Thứ Bảy, 10 tháng 8, 2013

những lời gốc phật dạy - tập 2 -2



3- Lớp Chánh Định là giai đoạn thứ ba tu tập THIỀN ĐỊNH. Thiền định có tên là TỨ THÁNH ĐỊNH. Tứ Thánh Định gồm có:
1.  Sơ Thiền

2.  Nhị Thiền

3.  Tam Thiền

4.  Tứ Thiền

Khi nhập  Tứ  Thiền xong thì ngay đó  tuệ Tam Minh xuất hiện cho nên Tuệ Tam Minh không tu mà có. Tại sao vậy?
Chúng ta hãy lắng nghe lời Phật dạy cho kỹ:  “GIỚI  SANH  ĐỊNH,  ĐỊNH  SANH  TUỆ”   để khỏi bị tà giáo lừa đảo.
Như  vậy  con đường  tu  tập  của  Phật  giáo xác  định rất  rõ  ràng,  không  thể  tà  giáo  ngoại đạo xen lẫn, pha trộn vào được. Vì nó là một chương trình giáo dục đào tạo đức hạnh làm Người làm Thánh. Vậy mà, Giáo pháp của Đạo Phật hiện giờ toàn là giáo pháp của ngoại đạo mới   kỳ   lạ.   Chương  trình  giáo   dục   đào   tạo không còn nữa, giáo trình giáo án lộn xộn, không lớp lang thứ tự, chỉ còn là một tạng kinh hỗn tạp; một tạng giới không nêu rõ giới đức, giới  hạnh,  giới  hành,  còn  tạng  luận  thì luận



trên trời dưới đất khiến cho người tu tập chẳng biết đường, như lạc vào trong  rừng sâu.
Nhìn   lại  giáo  pháp  Đại  Thừa  và  Thiền Tông  thì chúng  ta  phải  giật  mình  và  phải  cúi đầu  thán  phục  các  bậc  Tổ  Sư Bà  La  Môn.  Họ thật  là  khéo  léo  tuyệt  vời,  đưa giáo  pháp  của mình,  biến thành  giáo  pháp  của  Đạo  Phật  mà tất  cả  vừa  là  cư sĩ,  vừa  là  tu  sĩ  của  Phật  giáo đều  là những người có học thức, kể  cả người  có trình độ kiến  thức Tiến sĩ, vậy mà không hề có một người nào hay biết. Mãi cho đến hôm nay, nếu  chúng  tôi  tu  tập  không  thực  hiện  được  lời dạy   của   đức   Phật   thì  muôn   đời   ngàn   kiếp không còn ai vạch trần ra được cái sai này, cái khéo léo thiện xảo rất tinh vi này, biến Đạo Phật  thành  đạo  Bà  La  Môn  mà  không  hề  ai biết.  Vả  lại,  tín đồ  Phật  giáo  lại  còn  tiếp  tay với  Bà  La  Môn  làm  mất  đường  lối,  chương trình giáo  dục  đào  tạo  tu  học  đạo  đức  chân chánh của Phật giáo mà không ai để  ý. Thật là đau lòng. Phải không các bạn?
Kính   thưa  các  bạn!  Pháp  môn  của  Phật giúp  cho mọi người  tu  tập  giải  thoát  tuyệt  vời như  vậy.  Thế  mà  bây  giờ,  nhìn  lại  tu  sĩ  Phật giáo  chẳng  còn  gì  là  tu  sĩ  Phật  giáo,  chỉ  là những tu sĩ Bà La Môn phạm  giới, phá giới, bẻ



vụn giới. Nghĩ đến đây, chúng tôi xúc động vô cùng, thương cảm người cha lành đã  hy sinh  cả cuộc đời mình,  để lại cho đàn con những lời dạy tâm  huyết.  Thế  mà  bây  giờ  còn  gì  đâu!  Biết làm sao hỡi các bạn!? Chỉ còn lại một mớ ngôn ngữ  học  danh  học  lợi  ngoài  đầu  môi  chót  lưỡi để lừa đảo thiên hạ, sống trên mồ hôi nước mắt của mọi người. Thật đáng trách phải không các
bạn?

