Thứ Tư, 28 tháng 8, 2013

VĂN HÓA PHẬT GIÁO TRUYỀN THỐNG TẬP 1-4


trọng  tuyệt  vời,  một  lòng  tin yêu  quý  và  tôn trọng sâu sắc. Vọng ngữ chia làm bốn phần:
1- Nói dối.

2- Nói lời hung ác.

3- Nói lưỡi hai chiều.

4- Nói lật lọng.

NÓI  DỐI  CÓ NHIỀU CÁCH:

a. Ca  ngợi  khen  tặng  một  người  nào  mà người đó  chưa làm được như vậy, thì đó  là ‚nói dối‛.  Cách nói dối  đó là nịnh bợ lấy lòng người trên. Ca ngợi việc làm của người khác không đúng đạo đức mà nói đúng đạo đức là ‚nói láo‛.
b. Quý  Hòa  Thượng  chết  trong  bệnh  đau, khổ sở, mà bảo rằng thu thần nhập diệt, đó là “nói láo”, vì các vị HT có biết cách nào thu thần nhập diệt đâu?
c. Khi nói  sai  một  điều  gì  là  có  nói  láo. Như  trong  kinh Kim  Cang dạy:  “Bồ  Tát  độ  hết chúng sanh thì thành Phật” có nghĩa là một người tu tập hết vọng tưởng thì thành Phật. Lời dạy trong  kinh này  là  nói  láo,  vì khi hết  vọng tưởng thì tâm sẽ rơi vào trong “Không”, chứ không thành Phật. Phật chính là chỗ tâm bất động  trước  các  ác  pháp  và  các  cảm  thọ,  chứ


không phải tâm không niệm, tâm vô phân biệt, tâm vô trụ, v.v..
d. Trong  Tâm  Kinh Bát  Nhã  dạy:  “Quán Tự Tại hành thâm Bát Nhã  Ba La Mật đa thời chiếu  kiến ngũ  uẩn  giai   không”.  Lời  dạy  như vậy là “nói  láo”,  vì chưa thấy ai quán chiếu ngũ uẩn  giai  không  được.  Tổ Sư Tử  chết  oan vì  lời nói láo này. Trong các chùa ngày đêm bốn thời công  phu  khuya  sớm  đều  tụng  Tâm  Kinh Bát Nhã mà chưa có thấy vị nào thoát khổ, như vậy kinh này nói láo.
e. Không  thấy,  không  nghe  mà  nói  thấy nghe là nói dối.
f.  Thấy,  nghe  mà  nói  không  thấy,  không nghe là nói dối.
g. Thêu  dệt  bịa  đặt  ra để   nói  xấu  người khác là nói dối.
h. Nghi  ngờ  nói  ra không  đúng  sự  thật  là nói láo.
i.  Ca  ngợi  khen  tặng  không  đúng  là  nói

láo.



j.  Thêm bớt, phao tin đồn ra nhiều, để  cho

mọi người cười chê một người nào đó.  Đó là nói dối.

k. Ca ngợi người  khác  không  đúng  cách  là nói dối.


l.  Một người giới luật không nghiêm chỉnh màø  mang hình  dáng  tu  sĩ  để  nói  mình  tu  sĩ  là nói dối.
m.Với   người   này   nói   xấu   người   kia   với người kia nói xấu người này là nói dối.
n. Trước  mặt  người  nói  tốt  sau lưng  người nói xấu là nói láo.
o. Chê   người   khác   không   đúng   cách   có nghĩa chưa biết trình độ  người ta ở   mức độ  nào mà chê là nói vọng ngữ.
p. Chê giới luật Phật lỗi thời là nói dối.

q. Chưa biết người chứng quả A La Hán ra sao mà  chê  A  La  Hán  còn  tạp  khí,  còn  tranh chấp chê như vậy là nói dối.
r.  Đặt ra nhiều quả vị A La Hán như trong kinh sách Đại Thừa: 1- A La Hán Toàn Giác, 2- A La  Hán  Độc  Giác,  3- A La  Hán  Thanh  Văn, v.v.. Đó là nói láo, vì quả vị A La Hán là vô lậu; người nào tu tập tâm vô lậu là người chứng quả A  la  Hán.  Quả  A  La  Hán  không  có  cao thấp; phân chia quả vị A La Hán cao thấp là tư tưởng phàm phu, tư tưởng người  thế gian. Người chưa chứng  quả  A  la  Hán  mà  phân  chia  quả  A  La Hán  là  nói  láo.  Cho  nên  khen  hay  chê,  phân chia không đúng  sự thật đều có nói láo.


