Thứ Bảy, 10 tháng 8, 2013

những lời gốc phật dạy - tập 2 -3



thiện  pháp,  không   đem  vào   thân  những  ác pháp, phải nuôi thân bằng chánh mạng.
- Đẩy lùi các bệnh tật trên thân. Làm chủ bệnh tật là điều hạnh phúc thứ nhất trong cuộc sống thế gian.
- Tìm  mọi cách giúp cho thân được an trú, thanh tịnh và vô sự, theo pháp môn Định Niệm Hơi Thở.
- Bằng phương pháp Tứ Niệm Xứ giúp cho thân sung mãn dồi dào sức lực.
-  Bằng  phương  pháp  Thân  Hành  Niệm giúp cho thân tâm sanh bảy Giác Chi.
Nếu  trong  cuộc  sống  tu  hành  theo  Phật giáo để tìm cầu sự giải thoát làm chủ sanh, già, bệnh,  chết  và  chấm  dứt  luân  hồi  thì phải  luôn luôn  hộ  trì thân  hành,  không  thể  nào  thiếu  sự hộ trì này mà chứng đạo được.
Tinh  cần hộ trì mắt, tai, mũi, miệng, thân như  vậy  chưa đủ  mà  còn  phải  tiếp  tục  hộ  trì căn khác nữa là ý căn.
  Ý: Muốn hộ trì ý căn phải như thế nào?

- Hộ trì ý căn có ba phần:

1-  Sử dụng tri kiến.

2-  Sử dụng pháp hướng tâm như lý tác ý.

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC


3-  Sử dụng giới luật.

- Sử  dụng tri kiến, khi nào  có  một  niệm khởi  trong  tâm  hay  một  pháp  bên  ngoài  tác động  vào  tâm  thì phải  tư  duy  suy  nghĩ  cho tường  tận  niệm  ấy,  để  đẩy  lui  khiến  cho tâm trở  nên  thanh  thản,  an lạc  và  vô  sự.  Sử  dụng tri kiến tức là tu tập Định Vô Lậu. Càng tu tập Định Vô Lậu thì tri kiến càng sắc bén. Tri kiến sắc bén giống như một thanh gươm thư hùng kiếm của một dũng sĩ lâm trận.
- Thường  xuyên  tác  ý  để  tâm  ly  dục ly ác pháp; thường xuyên tác ý để tâm có một nội lực mạnh  mẽ  giúp  cho ý  thức  đẩy  lùi  các  chướng ngại pháp trên thân một cách dễ dàng. Đó là cách  thức  tu  tập  tạo  thành  ý  thức  lực,  nhờ  ý thức lực mà chúng ta làm chủ sanh, già, bệnh, chết...
- Sử  dụng giới  luật,  vì  giới  luật  là  thiện pháp,  là  đạo   đức làm  người,  làm  Thánh.  Cho nên  lấy  giới  luật  làm  tiêu  chuẩn  để   ý  thức nhắm vào tư duy quan sát các pháp đang trùng trùng  duyên  khởi.  Do  đó,  chúng  ta  không  bị lầm lạc, lẫn lộn pháp thiện ra pháp ác, pháp ác ra pháp thiện. Biết sử dụng giới luật đúng pháp thì chúng ta tu tập  Tứ  Chánh Cần mới có hiệu



quả:  “Ngăn  ác   diệt  ác   pháp, sanh thiện  tăng trưởng thiện pháp”.
Tóm lại, trên đường tu tập theo giáo pháp của Phật giáo thì chúng ta phải theo lời khuyên này.  Hằng  ngày,  phải  siêng  năng  tu  tập  bốn loại  tinh cần,  đừng  cố  chấp  tuần  tự  theo  pháp mà  phải  biết  khéo  léo  thiện  xảo  và  linh động tùy theo mỗi trạng thái tâm của chúng ta mà tu tập.  Có  tu  tập  như  vậy  thì mới  có  ích lợi thật
sự.

