chứ đâu
phải để làm
ông thầy bói
mà nói chuyện vị lai cho mọi người.
Thế mà mọi người không tự tin nơi
mình, không lấy
mình làm chỗ nương tựa vững chắc
cho mình; không lấy mình làm hòn đảo cho
chính mình, mới
có những câu hỏi như vậy. Vì pháp Phật không có thời gian, đến để
mà thấy… Không
tu tập thì thôi mà đã tu tập thì
có kết quả giải thoát ngay liền. Như vậy các bạn không
đủ lòng tin hay
sao?
Đã không
tin nơi mình thì làm
sao tu chứng quả A La Hán được. Phải không các bạn?
Để thay câu trả lời của chúng tôi bằng lời dạy của
đức Phật trong đoạn kinh dưới đây: “Ở nơi
trú xứ xa vắng, trong
rừng rú hoang vu mà chúng
ta không sợ hãi,
khiếp đảm. Đó là vì
thân nghiệp của chúng ta
thanh tịnh. Thân nghiệp của
chúng ta thanh tịnh thì chúng
ta là một bậc Thánh”. Đây lời xác chứng của đức Phật, xin
các bạn đọc lại trọn đoạn kinh trên thì sẽ biết rõ ràng, các bạn tu chứng
hay không tu chứng quả
A La Hán đều biết
không cần phải hỏi Thầy.
CHỨNG QUẢ A
LA HÁN
LỜI PHẬT DẠY
“Này Bà La
Môn, rồi Ta suy nghĩ: “Những Sa môn hay
Bà La
Môn nào, có tâm sân hận ác ý, sống
trong các trụ xứ xa vắng,
trong rừng núi hoang
vu, do nguyên nhân nhiễm
trước, có tâm sân hận ác ý,
những tôn giả Sa Môn hay Bà La
Môn ấy làm
cho sợ hãi, khiếp
đảm, bất thiện khởi lên. Ta không
có tâm sân hận ác ý, sống tại các trụ xứ
xa vắng, trong rừng núi
hoang vu. Ta có từ tâm. Ta
là một trong những bậc
Thánh có từ tâm, sống tại các trụ
xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu. Này các Bà La
Môn, Ta tự quán sát Ta có tâm từ như
vậy, Ta cảm thấy lòng tự tin
được xác
chứng
hơn, khi sống
rừng núi”.
CHÚ GIẢI:
Đoạn kinh trên
đây xác chứng
khi tâm
chúng ta
còn “tham, sân, si (hôn trầm
thùy miên), mạn, dao động, tâm
không an tịnh, nghi hoặc,
do dự, khen
mình, chê người, run rẩy, sợ hãi, ham muốn lợi dưỡng, cung kính, danh
vọng, biếng nhác, kém
tinh tấn, thất niệm, không tỉnh
giác, không định tỉnh, tâm bị
tán loạn, liệt tuệ, đần độn, v.v.. thì sẽ
sợ hãi, khiếp đảm, sống tại các
trụ xứ xa vắng,
trong rừng núi hoang
vu”.
Những người
có một trong
những tâm trạng trên đây, là
không thể tu chứng quả A La Hán
trong đời này.
Đó là lời
xác định của đức Phật. Vậy, trong đời này chúng ta có thể
tu chứng quả A La
Hán bằng cách cần phải
tiêu diệt tâm trạng sợ hãi.
Vậy, bây
giờ có một
người hỏi bạn: “Trong
một đời này tôi có thể
tu chứng quả A La Hán được
không?”
Bạn sẽ
thành thật trả lời câu hỏi của chúng tôi: “Bạn
có còn ham thích ăn,
thích ngủ, thích hội họp, thích nói chuyện không?’’
Trưởng lão
THÍCH THÔNG LẠC
Nếu bạn trả
lời không thì bạn có thể tu chứng quả A La Hán, còn nếu bạn trả lời có thì bạn không
thể chứng quả
A La Hán
được. Chừng nào bạn tu tập sống đúng những Phạm hạnh trên
thì tự bạn cũng
xác định được sự tu tập của mình, chứ cần gì bạn phải hỏi.
Phải không các bạn?
Theo lời Phật
dạy trên đây lấy tiêu chuẩn sợ hãi và khiếp đảm để xác định
sự tu
chứng quả A La Hán hay không chứng quả A La Hán cũng không khó khăn.