s. Nói một việc mà người khác không hiểu bằng trí mà phải hiểu bằng tưởng là có nói láo. Như  nói  có  linh hồn  người  chết,  nói  có  Phật tánh,  có  thế  giới  siêu  hình  là  nói  láo,  vì  đó  là cảnh giới tưởng, cảnh giới không có thật.
t.  Nói  con người  có  ngã,  có  thần  thức  là nói  láo.  Xưa đức  Phật  dạy: “Ta  nói  một  điều  gì thì mọi người  hiểu  được,  biết được bằng  ý  thức thì ta không có nói láo. Còn ta nói một điều mà mọi  người  phải  hiểu  bằng  tưởng  là  có  nói  láo trong ta”.
u. Nói Phật tánh là tánh biết ngoài ý thức, tưởng  thức  và  tâm  thức  là  có  nói  láo,  vì  ngoài ba thức  của  thân  ra, làm  sao có  tánh  biết  nào khác nữa.
v. Nói có cõi siêu hình  thật sự nghĩa là nói có  linh hồn  người  chết  là  nói  láo,  chứ  họ  đâu biết  rằng  linh hồn  người  chết  là  do trạng  thái của tưởng uẩn của người còn sống tạo ra.
w. Nói có cõi Trời, cõi Cực Lạc là có nói láo vì đâu có cõi Trời, cõi Cực Lạc. Cõi Trời, cõi Cực Lạc là cõi tưởng của con người tạo ra.
x. Nói cõi người là cõi có thật thì cũng nói láo, vì cõi người là cõi duyên hợp, nên các duyên có  hợp  thì lại  có  tan,  cho nên  sinh  tử  là  duyên hợp tan. Duyên hợp tan thì có cái gì là thật đâu



mà nói nó có thật thì đó là nói láo. Tại sao vậy? Tại vì cõi người là cõi duyên hợp chứ không có thật  ngã.  Nói  cõi  người  có  thật  là  nói  trong tưởng,  tưởng  như  kinh sách  của  tà  giáo  ngoại
đạo.

y. Nói  con  người  từ  cõi  Trời  Quang  Âm Thiên tái  sanh đến  cõi  người  là  nói  láo,  vì nói như vậy con người sẽ tưởng ra chứ ý thức không thể hiểu được.
Cho nên đức Phật dạy: ‚Ta nói những  gì mà  ý  thức con  người  hiểu được  là  không nói láo,  ngược lại  là  có  nói láo  trong ta‛. Nói  ra một  điều  gì  mà  mọi  người  không  hiểu hay hiểu một cách lờ mờ, không cụ thể, rõ ràng là ta đã nói láo.
Một   người   tu   sĩ   Phật   giáo   chân   chánh không bao giờ nói những lời  trườn uốn như con lươn ‚vừa có vừa không‛ (sắc tức thị không, không  tức  thị  sắc),  nói  như  vậy  là  nói  láo,  nói lừa đảo, nói lường gạt người. Chúng tôi xin nhắc lại  lời  nói  ở   trên.  Bát  Nhã  Tâm  Kinh có  câu:
‚Hành  thâm  Bát  Nhã Ba   La Mật đa thời chiếu kiến ngũ uẩn giai không‛, câu nói này là  câu  nói  láo.  Vì  bao đời,  từ  khi có  câu  kinh này, trong các chùa người ta đã  nhật tụng hằng ngày, mà ngũ uẩn của quý Thầy có không chưa?


