Thứ Bảy, 10 tháng 8, 2013

những lời gốc phật dạy - tập 2 -4



môn như lý tác ý mới chính là pháp môn của Phật  giáo.  Các  bạn phải  sáng  suốt,  nhận  định cho rõ ràng đừng  để ngoại đạo lừa đảo các bạn bằng những tà kiến, tà thiền, tà định, tà  niệm Phật, v.v..
Muốn đạt được tâm vô lậu thì chúng ta có bảy  cách  tu  tập  bằng  pháp  môn  như  lý  tác  ý sau đây:

v  Phương cách thứ nhất, đức Phật đã  dạy: “Có  những  lậu  hoặc  phải  do tri kiến  được đoạn   trừ”ø.  Như  vậy  pháp  thứ  nhất  là  phải dùng “tri  kiến”  để  diệt trừ  lậu  hoặc.  Vậy  tri kiến là gì?
Tri kiến là  sự  hiểu  biết bằng  ý  thức.  Nhờ có ý thức, chúng ta mới dùng pháp Như Lý Tác Ý, nhờ pháp môn như lý tác ý mà lậu hoặc mới được đoạn diệt. Nhưng tri kiến có hai mặt:
1/ Tà tri kiến, tức là tri kiến ác.

2/ Chánh tri kiến, tức là tri kiến thiện.

Tri kiến  thiện  còn  gọi  là  chánh  tri kiến, nhờ tri kiến tác ý một thiện pháp để  phá vỡ đi một  ác  pháp,  phá  vỡ  một  ác  pháp  tức  là  đoạn trừ một lậu hoặc.
Muốn  có  tri kiến thiện  thì chúng  ta  phải thấy, nghe và gặp các bậc Thánh, các bậc Chơn



nhân; phải thuần thục pháp của các bậc Thánh, của  các  bậc  Chơn  nhân;  phải  tu  tập  pháp  của các  bậc  Thánh,  của  các  bậc  Chơn  nhân  mà trong  kinh thường  dạy: “Này  các  Tỳ  Kheo, ở đây  có  kẻ  phàm  phu  ít nghe,  không được thấy các   bậc   Thánh,   không thuần   thục pháp  các  bậc  Thánh,  không tu  tập  pháp các  bậc  Thánh,, không được  thấy các  bậc Chơn  nhân,  không thuần  thục  pháp  các bậc  Chơn nhân…”.  Cho nên,  phải  tuệ  tri các pháp  cần phải tác ý  và  tuệ tri các pháp  không cần phải tác ý. Vậy, các pháp cần phải tác ý là pháp gì? Các pháp không cần tác ý là pháp gì? Xin  các  bạn  lưu ý  kỹ  ở   điểm  này  mới  biết  áp dụng đúng pháp như lý tác ý.
Các pháp  cần tác  ý  là: ly  tham, ly  sân, ly si; từ bỏ tâm tham, từ bỏ tâm sân, từ bỏ tâm si; đoạn diệt  tâm  tham,  đoạn diệt  tâm  sân,  đoạn diệt tâm si, v.v..
Các pháp không cần tác ý là ngũ triền cái: tham, sân, si, mạn, nghi;  ngũ dục lạc: danh, lợi, sắc, thực, thùy, v.v..
Ví dụ: Khi tâm  tôi có sân  tôi biết tâm  tôi có  sân.  Và  tôi  biết  rằng:  sân  là  một  ác  pháp làm cho tâm tôi đau khổ. Cái biết được tâm sân và  sự  khổ  đau là  tri kiến tác  ý.  Nhưng  muốn



đoạn dứt  được  sự đau khổ  ấy  (lậu  hoặc)  thì tôi phải  “như lý”  giải  thoát  mà  “tác  ý”  có  nghĩa là tâm sân là khổ đau, tâm không sân là tâm không khổ đau. Vậy tôi phải tác ý như thế nào?
“Tâm như cục  đất  phải  lìa xa   tham, sân,  si”.  Đó  là  câu  trạch  pháp  dùng  tri kiến như lý  tác  ý  để  đoạn diệt lậu  hoặc.  “Tâm  sân là  tâm  đau  khổ  hãy lìa ra khỏi thân  tâm ta”  hay  “Sân  là  lậu  hoặc  ta không  chấp nhận ngươi, ngươi hãy lìa khỏi nơi đây”. Đây là những câu chọn lựa đúng đặc tướng mỗi hành giả mà pháp Thất Giác Chi gọi là Trạch Pháp  Giác  Chi  dùng  tri kiến như  lý  tác  ý  để diệt trừ các lậu hoặc.
Chúng ta nên đọc lại  đoạn kinh dưới đây sẽ  thấy  đức  Phật  đã  dạy rất  rõ  ràng  và  cụ  thể về cách thức dùng tri kiến tác ý:
“Này các Tỳ Kheo, thế nào là lậu hoặc
do tri kiến được đoạn trừ?”.

