láo, nói  láo  mà  không biết  xấu  hổ,  không biết bỏ đi, nói láo là làm hại mình, hại người cũng giống như nước rửa chân dơ bẩn mà không đổ bỏ, để cũng chẳng ích lợi gì‛.
Lấy  một  giới  vọng   ngữ  tượng  trưng  cho mười  giới  đức Thánh  Sa Di.  Một  giới  vi phạm thì 10 giới kia  đều vi phạm. Dựa  theo  bài  kinh này  mà  xác  định thì tu  sĩ  Phật  giáo  hiện  giờ, trong mười  giới  đức Thánh Sa Di  họ đều  không giữ trọn vẹn.
Ví  dụ: Chúng  ta  chỉ  phát  hiện  ông  sư A phạm  giới nói  vọng ngữ,  chỉ  vọng ngữ  nói  chơi thì phải  biết  rằng:  Một  giới  vọng  ngữ  tuy  nói chơi vẫn  vi phạm, mà  đã  vi phạm thì chín giới kia  đều vi phạm cả. Giới vọng ngữ thuộc về giới đứt  đầu  (Ba La Di)  cho nên  các  Tổ  sợ  đứt  đầu, nên khéo lý luận để  che đậy khi mình  vi phạm giới này cho nhẹ bớt tội nên bảo rằng: ‚Kẻ nào tu  hành chưa   chứng  Thánh quả  mà  nói


mình chứng Thánh quả là kẻ đại vọng ngữ thuộc về tội Ba La  Di,  còn nói dối chơi  thì tội nhẹ‛.  Theo  lời  Phật  dạy  dù  nói  vọng  ngữ chơi cũng phạm vào tội Ba La Di.
Như  trong  kinh Giáo  Giới  La  Hầu  La  đã xác  định rõ  ràng: ‚Kẻ  nào nói láo  mà không biết xấu hổ là sẽ  làm bất cứ những điều ác khác.   Do  vậy  này   La   Hầu  La,   Ta   quyết không nói láo, dầu nói để mà chơi‛.
Ví dụ: ông  sư B phạm  giới ăn  phi  thời  thì nên biết rằng: “Chín giới kia ông cũng đều vi phạm hết”. Tại sao vậy?
Tuy rằng chúng ta không thấy không bắt gặp,  nhưng  trong  ý  thức  của  ông  đều  vi phạm cả,  chính  ông  là  người  biết  mình  hơn  ai  hết. Che dấu ai chứ không thể che dấu mình được. Phải không các bạn?
Đức Phật đã  xác định những điều này, xin lặp  lại:  ‚Cũng  vậy,  này La Hầu  La, đối với ai biết mà nói láo, không có xấu hổ thời Ta nói  rằng người  ấy  không có  việc  ác  gì mà không  làm‛.  Ý  của  câu  này  nếu  ai  hiểu  biết giới luật mà còn vi phạm, lại không biết xấu hổ thời  người  ấy  sẽ  phạm  tất  cả  giới,  đó là  người không tốt, người xấu, cần tránh xa.


Do thế, chúng ta xét thấy tu sĩ Phật giáo thời nay không có giới luật nào mà không vi phạm.
Qua những  lời dạy  trên  đây  của  đức  Phật rất thấm thía. Người phạm giới giống như nước rửa  chân;  nước  rửa  chân  còn  dùng  vào  được những gì, phải không các bạn? Chỉ còn đổ  bỏ đi mà thôi.
Trong  Phật giáo Nguyên Thủy không chấp nhận những tu sĩ phạm  giới, chỉ có Phật giáo phát  triển Đại thừa mới dung chứa  những tu sĩ
này.

