Thứ Tư, 28 tháng 8, 2013

VĂN HÓA PHẬT GIÁO TRUYỀN THỐNG TẬP 1-7


nhạc kịch v.v.. Đừng nghĩ rằng: cõi Cực Lạc, Thiên Đàng  là  nơi  lều  quán  buôn  bán  ăn  uống, vui chơi ca hát. Vì buôn bán ăn uống vui chơi ca hát là còn sống trong cảnh dục lạc thế gian, thì làm  sao gọi   đó là  cảnh  Thiên  Đàng,  Cực  Lạc được. Phải không quý vị?
Cho nên ngay tại thế gian chúng ta sống ngày ăn một bữa là chuẩn bị cho mình  một cuộc sống   nơi  Cực  Lạc,  Thiên  Đàng  hay  nói  cách khác  là  chúng  ta  đã  biến  cảnh  thế  gian  thành Cực Lạc, Thiên Đàng đó rồi.
Bởi vậy ăn ngày một bữa, chúng ta suy ngẫm cho thật kỹ, thì chúng  ta cảm thấy thân, tâm  mình  thanh  thản,  an  lạc  và  vô  sự.  Thân tâm thanh thản, an lạc và vô sự thì không phải nơi đó là Thiên Đàng, Cực Lạc sao?
Có  chú  Huệ  Cần  xin  vào  tu  viện  tu  tập. Mới  những  ngày  đầu  chú  quá  thích  bảo:  ‚Ôi! Đời sống ở  đây như  Tiên trên trời, ăn ngày một bữa, không làm gì cả, ở  không  suốt cả ngày,  ngồi  chơi  thảnh thơi   thật là  tuyệt vời’’ . Nhưng  lần lượt tâm đời của chú sống dậy chú cảm thấy cô đơn, buồn tẻ, nhớ cha, nhớ mẹ, nhớ nhà cửa, nhớ bạn bè v.v.. kế tiếp hôn trầm, thùy miên, loạn tưởng khởi lên tấn công đánh chú.  Do đó,  chú  chịu  hết  nổi,  liền bỏ  cảnh  giới


Tiên chạy  về  nhà  sống  cảnh  trần  tục  với  cha
mẹ.

Bởi vậy, ai cũng muốn tu tập để được   vãng sanh  về  Cực  Lạc,  để được   sanh  về  cõi  Trời,  để được về cảnh giới Niết Bàn, để được   trở về bản tánh  của  mình.  Nhưng  khi được trở  về  thì ai cũng chạy trốn.
Ở  thế gian mọi người cứ ngỡ tưởng rằng: ở cõi  Cực  lạc,  Thiên  đàng  cũng  giống  như  ở   thế gian, có nhiều lều quán ăn uống ca nhạc suốt ngày đêm, v.v.. Sự nghĩ tưởng như vậy không đúng, các bạn ạ!
Cõi  Trời,  cõi  Cực  lạc,  ở   đó    không  có  lều quán buôn bán ăn uống và người ta cũng không có ăn uống  như quý  bạn! Ở  đó   chỉ  có cuộc  sống trầm lặng độc cư, họ không có nói chuyện với nhau,  vì  thế  mới  gọi  là  cõi  Cực  Lạc,  Thiên Đàng.
Các bạn có biết không? Với tâm hồn người thế gian của chúng ta mà sống trong các cõi đó thì cô  đơn buồn  lắm  các  bạn  ạ!  Chắc  chắn  các bạn cũng không hơn gì chú Huệ Cần.
Tưởng   cõi   Cực   Lạc   Tây   Phương  và   cõi Thiên Đàng là sung sướng lắm, là đầy đủ lắm, muốn  chi  có  nấy.  Thưa các  bạn! Các  bạn tưởng như vậy là sai, vì cõi đó người ta không còn dục,