Ví dụ: Trong lúc chúng ta đang tinh cần tu tập Chánh Niệm Tỉnh Giác thì bỗng có tiếng kêu la cầu cứu. Tức thì chúng ta tinh cần tu tập hộ trì nhĩ căn.
Ví  dụ  trên  đây  để  chúng  ta  nhận  xét  sự linh động thiện xảo từng giây, từng phút  trong sự  tu  tập.  Đừng  có  cố  chấp  khư  khư  theo  giáo điều thì  sai lệch mất.
Cho nên,  bốn  tinh cần  này  là  gồm  đủ  các pháp  tu  tập  trong  Phật  giáo.  Cuối  cùng,  chúng tôi  không  biết  nói  gì  hơn  để   trao  lại  những kinh nghiệm và  tâm  sự cùng các bạn thiết  tha tu  hành  thân  mến.  Ước  mong sao quý  bạn  sẽ thành tựu viên mãn con đường giải thoát của Phật giáo để đền  đáp ơn Phật trong muôn một.



ĐỨC PHẬT XÁC ĐỊNH THẾ GIỚI CỦA CON NGƯỜI


LỜI PHẬT DẠY

“Thế giới con người đang thấy và biết  là  thế  giới  chấp thủ  của  điên  đảo tâm,  điên  đảo  tưởng,  điên  đảo  tình và
điên đảo kiến phát sanh do vô minh”.


CHÚ GIẢI:
Lời dạy trên đây của đức Phật là chỉ thẳng để chúng ta đừng lầm chấp cái thế giới chúng ta đang sống.
Thế giới chúng ta đang sống là thế giới duyên hợp, nó chẳng có cái gì thật cả, nhưng chúng ta không hiểu biết rõ ràng thường chấp chặt  cho nó  là  có  thật  ngã,  vật  nào  cũng  có thật.  Do  thấy  biết  vật  nào  cũng  như  thật,  vì thế mỗi khi chúng ta có mất mát một vật gì thì lòng chúng ta buồn khổ da diết.




Ví  dụ: Như  mất  của  cải  tài  sản,  cha  mẹ chết, con cái mất, v.v.. thì khổ sở vô cùng, gần như muốn chết.
Do thấy  biết  vật  nào  cũng  như  thật,  nên cố gắng làm và tạo ra cho nhiều vật chất, v.v.. Vì thế, suốt cuộc đời  đành phải chịu nhọc nhằn và đành phải làm những điều gian ác, trộm cắp gian lận, hối lộ  ăn đút lót, giết người cướp của. Những  hành  động  đó, vốn  cũng  chỉ  để   mong sao tạo ra vật chất càng nhiều càng tốt.
Sự  hiểu  biết  sai  lệch  như  vậy,  nên  mới đem hết  sức lực của  mình  ra để  làm  cho nhiều của  cải  và  tài  sản,  tuy  bằng  mồ  hôi  nước  mắt của  mình,  không  phải  cướp  giật  của  ai,  nhưng có  cái  tội  là  đày  ải  thân  tâm  chúng  ta  quá nhiều  khổ  nhọc,  v.v..  Với  tâm  tham  đắm  vật chất như vậy, mà người đời gọi là lòng tham không đáy. Do sự hiểu biết lầm lạc mà đã  biến thành  lòng  tham  không  đáy  ấy,  nên  đức  Phật chỉ thẳng cho loài người biết: “Thế giới con người đang  thấy, biết là thế giới của chấp thủ,  của  điên  đảo  tâm,  điên  đảo  tưởng, điên  đảo  tình và  điên  đảo  kiến  phát  sanh do vô minh”.
Lời dạy này  rất  đúng. Từ  tham  muốn  cái này,  đến  tham  muốn  cái  khác,  cái  tham  muốn



