diệt trừ,
phá hôn trầm, thùy miên. Hôn trầm, thùy
miên cũng là một lậu hoặc như
các lậu hoặc khác. Muốn diệt trừ
nó có nhiều phương pháp, nhưng ở đây đức
Phật dạy bằng phương pháp như lý tác
ý: “Hôn trầm, thùy
miên là một trạng thái ngu si, ta phải từ bỏ xa lìa, đoạn diệt, làm
cho thật sạch”.
Khi bị hôn
trầm thùy miên tấn công thì chúng
ta vừa đi
kinh hành, vừa tác
ý: “Với tâm định tỉnh tôi biết
tôi đi kinh hành, chân trái bước. Với tâm định tỉnh
tôi biết tôi đi kinh hành, chân
phải bước”.
Trên đây
là những
lậu hoặc cần phải trực tiếp
diệt trừ như: Tâm tôi
có tham thì tôi
biết tâm có tham.
Tâm có tham
thì cần phải diệt trừ
bằng câu pháp
hướng: “Tham là ác
pháp là khổ đau hãy đi, đi!” hoặc
“Tham không phải là ta.
Ta không chấp nhận ngươi, ngươi hãy đi, đi!”.
Tâm tôi
có sân thì tôi
biết tâm có
sân. Tâm có sân thì cần phải diệt trừ bằng câu pháp hướng: “Sân là
ác pháp là khổ
đau hãy đi, đi!” hoặc “Sân không phải
là ta. Ta
không chấp nhận ngươi, ngươi hãy đi, đi!”.
Chúng ta hãy
lắng nghe đức Phật dạy:
“Và này các
Tỳ Kheo, thế nào là
các
lậu hoặc phải
do trừ diệt được đoạn trừ?
Này các Tỳ Kheo, ở
đây, Tỳ Kheo như lý
giác sát không có
chấp nhận dục niệm khởi lên, từ bỏ, trừ diệt, diệt tận. Không cho
tồn tại dục niệm
ấy; không có chấp sân niệm đã khởi lên, từ bỏ, trừ diệt,
diệt tận. Không cho tồn tại sân niệm ấy; không có chấp các
ác bất thiện pháp
luôn luôn khởi lên, từ bỏ, trừ diệt, diệt tận. Không cho tồn tại các ác bất thiện pháp ấy.
Này các Tỳ Kheo, nếu vị
ấy không trừ diệt như vậy, các lậu
hoặc tàn hại và nhiệt não ấy có thể khởi
lên. Nếu vị ấy trừ diệt như
vậy, các lậu hoặc tàn hại và nhiệt não ấy không còn nữa.
Này các Tỳ Kheo,
các pháp ấy được
gọi là các lậu hoặc phải
do trừ diệt được đoạn
trừ”.
Lời dạy trên
đây rất rõ
ràng, muốn diệt trừ
các lậu hoặc
này thì phải có đầy đủ nghị
lực, phải có sự quyết
chí, gan dạ
ngăn chặn không để
tâm làm theo dục. Nguyện
chết bỏ chứ không làm nô lệ, tay
sai cho dục. Có quyết tâm cao như vậy thì mới thắng được dục.
Phương cách thứ bảy,
tu tập tâm vô lậu
bằng pháp Như
Lý Tác Ý. Đức Phật
đã dạy: “Có những lậu hoặc phải
do tu tập được đoạn trừ”. Như vậy,
pháp thứ bảy
là phải dùng tác
ý “tu tập” để
diệt trừ lậu hoặc. Vậy tu tập nghĩa là gì?
Tu tập là
dùng ý thức tư duy, suy nghĩ cái đúng,
cái sai, cái
thiện, cái ác,
v.v.. Chọn lựa từng câu tác ý cho hợp với đặc tướng của
mình, hoặc chọn lựa những hành động nội ngoại của thân, để tạo thành
niệm. Nhờ nương niệm
ấy tu tập tỉnh giác, nhờ tỉnh giác an trú thân tâm, nhờ an trú
thân tâm mới xả ly tham,
sân, si, mạn, nghi được.
