Trưởng lão
Thích Thông Lạc
Chúng ta hãy
lắng nghe đức Phật dạy La Hầu La: ‚Này
la Hầu La, hãy tu tập sự tu
tập như
gió, này La Hầu La, do
tu tập
sự tu tập như
gió, các xúc khả ái,
không khả ái được khởi lên,
không có nắm giữ tâm, không có
tồn tại. Này La Hầu La.
Như gió thổi các đồ tịnh, thổi
các đồ bất tịnh, thổi phẩn uế, thổi nước
tiểu, thổi nước miếng, thổi mủ, thổi máu, tuy vậy gió không
lo âu, không dao động, không nhàm
chán, cũng vậy này La Hầu La
hãy tu tập sự tu tập tâm như gió...‛.
Như đã nói ở
trên, muốn tu tập làm gió để thổi tất cả các ác pháp và các cảm thọ thì
phải biết rõ tánh của gió, tính của gió là thổi
đồ dơ, đồ sạch,
gió đều thổi tất cả
không bỏ sót một
vật nào,
rất bình đẳng
và công bằng.
Vì thế muốn tâm mình làm gió thì phải tu tập như thế nào để tâm trở
thành gió thật sự.
Muốn tâm
thành gió thật sự thì phải
tu tập như thế nào để có một sức lực mạnh mẽ như gió, để khi
sử dụng thì tâm mạnh
như gió mới thổi tan đi mọi ác
pháp. Nếu không tu tập tâm được như gió thì
khó mà thổi tan các ác pháp.
Muốn tu tập được sức
mạnh như gió
thì chúng ta phải
nương vào hơi thở mà
tác ý:
Văn hóa Phật
giáo truyền thống – tập 1
‚Tâm ta phải
như gió, thổi cho thật sạch tất
cả các pháp tham,
sân, si, mạn, nghi, hít vô tôi
biết tôi hít vô, thở
ra tôi biết tôi thở ra‛. Nhớ câu
tác ý này
mà ngày ngày bền
chí tu tập thì tâm
có một nội lực
mạnh sẽ
thổi tan tất cả,
dù là núi
non hùng vĩ,
dù có cứng chắc và trơ trơ như sắt đá vẫn bị sức mạnh của tâm như
gió thổi tan
nát, nếu các bạn tu tập:
‚Có công mài
sắt có ngày nên kim‛.
GIỚI
HÀNH THỨ MƯ ỜI LĂM :
HƯ KHƠNG GIỚI
HÀNH
Bắt đầu học,
tu tập và muốn đạt được một đời sống HƯ KHÔNG GIỚI HÀNH nghiêm chỉnh thì phải
thông hiểu: giới đức, giới hạnh
và giới hành của nó. Vậy giới đức, giới hạnh và giới hành hư không giới hành là
gì?
Giới đức hư
không giới hành
là những lời dạy đạo đức về đời sống của con người tức
là Chánh mạng.
Giới hạnh hư
không giới hành là những lời dạy về Phạm hạnh tức
là oai nghi tế hạnh thường
thể hiện qua hư không
giới hành như: nói,
nín, tiếp giao với mọi
người, v.v.. Những oai
nghi tế hạnh
như vậy được gọi
là Chánh mạng.
Hư không
giới hành là một sự
trống không. Muốn tu tập để trở thành
hư không. Tính của hư
không là
không có một vật gì trú được
dù là vật ác
hay vật thiện,
dù là dơ bẩn hay không dơ bẩn, dù có phiền não hay
không phiền não, dù
có thọ lạc
hay thọ khổ, tính của hư không cũng không dung chứa. Muốn
cho tâm
Văn hóa Phật
giáo truyền thống – tập 1
trở thành
tính của hư không thì hãy lắng nghe lời đức Phật dạy La Hầu La: ‚Này La Hầu La, hãy tu tập sự tu tập như hư không, các xúc khả ái, không khả ái được
khởi lên không có nắm giữ tâm, không có tồn tại. Này La Hầu La,
hãy tu tập
sự tu tập
như hư không...‛.
Muốn tâm được
trở thành như
hư không mà chỉ hiểu suông
thì không bao giờ trở
thành hư không được. Cần
phải có một sự kiên
gan bền chí tu tập hằng
ngày, chứ không
tu theo kiểu tu tập lấy có.
Muốn tâm trở
thành hư không thì phải có pháp hành
tu tập như đức Phật
đã dạy: ‚Hãy tu tập
sự tu tập như hư
không‛. Vậy tu tập sự tu tập như hư không như thế nào?