này  không  bao giờ  dừng.  Nên  vì  thế,  khổ  đau cũng không bao giờ dừng.
Đức  Phật  muốn  cho đệ  tử  của  Người  dừng lòng tham muốn ấy, nên Ngài mới dạy giới luật đức hạnh làm người làm Thánh. Giới không cất giữ tiền bạc, ngọc ngà, châu báu, v.v.. cũng là một  đức  hạnh  ly tham.  Vì còn  cất  giữ  tiền  bạc là  còn  chấp  thủ,  cho nên  các  nhà  sư Đại  Thừa hiện  giờ  còn  cất  giữ  tiền  bạc  là  còn  chấp  thủ, còn chấp thủ thì tâm điên  đảo, tâm điên đảo là tâm không sáng suốt, tâm không sáng suốt nên không thấy thế giới của loài người là thế giới tưởng  tri, do các  duyên  hợp  lại  tạo  thành,  chứ thật ra không có vật gì là thật có. Các nhà Đại Thừa tuy luận nói như vậy, mà lối sống không đúng vậy. Cho nên, tâm điên đảo thấy biết các pháp là thật có. Vì vậy, mới xây dựng chùa to Phật lớn, làm đẹp cảnh quang.
Qua lời dạy  của  đức  Phật  trên  đây  chúng ta  thấy  rõ  các  nhà  Đại  Thừa  điên  đảo  tâm, chấp thủ dính  mắc vật chất thế gian quá si mê. Các  Ngài  cho rằng  xây  cất  chùa  to  Phật  lớn, đúc  chuông,   tạc  tượng,   v.v..  là   có   phước  vô lượng, là  xây  dựng Phật  giáo,  là  làm  cho Phật giáo hưng thịnh. Cái nghĩ tưởng có phước vô lượng, làm cho Phật  giáo  hưng thịnh, thì đó  là



chấp  thủ  thế  giới  hữu  hình.  Còn  chấp  thủ  thế giới hữu  hình  là  còn  lo tạo  dựng, còn  tạo  dựng thì đó  không đúng như lời Phật dạy: “Thế giới con người đang  thấy và biết là thế giới của chấp thủ   của   điên   đảo   tâm,   điên   đảo tưởng, điên đảo tình và điên đảo kiến...”. Như vậy, những người lo xây dựng chùa to Phật lớn, đúc chuông, tạc tượng, v.v.. là những người chấp  thủ  của  điên  đảo  tâm,  điên  đảo  tưởng, điên đảo tình và điên đảo kiến, v.v..
Cái thế giới tưởng tri do các duyên hợp lại mà thành, đâu có vật gì là thật, thế mà vì tâm chấp thủ nên ngu si vô minh  mới lo xây dựng, làm  hao tốn  biết  bao nhiêu  của  cải,  công  lao của đàn na thí chủ.
Người tu sĩ chân chánh của Phật giáo thấy thế giới này là thế giới không thật, mọi vật đều vô thường, vô ngã, nên họ quyết từ bỏ và xa lìa, không để  tâm dính  mắc một vật gì của thế giới này.  Vì  thế,  họ  chấp  nhận  một  đời sống  ba y một bát, đi xin ăn, lấy gốc cây làm giường nằm.
Cho nên, những người chấp nhận đời sống ba y  một  bát,  đi  xin  ăn  là  những  người  thấy biết thế giới này thật  sự là  các duyên hợp  như mộng,   như   huyễn   nên   họ   không   chấp   thủ, không  chấp  thủ  nên  tâm  hồn  họ  trắng  bạch



như vỏ ốc, phóng khoáng như hư không. Họ không  có  chùa  to  Phật  lớn,  không  có  vật  chất thế  gian  nhiều.  Vì  thế,  họ  không  có  điên  đảo tâm, điên đảo tưởng, điên đảo tình và điên đảo kiến. Ngược   lại,   là   những   người   đang  sống trong điên đảo, thật đáng thương vậy.



Õ


ĐỨC PHẬT DẠY TU TẬP BA
PHÁP MƠN ĐOẠN TẬN LẬU HOẶC


LỜI PHẬT DẠY

“1- Hộ trì các căn

2- Tiết độ ăn uống

3- Chú tâm tỉnh giác”.



CHÚ GIẢI:
Muốn  đoạn tận  các  lậu  hoặc  thì đức Phật đã dạy cho chúng ta có ba điều quan trọng cần  thiết  phải  tu  tập  hằng  ngày  để  đoạn  trừ cho được lậu hoặc, đó là:
1- Hộ trì các căn

2- Tiết độ ăn uống

3- Chú tâm tỉnh giác

    Điều  thứ  nhất:  Hộ  trì các  căn  tức  là pháp  môn  độc  cư mà  trong  bài  tinh cần  hộ  trì chúng tôi đã  giảng ở  trên. Bởi vì hộ trì các căn là một sự tối cần thiết cho việc tu tập đoạn trừ



lậu  hoặc.  Nếu  quý  vị  không  giữ  gìn  trọn  vẹn hạnh  độc  cư thì chẳng  bao giờ  hết  lậu  hoặc. Hạnh độc  cư quan trọng đến mức độ  nào trong sự  tu  tập  vô  lậu  mà  đức  Phật  ví dụ: Người  giữ gìn hạnh  độc  cư như con tê  ngưu một  sừng  thì quý bạn nên lưu ý, nó quan trọng đến mức độ nào  trong  con đường  tu  tập  giải  thoát  của  các
bạn.