“Này  các  Tỳ  Kheo, ở   đây  có  kẻ  phàm phu   ít  nghe,   không  được   thấy   các   bậc Thánh, không được  thuần  thục  pháp  các bậc  Thánh, không tu  tập  pháp  các  bậc Thánh,  không được  thấy các   bậc   Chân nhơn,   không tu  tập  pháp  các  bậc  Chân



nhơn,   không được  thuần  thục  pháp  các bậc  Chân nhơn,   không  tuệ  tri các  pháp cần phải tác ý, không tuệ tri các pháp không cần phải tác ý; vị này không  tuệ tri các pháp cần phải tác ý, vì không tuệ tri các  pháp  không cần  phải  tác  ý  nên  tác  ý các  pháp  không cần  phải  tác  ý  và  không tác ý các pháp cần phải tác ý”.
“Này các Tỳ Kheo, và thế nào là các pháp  không cần  phải tác  ý  mà  vị  ấy  tác ý?”.

“Này  các  Tỳ  Kheo, nghĩa là  các  pháp do vị  ấy tác ý  mà dục lậu  chưa  sanh  được sanh  khởi, hay dục lậu đã sanh  được tăng trưởng; hay  hữu lậu  chưa  sanh  được sanh khởi, hay  hữu  lậu  đã  sanh  được  tăng trưởng, hay  vô  minh lậu  chưa  sanh  được sanh  khởi, hay  vô  minh lậu  đã  sanh  được tăng   trưởng. Những pháp   ấy   là   những pháp không cần phải tác ý mà vị ấy tác ý”.
“Này  các  Tỳ  Kheo, và  thế  nào là  các
pháp  cần  phải  tác  ý  mà  vị  ấy  không tác

ý?”.

“Này  các  Tỳ  Kheo, nghĩa là  các  pháp do vị ấy tác ý mà dục lậu chưa  sanh không



sanh  khởi, hay  dục lậu  đã  sanh  được  trừ diệt;  hay  hữu  lậu  chưa  sanh  không sanh khởi, hay  hữu  lậu  đã  sanh  được trừ diệt, hay  vô  minh lậu  chưa   sanh  không sanh khởi, hay  vô  minh lậu  đã  sanh  được  trừ diệt.  Những pháp  ấy  là  những  pháp  cần phải  tác ý  mà vị ấy không tác ý...  Này các Tỳ  Kheo,  các  pháp  ấy  được gọi là  các  lậu hoặc phải do tri kiến được  đoạn  trừ”ø.
Đọc  đoạn kinh trên  đây,  chắc  các  bạn  sẽ rút ra được một pháp môn tu tập  diệt lậu hoặc bằng  tri kiến tác  ý  rất  thực  tế  và  cụ  thể.  Phải không các bạn?
Chúng  tôi  xin  trích ra đoạn kinh này  để các  bạn  tự  nhận  biết  thiền  định của  Phật  là một  loại  thiền  xả  tâm  chứ  không  phải  loại thiền  ức  chế  tâm  như  các  Tổ  đã  hiểu  lầm,  rồi kiến giải sai  lệch  ý  Phật, khiến cho con đường Phật  giáo  mất  dấu.  Và  hiện  nay, các  Tổ  đã  để lại  một  rừng  kinh  sách  Đại  Thừa  và  Thiền Tông dẫn dắt tín đồ Phật giáo vào mê hồn trận của thiền định tưởng. Hèn chi, càng tu thì  danh lợi càng nhiều. Danh lợi càng nhiều thì chùa to Phật lớn càng phát triển và bản ngã càng to. Bản  ngã  càng  to  nên  thường  tranh luận  hơn thua, chống trái nhau, v.v..