Các bạn hãy
lắng nghe: Khi ngồi thì các bạn nên
nương vào hơi thở mà
tác ý như câu
này ‚Tâm tôi phải giống
như hư không, không dung chứa một vật
gì cả: tham, sân, si cũng không dung chứa; phiền não, đau khổ, giận hờn,
thương ghét cũng không dung chứa;
bệnh tật khổ
đau, sanh tử gần kề một
bên tâm cũng
không dung chứa...‛, tôi biết tôi hít vô
và thở ra‛. Hay tác
ý một câu
khác như: ‚Tâm
tôi như hư
Trưởng lão
Thích Thông Lạc
không nhất định
không dung chứa ác pháp
và dục, tôi biết tôi hít
vô, tôi biết tôi thở ra‛. Hằng ngày siêng năng tu tập như
vậy thì tâm sẽ như hư không.
Khi đi kinh
hành hay làm bất cứ một công việc gì thì
nên nương tâm theo
hành động làm việc
đó mà tác
ý như trên thì một
ngày không xa tâm các bạn sẽ trở
thành hư không thật sự, có nghĩa là bạn
không còn tham, sân, si, phiền não và khổ đau nữa.
à
GIỚI
HÀNH THỨ MƯ ỜI SÁU:
TỪ GIỚI HÀNH
Bắt đầu học,
tu tập và muốn đạt được một đời sống TỪ GIỚI HÀNH nghiêm chỉnh thì phải thông
hiểu: giới đức,
giới hạnh và giới
hành của
nó. Vậy giới đức, giới hạnh và giới
hành của từ
giới hành là gì?
Giới đức từ
giới hành là những lời dạy đạo đức về đời sống của con người tức là Chánh nghiệp.
Giới hạnh từ
giới hành là những lời dạy về Phạm hạnh
tức là oai nghi tế
hạnh thường thể hiện qua từ
giới hành như:
nói, nín, tiếp
giao với mọi người, v.v.. Những oai nghi tế hạnh như vậy được gọi là
Chánh nghiệp.
Muốn tu tập từ giới hành
thì phải tu tập như thế nào? Chúng ta hãy lắng nghe Đức
Phật dạy La Hầu La về giới này:
‚Này La Hầu La, hãy
tu tập sự tu
tập về
lòng từ. Này La
Hầu La, do sự tu tập về lòng từ, thì cái
gì thuộc về sân tâm sẽ được trừ diệt‛.
Trưởng lão
Thích Thông Lạc
Ở đây
chúng ta hãy ghi nhận
những danh từ này ‚Tu tập sự tu tập
về lòng từ‛. Vậy
tu tập như thế nào để có lòng từ?
Chúng ta
nên trở về
bài kinh Bát Thành thì thấy ngay được sự tu tập. Còn ở đây lời dạy quá cô đọng
khiến chúng ta không biết
pháp hành.
Từ tâm là một
pháp môn trong tám pháp môn độc nhất của Phật
giáo đưa người tu hành đi đến cứu cánh
giải thoát hoàn
toàn mọi sự khổ đau của kiếp làm người. Chúng tôi
xin nhắc lại một lần nữa các bạn nên lưu
ý: ‚Pháp độc nhất thì phải
được đặt trên một nền tảng đạo đức vững chắc, đó là ‚GIỚI LUẬT‛.
Lời dạy
trong kinh Bát Thành, xin các bạn đọc lại: ‚Lại nữa,
này Gia chủ, Tỳ Kheo an trú biến mãn một phương với tâm câu hữu với từ; cũng vậy phương thứ
hai; cũng vậy phương thứ ba,
cũng vậy phương
thứ tư. Như vậy cùng khắp thế gian, trên dưới bề
ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô
biên giới, vị ấy an
trú biến mãn với
tâm câu hữu với từ, quãng đại
vô biên không hận không sân, vị ấy suy tư
và được biết:
‚Tâm từ giải thoát
này là pháp hữu vi do suy tư
tác thành. Phàm sự vật gì
là pháp
Văn hóa Phật
giáo truyền thống – tập 1
hữu vi, do suy tư
tác thành, thời sự vật ấy là
vô thường, chịu sự đoạn
diệt‛. Vị ấy do
vững trú ở
đây, được đoạn
trừ các lậu hoặc, được chứng đạt...‛.
