VĂN HĨA PHẬT GIÁO
NHỮNG LỜI GỐC PHẬT DẠY
TRƯỞNG LÃO THÍCH THÔNG LẠC
TẬP II
NHÀ XUẤT BẢN TÔN GIÁO
Õ
TƯỢNG PHẬT THÍCH CA MÂU NI
Tượng đồng đức Phật Thích Ca Mâu Ni
đang tọa thiền xả tâm, xin các bạn
lưu ý hai cánh tay đang thực hiện pháp Thân Hành Niệm một cách tuyệt vời.
Lời nói đầu
Những lời Phật dạy trong tập
sách này đã giới thiệu cho các bạn biết rất rõ ràng, pháp
môn tu hành của Phật giáo là pháp
môn nào, để mọi người khỏi phải
tu lầm lạc pháp môn của ngoại đạo Đại Thừa và Thiền Tông.
Nhờ lời dạy nhiệt tình
tha thiết của đức Phật đối với
những người đời sau: “Với pháp này, Ta đã chơn chánh
giác ngộ, Ta
NHỮNG LỜI GỐC PHẬT DẠY – TẬP II
hãy cung kính đảnh lễ
và sống y chỉ pháp
ấy”. Vậy pháp ấy là pháp gì?
Pháp mà đức Phật cung
kính đảnh lễ ở đây
là “GIỚI, ĐỊNH, TUỆ”. Tại sao chúng ta biết là Giới, Định, Tuệ?
Do lời di chúc trước khi
Phật nhập Niết Bàn: “Này các Tỳ
Kheo, sau khi Ta nhập Niết
Bàn thì các Thầy hãy lấy giới luật
và giáo pháp của Ta làm Thầy, làm chỗ nương tựa vững
chắc”. Do lời dạy này, chúng ta đặt trọn
lòng tin nơi Pháp Bảo và cố gắng
hết sức tận cùng, nỗ lực siêng
năng tu tập không dám biếng trễ, không lùi bước trước mọi
hoàn cảnh hiểm nguy và mọi sự khó
khăn. Bất cứ một vật gì cản
lối thì chúng ta đều vượt qua với
một nghị lực kiên cường và đầy
cương quyết sắt
Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC
đá. Có tu tập như vậy, chúng
ta mới là
người chiến thắng. Phải không các bạn?
Lời dạy đầu tiên trong tập
sách này, đức Phật khéo léo
nhắc nhở và gieo vào lòng chúng ta một niềm tin sâu, khiến chúng ta phải đặt trọn
lòng tin với pháp môn này. Pháp
môn mà đức Phật là người
đầu tiên đã thực hiện tu tập đến nơi đến chốn trong muôn vàn sự thử thách của
nghiệp lực nhân quả trong nhiều kiếp làm người…
Lời dạy thứ hai của đức Phật là nhắc nhở chúng ta phải siêng năng
tinh cần tu tập những điều cần thiết, chứ không phải tu những pháp không cần
thiết hay tu cho có hình
thức, mà phải tu tập thật sự,
tu từng giây, từng phút, tu rất kỹ lưỡng và liên tục
NHỮNG LỜI GỐC PHẬT DẠY – TẬP II
từ ngày này sang ngày khác không
nên biếng
trễ, gián đoạn.
Chúng ta nên
lưu ý lời
dạy của đức
Phật rất rõ ràng và cụ thể:
1- Hằng ngày phải tinh cần
siêng năng chế ngự tâm mình, đừng để tâm buông lung chạy theo
các dục, dính mắc các
trần. Đừng để tâm bị tác động bởi
những ác pháp từ mọi phía bên ngoài
tấn công vào. Phải luôn giữ tâm bất
động trước các ác pháp và các cảm
thọ.
2- Hằng ngày phải tinh cần đoạn
tận những ác pháp không được để
tác động vào thân tâm, phải luôn giữ tâm thanh thản, an lạc và vô sự.
Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC
3- Hằng ngày phải tinh cần tu
tập
những pháp môn mà đức Phật đã dạy
gồm có 37 phẩm trợ đạo.
4- Hằng ngày phải tinh cần siêng năng
hộ trì các căn tức là sống độc cư trọn vẹn không được làm cho
giới độc cư khờn mẻ, phải giữ gìn cho
nguyên vẹn.