Thật  là  buồn  cười,  họ  chỉ  biết lý  luận  để dìm  Phật  giáo  chân  chánh,  nhưng  không  ngờ lại  vạch  lưng  cho người  khác  xem vết  sẹo  của mình  mà không biết xấu hổ.
Chúng ta cũng nên cảm thông với họ, vì Phật  giáo  truyền  thừa  qua nhiều  vị  Tổ  và  đi qua nhiều nước trên hành tinh này thì chắc chắn  phải  có  sự  sai  lệch.  Có  sự  sai  lệch  thì chúng ta phải cùng nhau chung lưng đấu cật để chỉnh đốn sửa lại làm cho những gì của Phật giáo  đã  bị  ném  bỏ  được dựng lại  cho đúng đắn và  tốt  đẹp hơn.  Những  gì sai  làm  ảnh  hưởng xấu  đến  tinh thần  của  tín đồ,  thì những  người chịu trách nhiệm chính  là  quý  Tăng Ni và  quý Cư sĩ. Các bạn hãy dẹp bỏ cái gánh nặng của tư tưởng cho rằng cái gì của các Tổ cũng đều đúng
hết.

Nguy  hại  nhất  là  các  vị  Tổ  có  chút  ít tu tập, có khả năng viết và biên soạn những kinh sách  để  truyền  thừa,  nhưng  vì  sự  tu  tập  chưa đến nơi đến chốn, chỉ sống bằng tưởng giải thì sự truyền thừa này dễ làm lệch con đường Phật giáo.  Các  bạn  thấy  có  đúng  không?  Chúng  ta rất   kính   trọng   thương   mến   các   Tổ,   nhưng không  phải  vì  vậy  mà  những  điều  các  Tổ  làm sai lệnh Phật giáo mà chúng ta phải nghe theo.



Do hiểu  được tâm  lý  người  sau, nên  trước khi đức  Phật  nhập  Niết  Bàn,  Ngài  di  chúc  lại cho các  đệ  tử  sau này:  “Hãy lấy  giới  luật  và giáo  pháp  Ta  làm  Thầy,  làm  chỗ  nương tựa   vững   chắc...   Giới   luật   còn   là   Phật pháp   còn,   Giới   luật   mất là   Phật   pháp mất”. Bởi thế, khi thấy Tăng Ni và  cư sĩ  sống phạm  giới, phá  giới,  bẻ  vụn  giới  thì dù  họ  tu pháp  tối  thượng  nào,  chúng  ta  cũng  biết  ngay là họ đang tu pháp môn của tà đạo. Phải không các bạn?
Thưa  các  bạn!  Phật  giáo  sai  lệch,  Phật giáo đen tối là tín đồ  Phật giáo phải chịu thiệt thòi,  phải  chịu  nhiều  cay đắng,  phí  công  sức, phí của cải vô ích. Có đúng như vậy không các bạn? Vậy, chúng ta là những tu sĩ và cư sĩ Phật giáo  biết  rất  rõ  những  sự  sai  trái  này  mà  nỡ nhẫn  tâm  nhìn  tín đồ   Phật  giáo  tu  hành  lạc vào  pháp  mê  tín, lạc  hậu  và  sống  trong  những ảo tưởng, tưởng giải,  trừu tượng mơ hồ  của thế giới   siêu  hình,   của  Phật  tánh  ảo  tưởng  mà chúng ta đành lòng làm ngơ sao các bạn?

v  Phương cách  thứ  hai,  để  tu  tập  tâm  vô lậu bằng pháp Như Lý Tác ý, đức Phật đã  dạy: “Có   những   lậu   hoặc   phải   do  phòng   hộ được  đoạn   trừ”.  Như  vậy,  pháp  thứ  hai  là



phải  dùng  tác  ý  “phòng  hộ” để   diệt trừ  lậu hoặc. Vậy phòng hộ nghĩa là gì?
Phòng hộ nghĩa là giữ gìn bảo hộ sáu căn: mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý. Vậy bảo hộ sáu căn như thế nào?
Khi bước ra khỏi thất thì nên như lý tác ý “Mắt phải nhìn xuống bước đi, không được nhìn  qua  nhìn  lại,   liếc   dọc   liếc   ngang” hoặc “Tai phải lắng nghe bước đi, không được nghe  âm thanh bên ngoài”. Đó là dùng pháp như lý tác ý để phòng hộ mắt, tai, mũi, miệng,  thân,  ý.  Chúng  ta  hãy  lắng  nghe  lời Phật dạy:
“Này  các  Tỳ  Kheo, thế  nào là  các  lậu
hoặc phải do phòng  hộ được đoạn trừ?