Hộ trì các căn thuộc về pháp môn tinh cần hộ  trì, nó  là  một  trong  bốn  pháp  tinh cần  của Đạo Phật mà đức Phật đã khéo nhắc nhở chúng ta phải siêng năng hộ trì các căn. Một lần nữa, khi đức  Phật  dạy  đến  cách  thức  đoạn tận  lậu hoặc thì pháp môn hộ trì các căn lại đứng hàng đầu,  làm  tướng  tiên  phong xung trận  đoạn tận lậu hoặc. Như vậy, hộ trì các căn  các bạn phải biết  nó  là  một  pháp  môn  có  tầm  cỡ  rất  quan trọng  trong  vấn  đề   tu  tập  theo  Đạo  Phật.  Vì vậy,  chúng  tôi  đã  nhắc  đi nhắc  lại  với  các  bạn rất  nhiều  lần,  nhưng  các  bạn  không  tin lời chúng  tôi,  do đó  chúng  tôi  xác  định rằng  các bạn tu hành sẽ không đi đến đâu cả, chỉ loanh quanh trong các trạng thái tưởng của tưởng ấm.

   Điều thứ hai: Tiết  độ  ăn uống là pháp đoạn tận lậu hoặc của Phật giáo.



Như các bạn đã biết trong giới bổn Thập Giới Sa Di, đức Phật cấm không cho thầy Sa Di ăn uống phi  thời, ngày chỉ một bữa, đó  cũng là phương cách  sống  tiết  độ  ăn  uống  để  đạt  được mục đích đoạn tận lậu hoặc. Vả lại, trong Mười Giới  Thánh  Đức  Sa Di  thì tiết  độ  ăn  uống  là một  Thánh  Đức  Ly  Dục  mà  người  tu  sĩ  đệ  tử của Phật muốn trở thành một vị Thánh Tăng, Thánh Ni thì không thể nào sống phi Thánh Đức  này  được. Nó  là  pháp  môn  ly  dục,  ly  ác pháp tuyệt vời.
Vì  thếá,  nó  là  một  phương  pháp  đoạn tận lậu hoặc trong ba phương pháp mà đức Phật đã dạy cho chúng ta ở trên. Bởi vậy, chúng ta phải hiểu  trong  vấn  đề   ăn  uống.  Ăn  uống  không đúng  cách  (phi  thời)  rất  ảnh  hưởng  đến  sự  tu tập  ly  dục  ly  ác  pháp  của  Đạo  Phật,  nói  một cách khác cho dễ  hiểu, ăn uống phi  thời không bao giờ nhập được chánh định (Tứ Thánh Định) chỉ nhập vào các loại định tưởng, tà định của tà
đạo.

Cho nên, một người ăn uống phi thời thì không  bao giờ  đoạn  tận  lậu  hoặc  được. Đó  là một  điều  hiển  nhiên  không  ai  chối  cãi  được. Phải không các bạn?



Chúng  tôi  nhờ  không  ăn  uống  phi  thời, nên  tâm  mới  ly  dục  ly  ác  pháp,  nhờ  đó  chúng tôi  mới  hoàn  tất  được  con  đường  tu  tập  của mình.  Ngày  nay,  chúng  tôi  mới  thở  được  một hơi thở nhẹ nhàng, khi đứng trước giặc sanh tử luân hồi.