Một người
còn sợ hãi và khiếp đảm là còn vướng mắc những tâm trạng như: thân, khẩu, ý
không thanh tịnh, tâm chúng ta còn tham ăn, tham ngủ,
không sống độc cư
trọn vẹn, tham, sân, si
(hôn trầm, thùy
miên), mạn, dao động, tâm không
an tịnh, nghi
hoặc, do dự, khen mình, chê người, run rẩy, sợ hãi, ham muốn lợi dưỡng,
cung kính, danh vọng, biếng nhác, kém tinh tấn,
thất niệm, không
tỉnh giác, không định tỉnh, tâm bị toán
loạn, liệt tuệ, đần độn,
v.v.. Đó là những điều
khiến tâm sợ hãi và
khiếp đảm. Tâm
còn mang những
trạng thái trên đây là không thể
tu chứng quả A La Hán được. Cho nên, khi
đặt câu
hỏi: Trong một đời
này mình có
tu chứng quả
A La Hán
hay
không? Thì
nên tự hỏi lại mình.
Mình có sống và
làm chủ tâm
mình, không còn bị các ác
pháp trên đây chưa?
KHƠNG PHĨNG
DẬT
LỜI PHẬT DẠY
“Này các
Thích tử, đâu phải
là nửa
tháng! Ở đây đệ tử của Ta trong
10 đêm
10 ngày,
trong 9 đêm
9 ngày, trong
8 đêm 8 ngày, trong 7 đêm 7 ngày,
trong 6 đêm 6 ngày, trong 5 đêm 5 ngày, trong 4 đêm 4 ngày, trong 3 đêm 3 ngày, trong 2 đêm 2 ngày, trong 1 đêm 1 ngày sống không phóng dật, nhiệt
tâm tinh cần như
lời Ta dạy, vị ấy thực hành, vị ấy
có thể sống 100
năm, 100 trăm năm, 100
ngàn năm, 100 trăm ngàn năm (2), được
cảm thọ nhất
hướng an lạc. Vị ấy có thể chứng được quả Nhất lai, quả
Bất lai
hay quả Dự
lưu, không có sai chạy”.
CHÚ GIẢI:
(2) Cách đếm
số ngày xưa trong thời đức Phật
Đoạn kinh trên
đây đã xác định
được
tầm quan trọng
của tâm không “phóng dật” như
thế nào? Các
bạn có biết chăng?
Nếu các bạn
tu tập giữ gìn tâm không phóng dật, chỉ
có một ngày,
một đêm thôi, mà các bạn có thể sống 100 trăm ngàn năm được
cảm thọ
nhất hướng an lạc
và các bạn chỉ
còn có một kiếp này
mà thôi (nhất
lai), không còn trở lui kiếp làm người nữa.
Tâm không
phóng dật là mục đích tối hậu của Phật giáo
trên đường tu tập giải
thoát. Tâm không phóng
dật là một trạng thái
tâm bất động. Bất động không
có nghĩa là ức chế tâm. Tâm bất động với phương pháp như lý
tác ý xả tâm ly dục ly ác pháp. Tâm bất động với Chánh tư duy
tìm đạo lý có những
công đức gì thì nên che giấu, không được phô bày, nhưng có lỗi lầm
nào thì nên phát lồ sám hối. Tâm bất
động với
phương pháp ngăn
ác diệt ác pháp, sinh thiện tăng trưởng thiện pháp. Tâm
bất động với cuộc sống không làm các pháp ác, luôn làm các pháp thiện tức là sống
đời sống không làm khổ mình, khổ người,
khổ chúng sanh.
Trưởng lão
THÍCH THÔNG LẠC
Tu theo Phật
giáo chẳng có chi
nhiều, chỉ có tâm bất động,
tức là tâm
không phóng dật như lời Phật đã dạy ở trên đây.
Đã có nhiều
bài pháp nói về tâm không phóng dật, nhưng
bài pháp này, đức Phật
đã xác định cho chúng ta thấy rõ thời gian tu tập chỉ có một ngày,
một đêm, tâm
không phóng dật thì vị ấy có thể
hưởng cảm thọ nhất hướng lạc 100 trăm ngàn năm.
Sự lợi lạc lớn
như vậy cho đời sống của chúng ta, cớ sao chúng ta không tu tập? Đời sống luôn
luôn lúc nào
cũng lo lắng, sợ
hãi về đói khát, lạnh nóng; lúc
nào cũng lo lắng sợ hãi về bệnh tật, khổ đau; lúc nào cũng lo lắng về sự vô thường
sống chết.
Cuối đoạn
kinh này, đức Phật đã kết luận bằng những
câu hỏi: “Này các
Thích tử, như vậy không được
lợi ích cho
các ông sao? Như
vậy khó được lợi ích cho các ông sao? Vì
rằng trong đời sống
liên hệ đến sự sợ hãi về đau
khổ, trong đời sống liên hệ đến sự
sợ hãi về chết. Có khi
nào các ông thực hành ngày trai
giới đầy đủ
tám chi phần?”.
