dục ly ác
pháp” nên Thánh đức buông xả là một đức hạnh
rất cần thiết
cho người tu
sĩ Phật giáo. Nếu không sống đúng
oai nghi tế hạnh Thánh đức buông xả thì chẳng bao giờ tâm hết tham lam trộm cắp.
Tâm không hết tham lam trộm cắp thì tu
theo đạo Phật
chẳng những hoài công
vô ích, mà
còn làm cho Phật giáo mang tiếng. Những tu sĩ còn cất giữ nhiều
vật chất thế gian là những tu sĩ tâm còn tham lam. Nhìn vật chất của
tu sĩ là biết
tâm của
họ còn tham lam
hay hết tham lam. Mỗi
năm về học Hạ một lần là để thúc liễm thân tâm tu tập cầu sự giải thoát.
Nhưng tu sĩ Phật giáo hiện giờ không phải vậy quý bạn ạ!.
Những tu sĩ về học Hạ trong ba
tháng an cư là để
chia của cải do
Phật tử
cúng dường. Sau khi ra Hạ quý Thầy đều
được chia tiền bạc
và vật dụng, có
người gánh cả gánh, mang cả bao.
Kính thưa quý bạn! Những tu sĩ về học Hạ như vậy
có buông xả không? Vậy Thánh Đức Buông xả khi họ đã thọ Thập Giới Sa Di ở đâu? Vậy Thánh đức Sa Di Buông Xả của họ đã từng
tu học rèn luyện ở đâu? Họ quên hết ư!
Trong cuộc đời
tu hành, nhờ Đức Thánh buông xả mà người đệ tử của Phật không
còn tham lam, trộm cắp,
không còn ham thích tiền
bạc và vật dụng
thế gian, tâm hồn họ rất trong sạch và trắng bạch như vỏ ốc.
Ở thế gian nếu mọi người lập đức buông xả thì
nhà ngủ
không đóng cửa,
không còn lo sợ
trộm cắp; không còn gian lận, lừa gạt, cân non, đo thiếu, v.v..;
không còn sợ cướp công,
cướp của, của người khác và không còn nạn ăn lo hối lộ. v.v..
Đức buông xả
giúp cho con người mất của không buồn, có của cải nhiều không tham đắm,
dính mắc. Người
không tham đắm,
dính mắc của cải vật chất thế
gian, là người sống đúng Thánh Đức buông xả, là người có cuộc sống được an ổn,
yên vui và hạnh phúc... không còn lo rầu, buồn khổ, v.v.. vì vật chất.
Đức buông xả
không có nghĩa là tiêu cực không làm việc, ngược lại người có đức buông xả thì
tích cực
làm việc hơn
ai hết. Tại
sao phải làm việc nhiều như vậy?
Làm việc
nhiều như vậy
là để sống,
để giúp cho mọi
người khác. Để sống tốt
không tham lam là đức buông xả trong cần lao. Trong cần lao mà xa lìa
tâm tham lam, trộm cắp, gian xảo, lừa đảo là Thánh đức buông xả cần lao làm ra
của cải nhưng lại không dính mắc, tham đắm vào những vật dụng hoặc
tiền của làm ra
được, đó là hành động tốt.
Làm ra của giúp
cho mọi
người khác,
hành động giúp cho mọi người khác là đức hạnh buông xả.
Bởi vậy đức buông
xả thì luôn luôn
đi đôi với đức cần lao. Có đức buông xả có đức cần lao
như vậy
mới xứng đáng
là một người
không tham lam trộm cắp, là một tu sĩ Thánh Tăng Thanh Ni và Thánh cư sĩ đệ tử của Phật.
Một con người
biết sống lập đức
buông xả để tâm mình không dính mắc
vật chất và tiền của, ngọc ngà,
châu báu..., để
tâm mình được thanh thản, an lạc và vô sự, để tâm
mình lìa xa tính tham lam, ích kỷ, hẹp
hòi, để tâm mình lìa xa lòng tham lam,
trộm, cắp, lừa đảo người khác..., nhưng lại sống đúng đức cần lao. Nhờ có sống đúng với
đức cần lao nên không thành kẻ ăn bám của xã hội, không thành gánh
nặng cho những người khác.
