Thứ Hai, 12 tháng 8, 2013

những lời gốc phật dạy - tập 3-7



Thời gian gần đây, có rất nhiều tu sĩ và cư sĩ  đã  thể  hiện  tinh thần  diệt ngã  của  mình. Khi đã  nhận thấy được cái đúng sai  trong  Đạo Phật  và  tìm về  tu  viện  Chơn  Như  để  tu  học. Còn các bạn khác thì sao?
Phật  dạy: “Tránh  sự  khởi lên  do phạm giới”. Khi chúng ta khởi lên ý niệm gì, thì nên quán xét ý niệm ấy có phạm vào những giới gì chăng?
Ví  dụ  1: Khi khởi  ý  muốn  đi  nói  chuyện với  một  bạn  đồng  tu,  thì nghĩ  ngay  đến  lời Phật  dạy  phải  phòng  hộ  sáu  căn,  không  nên hội họïp, không nên nói chuyện. Đó là những Thánh hạnh mà một tu sĩ Phật giáo cần phải nghiêm  trì, không  cho vi phạm. Sự  suy tư  như vậy là tránh sự khởi lên phạm giới.
Ví dụ 2: Vào buổi sáng sớm cảm thấy đói bụng ý khởi lên muốn đi ăn cái gì đó, thì chúng ta nghĩ ngay: vào giờ này mà ăn uống thì phạm vào giới ăn uống phi thời. Ăn uống phi thời như vậy là phạm vào Thánh Đức hạnh ly dục. Tu sĩ phạm vào giới này thì không còn xứng đáng là đệ tử của Phật nữa.
Cho nên, làm đệ  tử của Phật thì phải nhớ lời dạy  này:  “Tránh  sự  khởi  lên  do phạm



giới”.  Các  bạn  có  nhớ  chăng?  Phải  luôn  luôn nhớ và dùng câu này tác ý thì giới luật các bạn sẽ thanh  tịnh.
   Thứ  tư: Đức Phật  dạy: “Tránh  sự  khởi lên  do trách  nhiệm”.  Là  một  tu  sĩ  Phật  giáo tâm   hồn   luôn   luôn   lúc   nào   cũng   phải   được thanh thản, an vui và vô sự. Nên phải hiểu mọi sự việc đều gắn liền với trách nhiệm. Khi thấy tâm khởi ý muốn làm một việc gì thì phải thấy ngay  trách  nhiệm  sự  việc  ấy,  nhưng  thấy  có trách nhiệm trong sự việc đó  thì phải đình  chỉ việc đó liền. Nếu không đình chỉ thì cuộc đời tu hành theo Phật giáo chỉ uổng công mà thôi.
Bởi vì có trách nhiệm là có sự lo lắng, mà có  sự  lo lắng  là  có  tâm  bất  an, có  tâm  bất  an thì rất  khó  tu  tập  để  giữ  gìn  tâm  thanh  thản, an lạc  và  vô  sự.  Cho nên,  chúng  ta  phải  hiểu Đạo Phật, Đạo Phật không phải là đạo tiêu cực, làm  biếng,  không  làm,  Đạo  Phật  chấp  nhận làm việc, siêng năng, cần mẫn, nhưng tránh trách nhiệm, để giữ gìn tâm hồn thanh tịnh, không bị ràng buộc, v.v...
Ví dụ 1: Trồng một  cây  xoài, hay cấy một đám lúa, trồng một đám dưa, v.v.. những việc làm này đều gắn liền với trách nhiệm, vì việc làm  này  nó  mang  đến  cho ta  những  kết  quả.



Nếu chúng ta làm mà để  cho nó thất bại, tức là không  kết  quả,  không  kết  quả  thì chúng  ta thiếu   trách   nhiệm.  Các   bạn  có   hiểu   ý   này chăng?
Có những việc làm mà không có trách nhiệm.
Ví  dụ  2: Đi  khất  thực,  làm  phụ  công  việc gì cho ai và làm hết công việc được giao, chứ không lãnh trách nhiệm.
Ví dụ 3: Người làm trụ trì có trách nhiệm, người  làm  chúng  (điệu) không  trách  nhiệm  trụ
trì.