Thưa các bạn! Muốn
tu tập để đoạn
diệt lậu hoặc thì các bạn phải
biết các pháp nào tu tập trước
tiên. Vậy, pháp môn trước tiên để các bạn tu tập là pháp nào, các bạn có biết
chăng? Có lẽ các bạn sẽ trả lời:
Tứ Chánh Cần, Tứ
Niệm Xứ, hay Định Niệm Hơi Thở, v.v..
Không phải đâu các bạn ạ! Pháp các bạn đầu tiên mới
vào tu tập
là pháp môn Bảy Giác Chi1. Vậy Bảy
Giác Chi là
gì? Bảy Giác Chi gồm có là:
1- Trạch Pháp Giác Chi
2- Niệm Giác Chi
3- Tinh Tấn
Giác Chi
4- Khinh An Giác Chi
5- Hỷ Giác Chi
6- Định Giác Chi
7- Xả Giác Chi
Muốn tu tập đoạn diệt
lậu hoặc thì Trạch Pháp Giác
Chi là pháp
môn tu tập thứ nhất. Tại sao nó là pháp môn tu tập thứ nhất?
Muốn biết tại sao nó là pháp môn tu tập thứ nhất thì phải hiểu nghĩa.
Vậy Trạch
Pháp Giác Chi là gì? Trạch Pháp
Giác Chi có
nghĩa là chọn lựa pháp
môn tu tập để được giác ngộ giải
thoát. Người tu tập mà không biết chọn pháp môn tu hành là người thiếu cân nhắc, thiếu
tư duy, thiếu sáng
suốt,
thường nhẹ dạ,
yếu lòng, dễ bị người
khác lừa
1 - Chúng ta
phải hiểu và phân biệt cho rõ ràng Bảy Giác Chi
có hai phần: 1- Bảy pháp Giác Chi; 2- Bảy năng lực Giác Chi.
đảo. Những
người như vậy
là những người
mê tín, cuồng tín trong tôn
giáo. Hầu hết một số người
chỉ tin theo
pháp môn Đại
Thừa và Thiền Tông nên không
chịu nghiên cứu,
vì thế tu gần chết mà chẳng giải thoát được những gì, suốt đời chỉ tu tập,
nhưng cuối cùng tay trắng cũng là tay trắng.
Bởi vậy, muốn
tu tập thì phải chọn lựa pháp, chứ không lẽ
muốn tu mà đụng pháp nào cũng
tu tập pháp nấy sao? Tu
như vậy là tu
trong ngu si, dễ bị người khác lừa đảo pháp giả. Do không trạch
pháp, dễ rơi vào
cạm bẫy của tà pháp
ngoại đạo. Vì
không biết trạch
pháp nên tín đồ Phật giáo đã rơi vào rọ lưới của Đại Thừa và Thiền Đông Độ.
Biết bao nhiêu công sức và tiền của đồng
bào Phật tử đổ vào
nơi đây như núi như rừng,
nhưng xét cho cùng
thì chẳng có ích lợi gì, chỉ là một tâm lý thư
giãn của những người cuồng tín.
Phật giáo
Nguyên Thủy dạy chúng ta bắt đầu vào pháp tu tập là phải biết chọn lựa pháp. Chọn lựa pháp
tức là Trạch Pháp Giác Chi.
Vì qua kinh nghiệm tu hành của đức Phật ngày xưa, khi đi tu Ngài
chỉ biết tin mù quáng
theo lời dạy của các vị Bà La Môn, cho nên sáu năm khổ hạnh
nơi rừng già,
thân mình tiều tụy đi
hết muốn nổi như sắp
chết, mà chẳng
được lợi ích gì cho kiếp đời khổ
đau.