Thưa các bạn!
Lời Phật dạy trên đây là nhắc các bạn. Đời đâu có gì là hạnh phúc, toàn là khổ
đau. Phải không các bạn?
Vậy, sao các
bạn không chịu tu tập mà còn ham chi thế tục. Đời có gì là hạnh phúc đâu mà bám
lấy, không chịu bỏ xuống.
Chỉ có một
đêm một ngày các bạn Thọ Bát Quan Trai giữ gìn tâm không phóng dật mà thọ hưởng hạnh
phúc an lạc
100 trăm ngàn năm. Như
vậy các bạn nghĩ
sao? Chọn đời hay chọn đạo? Tu dễ hay tu khó các bạn ạ! Khó dễ là tại nơi
tâm của các bạn, chứ
con đường tu hành nào có khó, dễ ở đâu? Chỉ có bền chí như người mài sắt
thành kim “Chí
công mài sắt
có ngày nên kim”. Phải không hỡi
các bạn?
ÁC NGHIỆP
LỜI PHẬT DẠY
“Bạch Thế
Tôn, do nhân
gì, do duyên gì, ác nghiệp được
làm, ác nghiệp được tiếp tục làm?
Này Mahàli,
do nhân tham, do duyên tham, ác nghiệp được làm, ác nghiệp được tiếp tục làm.
Này
Mahàli, do nhân sân, do duyên sân, ác nghiệp được làm, ác nghiệp
được tiếp tục làm.
Này Mahàli,
do nhân si,
do duyên si, ác nghiệp được làm, ác
nghiệp được tiếp tục làm.
Này Mahàli,
do nhân phi như lý tác ý, do duyên phi như lý tác ý, ác nghiệp
được làm, ác nghiệp được tiếp tục làm.
Này Mahàli,
do nhân tà hướng, do duyên tà hướng, ác
nghiệp được làm, ác nghiệp được tiếp tục
làm. Và ngược
lại thì thiện nghiệp được
làm, thiện nghiệp được tiếp tục làm”.
CHÚ GIẢI:
Đoạn kinh
này đức Phật đã xác định hướng đi và
pháp hành của
chúng ta trên đường tu tập từ khởi đầu đi đến rốt
ráo. “Do nhân gì, do duyên gì, ác nghiệp
được làm, ác nghiệp được
tiếp tục làm? Và
“do nhân gì, do
duyên gì, thiện nghiệp được làm, thiện nghiệp được tiếp tục làm?”.
Khi rõ được lời dạy này, chúng
ta sống là tu,
chúng ta tu
là sống. Cho nên,
biết sống là tu, biết
tu là sống
thì cuộc sống này
là Thiên Đàng, Cực Lạc, Niết
Bàn. Đã là
Thiên Đàng, Cực Lạc, Niết Bàn thì
còn đến chùa tụng kinh, niệm Phật, ngồi
Thiền để làm
gì? Nếu để cầu
về cõi Thiên Đàng, Cực Lạc và Niết Bàn thì chỉ là những người mất trí mà thôi!
Cõi Thiên Đàng, Cực Lạc và Niết Bàn là cõi tưởng. Vậy, các bạn có nên cầu về
đó chăng? Có cõi đó đâu mà cầu. Phải
không các bạn?
Cực Lạc,
Thiên Đàng và Niết Bàn là ở tại tâm chúng
ta. Khi chúng ta biết: “Do
nhân tham, sân, si, do duyên tham, sân, si, ác nghiệp được làm,
ác nghiệp được
tiếp tục làm? Và do
nhân vô tham, vô sân, vô si, do duyên vô tham,
vô sân,
vô si, thiện
nghiệp được làm,
thiện
nghiệp được
tiếp tục làm?”.
Khi chúng ta
biết: “Do nhân như lý tác ý,
do duyên như lý tác ý, thiện nghiệp được
làm, thiện nghiệp được tiếp tục làm?”. Phật pháp rất thực tế, nó là nền đạo đức nhân bản - nhân quả giúp cho con người
xây dựng hành tinh sống này trở thành cõi Cực Lạc, Thiên
Đàng và Niết Bàn. Có đúng vậy không các bạn?
Nếu mọi người
đều hiểu Phật Pháp một cách rất cụ thể như lời Phật
đã dạy trên
đây, thì chúng tôi tin chắc rằng mọi người
trên thế gian có một cuộc đời an lạc tuyệt vời.