Người  tu  sĩ  đang  tu  hành  mà  có  trách nhiệm điều này,  việc  kia  thì khó  tu  hành  giải thoát. Tại sao vậy?
Tại  vì  trách  nhiệm  đi  đôi  với  sự  lo lắng. Vì có trách nhiệm là sẽ có lo lắng, bất an.
Có người bảo rằng: một tu sĩ Phật giáo cũng  cần  phải  thấy  trách  nhiệm  của  mình  đối với  giới  luật,  nghĩa  là  phải  thấy  trách  nhiệm bổn phận giữ gìn giới luật nghiêm ngặt, không cho mình  vi phạm.
Nếu  một  vị  tu  sĩ  Phật  giáo  hiểu  rằng:
trách  nhiệm và  bổn  phận  của  người  tu  sĩ  Phật



giáo  là  phải  giữ  gìn  giới  luật.  Hiểu như  vậy chúng tôi e rằng là sai. Tại sao vậy?
Thưa các bạn! Giới luật là đời sống của người  tu  sĩ  Phật  giáo,  chứ  không  phải  là  một việc làm. Cho nên, đối với Phật giáo còn thấy bổn  phận,  trách  nhiệm  giữ  gìn  giới  luật,  thì như vậy  giới luật  và  vị  tu  sĩ  là  hai.  Còn  ở   đây giới luật và vị tu sĩ là một, vì tu sĩ là phải sống giới  luật.  Cho  nên  ở    đây  còn  thấy  có  trách nhiệm,  bổn  phận  thì cuộc  sống  còn  bị  gò  bó, còn bị bắt buộc. Đạo Phật là đạo giải thoát, vì thế, cuộc sống phải được thanh thản, an lạc và vô sự. Nếu còn bị ràng buộc hay bị bắt buộc, gò bó  trong  một  giáo  điều  hay  một  giới  luật  nào thì không thể nào gọi là thanh thản, an lạc và vô sự được.  Phải không các bạn?
Ví  dụ:   Giới  luật  dạy  ăn  ngày  một  bữa không  ăn  phi  thời.  Nếu  chúng  ta  nghĩ  rằng: mình  là  tu  sĩ  Phật  giáo  phải  có  trách  nhiệm, bổn phận chấp hành không cho vi phạm giới này. Do sự bắt buộc  như vậy nên phải ráng ăn một bữa. Khi muốn ăn mà không dám ăn hoặc bị  đói  bụng mà  không dám ăn, cho nên tự bản thân đã  thấy khổ sở vô cùng. Giới luật và vị tu sĩ  đó   là  hai.  Và  cho đó   là  trách  nhiệm,  bổn phận  của  người  tu  sĩ  phải  ráng  chịu  đựng  để



không bị người khác chê cười. Từ chỗ trách nhiệm, bổn phận đã làm mất con đường giải thoát   của   Đạo   Phật.   Vì  thế   đức   Phật   dạy: “Tránh sự khởi lên do trách nhiệm”.
Giới luật của Phật giáo là một khuôn phép sống cho tất cả tu sĩ Phật giáo, chứ không phải là trách nhiệm, bổn phận. Giới luật xác định được  đời sống của người tu sĩ. Tu sĩ nào là tu sĩ Phật giáo và tu sĩ nào không phải là tu sĩ Phật giáo.  Do đó  đức   Phật  dạy:  Một  người  lấy  giới luật làm cuộc sống, còn một người khác lấy giới luật làm pháp luật để  cố gắng giữ gìn, thì cũng giống như con bò  và  con dê.  Bò  là  con bò,  còn dê  là  con dê,  không  thể  dê giống   bò,  bò  giống dê được. Phải không các bạn?
Trước khi bước chân vào  Phật giáo, chúng ta không bị một sự cám dỗ nào, một áp lực nào, một thế lực nào, hay vì một hoàn cảnh bắt buộc nào. Mà  chính  vì bốn sự đau khổ của kiếp làm người. Chúng ta bỏ hết cuộc đời,  để theo Đạo Phật,  để sống  trong  pháp  luật  này.  Cho  nên, chẳng ai bắt buộc mình,  thì làm gì có trách nhiệm, bổn phận. Phải không các bạn?
Mình  đã  tự  nguyện  thì giới  luật  là  Phạm hạnh, là cuộc sống của mình.