Sau khi tự
tìm ra đường lối tu tập thì Ngài cảm thấy như
không có gì
khó khăn và mệt
nhọc, chỉ cần biết cách xả tâm đúng như bảy trường hợp
trên đây. Và trường hợp cuối cùng để
xả tâm bằng những pháp môn tu tập, nhưng phải dùng pháp như lý tác ý đi
song hành theo bảy trường hợp xả tâm.
Khi bắt đầu
vào pháp tu tập thì phải sử dụng pháp Bảy Giác
Chi, dù là sống đời sống Phạm hạnh vẫn phải sử dụng Giác Chi
cho đến pháp tu cuối
cùng để nhập
các định và thực hiện
Tam Minh cũng phải dùng Bảy
Giác Chi, nhưng nó không phải là
Bảy Pháp Giác Chi mà là bảy năng lực Giác
Chi. Đây, chúng
ta hãy đọc đoạn kinh này thì thấy
rõ ràng là đức Phật đã dạy:
1/ “Này
các Tỳ Kheo, ở
đây, Tỳ Kheo như
lý giác sát
tu tập Niệm
Giác Chi, Niệm Giác
Chi này y viễn
ly, y ly tham,
y đoạn diệt, y hướng đến từ bỏ”.
2/ “Này
các Tỳ Kheo, ở
đây, Tỳ Kheo
như lý
giác sát tu tập Trạch
Pháp Giác
Chi, Trạch
Pháp Giác Chi
này y viễn ly, y ly tham,
y đoạn diệt, y hướng đến từ bỏ”.
3/ “Này
các Tỳ Kheo, nếu
vị ấy không tu
tập như lý
giác sát tu tập Tinh Tấn Giác
Chi, Tinh Tấn Giác
Chi này không y viễn ly, y ly tham, y đoạn diệt, y hướng đến từ bỏ”.
4/ “Này các Tỳ Kheo, nếu
vị ấy không tu
tập như lý
giác sát tu tập Khinh
an Giác Chi, Khinh an
Giác Chi này không
y viễn ly, y ly tham, y đoạn diệt,
y hướng đến từ bỏ”.
5/ “Này các Tỳ Kheo, nếu
vị ấy không tu
tập như lý
giác sát tu tập Hỷ Giác Chi, Hỷ
Giác Chi này
không y viễn ly,
y ly tham, y đoạn diệt, y hướng đến từ bỏ”.
6/ “Này các Tỳ Kheo, nếu
vị ấy không tu
tập như lý
giác sát tu tập Định
Giác Chi, Định Giác Chi này không
y viễn ly, y ly tham,
y đoạn diệt, y hướng đến từ bỏ”.
7/ “Này các Tỳ Kheo, nếu
vị ấy không tu
tập như lý
giác sát tu tập Xả Giác
Chi, Xả Giác Chi
này không y viễn
ly, y ly tham, y đoạn diệt, y hướng đến từ bỏ”.
“Này các Tỳ
Kheo, nếu vị ấy không tu tập như vậy,
các lậu hoặc tàn hại và nhiệt não ấy có thể khởi
lên. Nếu vị ấy tu tập
như vậy, các lậu hoặc tàn hại và nhiệt
não ấy không còn nữa”.
“Này các Tỳ Kheo, các
pháp ấy được gọi là
các lậu hoặc
phải do tu tập được đoạn
trừ”.
Đọc bài
kinh trên, chúng
ta thấy đức Phật
dạy tu tập xả tâm rất tỉ mỉ. Mỗi
tâm niệm trong ta khởi lên ở nhiều
góc độ ác pháp khác nhau.
Do đó, đức Phật
đã chia làm bảy
cách đoạn diệt lậu hoặc,
tùy theo mỗi lậu
hoặc dùng pháp tác
ý mà diệt chúng.