Đối với Phật giáo, những tu sĩ phạm giới thường  làm  hại  Phật  giáo,  làm  cho Phật  giáo suy đồi,  làm  cho Phật  giáo  mất  gốc,  làm  cho Phật giáo trở thành tôn giáo mê tín, làm cho Phật giáo trở thành tôn giáo lừa đảo dối gạt người để ngồi mát ăn bát vàng, làm cho Phật giáo trở thành một môn học triết học luận lý suông, làm cho Phật giáo trở thành một loại thiền  định tưởng,  làm  cho Phật  giáo  trở  thành một thế giới ảo tưởng, làm cho Phật giáo trở thành một nghề nghiệp nuôi sống những người lười biếng lao động.
Đức của giới này là Đức Thành Thật, nếu ở đời  ai  cũng  thành  thật  đối  xử  với  nhau  trong cuộc  sống này  thì gia đình  hạnh phúc biết  bao,



xã hội thì có trật tự an ninh,  đất nước thì phồn vinh  thịnh trị.
Hạnh của giới này là trực hạnh. Nếu mọi người  ai  cũng  thẳng  thắn  sống  đúng  trực  hạnh sai nói sai, đúng nói đúng, không nịnh bợ a dua, không thêm bớt nói xấu người khác thì cuộc đời này là Thiên đàng, Cực Lạc.
Hành  của  giới  này  là  chánh  ngữ.  Trước khi muốn  nói  ra điều  gì phải  tư  duy suy nghĩ chín  chắn  rồi  mới  nói;  nói  ra không  làm  khổ mình,  khổ  người,  khổ  cả  hai;  nói  ra lời  nói  êm dịu, ôn  tồn,  nhã  nhặn,  từ  tốn,  thanh  lịch, dịu dàng, v.v..
Tóm lại,  giới luật  là  pháp  môn  có  đầy  đủ đức, hạnh, hành, khiến cho những ai chấp nhận nó, lấy nó làm khuôn vàng thước ngọc, lấy nó làm chỗ nương tựa vững chắc, lấy nó làm ngọn đuốc soi đường, lấy nó làm Thầy của mình thì chắc chắn người ấy sẽ đi đến bờ giải thoát hoàn
toàn an ổn.





 GIỚI   HÀN  H   THỨ    HAI   :

GIỚI THÅN HÀNH NGHIỆP


Muốn đạt được một đời sống giới luật nghiêm chỉnh thì phải thông hiểu: giới đức, giới hạnh và  giới  hành.  Vậy  giới  đức,  giới  hạnh  và giới hành là gì?
Giới đức là những lời dạy đạo đức về đời sống của con người tức là Chánh mạng.
Giới hạnh là những lời dạy về Phạm hạnh tức là oai nghi tế hạnh thường thể hiện qua những  hành  động   sống   như:  đi,  đứng,   nằm, ngồi,  nói,  nín,   tiếp  giao  với  mọi  người,  v.v.. Những oai nghi tế hạnh ấy được gọi là Chánh nghiệp.
Giới hành THÂN HÀNH NGHIỆP là những phương  pháp  dùng  để   tu  tập,  rèn  luyện  thân tâm  trở  thành  một  thói  quen tốt.  Có  thói  quen tốt tức là có những hành động sống đạo đức không làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sanh. Muốn sống  có đạo đức  như vậy thì chúng  ta  hãy  lắng  nghe  đức  Phật  dạy  La  Hầu La giới hành:


‚Này   La  Hầu   La,  con  nghĩ   thế   nào?
Mục đích  của cái gương là gì?

-  Bạch   Thế   Tôn   mục   đích   của   cái gương là để soi, để phản tỉnh lại mình.
- Cũng vậy, này La Hầu La, con phản tỉnh  hay  soi  lại  nhiều lần  nơi  thân hành nghiệp, khẩu  hành nghiệp, ý  hành nghiệp của con.
- Khi soi vào thân hành nghiệp và con muốn  cho thân hành nghiệp của  con phải làm gì,  thì con  phải soi lại  thân hành nghiệp   như  sau: ‚Thân  hành  nghiệp  này của con có thể đưa đến tự hại; có thể đưa đến hại người; có thể đưa đến hại cả hai; thân hành nghiệp này  là  bất  thiện, đưa đến đau khổ, đem đến quả báo đau khổ’’.
Này La  Hầu La,  khi con nghĩ như  vậy, nhất  định con  không  nên  làm,  nhất  định con  từ  bỏ,  nhất định  con  cần  phải  thưa lên,  cần  phải  tỏ  lộ  trình bày  trước các  vị đạo  sư hay  trước các  vị  đồng Phạm  hạnh. Sau  khi  đã tỏ  lộ trình bày cần phải phòng hộ trong tương  lai.
-  Còn  ngược  lại  khi   con  soi  lại  thấy thân hành nghiệp này  của  con  không có