nên  không  còn  ai  ham  muốn  vật  gì  hết.  Ăn, ngủ,  vui  chơi  ca hát  người  ta  cũng  không  ham muốn, nên ở đó   vắng lặng. Ở đó  người ta không thích  ăn,  nên  người  ta  cũng  không  có  làm  việc như ở   cõi  thế  gian,  họ  sống  vô  sự  rất  là  thảnh thơi, an nhàn. Vả lại người ta không có nói chuyện với nhau, thường sống cô đơn một mình, nên  cảnh  giới  ở   đó    rất  là  im  lặng,  không  có tranh luận  hơn thua,  không  có  tranh cãi,  đánh nhau, không có đua đòi vật chất như ở  thế gian.
Để   được vào  cảnh  giới   đó nên  đức   Phật trang  bị  cho chúng  ta  mười  giới  Thánh  Sa Di. Khi chúng  ta  bỏ  thân  này  thì được vào  ngay liền. Muốn vãng sanh Cực Lạc, muốn lên Thiên Đàng, muốn vào Niết Bàn mà ngay bây giờ các bạn không tập sống đời sống trên các cõi đó  thì các  bạn  làm  sao sống  trong  các  cõi  đó   được. Phải không các bạn?
Các  bạn  về  tu  viện  Chơn  Như  là  các  bạn đang  tập  sống  làm  Thánh  A  La  Hán,  làm  Bồ Tát, làm Phật, để sau này rời bỏ thế gian về các cõi đó. Thế mà về đây các bạn sống không được thì các bạn đừng mong về các cõi đó được. Dù có cho các  bạn  về  đó   thì chừng  ít hôm  các  bạn cũng xách gói chạy về trần gian sống trong mùi tục lụy khổ đau.


Nếu  các  bạn  không  tu  tập  ăn  ngày  một bữa,  không  sống  độc cư trầm  lặng  thì làm  sao quý  bạn  sống hòa  nhập  với  các  cõi  đó  được. Vì thế  đức  Phật  thích  Ca Mâu  Ni biết rất  rõ  điều này,  nên  Ngài  mới  dạy  chúng  ta  ăn  ngày  một bữa và cấm không cho ca hát và nghe ca hát là để  chúng ta có dịp hội tụ, hoà nhập vào các thế giới chư Phật, thế giới Niết bàn.
Nếu quý  vị không chuẩn bị cho mình  sống làm quen với thế  giới  chư Bồ Tát, chư Phật  thì chúng  tôi  nghĩ  rằng  quý  vị  khó  mà  hoà  nhập vào một đời sống khác hơn đời sống thế tục.
Cho  nên  giới  không  ăn  uống  phi  thời  là một giới rất quan trọng cho quý vị để  hoà nhập vào đời sống Thánh thiện.
Ăn ngày một bữa chỉ có những Bồ Tát, những A La Hán và chư Phật thì mới sống nổi, còn không sống được  như vậy, thì không thể gọi đó  là Thánh Tăng, Thánh Ni,  hay Thánh Cư Sĩ được.
Thánh đức ly dục ly ác pháp trong ăn uống mà người tu sĩ Phật giáo cần phải tu tập và giữ gìn nghiêm chỉnh thì sự ganh đua bon chen tìm danh lợi, tìm ăn uống mới chấm dứt.
Người  ăn  ngày  một  bữa  thì còn  gì mà  bon chen danh  lợi. Phải  không  quý  bạn? Người  đời


chỉ  vì  ăn  uống  nên  biến  họ  thành  ra là  loài động vật, loài động vật chỉ biết ganh đua cho sự sống để ăn uống mà thôi.
Người  tu  sĩ  khi ăn  ngày  một  bữa  thì chùa to cũng không ham, Phật lớn cũng không thích, chỉ còn thích sống với một tâm hồn thanh thản, an lạc và vô sự.
Ngày tháng trôi qua với nội tâm an ổn, không  có  một  pháp  nào  tác  động  vào  tâm  hồn họ  được, ngay  cả  mọi  cảm  thọ  khổ  đau  cũng không làm lay chuyển tâm họ được.
Giới  cấm  không  ăn  phi  thời  nghe  thì rất đơn giản,  nhưng  mấy  ai  sống  đúng,  làm  đúng, chỉ  vì  tâm  họ  chưa ly  dục  ly ác  pháp,  nên  sự tham  đắm  về  ăn  uống  còn  nặng  nề,  khiến  cho họ tìm cách bẻ vụn giới, bằng ăn uống cách này hoặc  bằng  cách  khác  như:  không  ăn,  thì họ uống sữa hay nước trái cây, hoặc chanh đường, bột nước khuấy loãng. Tuy sống như vậy nhưng đó cũng là hình thức ăn uống phi thời. Những hành động này đều có thể vi phạm Thánh hạnh ly dục.
Con đường tu tập giải thoát để ra khỏi nhà sanh tử,  thì giới  hạnh  không  ăn  uống  phi  thời là một điều hết sức quan trọng và rất cần thiết cho người tu sĩ đệ tử Phật.