Ở    đây,  có  Tỳ  Kheo  như   lý  giác  sát, sống phòng  hộ với sự phòng hộ con mắt.
Này các Tỳ Kheo, nếu Tỳ Kheo ấy sống không   phòng  hộ với  sự  phòng   hộ con mắt, các lậu hoặc tàn hại và nhiệt não có thể khởi lên.  Nếu sống phòng   hộ với  sự phòng hộ  con mắt, các lậu hoặc tàn hại và  nhiệt não ấy không còn nữa.
Tai, mũi,  miệng, thân, ý  đều  phải phòng   hộ như  vậy.  Này  các  Tỳ  Kheo,  các



pháp  ấy  được gọi là  các  lậu  hoặc  phải  do
phòng hộ được  đoạn trừ”.

Chúng   tôi   xin   nhắc   lại   các   bạn:   Pháp phòng  hộ  sáu  căn  như  ở     trên  đây  là   pháp phòng hộ như lý tác ý. Nhưng muốn phòng hộ sáu  căn  mà  không  giữ  hạnh  độc  cư thì chúng tôi  tin rằng  các  bạn khó  mà  phòng  hộ  sáu  căn được, dù  bạn rất chuyên cần tu tập pháp như lý tác ý, mà cứ buông lung phóng dật nói chuyện, thì chất lượng tu tập sẽ không đạt được hay chỉ là dậm chân tại chỗ mà thôi.

v Phương cách thứ ba, tu tập tâm vô lậu bằng pháp Như Lý Tác ý đức Phật đã  dạy: “Có những  lậu  hoặc  phải do  thọ dụng  được đoạn  trừ”ø. Như vậy, pháp thứ ba là phải dùng tác ý “thọ dụng”  để diệt  trừ lậu hoặc. Vậy thọ dụng nghĩa là gì?
Thọ  dụng là  chấp  nhận  những  vật  dụng cần  thiết  vừa  đủ  để  giữ  gìn  cơ thể  không  đói khổ, rét lạnh, muỗi mòng, nắng, gió, mưa, bão, che đậy kín đáo, không được trần truồng, v.v..
Ví  dụ  1:  Một  người  ngồi  thiền  bị  muỗi mòng  cắn  đốt  mà  cứ  cố  gắng  ngồi  chịu  đau, ngứa rất là khổ sở, nhưng lại tác ý theo kiểu tà tư  duy: “Ta  đang ngồi  thiền  bị  muỗi  mòng



cắn là để trả  nhân quả đời trước,  cố  gắng giữ   tâm   bất   động mặc cho  muỗi   mòng cắn”.  Còn  nếu  người  ấy  tác  ý  theo  kiểu chánh tư duy: “Ta  ngồi thiền bị muỗi mòng cắn, ta nên  thọ dụng  màn  che,  để   diệt  trừ  lậu hoặc do muỗi mòng tạo ra”.
Ví dụ 2: Khi ta bị bệnh, sức tu tập làm chủ bệnh chưa trọn vẹn, có nghĩa là câu hướng tâm như lý tác ý: “An  tịnh  thân hành tôi biết tôi hít  vô...”  chưa có hiệu lực thì ta  nên tác  ý  thọ dụng thuốc thang để  bệnh đau được giảm thiểu tối đa và hết bệnh, tức là tác ý thọ dụng thuốc để làm cho lậu hoặc được đoạn diệt. Tu tập như vậy là do thọ dụng để đoạn trừ lậu hoặc. Đúng như lời đức Phật đã dạy dưới đây:
“Này  các  Tỳ  Kheo. Thế  nào là  các  lậu
hoặc phải do thọ dụng được đoạn trừ?