Chúng tôi ước
nguyện cho mọi người trên hành tinh sớm được
gặp những lời dạy quý báu này để mọi loài sống và được hưởng một mùa
xuân vĩnh cửu.
Õ
TÂM KHĨ TRỊ
LỜI PHẬT DẠY
“Tâm phàm
hay dao động Khó chế, khó nhiếp phục Kẻ trí khiến tâm chánh Như thợ khéo nắn
tên”.
(Kinh Pháp
Cú 33)
CHÚ GIẢI:
Tâm con người
rất khó chế ngự, chế ngự
tâm là một việc làm hết sức
thiện xảo, phải biết rõ đặc tướng,
hành tướng, nhân tướng của tâm mình,
thì mới uốn nắn
nó được. Cho nên,
tất cả pháp
môn của Đạo Phật là những
phương pháp
huấn luyện tâm, muốn huấn luyện
tâm
cũng giống như người huấn luyện voi, cọp, chó, ngựa, v.v..
Huấn luyện
tâm thì chúng ta phải dùng ý thức.
Ý thức tác
ý để chế ngự, để nhiếp phục, để dụ
dỗ và để dẫn dắt nó
theo lộ trình thiện pháp. Tâm
chúng ta như
con trâu rừng hoang
dã, rất khó
trị. Như chúng ta cũng thấy, những nhà
huấn luyện voi, cọp, chó,
khỉ, vượn, heo, dê,
ngựa, chim, v.v..
làm xiếc. Loài vật hoang dã còn huấn luyện được huống là tâm
chúng ta. Phải không các bạn?
Đường đi
không khó mà khó chỉ vì lòng người còn ham dục lạc thế gian, không bền chí.
Chúng ta nên
đọc kỹ lại bài “Định Niệm Hơi Thở”, thì sẽ
thấy đó là một phương pháp dẫn và dụ tâm.
Chúng ta hãy
đọc kỹ lại kinh Tứ Niệm Xứ, thì sẽ thấy đó
là phương pháp vừa
nhiếp phục vừa dụ tâm.
Chúng
ta hãy đọc kỹ lại kinh Thân Hành Niệm, thì sẽ
thấy đó là
phương pháp vừa tỉnh thức cũng vừa tạo lực tâm.
Chúng ta hãy
đọc kỹ lại bài kinh Song Tầm, thì sẽ thấy đó
là phương pháp ngăn ngừa tâm ác.
Chúng ta
hãy đọc kỹ lại
bài kinh An Trú Tầm,
thì sẽ thấy đó
là phương pháp đoạn
diệt tâm ác.
Nếu chúng
ta hiểu rõ mỗi pháp
mà áp dụng mỗi tâm niệm thì kết
quả ngay liền như đức
Phật đã nói:
“Pháp Ta không có
thời gian, đến để mà thấy…”.
Đúng vậy, chỉ có
NHỮNG LỜI GỐC
PHẬT DẠY – TẬP II
những người
tu sai pháp tức là
tu tập ức chế
tâm thì không thấy
mà thôi, hay tu
tưởng thế giới siêu
hình thì mới có thời gian
vô lượng kiếp.
DÙNG TƯỞNG
TU TẬP
LỜI PHẬT DẠY
“Này các
Tỳ Kheo, có mười sáu tưởng
này được tu tập, được
làm cho sung mãn, đưa đến quả lớn,
lợi ích lớn, thể nhập vào bất tử, lấy bất tử làm cứu cánh. Thế nào là mười sáu
tưởng?
1- Tưởng bất
tịnh
2- Tưởng vô
thường
3- Tưởng chết
4- Tưởng khổ
trên vô thường
5- Tưởng vô
ngã trên khổ
6- Tưởng đoạn
tận
7- Tưởng ly
tham
8- Tưởng đoạn
diệt
9- Tưởng vô
ngã
10- Tưởng
nhàm chán trong các món ăn
11- Tưởng
không hoan hỷ đối với tất cả thế giới
Õ
12- Tưởng
xương trắng
13- Tưởng
trùng ăn
14- Tưởng
xanh bầm
15- Tưởng nứt
nẻ
16- Tưởng
trương phồng
Này các Tỳ Kheo,
mười sáu tưởng này được
tu tập, được
làm cho sung mãn, đưa
đến quả lớn, thể nhập vào bất tử, lấy bất tử làm cứu cánh”.