Những từ
chúng ta cần hiểu: An trú, biến mãn một phương,
tâm câu hữu với từ. Vậy an trú nghĩa là gì?
An trú
có nghĩa là
trú ẩn một
nơi an ổn, một nơi được
bao bọc an toàn
không có pháp nào
đến quấy rầy
làm mất an,
làm khổ đau phiền lụy.
An trú với
lòng từ có nghĩa là an trú trong lòng thương yêu của mình đối với tất cả chúng
sanh, không có loài vật nào mà không thương yêu. Người nào an trú được với lòng
yêu thương như vậy là người ấy có chỗ trú ẩn yên ổn mà không có ác pháp nào xâm
phạm được, người ấy là người ở chỗ yên ổn nhất.
Biến mãn một
phương là gì? Biến mãn một phương có nghĩa phủ trùm khắp cùng khắp một
phương, không có chỗ nào là không
có lòng thương yêu nơi phương ấy,
hay nói cách khác là lòng thương yêu tất cả chúng sanh không có bỏ sót một loài
nào trong phương đó.
Tâm câu hữu với từ nghĩa
là gì? Tâm câu hữu
có nghĩa là
‚tâm tập hợp‛
hay ‚tâm kết
Trưởng lão
Thích Thông Lạc
hợp‛. Tập hợp
hay kết hợp có nghĩa là tập hợp hay kết hợp pháp này với pháp kia. Ở đây
tâm câu hữu với
lòng từ. Có
nghĩa là đem tâm
kết hợp với lòng
yêu thương. Pháp
môn của Phật dạy
thường hay có sự kết hợp các
pháp môn khác lại để trở
thành một pháp
môn độc đáo, khi tấn công vào giặc sanh tử với
pháp môn ấy chúng không
thể tránh né
và trở tay kịp
đành phải bị tiêu diệt, vì những pháp môn ấy kết hợp quá chặt chẽ.
Ví dụ 1: Tu
Định Niệm Hơi Thở và kết hợp với lòng từ bằng cách nương vào hơi thở và tác ý: ‚Tất cả chúng sanh đều đau khổ cũng
giống như ta vậy, ta
phải thương yêu chúng
như chính thương yêu ta,
hít vô tôi biết
tôi hít vô, thở ra
tôi biết tôi thở
ra‛. Khi tác ý như vậy và thở đúng năm hơi thở rồi chúng ta tác ý trở lại
câu trên. Cách thức tu tập như vậy gọi là lòng từ câu hữu với hơi thở.
Ví dụ 2:
Đi kinh hành ta
câu hữu với
tâm từ ‚Tất cả
chúng sanh đều có sự đau khổ như
nhau, cũng sợ chết như
ta. Ta phải thương
yêu chúng như chính thương ta,
tôi đi kinh hành tôi biết tôi đi kinh hành‛, khi đi kinh hành
ta đếm đúng
10 bước, đứng lại, nhắc
câu tác ý
trên. Khi tác ý xong
ta lại
bước đi trong im lặng và lắng
nghe từng bước đi mà
Văn hóa Phật
giáo truyền thống – tập 1
âm thanh
tác ý còn
vang mãi trong tâm
chúng ta với lòng thương yêu chân thật
đối với chúng sanh.
Bất cứ làm
công việc gì chúng ta cũng đều có thể tu tập
và kết hợp với lòng từ qua những hành động đang làm việc.
Nhưng các bạn phải nhớ lưu ý một điều là luôn luôn lắng tâm nghe lòng thương
yêu lan mãi khắp trong
tâm hồn của chúng ta theo từng mỗi
bước đi, mỗi hành động làm việc.
Bền chí tu tập
như vậy từ một tháng đến 7 tháng tâm vững trú ở
trạng thái thương yêu này thì đoạn trừ
tất cả các lậu hoặc...,
chưa chứng đạt sẽ được chứng đạt như kinh dạy. ‚Vị ấy do vững
trú ở đây,
đoạn trừ được các lậu
hoặc... chưa chứng đạt được chứng đạt‛.
GIỚI
HÀNH THỨ MƯ ỜI BÂY :
BI GIỚI HÀNH
Bắt đầu học,
tu tập và muốn đạt được một đời sống BI GIỚI HÀNH
nghiêm chỉnh thì phải
thông hiểu: giới đức, giới hạnh và giới
hành của
nó. Vậy giới đức, giới hạnh và giới
hành của bi giới hành là gì?
Giới đức bi
giới hành là những lời dạy đạo đức về đời sống của con người tức là Chánh nghiệp.