Ngày  xưa,  đức   Phật  chẳng  quyến  rũ  ai theo đạo của Ngài, chỉ vì sự khổ đau của kiếp người,  nên  mọi  người  chấp  nhận  sống   trong giới luật và giáo pháp của Ngài. Cho nên ở  đây nói trách  nhiệm bổn  phận  sống  trong  giới  luật và  giáo  pháp  của  Ngài  thì không  đúng.  Chính Ngài đâu có bắt buộc ai theo Ngài tu hành đâu? Tự mình  thì mình  phải thấy  đó  là  sự sống  của mình.
Cũng vậy, mọi người về tu viện Chơn Như, tự nguyện vào đây, lấy đời sống ở  đây làm đời sống của mình,  chứ không ai bắt buộc, nếu thấy sống không kham  nổi, thì rời khỏi nơi đây. Bởi vì, sự tu hành không ai bắt buộc ai. Tu được thì mình  nhờ, chứ không ai tu giúp cho ai được. Trước khi tu tập chúng ta phải ý thức đời sống giới luật là đời sống thoát khổ, chứ không phải bổn  phận,  trách  nhiệm  giữ  gìn  giới  luật,  mà giới  luật  là  sự  sống  của  đệ  tử  Phật,  là  sự  giải thoát khổ đau của kiếp làm người.
Từ  khi tu  xong, Thầy  cũng  không  kêu  gọi và  cũng  không  bắt  buộc  ai  cả,  các  bạn tự  đến đây  xin  tu  học.  Cớ  sao các  bạn  không  sống đúng giới luật và tu tập đúng giáo pháp ở  đây? Cớ  sao các  bạn  vi phạm  giới, phá  giới  ở  đây? Cớ  sao tu  tập  ức  chế  tâm  không  đúng  cách  tu



tập ở  đây là ly dục ly ác pháp? Thế rồi các bạn hỏi  sao không  thấy  ai  tu  chứng?  Các  bạn  hỏi như  vậy  là  hỏi  một  cách  vô  lý.  Sao các  bạn không  tự  hỏi  các  bạn:  ăn,  ngủ,  độc  cư, nhẫn nhục,  tùy  thuận,  bằng  lòng  các  bạn  có  sống được chưa?  Nếu sống được  thì mới hỏi như vậy là hỏi đúng.
Các  bạn  sống  không  đúng  giới  luật  và  tu tập  không  đúng  giáo  pháp  ở   đây,  thì làm  sao các  bạn  tu  chứng  được?  Vậy  mà  các  bạn  hỏi: Sao không  thấy  ai  tu  chứng  là  một  câu  hỏi không  đúng  chỗ  các  bạn  ạ!  Các  bạn  ra, vô  tu viện này như đi chợ. Chúng tôi biết các bạn hỏi câu ấy là các bạn quá vô minh, không xét được lỗi  mình.  Như  Phật  đã  dạy:  “Ngu mà không biết mình ngu là người chí ngu”.
Tóm lại “Tránh sự khởi lên do trách nhiệm”.  Người  tu  hành  theo  Phật  giáo,  thì phải lấy giới luật và giáo pháp của Phật làm sự sống   của  mình,   chứ  không  có  nghĩa  là  bổn phận, là trách nhiệm gì cả. Các bạn phải hiểu nghĩa  giới  luật  là  một  cuộc  sống  bình  an  và hạnh phúc chân thật của kiếp làm người. Đừng đem trách nhiệm vào  Phật  giáo  là  không  đúng chỗ. Xin  các bạn lưu ý cho.