Nếu ngũ  uẩn  giai  không sao quý  Thầy  còn thấy đau bệnh khổ sở như vậy.
Nếu ngũ  uẩn giai  không sao lại có  chùa to Phật lớn như vậy, nếu ngũ uẩn giai không sao quý Thầy còn tham, sân, si như vậy, rõ ràng là câu kinh lừa đảo nói láo, lừa người.
Như kinh Pháp Hoa dạy: ‚Dù cho tạo tội như  núi  cả,  Diệu Pháp Liên Hoa  tụng mấy hàng‛,  lời  dạy  này  là  nói  láo.  Có  bao giờ  đi trộm cướp giết người, bị tù tội, bị án tử hình  mà tụng  kinh Pháp  Hoa  mà  ra  tù  khỏi  tử  hình chưa?
Thánh  Đức  Sa Di  không  nói  vọng  ngữ  là một  đức  Thánh về khẩu nghiệp, nên khi nói ra một  điều  gì,  hay  giảng  kinh thuyết  pháp  một loại kinh sách nào thì phải nói nghĩa lý có kinh nghiệm tu hành chứng đắc của mình  rõ ràng và cụ thể, là không nói láo, còn giảng nói mà mình chưa làm  được  chưa  tu  được mà  dạy  cho mọi người  là  nói  láo,  giảng  nói  mà  người  ta  thực hành có kết quả giải thoát thật sự là nói thật, giảng nói mà người ta thực hành không có kết quả là nói láo, đức Phật đã  xác định: ‚Pháp  ta không  có  thời  gian đến  để  mà thấy‛.  Đó  là đức  Phật  đã  xác  định lời  Ta dạy là  không  nói láo.


Vì thế, sự giải thoát phải đi đôi với sự thực hành   pháp,   pháp   như  vậy   mới   gọi   là   pháp không  nói láo. Cho nên pháp  tu thiền định của đạo Phật dạy rất rõ ràng: ‚ngăn ác, diệt ác pháp‛  là  pháp  giải  thoát  rõ  ràng.  Vì  ngăn  ác diệt  ác  pháp  là  có  giải  thoát  nơi  tâm  mình  cụ thể, rõ ràng.
Anh đã biết ác pháp mà không biết ngăn diệt nó  là  tự  anh  không  cứu  khổ  anh.  Phải không các bạn? Còn anh biết ngăn diệt ác pháp thì anh  sẽ  hết  khổ.  Đó  là  pháp  dạy chân  thật không nói láo, vì pháp dạy tu tập ở  đâu thì ở  đó có  kết quả  ngay liền.  Pháp  dạy tu  tập  như vậy là pháp dạy anh trở thành những con người không nói vọng ngữ. Người giảng kinh thuyết pháp  như vậy  là  những  bậc  giữ  gìn Thánh  Đức Sa Di Chân Thật.
Người tu chứng quả A La Hán đi thuyết giảng  làm  giảng  sư dạy người  tu  tập  là  không nói láo.
Người  tu  hành  chưa chứng  quả  A La  Hán đi thuyết giảng làm giảng sư dạy người tu tập là nói láo, mặc dù dạy rất đúng nghĩa trong kinh sách nhưng vì chưa có kinh nghiệm nên dạy người tu tập không kết quả giải thoát, do đó thành ra nói láo.


Xưa đức Phật còn tại thế, Người không cho những  người  tu  chưa chứng  đi  thuyết  giảng,  vì tu  chưa chứng  đi  thuyết  giảng  dạy người  tu  sẽ giết người hơn là độ người. Bằng chứng hiện giờ như quý vị đã  thấy, người tu theo Phật giáo rất đông  nhưng  có  mấy  ai  đã  làm  chủ  sanh,  già, bệnh, chết? Mà mọi người phải tốn hao xây cất chùa, đúc tượng Phật hằng tỷ tỷ bạc và còn mất công sức tu tập mà kết quả được những gì?
‚Pháp Ta  không  có  thời  gian đến  để mà thấy‛.  Lời dạy này cho chúng ta thấy pháp Phật  rất  thực  tế  và  cụ  thể.  Bởi  vì Pháp  tu  tập có  kết   quả  ngay  liền  như  đức   Phật  đã   dạy:
‚Tâm có tham biết tâm có tham…  ‛. Nếu biết tâm  mình  có  tham  thì biết  đó  là  ác  pháp,  biết đó  là ác pháp thì nên mau mau dừng lòng tham đó liền  là quý bạn sẽ được giải thoát ngay. Phải không quý bạn?
Nếu  biết  tâm  mình  có  sân  thì bạn  dừng ngay  lòng   sân  đó   liền  thì  bạn  sẽ  được giải thoát, còn ngược lại bạn không dừng tâm sân đó thì bạn phải  khổ  đau. Có  đúng  như  vậy  không quý bạn?
Pháp  của Phật  dạy tu tập  như vậy có thực tế không các bạn?