Khi đức  Phật  tu  tập  xong và  tìm thấy  sự giải thoát thật sự, Ngài dùng những lời dạy và hành động (Quỳ xuống đảnh lễ giáo pháp) hết sức  chân  thành  và  yêu  thương  loài  người  tận trong   đáy   lòng   sâu   thẳm:   “TA   HÃY   CUNG KÍNH,  ĐẢNH  LỄ  VÀ  SỐNG  Y  CHỈ  PHÁP  ẤY”. Lời dạy này gây cho chúng ta một lòng tin sâu sắc;  lời dạy  này  làm  cho  trái  tim chúng  tôi rung động trước lòng yêu thương vô bờ bến của đấng cha lành.
Hôm nay, chúng tôi tu hành xong đọc lại những  lời  dạy  này,  chúng  tôi  xúc  cảm  không cầm được giọt nước mắt của mình.  Vì nghĩ đến lòng  thương  yêu  như  trời  biển  của  đức  Phật. Lòng  yêu  thương  ấy  không  thể  lấy  gì  mà  so sánh được. Nhạc sĩ Y Vân so sánh lòng thương yêu  của  mẹ  đối  với  con như  biển  Thái  Bình:



“Lòng mẹ  thương con như biển  Thái Bình rạt  rào  ...”.  Nhưng  lòng  thương  chúng  sanh của đức Phật dù đem bốn biển so sánh cũng không sánh được.
Ngài cung kính,  cúi đầu đảnh lễ  và sống y chỉ pháp ấy, khiến cho chúng ta không bao giờ quên được ơn nghĩa này. Không quên được ơn nghĩa này thì phải luôn luôn nhớ đến “GIỚI, ĐỊNH, TUỆ”.
Chỉ có “Giới,  Định,  Tuệ”  mới giúp chúng ta  làm  chủ  sanh,  già,  bệnh,  chết  và  chấm  dứt tái  sanh  luân  hồi;  chỉ  có  “Giới,  Định,   Tuệ” mới  giúp  cho chúng  ta  tu  tập  không  còn  sợ  tu sai pháp, lạc vào tà  pháp của ngoại đạo. Ngoài giới luật ra không còn giáo pháp nào dạy chúng ta tu hành giải thoát chân chánh nữa.
Hỡi các bạn! Các bạn nhớ ơn Phật thì các bạn  hãy  mạnh  dạn  chỉ  thẳng  những  gì  sai không đúng giáo pháp  của  Phật  giáo;  những gì không  đúng  giới  luật  của  Phật  để  chấn  chỉnh lại  Phật  giáo  thì đó  là  các  bạn đã đền  đáp  ơn Phật.



Õ



ĐỨC PHẬT KHUYÊN TU TẬP BỐN TINH CẦN


LỜI PHẬT DẠY

“1- Tinh cần chế ngự

2- Tinh cần đoạn tận

3- Tinh cần tu tập

4- Tinh cần hộ trì”.


CHÚ GIẢI:
Bốn tinh cần là gì?

Bốn  tinh cần  là  bốn  pháp  môn  mà  người đệ tử của Phật cần phải siêng năng tu tập hằng ngày,  không  được biếng  trễ,  cũng  giống  như ngày nào chúng ta cũng phải ăn cơm uống nước
vậy.

    Bài  tu  tập  thứ  nhất:  TINH CẦN  CHẾ NGỰ. Vậy tinh cần chế ngự nghĩa là gì?



Muốn  hiểu  bài  học  thứ  nhất  thì chúng  ta phải hiểu những chữ tinh cần và chế ngự cho rõ ràng. Vậy tinh cần có nghĩa là gì?
Tinh  cần có nghĩa là siêng năng, chuyên cần, giờ nào cũng làm việc không nghỉ ngơi.
Chế ngự nghĩa là gì?