(Tăng Chi
Kinh tập 4 trang 380)
CHÚ GIẢI:
Trong pháp
tu hành của Phật, chúng ta được phép
dùng tưởng để
tu tập. Nhưng
chúng ta phải hiểu khi dùng tưởng có ích lợi về việc ly dục ly ác pháp
trên thân tâm của chúng ta, chứ không phải dùng
tưởng xuất hồn,
tưởng hào
quang, ánh
sáng, tưởng Nhân
điện, tưởng
Khinh công,
Khí công, Nội công, tưởng Phật Tánh, tưởng Cực Lạc, Thiên
Đàng, tưởng thế giới
siêu hình, tưởng
trí tuệ Bát Nhã
tánh không, tưởng Chân Không diệu hữu...
Pháp tưởng
của Phật dạy
là một loại tưởng có như thật. Ý
thức không thể thấu suốt quá khứ và vị lai,
nó chỉ xác định được trong hiện tại.
Vì thế, nó
không thể chỉ
có lấy thời gian
hiện tại mà
xác định được vô thường
của các pháp. Muốn xác định được
sự vô thường của các pháp, thì phải lấy thời gian hiện tại và quá khứ của mọi vật
mà so sánh. Cho nên,
muốn biết được thân vô thường thì
chúng ta nhớ tưởng về thân quá khứ (bằng tưởng thức)
mà so sánh lại thân hiện tại (bằng Ý thức). Nhờ đóù chúng ta mới nhận
ra thân chúng ta
có nhiều sự thay đổi. Sự thay đổi
ấy là sự vô thường.
Cho nên, mới
gọi là tưởng thân vô thường. Có nghĩa là
ngay trong hiện tại thân chúng ta
thường thay đổi
liên tục từng
sát na đi qua
(trong từng giây). Tưởng vô ngã, tưởng chết... tưởng xương trắng, tưởng trùng
ăn, v.v.. đều dùng tưởng uẩn mà quán xét như trên đức Phật đã dạy
thì chúng ta sẽ thấy
các pháp vô thường, vô ngã, bất tịnh, ... như thật.
Những loại
quán tưởng đức Phật đã dạy
trên đây
là những loại
quán tưởng các
pháp thấy như thật, chứ không phải là những loại quán tưởng mơ hồ, ảo
giác, trừu tượng như kinh sách Đại Thừa và Thiền Tông phát triển dạy.
NHỮNG LỜI GỐC
PHẬT DẠY – TẬP II
Những loại
quán tưởng này
dùng tưởng uẩn để
quán xét sự thật của kiếp người,
khiến cho chúng ta thấu suốt
và thấy rõ bản chất thật của các pháp trên thế gian này. Nhờ
đó, chúng ta không bị chúng lừa đảo và mê hoặc.
Mười sáu đề
mục quán tưởng trên đây, nếu chúng ta chịu khó tu tập, làm cho tích tập, làm
cho sung mãn thì có lợi ích
rất lớn cho cuộc sống
của chúng ta,
nó giúp cho thân
tâm được an lạc và hạnh phúc.
Và cuối cùng, tâm có thể nhập vào bất tử, lấy bất tử
làm cứu cánh.
Trên đây là
lời Phật dạy, các bạn có tin chăng? Nếu các bạn tin thì các bạn cứ quán tưởng
theo từng đề mục, khi đề mục này có kết quả thì các bạn quán tưởng đến đề mục khác và cứ tu tập như thế cho đến viên
mãn 16 đề mục thì các bạn sẽ
thấy tâm tham,
sân, si của
các bạn không còn nữa, chừng đó
các bạn đã nhập vào bất tử tâm định.
Sự quán tưởng
16 đề mục trên đây là để tu tập Định Vô Lậu. Định Vô Lậu là một loại định
quán tưởng tuyệt
vời để đi đến chứng
Thánh quả A La Hán. Xin các bạn
lưu ý: Vì pháp quán tưởng này dùng để tâm
nhàm chán các
pháp thế gian và nhờ đó mới diệt
ngã xả tâm, ly dục ly bất thiện
pháp hoàn toàn,
chứ không như
pháp môn của
Đại Thừa và Thiền Tông dùng tưởng pháp (thấy các pháp như mộng, như huyễn) để
tránh né và để ức chế tâm
cho hết vọng tưởng, cuối
cùng rơi vào
định tưởng (chẳng niệm thiện niệm
ác), mà tâm chẳng ly tham đoạn ác pháp.
Qua 16 đề mục
quán tưởng để tâm nhàm chán, nhờ có nhàm
chán tâm mới xa lìa tham, sân,
si mạn, nghi.
Theo pháp quán tưởng
này các bạn cứ suy ngẫm lại có đúng không? Chúc các bạn
thành công tốt đẹp
trên pháp hành
này.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!