Ở    đây,  có  Tỳ  Kheo  như   lý  giác  sát, sống  thọ dụng y phục,  chỉ  để ngăn  ngừa lạnh, ngăn ngừa nóng, ngăn ngừa ngứa, ngăn  ngừa  sự  xúc   chạm  của  ruồi  muỗi, gió, sức nóng của mặt trời, các loại bò sát, chỉ với mục đích  che đậy sự trần truồng...
Vị ấy  như  lý  giác  sát,  thọ dụng món ăn   khất   thực  không phải   để    vui   đùa,



không phải  để   đam   mê,  không  phải  để trang sức, không phải để tự làm đẹp mình, mà chỉ để thân này được  sống lâu và được bảo  dưỡng,  để   thân  này  khỏi bị  thương hại, để  hỗ  trợ thân này  sống  đúng  Phạm hạnh.  Nghĩ rằng: (Như lý  tác  ý)  Như  vậy ta đã diệt trừ các cảm thọ cũ và không cho khởi lên  các  cảm  thọ  mới,  và  ta  sẽ  không có lỗi lầm, sống được an ổn.
Vị ấy  như  lý  giác  sát,  thọ dụng sàng tọa, chỉ để ngăn ngừa lạnh, ngăn ngừa nóng, ngăn ngừa sự xúc chạm của ruồi muỗi, gió, sức nóng của mặt trời, các loại bò sát, chỉ để giải trừ nguy hiểm của thời tiết, chỉ với mục đích  sống độc cư an tịnh.
Vị ấy  như  lý  giác  sát,  thọ dụng dược phẩm trị bệnh chỉ để ngăn chặn các cảm giác  khổ  thống   đã  sanh  để   được  ly  khổ hoàn toàn.
Này các Tỳ Kheo, nếu vị ấy không thọ dụng  như   vậy,  các  lậu  hoặc  tàn  hại  và nhiệt  não  có  thể  khởi lên.  Nếu  vị  ấy  thọ dụng  như   vậy  các  lậu  hoặc  tàn  hại  và nhiệt não ấy không còn nữa.



Này  các  Tỳ  Kheo,  các  pháp  ấy  được gọi là các lậu hoặc phải do thọ dụng được đoạn  trừ”.
Thưa các bạn! Chúng  ta nên lưu  ý  lời dạy trên  đây  của  đức  Phật.  Nếu  chúng  ta  không hiểu lời dạy này thì chúng ta chẳng khác gì các Tăng, Ni của Đại Thừa, Thiền Tông, Mật Tông, Tịnh Độ  Tông,  v.v..  sống  lợi dưỡng,  phi  Phạm hạnh.  Ở  đây,  chúng  ta  tác  ý  thọ  dụng cho một đời  sống  Phạm  hạnh,  có  nghĩa  là  phải  sống thiểu  dục  tri túc,  ba y  một  bát,  tứ  sự  vừa  đủ không được cất giữ thừa dư. Và thọ dụng như vậy, mới đúng nghĩa của một bậc Thánh Tăng đoạn trừ lậu hoặc.

v Phương cách thứ tư, tu tập tâm vô lậu bằng pháp  Như Lý  Tác  ý  mà  đức  Phật  đã  dạy: “Có những lậu hoặc phải do kham  nhẫn được đoạn trừ”. Như vậy, pháp thứ tư là phải dùng tác ý “kham nhẫn” để diệt   trừ lậu hoặc. Vậy kham nhẫn nghĩa là gì?
Kham  là  chịu  đựng; nhẫn  là  nhịn nhục. Vậy  kham  nhẫn  có  nghĩa  là  nhịn  nhục  chịu đựng bất cứ một ác pháp nào xảy đến.
Ví dụ 1: Như mùi hôi thối xông lên, khiến cho chúng ta rất khó chịu, nhưng chúng ta vẫn