Ở đây, quý
bạn nên hiểu đạo Phật nói đời khổ, chứ không bảo trốn đời khổ. Vì
nói đời khổ là để biết như thật đời là
khổ. Biết đời khổ như thật để mà vượt qua khổ của cuộc đời,
chứ không có nghĩa biết đời khổ để
mà bi quan yếm thế, để mà trốn khổ.
Nói đời khổ tức là nói một sự thật của kiếp người, chứ không phải nói đời khổ để bỏ cuộc đời,
trốn cuộc đời, (tiêu cực, yếm thế, xa lánh sự sống của mọi người).
Ở đây nói đời
khổ để chúng ta cùng nhau tạâp sống đức hạnh làm người biết thương yêu nhau, biết
chia cơm xẻ áo, biết tha thứ, biết nhường
nhịn, biết góp công góp sức
siêng năng cần lao để
làm cho đời bớt khổ hay
là không còn khổ nữa, chứ không
phải biết đời khổ để bỏ cuộc đời
này, để đi tìm
một thế
giới khác sung sướng hơn, hạnh
phúc hơn, an lạc hơn... như các kinh sách của tà giáo ngoại đạo của Đại thừa và
các tôn giáo khác đã từng xây dựng thế giới chư Thiên, Thiên Đàng, Cực Lạc Tây
Phương, Niết Bàn, v.v.. để tránh
né sự khổ
đau của thế gian này, để mơ tưởng một thế giới hạnh phúc
an lạc hão huyền khác. Sống theo Đại thừa và các tôn giáo khác
không thực tế, sống nhờ
vào sự cứu khổ
của kẻ khác
là không bao giờ
có, trong lúc mình
luôn luôn làm khổ mình,
làm khổ người thì ai cứu mình được. Phải không các bạn?
Do gieo rắc
những tư tưởng yếm thế, tiêu cực, thụ động, v.v.. nên hiện giờ có một số người
yếm thế, tiêu cực, chán ngán cuộc sống thế giới này, họ đang đi tìm một thế giới
khác, thế giới của chư thiên,
thế giới của
chư Phật, chư Bồ
Tát, thế giới Cực Lạc Tây Phương, thế giới Quy Nguyên, thế giới Nhất Nguyên, thế
giới Niết Bàn. Đó là những người
đầy lòng tham đắm,
chạy theo dục lạc
danh lợi, mong cầu dục lạc nhiều hơn ở thế giới khác nữa.
Những người
cầu mong như vậy là những người
không lập đức
Thánh buông xả. Họ
chán ngán cái thế giới của loài người, là vì họ không đạt được những
dục lạc, danh lợi,
chứ không phải họ buông xả.
Người sống lập
Thánh đức buông xả không có nghĩa là
chán ngán cuộc đời, bi
quan, tiêu cực, yếm thế, mà họ
đang làm tốt lại cuộc đời, xây dựng cho thế gian
này trở thành
Thiên Đàng, Cực Lạc. Nhờ con người có sống đúng Thánh Đức
Buông Xả thì thế
gian này không còn có con người gian tham, trộm cướp nữa.
Người sống
đúng oai nghi tế hạnh Thánh Đức
Buông Xả, họ đều biết
rõ tất cả
các pháp trên thế gian này đều
vô thường, không có một vật gì là thường hằng, vĩnh viễn, không có một
thế giới nào là vĩnh cửu, chỉ do tưởng của chúng ta tạo ra mà thôi. Những hiện
tượng có được là do các duyên hợp
và tan tạo
thành. Và vì thế, con người cần phải bảo vệ và
xây dựng lại thế giới của con người đang có, làm cho nó tốt
đẹp, làm cho nó sáng sủa, làm cho nó có một cuộc sống đầy đủ đạo đức nhiều
hơn và nhiều
hơn nữa.
Cho
nên, ở
đây lập đức
buông xả, nhưng lại
phải cần lao
vì mình, vì người để sự
hiện hữu của mình có ích cho
mình, cho người, chứ không phải bỏ đời,
trốn đời như
người ta đã nghĩ sai về Phật giáo.