Thực  tế  thì không  nói  láo,  phải  không  các bạn? Pháp dạy không thực tế như vầy: ngồi ức chế tâm cho không vọng tưởng, niệm Phật nhất tâm, tụng kinh cầu khẩn, v.v.. có hết tham, sân, si không? Có cụ thể thực tế như Pháp ở  trên không? Như vậy ngồi thiền ức chế tâm không vọng tưởng, niệm Phật nhất tâm cầu vãng sanh, tụng kinh cầu khẩn chư Phật gia bị tai qua nạn khỏi  v.v..  là  pháp  nói  láo,  pháp  không  chân thật chỉ lừa dối người, làm cho hao tiền tốn của phí sức vô ích.
Giới Đức Thánh Sa Di Chân Thật đã xác định những  người  giảng kinh, thuyết  pháp  thời nay phần nhiều là nói láo. Họ nói láo vì họ nói ra mà  chính  họ  không  làm  được  (chưa chứng). Kinh sách  Đại  Thừa  dạy:  “Y  giáo  bất  y  nhân”. Câu kinh này là câu kinh che đậy sự nói láo của các  ông  giảng  sư. Bảo  người  khác  giữ  giới  mà mình  không  giữ  giới  là  mình  có  nói  láo.  Dạy người  khác  tu  chứng  quả  Thánh  mà  mình   tu chưa chứng quả Thánh là nói láo.
Tóm  lại,  khi tu  tập  chưa xong thì nên  im lặng như Thánh, tu tập chưa xong mà dạy người tu là nói láo, cần phải cảnh giác những loại Thánh   giả   này.   Đó   là   những   hạng   Bồ   Tát “dỏm”, Bồ Tát chuyên vọng ngữ.


Thánh  Đức  Sa Di  không  nói  vọng  ngữ,  là để  xác định cho những người giới luật tinh nghiêm.  Họ là  những  bậc  Thánh  Tăng,  Thánh Ni và Thánh cư sĩ, là đệ  tử chân chánh của đức Phật.  Ngược  lại,  những  người  phạm  giới  phá giới,  bẻ  vụn  giới  thường  vọng  ngữ  là  Ma  Ba Tuần đội lốt Phật giáo lừa đảo mọi người, khiến cho Phật giáo mất gốc.





 GIỚI   Đ  ỨC   SA    DI   THỨ    NĂM   :

KHƠNG UỐNG RƯỢU


Không  uống  rượu  là  một  THÁNH ĐỨC MINH MẪN.  Người  xuất  gia cũng như người tại gia cần phải học hiểu và sống đúng giới luật đức hạnh này để  không làm khổ mình  khổ người và khổ cả hai.
Một người được gọi là minh mẫn sáng suốt thì không  nên  để  thân  tâm  đắm  nhiễm  các  ác pháp  thế  gian  như:  thuốc  lá,  cà  phê,  chè  (trà), cần sa, thuốc phiện và bất cứ những loại rượu nào  khiến  cho người  ta  say mê,  nghiện  ngập, gây  tác  hại  cho  thân  bệnh  tật  và  thần  kinh căng  thẳng,  rối  loạn  làm  cho  con  người  như ngây, như dại, v.v.. làm cho con người nghiện ngập bỏ không được.
Trong cuộc sống của con người có rất nhiều pháp ác thế gian, khiến thân tâm chúng ta dễ đắm nhiễm và say mê:
Rượu là một chất nước độc uống vào kích thích  cơ thể  khiến  cho  có  những  hành  động giống  như  những  người  điên,  cơ thể  đi  đứng xiêu  vẹo,  ngã  tới,  ngã  lui,  đụng  đâu  nằm  đó


chẳng  biết  dơ sạch,  miệng  nói  ự  ẹ!  Lập  đi  lập lại  một  câu  nhiều  lần,  khiến  cho  mọi  người không ai kính  trọng.
Người uống rượu không phải là người khôn ngoan, mà là người ngu si đệ nhất.
- Thứ nhất là họ mất tiền phải mua rượu.