    Điều  thứ  ba:  Chú  tâm  tỉnh  giác  là pháp đoạn tận lậu hoặc của Phật giáo.
Các  bạn có  lưu ý  điều  này  không?  Từ  khi bắt  đầu  theo  tu  học  với  Phật  giáo,  lúc  tập  đi kinh hành  cũng  như  khi tập  luyện  18 đề  mục hơi thở, nói chung là các pháp của đức Phật, lúc nào đức Phật dạy chúng ta tu tập, cũng đều dạy chú  tâm  vào  thân  hành  để  đạt  được  sức  tỉnh giác. Không ngờ  sự chú tâm tỉnh giác ấy lại là một pháp môn đoạn tận lậu hoặc rất tuyệt vời. Càng tu tập tỉnh thức thì càng xả tâm dễ  dàng, càng tu tập tỉnh thức thì tâm càng định tỉnh trên  thân  hành  và  nhờ  đó   mà  bảy  Giác  Chi xuất hiện. Bảy Giác Chi là bảy năng lực, chứ không phải là bảy Giác Chi suông, khi chúng xuất   hiện  giúp   cho  chúng  ta  nhập   định  dễ dàng, không có khó khăn, không có mệt nhọc, không có tốn công sức nhiều.
Tóm lại,  bài  dạy  thứ  nhất  của  đức  Phật trên  đây,  chúng  tôi  trích dẫn  và  chú  giải  với



mục đích làm sáng tỏ và cũng để chấn chỉnh lại Phật giáo, để  mọi người biết rõ giáo lý của Đạo Phật và giáo lý của ngoại đạo  đều không giống nhau. Giáo pháp của Phật có ba pháp môn vô lậu,  đó  là  Giới,  Định, Tuệ  còn  gọi là  “Tam  Vô Lậu  Học”  mà  ngoại  đạo thì không  bao giờ  có. Nếu ai sống và tu tập đúng pháp môn này thìø nhận ra sự vô lậu ngay liền ở tâm mình.
TAM VÔ LẬU HỌC: GIỚI, ĐỊNH, TUỆ, pháp môn  mà  đức  Phật  tu  tập  đã  thành  chánh  quả. Do đó, Ngài muốn khuyến khích  chúng ta ở  đời sau nên dạy: “Với pháp này Ta đã chân chánh giác ngộ, Ta hãy cung kính, đảnh lễ và  sống  y chỉ pháp ấy”.  Để chúng ta có thêm một  lòng  tin sâu  sắc,  không  bị  tà  giáo  lừa  đảo hay còn  mang một  ý  nghĩa lừng  chừng bán tin bán  nghi  Phật  pháp.  Đó  là  bài  dạy  thứ  nhất trong tập kinh này.
Còn  bài  dạy  thứ  hai  tóm  lại,  Ngài  xác định cho chúng ta biết cái thế giới của chúng ta đang sống là cái thế giới chấp thủ của tâm điên đảo,  của  tưởng  điên  đảo, của  tình điên  đảo  và của kiến điên đảo, để chúng ta biết như thật, đừng  có  đắm  đuối,  ham  mê,  ưa thích  cái  thế giới không thật đó. Vì tất cả mọi vật trong thế giới này là do duyên hợp mà thành, chứ không



có thật. Vậy, chúng ta hãy đi tìm cái chân thật, cái  chân  thật  chỉ  cần  tu  tập  đúng  lời dạy  của đức  Phật,  khi tâm  bất  động  trước  các  pháp  và các  cảm thọ thì nó đang ở   trước  mắt  chúng ta, đó  là  cái  vĩnh cửu  muôn  đời,  cái  đó  hoàn  toàn không  do  duyên  hợp  mà  thành,  mà  phải  do công phu tu tập mới có. Thật sự nó không phải có sẵn. Xin các bạn đừng hiểu lầm cái “Phật tánh” có sẵn như Thiền Tông và kinh sách Đại Thừa dạy. Đó là cái Phật tánh tưởng.
Thân ngũ uẩn là do năm duyên hợp lại mà thành thân con người, nên trong đó không có một  vật  gì  thường  hằng  vĩnh viễn.  Khi thân ngũ  uẩn  tan  rã  thì năm  duyên  cũng  tan  rã không còn một duyên nào cả. Đức Phật dạy: “Nếu thân  ngũ  uẩn này còn  có  một vật  gì thường hằng thì  Đạo Ta  không ra  đời”. Đó là bài dạy thứ hai.
Và bài dạy thứ ba tóm lại, có bốn tinh cần người tu hành cần phải siêng năng tu tập.
Trước tiên, người tu theo Đạo Phật hằng ngày phải siêng năng chế ngự tâm mình  (Tinh cần  chế  ngự).  Xin  các  bạn  nên  hiểu  chế  ngự khác nghĩa với ức chế, nếu các bạn không hiểu nghĩa này là các bạn sẽ tu sai pháp, chế ngự thân  tâm  sẽ  trở  thành  ức  chế  thân  tâm.  Do