PHÁP NHƯ  LÝ TÁC Ý


LỜI PHẬT DẠY

“Này   các   Tỳ   Kheo!  Tỳ   Kheo  nào “như lý  tác  ý”  sắc  như thật  quán  sắc  vô thường, vị  ấy  yểm  ly  đối  với  sắc.  Do  hỷ đoạn tận, tham  được đoạn tận. Do tham được đoạn tận, hỷ đoạn tận, tâm được giải  thoát,  vị  ấy  được gọi là  vị  đã  khéo
giải thoát”.

(Tương Ưng kinh tập III trang 100)



CHÚ GIẢI:
Xin các bạn lưu ý tu tập thiền định theo  Phật  giáo  là  phải  ly dục  ly  ác  pháp  mới nhập  được Sơ Thiền, nhưng  muốn  ly  dục  ly  ác pháp  thì pháp  như lý  tác ý  là  đệ  nhất  pháp  tu tập  thiền  định, còn  tất  cả  các  pháp  môn  khác
trụ  tâm,  nhiếp  tâm,  ức  chế  tâm  cho hết  vọng
tưởng là pháp môn của ngoại đạo, chứ không phải chánh định, chánh thiền của Phật giáo. Ở đây các bạn nên lưu ý chỗ sai khác để  nhận ra



thiền của Phật giáo và của ngoại đạo. Khi nhận ra chỗ này thì các bạn sẽ không còn bị lầm lạc với  pháp  môn  thiền  Đại  Thừa,  Thiền  Tông, Tịnh Độ Tông, Mật Tông và Minh Sát Tuệ nữa. Các  pháp  môn  thiền  này  lừa  đảo  các  bạn  ghê
gớm.

Trên  đây  là  một  bài  pháp  trong  kinh Tương Ưng mà đức Phật đã dạy cho các vị Tỳ Kheo  tu  tập  thiền  định để   đạt  được sự  giải thoát một cách rất dễ dàng không có khó khăn, không  có  mệt  nhọc.  Bài  kinh này  là  một  bằng chứng xác định cho chúng ta thấy rằng: Từ xưa cho đến  ngày  nay mọi người  tu  tập  thiền  định theo  Phật  giáo  từ  Nam  Tông  đến Bắc  Tông  và
33 vị  Tổ  Sư Thiền Đông  Độ  đều  dạy  tu  sai  lạc không đúng giáo pháp của Phật giáo.
Bài  kinh này  dạy  cách  thức  tu  tập  như thế nào?
Cách thức tu tập theo bài kinh này thì nương theo thân hành niệm mà như lý tác ý.
Ví  dụ:  Nương  thân  hành  nội  là  hơi  thở mà  tác  ý  như  trong  kinh Xuất  Tức  Nhập  Tức dạy: “Quán ly tham tôi biết tôi hít vô, quán ly tham tôi biết  tôi  thở ra”  hoặc  “Quán  vô



ngã tôi biết tôi hít  vô, quán vô ngã tôi biết
tôi thở ra”.

Nếu  đi kinh hành  thì nương vào  bước  đi mà  tác  ý:  “Quán ly sân  tôi biết  tôi đang đi kinh hành, chân trái bước! Quán ly sân tôi biết tôi đi kinh hành, chân phải bước!”...
Cách thức tu thiền định của Phật như lời dạy trên  đây  trong  kinh Tương Ưng thì Thiền Minh Sát  Tuệ,  thiền  Đông  Độ   và  thiền  Đại Thừa đều hoàn toàn cách xa một trời một vực. Các  bạn  nên  xét  lại  những  loại  thiền  mà  các bạn  đang  tu  tập  có  giống  như  thiền  định của Phật giáo chăng? Nếu không giống thì đừng tự xưng  là  mình  tu  theo  thiền  của  Phật  giáo.  Vì Phật   giáo   chỉ   có   một   loại   thiền   định  chân chánh được gọi là Tứ Thánh Định. Tức là thiền định xả tâm ly dục ly bất thiện pháp mà thôi.