Đây là những điều hằng ngày chúng ta phải
siêng năng tu tập không biếng trễ với bốn sự
tinh cần này. Đừng nên nghĩ tưởng rằng các pháp
ảo tưởng theo kiểu Đại Thừa và Thiền Đông
Độ là đúng pháp của Phật. Không đâu các bạn ạ! Những
pháp ấy là pháp tưởng, là pháp tu sai lệch
sẽ rơi vào tưởng giải, tưởng định thì rất
nguy hiểm cho hành giả, cho các bạn.
NHỮNG LỜI GỐC PHẬT DẠY – TẬP II
Lời khuyên thứ
ba, Ngài nhắc
nhở
chúng ta đừng nên chấp đắm những gì
trong thế giới của con người, nó chỉ là các duyên hợp lại mà thành, không có vật gì là thật, là bền chắc, là vĩnh
viễn, là của mình, là mình cả. Nó chỉ
là ảo ảnh, là bọt nước, nó là hư
tưởng, là tưởng tri chứ không phải là liễu tri.
Đây là lời khuyên thật chân tình của
Phật để chúng ta thoát ra khỏi những ảo ảnh, hư
tưởng của thế giới con người đang sống, đang chìm
đắm trong mê lầm.
Và đây lời khuyên cuối cùng của tập
sách này, chúng ta phải hiểu có
ba điều để đoạn tận lậu hoặc:
1- Độc cư
2- Ăn uống
Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC
3- Tỉnh giác.
Ba điều này là ba vấn đề quan trọng
trong cuộc đời tu hành
của chúng ta để đi đến tâm vô lậu
hoàn toàn.
Tóm lại, trong tập sách này Phật dạy
cho chúng ta biết pháp nào tin tưởng thì
phải tin tưởng tuyệt đối, hết sức tin tưởng, đừng tin tưởng lừng chừng. Ngoài ra, tất cả các pháp khác thì không nên tin tưởng. Vì nếu tin tưởng nhiều pháp sẽ làm ảnh hưởng đến sự tu tập rất lớn, do tâm bị phân tán không gom tâm thành khối, không xả được
tâm, không ly được dục.
Khi tin tưởng rồi thì những pháp
nào tu tập cần phải chuyên cần tu tập cho
nhuần nhuyễn. Và cũng nên nhớ một điều rất quan trọng là lúc nào cũng cần phải hộ trì sáu
NHỮNG LỜI GỐC PHẬT DẠY – TẬP II
căn. Hộ trì sáu căn cho vững chắc, không
được buông lỏng để cho sáu
căn rong ruổi theo sáu trần. Sáu
căn rong ruổi theo sáu trần
thì sự tu tập của chúng ta chưa biết đến chừng nào mới xong.
Trong tập sách này Phật dạy rất
rõ ràng, không còn chỗ nào là không hiểu. Hiểu rõ rồi nhưng còn tu tập cho đúng là một
điều khó. Khó,
nhưng được người
có kinh nghiệm hướng dẫn thì
thành dễ, các bạn
ạ!
Chỉ những lời dạy bấy nhiêu đây
cũng
đủ cho chúng
ta tu tập
đi đến giải
thoát hoàn toàn nếu chúng ta có
quyết tâm cao.
Kính thưa các bạn! Trong cuộc đời
tu hành của chúng tôi, lúc sắp tuyệt vọng
tận cùng của sự tu
hành, vì lúc bây giờ chúng
Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC
tôi đã 52 tuổi đời, 44 tuổi đạo, mà
tu hành
chẳng ra gì, chỉ đạt những thứ thiền
tưởng, khiến cho chúng tôi cảm thấy cuộc
đời của mình đời chẳng ra đời, đạo chẳng ra
đạo. Chín năm trời nỗ lực miệt
mài tu tập, đem hết sức sinh mạng
của mình ra chiến đấu với giặc sanh tử, ngày đêm không dám ngơi
nghỉ, chỉ mong sao làm chủ được sự sống chết, nhưng chín
năm trời ấy như công
dã tràng se cát. Chúng tôi sắp đi
tìm cái chết vì không còn biết
pháp nào tu tập hơn nữa.
Tin nơi Thầy của chúng tôi (H.T Thích Thanh
Từ); tin nơi kinh sách Đại
Thừa và Thiền Đông Độ, nhưng niềm
tin ấy đã tan vỡ thành mây khói sau chín
năm tu tập. Trên bước đường cùng của sự tu tập theo
NHỮNG LỜI GỐC PHẬT DẠY – TẬP II
Phật giáo Đại Thừa
và Thiền Tông,
chúng tôi không còn một chút hy vọng nào.