Vì Thánh hạnh đệ  tử Phật là Thánh hạnh giải  thoát,  chúng ta  há  nỡ  nào  vi phạm để  mọi người khinh chê Phật giáo, để cho tâm mình không được giải thoát.
Vì Thánh hạnh của một vị Thánh Tăng, Thánh  Ni và  Thánh  cư sĩ  chúng  ta  há  nỡ  nào ăn  uống  phi  thời  để  đánh  mất  Thánh  hạnh  ly dục ly ác pháp này, thì còn gì là một tu sĩ mang đầy đủ ý nghĩa giải thoát của đạo Phật.
Thánh hạnh này không giữ trọn thì con đường tu kia  làm sao chứng được quả Thánh. Thánh sao còn ăn uống phi thời.
Người  cư sĩ  phải  biết  cúng  dường  và  tôn kính  những vị Thánh Tăng, Thánh Ni, họ là những  vị  không  phạm   giới,  không  phá  giới. Mười  Giới  Đức  Thánh  Sa  Di  rất  lợi  ích  cho mình,  cho Phật giáo.
Tại  sao vậy?  Tại  vì  một  vị  Thánh  Tăng thân tâm của họ đã ly dục ly ác pháp.
Người  thân  tâm  đã  ly  dục  ly  ác  pháp  mà quý  Phật  tử  được cúng  dường  thì phước  báu  vô lậu kia có ngày quý vị sẽ được thọ hưởng. Còn cúng  dường  cho những  vị  Tăng  phạm  giới  luật ăn uống phi  thời thì phước báo vô lậu quý vị sẽ không  còn  có  dịp gặp  nữa.  Riêng  tu  sĩ  phạm


giới  này  kiếp  sau sẽ  làm  thân  trâu  bò,  tôi,  tớ, quân lính  hầu hạ quý vị.
Giới đức Thánh không ăn uống phi thời, người  tu  sĩ  Phật  giáo  cần  phải  cố  gắng  giữ  gìn vì đó là một hạnh ly dục của bậc Thánh Tăng, Thánh Ni và Thánh cư sĩ không phải người phàm phu sống được.  Xin quý vị lưu ý cho.



à


 GIỚI   Đ  ỨC   SA    DI   THỨ    M  ƯỜI:

KHƠNG CÇT GIỮ TIỀN BÄC CHÅU BÁU

Không cất giữ tiền bạc, vàng ngọc, châu báu  là  một  ĐỨC  LY  THAM. Người  xuất  gia  cũng như người tại gia cần phải học hiểu và sống cho đúng giới luật đức hạnh này để  không còn bị nô lệ cho tiền bạc.
Tại  sao  trong  đạo  Phật  lại  có  giới  luật không cất giữ tiền bạc mà các tôn giáo khác lại không có?
Đạo  Phật  là  đạo ly  dục, vì thế  nên  mới  có giới không cất giữ tiền bạc của báu, còn các tôn giáo khác thì không có ly dục.
Không cất giữ tiền bạc của báu là một giới đức   Thánh  hạnh  ly   tham   của  bậc   xuất   gia. Người  còn  cất  giữ  tiền  bạc  là  người  còn  tâm tham, dù  người đó được   tấn phong Hoà Thượng, Thượng  Tọa, Đại  Đức  Tăng,  Ni và  dù  được mọi người kính  nể, tôn trọng, nhưng những tu sĩ ấy vẫn còn tâm tham cũng giống như tất cả những người phàm phu khác.