thể  đưa  đến  tự  hại,  không có  thể  đưa  đến hại  người,  không có  thể  đưa  đến  hại  cả hai,  thì  thân nghiệp  này thiện, đưa  đến an lạc.  Một thân nghiệp như  vậy,  này La  Hầu La,  con nên làm, cần phải tiếp tục làm. Do vậy, này La  Hầu La,  con phải an  trú trong niềm hoan  hỷ,  tự  mình tiếp  tục học ngày đêm trong các thiện pháp‛.
Đọc   đoạn kinh  trên   đây,   nếu   là   người quyết tâm tu hành theo Phật giáo để  tìm cầu sự giải  thoát,  thì người  ấy  thấy  ngay  liền  sự  giải thoát trong giới hành thứ hai này. Trong giới hành  này  muốn  tu  tập  thì phải  dùng Chánh  tư duy  trong  mỗi  hành  động  về  thân  hành  của mình.  Khi biết thân hành nào làm khổ mình hoặc  làm  khổ  người  hoặc  làm  khổ  chúng  sanh thì nhất  định không  làm  theo  thân  hành  đó, còn thân hành nào không làm khổ mình hoặc không  làm  khổ  người  thì nhất  định làm,  dù thân hành đó có khó khăn đến đâu, có gian nan cực  khổ  như  thế  nào  chúng  ta  cũng  quyết  tâm làm  cho bằng  được như  đức  Phật  thường  dạy:
‚Đừng bỏ gánh nặng thiện pháp‛.

Ví dụ 1: Dùng gậy, dao, giáo, mác để  đánh hoặc đâm, giết người và tất cả loài vật khác thì nhất định không làm những hành động  đó, thà chết  chứ  không  để  có  những  hành  động quá  ác


độc ấy. Đây là giới hành thân hành nghiệp thực hiện  đạo  đức  cao thượng  mà  các  bạn  cần  phải ghi nhớ. Đó là những hành động thân hành nghiệp thiện mà ai cũng có thể làm được. Phải không các bạn?
Ví dụ 2: Hành động thân hành nghiệp của bạn là bạn đang cầm ly rượu uống hoặc hành động  dâm  dục  (thủ  dâm,  tưởng  dâm,  giao  hợp với người khác phái trong chiêm bao...), hành động  tức  giận,  hành  động  tị  hiềm,  hành  động hại  người  và  loài  vật,  hành  động  lười  biếng, hành động tham ăn, tham ngủ, hành động nói chuyện  xấu người,  v.v.. Nếu một  người có  quyết tâm  tu  hành  thì tất  cả  những  hành  động  này thà chết chứ không bao giờ làm những hành động độc ác này.
Trên đây là những giới hành có hành động đạo  đức cao thượng  không  làm  khổ  mình,  khổ người,  khổ  chúng  sanh.  Vậy  các  bạn  cần  phải ghi  nhớ  để   trau  dồi  hằng  ngày,  để   mỗi  hành động  thân  nghiệp  của  bạn  mỗi  ngày  cho được tốt đẹp hơn.
Nhờ có chánh tư duy tu tập giới hành như vậy thì giới cấm mới được giữ gìn nghiêm chỉnh không hề vi phạm.