PHẬT VÀ A LA HÁN


LỜI PHẬT DẠY

“Như  Lai, này các Tỳ kheo, là bậc A La Hán, Chánh Đẳng Giác, làm cho khởi lên con đường trước kia chưa  ai làm cho khởi, là bậc đem lại con đường trước kia chưa  ai đem lại, là bậc tuyên thuyết con đường  trước kia chưa   được  ai tuyên thuyết, bậc tri đạo, bậc ngộ đạo, bậc thuần thục về đạo.
Còn nay  này các  Tỳ  Kheo, các  vị  đệ tử là những vị sống theo đạo, tiếp tục thành tựu đạo.
Này các Tỳ Kheo! Đây là sự sai biệt, sự  đặc  thù,  sự  sai  khác  giữa  Như  Lai, bậc A La  Hán, bậc Chánh Đẳng Giác và bậc   Tỳ   Kheo  được   giải   thoát   nhờ   trí
tuệ”.
(Kinh Tương Ưng tập 3 trang 120, Đại Tạng kinh Việt Nam).


CHÚ GIẢI:



Qua   lời   dạy   trong   kinh  Tương  Ưng

trên  đây  đức  Phật  đã   xác  định rất  rõ  ràng: “Phật và A La Hán sự tu chứng đạo thì không khác  nhau,   nhưng   đức  Phật  khác với những bậc A La  Hán là vì đức Phật là người đầu tiên khởi lên, đem lại và tuyên thuyết bốn chân lý của loài người”.
Cũng  qua bài  kinh trên  đây  chúng  ta  có thể xác định rằng: Sáu Vị Phật quá khứ không có,  chỉ  có  là  sáu  vị  thần  của  Bà  La  Môn  thì đúng hơn. Đức Phật Thích  Ca Mâu Ni là người đầu  tiên  khởi  xướng  con đường  giải  thoát  này. Đây  chính  do lời  đức  Phật  Thích  Ca Mâu  Ni nói. Như vậy, kinh sách Đại Thừa đã  dựng lên
6 vị  Phật  quá  khứ  là  sai,  không  đúng  xin  các bạn cứ suy ngẫm lời dạy này thì sẽ thấu rõ như thấy chỉ trong lòng bàn tay của quý bạn. (Kinh Thành Ấp  Tương  Ưng  tập  2,  trang 188,  190 cũng nói như vậy).
Đọc đoạn kinh này, chúng ta thấy rõ kinh sách Đại Thừa không phải là kinh sách của Phật,  kinh sách  Đại  Thừa  là  những  kinh sách bịa đặt, để  đưa sáu vị thần của Bà La Môn vào làm  vị  Phật  quá  khứ  của  Phật  giáo.  Nhờ  bài



kinh này  chúng  ta  thấy  được  âm  mưu của  Bà
La Môn thật là gian xảo.

Một bài kinh này cũng đủ vạch mặt Đại Thừa là thứ giả hiệu và như vậy Phật giáo mà chúng  ta  đang  có,  là  không  phải  Phật  giáo. Phải không các bạn?
Trong kinh sách Nguyên Thủy còn nhiều bài  kinh để  xác  định, chỉ  thẳng  kinh sách  Đại Thừa là thứ kinh giả hiệu.





TU TẬP ĐỊNH VƠ LẬU
CĨ BA VIỆC  CẦN PHÂI LƯU Ý


LỜI PHẬT DẠY

1.  “Phòng hộ sáu căn.

2.  Sanh  y là căn bản của đau khổ.

3.  Giải thoát nhờ đoạn  dứt sanh y”.


CHÚ GIẢI:
  Câu  thứ  nhất,  đức Phật  dạy: “Phòng hộ  sáu  căn”.  Muốn  tu  tập  định Vô  Lậu  để chứng  quả  A La  Hán  thì phòng  hộ  sáu  căn  là
đệ   nhất  pháp.  Phòng  hộ  sáu  căn  đệ   nhất  là
pháp môn độc cư xin các bạn nhớ cho.