Giới hạnh bi
giới hành là những lời dạy về Phạm hạnh
tức là oai nghi tế
hạnh thường thể hiện qua bi
giới hành như:
nói, nín, tiếp giao với mọi người, v.v.. Những oai nghi tế hạnh
như vậy được gọi là Chánh nghiệp.
Trước khi học
và tu tập Bi giới hành thì chúng
tôi xin nhắc lại Từ giới
hành, như các bạn đã biết tâm từ là lòng thương yêu tất
cả chúng sanh; còn
tâm bi là lòng thương
xót tất cả chúng sanh.
Thương yêu
và thương xót
không giống nhau các bạn ạ!
Thường người ta hay
ghép hai từ này lại làm một từ
kép “TỪ BI” để chỉ
cho
Văn hóa Phật
giáo truyền thống – tập 1
lòng thương
yêu rộng lớn vĩ đại hơn cả lòng bác ái,
nhưng trong Phật
giáo thì nó được
chia ra làm hai từ rất rõ ràng,
vì hai từ này là hai pháp môn để tu tập, cho nên tâm từ khác tâm bi. Hai tâm
này có công dụng khác nhau để đối trị
hai ác pháp trong tâm con người.
1/ Lòng từ đối
trị tâm sân hận.
2/ Lòng bi đối
trị tâm hãm hại.
Do lòng
thương yêu của tâm từ mà tâm sân hận của chúng ta không phát khởi và được tiêu
diệt, bởi lòng thương yêu luôn luôn sẵn lòng tha thứ dù bất cứ một điều ác gì.
Do lòng thương
yêu mà ta vượt qua tất
cả mọi ác pháp và tất cả các chướng ngại vật đang tác động vào thân tâm
ta.
Do lòng
thương xót thấy mọi vật đau khổ, tàn héo, khô cằn, đang rên la kêu khóc, đang
quằn quại rên rỉ khiến ta cầm lòng không được, nên bỏ qua tất cả lỗi lầm mà họ đang
cố hại chúng ta. Lòng bi
khiến cho ta nhớ đến những nỗi
thương đau chung
của muôn loài
chúng sanh, do đó chúng ta không nỡ lòng nào ghen ghét, ganh tị cố tâm
làm hại chúng được. Chúng sanh đã từng
chịu nhiều khổ đau trong qui luật của nhân quả. Thế sao ta lại nỡ đành lòng làm
hại chúng?
Trưởng lão
Thích Thông Lạc
Làm giảm sự
đau khổ cho đời thì ta nên cố gắng hết mình
để không làm hại mình
hại người hại cả
hai. Lời đức Phật dạy La
Hầu La còn văng vẳng mãi bên tai: ‚Này
La Hầu La, hãy tu tập sự tu tập về
lòng bi. Này La Hầu La, do tu tập sự tu
tập về
lòng bi, cái gì
thuộc về hại tâm sẽ được trừ diệt‛.
Muốn tu tập
về phương pháp này cho có hiệu quả thì
các bạn nên dùng pháp
như lý tác ý và hơi thở
hay đi kinh hành. Hơi thở hay đi kinh hành là chỗ tựa nương của tâm để bạn tác ý
thực hiện được
lòng bi. Nhờ
có tu tập được
như vậy, bạn sẽ không có phiền não, tham, sân, si, oán ghét, thù hận để hại người
hại vật, hại mình, hại cả hai.
Trong cuộc
đời có nhiều
người tâm nhỏ mọn ích
kỷ có chuyện
gì không đúng sở
thích của mình, không hợp với
mình thì tìm cách nói xấu, nói điều này,
nói điều khác, mục đích là để hại người, làm
cho người khác bị khinh
chê hoặc dùng lời mạt sát, mạ lị người
khác, làm cho họ không ngóc đầu
lên với thiên hạ!
Phần nhiều
trong cuộc đời này họ hại nhau giết nhau bằng ngôn ngữ nhiều nhất. Không những
người ngoài đời mà trong các tôn giáo, nhất
là Phật giáo,
tuy ngoài miệng
nói từ, bi, hỷ,
xả, nhưng trong
tâm chất chứa
gươm đao,
Văn hóa Phật
giáo truyền thống – tập 1
dao, mác,
v.v.., dùng ngòi bút mạ lị, mạt sát để thỏa lòng tham vọng, danh lợi.