không hiểu nghĩa này nên các nhà sư của nhiều hệ  phái  đã  biến  Đại  Thừa,  các  thiền  sư Đông Độ  và  các  sư Nam  Tông  theo  pháp  tu  chế  ngự tâm trở thành pháp tu ức chế tâm khiến sự tu hành chẳng đi đến đâu mà còn thành “bệnh tưởng”.
Pháp thứ hai là phải siêng năng bất cứ lúc nào gặp ác pháp là phải đoạn tận. Xin  các bạn đừng hiểu lầm ác pháp là vọng niệm của mình.
- Ác pháp có  hai phần:

1- Ác pháp thuộc về thân

2- Ác pháp thuộc về tâm

- Ác  pháp  thuộc  về  thân  là  thân  bị  bệnh đau nhức chỗ này chỗ khác.
-  Ác  pháp  về  tâm,  khi có  một  tầm  khởi lên, tầm ấy thuộc về tham, sân, si có nghĩa là tham  ăn,  tham  ngủ  và  phiền  não,  giận  hờn, buồn rầu, lo sợ, đó là hại tầm.
Khi có  thân  bệnh  hoặc  có  những  hại  tầm như trên thì phải tinh cần siêng năng đoạn tận nó,  không  được để   trong  thân  tâm  chúng  ta, phải bằng mọi cách đoạn tận nó, không được để từ giờ này sang giờ khác.
Pháp thứ ba là pháp phải siêng năng tinh cần tu tập 37 pháp môn trợ đạo. Tu tập phải kỹ



lưỡng, phải từng giây, từng phút, từng giờ, từng ngày,  không  lúc  nào  quên  tu  tập.  Tu  tập  các pháp môn này chỉ có nương vào hành động nội và ngoại của thân chúng ta.
Pháp  thứ  ba là  phải  siêng  năng  tinh cần hộ trì các căn từng phút, từng giây không được biếng  trễ.  Đó  là  pháp  độc  cư, một  bí quyết  tu tập để  thành tựu thiền định hay nói cách khác là nhập các định và thực hiện Tam Minh.
Trên đây là bốn điều cần phải siêng năng tu  tập  hằng  ngày  thì con đường  sanh  tử  luân hồi của bạn sẽ chấm dứt.
Bài pháp cuối cùng trong tập sách này là đoạn tận  lậu  hoặc.  Đoạn  tận  lậu  hoặc  như  các bạn đã từng tu tập qua sự hướng dẫn của Thầy.
Đoạn tận lậu hoặc gồm có ba phần:

Phần  thứ  nhất,  Hộ  trì các  căn  các  bạn đều biết  pháp  tu  này,  không  ai  mà  còn  xa lạ nó. Phải không các bạn?
Phần  thứ  hai,  Tiết  độ   trong   ăn  uống phần này các bạn cũng thông suốt. Chính  vì ăn uống  phi  thời  mà  các  bạn chẳng  bao giờ  đoạn tận lậu hoặc được. Có đúng vậy không thưa các bạn?



Phần  thứ  ba, Chú  tâm  tỉnh  thức phần này các bạn đã tu tập quá nhiều, nhuần nhuyễn không  thể  nào  không  biết. Phải  không  hỡi  các
bạn?

Tất cả những pháp đức Phật đã dạy trên đây, các bạn đều thông suốt, chỉ  còn tu tập thì sự  giải  thoát  sẽ  đến với  các  bạn, không  còn  sợ lạc vào đường  lối tu tập sai pháp của các Tổ  và kinh sách  phát  triển  Đại  Thừa  và  Thiền Tông nữa.





BẢY CÁCH DIỆT  LẬU HOẶC BẰNG PHÁP  NHƯ  LÝ TÁC Ý


LỜI PHẬT DẠY

“Này  các  Tỳ  Kheo,  do như  lý  tác  ý, các   lậu   hoặc   chưa   sanh   không sanh khởi, và  các  lậu  hoặc  đã  sanh  được  trừ
diệt.