Nếu có về tu viện Chơn Như mà các bạn không  sống  đúng  hạnh  độc  cư thì xin  các  bạn đừng về Chơn Như, vì có về cũng chẳng ích lợi gì cho các bạn.
Hộ  trì các  căn, đó  là  lời dạy thứ  nhất  của đức Phật trong pháp môn thiền định Vô Lậu. Các  bạn  phá  hạnh  độc  cư tức  là  các  bạn  đã



không  chấp  nhận  pháp  của  Phật,  như  vậy  các bạn không có duyên tu hành với Phật Pháp. Không  có  duyên  tu  hành  với  Phật  pháp  thì dù các bạn có tu tập một ngàn đời cũng chẳng ích lợi gì, chỉ hoài công vô ích mà thôi.
    Câu  thứ  hai, đức Phật dạy: “Sanh y  là căn  bản  của  đau khổ”.  Muốn tu tập  định Vô Lậu  để  chứng  quả  A la Hán  thì sanh y thường mang  đến   cho  chúng  ta  lậu  hoặc  (khổ  đau) nhiều. Vậy sanh y là gì?
Sanh y là mọi sự vật chung quanh ta làm thành cuộc sống của ta như: cha mẹ, vợ chồng, con cái,  anh em, chị  em, cô  bác,  dì dượng, bạn bè,  thân  bằng,  quyến  thuộc,  nhà  cửa,  của  cải, tài sản, đất đai, ruộng vườn, xe cộ, tủ, bàn, ghế
v.v..

Cho nên  ở   đây  chúng  ta  phải  hiểu  sanh y là  căn  bản  của  gốc  khổ.  Nếu  không  buông  bỏ cái gốc khổ này dù có tu theo Đạo Phật trăm muôn ngàn kiếp thì cũng chẳng bao giờ tâm vô lậu chứng quả A La Hán được.
  Câu thứ ba, đức Phật dạy: “Giải thoát nhờ  đoạn  dứt  sanh y”. Muốn  tu  tập  định vô Lậu để  chứng quả  A La Hán thì phải đoạn dứt sanh y. Sanh y thường mang đến cho chúng ta



lậu  hoặc  (khổ  đau).  Nên  một  người  tu  hành theo  Phật  giáo  thì tâm  phải  hoàn  toàn  vô  lậu. Muốn cho tâm được hoàn toàn vô lậu để  chứng quả A La Hán mà sanh y không chịu buông bỏ, dứt hẳn thì khó cho tâm ta vô lậu được. Vì thế, một  người  xuất  gia  tu  theo  Phật  giáo  thì phải chấp  nhận buông bỏ sanh y như: “Cạo  bỏ  râu tóc,  đắp  áo  cà  sa,  sống  không gia đình, không nhà cửa, thiểu dục tri túc, ba y một bát, tâm hồn trắng bạch như  vỏ ốc, phóng khoáng  như hư không”.  Có  sống  được như vậy, tu hành mới thấy kết quả giải thoát và chứng   quả   A  La   Hán   không   có   khó   khăn, không có mệt nhọc.
Đến đây Thầy xin chấm dứt buổi nói chuyện hôm nay và  nhắc các bạn lưu ý: “Sanh y là căn bản của đau khổ”. Muốn tu tập theo Phật  giáo  để  làm  chủ  bốn  sự  đau khổ  thì phải khắc cốt ghi tâm câu này “Giải thoát là nhờ đoạn  dứt sanh y”.





NÊN NHỚ


LỜI PHẬT DẠY

“Nên nhớ  khi thức diệt  mọi  thứ đều
diệt tận”.


CHÚ GIẢI:
Trong thân chúng ta có năm uẩn; sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Đây là một khối có năm duyên  hợp  lại  mà  thành  con người.  Khi một uẩn diệt, thì năm uẩn kia  đều diệt  theo, không
còn  có  một  vật  gì là  linh hồn  hay  Phật  tánh
trong thân ngũ uẩn này còn lại, chỉ còn lại những từ trường thiện ác để tiếp tục tái sinh luân hồi.
Ở  đây đức Phật dạy: “Khi thức diệt mọi thứ đều  diệt  tận”.  Có  nghĩa  là  các  bạn  đừng tin theo  tà  thuyết  ngoại  đạo,  có  thế  giới  siêu hình,  có  linh hồn  người  chết,  có  Thần,  Thánh, quỉ,  ma,  có  Ngọc  Hoàng  Thượng  Đế,  có  Đấng Tạo Hóa, v.v..