Có pháp môn tu tập trực tiếp diệt lậu hoặc như vậy,
thế mà trên đường tu tập chúng
ta còn gặp biết bao thứ lậu hoặc rất cứng đầu và khó trị. Cho
nên, nhìn lại pháp
tu tập của
các Tổ sư thấy
rõ chỉ Đại Thừa
và Thiền Tông là
những loại pháp môn tránh né, trốn chạy lậu hoặc. Tu như
vậy, dù có tu muôn kiếp cũng chẳng đi đến
đâu, chỉ uổng phí một đời tu mà thôi. Các bạn cứ suy ngẫm lại xem có đúng
không?
Bài kinh trên
đây là một
bài kinh rất tuyệt vời giúp
cho mỗi hành giả đoạn
trừ lậu hoặc tận gốc.
Õ
TỰ XÉT MÌNH
BIẾT MÌNH
CĨ CHỨNG ĐƯỢC QUẢ A LA HÁN HAY KHƠNG?
LỜI PHẬT DẠY
“Này Bà La
Môn, thật sự là vậy. Này Bà La Môn thật
khó trú xứ
xa vắng trong rừng núi hoang vu! Thật khó khăn đời sống
viễn ly! Thật khó
thưởng thức đời sống độc
cư! Ta nghĩ rằng rừng rú làm rối loạn tâm
trí vị Tỳ Kheo
chưa
chứng thiền
định”.
CHÚ GIẢI:
Đoạn kinh
này chỉ cho chúng ta thấy rằng: Đời sống
nơi hoang vắng, đời sống
viễn ly và đời sống
độc cư, bản chất con người
khó mà sống được. Vì con người sống
trong dục lạc và ác pháp như vậy, thì cảnh hoang vắng rừng
rú sẽ làm rối loạn tâm trí của họ. Vậy đời sống
nơi hoang vắng
như thế nào? Đời sống viễn
ly như thế nào? Đời sống độc cư như thế nào?
Đời sống nơi
hoang vắng là sống nơi rừng
rú, nơi nghĩa
địa, nơi cánh đồng
mông quạnh, nơi hòn đảo giữa biển khơi,
v.v..
Đời sống viễn ly là đời sống không nhà cửa
không gia đình, đơn thân, đơn chiếc, sống độc thân một mình, v.v..
Đời sống độc cư là đời sống không giao thiệp
với ai, không thích tập họp, không thích nói
chuyện, không thích
giao du, không thích qua lại, không
thích tranh luận, không
thích bạn bè, v.v..
Đời sống
như vậy không
thích hợp với người thế gian, người phàm phu, người còn
ham vui, người còn ham thích dục lạc, v.v.. Cho nên, họ không thể sống như vậy
được. Ngược lại, chỉ có những bậc hướng đến Thánh
quả A La Hán thì mới sống được
như vậy.
Tự xét
mình có thích sống trong ba trường hợp
này thì người ấy sẽ tu tập chứng quả A La Hán
chỉ trong một đời này,
còn ngược lại,
thì rất khó chứng quả A La Hán. Chúng ta hãy đọc đoạn kinh kế tiếp dưới
đây thì sẽ thấu hiểu rất rõ ràng:
“Này Bà La
Môn, xưa kia khi Ta chưa chứng ngộ Chánh đẳng giác, khi còn là Bồ Tát, Ta
nghĩ như sau: “Thật
khó kham nhẫn những
trụ xứ xa vắng, trong
rừng núi hoang vu!
Thật khó khăn
đời sống viễn ly! Thật khó thưởng
thức đời sống độc cư! Ta nghĩ rằng: Rừng núi
làm rối loạn tâm
trí vị Tỳ
Kheo chưa chứng thiền định!”.