Từ  lâu  các  bạn  đến với  Phật  giáo,  nhưng các bạn chưa từng học và hiểu về giới hành. Có phải vậy không các bạn?
Hôm nay nhờ học bài kinh Giáo Giới La Hầu La ở   rừng Am Bà  La thì các bạn mới hiểu biết  và  thông  suốt  về  giới  hành,  biết  rõ  giới hành là  phương pháp  tu tập  rèn luyện để  ngăn ác diệt ác pháp, để  ly dục ly ác pháp, để  thành tựu những hành động đạo đức nhân bản  - nhân quả không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.
Giới hành là những hành động sống hằng ngày  của  các  bạn;  giới  hành  sẽ  đem lại  sự  an vui hạnh phúc  cho các bạn; giới hành là  những hành động sống của những bậc Thánh mà trong giới bổn Ba La Đề Mộc Xoa đã  dạy. Đó là Mười Giới Đức Thánh Sa Di đã  ghi chép rõ ràng. Xin các  bạn  vui  lòng  đọc  lại  để  thấy  mình  có  sống đúng  mười  giới  luật  này  hay  chưa?  Nếu  chưa sống đúng  10 giới luật này thì các bạn hãy đem giới  hành  ra áp  dụng vào  đời sống  hằng  ngày của mình  thì giới bổn ấy các bạn sẽ không hề vi phạm những  lỗi  lầm,  dù  là  những  lỗi  nhỏ  nhặt
nhất.


à


 GIỚI   HÀN  H    THỨ    B  A   :

GIỚI KHÈU HÀNH NGHIỆP


Bắt đầu học, tu tập và muốn đạt được một đời sống giới luật KHẨU HÀNH NGHIỆP nghiêm chỉnh thì phải thông hiểu: giới đức, giới hạnh  và  giới  hành  của  nó.  Vậy  giới  đức,  giới hạnh  và  giới  hành  của  giới  luật  khẩu  hành
nghiệp là gì?

Giới  đức  khẩu  hành  nghiệp  là  những  lời dạy đạo đức về đời sống của con người tức là Chánh ngữ nghiệp.
Giới hạnh khẩu hành nghiệp là những lời dạy  về  Phạm  hạnh  tức  là  oai  nghi  tế  hạnh thường thể hiện qua những khẩu hành nghiệp như:  nói,  nín,   tiếp  giao  với  mọi  người,  v.v.., Những  oai  nghi  tế  hạnh  như  vậy  được gọi  là Chánh khẩu nghiệp.
Giới khẩu hành nghiệp là giới hành về lời nói. Vậy xin  các bạn hãy vui lòng lắng nghe lời đức   Phật   dạy:  ‚Này   La  Hầu   La,  khi  con muốn  nói  một  lời  nói  gì thì  hãy  suy nghĩ lời  ấy  như  sau: lời  nói  này  của  ta,  có  thể đưa  đến  làm  khổ  ta,  có  thể  đưa  đến  làm


khổ người khác, có thể đưa  đến làm khổ cả hai.   Lời  nói  này  bất  thiện, đưa  đến  đau khổ, đem đến quả báo đau  khổ. Một lời nói như  vậy  này  La  Hầu  La  nhất  định chớ  có nói con ạ!‛.
Trong  giới  hành  này  đức  Phật  dạy  rất  cụ thể  về  lời  nói,  khi muốn  nói  một  điều  gì  thì phải có sự tư duy rất kỹ lời nói ấy. Ai cũng biết khi nói  ra lời  nói  sai,  ác,  không  đúng  sự  thật thì rất khó lấy lại. Nói ra lời nói phải là lời nói đem lại  hạnh  phúc  và  sự  an vui  cho mình,  cho người  thì mới  nói,  còn  nói  ra làm  khổ  mình, khổ  người  thì không  nên  nói.  Người  xưa  nói:
‚Lời  nói không  mất tiền  mua, lựa  ăn  lựa nói cho  vừa  lòng  nhau‛ hoặc  “khi   nói  ra phải đánh lưỡi bảy lần‛. Nếu chúng ta thực hành đúng như lời dạy này thì trên thế gian là Thiên Đàng, Cực Lạc.
Thưa các bạn! Tu hành là một danh từ nói theo  tôn  giáo,  chứ  danh  từ  tu  hành  là  những hành động suy tư, nghiền ngẫm  cẩn thận trước khi làm  một  điều  gì,  nói  một  điều  gì  hay  suy nghĩ  một  điều  gì để  những  điều   đó không  làm hại  mình,   hại  người  và  hại  cả  hai.  Cho  nên danh từ tu hành theo Phật giáo ở  giai đoạn mới bắt  đầu  thì chúng  ta  thấy  đức  Phật  không  có dạy cho La  Hầu  La  cúng  bái,  tụng  kinh, niệm