Chế  ngự  có  nghĩa  là  ngăn  chặn,  không làm theo.
Ở  đây, đức Phật dạy chúng ta tinh cần chế ngự, có nghĩa là bảo chúng ta “tu tập phải từng giây, từng phút, từng sát na siêng năng, chuyên cần  liên tục, không được biếng trễ, không được gián đoạn sự ngăn chặn, không được làm theo lòng   ham  muốn  và  tâm    hung  ác   của  chính mình” tức là hằng ngày phải siêng năng, tinh cần ly dục ly ác pháp.
Để  cho hiểu  dễ  dàng  hơn  thì cần  phải  có những ví dụ:
1)  Khi tâm  chúng  ta  khởi  muốn  ăn  phi thời thì ngay đó  chúng ta ngăn chặn quyết liệt không cho ăn. Ngăn chặn quyết liệt không cho ăn, đó là chế ngự lòng tham muốn (dục) hay nói cách khác là ly dục về ăn.
2) Chưa đến  giờ  đi  ngủ  mà  thân  tâm  bị hôn  trầm,  thùy  miên  muốn  đi  ngủ.  Chúng  ta



muốn ngăn chặn sự buồn ngủ, không làm theo nó, liền đi kinh hành làm cho thân tâm không ngủ  được, ấy  là  chế  ngự  tâm  ham  muốn  ngủ, hay  nói  cách  khác  là  ngăn  chặn  sự  buồn  ngủ. Đi  kinh hành  ngăn  chặn  sự  buồn  ngủ  tức  là tinh cần chế ngự lòng ham muốn ngủ của mình và như vậy gọi là ly dục ly ác pháp.
3) Ngồi một mình  cô đơn trong thất muốn đi nói chuyện cho vui với người khác, ngay đó chúng ta liền ngăn chặn không đi nói chuyện. Ngăn chặn không đi nói chuyện, tức là chế ngự lòng  ham  muốn  vui  chơi  của  mình.   Chế  ngự lòng ham muốn vui chơi của mình  tức là  ly dục ly ác pháp.
4) Khi tâm  muốn  đi  làm  một  việc  gì mà việc  ấy  phi  thời  thì phải  ngăn  chặn  liền,  sự ngăn  chặn  không  đi  làm  là  chế  ngự  tâm  mình hay nói cách khác là ly dục ly ác pháp.
Tóm lại,  lời  dạy  này  khuyên  nhắc  chúng ta  muốn  tu  tập  được giải  thoát  ra khỏi  sanh, già,  bệnh,  chết  thì  phải  thường  hằng  siêng năng ly dục ly ác pháp. Đó là  “TINH CẦN  CHẾ NGỰ”  tâm  dục và  ác  pháp.  Đây  là  bước  đầu  tu tập căn bản nhất của  Phật giáo mà  người tu sĩ và  người cư sĩ  nào muốn tu tập cũng phải khởi sự  từ  nơi  đây.  Đó  cũng  là  phương pháp  tu  tập



để  xây  dựng  cho mình  một  nền  tảng  đạo   đức nhân  bản  –  nhân  quả  làm  người.  Không  làm khổ  mình,  khổ  người.  Đó  là  một  phương pháp tu tập thiền định xả tâm, xả đến đâu là có giải thoát đến đấy; xả đến đâu là có tâm thanh tịnh đến đấy. Do tu tập thiền định kết quả như vậy nên  đức  Phật  dạy:  “Pháp  ta không  có  thời gian đến để mà thấy”.

   Bài  học  thứ  hai:  TINH CẦN  ĐOẠN  TẬN.
Vậy tinh cần đoạn tận như thế nào?