“Này Bà La
Môn, rồi ta suy nghĩ: “Những Sa môn hay
Bà La Môn nào, thân nghiệp không thanh tịnh, sống
trong các trụ xứ
xa vắng, trong
rừng núi hoang vu, do nguyên nhân nhiễm trước, thân nghiệp
không thanh tịnh, những tôn giả
Sa Môn hay Bà
La Môn ấy
làm cho sợ hãi, khiếp đảm, bất thiện khởi lên. Ta không có thân nghiệp không thanh tịnh, sống tại các trụ xứ
xa vắng, trong
rừng núi hoang vu. Thân nghiệp ta thanh
tịnh. Ta là một
trong những bậc Thánh”.
Đoạn kinh trên
đây đã xác định
rõ ràng: “Thân nghiệp không thanh tịnh,
những tôn giả Sa Môn hay Bà La
Môn ấy làm cho sợ hãi, khiếp đảm, bất thiện khởi lên”. Chỗ
chúng ta cần
hiểu là thân nghiệp không thanh tịnh. Vậy thân nghiệp không thanh tịnh là gì?
Thân nghiệp
không thanh tịnh có nghĩa là thân
còn thích dục lạc như
ăn uống phi thời,
thân hay
bệnh tật đau yếu, thân
thích dâm dục, thân hay đốt lửa
giết hại chúng sanh, thân lười biếng ưa thích ngủ nghỉ, thân hay làm những điều
ác làm chết và đau khổ các loài chúng
sanh, thân đi đứng không
nhẹ nhàng đằm thắm, thân còn đỏ mặt
tía tai, thân còn muốn co tay đánh
người khác, vật
khác, v.v.. Nói chung thân nghiệp
không thanh tịnh gồm có ba hành động chính:
1- Thân
có những hành
động ác như trộm cắp cướp giựt lấy của không cho.
2- Thân ưa thích dâm dục, ưa thích nói chuyện
người khác phái, thân có hành động thủ
dâm.
3- Thân
giết hại chúng
sanh, làm cho chúng sanh đau khổ.
Khi nào thân
nghiệp thanh tịnh thì không còn những hành động ác
đó nữa. Cho
nên, trong kinh Giáo Giới
La Hầu La đức Phật dạy
phải luôn luôn phản tỉnh lại thân hành nghiệp của mình, nếu thân hành nghiệp của mình làm
khổ mình,
khổ người và khổ cả
hai thì nhất định chết cũng không
làm, còn thân hành nghiệp nào không làm khổ mình, khổ người và khổ cả hai thì mới làm. Nếu một
người tập như vậy thì họ ở những chỗ
xa vắng hoang
vu, không hề sợ hãi.
Chúng ta
hãy lắng nghe
tiếp đức Phật dạy:
“Này Sa Môn hay Bà La Môn nào
có khẩu nghiệp không thanh tịnh...
ý nghiệp không thanh tịnh… Có mạng sống
không thanh tịnh, sống trong các trụ xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu, do
nguyên nhân nhiễm trước, mạng sống không thanh tịnh, những tôn giả Sa Môn
hay Bà
La Môn ấy làm cho sợ hãi, khiếp đảm, bất
thiện khởi lên...”.
Đoạn kinh
trên chúng ta
nên lưu ý: “Khẩu
nghiệp không thanh tịnh, ý nghiệp
không thanh tịnh”. Vậy khẩu nghiệp không
thanh tịnh và
ý nghiệp không
thanh tịnh nghĩa là gì?
- Khẩu có bốn
nghiệp không thanh tịnh:
1. Nói lời hung ác.
2. Nói không thật, nói dối nói xảo trá.
3. Nói đâm
thọc, nói xấu người, nói vu khống người.
4. Nói lưỡi hai chiều, nói lật lọng.
- Ý có ba nghiệp không thanh tịnh:
1- Ý tham dục, ham muốn cái
này, cái kia, xan tham, v.v..
2- Ý sân hận, thù oán, ghen ghét, tị hiềm, tật đố,
v.v..
3- Ý si mê, lười biếng ham ngủ nghỉ, hôn trầm
thùy miên vô ký.