Thưa các bạn, tin như vậy là  mê tín, lạc hậu.  Các  bạn  tin như  vậy  mà  không  dùng  trí tuệ  quan sát  để  xem có  đúng  như  thật  không. Nếu đúng như thật thì các bạn tin, bằng không như  thật  thì xin  các  bạn  đừng tin. Vì  tin như vậy  nó  sẽ  đem đến  những  tai  hại  cho các  bạn và  các  bạn  sẽ  tiêu  phí  tiền  bạc  công  sức  của mình  một  cách  nhảm  nhí  màø  không  ích lợi gì cả. Không quan sát kỹ mà tin như vậy các bạn sẽ bị những người khác lừa đảo dễ dàng.
Đức Phật dạy: “Khi thức diệt mọi thứ đều  diệt  tận”.  Có  nghĩa  là  khi người  chết  thì không còn một vật gì cả, chỉ còn một đống đất hôi  thối  mà  thôi.  Do lời dạy này  các  bạn đừng tin có  linh hồn  hay Phật  tánh  gì cả.  Linh hồn hay  Phật  tánh  chỉ  là  một  thứ  ảo  tưởng  của những  người  lạc  hậu  trong  những  thế  kỷ  xa xưa.





THỦ  GỒM  CĨ BỐN


LỜI PHẬT DẠY

1-  “Dục thủ

2-  Kiến thủ

3-  Giới cấm thủ

4-  Ngã chấp thủ”.



CHÚ GIẢI:
Muốn  hiểu  được lời dạy  của  đức  Phật thì chúng  ta  phải  hiểu  từng  chữ  nghĩa  cho rõ ràng. Vậy thủ nghĩa là gì?
Thủ là chữ Hán, có nghĩa là giữ gìn, cố chấp, ngoan cố, bảo thủ. Theo Phật giáo con người có bốn điều kiện cố chấp, bảo thủ đi đến ngoan cố, không chịu cởi mở, xả bỏ, buông xuống, v.v..
Sự   cố  chấp,  bảo  thủ  thứ  nhất  là  “Dục thủ”. Vậy dục thủ nghĩa như thế nào? Dục thủ là  chữ  Hán.  Dục  nghĩa  là  lòng  ham muốn;  thủ là giữ gìn, bảo thủ. Hai  chữ dục thủ có nghĩa là



bảo thủ, cố chấp vào lòng ham muốn của mình, hay còn có nghĩa là không buông bỏ lòng ham muốn. Biết lòng ham muốn là nơi tập hợp sinh ra muôn ngàn thứ khổ đau cho kiếp sống con người.  Thế  mà  không  ai  bỏ  được lòng   ham muốn của mình.  Đó là dục thủ.
Sự   cố   chấp,   bảo   thủ  thứ   hai   là   “Kiến thủ”. Vậy kiến thủ nghĩa là gì? Kiến thủ là chữ Hán.  Kiến  nghĩa  là  ý  kiến của  mình,  sự  hiểu biết của mình, sự vay mượn tích lũy những tư tưởng  tà  kiến của  người  khác,  của  kinh sách ngoại  đạo,  của  triết  học,  của  khoa  học,  y học, v.v.. Thủ là giữ gìn, bảo thủ. Hai  chữ “kiến thủ” có  nghĩa  là  bảo  thủ  cố  chấp  vào  ý  kiến  hiểu biết của mình hoặc vay mượn của người khác. Nhưng dù những ý kiến đó sai, mọi người ai nói gì, khuyên gì cũng không  chịu buông bỏ những kiến chấp tà tư tưởng, tà pháp ấy, v.v..
Ví dụ: Kinh sách Đại Thừa và Thiền Đông Độ không phải Phật thuyết, tu tập chẳng ra gì, nhưng họ vẫn vô minh  chấp cứng giáo pháp đó. Ai nói kinh này sai là họ lộn gan lên đầu.
Biết  rằng  kiến thủ  là  những  điều  sinh  ra ngu muội,  khiến  cho ta  phải  chịu  muôn  ngàn thứ  khổ  đau. Thế  mà  ít người  bỏ  được  những kiến thủ đó.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!