kham  nhẫn  an  nhiên  không  bị  chi  phối  tâm, vẫn  sống   một  cách  tự  nhiên  không  hề  than trách  như  thế  này,  như  thế  khác.  Muốn  đạt được tâm  như  vậy  chúng  ta  phải  dùng  pháp Như Lý Tác Ý: “Tâm phải bất động, mùi hôi thối là hương  trần. Hương  trần là pháp vô thường lúc  có,  lúc  không ta  chẳng hề  sợ hãi. Hương  trần  hãy đi!  Đi!!!  Ta  không hề sợ hãi ngươi”. Hoặc chúng ta tác ý câu khác “Tâm  phải  thanh thản  an lạc  trước  mùi hôi thối, tránh né là hèn yếu” ...
Ví  dụ  2:  Ở    một  nơi  có  ruồi  muỗi  nhiều chúng ta vẫn sống, vẫn thản nhiên, nhưng biết giữ gìn vệ sinh ngăn và chặn chúng tạo thành một môi trường không ô  nhiễm thanh tịnh, chứ không tránh né. Đó là chúng ta kham  nhẫn và thiện  xảo,  chứ  không  phải  vì vậy  mà  tránh  né và tìm cách diệt chúng với lòng thiếu sự thương
yêu.

Kham  nhẫn  có  nhiều  đối  tượng  như:  thời tiết nóng lạnh, đói khát, ruồi muỗi, mạ lỵ, phỉ báng; các cảm thọ đau đớn, nhức nhối, sung sướng,  thích  thú,  sợ  hãi  lo  lắng,  phiền  não, giận hờn, v.v.. Tất cả những đối tượng trên đây khi gặp đều phải kham nhẫn.



Chúng  ta  hãy  đọc lại  đoạn kinh dưới  đây, mà  đức  Phật  đã  dạy  kham  nhẫn  để  đoạn trừ lậu hoặc một cách rõ ràng và cụ thể hơn:
“Và này các Tỳ Kheo, thế nào là lậu hoặc phải do kham  nhẫn được đoạn trừ?
Này  các  Tỳ  Kheo,  ở    đây,  có  Tỳ  Kheo như  lý  giác  sát,  kham   nhẫn  lạnh,  nóng, đói  khát,  sự  xúc  chạm của  ruồi  muỗi,  gió, sức  nóng  mặt trời,  các  loài  bò  sát;  kham nhẫn những cách nói mạ lỵ, phỉ báng.
Vị ấy có  tính kham  nhẫn các cảm thọ về  thân, những  cảm  thọ thống khổ,  khốc liệt,  đau  nhối,  nhức  nhói,  không sung sướng, không thích thú, chết điếng người.
Này   các   Tỳ   Kheo,  nếu   vị   ấy   không kham  nhẫn  như  vậy,  các  lậu  hoặc  tàn  hại và nhiệt não ấy có thể khởi lên. Nếu vị ấy kham  nhẫn  như  vậy,  các  lậu  hoặc  tàn  hại và nhiệt não ấy không còn nữa.
Này  các  Tỳ  Kheo,  các  pháp  ấy  được gọi là  các  lậu  hoặc  phải  do  kham   nhẫn được đoạn  trừ”.
Nếu   đoạn kinh  này   không   được giảng trạch  rõ  ràng  qua kinh nghiệm  của  một  người



tu chứng, thì chúng ta chỉ còn biết kham  nhẫn, chịu đựng bằng cách ức chế tâm trước các ác pháp và các cảm thọ. Phải không hỡi các bạn?
Ở  đây, khi đức Phật dạy đến chỗ kham nhẫn  để  đoạn trừ  lậu  hoặc  thì Ngài  đã  không quên trang bị cho chúng ta một phương pháp tuyệt  vời  để  kham  nhẫn.  Đó  là  pháp  môn  Như Lý  Tác Ý. Chúng tôi  đọc lại đoạn kinh mà  đức Phật chỉ dạy cách thức đoạn trừ lậu hoặc bằng pháp  môn  Như  Lý  Tác  ý  cho các  bạn.  Các  bạn hãy lắng nghe: “Này  các  Tỳ  Kheo, do như lý tác ý,  các lậu hoặc  chưa  sanh  không sanh khởi, và  các  lậu  hoặc  đã  sanh  được  trừ diệt”.
Khi tu  tập  để   diệt trừ  lậu  hoặc  với  tri kiến, với  phòng  hộ,  với  thọ  dụng,  với  kham nhẫn,  với  tránh  né,  với  trừ  diệt và  với  tu  tập, thì đều phải dùng pháp Như Lý Tác Ý. Nếu không dùng pháp Như Lý Tác Ý mà tu tập bảy pháp trên đây để diệt  lậu hoặêc thì đó  là ức chế tâm, chứ không phải đoạn diệt lậu hoặc.
Tóm lại, bài kinh “Tất  Cả  Lậu  Hoặc”  là đức  Phật  dạy  cho chúng  ta  bảy  cách  diệt  lậu hoặc bằng pháp môn “Như Lý Tác Ý”. Xin  các bạn lưu ý  và  nhớ  kỹ  cho bài  kinh này,  chỉ  có một  nghĩa  duy  nhất,  không  còn  có  nghĩa  nào