Người muốn xa lìa tâm tham, sân, si thì không  nên  cất  giữ  tiền  bạc,  vì cất  giữ  tiền  bạc mà  muốn  ly  tâm  tham,  sân,  si  thì không  bao giờ ly được, đó  là một điều xác quyết nhất định trong đạo Phật là như vậy. Còn cất giữ tiền bạc mà  tu  theo  đạo  Phật  thì uổng  công,  dù   có  tu hành   ngàn   kiếp cũng   khó   tìm  được sự   giải thoát.
Tham tiền ở  đây quý vị đừng nghĩ là tham lam trộm cắp, mà tham ở  đây có nghĩa là ham tiền, ham bạc, ham danh,  ham lợi tức  chữ ham là  ưa thích.  Ưa  thích  tiền,  ưa thích  danh,  ưa thích lợi... Tâm còn ưa thích tiền, danh, lợi... là ưa thích ngã. Cho nên người ta thường nói vô ngã, nhưng còn cất giữ tiền bạc là còn nuôi ngã, còn  phục  vụ  cho  ngã,  là  tôi  tớ  cho  ngã,  chứ không phải là vô ngã.
Giới không cất giữ tiền bạc là đức hạnh ly tham diệt ngã, nếu ai giữ trọn giới này thì tâm tham bị diệt và ngã kia sẽ bị triệt tiêu.
Vì sự  nghiệp giải  thoát  chúng  ta  phải  giữ gìn  nghiêm  chỉnh  giới  không  cất  giữ  tiền  bạc. Chỉ trong đạo Phật mới có giới đức ly tham này để diệt  ngã xả tâm, còn tất cả các tôn giáo khác đều không có giới này như trên đã nóiù.
Ngày xưa từ chỗ giàu sang vua chúa, để  đi đến  chỗ  nghèo  cùng  chỉ  còn  đi  xin  ăn,  không


còn cất giữ một đồng xu trong túi, đức Phật đã phải trăn trở vì bản ngã của mình. Cuối cùng Ngài  quyết  tâm  thực  hiện  một  đời sống  vô  ngã và  chứng  đạo.  Nếu  chúng  ta  không  noi  theo gương Người mà còn có một đồng xu dính túi thì chưa chắc  chúng  ta  đã  diệt được ngã,  xả  được tâm.  Và  tu  như  vậy  thì chẳng  bao giờ  làm  chủ sanh tử và chấm dứt luân hồi.
Giới đức không cất giữ tiền bạc sẽ giúp chúng  ta  diệt được  ngã,  xả  được tâm  một  cách dễ  dàng.  Trong  thời  đại  chúng  ta  chỉ  có  những tu sĩ khất sĩ mới làm được những Thánh hạnh này, nhưng số này cũng rất là hiếm.
Không cất giữ tiền bạc, châu báu, ngọc ngà có nhiều điều lợi ích rất lớn cho sự tu hành của chúng ta:
1-    Tâm hồn vô sự, thanh thản và an lạc, không  sợ  trộm  cướp,  thân  tâm  không  cực  nhọc lo  xây  cất  chùa  cao cửa  rộng  sang đẹp. Ngược lại các nhà Đại thừa vì cất giữ tiền bạc nên tâm không vô sự, không thanh thản và an lạc, nên thường  sinh  ra nhiều  công  việc  như:  xây  cất chùa  to  Phật  lớn,  tạo  cảnh  quan  đẹp mắt,  để quyến  rũ  du  khách  tham  quan,  khiến  nơi  tu hành  không  còn  thanh  tịnh  mà  trở  thành  khu du lịch kinh doanh làm giàu.