Nhưng may mắn thay, bộ
kinh Nikaya đã cứu thoát chúng tôi, qua những lời Phật dạy như trên đây, chúng tôi đã ghi nhận và rút ra
từ trong kinh sách Nguyên Thủy ấy và cố gắng thực tập theo lời dạy này, chúng tôi đã tìm
ra được đáp số.
Lật lại những trang giấy chúng tôi
ghi chép những lời Phật dạy trong kinh Nikaya cách đây 23
năm xưa cũ, lòng chúng tôi bồi hồi nghĩ mình lúc xưa và nghĩ đến các bạn hiện giờ đang tha
thiết tu tập tìm cầu sự giải thoát. Nghĩ đến đây, lòng chúng tôi nao nao thương xót các bạn. Rồi đây
các bạn cũng như chúng tôi ngày xưa, phải
chết dở sống dở vì những pháp môn ảo
Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC
tưởng mà các Tổ đã kiến tưởng giải,
khiến
cho bao nhiêu thế hệ tu tập sống dở, chết dở.
Hôm nay nghĩ đến các bạn, những người bạn thân thương tha thiết tu
hành, chúng tôi ghi lại những lời dạy quý báu hơn vàng ngọc
châu báu này
và chú giải
qua kinh nghiệm tu hành của chúng tôi để mong sao gửi đến các bạn những gì mà
chúng tôi tu hành có kết quả, những
gì cao quý nhất của đời người mà chúng
tôi đã làm chủ được sanh, già, bệnh, chết. Sự làm chủ này đối với chúng tôi là một sự
trao đổi quá to tát, chúng tôi đã đổi bằng công sức, máu và nuớc mắt của
mình. Khi tu xong chúng tôi thấy hạnh phúc lắm các bạn ạ! Trong đời này không có vật gì còn
có ý nghĩa với chúng tôi.
Chúng tôi chỉ
còn có một
lòng
NHỮNG LỜI GỐC PHẬT DẠY – TẬP II
thương yêu mọi sự sống
trên hành tinh này
mà thôi.
Hỡi các bạn thân thương! Đời có
gì hạnh phúc lâu dài đâu? Chỉ
là bong bóng nước, chỉ là những hạt sương
của buổi sớm ban mai, toàn là ảo
ảnh, hư tưởng, có gì đâu mà đắm chìm, ham
mê. Phải không hỡi các bạn?
Chánh pháp của Phật đây rồi! Các
bạn ơi! Hãy ôm lấy nó như ôm chiếc phao vượt biển, đừng buông nó các bạn
ạ! Nó sẽ giúp các bạn vượt thoát cuộc đời đầy
sóng gió bão bùng, đầy cay đắng, nhiều gian nan khổ đau, nhiều
thử thách cam go và khắc nghiệt. Đời chỉ
là một giấc ác mộng kinh hoàng.
Suốt cuộc đời của quý bạn
thật là vô vị, chỉ biết phục
vụ cho ăn, ngủ, đi cầu
Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC
và dâm dục. Toàn là những thứ bất tịnh uế
trược, bẩn thỉu, hôi thối, v.v..
Có gì hạnh phúc đâu các bạn
ạ!?
Chánh Phật pháp đây rồi! Các bạn ơi! Nếu bạn không tu tập thì chẳng có ai giúp các bạn được,
gặp khổ đau, gặp ác pháp các bạn đừng kêu khổ,
đừng rên la, đừng than thở, đừng
kêu trời, trách đất, đừng
khóc mẹ, khóc cha, v.v.. Dù các bạn có
kêu thấu cả trời xanh thì cũng chẳng có
ai cứu giúp được bạn đâu!?
Vì cảm thông nỗi thống khổ của kiếp làm người, nên chúng tôi không thể làm
ngơ trước mọi sự khổ đau của các bạn.
Nếu những lời nói này có những điều
không vừa lòng, vừa ý xin các bạn
vui lòng tha thứ cho. Vì chúng tôi nói
lên những lời này là nói
NHỮNG LỜI GỐC PHẬT DẠY – TẬP II
lên lòng yêu thương chân
thật của chúng tôi
gửi đến các bạn thân thương
khắp bốn phương. Mong các bạn hiểu cho.