Khi tâm  tôi  có  tham,  tôi  biết  tâm  tôi  có tham  tức  là  biết  tâm  có  dục.  Biết  tâm  có  dục thì ngay đó  tôi phải siêng năng làm cho nó hết dục. Làm cho nó hết dục tức là đoạn tận.
Theo phương pháp đoạn tận tâm tham đức Phật  dạy:  “Do  vậy,  này các  Thầy Tỳ  Kheo, nếu các Thầy mong rằng ly dục ly ác pháp, các  Thầy  sẽ  chứng  đạt  an  trú  Thiền Thứ Nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh có  tầm,  có  tứ  thì  Định  Niệm  Hơi  Thở  vô, hơi thở ra cần  phải  được  khéo tác  ý”.  Ở đây  hơi  thở  vô,  hơi  thở  ra cần  phải  được khéo tác ý như thế nào?
Chúng  ta  hãy  nghiên  cứu  lại  pháp  môn
Định  Niệm  Hơi   Thở  thì  sẽ  rõ.  Trong   Định



Niệm Hơi Thở Phật dạy: “Quán ly tham tôi biết tôi hít  vô, quán ly tham  tôi biết tôi thở ra”.   Đó   là  một  phương  pháp  đoạn tận  tâm tham  tuyệt  vời,  nếu  ai  tin tưởng  giữ  gìn  giới luật  nghiêm  chỉnh  thì nương  vào  hơi  thở  mà tác ý như vậy thì chúng tôi bảo đảm với quý vị sẽ có kết quả ngay liền.
Với  tâm  sân,  quý  vị  cũng  nên  nương  vào hơi  thở  mà  tác  ý  như  vậy:  “Quán ly sân  tôi biết  tôi hít  vô,  quán  ly  sân  tôi biết  tôi  thở
ra”.

Với tâm si, quý vị cũng nên nương vào hơi thở mà tác ý: “Quán ly si tôi biết  tôi hít vô, quán ly si tôi biết tôi thở ra”.
Muốn  cho tâm  được  định tỉnh  không  còn bị  hôn  trầm,  thùy  miên  thì quý  vị  cũng  nên nương  vào  hơi  thở  mà  tác  ý:  “Với  tâm  định tỉnh  tôi  biết  tôi  hít  vô,  với  tâm  định tỉnh tôi biết tôi thở ra”.
Với  tâm  phiền  não,  lo  lắng,  sợ  hãi,  v.v.. thì quý  vị  cũng  nên  nương vào  hơi  thở  mà  tác ý: “An  tịnh  toàn  tâm  tôi biết  tôi hít vô,  an tịnh  toàn tâm tôi biết tôi thở ra”.



Trên  đây  là  phần  tinh cần  đoạn tận  về tâm, còn về thân thì tinh cần đoạn tận như thế
nào?

Mỗi khi thân có đau nhức hay bệnh tật thì cũng  nên  an  trú  vào  hơi  thở  mà  tác  ý:  “An tịnh toàn  thân tôi  biết  tôi  hít  vô,  an  tịnh toàn thân tôi biết tôi thở ra”. Cứ bền chí mà tác ý như vậy đến chừng nào thân không bệnh, không còn đau khổ nữa mới thôi.
Những lời dạy trên đây các bạn có tin không?  Nếu  tin thì có  lợi ích cho các  bạn, còn không  tin thì các  bạn  sẽ  tốn  tiền  thuốc  thang và chịu nhiều đau khổ.
Do  sự  đau khổ,  phiền  não  thân  tâm  của quý bạn nên đức Phật dạy: “TINH CẦN ĐOẠN TẬN”.  Nếu quý bạn tinh cần đoạn tận thì sự an vui và hạnh phúc sẽ đến với các bạn.
Trước khi muốn đoạn tận các sự phiền não và  tất  cả  bệnh  khổ  đau nơi  thân  tâm  của  quý bạn thì quý bạn hãy tu tập cách thức an trú cho được trong  hơi  thở,  trong  bước  đi  hay hơi  thở, nói  cách  khác  tổng  quát  hơn  là  an  trú  trong thân hành của các bạn. Khi an trú được thì bạn mới đẩy lui  được các chướng ngại pháp. Đẩy lui các chướng ngại pháp trên thân tâm, tức là làm