Thánh đức
buông xả giúp
cho chúng ta sống
một đời sống
trong sạch, không
gian tham, trộm cắp,
tâm hồn thanh
thản, an ổn. Xin các bạn nhớ kỹ gian tham trộm cắp ở đây không chỉ có nghĩa lấy của không cho mà
còn có nghĩa gian tham, xảo quyệt khác nữa như:
• Một công nhân lãng công đó cũng là gian tham,
trộm cắp.
• Một ông Thầy giáo trong giờ dạy học cho bài học
sinh làm mà ngồi xem báo đó cũng là gian tham, trộm cắp giờ học của học sinh.
• Một ông bác sĩ nhận quà bệnh nhân cũng là
gian tham, trộm cắp.
• Một anh công an gác đường nhận tiền hối lộ
cho xe chở đồ lậu thuế vào thành phố đó cũng là gian tham, trộm cắp.
Tóm lại
Thánh đức buông xả đối trị được tâm tham lam, trộm cắp, giúp cho thân tâm không
dính mắc vật chất thế gian, giúp cho tâm luôn được thanh thản, an lạc và vô sự.
Người muốn
sống được giới đức
Thánh buông xả này thì phải thường xuyên quán các pháp là vô thường, vô
ngã, do duyên hợp mà thành và thường đau khổ.
Trong cuộc sống thế
gian khi người xuất gia
cũng như người
tại gia sống
đúng Thánh Đức Buông
Xả này thì thế gian
là Thiên Đàng, Cực Lạc, cuộc sống
con người sẽ hạnh phúc biết bao.
à
GIỚI
Đ ỨC SA
DI THỨ B
A :
KHƠNG DÅM DỤC
Không dâm dục
là một THÁNH ĐỨC THANH TỊNH. Người
tu sĩ cũng
như những người cư sĩ
tại gia cần phải học,
hiểu và sống cho đúng
đức hạnh này.
Người không
dâm dục là hiện tiền thân và tâm của họ thanh tịnh. Một người còn dâm dục thì
không thể nào thân tâm thanh tịnh được. Thân
tâm không thanh
tịnh thì lúc nào
cũng còn ô nhiễm
về đường dâm dục. Còn
tâm dâm dục thì làm
sao gọi là Thánh
Tăng, Thánh Ni và Thánh cư sĩ được. Phải không các bạn?
Tuy biết rằng: dâm dục là bản chất
sinh tồn của muôn
loài động vật
và thực vật.
Cho nên từ động vật nhỏ nhất cho đến loài động vật thông minh
nhất như loài
người đều không thoát
khỏi uy lực của dâm dục. Đối với đạo Phật, dâm dục là con đường bất tịnh, uế
trược nhiều khổ đau và đó là con đường
mãi mãi tiếp tục luân hồi.
Dù người có
học thức cao, có trở thành những nhà bác học, những nhà khoa học vĩ đại,
v.v.. thì
cũng không thoát khỏi hành động dâm dục. Ngược lại một bậc Thánh Tăng, Thánh Ni
và Thánh cư sĩ đệ tử của đức Phật thì phải
vượt ra khỏi uy lực dâm dục này.
Có như vậy mới
được gọi là bậc Thánh đệ tử đức Phật. Trái lại xuất gia, cạo bỏ
râu tóc, đắp
áo cà sa mà
còn dâm dục thì đó là Ma Ba Tuần trong đạo Phật, là những kẻ tà
giáo ngoại đạo đội lốt Phật giáo. Cho nên đệ
tử của Phật không bao giờ còn dâm dục, còn dâm dục không phải là đệ tử của Phật, Xin các bạn lưu ý.
Muốn làm một
tu sĩ Phật giáo tức là muốn cho
thân tâm mình
thanh tịnh, trong
sạch, không còn ô nhiễm, uế trược thì dâm dục phải diệt trừ. Ý muốn đó
cũng chính là mục đích để cho thân tâm được nhập vào các định,
được làm chủ sự sống
chết và được khai
mở tuệ Tam Minh, được chứng Thánh
quả A La
Hán, mới xứng đáng là Thánh đệ tử
của đức Phật.