chú, niệm Phật, cầu nguyện,  v.v.., mà dạy sự tư duy suy nghĩ trước khi muốn làm, muốn nói, muốn suy tư một việc gì đều phải là thiện. Nhờ cẩn  thận  tư  duy kỹ  lưỡng  từng  hành  động,  lời nói  và  sự  suy  nghĩ  của  mình   đều   hoàn  toàn thiện thì mới mong mang đến cho mình,  cho người những sự an vui hạnh phúc. Phải không các bạn?
Vậy mà thời nay, khi chúng ta mới bước chân  vào  chùa  là  dạy  tụng  kinh, niệm  Phật, niệm  chú,  gõ  chuông,  đánh  mõ,  đánh  trống, đánh đẩu; tụng kinh thì ê,  a giọng cao giọng thấp như đào kép hát... như ca nhạc.
Có một số tu sĩ ham danh chạy theo học hành để đạt những cấp bằng Cử nhân, Tiến sĩ...
Nhưng  thưa các bạn! Xét lại bài kinh trên chúng  ta  thấy  rất  rõ  Phật  dạy tu  để  giải  thoát ra khỏi sự khổ đau của kiếp làm người, còn các Tổ   thì dạy  cho chúng  ta  có  một  cái  nghề  để sống  kiếm ăn  bằng  cách  lừa  đảo  dối  gạt  người. Có đúng không các bạn?
Các vị Giảng sư chỉ học có cấp bằng để  nói láo, chứ có tu hành gì đâu?
Còn dạy tụng kinh niệm chú là để hành nghề Thầy cúng mê tín lạc hậu... chứ có tu hành gì đâu? Nói như vậy có đúng không các bạn?



 GIỚI   HÀNH  THỨ    TƯ   :

GIỚI Ý HÀNH NGHIỆP


Bắt đầu học, tu tập và muốn đạt được một đời sống giới  luật  Ý  HÀNH NGHIỆP  nghiêm chỉnh  thì phải  thông  hiểu:  giới  đức,  giới  hạnh và giới hành của nó. Vậy giới đức, giới hạnh và giới hành của giới luật ý  hành nghiệp là gì?
Giới  đức  ý  hành  nghiệp  là  những  lời  dạy đạo  đức về đời sống của con người tức là Chánh tư duy.
Giới hạnh ý hành nghiệp là những lời dạy về  Phạm hạnh  tức  là  oai  nghi  tế  hạnh  thường thể  hiện  qua ý  hành  nghiệp như: nói,  nín,  tiếp giao  với  mọi  người,  v.v..,  những  oai  nghi  tế hạnh như vậy được gọi là Chánh ý nghiệp.
Trong sự tư duy, quán xét ý nghiệp, khẩu nghiệp,  thân  nghiệp  như  đức  Phật  đã  dạy  cho La Hầu La như sau: ‚Ý  nghiệp  này của  ta có thể  đưa   đến  tự  hại,  có  thể  đưa   đến  hại người,  có  thể  đưa  đến hại cả  hai,  ý  nghiệp này  bất  thiện, đưa  đến  đau  khổ,  đưa  đến quả báo đau khổ. Này La Hầu La, một ý nghiệp như  vậy  nhất  định con chớ  có  làm.