Bây giờ các
bạn đã hiểu rõ thân, khẩu, ý nghiệp không thanh tịnh là do những thân, khẩu, ý
hành của các bạn
còn làm
những điều ác trên
đây. Vậy, muốn
cho thân, khẩu,
ý nghiệp thanh tịnh
thì các bạn không
nên làm những điều ác như trên đã
dạy. Vậy muốn cho thân hành, khẩu hành và ý hành không làm ác thì chúng ta hãy
nghe đức Phật dạy La Hầu La: “Này La Hầu La, con nghĩ
thế nào? Mục đích của cái gương là gì?
- Bạch
Thế Tôn mục
đích của cái gương là để soi, để phản tỉnh lại mình.
- Cũng vậy,
này La Hầu La, con phản tỉnh hay soi lại nhiều lần
nơi thân hành
nghiệp, khẩu hành nghiệp, ý hành nghiệp của con.
- Khi soi
vào thân hành nghiệp và con muốn cho
thân hành nghiệp của con phải làm gì,
thì con phải soi
lại thân hành nghiệp như sau: “Thân hành nghiệp này của con có
thể đưa đến tự hại; có
thể đưa đến hại người; có thể đưa
đến hại cả hai; thân hành nghiệp này
là bất thiện, đưa đến đau khổ, đem đến quả báo đau
khổ”.
Này La Hầu La,
khi con nghĩ như vậy, nhất
định con không nên làm, nhất định
con từ
bỏ, nhất định
con cần phải
thưa lên, cần phải tỏ lộ
trình bày trước các vị Đạo
sư hay trước các vị đồng Phạm hạnh. Sau khi đã tỏ
lộ trình bày cần phải phòng hộ trong tương lai.
- Còn ngược lại,
khi con soi lại thấy thân hành nghiệp này của
con không có thể
đưa đến tự hại,
không có thể đưa đến
hại người, không có
thể đưa đến hại cả hai,
thì thân nghiệp này thiện, đưa đến an lạc. Một thân nghiệp như vậy, này La
Hầu La, con nên làm, cần phải tiếp
tục làm. Do vậy, này La Hầu La, con phải an trú trong
niềm
hoan hỷ,
tự mình tiếp tục học ngày
đêm trong
các thiện pháp”.
Chúng ta nên
theo lời dạy này mà phản ảnh lại thân hành, khẩu hành và ý hành của mình để
thân hành, khẩu hành và ý hành của mình
được thanh tịnh. Khi thân hành, khẩu hành và ý hành của mình được thanh
tịnh là chúng ta đã đạt được
tâm bất động
giải thoát, tức là chứng quả
vô lậu A
La Hán. Như vậy,
quả A La Hán đâu phải tu tập có khó khăn gì. Phải không các bạn?
Khi thân
hành, khẩu hành và ý hành của mình
đã thanh tịnh thì sống
bất cứ nơi đâu ta
cũng không hề sợ hãi,
như đức Phật
đã xác định: “Này
Bà La Môn,
Ta tự quán
sát mạng sống hoàn toàn thanh tịnh này, tự cảm thấy lòng
tự tin được xác chứng hơn, khi sống trong rừng núi”.
Đoạn kinh trên
đã xác định cho chúng ta thấy một số Tăng Ni và cư sĩ theo tu học tại
tu viện Chơn Như, căn tánh còn phàm phu tục tử, tham ăn, thích ngủ, ham nói
chuyện, v.v.. Đời không muốn bỏ mà đạo lại muốn thêm. Đời vẫn còn đắm danh,
tham lợi mà muốn hướng đến Thánh quả A La Hán thì làm sao chứng Thánh được. Phải
không các bạn?
Không tự
xét thấy lỗi
mình, mà cứ thấy
lỗi người, và
còn bảo rằng:
“Tu Viện Chơn Như
sao không thấy ai tu chứng quả A
La Hán”, hoặc “Những người theo tu học tại tu viện Chơn Như rơi rụng như sung”. Tu mà đời không
chịu bỏ thì như
sung rụng là đúng chứ sao? Quả A La Hán dành cho những người
sống đúng hạnh, tu tập đúng pháp, chứ không phải tu ăn, tu ngủ, tu phá hạnh độc
cư, v.v..