Bởi vậy nếu
không biết tu tập tâm từ, tâm bi,
tâm hỷ, tâm xả thì từ,
bi, hỷ, xả chỉ là những danh từ suông rỗng tuếch. Cho nên
tâm từ, tâm bi, tâm hỷ, tâm xả không tu tập đúng pháp thì không
bao giờ có tâm từ, tâm
bi, tâm hỷ, tâm xả được. Vậy
tu đúng pháp
như thế
nào?
Chúng ta tìm
nơi vắng
vẻ như gốc
cây, cánh đồng hoang vắng, bờ suối, nghĩa
địa, nhà mồ. Tìm nơi vắng vẻ xong ta ngồi kiết già, lưng thẳng để
thân tâm được
đi vào yên lặng xong thì ta
mới bắt đầu
tác ý: “Hít
vô tôi biết
tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra‛, khi tác ý như
vậy ta hãy lắng tâm
nghe hơi thở
vô ra. Khi hơi thở
vô ra đều đặn
ta lại tác
ý ‚Lòng thương xót
chúng sanh phải phủ
trùm mười phương không bỏ sót một
chúng sanh nào cả, hít vô tôi
biết tôi hít vô, thở
ra tôi biết tôi thở ra‛.
Khi tác ý như vậy xong,
ta hãy lắng nghe hơi thở ra vô với lòng thương xót đối với tất cả chúng
sanh. Hoặc tác ý ngắn như:
‚Hít vô tôi biết tâm
tôi thương xót
chúng sanh, thở ra tôi biết tâm tôi thương xót tất cả chúng
sanh‛. Và thế tiếp tục tu tập như thế
thì kết quả đến với ta
là ta không
bao giờ
Trưởng lão
Thích Thông Lạc
còn làm khổ mình,
khổ người và khổ tất cả
chúng sanh nữa; ấy là giải thoát các bạn ạ! Các bạn đừng nghĩ giải thoát là những
điều cao siêu mà thành ra không tưởng.
à
GIỚI
HÀNH THỨ MƯ ỜI TÁM:
HỶ GIỚI HÀNH
Bắt đầu học,
tu tập và muốn đạt được một đời sống HỶ GIỚI HÀNH nghiêm chỉnh thì phải thông
hiểu: giới đức,
giới hạnh và giới
hành của
nó. Vậy giới đức, giới hạnh và giới
hành của hỷ
giới hành là gì?
Giới đức hỷ
giới hành là những lời dạy đạo đức về đời sống của con người tức là Chánh nghiệp.
Giới hạnh hỷ giới
hành là những
lời dạy về Phạm hạnh
tức là oai
nghi tế hạnh
thường thể hiện qua hỷ
giới hành như:
nói, nín, tiếp giao
với mọi người,
v.v.. Những oai
nghi tế hạnh như vậy được gọi là
Chánh nghiệp.
Hỷ giới hành
tu tập cũng giống như Bi giới hành. Vậy muốn
tu tập Hỷ giới hành
ta hãy lắng nghe đức Phật dạy La Hầu La:
‚Này La Hầu La,
hãy tu tập sự tu tập về Hỷ giới. Này
La Hầu La do
tu tập
sự tu tập về tâm hỷ.
Cái gì thuộc về bất lạc sẽ được
diệt trừ‛.
Trưởng lão
Thích Thông Lạc
Theo
như lời dạy trên
đây chúng ta lưu
ý sự tu tập về tâm hỷ và cái gì thuộc về bất lạc sẽ được diệt trừ. Tu tâm hỷ sẽ
diệt trừ tâm bất lạc, Vậy tâm bất lạc là gì?
Tâm bất lạc là
tâm phiền não,
khổ đau lo rầu, sợ hãi, khóc
thương, tâm trạo hối tâm loạn động, v.v..
Vậy tu tập sự
tu tập về
tâm hỷ như thế
nào?
Trong kinh Bát
Thành dạy: ‚Này
Gia
chủ, Tỳ
Kheo an trú biến mãn một
phương với tâm câu hữu với hỷ, cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư. Như
vậy cùng khắp thế giới trên dưới bề ngang, hết thảy phương dưới cùng khắp vô biên giới,
vị ấy an trú biến mãn với tâm kết hợp với
hỷ quảng đại vô biên không hận, không sân, vị ấy suy tư và
được biết : ‚Hỷ tâm giải thoát này là
pháp hữu vi, do suy tư tác thành. Phàm sự vật gì là pháp hữu vi, do suy
tư tác thành thời sự vật ấy là vô thường, chịu sự đoạn diệt’’. Vị ấy do vững
trú ở đây‛.