2-    Có  tiền  tâm  dục  dễ sanh, nhất  là  ngũ dục lạc: sắc, danh, lợi, thực, thùy. Năm điều này tâm dễ  bị cám dỗ  và sa ngã. Bằng chứng chúng ta  đã  tận  mắt  thấy  quý  Thầy  không  có  một  vị nào không rơi vào năm điều trên.
3-    Có  tiền  bị  đồng  tiền  sai  khiến,  mua sắm  cái  này,  cái  khác.  Ví dụ: ăn  uống  thì phải ăn ngon, cao lương mỹ vị; nhà ở  thì phải phòng ốc sang đẹp; giường nằm thì phải rộng lớn, mền êm, nệm ấm; di chuyển thì xe cộ đủ  loại; trang trí trong nhà thì đồ đạc  đủ mọi thứ: nào là tivi, tủ lạnh, máy giặt, máy điều hòa, v.v..
4-    Y áo  không  còn  ba y một  bát,  mà  cả rương, cả tủ. Y áo không còn là y phấn tảo mà toàn  là  bằng  những  vải  đẹp, bóng  tốt  hàng nhập, v.v..
Người đời làm nô lệ  cho tiền bạc mà không biết,  tiền  bạc  sai  khiến  họ  như  tên  nô  lệ,  như tôi tớ trong nhà, còn tệ hơn nữa như con bò, con trâu, con ngựa, v.v.. bị gác ách, gác xe trên vai, trên cổ.
Khi bị tiền bạc sai khiến thì tâm dục triển khai.   Tâm  dục  triển  khai  thì khổ  đau  chồng
chất.

Người  không  cất  giữ  tiền  bạc  thì tâm  dục dù  có  muốn  cái  gì cũng  không  thực  hiện  được.


Ví  dụ: một  người  nghèo  không  có  tiền  bạc  nên dù   họ  có  muốn  nhà  cao cửa  rộng  sang  đẹp, ruộng  đất  nhiều,  xe  cộ,  v.v..  cũng  chẳng  mua sắm được, nhưng họ vẫn nuôi hy vọng muốn có nên  tâm  dục  còn  mãi  không  dứt.  Ngược  lại, người tu sĩ Phật giáo vì muốn ra khỏi nhà sanh tử nên họ tự nguyện  không cất  giữ tiền  bạc, để khi tâm dục khởi muốn cái gì thì họ mới có thể đủ  sức ngăn và diệt tâm dục  đó, còn nếu cất giữ tiền  bạc  thì rất  khó  hàng  phục  tâm  dục  được. Tại sao vậy?
Tại vì tâm chúng ta rất khôn khéo và gian xảo,  lừa  đảo  chính  chúng  ta,  nó  chạy  theo  tâm dục mà  bảo rằng:  ‚Ta làm  Phật  sự, vì chúng sanh, vì Phật  giáo‛,  do lý  luận  như  vậy  nên lấy tiền xây chùa to Phật lớn  để thỏa mãn tâm, chạy theo danh lợi thế gian, chứ không phải để nhiếp phục mọi người theo Phật giáo, làm cho Phật giáo hưng thịnh. Nhưng với lý luận làm Phật sự, độ chúng sanh để che đậy tâm danh lợi của  nó  và  nó  còn  lý  luận  rằng:  ‚Ta có  làm  gì cho  cá  nhân  ta  đâu  mà  gọi rằng ta  chạy theo dục danh lợi?‛. Do lý luận này mà các tu sĩ  học  giả  đều  bị  phạm  giới, phá  giới  cất  giữ tiền bạc; do lý luận này mà các tu sĩ học giả tu hành  chẳng  bao giờ  tâm  ly dục  ly  ác  pháp  và mãi mãi muôn đời tu hành chẳng làm chủ sanh,


già, bệnh, chết. Uổng thay một đời tu hành không sáng suốt, đã  bị tâm mình  lừa đảo mình, chạy  theo  dục  mà  không  biết,  chạy  theo  danh lợi mà không hay. Thật đáng thương vậy.
Giới  đức  Thánh  Tăng  không  cất  giữ  tiền bạc  đã   xác  định cho quý  vị  Hòa  Thượng  biết rằng:  họ  đã  đánh  mất  Thánh  hạnh  của  chính họ,   khiến   cho  họ   không   còn   xứng   đáng   là Thánh  đệ   tử  của  Phật  nữa,  họ  đã   biến  mình thành  người phá  hoại  Phật  giáo mà  không biết (Giới luật còn là Phật giáo còn, giới luật mất là Phật giáo mất), họ đã biến mình thành Ma Ba Tuần trong Phật giáo mà không hay. Thật đáng thương vậy!
Thưa quý  vị! Mục đích bỏ cuộc  đời  đi tu là để  tìm sự  giải  thoát  ra khỏi  nhà  sanh  tử  luân hồi  và  cũng  để   trở  thành  những  bậc  Thánh Tăng,  Thánh  Ni xứng  đáng  là  đệ  tử  của  Phật. Cớ sao quý  vị  lại  cất  giữ tiền bạc để  phạm giới Thánh  đức  như  vậy,  làm  ô   nhục  cho Phật  giáo như  vậy,  quý  vị  có  xấu  hổ  hay  không?  Có  tự thấy đau lòng hay không?
Không cất giữ tiền bạc, nên gọi người đó sống  Thánh  hạnh  ly  dục.  Sống  Thánh  hạnh  ly dục là sống  đời phạm hạnh của một bậc Thánh Tăng,  Thánh  Ni.  Do  sống  Thánh  hạnh  không