Còn ngược   lại,  ý  nghiệp nào  không đưa đến   tự   hại,   không đưa   đến   hại  người, không đưa đến hại cả hai.  Sau khi  tư duy quán  xét nhiều lần biết  rõ  ý  nghiệp  này là thiện, đưa  đến an lạc, đem đến quả báo an lạc. Do vậy, này La Hầu La, con nên làm và an trú trong  niềm hoan  hỷ tự mình tiếp tục tu học ngày đêm trong các thiện pháp‛.
Kính  thưa các bạn thân mến! Trên đây  về giới cấm, giới đức, giới hạnh và giới hành trong bài  kinh này  đức  Phật  dạy rất  rõ  ràng.  Chúng tôi xin nhắc lại đoạn kinh trên: ‚Chớ có nói láo, nếu giới nói láo này vi phạm thì  không có giới nào là không vi phạm (một giới nói láo  vi phạm  thì  10 giới  Sa Di  đều  vi phạm cả)‛.
‚Cũng vậy  này  La  Hầu  La  đối  với  ai biết  mà  nói  láo  không  có  xấu  hổ,  thời  Ta nói rằng người  ấy  không có  một việc  ác  gì
mà không làm‛.

(Bài kinh  giáo giới La Hầu La ở  rừng Am Bà La)
Cũng  trong  bài  kinh này  đức  Phật  dạy về giới đức. Một người nói láo như nước rửa chân không thể dùng uống được phải đổ bỏ đi. Đúng vậy,  nói  láo  là  người  không  có  đức  thành  thật;


người  không  có  đức  thành  thật  thì chẳng  khác nào như nước dơ bẩn không thể dùng được. Chỗ này đức  Phật đã  xác định qua hành động đổ  bỏ nước rửa chân cho La Hầu La thấy:
‚-  Này  La   Hầu  La,   con  có  thấy một chút ít nước rửa chân còn trong  chậu bị đổ đi không?
- Thưa vâng bạch Thế Tôn.

- Cũng vậy này La Hầu La là đức hạnh của  người  Sa  Môn  biết  mà  nói  láo,  không có  xấu hổ  thì  người  ấy không có  đức  hạnh của  người  Sa  Môn, cũng  giống  như  nước rửa chân kia phải đổ đi không dùng được‛.
Trên  đời  này  người  nào  không  thành  thật là người hay nói láo; người hay nói láo là người ác, người xấu. Chúng ta nên lánh xa, không nên gần  gũi  với  những  người  ấy,  theo  như  lời  đức Phật  đã  dạy: ‚Người  nói láo  không  biết  xấu hổ,  thời  Ta  nói  rằng  người  ấy  không có việc ác gì mà không làm‛.
Đó  là  lời  khẳng  định của  đức  Phật.  Cho nên  khi phát  hiện  ra người  nói  láo,  thì biết rằng người đó,  dù đối với cha mẹ, thầy bạn của họ, họ vẫn đặt điều nói láo, nói xấu như thường. Bằng  chứng  trong  tu  viện  có  một  số  người  về đây tu tập, khi phạm  giới, phá giới, sống không


đúng oai nghi tế hạnh của người người tu sĩ,  ôm pháp tu hành không nổi, buông bỏ gánh nặng của  thiện  pháp.  Ngay  khi còn  ở   trong  tu  viện vẫn  đặt  điều  nói  xấu  Thầy  nói  xấu  bạn, nhưng khi những  người  này  rời  khỏi  tu  viện  thường đặt điều nói xấu tu viện hơn, nói xấu Thầy, nói xấu  bạn,  nói  xấu  người  làm  ơn giúp  họ.  Họ cứ tưởng  rằng  mọi  người  sẽ  nghe  theo  những  lời nói  xấu  của  họ  đó   sao? Bởi  đức  Phật  đã  dạy:
‚Kẻ nói láo,  nói xấu  người  khác  là  kẻ  ác, kẻ không tốt, là người xấu‛.
Khi một người nói xấu người khác là người vô  đạo  đức làm  người,  họ  giống như người  tung bụi ngược gió, bụi sẽ dính vào họ. Một người đặt điều  nói  xấu  người  khác  là  người  không  tốt, thiếu đức thành thật, là người nói láo. Cho nên những  học  trò  phạm  giới, phá  giới  luật  ở   đây tuy không bị hình  phạt đuổi, nhưng được xem là bị  đuổi. Vì  thế,  khi đi  khỏi  nơi  đây  đều  có  nói láo về tu viện như thế này hoặc như thế khác. Nhưng  mọi người không bao giờ vội tin đâu các bạn ạ! Có dịp họ sẽ  đến và tìm hiểu về tu viện nhiều  hơn.  Khi người  ta  muốn  tìm hiểu  về  tu viện nhiều hơn thì sẽ rõ được  sự nói láo, không thành thật của những người học trò vong ân bất nghĩa ấy.