KHIẾP ĐẢM VÀ
SỢ HÃI
LỜI PHẬT DẠY
“Này Bà
La Môn, xưa kia khi Ta
chưa chứng ngộ chánh đẳng
giác, khi còn là Bồ Tát,
Ta nghĩ như sau: “Thật khó kham nhẫn những trụ xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu! Thật khó khăn đời sống
viễn ly! Thật khó
thưởng thức đời sống độc cư! Ta
nghĩ rằng: Rừng núi làm rối loạn tâm trí vị Tỳ Kheo chưa chứng thiền định!
Này Bà
La Môn, rồi Ta
suy nghĩ: “Những Sa
môn hay Bà
La Môn nào, thân nghiệp
không thanh tịnh,
sống trong các trụ xứ xa vắng,
trong rừng núi hoang vu, do nguyên
nhân nhiễm trước, thân nghiệp
không thanh tịnh, những tôn giả
Sa Môn hay
Bà La Môn ấy làm cho
sợ hãi, khiếp đảm, bất thiện
khởi lên. Ta không có
thân nghiệp không thanh tịnh, sống tại
các trụ xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu. Thân nghiệp
Õ
Ta thanh tịnh.
Ta là một
trong những bậc Thánh.
Này Sa Môn
hay Bà La Môn nào có khẩu nghiệp không
thanh tịnh... Có ý nghiệp không thanh tịnh... Có mạng
sống không thanh tịnh, sống
trong các trụ xứ
xa vắng, trong rừng núi hoang vu,
do nguyên nhân nhiễm
trước, mạng sống không thanh tịnh, những
tôn giả Sa Môn
hay Bà La
Môn ấy làm
cho sợ hãi, khiếp đảm, bất thiện
khởi lên...
Này Bà
La Môn, Ta tự
quán sát mạng sống hoàn toàn thanh tịnh này, tự cảm thấy lòng
tự tin được xác chứng
hơn,
khi sống trong rừng núi”.
CHÚ GIẢI:
Đoạn kinh trên
đây vừa trả lời và vừa
xác chứng về
câu hỏi thứ nhất của
các bạn: “Thưa Thầy chúng con có
tu chứng quả A La Hán trong đời này không?”
Thường đặt
ra câu hỏi là có câu trả lời, nhưng câu hỏi này đã có câu trả lời rồi, các bạn
Trưởng lão
THÍCH THÔNG LẠC
không chú
ý mà thôi.
Câu hỏi này
có bốn điều nghi ngờ và một điều thiếu lòng tin:
1- Một
là nghi mình
không đủ khả
năng tu tập.
2- Hai
là nghi Thầy
tu tập chưa tới
nơi tới chốn.
3- Ba
là không tin pháp
mình đang tu
tập.
4- Bốn
là thiếu lòng
tin nơi mình, nơi
Thầy.
Phần đông những
tu sĩ hay cư sĩ về tu tập tại tu viện
Chơn Như, hay hỏi
Thầy trong đời này
mình có tu
chứng quả A
La Hán hay không?
Nếu thẳng thắn
trả lời câu hỏi này có hai điều bất lợi cho người hỏi:
1- Nếu
nói rằng được thì người này
sinh ra ngã mạn, cống
cao, tham vọng tu tập quá sức khiến cho cơ thể thành bệnh, v.v..
2- Còn bảo rằng
tu không được thì lại sinh ra lười biếng, tu lấy có hình thức chứ tâm ý không còn nhiệt tâm, nhiệt huyết
tu tập.
Còn riêng chúng tôi
tu hành là để tìm sự giải
thoát cho cuộc đời đầy đau khổ
của mình
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!