Khi tâm còn
dâm dục thì làm
sao thân tâm thanh tịnh
được. Thân tâm không
thanh tịnh thì làm sao gọi là Thánh được. Phải không quý bạn?
Bởi vậy Giới
Đức Thanh Tịnh Thánh Sa Di này còn xác định
được người tu sĩ Phật giáo hay người
tu sĩ của ngoại đạo,
là do chỗ tâm
còn dâm dục hay hết dâm dục. Người có thiền định
hay không
thiền định cũng do từ
giới này mà nhận thấy rõ ràng. Thánh Tăng hay Ma Tăng
cũng do từ giới này mà xác định. Cho nên hiện giờ có một số người mang
danh là tu
sĩ Phật giáo lại sống như người
thế tục, có vợ, có con, sống như một gia đình phàm phu tục tử, thì làm sao Giới Đức
Thanh Tịnh Thánh
Sa Di này được thanh tịnh trọn vẹn. Phải không các
bạn? Người ta tu
theo Phật giáo
như vậy để làm gì cho phí
một đời hay chỉ
lợi dụng Phật giáo để làm danh, làm lợi trên mồ hôi nước mắt của
tín đồ Phật tử.
Tu sĩ nam nữ
sống lẫn lộn, nói cười đùa giỡn, đèo
nhau trên xe, ăn chung bàn,
ở chung chùa, v.v..
Hình ảnh này
là một sự suy
thoái của Phật giáo, thật là đau lòng các bạn ạ!
Xưa Đức Phật
dạy: ‚Không nên gặp, không nên nhìn,
không nên nói chuyện, phải
quán như mẹ,
như chị, như em, phải quán thân bất tịnh,
phải quán xương trắng, v.v..‛.
Muốn thoát
khỏi luân hồi
sanh tử thì con đường dâm dục phải đoạn dứt. Vì thế,
đạo Phật có giới không
dâm dục để giúp
cho thân tâm thanh tịnh, trong sạch
mới xứng đáng làm một bậc Thánh đệ tử Phật.
Do giới
Thánh đức thanh
tịnh này nên kinh sách Nguyên Thủy Phật giáo không có
nói về nghi lễ kết hôn, vì nghi lễ kết hôn đã
có sẵn theo phong tục tập quán của mỗi
dân tộc trên thế giới.
Kết hôn
là sự nối tiếp con đường
tái sanh luân hồi. Do đó, người
tu theo Phật giáo thì con đường dâm dục phải triệt để chấm dứt, có chấm dứt như vậy thì mục
đích làm chủ
sanh, già, bệnh, chết và chấm dứt
luân hồi mới đạt được. Thế mà, các chùa lại tổ chức làm lễ thành hôn, có khi còn làm đám cưới tại
chùa, thì chùa đâu còn ý nghĩa giải thoát khổ đau của kiếp người. Phải không
các bạn?
Thưa các bạn! Một bậc Thánh
thì không thể nào còn dâm dục; còn dâm dục thì sao được gọi là Thánh?
Như chúng tôi đã nói ở trên.
Thánh nhân
là bậc thoát trần, có nghĩa là thoát ra
khỏi bản
chất dâm dục của loài động
vật. Sự
dâm dục của một
con người thì có khác nào là sự dâm dục của loài thú vật. Phải không các bạn?
Còn Thánh
nhân thân tâm của họ phải hoàn toàn thanh tịnh, trong sạch, họ không còn vướng bận
tình yêu dâm dục giữa nam nữ nữa thì
mới thật sự
là Thánh nhân.
Muốn làm
Thánh mà còn
nuôi tâm dâm dục thì không thể nào làm Thánh được.
Một người
tu sĩ của Phật giáo
không giữ gìn thân
tâm thanh tịnh,
luôn luôn phạm
vào giới đức Thánh thanh
tịnh này thì không
nên tu theo đạo Phật. Tại sao vậy?
Vì tu
theo đạo Phật
mà còn dâm dục thì làm sao chấm dứt tái sanh luân hồi được
như ở trên chúng tôi
đã nói. Còn
dâm dục thì thân tâm không bao giờ thanh tịnh; còn
dâm dục thì còn đọa lạc trong đau khổ; còn dâm dục thì còn sống trong bùn nhơ,
ô nhiễm uế trược, bất tịnh hôi thối; còn dâm dục là
còn tái sanh luân hồi, vì đường
dâm dục là
con đường đọa vào
ba đường khổ ải của kiếp người.