- Thứ hai là họ đem độc dược  vào thân mà không  biết, khiến  cho thân  sinh  ra nhiều  bệnh tật khó trị, khiến cho trí óc  ngu đần, không còn sáng suốt,
- Thứ ba biến họ trở thành người chỉ còn biết  tham  ăn,  tham  nhậu,  ưa đánh  lộn,  thích chửi mắng vợ con và xóm làng.
- Thứ tư một người say rượu có thể làm náo loạn  cả  thôn  xóm,  mất  trật  tự  an  ninh   trong thôn xóm.
Một con người bình thường uống rượu say mà còn mất giá trị thay, huống là một vị tu sĩ Phật  giáo  uống  rượu  say thì còn  giá  trị  gì  là một  tu  sĩ  giải  thoát.  Giải  thoát  sao còn  uống rượu, nghiện rượu. Phải không các bạn?
Khi  uống   rượu   bị   rượu   kích   thích   thần kinh, người  say rượu  xem trời  đất  chẳng  ra gì, chỉ có mình  là trên hết, nên dùng những lời nói phách  lối,  cống  cao, ngã  mạn,  chửi  mắng  thiên hạ,  la  lối  om sòm,  dùng  những  lời   lẽ  kém  văn


hóa  thiếu  đạo   đức,  mất  lịch  sự   rất  thô  tục:
“Thằng, mày, nó, chửi thề thô tục v.v.. ”.

Một tu sĩ Phật giáo là một vị Thánh Tăng mà  tay  cầm  ly  rượu  hay  lon  bia  uống  thì còn nghĩa lý gì là một tu sĩ của Phật giáo, còn nghĩa lý gì là một vị Thánh Tăng đệ tử của Phật nữa?
Người đời cầm ly rượu uống người ta còn thấy người ấy là người không minh mẫn, không sáng  suốt,  ngu  si,  là  người  thiếu  đạo  đức  với mình.  Uống  độc  dược  vào  thân  để  tự  làm  khổ mình   mà  không  biết,  hành  động  như  vậy  là hành động của người điên, người mất trí.
Người ta bảo rằng: mấy ông Tiên hay uống rượu (Tiên tửu). Lời nói này có đúng không?
Lời nói này là theo sự tưởng nghĩ của con người  cho rằng người  nào hưởng đầy đủ  dục lạc thế  gian  mà  không  phải  đổ   mồ  hôi  nước  mắt làm ra vật chất (sướng như Tiên). Cho nên Tiên là  sự  tưởng  nghĩ,  chứ  thực  sự  những  người  bỏ đời vào núi tu hành thì rượu ở  đâu trong núi có mà  uống?  Ai   làm  ra  rượu  cho  các  ông  Tiên uống? Tiên chỉ là một sự tưởng tượng của con người.
Thánh Đức Minh Mẫn xác định cho chúng ta thấy Thánh, Tiên, Phật là những người sáng suốt  minh   mẫn.  Những  người  sáng  suốt  minh


mẫn  mà  lại  uống  rượu  thì có  còn  sáng  suốt minh  mẫn không?
Tiên mà  còn  uống  rượu  thì đâu  còn  nghĩa là  Tiên, mà  là  kẻ  phàm  phu  tục  tử  tham  ăn, tham uống. Tiên là  những người thân tâm phải thanh  tịnh,  thông  minh   và  sáng  suốt,  nên  có ngu gì mà uống rượu.
Tiên mà còn đắm chìm trong men rượu thì không  thể  gọi  là  Tiên  nữa  mà  gọi  là  những người  ngu.  Người  ngu  mới  nghiện  ngập,  mới làm cho thân mình  khổ sở. Người uống rượu đâu có sung sướng gì. Phải không quý bạn? Chỉ làm khổ  cho thân  mình,  cho vợ  con, cho cha  mẹ. Rượu  đắng  và  cay, gây  ra nhiều  thứ  bệnh  tật khổ đau, v.v..
Người đời không biết cho Lý Bạch là Tiên. Sự thật Lý Bạch chỉ là một nhà thơ rượu. Có uống rượu thì làm thơ, không uống rượu thì không làm thơ được.
Trong   kinh  Phật   đã    dạy:   có   năm   tiêu chuẩn  làm  người,  mà  uống  rượu  là  một  tiêu chuẩn để không xứng đáng làm người. Người uống  rượu  là  người  chưa xứng  đáng  làm  người. Cho nên nói đến Tiên là phải nói đến một con người  hơn  con  người.  Thế  mà  Tiên còn  uống rượu,  còn  uống  rượu  thì chưa  xứng  đáng  làm


người,  thì làm  Tiên sao được. Phải  không  các
bạn?