khác  nữa.  Con  đường  tu  theo  Phật  giáo  khi đoạn trừ  tất  cả  lậu  hoặc  là  chứng  đạo.  Thiền định của Đạo Phật là một loại thiền định nhắm vào  chỗ  đau khổ  của  con người,  tu  tập  để  đẩy lui   và  diệt chúng  ra  khỏi  thân  tâm.  Những pháp môn tu tập như vậy không có khó khăn, không có mệt nhọc các bạn ạ! Chỉ cần bạn có ý chí, có nghị lực, có gan dạ là tâm các bạn sẽ vô lậu hoàn toàn. Vì thế, đức Phật dám xác định thời gian tu tập: 7 ngày, 7 tháng, 7 năm là thời gian  cuối  cùng  ai  cũng  có  thể  làm  được, chứ không  phải  chỉ  có  người  căn  cơ cao mới  tu  tập
được

v  Phương cách thứ năm, tu tập tâm vô lậu bằng  pháp  Như  Lý  Tác  Ý.  Đức  Phật  đã  dạy: “Có những lậu hoặc phải do tránh né được đoạn trừ”ø. Như vậy, pháp thứ tư là phải dùng tác  ý  “tránh   né”  để  diệt trừ  lậu  hoặc.  Vậy tránh né nghĩa là gì?
Tránh né có  nghĩa là  không dám gần  gũi, tránh  xa,  không  dám  gặp  mặt,  không  dám  ở gần.   Người   xưa  dạy:  “chọn   Thầy  mà  học, chọn  bạn  mà chơi. “Thói  thường gần  mực thì   đen,   anh   em  bạn   hữu   ta   nên   chọn người”. Tránh những người bạn xấu ác, tránh những  người  uống  rượu  say sưa, tránh  những



người hung ác, nói dối, nói lời hung ác, tránh những người trộm cướp, tà dâm lấy vợ người khác, tránh những người gian xảo, tránh những con thú vật dữ, v.v.. Trong Đạo Phật dạy chúng ta sống độc cư, đó  là mục đích tránh né với những người ác, những lời nói ác, những lời nói xấu người khác, v.v..
Hãy đọc lại đoạn kinh mà đức Phật đã dạy chúng ta tránh né các ác pháp để thân tâm không bị lậu hoặc tác động:
“Và  này các  Tỳ  Kheo, thế  nào là  các
lậu hoặc phải do tránh né được đoạn  trừ?”

“Này  các  Tỳ  Kheo, ở   đây  Tỳ  kheo như lý giác sát tránh né voi dữ, tránh né ngựa dữ,  tránh  né  bò  dữ,  tránh né  chó  dữ,  rắn, khúc cây, gai gốc, hố sâu, vực núi, ao nước nhớp,  vũng  nước. Có   những  chỗ  ngồi không xứng   đáng   ngồi,   những   trú   xứ không nên  lai vãng,  những  bạn  bè  ác  độc mà  nếu  giao  du  thì  bị  các  vị  đồng  Phạm hạnh có  trí nghi  ngờ,  khinh thường; vị  ấy như  lý  giác  sát  tránh né  chỗ  ngồi  không xứng  đáng  ấy,  trú  xứ  không nên  lai vãng ấy và các bạn độc ác ấy”.