cho thân tâm của quý bạn được an ổn và thanh tịnh.  Do  làm  cho  thân  tâm  được an  ổn  và thanh  tịnh,  đó  là  một  điều  lợi ích rất  lớn  mà đức Phật thường nhắc nhở chúng ta nên “TINH CẦN ĐOẠN TẬN MỌI KHỔ ĐAU”. Đó là một phương  pháp  tu  tập  rất  thực  tế  và  có  lợi  ích thiết thực ngay liền mà trong kinh Tứ Niệm Xứ đã    dạy:   “Trên   thân   quán   thân   để   khắc phục tham  ưu. Trên tâm quán tâm để khắc phục tham ưu. Trên thọ quán  thọ để  khắc phục tham  ưu ...”.

   Bài học thứ ba: TINH CẦN TU  TẬP.  Vậy tinh cần tu tập như thế nào?
Như chúng ta đã biết những pháp môn mà đức Phật đã dạy gồm có:
1/ Mười tám đề mục Định Niệm Hơi Thở.

2/ Định Vô Lậu.

3/ Định Chánh Niệm Tỉnh Giác.

4/ Định Sáng Suốt.

5/ Tác ý đẩy lùi các chướng ngại pháp trên
Tứ Niệm Xứ.

6/ Tu Tập Thân Hành Niệm.

Trên  đây  là  những  pháp  môn  cần  phải siêng  năng  tu  tập  từng  giây,  từng  phút,  từng



giờ không được phí bỏ những giây phút nào cả. Có  tinh cần  tu  tập  như  vậy  thì chúng  ta  mới “CHẾ NGỰ”, mới “ĐOẠN TẬN” được lòng ham muốn, mọi ác pháp, mọi khổ đau của kiếp làm người.
Lời dạy thứ ba trên đây, rất là quan trọng cho việc chế ngự và đoạn tận tâm dục và các ác pháp. Có chuyên cần tu tập các pháp môn trên đây  thì mới  đủ  năng  lực  chế  ngự  và  đoạn tận tâm dục và các ác pháp. Nó lưu xuất từ trong thân tâm, do các pháp ác bên ngoài tác dụng vào.  Nhờ  năng  lực  tu  tập  của  các  pháp  môn trên, chúng ta mới có đủ khả năng đẩy lui các chướng  ngại  pháp,  thì thân  tâm  chúng  ta  mới an  trú  được.  Nếu  không  tu  tập  các  pháp  trên đây thì chẳng bao giờ chế ngự và đoạn tận các chướng ngại pháp được.
Cho nên, sự tinh cần tu tập các pháp môn là điều quan trọng để  tạo ra năng lực buông xả rất  mạnh  và  nhanh   chóng.  Muốn  tu  tập  đạt được kết  quả  tốt  như  vậy  thì cần  phải  siêng năng tu tập không được biếng trể. Tu tập các pháp giống như hằng ngày chúng ta ăn cơm và uống nước vậy.

   Bài  học  thứ  tư: TINH CẦN  HỘ  TRÌ.  Vậy tinh cần hộ trì như thế nào?



Trong thân chúng ta có sáu căn:

1-  Mắt

2-  Tai

3-  Mũi

4-  Miệng

5-  Thân

6-  Ý

Sáu  chỗ  này  là  sáu  cửa  ra  vào  của  sáu trần, nếu người tu hành không cảnh giác cẩn thận  thì giặc  sanh  tử  sẽ  lén  vào  và  làm  cho tâm  bất  an.  Vì  thế,  Phật  dạy:  “Phải  siêng năng luôn luôn hộ trì các căn”.
Vậy, chúng ta phải giữ gìn cửa nào trước trong sáu cửa này?
  Mắt:  Là  cửa  thành  thứ  nhất  mà  chúng ta phải giữ gìn trước nhất, vì sắc tướng của sáu trần  lúc  nào  cũng  có,  nên  nó  sẽ  theo  cửa  mắt mà  vào  thành.  Mắt  được xem  là  cửûa  ải  Tam quan. Cửa  ải  Tam  quan là  cửa  ải  địa đầu  của đất  nước,  nếu  một  khi cửa  ải  này  mất  thì đất nước bị lung lay. Cũng vậy, nếu mắt bị sắc xâm chiếm thì thân tâm bị dao động.
Cho nên,  luôn  phải  giữ  gìn  mắt.  Vậy  giữ gìn mắt như thế nào?



Muốn giữ gìn mắt tức là phòng hộ mắt thì phải  chấp  nhận  sống  độc cư, không  tiếp  duyên ra ngoài. Lúc ở trong thất cũng như lúc đi ra ngoài luôn luôn phải hướng tâm nhắc mắt phải nhìn  vào  trong  thân;  phải  thấy  bước  chân  đi, khi đi  đứng;  phải  thấy  hơi  thở  ra hơi  thở  vào, khi ngồi. Nếu hộ trì mắt được như vậy thì mắt không dính sắc trần thì mắt thanh tịnh, còn không phòng hộ được như vậy thì mắt dính sắc, mắt  dính  sắc  thì tâm  phóng  dật,  tâm  phóng dật  thì phá  hạnh  độc  cư, phá  hạnh  độc  cư, thì tâm có tinh cần tu tập  pháp  gì thì cũng  không kết quả, tâm tu tập không kết quả thì không có năng  lực,  không  có  năng  lực  thì không  đoạn tận  dục và  ác  pháp,  không  đoạn tận  dục và  ác pháp thì không còn cách nào chế ngự được tâm. Và như vậy thì thân tâm của chúng ta sẽ chẳng bao giờ thoát khổ.
Tóm lại,  giữ  gìn mắt  rất  cần  thiết  cho sự tu  tập  bốn  điều  tinh cần  ở   trên  mà  một  người quyết tâm tu tập làm chủ sanh, già, bệnh, chết thì không  thể  thiếu  được. Trong  bốn  điều  tinh cần,  điều  nào  cũng  cần  thiết,  cũng  cần  phải siêng năng tu tập. Nhưng phải thấy điều thứ tư là  quan trọng  bực  nhất,  đó  là  hộ  trì các  căn. Mà hộ trì căn mắt là một điều quan trọng hơn



các  căn  khác,  như những  người  lính  giữ  cửa  ải quan.
  Tai:  Là  căn  thứ  hai  cũng  không  kém quan trọng. Phòng hộ tai phải như thế nào?
Phòng  hộ  tai  khi ở    trong  thất  cũng  như lúc  đi  ra ngoài,  phải  tác  ý  nhắc  tai  phải  nghe vào tiếng chân bước đi, khi đi; tiếng hơi thở ra, tiếng hơi thở vô, khi ngồi. Có phòng hộ tai như vậy tai mới không dính mắc thinh trần, tai không  dính  mắc thinh trần thì tai  thanh  tịnh, tai  thanh  tịnh  thì tâm  thanh  tịnh.  Tai  thanh tịnh  thì tu  các  pháp  mới  có  năng  lực,  có  năng lực  thì mới  đoạn tận,  mới  chế  ngự  dục  và  ác pháp.  Nhờ  đó   con đường  tu  tập  mới  làm  chủ sanh, già, bệnh, chết.
  Mũi:  Là  căn  thứ  ba là  mũi,  vậy  phòng hộ mũi như thế nào?
Mũi  thường  hay  ngửi  mùi,  tức  là  hương trần. Hương trần gồm có:
1- Mùi thơm