Đối với đạo
Phật vấn đề dâm dục là vấn đề phải diệt trừ hàng đầu. Nếu không diệt trừ được
tâm dâm
dục thì không bao giờ
người đó được gọi là Thánh Tăng hay Thánh Ni được.
Cho nên, Giới
Đức Thánh Thanh Tịnh không dâm dục giúp cho con người tu theo Phật giáo trở
thành bậc Thánh
nhân A La
Hán vô lậu hoàn toàn.
Trong giới
không dâm dục
này đã xác định, nếu tu
sĩ nào vi phạm vào
giới cấm này thì cũng giống như người tử tù.
Nhưng người tử
tù này bị xử
án chém đầu “Ba La
Di” (đứt đầu),
chứ không xử
tử bằng cách khác.
Người tu
sĩ phạm giới
này, đối với đạo
Phật, thì người này
không còn được mọi
người kính trọng, xem họ như một người
phá hoại Phật giáo, họ gọi những người này là
giặc thầy chùa. Họ được xem như
một cư sĩ trọc đầu mà thôi,
một thợ tụng
niệm làm thuê
ma chay cho tín đồ. Dù họ
có đắp áo
cà sa, có học thức cao, có chức vị trong hàng giáo phẩm: Đại Đức,
Thượng Tọa hay Hòa Thượng,
v.v.. thì họ cũng chỉ là một cư sĩ
trọc đầu không
hơn, không
kém.
Chúng ta phải
hiểu một tu sĩ đạo Phật là một vị Thánh
Tăng, dù là một chú Sa
Di mới vào tu
cũng phải khép
mình trong khuôn
khổ Giới Đức Thánh
Thanh Tịnh này. Nếu vị nào sai phạm thì xin quý Phật tử hãy xem họ là Ma Ba Tuần đội lốt Phật
giáo, đang giết Phật giáo, xin quý Phật
tử hãy tránh xa, đừng cúng dường, vì cúng dường là nối giáo cho Ma để chúng diệt Phật giáo, chúng diệt Phật giáo
thì tội quý Phật tử phải chịu hậu quả địa ngục.
Cho nên
người tu sĩ
là những đệ tử của Phật, là Thánh Tăng, Thánh Ni thì phải giữ
gìn cho trọn vẹn giới đức này. Nếu thấy
giữ không được thì nên xả giới, trả y
áo, trở
về đời sống
của người cư
sĩ, chứ đừng cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà
sa, mà còn cười cợt, đùa
giỡn, nhìn ngó, liếc háy, nói
chuyện tình tứ qua lại
với người khác phái
là không tốt
các bạn ạ! Các bạn đã đi
sai con đường tu của Phật giáo rồi. Xưa Đức
Phật dạy: ‚đối với
người khác phái
không nên gặp, nếu lỡ gặp
không nên nhìn, nếu
lỡ nhìn không nên nói chuyện... ‛.
Hiện giờ những
tu sĩ Phật giáo phạm giới này rất nhiều, từ tuổi trẻ cho đến người già đều vi
phạm giới luật này.
Có người tuổi rất cao, chức phận rất lớn trong hàng giáo phẩm
Phật giáo nhưng vẫn vi
phạm giới luật này,
làm cho Phật giáo
Việt Nam bị
mang tiếng không mấy tốt đẹp ‘Giặc thầy chùa‛.
Trong hàng
giáo phẩm Phật
giáo Việt Nam có những vị Đại Đức,
Thượng Tọa, Hòa Thượng mang chức vụ lãnh đạo cấp tỉnh, cấp Trung
Ương Phật giáo mà
ngang nhiên có vợ,
có con; không những
một vợ mà cả ba, bốn
vợ. Họ rất xem thường tín đồ, xem tín đồ
là những người ngu si,
vô minh không
hiểu gì về Phật
giáo, không am tường Phật
giáo, cho nên họ
làm sao, bảo sao thì tín đồ phải
nghe và chấp nhận làm vậy. Họ làm sai không
dám nói, làm đúng cũng không biết.