Người ta so sánh thú vật, người, Thánh, Tiên, Phật là ở  chỗ đức hạnh. Tiêu chuẩn đức hạnh mới xác định được cụ thể ai là thú vật, ai là người, ai là Thánh, ai là Tiên và ai là Phật. Giới  Đức  Minh Mẫn  Thánh  Sa Di  đã  xác  định được điều này.
Cho nên đạo Phật đã  biết lấy Giới luật mà xác  định và  phân  loại: Làm  người  như thế  nào mới thật sự là người, làm Tiên như thế nào mới thật  sự  là  Tiên, làm  Thánh  như  thế  nào  mới thật sự là Thánh và làm Phật như thế nào mới thật  sự   là  Phật.  Người  làm  thú  vật  thì  dễ, nhưng làm người không phải dễ, nên Khổng Tử nói: ‚Vi nhân nan, vi nhân nan‛, nghĩa là “Làm người khó, làm người khó”. Làm Thánh, Tiên, Phật thì còn khó gấp trăm ngàn lần.
Tiểu chuẩn ấy đạo Phật đã xác định qua hành  động  sống  hằng  ngày  như  vậy,  ai  làm khác  mà  gọi họ  là  Người,  Thánh,  Tiên và  Phật là lừa đảo người.
Cho nên đứng trong tiêu chuẩn của Phật giáo mà xác định thì kẻ  nào mạo nhận mình  là Người, Thánh, Tiên, Phật, chúng ta đều biết thứ


giả, thứ thật. Không thể có ai lừa dối chúng ta được. Phải không các bạn?
Mười  Giới  Đức  Thánh  Sa Di  xác  định cho chúng ta biết rất rõ những người tu sĩ giả và những người tu sĩ thật trong Phật giáo.
Người tu sĩ Phật giáo mà chỉ vi phạm một giới  trong  mười  Giới  Đức  Thánh  Sa Di  này  thì người  ấy  không  phải  là  tu  sĩ  Phật  giáo  mà  là Ma  Ba  Tuần  đội   lốt  Phật  giáo.  Họ đang  tu danh, tu lợi, tu dục lạc thế gian, tu chùa to Phật lớn v.v.. Phật tử cần lưu ý để tránh xa.
Chúng tôi xin  nhắc lại, một vị Thánh Tăng còn bưng ly rượu hay lon bia uống thì còn gì thể thống của một vị Thánh Tăng, cũng như một vị Thánh Tăng  cầm  một  điếu thuốc lá  hút  thì còn nghĩa lý  gì Thánh Tăng, là đệ  tử của đức  Phật. Phải không quý vị?
Thế  mà  có  một  vị  HT,  giảng  sư, nói  rằng:
‚Phật   giáo    dạy:    cho   phép    uống    rượu, nhưng uống rượu  đừng  say‛. Lời dạy này  là của ma, chứ giới cấm của Phật giáo không cho phép  người  cư sĩ  uống  rượu  huống  là  tu  sĩ. Vậy mà  HT  này  dám  dạy  như  vậy  trước  đông  đảo Phật  tử  thọ  Tam  Quy,  Ngũ  Giới.  Thật  là  đau lòng!


Đức  Phật  cấm  uống  rượu,  vì  rượu  là  một thứ  nghiện  ngập  khiến  cho mọi  người  dễ  đắm mê. Ngoài rượu ra nhưng chúng ta phải hiểu có những thứ nghiện ngập khác như: thuốc lá, chè (trà), cà phê, thuốc phiện v.v.. tuy rằng Phật không cấm nhưng  chúng ta nên biết đó  cũng là những  thứ  độc  dược gây  ra bệnh  tật  cho cơ thể mang  đến  sự  khổ  đau cho chúng  ta.  Cho nên, một vị tu sĩ Phật giáo mà cầm điếu thuốc lá hút phà  khói mịt mù thì còn có giá  trị  gì là  một  tu sĩ  Phật  giáo,  một  vị  Thánh  tăng.  Phải  không các bạn?
Một vị Thánh Tăng không thể còn đắm nhiễm những thứ độc dược này, vì đắm nhiểm những  thứ  độc  dược này  thì oai  nghi  tế  hạnh của  một  tu  sĩ  Phật  giáo  không  cho  phép  họ ngang   nhiên   sống   bừa   bãi   trên   những   thứ nghiện ngập này.
Một  vị  Thánh  Tăng  là  phước  điền  của  tất cả chúng sanh. Tướng phước điền ấy mà hút thuốc lá, uống rượu thì còn gì là phước điền của
ai?