2- Mùi thối

Mũi  ngửi  mùi  thơm  sanh ra ưa thích,  gặp mùi thối thì  không ưa thích.
Nghe mùi thơm của thực phẩm thì con người sanh ra dục muốn ăn. Nghe mùi thối của



phân,  phẩn  thì  con  người  bịt  mũi  đi  tránh không ưa.
Con người đem dâng cúng thực phẩm cho Phật khi Phật tịch là sai, vì thực phẩm của con người  ăn  là  bất  tịnh  chỉ  nuôi  thân  tứ  đại  bất tịnh. Cho nên, chư Phật nghe mùi thực phẩm của con người ăn là hôi thối.
Chim  ó,  Chim  kên  kên  và  loài  chó  nghe mùi thịt thối thì cho là thơm, ưa thích. Còn con người cho là thối, không ưa thích.
Tính  chất  của  hương trần, loài  này  cho là thơm, nhưng loài khác cho là thối. Còn cách tu như thế nào đối trị với hương trần?
Đối trị với hương trần mùi thơm cũng như mùi thối, luôn luôn lúc nào cũng phải phòng hộ mũi. Phòng hộ mũi  bằng  cách tác ý  hướng dẫn mũi  ngửi  vào  trong  thân,  thân  hành  nội  (hơi thở) và thân hành ngoại (kinh hành). Thơm cũng   không   khởi   dục   tham   đắm,   thối   cũng không  trốn  chạy,  chỉ  có  duy  nhất  siêng  năng cần mẫn liên tục tác ý dẫn mũi  ngửi vào trong thân  cũng  giống  như  dẫn  tai  và  mắt  vậy.  Có dẫn tai, mắt, mũi như vậy thì mới tu tập nhiếp phục  tâm  mình  được và  tâm  mới  an  trú  được trong  thân  hành  tức  là  tâm  định trên  thân. Nhờ  sống  hộ  trì mắt,  tai, mũi  được như  vậy,



nên  tâm  tu  tập  mới  có  đầy  đủ  năng  lực  để chế ngự, đoạn tận dục và ác pháp, v.v..
Tinh  cần hộ trì mắt, tai, mũi như vậy chưa đủ mà còn phải tiếp tục hộ trì các căn khác nữa như: miệng, thân và ý.
  Miệng: Là  căn  thứ  tư  vậy  hộ  trì miệng như thế nào?
Hộ trì miệng có hai phần:

1- Hộ trì miệng về ăn, uống.

2- Hộ trì miệng về nói.

- Hộ trì miệng về ăn uống thì không được ăn uống phi  thời, ăn uống phải có tiết độ, phải đúng  giờ  giấc,  ăn  uống  không  được  ham  thích ăn ngon, ăn uống phải biết quán thực phẩm bất tịnh  để   sanh  tâm  nhàm  chán.  Ăn  uống  phải sáng  suốt,  tư  duy: ăn  để sống  chứ  không  phải sống  để ăn.  Ăn  để  sống,  sống  để tu  hành,  để thân tâm lúc nào cũng thanh thản, an lạc và vô sự.  Ăn  để  sống,  sống  để hộ  trì các  căn  không cho dục và các ác pháp tác động sai khiến hoặc xâm  chiếm,  làm  khổ  mình  làm  khổ  người  và tất  cả  chúng  sanh.  Ăn  để   sống,  sống  để làm chủ sanh, già, bệnh, chết và chấm dứt luân hồi tái sanh, chứ không phải ăn để sống, sống chạy theo  dục lạc,  để  chấp  nhận  đời sống  phải  chịu