cất giữ tiền bạc khiến cho thân tâm ly khai dục nhiễm của mùi tục lụy thế gian.
Không cất giữ tiền bạc là một phương cách giúp cho thân tâm của các bạn không thực hiện được  sự ham muốn, vì không có tiền nên không làm  theo  ham  muốn  được. Đó  cũng  là  cách  ly dục  ly  ác  pháp  tuyệt  vời.  Người  có  tâm  quyết tìm cầu  sự  giải  thoát  thì sự  không  cất  giữ  tiền bạc rất là hữu hiệu cho sự giải thoát.
Bởi  vì  chúng  ta  ai  cũng  đều biết  giới  cấm không  cất  giữ  tiền  bạc  là  giúp  cho chúng  ta  ly dục ly  ác  pháp  dễ  dàng,  có  tiền  thì tâm  dục  dễ sanh và rất khó thắng nó, vì có tiền nó đòi hỏi mua đủ thứ.
Chúng ta nhìn  thấy các nhà sư, thầy vì cất giữ  tiền  bạc  mà  phạm  giới luật  này  nên  đời sống của họ như những người giàu có. Và cuối cùng  những  vị  sư thầy  này  tu  hành  không  giải thoát  mà  còn  bị  nô  lệ   cho tiền  bạc,  vật  chất, danh và lợi thế gian.
Chúng  tôi  đứng  trên  mười  giới  đức  Thánh Sa Di  này mà  nói ra, xin  các bạn chỉ  cần  lưu ý là  thấy  rõ  các  nhà  tu  Đại  thừa,  tuy  có  10 giới của  Sa Di,  mà  các  vị  HT,  TT,  ĐĐ,  Tăng,  Ni chưa chắc họ đã giữ được trọn vẹn, hay nói cách khác dù chỉ là một, hai giới trong 10 giới cũng chưa chắc  họ  đã  giữ  được. Nhìn  thấy  lối  sống


phạm   giới,  phá  giới,  bẻ  vụn  giới  của  họ  mà chúng  tôi  thật  sự  đau lòng  cho Phật  giáo  ngày nay. Phải không quý vị !?
Quý thầy theo kinh sách phát triển Đại thừa đã biến Phật giáo thành một  cái nghề mê tín, để  dễ  lừa  đảo  người  khác.  Giới  luật  cấm  tu sĩ còn đó:  ‚Một tu sĩ  không  nên  cất  giữ  tiền bạc‛, thế mà họ có hàng tỷ tỷ bạc trong ngân hàng.  Thật  là  hết  chỗ  nói,  trên  đời  này,  không ai  giàu  có  hơn các  thầy  tu  theo  kinh sách  phát triển.
Đạo  Phật  dạy:  ‚xả  phú cầu  bần‛.  Còn bây giờ các thầy phát triển dạy: ‚xả bần cầu phú‛ để cho phù hợp với thời đại.
Nhìn  qua 10 giới cấm  này,  ta  nhận  xét  tu sĩ  thời  nay  không  còn  mục  đích  tu  giải  thoát, chỉ  còn  tu  danh  tức  là  ăn  học  có  cấp  bằng  cao, tu lợi tức là phải có tiền nhiều, có Phật tử đông.
Người tu sĩ còn cất giữ tiền bạc là không đúng người tu sĩ của Phật giáo. Giới Đức Thánh Hạnh ly tham  này  đã  xác  định rõ  ràng.  Nếu một tu sĩ còn vi phạm 10 giới này thì đương nhiên  con  đường  tu  giải  thoát  đã   không  còn
nữa.