Cho  nên  đức  Phật  dạy:  ‚Một  người  nói láo thì  không có việc gì ác mà không  làm‛. Một giới không vọng ngữ trong giới kinh nhiếp phục  gồm  đủ  10 giới  trong  giới  bổn  Ba La  Đề Mộc Xoa. Cho nên một giới trong giới kinh gồm đủ bốn  công dụng:
1- Giới cấm là những điều ngăn cấm không cho vi phạm dù là những lỗi nhỏ nhặt.
2-  Giới  đức   là  tính  chất  đạo  đức   trong những hành động thể hiện tư cách sống  qua ba chỗ: thân, miệng, ý.
3-  Giới  hạnh  là  những  oai  nghi  tế  hạnh được thực  hiện  qua thân  hành,  khẩu  hành,  ý hành.
4- Giới hành là những phương pháp thực hiện  tu  tập  để  tâm  ly  dục  ly ác  pháp;  để  tâm bất động trước các ác pháp và các cảm thọ; để tâm không vi phạm những lỗi lầm nhỏ nhặt.
Giới cấm nghĩa là gì?

Đối với Phật giáo, giới cấm là tự tâm mình nhất quyết không làm những điều ác, tự mình ngăn  cấm  mình,  chứ  không  phải  giới  cấm  do Phật chế ra để  ngăn cấm những đệ  tử của mình làm  sai.  Bởi  vì  đệ   tử  của  Phật  đều  là  những người  tự  nguyện,  tự  giác  sống  đời  sống  Phạm hạnh  theo  Phật  tu  hành  để  cầu  giải  thoát,  vì


thế  không  bao giờ  họ  phạm  giới,  chứ  không  có giới luật nào bắt buộc họ cả. Cho nên giới cấm của các Tổ biên soạn ra như vậy là sai. Điều sai rất  lớn  trong  giới luật  cấm  của  Phật  giáo  ngày nay: giới cấm là giới cấm, tu sĩ là tu sĩ, giới cấm chỉ học để  biết chơi, còn tu sĩ Phật giáo thì vẫn phạm  giới như thường, xem giới luật như không
có.

Giới cũng là một pháp môn tu tập, nên nó được gọi  là  giới  vô  lậu.  Vì  thế,  đức  Phật  dạy:
‚Lấy giới luật làm thầy, làm chỗ nương tựa vững  chắc‛  hoặc  “Hãy  tự  thắp đuốc lên  mà đi‛. Cho nên, phải tự mình ngăn ngừa mình không  cho vi phạm  giới  luật,  tức  là  không  cho mình   làm  điều  ác,  chứ  không  phải  giới  luật ngăn cấm mình  không cho vi phạm  điều ác như pháp  luật.  Vì  thế,  giới  hành  dạy:  ‚Ngăn  ác diệt  ác  pháp,  sinh  thiện tăng  trưởng thiện pháp‛.  Ngăn  ác  diệt ác  pháp  tức  là  không  vi phạm  giới luật. Cho nên, hằng ngày tu tập ngăn ngừa  và  diệt ác  pháp  như  vậy  thì làm  sao vi phạm  giới được. Phải không các bạn?
Đối  với  đạo  Phật  không  có  sự  áp  đặt,  ức chế, không có sự bắt buộc, cấm đoán một người nào hết, mà phải tự  giác tu tập  cho mình,  phải tự giác sửa mình,  răn mình  không nên làm điều ác,  không  nên  vi phạm phải  những  lỗi  lầm  dù



0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!