Hiện giờ trên
thế giới này
có hàng triệu triệu tín đồ theo Phật giáo, nhưng họ
chỉ là những người mù,
câm và điếc...
Họ còn đang tiếp tay với các sư,
thầy phá giới, bẻ vụn giới để diệt Phật
giáo chân chánh
nhanh chóng thay thế bằng một giáo pháp phá giới luật,
phi đạo đức, mê tín, v.v..
Giới Thánh
Đức Sa Di
Không Dâm Dục này có sáu nơi vi phạm:
1- Vi phạm giới bằng mắt.
2- Vi phạm giới bằng tai.
3- Vi phạm giới bằng mũi.
4- Vi phạm giới bằng miệng.
5- Vi phạm giới bằng thân.
6- Vi phạm giới bằng ý.
Phạm
giới bằng mắt:
khi mắt nhìn thấy hình ảnh sắc thân người khác phái lõa thể
sanh tâm
dâm dục hoặc thấy sự
ăn mặc hở hang bày da thịt của người khác phái sinh tâm dâm dục, v.v..
Phạm
giới bằng tai: khi nghe
tiếng nói khêu dâm gợi dục sinh
tâm dâm dục. Nghe lời nói thô tục sanh tâm dâm dục.
Phạm giới
bằng mũi: khi hai người khác phái ôm nhau hôn hít sinh tâm dâm dục...
Phạm
giới bằng miệng:
khi miệng nói lời
dâm dục, miệng
nói thô tục,
miệng nói lời khêu dâm, gợi dục rồi
sinh tâm dâm dục.
Phạm giới
bằng thân: Khi hai người khác phái, nắm
tay, ngồi tựa
vào nhau, ôm nhau,
hay nằm chung
nhau một giường
sinh tâm dâm dục.
Phạm
giới bằng ý: Khi
ý khởi
niệm về dâm dục, ý suy tư về dâm dục, ý nghĩ đến người khác phái sinh tâm
dâm dục.
Người còn
tâm dâm dục không thể gọi là Thánh Tăng, Thánh Ni được. Muốn tu hành dứt bỏ tâm
dâm dục thì phải thực hiện đúng như lời dạy của đức Phật:
1/ Phòng
hộ sáu căn (sống độc
cư trầm lặng một mình).
2/ Hằng ngày
phải tu tập các pháp Chánh niệm tỉnh giác định.
3/ Tu tập 18
đề mục Định Niệm Hơi Thở.
4/ Tu tập Định
Vô Lậu.
5/ Tu tập Tứ
Niệm Xứ.
6/ Tu tập
Thân Hành Niệm.
7/ Tu tập Định
sáng suốt.
Trong kinh
Phật thường nhắc
đến quả nhập lưu
(Tu Đà Hoàn)
tức là nhập
vào dòng
Thánh. Tâm
còn dâm dục
thì không thể nhập vào dòng Thánh được.
Cho nên người
ly dục ly
ác pháp là người
lìa xa tâm dâm dục, lìa xa tâm dâm dục mới vào được dòng Thánh, mới gọi là nhập
lưu.
Tóm lại,
Giới Đức Thanh
Tịnh Thánh Sa Di không
dâm dục này
là một đức hạnh thanh tịnh
trong sạch của
một bậc Thánh
Tăng, Thánh Ni và Thánh
cư sĩ, chứ không phải
như một người thường tình phàm phu mà sống được Thánh hạnh này. Thánh hạnh
này không phải dành riêng cho tu sĩ mà dành cho tất cả mọi người, nếu ai muốn
chấm dứt sanh tử luân hồi.
Chúng ta nên
lưu ý: một con người bình thường thì
cũng như
muôn thú vật
nên không bao giờ lìa xa tâm dâm
dục được, dù có học thức sâu rộng bao
nhiêu họ cũng không tránh khỏi tâm
dâm dục. Nhưng
một người tu
theo đạo Phật là phải vượt
thoát ra khỏi tính dâm
dục, tức là vượt
thoát ra khỏi bản chất của
loài thú vật. Có thực hiện ra khỏi
bản chất của loài cầm thú thì mới được gọi là Thánh.