“Này các Tỳ Kheo, nếu vị ấy không tránh né như  vậy, các lậu hoặc tàn hại và nhiệt  não  ấy  có  thể  khởi lên.  Nếu  vị  ấy tránh né như  vậy, các lậu hoặc tàn hại và nhiệt não ấy không còn nữa”.
“Này  các  Tỳ  Kheo, các  pháp  ấy  được gọi là các lậu hoặc phải do tránh né được đoạn  trừ”.
Đoạn  kinh  này  dạy  chúng  ta  tránh  né bằng sự tác ý hướng tâm hằng ngày để  khi gặp cảnh mà biết phòng ngừa kịp thời.
Thưa các bạn! Trên đây là pháp tránh né để diệt   lậu hoặc. Vậy các bạn đến đây tu hành để diệt lậu hoặc hay để nuôi lậu hoặc?
Các bạn về đây là có một mục đích cao cả, sống như Phật, sống  như Pháp, sống như Giới, sống như chúng Thánh Tăng. Vậy mà các bạn còn thích hội họp  nói  chuyện, còn thích kết bè kết bạn, còn thích ăn, thích ngủ... Như vậy, các bạn có  tránh  né  không?  Các  bạn có  làm  đúng lời dạy của đức Phật không?
Muốn  hết  lậu  hoặc  thì phải  sống  độc cư cho trọn vẹn, phải sống đúng giới hạnh. Nếu sống không đúng như vậy, thì tu theo Phật giáo đâu  có  ích lợi gì các  bạn  ạ!? Chỉ  uổng  cho một



đời người chẳng ích lợi cho mình  mà còn mang tiếng lừa đảo người khác nữa. Không tu thì thôi mà  đã  tu  thì phải  tu  cho đúng  pháp  của  Phật, đừng  tu  theo  pháp  của  Tổ  Sư mà  cho rằng  tu theo  pháp  của  Phật  thì chúng  tôi  e rằng  các bạn sẽ  có  tội  rất  nặng,  trước  khi chết  các  bạn phải sống một khoảng đời trong thảm trạng thương đau trên giường bệnh, dù các đệ tử của các bạn có che giấu gì thì làm sao che giấu được với người có trí tuệ Tam Minh.
Cho nên, người  có trí tuệ Tam Minh quan sát biết các Tổ tu hành đến đâu; biết tất cả các pháp  môn  của  các  Tổ  nào  tu  hành  chỉ  rơi vào tưởng  định, thần  thông  tưởng,  trí tuệ  tưởng, thế   giới   tưởng,   Phật   Tánh   tưởng,   Cực   Lạc tưởng, Niết Bàn tưởng, v.v..
Người  có  trí Tam  Minh biết  các  Tổ  trước khi chết,  bị  nhân  quả  hành  hạ  xác  thân  khổ đau  như  thế  nào?  Biết  rất  rõ  tâm  các  Tổ   tu hành còn tham, sân, si hay đã chấm dứt tham, sân, si, v.v.. Thấy biết rõ như thật, không có gì che giấu  người  có  trí Tam Minh. Do đóù,  chúng tôi khẳng định pháp môn tu hành hiện giờ của Đại Thừa và Thiền Đông Độ là những pháp tưởng. Xin  các bạn nên lưu ý điều này, vì chọn



sai pháp sẽ đưa các bạn vào đường cùng, có khi bị điên khùng cho đến chết.

v Phương cách thứ sáu, tu tập tâm vô lậu bằng pháp Như Lý Tác Ý  mà đức  Phật đã  dạy: “Có những lậu hoặc phải do trừ diệt được đoạn  trừ”. Như  vậy,  pháp  thứ  sáu  là  phải dùng tác ý “trừ  diệt”  để diệt  trừ lậu hoặc. Vậy trừ diệt nghĩa là gì?
Trừ diệt là làm cho sạch không còn nữa. Toàn câu trên đây nghĩa là: Có những lậu hoặc cần  phải  trực  tiếp  đoạn trừ  lậu  hoặc  cho thật sạch.
Ví  dụ  1:  Chưa  đến  giờ  ăn  mà  bụng  đói muốn ăn thì nhất định không ăn. Ăn phải đúng giờ,  chứ  không  thể  ăn  phi  thời  được. Và  sự quyết định không ăn đó  bằng phương pháp như lý tác ý: “Phải từ bỏ tính tham ăn uống phi thời. Muốn làm một vị Thánh Tăng mà ăn uống phi  thời thì  nghĩa lý gì là một Thánh Tăng?”.
Ví  dụ  2:  Chưa  đến  giờ  ngủ  mà  muốn  đi ngủ thì nhất định không đi ngủ, nhất định không  ngủ  phi  thời,  nhưng  không ngủ phi  thời thì không  phải  dễ.  Phải  không  các  bạn? Muốn không  ngủ  phi  thời  thì phải  có  phương  pháp


0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!