Tóm  lại,  muốn  tu  giải  thoát  ra khỏi  tam độc   tham,  sân,  si  thì phải  giữ  gìn  giới  luật


nghiêm chỉnh mà giới không cất giữ tiền bạc là một  giới  luật  quan  trọng  nhất  trong  việc  tu hành ly dục ly ác pháp, có giữ gìn và tu tập như vậy thì mới mong có ngày làm chủ sanh, già, bệnh, chết.
Giới   luật   Phật   tuy   khó   giữ,   nhưng   với những người có chí lớn, có quyết tâm thì khó cũng thành dễ, họ sẽ cũng vượt qua và làm nên sự nghiệp vĩ đại của Phật giáo.
Giới   Đức  Thánh  hạnh  ly   tham   rất   cần thiết cho những ai tha thiết tìm đường giải khổ, nếu  ai  giữ  gìn  nghiêm  túc  thì người  ấy  sẽ  ly tham đoạn ác pháp, con đường cứu cánh sẽ viên
thành mỹ mãn.





TỔNG QUÁT

MƯỜI GIỚI ĐỨC SA DI


Mười  Giới  Đức  Thánh  Sa Di  là  mười đức  hạnh  giải  thoát  của  một  tu  sĩ  Phật  giáo. Nếu  tu  sĩ  nào  nghiêm  trì 10  giới  này  sẽ  tìm thấy  sự  giải  thoát  ngay  liền trong  cuộc  sống hiện tại, bởi vì nó là giới hạnh ly tham, đoạn ác
pháp,  diệt ngã   xả   tâm,   khiến   cho  tâm  hồn
thanh thản, an lạc và vô sự; khiến cho oai nghi tế  hạnh  của  một  tu  sĩ  từ  phàm  phu  mà  trở thành oai nghi tế hạnh của bậc Thánh Hiền.

Giới Thánh Đức Hiếu Sinh thứ nhất ai đã thực  hiện  được thì lòng  thương  yêu  rộng  lớn không ngần mé, lòng thương yêu rộng lớn ấy sẽ giúp cho người đó có được một tâm hồn không còn biết giận hờn, thù oán ghét ai v.v.. Thánh Đức   Hiếu Sinh   giúp   cho  tâm   hồn   người   ấy thường thương yêu sự sống của muôn loài.
Cũng từ khi có tâm hồn biết thương yêu sự sống  của  muôn  loài  thì một  sự  giải  thoát  có trong tâm của người ấy rất rõ ràng, một trạng thái  rỗng  rang,  an  lạc  lúc  nào  cũng  ngự  trị trong  tâm  của  họ.  Nhờ  thế  mà  lòng  tha  thứ  và


yêu thương không làm khổ mình,  khổ người, đối với tất cả chúng sanh không phân biệt thân sơ, luôn luôn thể hiện qua hành động thân, khẩu, ý của họ rất rõ nét thương yêu.
Chính  nhờ  lòng  thương  yêu  ấy  giúp  chúng ta không phân biệt người thân, người sơ; chính lòng thương yêu ấy giúp ta chuyển hóa được tai nạn;  bệnh  tật  khổ  đau của  chính  mình;  chính lòng thương yêu ấy giúp chúng ta hóa giải được những ác pháp đang vây quanh ta; chính lòng thương yêu ấy đã giúp chúng ta vượt lên tất cả các ác pháp và các nghiệp ác; chính lòng thương yêu ấy là giới cấm không sát sanh.
Thưa các bạn! Nếu trong thế gian này ai ai cũng thực hiện lòng thương yêu ấy, thì thế gian này  là  Thiên  Đàng,  Cực  Lạc.  Phải  không  các
bạn?