Một người
phàm phu chỉ hơn
con thú vật là ở chỗ dâm dục có cương thường đạo lý làm người, có
tôn ti trật tự,
không thể cha con hay mẹ con lấy
nhau, v.v.. Nhưng,
một bậc Thánh như chúng tôi
đã nói ở
trên, thì phải vượt
hơn
loài người
và loài thú vật là không còn dâm dục nữa. Có người hỏi rằng:
Hỏi:
Khi con người không còn dâm dục thì con
người do đâu mà sinh ra?
Đáp: Khi con
người không còn dâm dục thì họ là những bậc Thánh nhân rồi. Đã là Thánh nhân
sao lại còn tái sanh luân hồi trong đường dâm dục? Khi con người không còn dâm
dục thì con người sinh ra bằng đường hóa sinh. Con đường hóa sinh là con đường
thanh tịnh trong sạch dành riêng cho những
bậc Thánh nhân (chứ không phải hoá sanh là
sâu hoá bướm v.v..).
Hỏi: Con người
không còn tái
sanh luân hồi thì con người về
đâu?
Đáp: Đã
không còn tái sanh luân hồi mà còn hỏi sanh về đâu là sao? Câu hỏi như vậy là
câu hỏi không đúng chỗ?
Hỏi: Từ con
người không dâm dục thành ra Thánh nhân. Thánh
thì không còn sanh tử luân
hồi. Vậy khi bỏ thân
này Thánh nhân ở
đâu?
Đáp: Một
Thánh nhân khi còn
sống cũng như lúc bỏ thân tứ đại, họ đều ở trong
trạng thái ly dục ly ác pháp. Ở
trong trạng thái ly dục ly
ác pháp thì không
còn tái sinh
luân hồi. Đó
là ‚nơi‛ mà
những bậc Thánh
nhân đến và ở
đó, khi còn sống cũng như lúc đã chết.
Cho nên họ không đến không đi.
Vì thế,
chúng ta xác định, con đường sanh tử
luân hồi là
con đường “dâm dục”. Ai còn tâm dâm
dục là phải còn chịu luật
sanh tử luân hồi chi phối. Ai hết tâm dâm dục là chấm dứt sanh tử luân hồi.
Các bạn cứ suy ngẫm lại đi rồi hãy tin lời
chúng tôi nói, đừng vội tin chúng
tôi. Vì lời nói của
chúng tôi không
bắt buộc ai tin
cả. Bởi vì ai
còn đắm chìm
trong dục lạc thế
gian là phải chịu quy luật sinh tử
luân hồi. Còn chịu quy luật sanh tử luân hồi là phải chịu nhiều khổ đau. Phải
không các bạn?
Ai sống gìn giữ được Giới Đức Thanh Tịnh Thánh
Sa Di không dâm dục này,
đó là biểu tượng cho một vị Thánh Tăng xuất hiện.
à
GIỚI
Đ ỨC SA
DI THỨ TƯ :
KHƠNG VỌNG
NGỮ
Không vọng
ngữ là một ĐỨC CHÂN THẬT. Người xuất
gia cũng như mọi người
tại gia cần phải học hiểu và sống đức hạnh này để đem lại lợi ích
cho mình cho người và cho
cả
hai.
Giới Đức
Thánh Sa Di không
vọng ngữ là một
Thánh Đức Chân
Thật. Người không
nói dối là một bậc Thánh, còn người phàm phu thì không thể tránh khỏi
nói dối, mặc dù nói dối không hại ai hoặc nói dối đùa chơi nhưng vẫn là nói dối,
vẫn là làm mất uy tín của mình. Không
nói dối là một việc
làm rất
khó, cho nên phàm làm
người ai ai
cũng có nói dối, nói dối ít hay nói dối nhiều, nói dối có hại hay nói dối không hại người.
Vọng ngữ thuộc
về khẩu nghiệp nên chỉ có loài người mới mắc tội vọng ngữ, còn thú vật thì
không mắc vào tội này,
vì thú vật
không nói được.
Người không
vọng ngữ là người tạo
cho mình một uy tín đối với mọi
người, một sự kính
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!