nhiều  khổ  đau. Ăn  để  sống,  sống  để làm  chủ thân tâm, khiến cho thân tâm bất động trước các ác pháp và các cảm thọ, chứ không phải để tranh luận hơn thua, để  tranh đua về ăn uống, để  tranh chấp về danh, lợi hơn thiệt ở   đời. Ăn để  sống, sống để biết thương yêu mọi người, để giúp đỡ mọi người bất hạnh trong xã hội, để  an ủi,  chia  sẻ  những  nỗi  thương  đau, những  nỗi mất  mát  mà  con người  đang, sẽ  phải  chịu. Ăn để  sống,  sống  để  thấy  trách  nhiệm  bổn  phận đạo   đức làm  người  không  nên  làm  khổ  mình, khổ người, chứ không phải ăn để  sống, sống để vì  sự  sống  của  mình  mà  chà  đạp  lên  sự  sống của bao nhiêu người khác và loài vật khác... Đó là  cách  hộ  trì miệng  về  ăn  uống,  mỗi  khi ăn uống chúng ta đều phải nhớ những lời dạy này.
- Hộ  trì miệng về  lời  nói,  không  được nói những  lời  thiếu  chân  thật,  xin  đọc  lại  Thánh đức  chân  thật  trong  Mười  Giới  Thánh  Đức  Sa
Di.

- Hộ  trì miệng  về  lời  nói  thì không  được nói lời hung dữ; không được chửi mắng, nạt nộ, hăm dọa người khác; không được la lớn tiếng, không được chửi thề nói lời tục tỉu, không được xưng hô mày, tao, nó hắn, y...



- Hộ  trì miệng  về  lời  nói  thì không  được nói  thêm  bớt,  nói  xấu  người  khác,  không  được vu khống, vu oan giá họa, không được nói lật lọng...
- Hộ  trì miệng  về  lời  nói  thì không  được nói  móc  lò,  nói  mỉa  mai  người  khác,  nói  giễu cợt, nói châm chọc...
Tóm lại,  hộ  trì miệng  là  giữ  gìn  lời  nói không  làm  khổ  mình,  khổ  người,  luôn  nói  lời êm dịu, nhẹ nhàng, ôn tồn, nhã nhặn, đầy lòng từ ái, ôn hòa, tha thứ, thân thương và yêu mến. Lời nói luôn đem đến mình  vui, người khác vui.
Người ta còn bảo miệng là “Khẩu Nghiệp”. Khẩu nghiệp có hai phần:
1- Khẩu nghiệp về ăn: Miệng ăn uống không  tiết  độ,  không  đúng cách nên khiến cho thân thọ lấy những khổ đau, bệnh tật, nghiện ngập, tu hành không ly dục ly ác pháp được.
2- Khẩu nghiệp về nói: Miệng nói ra phải cẩn thận, nếu không  cẩn thận sẽ mang nghiệp vào  thân  khiến  thân  tâm  phải  phiền  não  khổ đau, hối hận.
Tóm  lại,  hộ  trì miệng  là  điều  cần  thiết nhất  trong  cuộc  sống  tu  hành,  nên  Phật  dạy



phải  độc  cư sống  trầm  lặng  một  mình  như con tê ngưu một sừng.
Tinh  cần  hộ  trì mắt,  tai, mũi,  miệng như vậy chưa đủ mà còn phải tiếp tục hộ trì các căn khác nữa là thân và ý.
  Thân: Muốn phòng hộ trì thân, phải hộ trì như thế nào?
- Hộ trì thân có hai phần:

1- Hộ trì các hành động của thân.

2- Hộ  trì thân  là  không  cho các  ác  pháp xâm chiếm vào thân.
a) Hộ trì các hành động của thân gồm có:

- Không cho thân làm những điều ác.

- Ý thức phải điều khiển thân hành.

-  Mỗi  thân  hành  phải  được ý  thức  kiểm duyệt.
b) Hộ  trì thân  là  không  cho các  ác  pháp xâm chiếm vào thân gồm có:
- Ngừa bệnh hơn trị bệnh, nghĩa là phải ngăn ngừa ruồi, muỗi, sâu độc, rắn, bò cạp, rết, thú  dữ,  v.v..  không  cho xâm  chiếm  vào  thân, luôn  luôn  giữ  gìn  thân  được  an  lạc  bằng  vệ sinh,  bằng  ăn  uống  tiết  độ,  bằng  nuôi  dưỡng



0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!