Đã  không  làm  Tăng,  Ni thì thôi,  một  khi đã  làm  Tăng,  Ni thì phải  giữ  cho đúng  tư  cách của  một  vị  Tăng,  Ni,  đừng làm  sai  khiến  người ta  phỉ  báng  Phật  pháp,  chê  cười  Phật  giáo  thì tội ấy về ai?


Cho nên, Tăng, Ni hiện giờ phạm giới thì phải  chịu  tội  đọa địa ngục.  Trước  giờ  chết  họ phải thọ lấy những cơn bạo bệnh, những bệnh ngặt  nghèo,  đau  đớn  không  cùng.  Đừng  bảo rằng trả nghiệp, dồn nghiệp. Tăng, Ni là những bậc  Thánh  thì phải  ‚chuyển  nghiệp‛, chuyển nghiệp thì làm sao có thọ khổ như vậy? Lời nói: trả nghiệp, dồn nghiệp, chỉ là lời nói lừa đảo để che đậy tội lỗi của mình  với những người khác.
Người cư sĩ giữ gìn trọn vẹn năm giới, đến khi chết người ta còn biết ngày, giờ ra đi, bệnh đau  sơ  sơ,  nhẹ   nhàng,  chết  trong  êm   thấm không có nhiều khổ đau. Còn ngược lại Tăng, Ni sống   phá  giới,  phạm  giới,  đánh  mất  hết  oai nghi  Thánh  hạnh,  làm  cho Phật  Pháp  suy đồi, do đó  khi chết  phải  trả  quả  khổ  đau tận  cùng. Vì thế,  cảnh  tượng  đau khổ  kinh khiếp  của  các vị Hoà Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức Tăng, Ni trước khi chết đều phải trả quả đau khổ.
Gương Tăng,  Ni đi trước  phạm  giới  bị  quả báo để răn nhắc cho Tăng, Ni đi sau phải cố tránh, đừng để xe lăn vào vết xe đổ.
Rượu, thuốc lá, v.v.. có mập béo gì màø lại đắm nhiễm? Rượu, thuốc lá, thuốc phiện v.v.. là những  thứ  độc  dược  mà  mọi  người  cần  phải tránh  xa.  Còn  thích  rượu,  thuốc  lá,  v.v..  thì đừng nên xuất gia làm Tăng, Ni.


Tăng,  Ni là  những  bậc  Thánh  đệ   tử  của Phật  thì rượu,  thuốc  lá  và  các  thứ  đắm  nhiễm khác phải từ bỏ, xa lìa thì mới xứng đáng là Tăng, Ni.
Không làm đệ  tử của Phật thì thôi, còn đã làm  đệ  tử  của  Phật  thì phải  xa lìa,  phải  từ  bỏ các thứ dục lạc dễ đắm nhiễm đó.
Kính  thưa các bạn Tăng, Ni và nam nữ cư sĩ!  Những  Thánh  Đức  Giới  Hạnh của  Phật  đã dạy  thì chúng  ta  phải  tôn  trọng,  không  được xem thường, luôn luôn phải chấp hành nghiêm chỉnh  không  được vi phạm,  nhất  là  giới  cấm uống  rượu  thì phải  chấp  hành  triệt  để   không được uống rượu, hút thuốc lá, v.v..
Thánh Đức Minh Mẫn của một vị Thánh Tăng,  Thánh  Ni và  Thánh  Cư Sĩ  đệ  tử  của  đức Phật,  là  chúng  ta  cần  phải  thông  minh,  trí tuệ sáng suốt để ngăn và diệt các ác pháp này.
Trí  tuệ  thông  minh  của  đạo  Phật,  không hẳn  là  tri kiến  hiểu  biết  nhiều  sự  việc  mênh mông,  mà  còn  là  tri thức hiểu biết  không làm  khổ  mình,  khổ  người  và  khổ  chúng sanh.
Người không uống rượu là người có sự hiểu biết không làm khổ mình,  không làm khổ người


và  không  làm  khổ  cả  hai,  đó   là  người  minh mẫn, là người sáng suốt.
Thánh  Đức  Minh Mẫn  giúp  cho mọi người không  còn  ngu si  để  đắm  mê  hút  thuốc  lá  và uống rượu nữa.





0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!