Kính ghi
Trưởng Lão Thích Thông Lạc
ĐỨC PHẬT ĐÃ XÁC ĐỊNH PHÁP MƠN TU TẬP GIÁC NGỘ
LỜI PHẬT DẠY
“Với pháp này
Ta đã chân
chánh
giác ngộ, Ta
hãy cung kính, đảnh
lễ và
sống y chỉ pháp ấy”.
CHÚ GIẢI:
Trên đây là lời dạy của đức Phật. Vậy với
pháp này là
pháp nào? Mà
Ngài đã xác định và quả quyết chắc như vậy: “Ta
đã chân chánh giác ngộ?”.
Xin thưa cùng các bạn! đức Phật muốn giới thiệu với chúng ta pháp môn mà
Ngài đã tu chứng quả thật sự giải thoát, đó là pháp môn “Giới, Định, Tuệ”.
Tại sao chúng tôi lại biết nó là pháp môn Giới, Định, Tuệ?
Thưa các bạn! Chúng ta hãy căn cứ vào lời di chúc và Bát Chánh Đạo tức
là ĐẠO ĐẾ. Đạo Đế
là một chân
lý trong bốn
chân lý của Đạo
NHỮNG LỜI GỐC PHẬT DẠY – TẬP II
Phật. Đã là
chân lý thì nó
là một pháp
môn hay nói cách khác nó là một chương trình giáo dục đào tạo bất
di bất dịch của
những pháp môn tu tập giải
thoát thật sự,
làm chủ sanh, già,
bệnh, chết, không
ai có quyền
thay đổi được. Nó là con đường dẫn
chúng ta đi đến nơi giải thoát hoàn toàn. Nó là tấm bản đồ chỉ rõ đường đi để chúng
ta theo đó tiến bước
mà không còn sợ lầm đường
lạc lối. Nó
là chương trình giáo dục đào
tạo những người
có đạo đức nhân
bản – nhân
quả sống không
làm khổ mình, khổ người. Nhờ đó, chúng ta đạt đến mục đích
tối hậu, làm chủ sanh, già, bệnh, chết và chấm dứt luân hồi.
Hiện giờ, Đạo Phật có rất nhiều pháp môn của ngoại
đạo xen vào,
khiến cho chúng
ta không biết phân
biệt pháp môn
nào chân chánh thật sự của Đạo
Phật.
Nếu chân lý “Đạo Đế” không có thì chúng ta biết căn cứ vào đâu để xác định
pháp môn tu hành chân chánh của Phật giáo. May mắn thay đức Phật đã sáng suốt, khi Đạo Phật xuất hiện ra đời, Ngài
đã dự đoán
biết tương lai về
sau, ngoại đạo sẽ dìm Phật giáo và diệt Phật giáo bằng con đường pha trộn chánh
pháp và tà pháp lẫn lộn, khiến cho người đời sau khó
phân
Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC
biệt tà, chánh. Cho nên, bài thuyết giảng lần đầu tiên của đức Phật được gọi là
chuyển pháp luân, chính là
“Pháp môn Tứ Diệu Đế”.
Tứ Diệu Đế là bốn
chân lý của Đạo Phật bắt đầu có từ đây, khiến cho mọi người thông suốt
thân phận của con người, tức là thông suốt thế giới quan và nhân
sinh quan như thế
nào đúng và như thế nào sai.
Căn cứ vào chương trình giáo dục đào tạo đức hạnh nhân bản - nhân quả của
Phật giáo (Đạo Đế) có tám lớp (Bát Chánh Đạo), chúng ta phân ra làm ba cấp tu học:
(Giới, Định, Tuệ).
1- Từ lớp Chánh Kiến
cho đến lớp Chánh Tinh
Tấn là giai
đoạn thứ nhất
tu tập GIỚI LUẬT. Tu tập Giới Luật giai đoạn một có
giáo trình tu học thuộc về pháp môn TỨ CHÁNH CẦN. Tứ
Chánh Cần gồm
có: Định Vô Lậu,
Định Chánh Niệm Tỉnh
Giác, Định Sáng Suốt và
Định Niệm Hơi Thở. Định
Niệm Hơi
Thở gồm có: 18 đề mục tu tập.
2- Lớp Chánh Niệm
là giai đoạn thứ
hai tu học GIỚI LUẬT trên Pháp môn TỨ NIỆM XỨ. Tứ Niệm Xứ gồm có Tứ Niệm
Xứ tu học trên Tứ Niệm Xứ; Tứ Niệm Xứ tu học trên pháp Thân Hành Niệm.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!