Nếu chúng ta sống tròn đủ lòng yêu thương ấy  mà  không  có  đức  buông  xả  thì lòng  thương yêu  ấy  chưa đủ   trọn  vẹn  (giới  thứ  hai  không tham lam trộp cướp).
Thánh  Đức  Buông  Xả  giúp  cho tâm  chúng ta  không  còn  muốn  chiếm  hữu  một  vật  gì hay tiền bạc của ai, của không phải do mình  làm ra, của không phải do bằng mồ hôi nước mắt của mình,   của  không  phải  bằng  do  công  sức  của

Trưởng lão Thích Thông Lạc

mình,  bằng  thành  quả  lao  động  của  mình  thì nhất định không lấy.
Thánh  Đức  Buông  Xả  giúp  cho tâm  chúng ta không dính  mắc vật chất thế gian, danh, lợi, hoặc còn nhiều thứ khác nữa.
Thánh Đức Hiếu Sinh  cộng với Thánh Đức Buông Xả, tạo thành một tâm lực mạnh mẽ để đẩy  lùi  các  ác  pháp,  khiến  cho chúng  ta  tìm thấy  được  một  tâm  hồn  thanh  thản,  an lạc  và vô sự như thật. Nhưng nếu muốn hai Thánh đức hạnh trên đây được giữ gìn trọn vẹn và lâu dài thì chúng  ta  phải  giữ  gìn  và  sống   cho  đúng Thánh   Đức   Hạnh  Thanh   Tịnh  (Giới   thứ   ba không dâm dục).
Nếu Thánh Đức Thanh  Tịnh không giữ gìn nghiêm túc thì tâm sắc dục của chúng ta không bao giờ  chấm  dứt được.  Tâm  sắc  dục của  chúng ta  không  chấm  dứt được  thì nó  là  một  chướng ngại  pháp  rất  lớn  trong  thân  tâm,  vì  thế  mà tâm   không   sao  an  ổn   được. Cho  nên   muốn Thánh Đức  Hiếu Sinh và  Thánh Đức  Buông  Xả tròn đủ  thì Thánh Đức Thanh  Tịnh cần phải tu tập và sống cho đúng cách, có nghĩa là chúng ta phải sáng suốt quán xét nhân quả, 12 nhân duyên, thân ngũ uẩn, quán tưởng xương trắng, quán tưởng thân bất tịnh, tu tập 19 Định Niệm Hơi  Thở  và  tu  tập  Thân  Hành  Niệm;  nhờ  có


quán  tưởng  và  tu  tập  như vậy  thì giới luật  này mới mong giữ gìn trọn vẹn.
Ba đức hiếu sinh, buông xả và thanh tịnh chưa đủ   để   chúng  ta  đẩy  lui  các  chướng  ngại pháp trên thân, thọ, tâm và các pháp, vì thế chúng ta phải tiếp  tục thực hiện  cho bằng được Thánh Đức Chân Thật. Thánh Đức Chân Thật rất khó giữ gìn, người có gan dạ có nghị lực thì mới không nói vọng ngữ (giới thứ tư, không nói vọng ngữ).
Một vị Thánh Tăng, Thánh Ni mà thiếu lòng  chân  thật,  hay  nói  vọng  ngữ  thì đâu  còn giá trị của một vị Thánh. Phải không các bạn?
Thánh Đức Chân Thật, nếu một vị tu sĩ không  giữ  gìn  trọn  vẹn  mà  nói  vọng  ngữ,  nói sai, nói không thật hay thuyết giảng thiếu kinh nghiệm khiến người tu tập không kết quả giải thoát  thì vẫn  bị  mất  uy tín, mất  lòng  tin của mọi người.
Bốn Thánh Đức trên đây đã giữ trọn thì Thánh Đức Minh Mẫn cũng cần phải nghiêm khắc  giữ  gìn.  Một  vị  Thánh  Tăng  mà  rượu  chè say sưa, đi ngã tới, ngã lui thì đâu còn là một vị Thánh  Tăng.  Giá  trị  sáng  suốt  minh  mẫn  của một  vị  Thánh  Tăng  bảo  đảm  rằng:  họ  không cầm một ly rượu uống hay một điếu thuốc lá hút (giới thứ năm cấm không uống rượu).



0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!