Đoạn kinh trên
giải thích cho
chúng ta biết sự
tu tập tâm hỷ, có
nghĩa là phải
luôn luôn tác ý
lòng hân hoan đối với vạn vật chỗ
Văn hóa Phật
giáo truyền thống – tập 1
nào cũng có
lòng hân hoan. Do chỗ nào cũng có lòng hân hoan, nên các ác pháp và chướng ngại
pháp sẽ được hóa giải không còn tác dụng vào thân tâm chúng ta được khiến cho tâm
hồn lúc nào cũng vui vẻ, an lạc và hạnh phúc.
Chúng ta biết
rằng lòng hân hoan vui vẻ hạnh phúc đó chỉ là pháp hữu vi tạm thời; nó là
pháp vô
thường luôn chịu sự hoại
diệt, chứ không phải trạng
thái hoan hỷ
này là vĩnh viễn,
nhưng nhờ trú
vào nó mà
các ác pháp không tác động vào thân tâm ta được. Do
thân tâm không bị
ác pháp tác động vào được nên cứu
cánh tại nơi
đó chứ không
phải tâm hoan hỷ. Biết tâm hoan hỷ là pháp hữu vi vô
thường, nhưng ở đây đức Phật dạy chúng
ta nên vững trú ở
trạng thái hoan hỷ này vững tâm giữ gìn trạng thái
này thì sẽ đoạn trừ
được tất cả các lậu hoặc và như vậy những gì ta chưa chứng
đạt sẽ được chứng đạt.
Trở lại đoạn
kinh giáo giới La Hầu La. đức Phật dạy:
‚Hãy tu tập sự tu tập
về tâm hỷ, cái gì thuộc về bất lạc sẽ được đoạn trừ‛.
Đoạn kinh
trên đã trả lời câu hỏi thứ nhất, còn câu hỏi thứ hai: “bất
lạc sẽ được đoạn
trừ”. Vậy bất lạc là gì?
Trưởng lão
Thích Thông Lạc
Bất lạc tức
là lậu hoặc bất lạc là sự chưa chứng đạt.
Trong bài
kinh này dạy chúng ta nên vững trú ở trạng
thái hoan hỷ thì chưa chứng đạt sẽ
được chứng đạt.
Muốn an trú
được ở trạng thái tâm hỷ thì không có
pháp nào hơn là pháp
như lý tác ý
cùng với hơi thở.
Muốn tu tập kết quả được giải
thoát như vậy, ta thường nhắc
tâm: ‚Trước các ác
pháp và các chướng ngại pháp tâm ta
phải luôn luôn hoan hỷ
vui vẻ. Ta biết ta
hít vô, ta biết
ta thở ra‛. Nên nhớ cứ an
trú theo
pháp này những gì chưa chứng đạt ta sẽ được chứng đạt, đừng cầu, đừng muốn
mau, chỉ cần hằng ngày giữ gìn tâm đừng mất lòng hoan hỷ, đừng mong cầu gì cả
thì có ngày sự chứng đạt sẽ đến, các bạn ạ!
à
GIỚI
HÀNH THỨ MƯ ỜI CHÍN:
GIỚI XÂ HÀNH
Bắt đầu học,
tu tập và muốn đạt được một đời sống GIỚI XẢ HÀNH nghiêm chỉnh thì phải thông
hiểu: giới đức,
giới hạnh và giới
hành của
nó. Vậy giới đức, giới hạnh và giới
hành giới xả
hành là gì?
Giới đức giới xả hành là những lời dạy đạo đức về đời sống
của con người tức là Chánh nghiệp.
Giới hạnh giới
xả hành là những lời dạy về Phạm hạnh tức
là oai
nghi tế hạnh thường thể hiện qua giới
xả hành như:
nói, nín, tiếp
giao với mọi người, v.v.. Những oai nghi tế hạnh như vậy được gọi là
Chánh nghiệp.
Tu tập Giới
xả hành cũng giống như tu tập Giới hỷ hành. Vậy muốn biết cách thức tu tập
chúng ta
nên lắng nghe đức Phật dạy
La Hầu La: ‚Này La Hầu La, hãy tu tập sự
tu tập về tâm xả, này La Hầu La, do tu tập sự tu tập về tâm xả, cái gì thuộc về
hận tâm sẽ được trừ diệt‛.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!