Này các Tỳ Kheo:

1/  Có   những  lậu  hoặc  phải  do  tri kiến được đoạn trừ.
2/ Có những lậu hoặc phải do phòng hộ được đoạn trừ.
3/  Có  những  lậu  hoặc  phải  do  thọ dụng được đoạn trừ.
4/ Có  những lậu hoặc phải do kham nhẫn được đoạn trừ.
5/ Có những lậu hoặc phải do tránh né được đoạn trừ.
6/  Có  những  lậu  hoặc  phải  do  trừ diệt được đoạn trừ.
7/ Có những lậu hoặc phải do tu tập được đoạn trừ.



CHÚ GIẢI:
Trên  đây  là  lời dạy  của  đức   Phật  về pháp môn như lý tác ý. Pháp môn như lý tác ý dùng để tu tập tâm vô lậu.
Trong  Đạo  Phật,  quả  chứng  cao nhất  là tâm vô lậu. Tâm vô lậu tức là chứng quả A La Hán. Ở  đây, pháp này dạy chúng ta tu tập tâm vô lậu, tức là tu tập để  hết khổ đau. Pháp môn của  Phật  rất  thực  tế  và  cụ  thể  như  vậy.  Thế mà,  trong  Phật  giáo  lại  có  pháp  môn  khác không dạy tâm vô lậu mà dạy kiến tánh thành Phật, khi kiến tánh thành Phật xong, nhưng tâm  vẫn  chưa hết  lậu  hoặc.  Vậy,  thành  Phật mà  còn  lậu  hoặc  sao? Và  như  vậy,  Phật  nghĩa như  thế  nào?  Là  Giác  ngộ  ư!  Giác  ngộ  Phật Tánh,  giác  ngộ  thế  giới  này  là  huyễn  giả  ư! Hiểu biết là một lẽ khác, còn muốn sống được tâm  bất  động  là  một  việc  tu  tập  hết  sức  mình. Xin  các bạn trả  lời  đi!? Đấy là  một  sự hiểu sai lệch  của  tà  đạo  bằng  sự  tưởng  tượng  của  họ. Phải không các bạn?
Đứng trước tình trạng Phật giáo hiện nay, Kinh sách  Phật  giáo  Nguyên  Thủy  đúng  hay kinh sách  Đại  Thừa  đúng? Muốn trả  lời  những điều  này  chính  xác  chỉ  có  những  người  tu  tập

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC


tâm  vô  lậu.  Vậy,  Phật  giáo  hiện  giờ  tu  sĩ  bên nào  tâm  vô  lậu,  làm  chủ  sanh, già,  bệnh,  chết và chấm dứt luân hồi?
Giá trị của tu sĩ là chỗ tâm vô lậu. Người nào  tâm  vô  lậu  mới  xác  định Phật  giáo  đúng, sai  thì chúng  ta  mới  đủ lòng  tin. Phải  không các bạn?
Phật  giáo  tu  tập  vốn  để  đạt  được tâm  vô lậu,  chứ  đâu  phải  niệm Phật  để  cầu  vãng  sanh Cực Lạc Tây Phương. Thế mà, lại có pháp môn Tịnh  Độ   chuyên  niệm  Phật  A  Di  Đà  để  đạt được nhất  tâm  (Thất  nhật  nhất  tâm  bất  loạn chuyên trì danh  hiệu  A Di  Đà). Nhưng  khi đạt được nhất  tâm  thì một  thế  giới tưởng  hiện  ra. Người  niệm  Phật  tưởng  đó  là  thế  giới Cực  Lạc có thật. Họ đâu biết rằng đó  là  một  ảo giác do tưởng uẩn hiện ra. Người ta tưởng rằng: Khi niệm  Phật  được nhất  tâm  thì lậu  hoặc  sẽ  hết. Điều  này  rất  sai,  khó  tin vì  niệm  Phật  được nhất tâm là nén lậu hoặc chứ không phải diệt lậu  hoặc.  Vì  thế,  tu  như  vậy  làm  sao hết  lậu hoặc được. Phải không các bạn?
Xét lại kinh sách Nguyên Thủy, những bài pháp dạy chúng ta tu tập trực tiếp diệt lậu hoặc một  cách  cụ  thể  và  rõ  ràng,  đó  là  pháp  môn “Như  Lý  Tác  Ý”,  xin  các  bạn  lưu  ý!  Và  pháp



0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!